-
Thông tin
-
Quiz
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Khám phá một chặng hành trình lớp 6
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Khám phá một chặng hành trình lớp 6 được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Khám phá một chặng hành trình lớp 6
Soạn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo (Tập 1) bài Khám phá một chặng hành trình lớp 6 được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới (CTST) 7 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Soạn Khám phá một chặng hành trình lớp 6
Câu 1 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính: kết nối
em với thiên nhiên, kết nối em với cộng đồng, kết nối em với chính mình. Dựa vào
các tên gọi từng chủ điểm, em hãy thử xác định chủ điểm nào thuộc mạch kết nối nào.
Hướng dẫn trả lời:
- Mạch kết nối em với thiên nhiên:
• Chủ điểm 3: Vẻ đẹp quê hương
• Chủ điểm 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên
• Chủ điểm 10: Mẹ thiên nhiên
- Mạch kết nối em với cộng đồng:
• Chủ điểm 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
• Chủ điểm 2: Miền cổ tích
• Chủ điểm: 7: Gia đình thương yêu
• Chủ điểm 8: Gia đình thương yêu
- Mạch kết nối em với chính mình:
• Chủ điểm 4: Những trải nghiệm trong đời
• Chủ điểm 6: Điểm tựa tinh thần
• Chủ điểm 9: Nuôi dưỡng tinh thần
Câu 2 trang 12 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thú
với phương pháp nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày là:
• Sừ dụng sổ tay Ngữ Văn
• Sưu tầm video, clip, tranh ảnh, bài hát về bài học
• Tạo nhóm thảo luận môn học • Làm thẻ thông tin
Học sinh chọn một phương pháp mà mình thích nhất để trả lời.
- Gợi ý 1: Chọn phương pháp Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học:
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thú
với phương pháp Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học nhất. Vì phương
pháp này rất thú vị, nó giúp em được tiếp xúc với nhiều loại hình thông tin khác nhau
như tranh ảnh, âm nhạc... khiến việc học không còn đơn điệu và nhàm chán. Ngoài
ra, phương pháp học này còn giúp em có được một khối lượng kiến thức đa dạng,
phong phú xoay quanh chủ đề học. Đồng thời giúp em rèn luyện kĩ năng tìm kiếm,
chọn lọc các thông tin xung quanh mình.
- Gợi ý 2: Chọn phương pháp Tạo nhóm thảo luận môn học
Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thú
với c. Vì nhờ phương pháp này, em sẽ rèn luyện được sự tự tin, cách trình bày ý kiến
của mình trước tập thể. Đồng thời, khi thảo luận nhóm, em sẽ được học hỏi thêm
nhiều điều hay và thú vị từ bạn bè mình, đồng thời khắc phục những thiếu sót của bản thân.
- Gợi ý 3: Chọn phương pháp Thực hiện các sản phẩm sáng tạo
Trong những phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày, em thích nhất là
phương pháp Thực hiện các sản phẩm sáng tạo. Vì em rất thích được tự do sáng tạo,
thể hiện các ý tưởng, suy nghĩ của mình thành các tác phẩm cụ thể như tranh vẽ, mô
hình, bộ sưu tập... Hoạt động như vậy vừa giúp em được phát triển các kĩ năng mềm
và đam mê của mình, vừa hiểu sâu hơn về nội dung bài học.
- Gợi ý 4: Chọn phương pháp Sử dụng sổ tay Ngữ văn
Trong những phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày, em thích nhất là
phương pháp Sử dụng sổ tay Ngữ văn. Bởi phương pháp này giúp em được ghi lại
một cách hệ thống những cảm nhận, suy nghĩ, liên hệ mà các văn bản trong sách
giáo khoa gợi ra. Phương pháp này cũng giúp em được ghi chép lại các trích dẫn hay,
lập hồ sơ nhân vật, bảng từ vựng. Tất cả đều giúp ích cho em trong việc nắm bắt
kiến thức và hệ thống lại nhằm sử dụng trong các bài viết và ôn tập.