Soạn Văn 8 Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên | Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên | Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Văn 8 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên * Khái niệm:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được
viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức
diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
- Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan
trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.
- Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in
nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình
ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Cấu trúc thường gồm ba phần:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.
+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
+ Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc
tóm tắt nội dung giải thích.
* Hướng dẫn phân tích VB 1
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần Lời giải chi tiết: Bố cục: 3 phần
- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực
- Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình
thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện.
- Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình
bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ giữa các đề mục và nhan đề: chặt chẽ, logic với nhau. Nhan đề cho
biết nội dung còn đề mục làm rõ từng nội dung.
Tác dụng của hình thức trình bày nhan đề, các đề mục: gây sự tò mò hấp dẫn, dễ
quan sát, lưu trữ thông tin được dễ dàng
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì? Lời giải chi tiết:
- Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.
→ Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa
vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bảy đó là gì? Lời giải chi tiết:
Cách trình bày: chi tiết, đúng đắn, khách quan.
Căn cứ: ngôn ngữ khi diễn đạt, câu chủ đề luôn xuất hiện đầu đoạn làm nổi bật ý, đề
cập trực tiếp đến đối tượng thuyết minh.
Hiệu quả: Cách trình bày logic, khoa học, mang tính khách quan.
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết. Lời giải chi tiết:
Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn
học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.
Câu 6 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách
thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản. Lời giải chi tiết:
Phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh
Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu trở nên sinh động, dễ hình dung
và tưởng tượng ra đối tượng được nhắc tới.
Hướng dẫn viết (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những
bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện
tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào
Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá
của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép
những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo?
Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ
Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện
tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào
“tác dụng phình ép” của lá
“Tác dụng phình ép” là gì?
Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy
nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở
phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn
phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá
khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.
Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại
mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất
có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời
tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.
Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ
Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ
dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác
dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc
dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa
đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.
Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng
chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ.
Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động
sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học
cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau. ..............................