Sự khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh covid 19 | Đề cương nghiên cứu xã hội học đại cương

Báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn  và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Sự khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến
trong bối cảnh covid 19
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Tùng
Mã sinh viên: 2155310043
Lớp: XH01001_K41.11
Giáo viên hướng dẫn:Phạm Võ Quỳnh Hạnh
Hà Nội, 25.3.2022
I.1: Tính cấp thiết:
Báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã
làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục
đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình nội dung giáo dục
phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên
không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không
thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Theo Bộ trưởng: “Việc học tập trực tuyến, học truyền hình trong điều
kiện hạ tầng còn rất rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh
hưởng tiêu cực. Học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ
huynh bức xúc, hội lo lắng. Những chuyện bi hài, những việc đau lòng đã
diễn ra khó có thể kể siết...”
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ ngừng tới lớp - không ngừng
học tập, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy
học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu
cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Bộ Giáo dục Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà
giáo các cán bộ quản toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh
thần trách nhiệm với nghề nghiệp với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng
phó với dịch bệnh.
I.2: Lý do chọn đề tài:
Vấn đề học trực tuyến vì Covid-19 đang “thách thức thực sự” cho giáo
dục việt nam, với những khó khăn mà các cấp bậc học sinh và sinh viên đang
phải chịu đựng có thể nói việc học trực tuyến nó đi kèm với nhiều rủi ro gặp
phải. Kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
(COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh
hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa để nhằm hạn chế tối đa sự lây
lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này, Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền cũng đã triển khai học trực tuyến để kịp thời ứng phó với diễn biến
phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Từ thực trạng trên, và tính cấp thiết của đề
tài cho thấy tầm quan trọng về vấn đề khó khăn của sinh viên và học sinh khi
học trực tuyến trong thời điểm COVID-19
II: Tổng quan nghiên cứu:
Giáo dục trực tuyến đã trải qua những thay đổi đáng kể về công nghệ và
cách thức ứng dụng công nghệ nhằm mang đến cơ hội mở cho người học và cải
thiện chất lượng học tập. Theo Alavi và Leidner (2001), đào tạo trực tuyến
được xem là một hình thức học tập thông qua công nghệ với môi trường học
tập có sự tương tác của người học với người dạy, nguồn tài liệu số hóa được
trung gian thông qua công nghệ thông tin. Chính vì vậy, việc sử dụng công
nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nội dung liên
quan đến thiết kế học trực tuyến và góp phần thành công, chấp nhận việc học
trực tuyến của sinh viên. Học tập trực tuyến mới được triển khai và ứng dụng
rộng rãi trong bối cảnh cách ly dịch bệnh Covid-9 ở Việt Nam. Đặc biệt, trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19, học tập trực tuyến được xem là phương pháp học
tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy và học tập mà vẫn tuân thủ
chấp hành sự cách ly của chính phủ. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu Trường Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chiến lược, ban hành các
văn bản triển khai, hướng dẫn hoạt động dạy và học tập trực tuyến. Tuy nhiên,
do bị ảnh hưởng bởi tâm lý trong bối cảnh dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị
trước cho việc triển khai đồng bộ trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến
nên quá trình thực hiện vẫn còn gặp những rào cản, khó khăn về công cụ,
phương tiện dạy và học, cũng như tâm thế học của sinh viên. Mặc dù số lượng
các lớp học trực tuyến đã tăng lên, áp dụng phổ biến trong toàn trường song
nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về chất lượng dạy và học tập
trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên.
III.1: Mục đích nghiên cứu:
1.1.Mục tiêu chung
Đánh giá sự khó khăn của việc học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19. Từ
đó, chỉ ra các yếu tố tác động đến sự khó khăn của sinh viên Học Viện Báo
Chí và Tuyên Truyền nói riêng và sinh viên cả nước nói chung
1.2.Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khảo sát sự khó khăn mà sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền gặp phải
Mục tiêu 2: Phân loại các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng
đến việc học trực tuyến của sinh viên
III.2: Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chỉ ra các yếu tố khách quan chủ quan một số khó khăn sinh viên
khi gặp phải
IV.1: Đối tượng:
1: Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến sự khó khăn của sin vien học trực tuyến trong bối
cảnh COVID-19. Các yếu tố được chia làm 3 nhóm chính: động cơ, sự ảnh
hưởng và môi trường học.
