Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều
Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều là tài liệu được biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thể hiểu thêm về văn bản này, có bài soạn mẫu tham khảo văn 10 cũng như phần đáp án, giải thích chi tiết
Chủ đề: Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều
Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Hướng dẫn trả lời
Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại,
nửa chân thực, bộc lộ rõ số phận đau khổ, bất hạnh của bản thân mình, của hoàn
cảnh mà mình đang gặp phải.
Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Hướng dẫn trả lời
Xúy Vân là một người tài cao vô giá, được đồn hát hay nhưng lại dại dột, đi phụ
Kim Nham say đắm Trần Phương đến mức điên dại.
Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn hát sắp?
Hướng dẫn trả lời
Xúy Vân than về: nỗi nhớ người tình da diết, khắc khoải khôn nguôi. Biện pháp ẩn
dụ trong câu “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu
vào” ám chỉ hoàn cảnh thực tế của Xúy Vân. Phận nữ nhi được ví như con cá rô
nằm ở vũng nông luôn trong tình trạng lo lắng, hoang mang vì số phận của mình có
thể rơi vào tay người khác bất cứ lúc nào.
Câu 1 trang 70 Ngữ Văn 10 tập một sách Cánh diều
Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để
kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?
Hướng dẫn trả lời
Để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”, tác giả dân gian đã sử dụng:
- Lối nói: như nói lệch, vỉa, nói điệu sử rầu, nói.
- Làn điệu: Quá giang, con gà rừng, sắp, sa lệch, hát ngược.
- Vũ điệu: Múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
- Chỉ dẫn sân khấu: Đế.
Câu 3 trang 70 Ngữ Văn 10 tập một sách Cánh diều
Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời
hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Hướng dẫn trả lời
Tâm trạng của Xúy Vân qua tiếng chờ đò, trong điệu hát con gà, trong lời than, lời
hát ngược: tâm trạng người con gái ấy như là tha thiết, khắc khoải, tự thấy mình lạc
lõng, cô đơn. Nàng còn trách duyên phận lắt léo, dắt díu, ràng buộc họ với nhau,
nhưng khát vọng của họ không gặp nhau. Nàng có cảm thấy ấm ức, cô đơn, quẫn
bách, nỗi tủi phận vì những áp lực tứ phía, khó khăn đè lên đôi vai nàng trong khi
nàng không có một người sẻ chia. Từ đó dẫn đến nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ
trêu khiến nàng rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.