-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Xúy Vân giả dại - Cánh diều 10
Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Xúy Vân giả dại, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài. Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD) 24 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Xúy Vân giả dại - Cánh diều 10
Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Xúy Vân giả dại, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài. Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Chủ đề: Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD) 24 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Xúy Vân giả dại 1. Chuẩn bị
- Văn bản kể về sự việc Xúy Vân giả dại.
- Diễn biến của sự việc:
• Xúy Vân được gả cho Kim Nhan - một học trò nghèo tỉnh Nam Định.
• Sau khi cưới vở, Kim Nhan lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử.
• Xúy Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi, rồi bị Trần Phương, một gã nhà
giàu ở Đông Ngàn tìm cách tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi chồng.
• Xúy Vân giả điên, Kim Nhan chạy chữa nhưng không được liền trả tự do cho nàng.
• Trần Phương lộ rõ bộ mặt, Xúy Vân đau khổ, không dám về nhà rồi bị điên thật.
- Nhân vật chính trong văn bản: Xúy Vân. Nhân vật được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ.
- Một số biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ… Các chỉ dẫn, biện pháp
đó giúp em hình dung rõ hơn về tâm trạng, bối cảnh của nhân vật.
- Nhan đề và hình ảnh gợi ấn tượng: Xúy Vân là một người phụ nữ hiền lành,
xinh đẹp nhưng lại đi giả điên. 2. Đọc hiểu
Câu 1. Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân nửa ngô nghê điên dại, nửa tỉnh táo, đau khổ.
Câu 2. Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Xúy Vân đã kể về việc bản thân bị Trần Phương lừa gạt, nghe theo lời hắn giả
điên để thoát khỏi chồng nhưng cuối cùng lại trở nên điên thật.
Câu 3. Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
Xúy Vân than về nỗi nhớ người tình. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Con cá rô nằm
trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào” cho thấy cảnh ngộ bẽ
bàng của nàng, cũng như sự ấm ức trước cảnh ngộ đó.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân
khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?
• Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
• Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
• Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
• Chỉ dẫn sân khấu: Đế.
Câu 2. Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:
a. Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.
b. Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.
c. Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng. Gợi ý: a.
- Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,
Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,
Gió trăng thời mặc gió trăng
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.
- Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi
Tuy dại dột, tài cao vô giá,
Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,
Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân
Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại. b.
Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm. c.
- Con gà rừng ăn lẫn với công
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
Bông bông dắt, bông bông díu Xa xa lắc, xa xa líu
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
Câu 3. Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò,
trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Xúy Vân cảm thấy day dứt, tủi hổ trước những việc đã làm. Cùng với đó là sự
ấm ức, cô đơn khi không có một người chia sẻ. Nàng rơi vào trạng thái hỗn loạn,
lạc mất phương hướng.
Câu 4. Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy
thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.
- Diễn tả tâm trạng qua lời hát: Cho thấy mâu thuẫn giữa hình thức và nội tâm.
- Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện
sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.
Câu 5. Theo em, nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách. Xúy Vân đáng thương ở chỗ cuộc
hôn nhân của nàng là theo sự sắp đặt của cha mẹ, không có tình yêu. Khi vừa
mới lấy chồng đã phải chịu ảnh cô đơn, bởi vậy mà nàng khao khát hạnh phúc.
Còn đáng trách khi nàng đã quá cả tin để Trần Phương lừa gạt, không giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng.
Câu 6. Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại,
theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?
Xúy Vân sẽ thú nhận lỗi lầm với Kim Nham, cầu mong nhận được sự tha thứ.