2: Phạm vi nghiên cứu
Kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay.
IV.2: Khách thể:
Sự khó khăn từ học trực tuyến, tuy nhiên khách quan thì vẫn sự hỗ trợ
của các trang web học trực tuyến tốt và đáp ứng 80-90% của thành công trong
việc học trực tuyến
IV.3: Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền nói riêng sinh viên cả nước
nói chung.
V: Phương pháp nghiên cứu:
Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngành
Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy học trực tuyến các năm học trước,
nhưng đâylẽ là đợt triển khai dạyhọc trực tuyến khá quy mô, đồng bộ
các cấp học từ tiểu học (TH) đến trung học phổ thông (THPT) trước tình hình
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một tháng triển khai, toàn ngành
Giáo dục rút ra kinh nghiệm, trong đó 03 yếu tố bản góp phần vào sự
thành công của phương pháp dạy học trực tuyến đó phải giải pháp tốt về
công nghệ, việc quản học sinh của các trường học phải chặt chẽ ý thức,
nền nếp của học sinh.
Về công nghệ cho dạy học trực tuyến tuy còn không ít khó khăn, nhất là hệ
thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản được khắc phục và dần đi vào
ổn định. Qua thống từ các trường, các đơn vị trong tỉnh cho thấy, 100%
học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đủ điều kiện và học tập trực tuyến; có 98% học
sinh THPT, 93% học sinh trung họcsở (THCS) và khoảng 80% học sinh TH
đã tham gia học trực tuyến. Với những học sinh không thiết bị học trực
tuyến, đã có nhiều giải pháp bằng việc vận động hỗ trợ máy tính, gởi phiếu học
tập đến cho học sinh,…
Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 600 trường học từ bậc
TH đến THCS đã chuyển đổi từ việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ
việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,…
đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn
còn không ít trường, đặc biệt các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong
việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa
thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh…
Bên cạnh đó, ý thức, nền nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn
khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của học sinh hiện nay phụ thuộc
rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng,
miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá
thích thú với phương pháp học này, tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh
mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng
dẫn của giáo viên...
Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, việc dạy và
học trực tuyến thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý
thức, nền nếp của học sinh rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công
nghệ, máy móc, các thầy thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập
như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh, nhất trong
giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
VI: Khung phân tích:
I:
Hình 1: Kết quả thống kê mô tả cho thấy, sinh viên thường học tại nhà/phòng
trọ nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 98.2%). Thiết bị thường được sinh viên sử dụng nhất
trong quá trình học trực tuyến là: Máy tính xách tay (1314 người sử dụng,
chiếm tỷ lệ 59.1%) và điện thoại thông minh (790 người sử dụng, chiếm tỷ lệ
35.5%)
II:
Hình 2: Tổng hợp những khó khăn khi học trực tuyến trên Microsoft Teams
Nhóm khó khăn có số lượng phản hồi nhiều nhất liên quan đến Internet (có 945
ý kiến) bao gồm những kết quả về: kết nối không ổn định trong quá trình học,
