-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sự phát triển của sử học (khoa học lịch sử) Việt Nam từ năm 1945 đến nay | Phương pháp luận Sử học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Phương pháp luận sử học 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Sự phát triển của sử học (khoa học lịch sử) Việt Nam từ năm 1945 đến nay | Phương pháp luận Sử học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Phương pháp luận sử học 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Sự phát triển của sử học (khoa học lịch sử) Việt Nam từ năm 1945 đến nay
CHƯƠNG 1. SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 Sau
Cách mạng tháng Tám 1945, điều kiện cho sự phát triển sử học mácxít ở
nước ta có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn thử thách. Vấn
đề được đặt ra lúc bấy giờ là Sử học phải làm gì để góp phần vào cuộc
đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ chính
quyền cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong tình thế đất
nước “ngàn cân treo sợi tóc”.
Việc đầu tiên, quan trọng nhất là đấu tranh xóa bỏ quan điểm lạc hậu, sai
lầm của việc nghiên cứu lịch sử thời Pháp thuộc và xây dựng nền Sử học
mới theo nguyên tắc Đảng đề ra “Dân tộc, khoa học, đại chúng”.
- Do việc trước mắt là chống “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”,
Đảng và Chính phủ chưa thể tạo điều kiện cho việc nghiên cứu lịch sử.
- Và đội ngũ cán bộ làm công tác sử học còn quá ít, trình độ khoa học chưa cao.
- Những chiến sĩ cách mạng nghiên cứu lịch sử (Võ Nguyên Giáp, Trần
Huy Liệu,...). Một số học giả nổi tiếng (Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn
Huyên,...) đang tập trung sức lực vào công tác khác được giao phó.
- Nhiều giáo viên dạy sử cũ trở thành lực lượng chủ yếu của công tác
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử.
Tuy nhiên, việc tiếp thu quan điểm mácxít về lịch sử cũng chưa được
thuần thục nên chưa phát huy mạnh mẽ trong nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ
nghiên cứu và giáo viên mới chưa hình thành.
1.1. Giai đoạn 1945-1946, các nhà sử học tập trung vào hai công việc chính
- Củng cố những tài liệu, văn kiện có giá trị. Không chỉ đối với việc tuyên
truyền giáo dục nhân dân mà còn là tài liệu lịch sử có giá trị đối với nghiên cứu sử học.
- Tổ chức biên soạn các bài giảng lịch sử cho các trường phổ thông
nhất là phần lịch sử cách mạng chống Pháp -> Các bài giảng này được xem
là những công trình đặt cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam.
- Ngày 15, 16, 17 tháng 1 năm 1945, Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng Sản Đông Dương đã thông qua Nghị quyết quan trọng về công
tác của Đảng đề cập đến nhiệm vụ phải tổ chức “soạn lại Bộ Sử nước ta, bắt đầu
viết ngay cuốn sử Cách mạng Việt Nam chống Pháp và cuốn sử kháng chiến”. lOMoAR cPSD| 41487872
-> Đây là Nghị quyết quan trọng đối với việc phát triển sử học mácxít của
nước ta. Nó vạch phương hướng, điều kiện cho sử học trực tiếp phục vụ
kháng chiến chống thực dân Pháp. Nó chứng tỏ Đảng ta rất quan tâm đến
việc nghiên cứu lịch sử dân tộc và mở rộng đối với nghiên cứu sử học đến
các chuyên ngành khác (Lịch sử Đảng, Lịch sử quân sự,...)
- Trong điều kiện kháng chiến do yêu cầu phục vụ tuyên truyền giáo
dục nhân dân, một số tài liệu lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử đã ra
đời như sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ “Một giai đoạn lịch sử nước ta (1847 - 1947)” với bút danh Lê Quyết
Thắng. Tác dụng của cuốn sách này gây được niềm tin cho nhân dân đang
tiến hành kháng chiến chống Pháp xâm lược.
+ “Giấc ngủ mười năm” bút danh Trần Lực. Bác đã nêu lên một nguyên
tắc, phương pháp luận quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử là kết
hợp nghiên cứu quá khứ với đoán định tương lai để phục vụ hiện tại.
- Các nhà sử học như Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn
dần dần được tập trung thời gian vào công việc nghiên cứu lịch sử và bước
đầu đã xây dựng những cơ sở cho việc phát triển công tác sử học sau này.
- Ngày 2-12-1953, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập
“Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học” trực thuộc Ban Chấp hành
Trung Ương Đảng. Nhà nghiên cứu biên soạn những sách về lịch sử, địa
lý, văn học theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.2. Về mặt nghiên cứu lịch sử, có nhiệm vụ:
a. Sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu về Sử, Địa, Văn của Việt
Nam. b. Nghiên cứu và giới thiệu Sử, Địa, Văn các nước bạn.
-> Việc thành lập Ban nghiên cứu Sử, Địa, Văn là bước phát triển lớn
nhất của khoa học xã hội nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám.
Ban nghiên cứu tập trung giải quyết nhiệm vụ được giao:
1. Bồi dưỡng sâu sắc, có hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin,
đường lối quan điểm của Đảng.
