-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Tiếng thu | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Tiếng thu | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Những sắc điệu thi ca (CTST)
Môn: Ngữ Văn 12
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nội dung chính
Bài thơ miêu tả hình ảnh mùa thu đẹp đẽ của quê hương và những người phụ nữ
chờ đợi chồng trở về.
Hướng dẫn đọc
Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thế ấy xuất hiện theo dạng thức
nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hóa thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn). Trả lời:
- Chủ thể trữ tình: Em
- Xuất hiện theo dạng thức là một chủ thể ẩn
Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bạn hiểu thế nào về nhan đề Tiếng thu? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì
và bằng thái độ, giọng điệu như thế nào? Trả lời: - Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề “Tiếng thu” cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, tiếng nói con tim của một tình yêu câm lặng.
+ Tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng mình, muôn đời vẫn rất ban sơ, vẫn
muốn được ngơ ngác trong tình yêu.
- Bài thơ là lời của tác giả nói với nhân vật em về tình yêu qua mùa thu.
- Giọng điệu thái độ: nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số hiểu biết về sự phù hợp giữa
các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… với chủ đề và
cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Trả lời:
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn
- Tiếng thu là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng
của tâm hồn thi sĩ. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu
thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời
vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách
rạch ròi. Những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu
Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm
điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,… Sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy
được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ.
Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong
cách sáng tác được thể hiện qua văn bản. Trả lời: Đang cập nhật...
Câu 5 trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài
Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trả lời: Đang cập nhật...