Sự kết hợp các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết hợp các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP:
Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và
thống nhất, vấn đề kết hợp các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải
quyết. Đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc
giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, là biểu hiện
hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu
thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã
hội của mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu
tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm giải quyết được những
mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con
người, song mặt khác, không thể kết hợp các yếu tố một cách tùy
tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầu
khách quan cũng như các điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là
hành động được tiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong
bất kỳ điều kiện nào,lại càng không phải là một hoạt động mang tính
chủ quan thuần túy, thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể
hành động. Việc kết hợp các mặt đối lập ở đây, phải được dựa trên cơ
sở khách quan cụ thể, phải thể hiện được tính định hướng rõ ràng,
phải làm sao cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các
mặt đối lập trong cùng một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt pg. 1
đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối
lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâu thuẫn xã
hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp
với quy luật phát triển khách quan của xã hội. Tuy nhiên, việc tiến
hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xã hội, nó
không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giải pháp
có thể áp dụng đối với mọi trường hợp.
Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết
một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ
những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép, nó không phải là
một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường
hợp, với mọi điều kiện.
Thứ nhất, về mặt khách quan:việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có
thể tiến hành trong các trường hợp cụ thể sau:
1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là
những mặt đối lập của nhau phải có những điểm chung, tương
đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định.
2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện
hoàn cảnh xã hội thuận lợi, thậm chí còn là như một đòi hòi tất
yếu khách quan. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế
hiện nay, về sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa pg. 2
học và công nghệ… là những điều kiện khách quan cho phép
chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập.
Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực
hiện được và đạt kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và
bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp này.
Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu
khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết hợp, từ đó tiến
hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc
đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể.
Bên cạnh đó, việc kết hợp các mặt đối lập sẽ được tiến hành nhằm
đáp ứng nhu cầu, lợi ích của chủ thể hoạt động. Đồng thời việc kết
hợp vẫn phải đảm bảo
giữa các mặt đối lập ch
nguyên tắc đấu tranh ứ
không phải kết hợp đi tới sự thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng.
Ở đây, nếu xét về hình thức, có thể chia hoạt động kết hợp ra làm ba loại:
Thứ nhất, đó là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn,
phản ánh đúng đắn tính biện chứng trong mối quan hệ giữa các
mặt đối lập là vừa thống nhất lại vừa đấu tranh.
Thứ hai, đó là sự kết hợp mang tính chiết trung, được thực hiện
một cách tùy tiện, vô nguyên tắc, không đem lại giá trị đích thực
cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. pg. 3
Thứ ba, đó là sự kết hợp mang tính cải lương, không đảm bảo
nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập với nhau, thể hiện sự
nhượng bộ, thỏa hiệp vô điều kiện, thiếu bản lĩnh của chủ thể,
dẫn đến kết quả của sự kết hợp này là sự thất bại của chủ thể hành động.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong quá trình giải quyết một
mâu thuẫn xã hội cụ thể, tùy vào nội dung, tính chất, cũng như điều
kiện mà có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải
quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.
Vì vậy, kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực
của chủ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã
hội cụ thể trong những và chủ quan cụ thể
điều kiện khách quan nhằm đem lại
. Đó chính là hoạt động
lợi ích nhất định cho chủ thể
kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những
mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất
vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng
sự đấu tranh khách quan của chúng. II. VÍ DỤ MINH HỌA:
Từ khi loài người phát triển cho đến ngày hôm nay thì giữa phái
nam và phái nữ luôn là hai chủ thể tồn tại song hành, giữa họ tạo
nên sự thống nhất, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát
triển. Tuy nhiên, hai chủ thể này trong quá trình hoạt động sản xuất pg. 4
luôn tạo ra mâu thuẫn với nhau dẫn đến những đấu tranh vừa mang
tính lành mạnh, vừa mang tính không lành mạnh. Bởi đấu tranh là
quá trình tất yếu của cuộc sống, để có thể tồn tại mỗi chủ thể phải
giải quyết mâu thuẫn và cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại và phát triển.
III. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI
LẬP VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
1. Vai trò của những mặt đối lập:
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như
trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức
phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một
cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác
động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật)
mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân
biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn
diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với sự vật khác. Theo Hồ Chí Minh thì:
“Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là
có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của pg. 5
mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu
thuẫn đó. Phải phân tách rõ rang và có hệ thống, phải biết rõ cái
nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết”.
Xung đột – mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, có thể xảy
ra ở mọi cấp độ trong một doanh nghiệp. Khi mâu thuẫn, xung đột
không được giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng, sẽ đẩy doanh
nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái. Lãnh đạo doanh
nghiệp phải nhận diện được các mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân và
các bước giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất…
Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến
hóa. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn
lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể
một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
2. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh:
- Mâu thuẫn giữa người lao động và người lao động:
+ Hai người cùng làm một công việc, năng lực giống nhau
nhưng trả mức lương khác nhau.
+ Cá tính từng người khác nhau, tư tưởng, nhận thức về xã
hội khác nhau => không hợp tác cùng làm việc.
+ Thiếu hiểu biết lẫn nhau, nhận thức, trình độ học vấn khác nhau. pg. 6
- Mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động: + Nguyên nhân từ sếp:
Bố trí và phân chia công việc không phù hợp.
Phong cách quản lý độc đoán, thiên vị, chèn ép, thiếu công bằng.
Khả năng giải quyết vấn đề chưa tốt.
Can thiệp quá sâu vào chuyên môn của nhân viên =>
nhân viên chán nản, không phát huy được tính sáng tạo.
+ Nguyên nhân từ nhân viên:
Thiếu sự tôn trọng, sự học hỏi.
Bất đồng trong quan điểm làm việc.
Cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ.
- Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và khách hàng:
Cả người mua và người bán đều muốn tối đa hóa lợi ích của
mình. Người mua muốn mua rẻ nhưng nhiều quyền lợi trong
khi người bán muốn bán ở mức giá sao cho tối đa hóa lợi
nhuận. Mâu thuẫn này quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của quá trình giao dịch của hoạt động dịch vụ khách
hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
3. Giải pháp giải quyết mâu thuẫn:
- Người lao động với người lao động: pg. 7
+ Đặt ra nội quy rõ ràng phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận trong doanh nghiệp.
+ Cho phép bên kia thỏa mãn mối quan ngại của họ và bỏ
qua mối quan ngại của mình.
+ Tạo văn hóa doanh nghiệp.
- Người sử dụng lao động và người lao động:
+ Chủ động giải quyết các mâu thuẫn kịp thời. Công khai minh bạch dân chủ.
+ Biết lắng nghe nhân viên mình.
+ Bố trí công việc phù hơp với cá tính và năng lực từng người.
+ Có chế độ ưu đãi (tiền lương thưởng, ngày nghỉ mát…) phù hợp.
- Doanh nghiệp và khách hàng:
+ Thu nhập những nhu cầu, thông tin của khách hàng.
+ Giới thiệu với khách hàng về doanh nghiệp của mình.
+ Luôn đưa ra giá cả và sản phẩm phù hợp nhất đối với khách hàng. pg. 8