Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9

Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú; trong đó có “rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên rừng là một trong những loại tài nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng hiện đang đứng trước nhiều nguy cơ do bị khai thác quá mức trong những năm gần đây. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 9 830 tài liệu

Thông tin:
8 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9

Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú; trong đó có “rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên rừng là một trong những loại tài nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng hiện đang đứng trước nhiều nguy cơ do bị khai thác quá mức trong những năm gần đây. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

38 19 lượt tải Tải xuống
Nghị luận vấn đề khai thác và bảo vệ rừng hiện nay
Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong
phú; trong đó “rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên rừng là một trong những loại tài
nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng hiện đang đứng trước nhiều nguy do bị khai
thác quá mức trong những năm gần đây. Việc khai thác rừng quá mức sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống con người chúng ta cần phải hành động ra
sao trước tình hình này?
Luật Lâm nghiệp 2017 định nghĩa “Rừng một hệ sinh thái bao gồm các loài thực
vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng các yếu tố môi trường khác,
trong đó thành phần chính một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau
chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất
cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che
từ 0,1 trở lên.” Hiểu một cách đơn giản thì rừng một quần thể bao gồm các loài
động thực vật sinh sống trong một phạm vi nhất định, đảm bảo các tiêu chí về chủng
loại, số lượng độ che phủ... Đây tài nguyên sinh thái quan trọng của bất
quốc gia nào trên thế giới. Rừng được phân loại theo mục đích sử dụng, nguồn gốc
hình thành, điều kiện sinh trưởng, loại cây sinh sống trong rừng, trữ lượng rừng…
Khai thác rừng quá mức hiện tượng con người tác động quá tiêu chuẩn với động
thực vật sinh sống trong rừng, ví dụ như chặt phá gỗ trái phép, săn bắt các loại động
vật quý hiếm… làm giảm diện tích rừng, gây hại đến rừng. Theo số liệu của Tổng
cục Lâm nghiệp, mỗi năm chúng ta mất đi khoảng gần 2,5 triệu ha rừng tự nhiên,
nguyên nhân chính do việc khai phá rừng quá mức đặc biệt duyên hải miền
Trung Tây Nguyên. Đây một con số đáng báo động trước tình hình khai thác
rừng hiện nay.
Rừng vai trò cùng quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến đời sống con người.
Rừng được mệnh danh “lá phổi xanh” của Trái đất, cung cấp nguồn oxi cho nhân
loại. Rừng còn tường thành, chắn tự nhiên che chở con người khỏi thiên tai,
hiểm họa. Rừng đóng vai trò rất to lớn trong việc ngăn lũ, chống xói mòn, sạt lở đất.
điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai
do nước gây ra. Rừng cung cấp các loại thực vật, động vật cho con người… Và còn
rất nhiều vai trò hữu ích khác rừng mang lại cho chúng ta. Rừng Việt Nam
năm 2022 khoảng 14,8 triệu ha, trong đó bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng phòng
hộ rừng trồng chưa khép tán. Các khu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh như
Cúc Phương, Ninh Bình đã góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm trong sách
đỏ, mang lại môi trường trong lành cho con người.
Rừng nhiều vai trò, tác động tích cực với đời sống con người nên cần được bảo
vệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này đang bị
khai phá quá mức. Điều này dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con
người.
Trước hết, việc khai thác rừng quá mức dẫn đến biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến con người. Rừng tác dụng ngăn gió, ngăn
mưa tác động trực tiếp vào đất đai, chống xói mòn sạt lở đất. Khi diện tích rừng
phòng hộ, rừng đầu nguồn bị phá gây ra mất khả năng điều tiết nước khi xảy ra mưa
lớn, khiến cho mưa lũ, lụt nghiêm trọng hơn. Độ che phủ rừng bị giảm dẫn đến
việc tổng hợp khí oxi không tốt, khiến khí thải trong môi trường nhiều, điều này khiến
nhiệt độ Trái đất nóng lên, không điều tiết được kéo theo chuỗi ảnh hưởng khác, dễ
gây biến đổi khí hậu
Các hiện tượng thiên tai như lụt, sạt lở đất, xói mòn đất… ngày càng tăng trong
thời gian gần đây. Theo thống của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, năm 2022
Việt Nam đến 310 trận lũ, quét, sạt lở đất gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho
con người. Nguyên nhân không nhỏ trong việc xảy ra tình trạng này chính là do diện
tích rừng bị giảm do khai phá quá mức.
