Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức
Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ Văn 8 | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 4 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Lời sông núi (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 8: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Trước khi đọc
Câu 1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã
đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc là Trần Quốc
Toản bóp nát quả cam. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng khi đó, Trần Quốc Toản đã có
lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược.
Câu 2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
Một số cách như: Học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước phát triển;
Tiếp thu văn hóa nước ngoài chọn lọc, trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc; Quảng bá hình ảnh đất nước đối với bạn bè quốc tế… Đọc văn bản
Câu 1. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?
Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
Câu 2. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?
Các bằng chứng được liệt kê theo mô hình “từ… đến” và sắp xếp theo trình tự
Câu 3. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Sau khi đọc Trả lời câu hỏi
Câu 1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần
thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào? 1
Đối tượng: Nhân dân Việt Nam
Câu 2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo
Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này
vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh? Bố cục gồm 3 phần:
⚫ Phần 1. Từ đầu đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước
⚫ Phần 2. Tiếp theo đến “một dân tộc anh hùng”: Chứng minh tinh thần yêu
nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
⚫ Phần 3. Còn lại: Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.
Câu 3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan
hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.
- Bài nghị luận có 3 luận điểm:
⚫ Nhận định chung về lòng yêu nước.
⚫ Biểu hiện của tinh thần yêu nước
⚫ Nhiệm vụ của nhân dân
- Ba luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, góp phần làm sáng tỏ nội dung vấn đề nghị luận.
Câu 4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của
nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?
- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước
của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
⚫ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng
nàn yêu nước, ghét giặc. 2
⚫ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc.
⚫ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.
⚫ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.
⚫ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.
⚫ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ….
- Lòng yêu nước được xem là một “truyền thống quý báu” vì xuyên suốt thời kì
lịch sử, lòng yêu nước đã tạo ra một sức mạnh to lớn, giúp nhân dân Việt Nam
vượt qua mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ
nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức
được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó
có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
- Tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, và từ đó mỗi người cần biết giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Bởi yêu nước không chỉ là trách nhiệm của mỗi công dân, mà còn là động lực,
sức mạnh để chúng ta nỗ lực hoàn thiện bản thân, đóng góp cho đất nước.
Câu 6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của
bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong
thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?
- Những yếu tố góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận: bố cục
chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng được chọn lọc, trình 3
bày hợp lý, giàu sức thuyết phục, cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.
- Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay,
dù sống trong hòa bình thì tinh thần yêu nước là nguồn sức mạnh to lớn để của
mỗi dân tộc. Mỗi người cần có lòng yêu nước để cống hiến, nỗ lực xây dựng đất
nước thêm phát triển, giàu đẹp.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước
của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? Gợi ý:
Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Trong
quá khứ, khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước đã kết thành một làn sóng
mạnh mẽ, giúp đánh bại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, mỗi người không chỉ cần
thể hiện trong hoàn cảnh đó, mà khi hòa bình, lòng yêu nước cũng vô cùng quan
trọng. Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, vẫn giữ gìn được bản
sắc văn hóa truyền thống. Thế hệ trẻ tích cực học tập để xây dựng quê hương,
đất nước ngày càng phát triển hơn. Có thể thấy rằng, lòng yêu nước chính là
động lực để mỗi người có thể cống hiến để xây dựng đất nước sánh ngang với
các cường quốc năm châu. Như vậy, dù trong thời chiến hay thời bình, lòng yêu
nước cũng cần được mỗi người giữ gìn và phát huy. 4