cúp điện, tốc độ đường truyên kém, không có wifi phải dung 3G nên chi phí
cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc học trực tuyến trở nên khó khăn
hơn và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên bị mất điểm do
khi giảng viên điểm danh thì sinh viên bị mất kết nối khỏi lớp học. Nguyên
nhân thứ hai là về vấn đề sử dụng hệ thống, tiếp nhận thông tin, 549 ý kiến của
sinh viên cho rằng đây chính là khó khăn của họ. Những vấn đề của hệ thống về
giao diện sử dụng, không hoạt động của một vài chức năng thông báo, điển hình
như chức năng thông báo đến sinh viên khi giảng viên có cập nhật thông tin
mới, bỏ sót một vài hoạt động học tập có tính điểm làm cho sinh viên cảm thấy
bối rối trong quá trình học trực tuyến. Do dịch bệnh đến bất ngờ, một số giảng
viên vẫn sử dụng Google Drive, email làm công cụ giảng dạy chính chứ không
sử dụng . Điều này làm cho một số sinh viên cảm thấy hoang mang trong quá
trình học. Nhóm nguyên nhân kế tiếp là về vấn đề không nắm bắt được nội dung
môn học khi học trực tuyến (có 407 ý kiến), sinh viên cho rằng việc học trực
tuyến không hiệu quả, không dễ tiếp thu cũng như khó để hệ thống kiến thức
trong lúc học. Nguyên nhân của khó khăn này có thể là do sinh viên chưa thích
nghi được với phương pháp học mới khi có sự thay đổi một cách đột ngột hoặc
do sinh viên không quen với việc tự học, tự nghiên cứu thông qua các thiết bị
công nghệ. Nhóm nguyên nhân thứ tư là về vấn đề thiếu tương tác với giảng
viên hoặc phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Đây là nguyên nhân dẫn đến
có 217 ý kiến đề xuất từ sinh viên về việc cảm thấy khó khăn trong quá trình
học. Một số giảng viên ít tương tác với sinh viên qua các kênh, không giải đáp
thắc mắc cho sinh viên một cách kịp thời, chấm bài sửa bài không đủ chi tiết,
không theo sát quá trình học của sinh viên dẫn đến việc sinh viên không theo
kịp bài học. Kế đến, 166 ý kiến sinh viên cho rằng nội dung của bài giảng gặp
một số vấn đề như chưa phù hợp, chưa thu hút, còn nhiều lỗi, chưa có dẫn
chứng ví dụ cụ thể v.v…. Có một số slides và video của các môn không khớp về
mặt nội dung, gây khó khăn trong quá trình tổng hợp kiến thức của người học.
Nhóm nguyên nhân thứ sáu, 119 ý kiến sinh viên không theo kịp chương trình
học trực tuyến do lượng kiến thức, bài tập quá nhiều; họ cho rằng lượng bài tập
nhiều hơn so với khi học trực tiếp trên lớp. Nhóm nguyên nhân thứ tám, âm
thanh trong quá trình học (chủ yếu qua video conference) không tốt được liệt kê
với 104 ý kiến đề xuất từ sinh viên. Cuối cùng, 99 ý kiến về vấn đề sinh viên
không có trang bị đủ thiết bị phụ trợ (máy tính xách tay, sách giáo khoa) hoặc
các thiết bị không đáp ứng đủ cho việc học (máy tính xách tay không có
webcam/không có mic). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên tại các trường
đại học đã có cảm nhận ở mức độ tiệm cận hoặc trên trung bình đối với trải
nghiệm học tập trực tuyến trên hệ thống Microsoft Teams. Cụ thể, những yếu tố
liên quan đến công nghệ và nội dung học tập được sinh viên đánh giá cao hơn
so với hai thành phần cá nhân hóa và hỗ trợ học tập Điều này chứng (Hình 3).
tỏ dù phải phản ứng nhanh do lý do khách quan (dịch Covid-19) nhưng các
trường đại học đã có sự đầu tư xây dựng, triển khai nội dung đào tạo trên hệ
thống trực tuyến. Tuy nhiên do triển khai gấp rút nên các trường vẫn chưa có
một Chương trình tập huấn, hướng dẫn cụ thể dành cho sinh viên, giúp họ có
thể thích nghi và đạt được hiệu quả học tập cao nhất trên hệ thống Microsoft
Teams.
