Soạn Văn 8 Bài 3: Sự sống thiêng liêng | Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 8 Bài 3: Sự sống thiêng liêng | Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Văn 8 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Chuẩn bị đọc
Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài? Hướng dẫn trả lời:
Thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn lời bởi con người hay động thực vật đều
được nuôi dưỡng bởi các yếu tố tự nhiên, và thiên nhiên sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì? Hướng dẫn trả lời:
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn nhằm nhấn mạnh rằng họ và thiên
nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.
Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì? Hướng dẫn trả lời:
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa nhấn mạnh
những mong muốn cao cả của nhân vật “tôi” về sự đảm bảo rằng phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản. Hướng dẫn trả lời:
* Luận điểm 1: Kí ức của người da đỏ gợi nhắc những điều thiêng liêng:
- Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ
- Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau.
=> Với nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên,
sự gắn bó của người da đỏ với đất đai, môi trường.
* Luận điểm 2: Người da trắng và người da đỏ có sự khác nhau trong cách đối xử
với đất đai và thiên nhiên
- Đối với người da trắng:
+ Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới.
+ Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi.
+ Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.
- Đối với người da đỏ:
+ Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý.
+ Họ rất biết trân trọng không khí.
+ Đối xử với muôn loài như người anh em.
=> Với nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện thái độ bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Luận điểm 3: Người da đỏ đưa ra kiến nghị để bảo vệ đất đai và thiên nhiên:
- Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em.
- Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai.
=> Sử dụng những từ ngữ dứt khoát, đanh thép, hào hùng để khẳng định sự cần
thiết phải bảo vệ đất đai và thiên nhiên.
Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải dựa vào hệ thống luận
điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
a. Hồi đáp lời đề nghị mua đất của Tổng thống Mỹ
b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Hướng dẫn trả lời:
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Bắt đầu từ mong muốn mua lại vùng đất của người da đỏ của Tổng thống Mĩ Phreng
– klin. Sau đó, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này và
nhấn mạnh mối quan hệ của con người và thiên nhiên, con người phải bảo vệ đất
đai, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ mạng sống của mình. Nhấn mạnh tất cả
chúng ta phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là người da trắng.
Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. Hướng dẫn trả lời:
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ
quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng
kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị
người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu
nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà
chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Hướng dẫn trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Tôi đã chứng kiến cả
ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người
da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi
không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi
tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng
tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Câu 5 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra
đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em. Hướng dẫn trả lời:
Ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con
của Đất?" của thủ lĩnh Xi-át-tơn được hiểu như sau: Con người sinh ra và lớn lên
trên chính mảnh đất này. Những tài nguyên có được cũng là từ đất. Nhờ có đất mà
cây cối, muôn thú sinh sống và cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu không có
đất, thì không còn nơi trú ngụ cho muôn loài, không còn nơi để trồng trọt chăn nuôi,
đồng nghĩa với việc con người cũng sẽ chết. Trong bức thư, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói
việc bán đất cho người da trắng rồi họ lấy hết tài nguyên, bỏ lại đằng sau là những
hoang mạc. Như vậy, thì những đứa con của đất sẽ ra sao? Vì vậy, mỗi con người
cần phải sống chan hòa với thiên nhiên, bảo vệ tấc đất, tấc vàng chính là bảo vệ
mạng sống của chính con người.
Ví dụ thực tế: Đất là tài nguyên vô giá, sản sinh và nuôi dưỡng con người, động
thực vật, hãy tưởng tượng một ngày không còn một chút đất nào trên toàn thế giới
thì tất thảy sự vật đều sẽ bị chết dần chết mòn, không còn gì có thể tồn tại.
Câu 6 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng
của em với các bạn trong lớp Hướng dẫn trả lời:
- Đoạn văn trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất là: “Không khí quả là
quý giá với người da đỏ… hương hoa đồng cỏ”.
→ Đọc đến đoạn này chúng ta càng hiểu rõ hơn về sự giao thoa giữa con người và
thiên nhiên, mối quan hệ gắn bó tưởng chừng như không thể tách rời ấy đã động
vào trái tim của người đọc, người nghe một cảm xúc thiêng liêng khó tả.
Câu 7 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống
của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ. Hướng dẫn trả lời:
Tài nguyên thiên nhiên là những thứ mà mẹ thiên nhiên ban tặng miễn phí cho con
người như nước, đất, không khí, cây cối, khoáng sản…. Nhờ có chúng, mà con
người mới có thể tồn tại và phát triển đến như ngày hôm nay. Do đó, có thể nói rằng
tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được đối với
văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng các tài nguyên
thiên nhiên một cách hợp lí, có kế hoạch cụ thể. Nhằm tránh hoang phí hoặc khai
thái đến mức cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bởi chúng không phải là vô tận, mà
cần thời gian để sinh sôi, phục hồi. Cùng với đó, con người cũng cần biết bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh việc gây ô nhiễm, ngừng khả năng khai thác. Có
như vậy, chúng ta mới có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vô tận để sử dụng lâu dài. ..............................