-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn văn 6: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả | Ngữ văn 6 |Kết nối tri thức
Nhằm giúp học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ và chính xác.
Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu bài Soạn văn 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài 2: Gõ cửa trái tim (KNTT) 38 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.6 K tài liệu
Soạn văn 6: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả | Ngữ văn 6 |Kết nối tri thức
Nhằm giúp học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách đầy đủ và chính xác.
Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu bài Soạn văn 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 2: Gõ cửa trái tim (KNTT) 38 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.6 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 1. Mở đoạn
• Giới thiệu tác giả và bài thơ
• Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ 2. Thân đoạn
• Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
• Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
• Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ. 3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật
riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Mây và sóng
Đoạn văn mẫu số 1
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ
đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong
bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự
hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến
mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể
rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh
phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để
rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên
mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa;
còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ
giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong
bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự,
vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là
một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về
tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp
cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến
thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em
đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào
mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở
nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”,
“Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở
bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra
những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong
trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là
bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng,
mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.
Đoạn văn mẫu số 3
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử
thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng
góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu
chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc
trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi
đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ,
em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào
mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở
nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”,
“Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ
đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé
đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong
sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là
vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả
tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ
trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi
tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu
tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình
mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn mẫu số 4
Đến với “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng
liêng. Bài thơ được sáng tác với thể loại là thơ, nhưng lại sử dụng cả yếu tố tự sự
và miêu tả. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là
em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với
người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên
mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi:
“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó
được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối
đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ
mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện
qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã
sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong
sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là
vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả
tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ
trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi
tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu
tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đoạn văn mẫu số 5
Ta-go có nhiều tác phẩm hay, trong đó “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận
được tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng. Đây là một bài thơ, song tác giả lại sử
dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò
chuyện với người “trong mây” và “trên sóng”. Em bé được mời gọi đến thế giới
tuyệt vời ở “trong mây” và “trên sóng” đầy rộng lớn, bao la và hấp dẫn. Là một
đứa trẻ, em bé đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nghe xong câu trả lời của
người “trên mây” và “trong sóng”, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở
nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà
đi được?”. Đối với em, niềm hạnh phúc là được ở bên cạnh mẹ. Với tình yêu thiên
nhiên, yêu thế giới và yêu mẹ, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn
của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là
sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che
chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân
thành. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đem đến cho người
đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Chuyện cổ tích về loài người
Đoạn văn mẫu số 1
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người
đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày
trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của
tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự,
giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả
khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi
trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây,
nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn
về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình
yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị
truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết,
trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy
giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh
muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Đoạn văn mẫu số 2
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về
nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài
thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về
nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây
hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm.
Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái
ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật.
Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy
gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc
thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm
thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông,
biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con.
Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy
được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên
nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình:
người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với
bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như
thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Đoạn văn mẫu số 3
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ
nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà
bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu
tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại
sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em
có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên
trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố,
thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để
người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được
tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp
hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.
Đoạn văn mẫu số 4
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là bài thơ đem đến cho tôi nhiều
cảm nhận sâu sắc. Dưới hình thức là một bài thơ, nhưng tác giả không chỉ bộc lộ
cảm xúc mà còn sử dụng kết hợp cả tự sự và miêu tả nhằm giúp cho tác phẩm trở
nên hấp dẫn, sinh động hơn. Xuân Quỳnh đã kể về quá trình hình thành của mọi
vật trên trái đất. Khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ.
Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ
màu đen, vẫn chưa có màu sắc khác. Trời đã sinh ra trẻ con đầu tiên. Một cách lí
giải độc đáo, khác hẳn với quy luật tự nhiên. Nhưng qua đó, chúng ta thấy được
tình yêu mà tác giả dành cho trẻ con. Trẻ con được sinh ra trước nhất. Sau đó, mọi
vật ra đời đều nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ con. Đôi mắt của trẻ em rất sáng
nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời nhô cao để chiếu sáng vạn vật, giúp
trẻ con nhìn rõ. Cây, cỏ ra đời giúp trẻ con có thể phân biệt được màu sắc. Chim
chóc ra đời giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh. Dòng sông, đám mây, biển cả
giúp trẻ con biết cảm nhận về giá trị cuộc sống. Còn con đường xuất hiện là giúp
trẻ con tập đi. Sự xuất hiện của mẹ, bà, bố cũng đều vì trẻ con khao khát yêu
thương, tìm hiểu và học hỏi. Bài thơ khơi gợi cho tôi những tình cảm sâu sắc dành cho trẻ con.