III:
Hình 3: Cảm nhận của người học về Microsoft Teams
Kết quả thống cũng cho thấy những vấn đề liên quan chất lượng mạng
Internet cùng với chức năng của Microsoft Teams là những nguyên nhân chính
khiến người học gặp khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến. Ngoài ra thói
quen học tập của sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận về hiệu
quả công nghệ trong học tập trực tuyến, sinh viên đã quen với hình thức học
tập truyền thống nhưng nguyên nhân khách quan dịch bệnh Covid-19
khiến họ buộc phải thích nghi với hình thức mới. Điều này không hề dễ dàng
học chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như đào tạo đầy đủ về phương
pháp học tập trực tuyến cùng với kỹ năng sử dụng hệ thống Microsoft Teams.
VII. Bảng hỏi:
Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên?
Câu hỏi 2: Việc học trực tuyến có ảnh hưởng như thế nào đối với công việc và cuộc
sống tương lai?
Câu hỏi 3: Trình độ học trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh COVID-19 như thế
nào?
Kết quả phản hồi của sinh viên ở câu hỏi mở:
Trong tổng số 2225 sinh viên phản hồi, kết quả thống cho thấy, đa số sinh
viên (chiếm tỷ lệ 83.7%) đều nêu rõ ít nhất một khó khăn đã gặp phải trong quá
trình học tập trực tuyến, một số phản hồi còn nêu những ý tưởng góp ý cải
thiện hệ thống, nhóm này được đánh giá chấp nhận phương thức học trực
tuyến trong kết quả trả lời không đề cập đến những quan điểm như: dừng
học trực tuyến, chỉ muốn đến trường học, tổ chức học bù khi đi học lại v.v... Kế
đến là nhóm phản hồi không gặp khó khăn hoặc nhận xét chung chung như hệ
thống bình thường, học tập được, không ý kiến v.v… (chiếm tỷ lệ 11.6%).
Hai nhóm còn lại chiếm tỉ trọng ít nhất nhưng hoàn toàn đối nghịch nhau với tỷ
lệ 3.8% sinh viên nêu mong muốn bỏ dạy học trực tuyến cho rằng học
trực tuyến không hiệu quả và 1% sinh viên thấy được sự hiệu quả và một số lợi
ích nhất định khi học trực tuyến. Như vậy, nhìn chung hầu hết sinh viên đều có
thái độ chấp nhận mô hình học tập trực tuyến trên hệ thống Microsoft Teams.
| 1/11

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Sự khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến
trong bối cảnh covid 19
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Tùng
Mã sinh viên: 2155310043 Lớp: XH01001_K41.11
Giáo viên hướng dẫn:Phạm Võ Quỳnh Hạnh Hà Nội, 25.3.2022
I.1: Tính cấp thiết:
Báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã
làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và
đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục
phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên
không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không
thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Theo Bộ trưởng: “Việc học tập trực tuyến, học truyền hình trong điều
kiện hạ tầng còn rất rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy và ảnh
hưởng tiêu cực. Học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ
huynh bức xúc, xã hội lo lắng. Những chuyện bi hài, những việc đau lòng đã
diễn ra khó có thể kể siết...”
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ ngừng tới lớp - không ngừng
học tập, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy
và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu
cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà
giáo và các cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh
thần trách nhiệm với nghề nghiệp và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh.