2. Đem những thành tựu đạt được vào việc giáo dục quần chúng nhân dân.
-> Vì Sử, Địa, Văn là vũ khí góp phần vào việc từ bỏ những nọc độc cũ
đồng thời là vũ khí hết sức cần thiết trong đấu tranh với địch. Mặt khác,
việc nghiên cứu lịch sử cũng góp phần vào việc giao lưu quốc tế đang được mở rộng.
Một công việc có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động khoa học của Ban là
bắt đầu biên tập các bộ tài liệu tham khảo về lịch sử đấu tranh chống Pháp từ lOMoAR cPSD| 41487872
1858 - 1945. Giai đoạn 1947-1954, ở các vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm,
việc nghiên cứu lịch sử dần dần được khôi phục. Tuy nhiên, mục đích nghiên
cứu ở các vùng này là phục vụ cho việc xâm lược và thống trị trở lại. 1.3. Kết luận
Giai đoạn 1945-1954 nền sử học mácxít có điều kiện phát triển. Nhờ sự
quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác nghiên cứu khoa học xã
hội bước đầu được tổ chức. Một số thành tựu nghiên cứu lịch sử đã kịp thời
phục vụ cách mạng. Tuy bị hạn chế về điều kiện song thành tựu ấy rất đáng
trân trọng, vì nó làm cơ sở cho sự phát triển của sử học sau này.
CHƯƠNG 2. SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Khoảng thời gian hơn 2 thập kỷ, từ năm 1954 đến 1975 là thời kỳ đặc biệt trong
lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Việt nam hiện đại nói riêng. Đây là thời kỳ đất
nước bị chia cắt thành 2 miền và phát triển theo 2 hướng khác nhau: tiếp tục phát
triển sử học Mácxít ở miền Bắc và sử học tư sản thực dân mới ở miền Nam, ảnh
hưởng cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng khác nhau trong sử học Mácxít trên
thế giới cũng diễn ra ở nước ta. Điều này chứng tỏ rằng, sử học rất rành chính trị, rất
nhạy cảm với tình hình chính trị bao giờ cũng có vai trò xung kích trên mặt trận đấu
tranh tư tưởng và góp phần đáng kể vào đấu tranh cách mạng chung.
2.1. Sử học Mácxít ở miền Bắc (1954 - 1975)
Hòa bình được lập lại, miền bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kì quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình ấy cũng đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ mới với
sử học. Chủ nghĩa Mác-Lênin càng được củng cố và là hệ tư tưởng chính thống của
sử học miền Bắc, mở rộng trong việc nghiên cứu, tăng cường nghiên cứu những
vai trò, phương pháp luận sử học, mở rộng nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử
các chuyên ngành và đẩy mạnh công tác giáo dục-lịch sử ở trường sư phạm và phổ
thông cũng như công tác đào tạo lịch sử ở các trường đại học, việc nghiên cứu.
2.1.1. Vấn đề tổ chức nghiên cứu được đặt ra để làm sao cho phù hợp
với tình hình mới
- Cuối 1954, “Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học” đổi thành “Ban nghiên cứu
Văn học, Lịch sử, Địa lý”, gọi tắt là “Ban Văn, Sử, Địa”. Từ số 3, tập san của ban cũng
đổi thành “Tập san Văn, Sử, Địa”. Việc nghiên cứu Lịch sử cũng được tiến hành
ở các khoa của các trường đại học.
- Năm 1959, Ủy ban khoa học Nhà nước ra đời, chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động của
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ngày 6-2-1960, Viện Sử học, trực thuộc Ủy ban
khoa học Nhà nước được thành lập. Viện có nhiệm vụ “Căn cứ vào đường lối của lOMoAR cPSD| 41487872
Đảng và Chính phủ, nghiên cứu lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đấu tranh thống nhất
nước nhà, góp phần vào cuộc đấu tranh cho hòa bình và chủ nghĩa xã hội chủ
nghĩa thế giới”. Là cơ quan nhà nước, Viện Sử học ngoài nhiệm vụ nghiên cứu
của mình, còn là trung tâm tập hợp các lực lượng khoa học lịch sử trong cả
nước. Nó tạo nên cái cơ sở đầu tiên cho cho chúng ta đi vào việc xây dựng ngành
sử học Việt Nam theo tinh thần khoa học.
- Năm 1965, Ủy ban khoa học xã hội được thành lập càng tạo điều kiện cho
khoa học lịch sử phát triển. Ngay từ năm 1960, bên cạnh cơ quan nghiên cứu sử
học, nhiều cơ quan nghiên cứu khác lần lượt khác ra đời: Viện Khảo cổ học, Viện
Dân tộc học, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Ban Lịch sử dân tộc và
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng các tỉnh. Khoa Sử các trường Đại học Sư phạm
Vinh, Việt Bắc… Gia đình khoa học lịch sử ngày một đông đảo, vững mạnh, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất nước bằng
kết quả nghiên cứu, đào tạo của mình.