Bên cạnh đó, khai thác rừng quá mức làm mất đi diện tích rừng, suy giảm các loài
động thực vật, giảm đa dạng sinh học. Rừng môi trường sống của các loài động
thực vật, tạo thành hệ sinh thái phát triển ổn định. Khi rừng bị mất do các nguyên
nhân tự nhiên hội, đặc biệt do hành động khai thác rừng quá mức của con
người thì sẽ mất đi môi trường sinh sống của các loài động thực vật này, dẫn đến
suy giảm, thậm chí mất đi các loài sinh vật. Hiện nay, trong rừng tự nhiên, thậm chí
trong một số khu bảo tồn thiên nhiên còn khó tìm thấy các loài động vật quý hiếm
như hươu xạ, hạc cổ trắng, lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen… Theo thống
kê, các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm khoảng 10
triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Đây là thực trạng đáng
buồn, là nguyên nhân chính dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
Việc khai thác rừng quá mức tác động trực tiếp đến đời sống con người, làm suy
giảm chất lượng cuộc sống gây ra các vấn đề xã hội khác. Hàng triệu người trên
khắp thế giới cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng: canh tác, trồng cây, săn
bắt, hái lượm vật liệu… Rừng cung cấp gỗ, nguồn thức ăn, nguồn thuốc, nước sạch,
không khí trong lành cảnh quan tươi đẹp cho con người. Phá rừng, khai thác
rừng quá mức khiến diện tích rừng giảm, giảm năng suất cây trồng và sản xuất, làm
gián đoạn ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thậm chí, việc chặt phá,
khai thác rừng thể gây ra xung đột hội, dẫn đến tình trạng dân di kéo
theo các vấn đề khác. Người sống gần rừng sẽ mất nguồn thu nhập từ gỗ, sản vật
rừng, từ các sản phẩm trồng cây từ đất rừng. Người sống đô thị sẽ đối mặt với ô
nhiễm không khí, thiếu nước sạch và không gian xanh…
ý kiến cho rằng việc chặt phá rừng làm nương rẫy chính là để mở rộng, thêm đất
canh tác, phục vụ cuộc sống con người; rừng bạn của con người nên con người
thể tùy ý khai phá. ràng việc chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy một
hành động vi phạm pháp luật, phá hoại rừng, cần lên án. Hành động này thường
thấy những người dân sống gần rừng, trình độ nhận thức chưa cao, chưa ý
thức được việc bảo vệ rừng và những nguy cơ do việc chặt phá rừng bừa bãi mang
lại, chỉ nhìn được lợi ích trước mắt của bản thân hoặc do tham lam mà bất chấp để
chặt phá rừng, săn bắt các động vật quý hiếm trong rừng.
Rừng vai trò cùng quan trọng đối với con người nhưng lại đang bị khai phá
quá mức, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vậy, cần những giải pháp mang
tính khả thi để thể khai thác bảo vệ rừng hiệu quả. Cần có các biện pháp răn
đe, ngăn chặn, xử các hành vi khai thác rừng quá mức, bất chấp như việc chặt
phá gỗ lâu năm, phá rừng tùy tiện, săn bắt các loài động thực vật quý hiếm… Cần
chế tài xử thật nghiêm khắc để răn đe những hành động sai trái này. Bên cạnh
đó, cần không ngừng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về tác hại của việc
khai thác rừng quá mức; nâng cao ý thức, bảo vệ rừng chính là bảo vệ “lá phổi” của
Trái Đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Khuyến khích các hoạt động bảo vệ
và tái tạo rừng như khuyến khích người dân nhận đất trồng cây, mở rộng độ che phủ
của rừng, khai thác kinh tế trên khoảng đất rừng được cấp… Đồng thời, các
chính sách hợp lí, hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân sống trong rừng, gần rừng
đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững. Có như thế thì mới có thể giữ được
rừng một cách nguyên vẹn, khai thác hợp lí. Với những người không sống cần rừng
thì hãy tích cực tham gia các dự án trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ, bảo vệ
môi trường, thể hiện thái độ yêu quý với tài nguyên rừng tự nhiên, rừng nguyên
sinh… để góp phần vào việc ngăn chặn nạn khai thác rừng quá mức, góp phần bảo
vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Tóm lại, rừng vai trò cùng quan trọng đối với hệ sinh thái, với môi trường
đặc biệt với cuộc sống của con người. Tuy thế, thực trạng việc khai phá rừng hiện
nay đang khiến con người phải trăn trở, suy ngẫm. Nếu cứ tiếp tục khai thác rừng
bừa bãi như hiện nay, thì chúng ta sẽ ngày càng phải gánh chịu những “cơn thịnh
nộ” của thiên nhiên, khí hậu, thiên tai những hậu quả nặng nề khác. Mỗi người
hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu
1
Từ bao đời nay, thiên nhiên nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá,
cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên
nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo
nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ
của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm chiếu sáng nay con người cần
mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất đời sống. Rừng
xanh giờ đây không chỉ nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây
thuốc chữa bệnh còn nguồn điều hòa lụt, phổi khổng lồ để cho con
người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng
sông cuồn cuộn chảy không chỉ một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường
giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế còn nguồn cung cấp điện năng khổng lồ.
Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những
ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, trong
thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng
sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống
nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc
rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được
sự thư thái thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng
có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như
trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy
nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh,
một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa.
Nhà khoa học từ thiên nhiên rút ra những quy luật của sự sống để từ đó
sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu
2
Không biết thiên nhiên có tự bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người
động, thực vật. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi
với con người. Vậy Thiên nhiên gì? thiên nhiên vai trò gì cho đời sống của
con người?
Chúng ta thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình mọi nơi, mọi lúc. Thiên
nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối,
vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời
sống của con người chúng ta. Chúng thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con
người, động vật hay thực vật. tất cả chúng đều những vai trò khác nhau đối
với đời sống của con người.
Trước tiên đó chính rừng– phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng
như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng
giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay giúp chống xói mòn đất
đai, giúp cho con người thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế
cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng thể được dùng để làm nhà,
những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh
ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem
đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta
đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?
Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể
thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy,
hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ Đoàn
thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Không những thế, biển cả còn 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn
tận dụng triệt để.
Ngoài rừng biển thì đất đai cũng 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của
thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng,
đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động
vật, gia súc. Đất đai cũng chính nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng
ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có
giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim
cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con
người.
Cũng thể nói biển đất một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại
nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang
đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.
Thiên nhiên không chỉ đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực
phẩm chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế
giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.
Đó thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn
thú thiên nhiên Serengeti Tanzania, Thác nước Victoria Zimbabue Zambia,
Rặng san hùng Úc, Rừng nguyên sinh Amazon Brazil Peru, Thác nước
Niagara hùng biên giới Canada Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính
Vịnh Hạ Long 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng
như của thế giới.
Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu lợi ích. Thế nhưng con người
chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng
như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, nghiệp, các phương
tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta
đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà
không nghĩ đến người khác.
Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không
biết bảo tồn gìn giữ chúng thì sẽ những tác động nguy hại đến đời sống
của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi
trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy
hạn hán, lũ lụt càng nhiều.
Thiên nhiên vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những
sinh vật sống trên trái đất. nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như
bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất
của con người chúng ta.
| 1/8

Preview text:

Nghị luận vấn đề khai thác và bảo vệ rừng hiện nay
Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong
phú; trong đó có “rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên rừng là một trong những loại tài
nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng hiện đang đứng trước nhiều nguy cơ do bị khai
thác quá mức trong những năm gần đây. Việc khai thác rừng quá mức sẽ có ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống con người và chúng ta cần phải hành động ra sao trước tình hình này?
Luật Lâm nghiệp 2017 định nghĩa “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực
vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác,
trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau
có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất
cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che
từ 0,1 trở lên.” Hiểu một cách đơn giản thì rừng là một quần thể bao gồm các loài
động thực vật sinh sống trong một phạm vi nhất định, đảm bảo các tiêu chí về chủng
loại, số lượng và độ che phủ... Đây là tài nguyên sinh thái quan trọng của bất kì
quốc gia nào trên thế giới. Rừng được phân loại theo mục đích sử dụng, nguồn gốc
hình thành, điều kiện sinh trưởng, loại cây sinh sống trong rừng, trữ lượng rừng…
Khai thác rừng quá mức là hiện tượng con người tác động quá tiêu chuẩn với động
thực vật sinh sống trong rừng, ví dụ như chặt phá gỗ trái phép, săn bắt các loại động
vật quý hiếm… làm giảm diện tích rừng, gây hại đến rừng. Theo số liệu của Tổng
cục Lâm nghiệp, mỗi năm chúng ta mất đi khoảng gần 2,5 triệu ha rừng tự nhiên,
nguyên nhân chính là do việc khai phá rừng quá mức đặc biệt là ở duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên. Đây là một con số đáng báo động trước tình hình khai thác rừng hiện nay.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến đời sống con người.
