Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 sách Kết nối tri thức

A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ a. Xác định đề tài và cảm xúc Em có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 7 1.5 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Soạn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7 sách Kết nối tri thức

A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ a. Xác định đề tài và cảm xúc Em có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

48 24 lượt tải Tải xuống
Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
a. Xác định đề tài cảm xúc
Em thể chọn bất cứ đề tài nào em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên
nhiên, quê hương, đất nước, ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói
đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được để tài tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể
hiện cảm xúc đó.
dụ, nếu định viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, em thể dùng hình ảnh bông
hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây,... để gửi gắm cảm xúc của mình. Nếu cảm
xúc bâng khuâng, lưu luyến khi về nghỉ hè, chia tay thầy cô, bạn bè, mái trường, em
thể dùng hình ảnh hoa phượng rơi, chiếc trống trường nằm yên, sân trường
vắng,.. để thể hiện cảm xúc.
- Tiếp theo, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối
quan hệ với nhau với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện
phát triển một cách tự nhiên.
Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em thể triển khai cảm xúc theo hướng tả
cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, đâu, mây màu gì, hình thù như thế nào,
bay lửng chậm chạp hay bay nhanh hối hả; những sự vật, hiện tượng thiên nhiên
xung quanh như mặt trời, mặt trăng, những sao, ánh sáng... đặc điểm ra sao);
hoặc tưởng tượng về hành trình du lịch của áng mây (máy bay về đâu, gặp gỡ
những ai, trò chuyện những gì, “cuộc đời của mây kết thúc thế nào,...).
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm
xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn
của các hiện tượng thiên nhiên,
c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ tìm vần thích hợp.
Các bài thơ 4, 5 chữ lớp 7
Bài thơ Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
bão tháng bảy
mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta
công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất…
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Bài thơ 4 chữ về quê hương
Vẽ Quê Hương
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh…
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!
Định Hải
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc
năm chữ - Kết nối tri thức
* Phân tích bài viết tham khảo
Đồng dao mùa xuân- một bài thơ xúc động về người lính
Đoạn văn gồm các ý chính:
- Giới thiệu bài thơ tác giả.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật nhất của bài thơ.
- Diễn tả cảm xúc về nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Khái quát cảm xúc về bài thơ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chiều sông
Thương - Hữu Thỉnh
Quê hương đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài ấy
bài thơ "Chiều sông Thương". Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu nhạc
điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng,
mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên "nước vẫn nước đôi dòng",
một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp chân trời, rất thơ mộng hữu tình, "chiều uốn
cong lưỡi hái". Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng
sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người hồn người, như đưa đón,
như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc
màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. những nương "mạ
đã thò mới - trên lớp bùn sếnh sang", những ruộng lúa "vàng hoe" trải dài, trải
rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. dòng sông thơ ấu chở
nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm "Hạt phù sa rất quen Sao
như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê
hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ
điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc
màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu biếc”. Cảnh sắc quê hương
càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đồng dao mùa
xuân
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với
những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây thấy được cả đời thảo
mộc. Đó những người lính mãi mãi tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường
trong những năm tháng của tuổi trẻ lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn
quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ phê chưa uống/ Còn thả diều". Họ đã dùng sự
trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn
lửa đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn mang theo".
Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống độ
tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao
của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của
Nguyễn Khoa Điềm.
| 1/5

Preview text:

Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
a. Xác định đề tài và cảm xúc
Em có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên
nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được để tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó.
Ví dụ, nếu định viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, em có thể dùng hình ảnh bông
hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây,... để gửi gắm cảm xúc của mình. Nếu có cảm
xúc bâng khuâng, lưu luyến khi về nghỉ hè, chia tay thầy cô, bạn bè, mái trường, em
có thể dùng hình ảnh hoa phượng rơi, chiếc trống trường nằm yên, sân trường
vắng,.. để thể hiện cảm xúc.
- Tiếp theo, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối
quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và
phát triển một cách tự nhiên.
Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả
cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào,
bay lửng lơ chậm chạp hay bay nhanh hối hả; những sự vật, hiện tượng thiên nhiên
xung quanh như mặt trời, mặt trăng, những vì sao, ánh sáng... có đặc điểm ra sao);
hoặc tưởng tượng về hành trình du lịch của áng mây (máy bay về đâu, gặp gỡ
những ai, trò chuyện những gì, “cuộc đời của mây kết thúc thế nào,...).
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm
xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn
của các hiện tượng thiên nhiên, c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.
Các bài thơ 4, 5 chữ lớp 7
Bài thơ Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất… Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…
Bài thơ 4 chữ về quê hương Vẽ Quê Hương Bút chì xanh đỏ Em gọt hai đầu Em thử hai màu Xanh tươi, đỏ thắm Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu Xanh màu ước mơ… Em quay đầu đỏ Vẽ nhà em ở Ngói mới đỏ tươi Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm Cây gạo đầu xóm Hoa nở chói ngời A, nắng lên rồi Lá cờ Tổ quốc Bay giữa trời xanh… Chị ơi bức tranh Quê ta đẹp quá! – Định Hải
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc
năm chữ - Kết nối tri thức

* Phân tích bài viết tham khảo
Đồng dao mùa xuân- một bài thơ xúc động về người lính
Đoạn văn gồm các ý chính:
- Giới thiệu bài thơ và tác giả.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật nhất của bài thơ.
- Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Khái quát cảm xúc về bài thơ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh
Quê hương là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hữu Thỉnh cũng góp thêm vào đề tài ấy
bài thơ "Chiều sông Thương". Bài thơ được làm theo thể 5 chữ, giàu vần điệu nhạc
điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng,
mênh mang. Dòng sông Thương quê mẹ êm đềm yên ả "nước vẫn nước đôi dòng",
một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu tình, "chiều uốn
cong lưỡi hái". Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng
sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn người, như đưa đón,
như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc
màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. Là những nương "mạ
đã thò lá mới - trên lớp bùn sếnh sang", là những ruộng lúa "vàng hoe" trải dài, trải
rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. Là dòng sông thơ ấu chở
nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm "Hạt phù sa rất quen – Sao mà
như cổ tích. Chàng trai về thăm quê xúc động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê
hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ
điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc
màu đáng yêu: Ôi con sông màu nâu/ ôi con sông màu biếc”. Cảnh sắc quê hương
càng hữu tình, nên thơ càng thấy được tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân
Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với
những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo
mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường
trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn
quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự
trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn
lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo".
Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ
tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao
của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.