2.1.2. Thành tựu nghiên cứu của sử học Việt Nam trong những năm 1954-1975
- Thứ nhất, việc nghiên cứu vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam được đặt ra từ
xa xưa và được trình bày trong các truyện cổ tích, truyền thuyết của nhân dân ta,
được các học giả Pháp thời đô hộ tìm cách lý giải. Tuy nhiên cách cách giải
quyết của những học giả ấy mang màu sắc thần bí, không có cơ sở khoa học
hoặc bị xuyên tạc để phục vụ cho chính sách, ý đồ của bọn thực dân. Để giải
quyết vấn đề này, các nhà sử học Việt Nam đã phối hợp với các nhà Khảo cổ
học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Nhân chủng học, Văn học dân gian tiến hành
xác minh và nêu nhiều luận cứ khoa học quan trọng.
- Trong nửa cuối những năm 50 và đầu 60, các nhà sử học Việt Nam đã phê
phán những luận điểm sai trái của các nhà học giả phương Tây trước đây về
nguồn gốc dân tộc Việt Nam và chứng minh rằng nguồn gốc dân tộc Việt Nam chủ
yếu là cư dân bản địa lâu đời.
- Tiếp đó từ cuối thập kỉ 60, “Thời đại Hùng Vương” trở thành một đề tài khoa
học hấp dẫn các nhà khoa học lịch sử. Trong những năm 1968-1971, kết quả
nghiên cứu thời đại Hùng Vương được trình bày ở các hội nghị khoa học và các
tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Khảo cổ học, Dân tộc học… Các thành tựu nghiên
cứu khẳng định, thời đại Hùng Vương có thật trong lịch sử dân tộc.
Những kết quả nghiên cứu quan trọng như vậy đặt cơ sở cho việc tiếp tục đi sâu
tìm hiểu hiểu nhiều vấn đề khoa học khác có liên quan nguồn gốc của các dân tộc anh
em trên đất nước Việt Nam, những mối quan hệ về nguồn gốc và giao lưu giữa lOMoAR cPSD| 41487872
dân tộc Việt Nam và các dân tộc ở Đông Nam Á, ở Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
- Thứ hai, cuộc thảo luận vấn đề “Hình thành dân tộc Việt Nam”. Cuộc thảo luận
sôi nổi nhất diễn ra vào những năm 1955-1957 trên các tập san và tạp chí khoa học
uy tín. Tham gia cuộc thảo luận có nhiều nhà sử học tên tuổi trong nước bấy giờ như
Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Minh Tranh, Lương Bích... và một số nhà sử học nước
ngoài có thể kể đến như Viện sĩ Gube (Liên Xô), nhà sử học Sênô (Chesneaux, Pháp).
Các nhà sử học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề hình thành dân
tộc Việt Nam mà chưa đi đến một quan điểm nhất trí. Từ sau 1965, do yêu cầu biên
soạn bộ Lịch sử Việt Nam cuộc thảo luận lại trở nên sôi nổi.
Vấn đề hình thành dân tộc là một vấn đề lớn của nghiên cứu lịch sử, những
thành tựu nghiên cứu đạt được trong những năm 1954-1975 làm cơ sở cho việc
tiếp tục nghiên cứu sau khi nước nhà thống nhất.
- Thứ ba, việc nghiên cứu các hình thái kinh tế xã hội Việt Nam được tiến hành do
yêu cầu của việc biên soạn thông sử, trước hết là phân kỳ lịch sử dân tộc. Cuộc hội
thảo “Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không?” diễn ra sôi nổi trong những
năm 1957-1960 trên tạp chí nghiên cứu lịch sử trong nhiều cuộc hội thảo khoa học
(đặc biệt cuộc hội thảo 1960). Nó làm rõ hai quan điểm trái ngược nhau giữa những
người chủ trương có hoặc không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam. Tuy các
nhà nghiên cứu lịch sử đều xuất phát trên cơ sở những quan điểm lý thuyết macxit –
lêninnít về hình thái kinh tế xã hội,song khi thảo luận họ đều không có đủ tài liệu
khoa học và luận cứ để chứng minh chủ trương của mình. Dù vậy, các nhà nghiên
cứu lịch sử đều gặp gỡ nhau ở chỗ cho rằng Việt Nam không trải qua chế độ nô lệ
kiểu châu Âu (Hy Lạp, La Mã) mà có một hình thức đặc biệt cần tìm hiểu là chế độ nô
tỳ. Từ đó, nhiều nhà sử học đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc, việc
bóc lột, mua bán, vai trò nô tỳ trong xã hội và cải cách của Hồ Quý Ly.
Việc nghiên cứu hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử Việt Nam là một nhiệm
vụ cấp thiết của chúng ta. Giai đoạn nghiên cứu 1954-1975 đã đặt nền móng cho
các vấn đề và thảo luận về chủ đề trở nên sôi nổi.