Rừng được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, cung cấp nguồn oxi cho nhân
loại. Rừng còn là tường thành, lá chắn tự nhiên che chở con người khỏi thiên tai,
hiểm họa. Rừng đóng vai trò rất to lớn trong việc ngăn lũ, chống xói mòn, sạt lở đất.
điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai
do nước gây ra. Rừng cung cấp các loại thực vật, động vật cho con người… Và còn
rất nhiều vai trò hữu ích khác mà rừng mang lại cho chúng ta. Rừng ở Việt Nam
năm 2022 là khoảng 14,8 triệu ha, trong đó bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng phòng
hộ và rừng trồng chưa khép tán. Các khu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh như ở
Cúc Phương, Ninh Bình đã góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm trong sách
đỏ, mang lại môi trường trong lành cho con người.
Rừng có nhiều vai trò, tác động tích cực với đời sống con người nên cần được bảo
vệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này đang bị
khai phá quá mức. Điều này dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
Trước hết, việc khai thác rừng quá mức dẫn đến biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến con người. Rừng có tác dụng ngăn gió, ngăn
mưa tác động trực tiếp vào đất đai, chống xói mòn và sạt lở đất. Khi diện tích rừng
phòng hộ, rừng đầu nguồn bị phá gây ra mất khả năng điều tiết nước khi xảy ra mưa
lớn, khiến cho mưa lũ, lũ lụt nghiêm trọng hơn. Độ che phủ rừng bị giảm dẫn đến
việc tổng hợp khí oxi không tốt, khiến khí thải trong môi trường nhiều, điều này khiến
nhiệt độ Trái đất nóng lên, không điều tiết được kéo theo chuỗi ảnh hưởng khác, dễ gây biến đổi khí hậu
Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn đất… ngày càng tăng trong
thời gian gần đây. Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, năm 2022
Việt Nam có đến 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho
con người. Nguyên nhân không nhỏ trong việc xảy ra tình trạng này chính là do diện
tích rừng bị giảm do khai phá quá mức.
Bên cạnh đó, khai thác rừng quá mức làm mất đi diện tích rừng, suy giảm các loài
động thực vật, giảm đa dạng sinh học. Rừng là môi trường sống của các loài động
thực vật, tạo thành hệ sinh thái phát triển ổn định. Khi rừng bị mất do các nguyên
nhân tự nhiên và xã hội, đặc biệt do hành động khai thác rừng quá mức của con
người thì sẽ mất đi môi trường sinh sống của các loài động thực vật này, dẫn đến
suy giảm, thậm chí mất đi các loài sinh vật. Hiện nay, trong rừng tự nhiên, thậm chí
trong một số khu bảo tồn thiên nhiên còn khó tìm thấy các loài động vật quý hiếm
như hươu xạ, hạc cổ trắng, gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen… Theo thống
kê, các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10
triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Đây là thực trạng đáng
buồn, là nguyên nhân chính dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
Việc khai thác rừng quá mức tác động trực tiếp đến đời sống con người, làm suy
giảm chất lượng cuộc sống và gây ra các vấn đề xã hội khác. Hàng triệu người trên
khắp thế giới có cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng: canh tác, trồng cây, săn
bắt, hái lượm vật liệu… Rừng cung cấp gỗ, nguồn thức ăn, nguồn thuốc, nước sạch,
không khí trong lành và cảnh quan tươi đẹp cho con người. Phá rừng, khai thác
rừng quá mức khiến diện tích rừng giảm, giảm năng suất cây trồng và sản xuất, làm
gián đoạn và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thậm chí, việc chặt phá,
khai thác rừng có thể gây ra xung đột xã hội, dẫn đến tình trạng dân di cư và kéo
theo các vấn đề khác. Người sống gần rừng sẽ mất nguồn thu nhập từ gỗ, sản vật
rừng, từ các sản phẩm trồng cây từ đất rừng. Người sống ở đô thị sẽ đối mặt với ô
nhiễm không khí, thiếu nước sạch và không gian xanh…
Có ý kiến cho rằng việc chặt phá rừng làm nương rẫy chính là để mở rộng, thêm đất
canh tác, phục vụ cuộc sống con người; rừng là bạn của con người nên con người
có thể tùy ý khai phá. Rõ ràng việc chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy là một
hành động vi phạm pháp luật, phá hoại rừng, cần lên án. Hành động này thường
thấy ở những người dân sống gần rừng, có trình độ nhận thức chưa cao, chưa ý
thức được việc bảo vệ rừng và những nguy cơ do việc chặt phá rừng bừa bãi mang
lại, chỉ nhìn được lợi ích trước mắt của bản thân hoặc do tham lam mà bất chấp để
chặt phá rừng, săn bắt các động vật quý hiếm trong rừng.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nhưng lại đang bị khai phá
quá mức, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần có những giải pháp mang
tính khả thi để có thể khai thác và bảo vệ rừng hiệu quả. Cần có các biện pháp răn
đe, ngăn chặn, xử lí các hành vi khai thác rừng quá mức, bất chấp như việc chặt
phá gỗ lâu năm, phá rừng tùy tiện, săn bắt các loài động thực vật quý hiếm… Cần
có chế tài xử lí thật nghiêm khắc để răn đe những hành động sai trái này. Bên cạnh
đó, cần không ngừng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về tác hại của việc
khai thác rừng quá mức; nâng cao ý thức, bảo vệ rừng chính là bảo vệ “lá phổi” của
Trái Đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Khuyến khích các hoạt động bảo vệ
và tái tạo rừng như khuyến khích người dân nhận đất trồng cây, mở rộng độ che phủ
của rừng, khai thác kinh tế trên khoảng đất rừng được cấp… Đồng thời, có các
chính sách hợp lí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân sống trong rừng, gần rừng
đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững. Có như thế thì mới có thể giữ được
rừng một cách nguyên vẹn, khai thác hợp lí. Với những người không sống cần rừng
thì hãy tích cực tham gia các dự án trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ, bảo vệ
