Soạn Văn 8 Bài 3: Sự sống thiêng liêng | Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 8 Bài 3: Sự sống thiêng liêng | Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | Chân trời sáng tạo được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn Văn 8 Thiên nhiên hồn người lúc sang thu
Chuẩn bị đọc
Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn
7 tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung bài thơ cho thấy những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả
trước vẻ đẹp sự biến đổi của thiên nhiên: hương ổi phả, sương thu chùng chình,
sông dềnh dàng, mây vội vã…
Trải nghiệm cùng Văn bản
Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp tác dụng cho thấy sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước
những dấu hiệu sang thu.
Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba cái gốc của cây thơ đó”?
Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét “khổ thơ thứ ba cái gốc của cây thơ đó” đã chỉ nguyên nhân của sự
bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước các dấu hiệu giao mùa. Khổ thơ đem đến
cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa
thật sự hai khổ thơ trên.
Suy ngẫm phản hồi
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lẽ, bằng chứng của văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
* Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột bất ngờ:
- Bắt đầu hương ổi thơm nao nức.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.
* Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu:
- Tác giả quan sát thiên nhiên không gian rộng lớn hơn.
- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:
+ Dòng sông khác ngày thường.
+ Chim bắt đầu vội vã.
+ Đám mây chuyển mình.
* Luận điểm 3: Những dấu hiệu ràng của mùa thu.
- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.
- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...
* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.
- Sự thay đổi của con người khi sang thu.
- Nhan đề thấm vào cảnh vật con người.
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên sở nào em xác định như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Luận đề của văn bản Sự thay đổi của con người thiên nhiên trong buổi giao
mùa từ hạ sang thu. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết cách trình bày của
các đoạn văn em xác định như vậy.
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lẽ bằng chứng
Hướng dẫn trả lời:
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản vấn đề chính được nêu ra để bàn
luận.
- Luận điểm những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm các lẽ, bằng chứng.
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan ý kiến, đánh giá chủ quan của
người viết trong đoạn văn sau:
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng
trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế
Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình,
Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu thêm hương sắc mới.
Hướng dẫn trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: “Với các thi nhân,
mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo:
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn
Đình Thi,... đều những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.”
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh
lại làm cho mùa thu thêm hương sắc mới.
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào
từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em đồng tình với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng
từ ngữ, cảnh vật” vì:
Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu
giữa cái không cái có. Chính cảm giác hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn
thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh
thức nơi ta những da diết nhất. “Sang thu” còn của đời người. Đời người sang
thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của
cuộc đời.
Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của
thiên nhiên lúc giao mùa.
Hướng dẫn trả lời:
Thời khắc giao mùa khi thiên nhiên bỏ đi hết những cái cũ, chuyển mình đón
những thứ mới, lẽ đó khoảnh khắc đẹp nhất. Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi
nảy lộc khi vừa trải qua khoảng khắc thay của mùa đông, thời tiết cũng dần trở
nên ấm áp hơn. Vào mùa hè, cây cối xanh tốt, che bóng râm tỏa mát cả một vùng,
xua tan những cái nắng nóng của thời tiết hè. Thu sang, cây cối bắt đầu thay đổi
màu từ xanh sang đỏ vàng, thời tiết cũng đỡ nắng gắt hơn. Đối với em, thời tiết
thu lẽ thời tiết dễ chịu thoải mái nhất. Đông đến, thời tiết lạnh hơn cây cối
lại rụng hết để chuẩn bị cho khoảnh khắc đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. Một
vòng tuần hoàn của tự nhiên diễn ra mỗi khoảnh khắc giao mùa lẽ đẹp nhất
dễ đi vào thơ ca nhất bởi dễ nhận ra khi sự thay đổi mang trong mình
sự độc đáo riêng.
..............................
| 1/3

Preview text:

Soạn Văn 8 Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Chuẩn bị đọc
Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn
7 tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này. Hướng dẫn trả lời:
Nội dung bài thơ cho thấy những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả
trước vẻ đẹp và sự biến đổi của thiên nhiên: hương ổi phả, sương thu chùng chình,
sông dềnh dàng, mây vội vã…
Trải nghiệm cùng Văn bản
Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì? Hướng dẫn trả lời:
Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng cho thấy sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước những dấu hiệu sang thu.
Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”? Hướng dẫn trả lời:
Nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” đã chỉ rõ nguyên nhân của sự
bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước các dấu hiệu giao mùa. Khổ thơ đem đến
cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa
thật sự rõ ở hai khổ thơ trên. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản. Hướng dẫn trả lời:
* Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ:
- Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức.
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”.
* Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu:
- Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn.
- Thấy được sự đổi thay của các sự vật:
+ Dòng sông khác ngày thường. + Chim bắt đầu vội vã. + Đám mây chuyển mình.
* Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu.
- Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm.
- Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp...
* Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu.
- Sự thay đổi của con người khi sang thu.
- Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người.
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy? Hướng dẫn trả lời:
Luận đề của văn bản là Sự thay đổi của con người và thiên nhiên trong buổi giao
mùa từ hạ sang thu
. Dựa vào nhan đề của văn bản, đoạn kết và cách trình bày của
các đoạn văn mà em xác định như vậy.
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng Hướng dẫn trả lời:
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
- Luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của
người viết trong đoạn văn sau:
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng
trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế
Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình,
Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
Hướng dẫn trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan trong đoạn văn sau: “Với các thi nhân,
mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo:
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn
Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.”
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh
lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào
từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao? Hướng dẫn trả lời:
Em đồng tình với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng
từ ngữ, cảnh vật” vì:
Nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu
giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn
thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh
thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang
thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.
Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)
Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa. Hướng dẫn trả lời:
Thời khắc giao mùa là khi thiên nhiên rũ bỏ đi hết những cái cũ, chuyển mình đón
những thứ mới, có lẽ đó là khoảnh khắc đẹp nhất. Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi
nảy lộc khi vừa trải qua khoảng khắc thay lá của mùa đông, thời tiết cũng dần trở
nên ấm áp hơn. Vào mùa hè, cây cối xanh tốt, che bóng râm tỏa mát cả một vùng,
xua tan những cái nắng nóng của thời tiết hè. Thu sang, cây cối bắt đầu thay đổi
màu lá từ xanh sang đỏ và vàng, thời tiết cũng đỡ nắng gắt hơn. Đối với em, thời tiết
thu có lẽ là thời tiết dễ chịu và thoải mái nhất. Đông đến, thời tiết lạnh hơn và cây cối
lại rụng hết lá để chuẩn bị cho khoảnh khắc đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. Một
vòng tuần hoàn của tự nhiên diễn ra và mỗi khoảnh khắc giao mùa có lẽ là đẹp nhất
và dễ đi vào thơ ca nhất bởi nó dễ nhận ra khi có sự thay đổi và mang trong mình sự độc đáo riêng. ..............................