Bên cạnh những thành tựu trên, vẫn còn rất nhiều thành tựu của sử học
thuộc nhiều lĩnh vực thể hiện một cách tập trung, có hệ thống trong một số
công trình, tiêu biểu cho ngành Sử học miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. “Tứ trụ” Lâm - Lê - Tấn - Vượng - điểm nhấn của nền sử học
mácxít Một là, sớm "khởi nghiệp" nền sử học mác xít Việt Nam.
Ngay khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, thầy giáo Đinh Xuân Lâm từ trường Trung
học Lam Sơn Thanh Hóa được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn lOMoAR cPSD| 41487872
khoa, nơi các đồng môn Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng vừa nhập trường, để
sau đó bộ ba cùng đỗ "tam khôi" khóa 1954-1956. Năm sau (1957) có thêm “Á
nguyên” Hà Văn Tấn hoàn thành xuất sắc “trình độ 9+2”. Cả 4 tân cử nhân ấy
được giữ lại khoa lịch sử để các thầy Đào Duy Anh và Trần Văn Giàu giao những
nhiệm vụ ban đầu có tính “khởi nghiệp” giảng dạy và nghiên cứu quốc sử.
Kết quả là những năm 1960-1961, thầy giáo trẻ Hà Văn Tấn mới 23 tuổi đã hiệu
đính và chú thích cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hai thầy giáo trẻ Hà Văn Tấn
(24 tuổi), Trần Quốc Vượng (27 tuổi) hoàn thành và công bố 3 cuốn sách Lịch sử
chế độ cộng sản nguyên thủy ở Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
(tập I), Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam; thầy giáo trẻ Phan Huy Lê (27
tuổi) hoàn thành và công bố Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Tập II), Tìm
hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
(Tập III), hoàn thành Chú thích về lịch sử và địa lý Quân trung từ mệnh tập của
Nguyễn Trãi; còn thầy giáo Đinh Xuân Lâm từ năm 1957 đến 1961 thống lĩnh
toàn phần Lịch sử Việt Nam cận đại… Tất thảy là những công trình sử học đầu
tiên của Việt Nam viết theo quan điểm sử học mác xít.
Hai là, sớm xác lập quan điểm sử học chính thống về quốc sử Việt Nam, xây
dựng hệ thống phương pháp luận sử học Việt Nam.
Những công trình sử học đầu tiên của nền dân chủ cộng hòa là kết quả trực tiếp
của sự phân công của Giáo sư Đào Duy Anh và Giáo sư Trần Văn Giàu, với việc đã
sớm phân kỳ lịch sử quốc gia thành các thời kỳ: Thời nguyên thủy, thời cổ trung đại,
thời cận hiện đại, thời hiện đại. Quan niệm kinh tế - xã hội là cơ sở nền tảng của toàn
bộ lịch sử, các giáo sư “tứ trụ” tập trung nghiên cứu chuyên sâu những đề tài về chế
độ ruộng đất, nông dân, làng xã, văn hoá và truyền thống; thực hiện nguyên tắc tiếp
cận toàn bộ, toàn diện, đa tuyến về lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực
và thế giới; kiến giải những “khoảng trống” trong lịch sử bằng nhận thức trung thực,
khách quan, khoa học và phải bằng sử liệu, chứng cứ rõ ràng.
Sớm phát hiện việc nghiên cứu sử học chưa được trình bày như một hệ thống
phương pháp luận, Giáo sư Hà Văn Tấn dựa theo lý thuyết hoạt động của Marx để
xây dựng mô hình cấu trúc – hệ thống phương pháp luận sử học. Từ thập niên
1970, nhiều vấn đề về sử học là gì, đối tượng của sử học, sử liệu học, phương
pháp lịch sử, phương pháp logic… đã được giảng dạy; trên cơ sở đó bộ môn
Phương pháp luận sử học được thành lập ở Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ba là, hình thành hệ thống cơ cấu chương trình ngành khoa học lịch sử trong
khoa học nhân văn Việt Nam lOMoAR cPSD| 41487872
Đến đầu thập niên 1960, chương trình đào tạo khoa học lịch sử đã có các
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ trung đại và Lịch sử Việt Nam cận hiện đại;
Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội bắt đầu xây dựng ngành Khảo cổ học, sau đó
nhiều chuyên ngành khác: Dân tộc học, Lưu trữ học, Lịch sử thế giới… lần lượt
ra đời. Mỗi chuyên ngành trở thành bộ môn đào tạo với cơ cấu chương trình đào
tạo trình độ cử nhân, làm cơ sở cho sự phát triển chuyên sâu và liên ngành
trong khoa học lịch sử và khoa học nhân văn.
Giáo sư Hà Văn Tấn từng phác họa cách thức phát triển chuyên ngành: “Sau
khi viết quyển Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông… tôi chú ý đến
vấn đề ruộng đất, vấn đề văn hóa của giai đoạn này. Để sưu tầm thêm tư liệu,
vốn rất hiếm về giai đoạn này, tôi quan tâm đến các bi ký… Chính những bi ký
đã hướng tôi đến với lịch sử Phật giáo… Từ lịch sử Phật giáo Việt Nam, tôi phải
đọc rộng thêm về lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Rồi từ Phật giáo Ấn
Độ, tôi phải học triết học Ấn Độ cổ trung đại”.