Đoạn văn mẫu số 5
Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho em nhiều
ấn tượng. Tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự miêu tả. Nhà thơ đã kể lại quá
trình hình thành của trái đất, cũng như mọi vật. Thật là thú vị khi đọc những câu
thơ đầu tiên. Cách lí giải của Xuân Quỳnh thật độc đáo. Trẻ em được trời sinh ra
trước nhất. Sau đó, để đáp ứng nhu cầu của trẻ em mà các sự vật khác lần lượt ra
đời. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy. Vậy nên mặt trời xuất
hiện cho trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận
biết màu sắc. Cây cối, lá cỏ đã giúp trẻ con cảm nhận về kích thước. Tiếng chim
hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Dòng sông ra đời giúp trẻ con
có nước để tắm. Biển xuất hiện để trẻ con suy nghĩ. Con đường hình thành để trẻ
con tập đi. Những sự vật trên đã được miêu tả một cách tinh tế, sinh động giúp cho
người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận. Và rồi tiếp đến là sự ra đời của những
người thân trong gia đình. Đầu tiên là tình mẫu tử thiêng liêng, đáng quý nhất. Mẹ
là người ra đời đầu tiên. Mẹ đã đem đến lời ru cho trẻ con. Trong lời ru đó đã gửi
gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên để con trẻ cảm nhận.
Khi lớn hơn, người bà sẽ ra đời để kể cho trẻ con nghe thật nhiều những câu
chuyện hay. Tiếp đến, bố đã xuất hiện và “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết
ngoan”, “biết nghĩ”. Và rồi trẻ con dần lớn lên, cần biết thêm nhiều kiến thức. Vậy
là trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp
kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ
viết, thầy giáo à những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài
người trên trái đất ngày một văn minh. Có thể khẳng định rằng, “Chuyện cổ tích về
loài người” là một tác phẩm hay, giàu cảm xúc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Lượm
Đoạn văn mẫu số 1
“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để
lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi
hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh Lượm
hiện lên với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé
chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi
chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên,
chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt
sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người
đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu. Không chỉ là hình ảnh của
Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm. Với lá thư đề
“Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy
hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí
chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung
quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này.
Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ
dũng cảm, gan dạ. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ
Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Đoạn văn mẫu số 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy
được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng
người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân
nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”.
Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm
khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia
công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm,
cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng
có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước
sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng
thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc
biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm
chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó,
quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết
hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng
dũng cảm của nhân vật Lượm.
Đoạn văn mẫu số 3
Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng, trong đó bài thơ “Lượm” để lại cho tôi nhiều cảm
xúc. Tác giả đã kể lại câu chuyện tình cờ gặp chú bé Lượm ở hàng Bè, được trò
chuyện và nghe Lượm tâm sự về công việc liên lạc. Cùng với đó, nhà thơ còn miêu
tả hình ảnh cậu bé liên lạc Lượm hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất dũng cảm,
gan dạ. Đó là một cậu bé khoảng chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng người bé
nhỏ, với hành trang là một cái xắc nhỏ xinh xinh. Và đôi chân nhanh nhẹn, còn cái
đầu lúc nào cũng ngó nghiêng . Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho
người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu. Hồn nhiên là vậy, nhưng
với nhiệm vụ nguy hiểm, Lượm vẫn không hề sợ hãi. Nhận được lá thư đề “thượng
khẩn”, cậu nhanh chóng làm nhiệm vụ giao thư. Câu thơ “Sợ chi hiểm nghèo” đã
cho thấy lòng dũng cảm của cậu bé. Hình ảnh lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa
của quê hương thực sự gây ám ảnh cho tôi. Việc sử dụng kết hợp yếu tố tự sự và
