-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sử 11 Kết nối tri thức bài 13: Việt Nam và biển Đông
Sử 11 Kết nối tri thức bài 13: Việt Nam và biển Đông
Chủ đề: Chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (KNTT)
Môn: Lịch Sử 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Sử 11 Kết nối tri thức bài 13: Việt Nam và biển Đông Mở đầu
Câu hỏi: Biển Việt Nam là một phần của Biển Đông với 28 tỉnh, thành phố giáp biển,
cứ 100 km lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của thế
giới. Theo em, biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước?
Những hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo vệ, thực thi chủ
quyển, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? Bài làm
- Biển có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của đất nước:
Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (Dầu, khí tự nhiên, cát trắng) và tài nguyên
hải sản phong phú và đa dạng.
Là đường giao thông quan trọng.
Có bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Kích thích
phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.
- Những hình ảnh cho em thấy việc bảo vệ, thực thi chủ quyển, các quyền và lợi ích
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông rất được Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng, phát triển.
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
a. Về quốc phòng, an ninh
Câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. Bài làm
Biển Đông tạo thành hệ thống đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Các
đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải,
chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt
Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam
giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác. Biển Đông tạo ra nhiều cơ hội, thách
thức trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
Câu hỏi 1: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế. Bài làm
Vị trí của Biển Đông tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển với nhiều ngành đa
dạng như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản...
Biển Đông có số lượng hải sản phong phú, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
như mở thiếc, sắt,... đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Đường bờ biển dài vời nhiều bãi cát, vịnh... đẹp thích hợp phát triển du lịch. Môt số
khu vực có nước sâu có thể xây dựng các cảng biển như cành Dung Quất, Cam Ranh...
Biển Đông là "cửa ngõ" để Việt Nam giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu hỏi 2: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết (tỉnh/ thành
phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế. Bài làm
Biển tạo điều kiện cho ngành kinh tế mũi nhọn phát triển là ngành thuỷ sản, đóng
tàu, dầu khí, giao thông hàng hải, du lịch,...Trong đó:
Với ngành giao thông vận tải thì biển Đông tạo điều kiện xây dựng những cảng biển
lớn để vận chuyển hàng hoá trong đó có 10 địa điểm xây dựng được cảng biển
nước sâu và nhiều cảng biển nhỏ khác. Từ phát triển cảng sẽ kéo theo các ngành
về đóng tàu phát triển.
Biển mang lại cho người dân tài nguyên về thuỷ sản đa dạng phong phú, giúp nước
ta phát triển kinh tế ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn với vị trí đứng thứ 3
về ngành xuất khẩu của cả nước;
Biển nước ta có trữ lượng tài nguyên về dầu khí lớn. Tài nguyên này giúp cho
ngành dầu khí phát triển.
Đường bờ biển dài và nhiều bãi biển đẹp đã giúp cho nhân ta phát triển ngành du lịch biển.
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
a. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa.
Câu hỏi 1: Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực
thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? Bài làm
Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi
chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Đến đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu lập ra Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai
thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc
Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.
Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như
kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn,
khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...
Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan
hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí
đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dễ ngày
8-3-1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này
cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm
1954, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ
năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản
lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu hỏi 2: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. Bài làm
Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động
kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của
Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều
khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí
liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Trước năm 1884
Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toản tập Thiên Nam tứ
chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)... đã thể hiện quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ
biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống
chí.......đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu
thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần
đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ
chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện.
- Từ năm 1884 đến năm 1975
Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt
Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo
Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo này.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn
biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học…
Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà
không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.
Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính
nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt
hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa
thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp
quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
- Từ sau năm 1975 đến nay
Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp
tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập.
b. Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông
Câu hỏi: Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Bài làm
Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết
nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Trước năm 1884:
Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ
quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.
Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sam Bắc Hải có nhiệm
vụ tuẫn tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
- Từ năm 1884 đến năm 1954:
Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc
quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần
đảo đã chiếm đóng trái phép.
Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm
soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng
định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng
Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
- Từ sau năm 1975 đến nay:
Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì
đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi
chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn
công của quân đội Trung Quốc
3. Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ
quyền ở Biển Đông
Câu hỏi 1: Khai thác Tư liệu 3 (tr. 89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ
trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bài làm
Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị,
ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp
pháp của Việt Nam ở biển Đông.
Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp
trên biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn
nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đồng thời, để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ củ quyền
biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng,
an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Câu hỏi 2: Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết. Bài làm
Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ củ quyền biển đảo, Việt
Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên
biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Năm 2021, theo dữ liệu của Global Firepower, Hải quân Việt Nam có trong biên chế
65 tàu chiến các loại, trong số đó có 4 tàu hộ vệ tên lửa, 7 tàu hộ vệ săn ngầm
(phần lớn đã được thay tính năng), 13 tàu tên lửa tấn công nhanh, 8 tàu tên lửa, 12
tàu pháo, 5 tàu phóng lôi và một số tàu chiến khác. Từ số liệu đó cho thấy, Việt Nam
rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị cho hải quân.
Luyện tập và vận dụng Luyện tập
Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên các
mặt quốc phòng, an ninh, kinh tế đối với Việt Nam.
Câu hỏi 2: Sử dụng tư liệu lịch sử để chứng minh rằng: Việt Nam là Nhà nước đầu
tiên xác lập, quản lí liên tục và thực thi, bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu hỏi 3: Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển
Đông bằng biện pháp hoà bình? Vận dụng
Câu hỏi 1: Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?
Câu hỏi 2: Sưu tầm tư liệu tử sách, báo và internet, hãy viết bài (khoảng 300 chữ)
về hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.