Bốn là, đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà sử học trên cả nước kế tục và
phát triển sử học Việt Nam.
Ngay khi nền đại học dân chủ cộng hòa vừa khởi tạo được những cử nhân đầu tiên
- những thanh niên chênh nhau vài ba tuổi, cùng một “lò” đào tạo trong nước và đều
học rất giỏi - trở thành thế hệ đầu, hình thành “tứ trụ” của nền sử học trẻ của nước
nhà. Sự nghiệp đào tạo, xây dựng đội ngũ của thế hệ đầu ấy được thực hiện qua
hàng chục năm nghiên cứu gắn với giảng dạy, đào tạo, hướng dẫn, đặc biệt là quá
trình tự học, tự nghiên cứu; trong đó phải nêu cao đạo đức người nghiên cứu sử
học, phải luôn quan tâm đến tư duy phê phán trong sử học, luôn thực hiện và yêu
cầu người dạy và học lịch sử phải thận trọng, phải có tinh thần phê phán… Từ đó
cũng trở thành những người thầy đi đầu trong nền sử học Việt Nam.
2.1.4. Tổng kết các nhiệm vụ quan trọng và thành quả
Một trong những nhiệm vụ trung tâm lúc bấy giờ ở miền Bắc phải tính đến
việc biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam.
Do yêu cầu giảng dạy ở khoa Sử của các trường đại học và việc biên soạn sách
giáo khoa Lịch sử cho trường phổ thông, mà các bộ giáo trình về lịch sử Việt Nam và
thế giới ở trường đại học lần lượt ra đời. Có thể kể đến như Lịch sử Việt Nam (1950),
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1957) của giáo sư Đào Duy Anh, Sự khủng hoảng của
chế độ nhà Nguyễn trước 1858, Bộ giáo trình chống xâm lăng (3 tập) của giáo sư
Trần Văn Giàu, Lịch sử thế giới cổ đại (1956) của giáo sư Chiêm Tế... Các công trình
này không chỉ là tài liệu giáo khoa mà còn đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các bộ
thông sử và chuyên đề về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. lOMoAR cPSD| 41487872
2.2. Sử học ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)
Với âm mưu chia cắt đất nước của đế quốc Mỹ nhằm thiết lập chế độ thực dân mới ở Việt Nam.
Ngoài việc chia cắt về mặt vật chất thì chúng còn phải chia cắt về mặt tư tưởng.
Chính quyền Sài Gòn cũng ra sức tổ chức việc nghiên cứu lịch sử với mưu đồ chống
Cộng, đánh phá cách mạng, đầu độc thế hệ trẻ.
2.2.1. Quan điểm sử học của chính quyền Mỹ - Ngụy
Quan điểm chính thống trong nghiên cứu lịch sử của chính quyền Mỹ - Nguỵ là
quan điểm tư sản phục vụ chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam,
chính sách chống Cộng chống cách mạng, chống tiến bộ xã hội là những nét đặc
cưng của nên sử học thời Mỹ - Nguỵ. Nhưng chúng ta không thể nào xem nó là
những công trình sử học được, như các bài nói về chủ trương âm mưu “Bắc Tiến”,
“Lấp Sông Bến Hải” đã xuyên tạc nhiều sự kiện để phục vụ cho mưu đồ xâm lược
của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ví như việc nêu nên luận điểm rằng “đất nước Việt
Nam nhiều lần bị chia cắt và bao giờ cũng được thống nhất từ Nam ra Bắc”, hoặc lí
giải “truyền thống nhân dân Việt Nam sống trong các lũy tre làng, trong xóm ấp” để
biện minh cho việc thực hiện chính sách “ấp chiến lược”. Không ít bài viết ra sức
xuyên tạc Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tuy nhiên, ở miền Nam thời đó vẫn còn một số tác giả, một số cuốn sách lịch sử
cố gắng nêu lên tinh thần dân tộc, muốn tìm hiểu cội nguồn của đất nước để nuôi
dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Các cuốn sách viết về lịch sử địa phương ở
miền Nam cũng khá phát triển trong thời kì này. Có thể kể đến một số cuốn sách:
+ Sử lược của Trần Trọng Kim
+ Việt Nam văn minh sử lược khảo của Lê Văn Liệu
+ Việt Nam thời khai sinh của Nguyễn Phương
+ Việt sử xứ Đàng trong (1558-1777) của Phan Quang,…
Nghiên cứu lịch sử thời phong kiến, một số nhà sử học miền Nam thời Mỹ
thống trị chú trọng khá nhiều về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Do
đó các tác giả cũng cung cấp khá nhiều tư liệu về các lĩnh vực, chính trị, kinh tế,
xã hội của Việt Nam từ thời Lê Sơ và tình hình của Đàng ngoài và Đàng trong khi
đất nước bị chia cắt.