môi trường, thể hiện thái độ yêu quý với tài nguyên rừng tự nhiên, rừng nguyên
sinh… để góp phần vào việc ngăn chặn nạn khai thác rừng quá mức, góp phần bảo
vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Tóm lại, rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái, với môi trường và
đặc biệt là với cuộc sống của con người. Tuy thế, thực trạng việc khai phá rừng hiện
nay đang khiến con người phải trăn trở, suy ngẫm. Nếu cứ tiếp tục khai thác rừng
bừa bãi như hiện nay, thì chúng ta sẽ ngày càng phải gánh chịu những “cơn thịnh
nộ” của thiên nhiên, khí hậu, thiên tai và những hậu quả nặng nề khác. Mỗi người
hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu 1
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá,
cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên
nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo
nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ
của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần
mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng
xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây
thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con
người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng
sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường
giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ.
Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những
ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong
thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng
sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và
nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc
rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được
sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng
có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như
trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy
nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh,
một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa.
Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà
sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu 2
Không biết thiên nhiên có tự bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người
và động, thực vật. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi
với con người. Vậy Thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?
Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên
nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối,
vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời
sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con
người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối
với đời sống của con người.
Trước tiên đó chính là rừng– lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng
như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng
lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất
đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế
cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà,
những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh
ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem
đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta
đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?
Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể
thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy,
hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ “ Đoàn
thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Không những thế, biển cả còn là 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.
Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của
thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng,
đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động
vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng
ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có
giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim
cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.
Cũng có thể nói biển và đất có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại
nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang
đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.
Thiên nhiên không chỉ có đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực
phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế
giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.
Đó có thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn
thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, Thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia,
Rặng san hô hùng vĩ ở Úc, Rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peru, Thác nước
Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính
là Vịnh Hạ Long – 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng như của thế giới.
Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người
chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng
như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương
tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta
đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà
không nghĩ đến người khác.
Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không
biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có những tác động nguy hại đến đời sống
của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi
trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ
hạn hán, lũ lụt càng nhiều.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những
sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như
bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Document Outline

  • Nghị luận vấn đề khai thác và bảo vệ rừng hiện nay
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu 1
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết - Mẫu 2