miêu tả đã giúp bài thơ trở nên sinh động, chân thực hơn. Từ đó, tôi như cảm phục
thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng
cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Đoạn văn mẫu số 4
“Lượm” là một bài thơ giàu cảm xúc, khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc với những
phẩm chất thật đáng quý. Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là Lượm - một cậu bé
còn nhỏ tuổi, ngây thơ. Tác giả đã sử dụng kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả để
có thể khắc họa nhân vật này hiện lên sinh động nhất. Yếu tố tự sự được thể hiện
qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Lượm và người chiến sĩ ở Hàng Bè
ngày thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Cậu đã kể về công việc liên lạc với niềm
thích thú, hứng khởi. Cùng với đó, tác giả còn kể về một lần thực hiện nhiệm vụ
của Lượm và sự hy sinh của cậu. Còn yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc
họa ngoại hình của nhân vật Lượm. Các từ láy “loắt choắt”, “thoăn thoắt”, “nghênh
nghênh” cho thấy sự nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của cậu bé. Không chỉ
ngoại hình, Lượm còn hiện lên với tính cách dũng cảm, kiên cường. Giữa chiến
trường khốc liệt - “đạn bay vèo vèo”, cậu chẳng hề thấy sợ hãi. Lá thư đề “thượng
khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Từ “sợ chi” như một lời khẳng định ý chí
chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng
quê khi đang làm nhiệm vụ. Cậu bé nằm trên lúa, hương lúa thơm đang bao bọc,
chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng
bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi
lúa trổ đòng... Bài thơ đem đến cho chúng ta tình yêu mến, sự tự hào cũng như cảm
phục về chú bé liên lạc.
Đoạn văn mẫu số 4
Một trong những bài thơ mà em cảm thấy ấn tượng nhất của nhà thơ Tố Hữu là
“Lượm”. Với tác phẩm này, tác giả đã khắc họa hình ảnh trung tâm là Lượm - một
cậu bé vẫn còn nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm. Lượm hiện lên với dáng người nhỏ
bé nhưng rất nhanh nhẹn. Cái xắc xinh xinh đeo trên vai. Cùng chiếc mũ ca lô đội
lệch trên đầu. Miệng thì huýt sáo vang. Với cách so sánh “như con chim chích”
đang “nhảy trên đường vàng”, chúng ta cảm nhận được vẻ hồn nhiên, ngây thơ của
nhân vật này. Không chỉ vậy, tác giả còn khắc họa nét tính cách gan dạ và dũng
cảm của nhân vật này. Trong công việc, cậu luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Một mình băng băng với lá thư đề “thượng khẩn” trong tay. Lượm không sợ nguy
hiểm nơi mặt trận với đạn bay vèo vèo. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh
đồng quê khi đang làm nhiệm vụ. Hình ảnh “một dòng máu tươi” như dội thẳng
vào trái tim người đọc một sự thật phũ phàng, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra,
thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Lượm đang nằm trên lúa, đôi tay
còn nắm chặt lấy bông lúa. Xung quanh phảng phất hương thơm của sữa lúa mà
hồn vẫn đang “bay giữa đồng”. Những dòng thơ cuối tuy lặp lại những câu thơ đầu
bài, nhưng lại mang một sắc thái khác, đau thương khôn tả. Đó giống như là những
hoài niệm về một cậu bé hồn nhiên, vui tươi thuở ban đầu, nay đã về với đất mẹ
thân yêu. Tuy đau thương nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự
hào. Bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc thật đẹp đẽ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Gấu con chân vòng kiềng
Đoạn văn mẫu số 1
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa.
Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng
nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình
cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu
có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về
nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con:
“Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng
kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như
vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con
lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”.
Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân
vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò
của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không
phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của
người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây
ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại một bài học ý nghĩa.
Bài thơ viết về chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, có quả thông rụng
vào đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Tác giả đã miêu tả hình ảnh gấu con
hiện lên thật đáng thương: “Gấu luống cuống, vướng chân/Và ngã nghe cái bộp!”.
Bắt gặp cảnh đó, con sáo đang đậu trên cành cây đã cất tiếng trêu chọc. Không chỉ
vậy, tác giả còn đưa thêm chi tiết cả đàn thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật
xấu xí. Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình.