- Nguyễn Phương trong “Việt Nam trong thời bành trướng Tây Sơn” đã đặt
một số vấn đề để tranh luận ai đã thống nhất Việt Nam: Nguyễn Huệ hay Gia
Long và khẳng định Gia Long là người có công thống nhất đất nước.
- Tạ Chí Đại Trường trong “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam” có vẻ khách quan trong
quan điểm trình bày về sự phát sinh, phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn lOMoAR cPSD| 41487872
cuộc xung đột giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, song cũng không che đậy được ý
đồ tán dương công đức Gia Long trong việc tiếp tục văn minh Tây phương đã
thống nhất và phát triển đất nước.
- Lịch sử Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp được trình bày trong khá nhiều công trình
quy mô của những người nghiên cứu lịch sử. Phạm Văn Sơn, một sĩ quan trong
quân đội Sài Gòn, trong bộ Quân sử, ông cũng dành hẳn quyển Quân sử 3 để nói về
Quân dân Việt Nam chống Tây xâm, về cuộc đấu tranh chống Pháp từ năm 1958-
1954 của dân tộc Việt Nam. Trong các bộ sử này mục đích chủ yếu của tác giả là làm
công tác “tâm lý chiến” trong quân đội Ngụy. Phạm Văn Sơn trình bày khá chi tiết sự
kiện về đấu tranh chống Pháp trước năm 1945, mà phần lớn dựa vào tư liệu của các
sử gia, nhà quân sự Pháp. Phạm Văn Sơn đã phủ nhận vai trò của Đảng Cộng Sản
Việt Nam từ sau năm 1930 trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh để giải phóng dân tộc
và đánh Pháp xâm lược. Chúng ta có thể tìm thấy trong bộ sách này chứa đựng
những luận điệu xuyên tạc lịch sử, như “Việt Minh cướp ngôi của quốc gia trong
việc đánh Pháp”, “Việt Minh phản bội dân tộc, bắt tay với pháp chia cắt đất nước”,...
Một số điều cần ghi nhận là công tác tư liệu cũng được chú trọng ở miền Nam
thời Mỹ - Nguỵ. Uỷ ban lịch sử Việt Nam (miền Nam) đã dịch và in nhiều tập sách,
tư liệu có giá trị như:
- Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập 1 triều Gia Long, tập 2 triều Minh Mệnh.
- Lê tắc. An Nam chí lược.
- Ức Trai tập, bản dịch của Dương Bá Cung gồm nhiều tác phẩm của giá trị của Nguyễn Trãi.
- Ngô Thế Luỹ, Việt sử tiền án, bản dịch của nhà xuất bản Văn hoá Á châu,…
Cuối cùng, chúng ta không thể nhắc tới những quan điểm lí luận về sử học của
một số người nghiên cứu đang rải rác trên các báo, tập san hay in thành sách, như
quyển Phương pháp sử của Nguyễn Phương, Nhập môn sử của Nguyễn Thế Anh...
Thật ra đây cũng chỉ là những quan điểm của sử học tư sản được sử dụng ở
miền Nam lúc bấy giờ, nhằm vài mục đích chống lại quan điểm macxit – lêninnit
trong nghiên cứu lịch sử. Một số bài viết công trình lí luận như vậy đã tập trung
vào phê phán, phủ nhận học thuyết kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, xuyên tạc
về chủ nghĩa khách quan khoa học, về tính Đảng cộng sản trong nghiên cứu lịch
sử mácxit. Nguyễn Phương tuyên bố có tính chất “cương lĩnh” rằng “một số
người có óc đảng phái không thể nghiên cứu lịch sử, vì nghiên cứu lịch sử cần
phải nói lên tất cả sự thật.
2.2.2. Kết luận về nền sử học Việt Nam ở miền Nam lOMoAR cPSD| 41487872
Chúng ta không bao giờ quên rằng nền sử học của mỗi thời kì gắn liền và phục vụ
chế độ chính trị thời kì ấy. Sử học thời Mỹ-Nguỵ ở miền nam Việt Nam từ năm 1954 -
1974 về cơ bản bị biến thành, hay lợi dụng làm công cụ chống lại cách mạng của
nước ta. Tuy vậy với tinh thần khách quan, khoa học chúng ta vẫn ghi nhận những
yếu tố tích cực ở một số tác giả, công trình có đóng góp nhất định cho sử học Việt
Nam trên con đường phát triển, gắn chặt với cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc.
Không ít các nhà nghiên cứu lịch sử ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đã góp
phần tích cực cho sự phát triển của sử học đất nước sau khi thống nhất.
2.3. Kết luận chung
Nhìn chung trong giai đoạn 1954 - 1975, sử học Việt Nam, mà nền sử học mácxít ở
miền bắc là dòng chính, đã có những phát triển lớn. Sự phát triển này là do sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh thực tiễn cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống mới xã
hội chủ nghĩa, tiếp thu sáng tạo nền sử học truyền thống, lâu đời của dân tộc và sự
giao lưu của các nhà sử học mácxít, tiến bộ ở nước ngoài.