I.2: Lý do chọn đề tài:
Vấn đề học trực tuyến vì Covid-19 đang “thách thức thực sự” cho giáo
dục việt nam, với những khó khăn mà các cấp bậc học sinh và sinh viên đang
phải chịu đựng có thể nói việc học trực tuyến nó đi kèm với nhiều rủi ro gặp
phải. Kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
(COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh
hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa để nhằm hạn chế tối đa sự lây
lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này, Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền cũng đã triển khai học trực tuyến để kịp thời ứng phó với diễn biến
phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Từ thực trạng trên, và tính cấp thiết của đề
tài cho thấy tầm quan trọng về vấn đề khó khăn của sinh viên và học sinh khi
học trực tuyến trong thời điểm COVID-19
II: Tổng quan nghiên cứu:
Giáo dục trực tuyến đã trải qua những thay đổi đáng kể về công nghệ và
cách thức ứng dụng công nghệ nhằm mang đến cơ hội mở cho người học và cải
thiện chất lượng học tập. Theo Alavi và Leidner (2001), đào tạo trực tuyến
được xem là một hình thức học tập thông qua công nghệ với môi trường học
tập có sự tương tác của người học với người dạy, nguồn tài liệu số hóa được
trung gian thông qua công nghệ thông tin. Chính vì vậy, việc sử dụng công
nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nội dung liên
quan đến thiết kế học trực tuyến và góp phần thành công, chấp nhận việc học
trực tuyến của sinh viên. Học tập trực tuyến mới được triển khai và ứng dụng
rộng rãi trong bối cảnh cách ly dịch bệnh Covid-9 ở Việt Nam. Đặc biệt, trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19, học tập trực tuyến được xem là phương pháp học
tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy và học tập mà vẫn tuân thủ
chấp hành sự cách ly của chính phủ. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu Trường Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chiến lược, ban hành các
văn bản triển khai, hướng dẫn hoạt động dạy và học tập trực tuyến. Tuy nhiên,
do bị ảnh hưởng bởi tâm lý trong bối cảnh dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị
trước cho việc triển khai đồng bộ trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến
nên quá trình thực hiện vẫn còn gặp những rào cản, khó khăn về công cụ,
phương tiện dạy và học, cũng như tâm thế học của sinh viên. Mặc dù số lượng
các lớp học trực tuyến đã tăng lên, áp dụng phổ biến trong toàn trường song
nhiều giáo viên, sinh viên bày tỏ mối quan tâm về chất lượng dạy và học tập
trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên.
III.1: Mục đích nghiên cứu: 1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá sự khó khăn của việc học trực tuyến trong bối cảnh COVID-19. Từ
đó, chỉ ra các yếu tố tác động đến sự khó khăn của sinh viên Học Viện Báo
Chí và Tuyên Truyền nói riêng và sinh viên cả nước nói chung
1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khảo sát sự khó khăn mà sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền gặp phải
Mục tiêu 2: Phân loại các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng
đến việc học trực tuyến của sinh viên
III.2: Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan và một số khó khăn mà sinh viên khi gặp phải IV.1: Đối tượng:
1: Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến sự khó khăn của sin vien học trực tuyến trong bối
cảnh COVID-19. Các yếu tố được chia làm 3 nhóm chính: động cơ, sự ảnh
hưởng và môi trường học.
2: Phạm vi nghiên cứu
Kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay. IV.2: Khách thể:
Sự khó khăn từ học trực tuyến, tuy nhiên khách quan thì vẫn có sự hỗ trợ
của các trang web học trực tuyến tốt và đáp ứng 80-90% của thành công trong việc học trực tuyến
IV.3: Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
V: Phương pháp nghiên cứu:
Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngành
Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy và học trực tuyến ở các năm học trước,
nhưng đây có lẽ là đợt triển khai dạy và học trực tuyến khá quy mô, đồng bộ ở
các cấp học từ tiểu học (TH) đến trung học phổ thông (THPT) trước tình hình
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một tháng triển khai, toàn ngành
Giáo dục rút ra kinh nghiệm, trong đó có 03 yếu tố cơ bản góp phần vào sự
thành công của phương pháp dạy học trực tuyến đó là phải có giải pháp tốt về
công nghệ, việc quản lý học sinh của các trường học phải chặt chẽ và ý thức, nền nếp của học sinh.
Về công nghệ cho dạy và học trực tuyến tuy còn không ít khó khăn, nhất là hệ
thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản được khắc phục và dần đi vào
ổn định. Qua thống kê từ các trường, các đơn vị trong tỉnh cho thấy, có 100%
học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đủ điều kiện và học tập trực tuyến; có 98% học
sinh THPT, 93% học sinh trung học cơ sở (THCS) và khoảng 80% học sinh TH
đã tham gia học trực tuyến. Với những học sinh không có thiết bị học trực
tuyến, đã có nhiều giải pháp bằng việc vận động hỗ trợ máy tính, gởi phiếu học
tập đến cho học sinh,…
Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 600 trường học từ bậc
TH đến THCS đã chuyển đổi từ việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ
việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,…
đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn
còn không ít trường, đặc biệt là các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong
việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa
thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh…
Bên cạnh đó, ý thức, nền nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn
khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của học sinh hiện nay phụ thuộc
rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng,
miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá
thích thú với phương pháp học này, tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh
mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên...
Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, việc dạy và
học trực tuyến có thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý
thức, nền nếp của học sinh là rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công
nghệ, máy móc, các thầy cô có thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập
như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh, nhất là trong
giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay. VI: Khung phân tích: I:
Hình 1: Kết quả thống kê mô tả cho thấy, sinh viên thường học tại nhà/phòng
trọ nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 98.2%). Thiết bị thường được sinh viên sử dụng nhất
trong quá trình học trực tuyến là: Máy tính xách tay (1314 người sử dụng,
chiếm tỷ lệ 59.1%) và điện thoại thông minh (790 người sử dụng, chiếm tỷ lệ 35.5%) II:
Hình 2: Tổng hợp những khó khăn khi học trực tuyến trên Microsoft Teams
Nhóm khó khăn có số lượng phản hồi nhiều nhất liên quan đến Internet (có 945
ý kiến) bao gồm những kết quả về: kết nối không ổn định trong quá trình học,
cúp điện, tốc độ đường truyên kém, không có wifi phải dung 3G nên chi phí
cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc học trực tuyến trở nên khó khăn
hơn và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên bị mất điểm do
khi giảng viên điểm danh thì sinh viên bị mất kết nối khỏi lớp học. Nguyên
nhân thứ hai là về vấn đề sử dụng hệ thống, tiếp nhận thông tin, 549 ý kiến của
sinh viên cho rằng đây chính là khó khăn của họ. Những vấn đề của hệ thống về
giao diện sử dụng, không hoạt động của một vài chức năng thông báo, điển hình
như chức năng thông báo đến sinh viên khi giảng viên có cập nhật thông tin
mới, bỏ sót một vài hoạt động học tập có tính điểm làm cho sinh viên cảm thấy
bối rối trong quá trình học trực tuyến. Do dịch bệnh đến bất ngờ, một số giảng
viên vẫn sử dụng Google Drive, email làm công cụ giảng dạy chính chứ không
sử dụng . Điều này làm cho một số sinh viên cảm thấy hoang mang trong quá
trình học. Nhóm nguyên nhân kế tiếp là về vấn đề không nắm bắt được nội dung
môn học khi học trực tuyến (có 407 ý kiến), sinh viên cho rằng việc học trực
tuyến không hiệu quả, không dễ tiếp thu cũng như khó để hệ thống kiến thức
trong lúc học. Nguyên nhân của khó khăn này có thể là do sinh viên chưa thích
nghi được với phương pháp học mới khi có sự thay đổi một cách đột ngột hoặc
do sinh viên không quen với việc tự học, tự nghiên cứu thông qua các thiết bị
công nghệ. Nhóm nguyên nhân thứ tư là về vấn đề thiếu tương tác với giảng
viên hoặc phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Đây là nguyên nhân dẫn đến
có 217 ý kiến đề xuất từ sinh viên về việc cảm thấy khó khăn trong quá trình
học. Một số giảng viên ít tương tác với sinh viên qua các kênh, không giải đáp
thắc mắc cho sinh viên một cách kịp thời, chấm bài sửa bài không đủ chi tiết,
không theo sát quá trình học của sinh viên dẫn đến việc sinh viên không theo
kịp bài học. Kế đến, 166 ý kiến sinh viên cho rằng nội dung của bài giảng gặp
một số vấn đề như chưa phù hợp, chưa thu hút, còn nhiều lỗi, chưa có dẫn
chứng ví dụ cụ thể v.v…. Có một số slides và video của các môn không khớp về
mặt nội dung, gây khó khăn trong quá trình tổng hợp kiến thức của người học.