Gấu con cảm thấy vô cùng buồn bã, trở về mách mẹ. Khi nghe con kể lại mọi
chuyện, gấu mẹ đã rất ngạc nhiên. Và gấu mẹ đã chứng minh rằng đôi chân vòng
kiềng không hề xấu, mà đối với họ nhà gấu đó là một vẻ đẹp, cả ông nội gấu -
người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó. Ở đây tác giả đã sử dụng yếu tố
miêu tả: “chân mẹ vòng kiềng”, “chân bố cũng cong”. Nhờ vậy, gấu con có thể
cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to:
“Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Với câu chuyện về đôi chân vòng
kiềng, tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp ý nghĩa. Yếu tố ngoại hình không
phải là quan trọng nhất. Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, luôn có cái đẹp và
cái xấu. Chúng ta không nên chê bai hay trêu trọc người khác vì ngoại hình của họ.
Bài thơ đã gửi gắm đến người đọc một thông điệp thật ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 3
“Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Với
bài thơ này, tác giả đã kể câu chuyện về một chú gấu con với đôi chân vòng kiềng.
Một ngày đẹp trời, gấu con vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào
đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Nhìn thấy cảnh đó, con sáo đang đậu trên
cành cây đã cất tiếng trêu chọc. Cả đàn thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật
xấu xí. Gấu con cảm thấy vô cùng xấu hổ và buồn bã, chạy về nhà mách mẹ. Gấu
mẹ lắng nghe gấu con kể, cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Sau đó, gấu mẹ đã chứng
minh rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu xí. Đối với họ nhà gấu đó là một vẻ
đẹp, cả ông nội gấu - người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó. Gấu con có
thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét
thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Bài thơ có đan xen cả yếu tố
miêu tả, với hình ảnh chú gấu có đôi chân vòng kiềng được nhắc lại nhiều lần trong
bài, hay đôi chân của gấu bố “chân bố cũng cong”. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắc
đến vấn đề ngoại hình trong cuộc sống - một yếu quan quan trọng, nhưng không
phải là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người không nên lấy ngoại hình của người
khác để trêu chọc, chê bai. Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, đều sẽ có cái
đẹp và cái xấu - điều đó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh.
Đoạn văn mẫu số 4
“Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp là một bài thơ hay. Tác giả đã sử dụng
kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả để giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và sinh động
hơn. Nhân vật chính là một chú gấu con. Một ngày nọ, chú vào rừng đi dạo. Bỗng
nhiên, một quả thông rụng trúng đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình
cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu
có đôi chân vòng kiềng. Gấu con cảm thấy xấu hổ, chạy về mách mẹ. Nghe xong,
gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là
ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội
- người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể
cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to:
“Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu
được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự
hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó
là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và
chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra
đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn văn mẫu số 1
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi
đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu
thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu
kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu
chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ
không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ.
Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia.
Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát
cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm
nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự
quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém
chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm
đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn
lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất
không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm
xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy
Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành
quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà
thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa
được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Đoạn văn mẫu số 2
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong
lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua
một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân
vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa
ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là
lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới
mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi,
giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động
của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm
đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc
bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống
như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước,
nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến
sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành
cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể
hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng
bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã
giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Đoạn văn mẫu số 3
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã
thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân.
Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh
tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái
nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Trong đêm khuya, anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh
ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng
hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những
đứa con của mình. Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm
thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động,
khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho
cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do.
Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình
cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ à nhân dân.
Đoạn văn mẫu số 4
Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, tôi đã cảm nhận được trọn vẹn
hình ảnh Bác Hồ - một con người với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương. Tác
giả đã kết hợp sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả, góp phần thể hiện nội dung
được gửi gắm. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950,
Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân
dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã
về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Qua cảm nhận của anh đội viên, Bác
Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thương. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy
một tình cảm gắn bó như thể ruột thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như
người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. Hành động Bác đi “dém
chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng.
Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Hình ảnh Bác được khắc
họa thật sinh động, giúp tôi cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và
lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương
sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua
lời bộc bạch trực tiếp. Khi nghe anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã bộc
bạch lí do còn thức là vì thương đoàn dân công. Đọc đến đây, chúng ta cảm thấy
cảm phục và yêu mến thêm con người vĩ đại của dân tộc. Dù là một vị lãnh tụ,
nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ
miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt
giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ
giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Những cánh buồm
Đoạn văn mẫu số 1
Khi tìm hiểu về thơ của Hoàng Trung Thông, tôi đặc biệt yêu thích bài thơ Những
cánh buồm. Bài thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả để gửi gắm suy tư,
tình cảm của tác giả. Yếu tố tự sự được thể hiện qua cuộc trò chuyện của đứa trẻ
với người cha khi đang dạo trên bờ biển. Yếu tố miêu tả được thể hiện qua những
câu thơ khắc họa vẻ đẹp của biển cả sau cơn mưa. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc
họa một không gian rộng lớn của biển cả, có bãi cát trải dài cùng ánh mặt trời rực
rỡ. Trong nền thiên nhiên đó, con người xuất hiện trở thành trung tâm của bức
tranh. Hình ảnh cha và con bước đi trên cát gợi ra tình cảm yêu thương, gắn bó.