Trong bước phát triển này tất nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót
như những biểu hiện sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, khách quan tư
sản, trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu công tác sử học, chất
lượng nghiên cứu nhiều công trình chưa cao.
CHƯƠNG 3. SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN
NAY 3.1. Sử học Việt Nam từ 1975 - 1986
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, từ đó cả
nước Việt Nam thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Và cũng trong tình hình mới
như vậy, nhiều nhiệm vụ cấp bách được đặt ra mà sử học vn cần phải giải quyết.
3.1.1. Nhiệm vụ
Trước tiên hết, những nhà nghiên cứu lịch sử phải tiến hành cuộc đấu tranh
chống lại quan điểm sử học phản động của Mỹ - Ngụy ở miền Nam trước 1975 và bồi
dưỡng quan điểm mácxít - lêninnít tiến bộ. Nhiều bài viết của Trương Hữu Quýnh,
Nguyễn Phan Quang… phê phán sai lầm của Nguyễn Thế Anh, Tạ Chí Đại Trường
trong nghiên cứu lịch sử dân tộc được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
Nhiệm vụ trọng tâm của sử học vn trong giai đoạn mới là tập trung nghiên
cứu công cuộc dựng nước, vẫn phải tiếp tục nghiên cứu những vấn đề giữ
nước, chống xâm lược.
3.1.2. Hoạt động, thành tựu lOMoAR cPSD| 41487872
Những biến động ngày càng xấu của cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội
ở nhiều nước, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, sự phản kích
ngày càng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản vào chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi
mặt, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, khoa học xã hội, những khó khăn dồn dập
trong nước do sai lầm về đường lối về quản lý xã hội… ảnh hưởng không nhỏ
đến việc nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu, công tác tư liệu nhưng về cơ bản đã góp phần làm cho sử
học Việt Nam thu được những thành tựu đáng kể. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986),
tư tưởng đổi mới soi sáng cho các nhà nghiên cứu “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự
thật, nói đúng sự thật” nhằm khôi phục đúng bức tranh quá khứ, rút bài học kinh
nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động sử học của các cơ quan nghiên cứu đào tạo vào những năm cuối thế kỷ
XX - đầu thế kỷ XXI rất sôi động, có kết quả được thể hiện ở nhiều công trình xuất
bản, các hội thảo khoa học trong nước (Hội thảo khoa học quốc tế về “Việt Nam
học” năm 1998, 2001) tham gia nhiều Hội thảo khoa học ngoài nước.
Những hoạt động có kết quả của đơn vị và cá nhân các nhà sử học được Đảng
và nhà nước đánh giá cao. Nhiều đơn vị được tặng thưởng các loại Huân
chương Độc lập, Huân chương Lao động, Viện Sử học và khoa Lịch sử, trường
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia được phong đơn vị anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới, nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu được nhận
danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, chiến sĩ thi đua các cấp (bộ và Nhà
nước), được Huân chương Lao động các hạng, các giải thưởng nhà nước và giải
thưởng Hồ Chí Minh (Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Hà Văn Tấn…).
3.2. Sử học Việt Nam từ 1986 - nay
3.2.1. Về phương diện lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nguyên lý chủ nghĩa Mác là nền tảng lý luận và phương pháp luận của sử học
Việt Nam hiện đại.
Thời kỳ đổi mới mở ra cơ hội giao lưu, trao đổi từ nhiều khu vực về thế giới
quan khoa học, lý luận về phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhiều sinh viên
được gửi đi học tập (thầy Dung đi học ở National University of Rostov-on-Don ở
Nga) và tu nghiệp ở nước ngoài (thầy Sen có đi Nhật trong vài năm (nhờ thầy xác
thực thông tin như một cách tương tác)), thu hút học giả nước ngoài nhất là
phương Tây và Nhật Bản đến nghiên cứu → Cơ hội cọ sát, trao đổi giữa nhà
nghiên cứu Việt Nam và các khu vực khác.
3.2.2. Một số thành tựu quan trọng lOMoAR cPSD| 41487872
1 - Nghiên cứu làm rõ hơn lịch sử quá trình dân tộc Việt Nam. Một số
công trình/thành tựu:
+ Năm 2001, nhóm cán bộ khoa học khoa Lịch sử trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai đề tài cấp nhà
nước về lịch sử Việt Nam. Đến 2006, đề tài được nghiệm thu với sản phẩm
chính là bộ giáo trình lịch sử Việt Nam 4 tập trình bày lịch sử dân tộc từ
khởi nguồn đến hết thế kỷ XX theo cách tiếp cận mới.
+ Từ năm 2002, viện sử học đã tổ chức chương trình nghiên cứu nhằm
nghiên cứu và biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam dự kiến gồm 15 tập trình bày
khá chi tiết và đầy đủ lịch sử dân tộc Việt Nam từ khởi nguồn đến năm 2000.