Nhóm nguyên nhân thứ sáu, 119 ý kiến sinh viên không theo kịp chương trình
học trực tuyến do lượng kiến thức, bài tập quá nhiều; họ cho rằng lượng bài tập
nhiều hơn so với khi học trực tiếp trên lớp. Nhóm nguyên nhân thứ tám, âm
thanh trong quá trình học (chủ yếu qua video conference) không tốt được liệt kê
với 104 ý kiến đề xuất từ sinh viên. Cuối cùng, 99 ý kiến về vấn đề sinh viên
không có trang bị đủ thiết bị phụ trợ (máy tính xách tay, sách giáo khoa) hoặc
các thiết bị không đáp ứng đủ cho việc học (máy tính xách tay không có
webcam/không có mic). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên tại các trường
đại học đã có cảm nhận ở mức độ tiệm cận hoặc trên trung bình đối với trải
nghiệm học tập trực tuyến trên hệ thống Microsoft Teams. Cụ thể, những yếu tố
liên quan đến công nghệ và nội dung học tập được sinh viên đánh giá cao hơn
so với hai thành phần cá nhân hóa và hỗ trợ học tập Điều này chứng (Hình 3).
tỏ dù phải phản ứng nhanh do lý do khách quan (dịch Covid-19) nhưng các
trường đại học đã có sự đầu tư xây dựng, triển khai nội dung đào tạo trên hệ
thống trực tuyến. Tuy nhiên do triển khai gấp rút nên các trường vẫn chưa có
một Chương trình tập huấn, hướng dẫn cụ thể dành cho sinh viên, giúp họ có
thể thích nghi và đạt được hiệu quả học tập cao nhất trên hệ thống Microsoft Teams. III:
Hình 3: Cảm nhận của người học về Microsoft Teams
Kết quả thống kê cũng cho thấy những vấn đề liên quan chất lượng mạng
Internet cùng với chức năng của Microsoft Teams là những nguyên nhân chính
khiến người học gặp khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến. Ngoài ra thói
quen học tập của sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận về hiệu
quả công nghệ trong học tập trực tuyến, sinh viên đã quen với hình thức học
tập truyền thống nhưng vì nguyên nhân khách quan là dịch bệnh Covid-19
khiến họ buộc phải thích nghi với hình thức mới. Điều này không hề dễ dàng
vì học chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như đào tạo đầy đủ về phương
pháp học tập trực tuyến cùng với kỹ năng sử dụng hệ thống Microsoft Teams. VII. Bảng hỏi:
Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của sinh viên?
Câu hỏi 2: Việc học trực tuyến có ảnh hưởng như thế nào đối với công việc và cuộc sống tương lai?
Câu hỏi 3: Trình độ học trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh COVID-19 như thế nào?
Kết quả phản hồi của sinh viên ở câu hỏi mở:
Trong tổng số 2225 sinh viên phản hồi, kết quả thống kê cho thấy, đa số sinh
viên (chiếm tỷ lệ 83.7%) đều nêu rõ ít nhất một khó khăn đã gặp phải trong quá
trình học tập trực tuyến, một số phản hồi còn nêu những ý tưởng góp ý cải
thiện hệ thống, nhóm này được đánh giá là chấp nhận phương thức học trực
tuyến vì trong kết quả trả lời không đề cập đến những quan điểm như: dừng
học trực tuyến, chỉ muốn đến trường học, tổ chức học bù khi đi học lại v.v... Kế
đến là nhóm phản hồi không gặp khó khăn hoặc nhận xét chung chung như hệ
thống bình thường, học tập được, không có ý kiến v.v… (chiếm tỷ lệ 11.6%).
Hai nhóm còn lại chiếm tỉ trọng ít nhất nhưng hoàn toàn đối nghịch nhau với tỷ
lệ 3.8% sinh viên nêu rõ mong muốn bỏ dạy học trực tuyến vì cho rằng học
trực tuyến không hiệu quả và 1% sinh viên thấy được sự hiệu quả và một số lợi
ích nhất định khi học trực tuyến. Như vậy, nhìn chung hầu hết sinh viên đều có
thái độ chấp nhận mô hình học tập trực tuyến trên hệ thống Microsoft Teams.