Người cha bỗng trở nên già dặn hơn qua hình ảnh bóng “dài lênh khênh”. Còn đứa
con lại thật dễ thương, bé bỏng qua hình ảnh bóng “tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh
đối lập gợi ra sự khác biệt giữa hai thế hệ. Những câu thơ tiếp viết về cuộc trò
chuyện của con với cha. Đứa trẻ nào cũng có trí tò mò, nên khi nhìn về phía xa,
đứa con đã hỏi xem ở đó có gì. Người cha trả lời rằng ở đó có “cây, cửa, nhà” và là
nơi cha chưa đi đến. Điều này đã khơi gợi mong muốn được khám phá của đứa con.
Vì vậy, đứa con đã đề nghị cha hãy mượn cho mình “cánh buồm trắng” - để có thể
khám phá và chinh phục vùng mất đất mới. Lời của con đã khiến cho cha gặp lại
bản thân khi còn trẻ cũng đã từng mơ ước như vậy. Có lẽ đứa trẻ nào cũng đã từng
mơ ước, khao khát được khám phá thế giới rộng lớn này. Bài thơ “Những cánh
buồm” của Hoàng Trung Thông đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 2
Khi đọc bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông, tôi đã có thật nhiều
cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng yếu tố miêu tả qua việc khắc họa vẻ
đẹp thiên nhiên thật tinh tế với biển cả rộng lớn, bãi cát vàng mịn và ánh mắt trời
rực rỡ. Tiếp đến, hình ảnh người và đứa con đang đi dạo trên bãi cát hiện lên thật
sinh động. Câu thơ “Bóng cha dài lênh khênh” khiến cho cha bỗng trở nên già dặn
hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở
nên thật bé bỏng, đáng yêu với hình ảnh “bóng con tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh
đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm
sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Về yếu tố tự sự đã được thể hiện qua cuộc trò
chuyện của hai cha con khi dạo chơi trên bãi biển. Khi nhìn về phía chân trời, đứa
trẻ tò mò hỏi người cha: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy
nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Và với câu trả lời của người cha,
đứa con khao khát được khám phá, vì vậy đã mong muốn cha mượn một cánh
buồm “trắng” để con đi. Đó chính là mong muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế
giới rộng lớn ngoài kia. Khao khát của con hay cũng chính là khao khát của cha
khi con nhỏ. Đứa con sẽ thay người cha thực hiện ước mơ còn dang dở. Có thể
thấy yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp ích trong việc xây dựng bài thơ. Như vậy,
“Những cánh buồm” đã giúp tôi hiểu được tình cảm phụ tử chân thành, cũng như
ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ.
Đoạn văn mẫu số 3
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc
nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một
trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ
trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha
con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Bài thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự
sự và miêu tả. Nội dung kể về việc người cha dắt con đi dạo trên bãi biển. Hình
ảnh của cha và con được miêu tả qua chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng
con tròn chắc nịch - gợi vẻ đáng yêu và cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và
con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng
được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp
chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi
còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và
đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ
“Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình
cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi
ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc
sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình
thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Đoạn văn mẫu số 4
“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc thật
nhiều cảm xúc. Bài thơ đã miêu tả hình ảnh người cha đang dắt con đi trên bãi biển.
Sau một đêm mưa, khung cảnh thiên nhiên vô cùng tinh khôi, khiến người đọc cảm
thấy say mê, thích thú. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và
cát thì mịn màng. Đặc biệt là hình ảnh gợi ra tình cảm cha con ấm áp - chiếc bóng
của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng bước
chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng
lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời
đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu
bé, cha cũng từng mong ước như con. Và từ đó, chúng ta thấy được mong ước của
người cha là đứa con có thể thực hiện ước mơ thay mình. Bài thơ nói về tình cảm
cha con ấm áp, cũng như ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ -
đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.