2 - Kết quả nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử vùng với sự ra đời của hàng
chục cuốn địa chí có giá trị. Chẳng hạn như chương trình nghiên cứu về vùng đất
Nam bộ, chương trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, chương trình nghiên
cứu về Đồng bằng sông Hồng, về Tây Nguyên, v.v…
3 - Một số phát hiện nổi bật nhất và một số kết quả nghiên cứu cụ thể, có tầm
vóc và ý nghĩa quan trọng của giới sử gia Việt Nam, có thể kể đến như phát hiện
và triển khai nghiên cứu về khu Hoàng thành Thăng Long, những nghiên cứu về
các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và về lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt Nam…
4 - Sử học trong việc nghiên cứu, đánh giá, trao đổi lại nhiều vấn đề, sự kiện
và nhân vật lịch sử phức tạp. Các nhân vật như Phan Thanh Giản, Trần Thủ Độ,
Trương Vĩnh Ký… hay những vấn đề việc đánh giá về vương triều Nguyễn và
các chúa Nguyễn, về Việt Nam Quốc dân Đảng, về vai trò của quốc tế cộng sản
với cách mạng Việt Nam… vẫn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận kéo dài.
3.2.3. Một số tồn tại chủ yếu
1 - Thực trạng chủ yếu vẫn là tình trạng tự phát, mò mẫm, thiếu chủ trương chung,
có tầm nhìn chiến lược, thiếu cách tổ chức có bài bản (những trang nghiên cứu thiếu
uy tín, trang tin truyền tải sai sự thật lịch sử do nghiên cứu tự phát, thiếu chính xác).
2 - “Khoảng trống” trong nghiên cứu lịch sử (đối với lịch sử Việt Nam cận đại, trong
một thời gian dài tập trung nghiên cứu về lịch sử, cuộc vận động giải phóng dân tộc
Việt Nam và những chuyển biến của đời sống dân tộc Việt Nam dưới sự tác động của
công cuộc thực dân hóa của người Pháp, điều đó là đúng, bởi lẽ “nhân vật trung tâm”
của lịch sử Việt Nam phải là chính dân tộc, nhân dân Việt Nam, song nhìn lại có thể thấy
là kết quả nghiên cứu của chúng ta về sự hiện diện của thực dân pháp
ở Việt Nam, về cộng đồng người “Tây” ở Việt Nam, về chính quyền thuộc địa …
còn hết sức không đầy đủ). lOMoAR cPSD| 41487872
3 - Thiếu công trình cơ bản có tính chất công cụ và tuyên ngôn học thuật, đó
là những bộ từ điển lịch sử nhân vật thuật ngữ địa danh (ví dụ như việc là học
sinh phổ thông tiếp xúc với các thuật ngữ “dân chủ”, “dân tộc”, “cách mạng”...
nhưng nếu không có giải thích kèm theo thì sẽ không hiểu được, như môn tiếng
Anh thì có từ điển để giải thích từ vựng thì lịch sử còn hạn chế về vấn đề này).
4 - Hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền lịch sử trong và ngoài trường
học (ví dụ như vẫn hay đùa là Quang Trung Nguyễn Huệ là anh em, nhưng thực tế
có thật là một lần phỏng vấn đường phố của kênh VTV7 khi hỏi về mối quan hệ
giữa QT NH thì đa số người được phỏng vấn ấp úng, còn hiện trạng học sinh
chán học môn lịch sử luôn là vấn đề nan giải với nền giáo dục Việt Nam)
3.3. Tổng kết về sử học Việt Nam giai đoạn 1975 - nay
Một cách khái quát và vắn tắt có thể nhìn thấy bức tranh chung về sử học
Việt Nam trong một số điểm chủ yếu từ sau 1975 đến nay như sau:
1 - Cuộc đấu tranh để xác định quan điểm marxist đường lối của đảng cộng
sản Việt Nam trong công tác sử học.
2 - Tiếp tục các đề tài đã được tiến hành trong giai đoạn trước. Việc biên soạn
lịch sử Việt Nam được xúc tiến mạnh mẽ đã hoàn thành và xuất bản nhiều bộ
giáo trình lịch sử Việt Nam.
3 - Triển khai sâu rộng hơn việc nghiên cứu lịch sử, đấu tranh giữ nước của nhân dân ta.
4 - Việc nghiên cứu về sử đảng cộng sản Việt Nam thu hút nhiều nhà nghiên cứu.
5 - Việc nghiên cứu các vấn đề về ruộng đất, về phong trào nông dân.
6 - Việc nghiên cứu lịch sử thế giới cũng.Được đẩy.
7 - Nghiên cứu lịch sử địa phương và chuyên ngành sôi nổi hơn từ sau ngày
miền Nam hoàn toàn giải phóng.
8 - Xây dựng đội ngũ cán bộ từ một số ít cán bộ nghiên cứu vào đầu Cách mạng
tháng Tám - 1945 đến nay đã có một đội ngũ đông đảo cán bộ sử học, phần lớn là
cán bộ được đào tạo từ nhà trường và trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
Nhìn chung, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, sử học Việt Nam phát triển
mạnh mẽ cùng với thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Có thể nêu một số nhận xét chung về giai đoạn này như sau: Thứ nhất,
sử học mácxít là nền sử học chính thống ở nước ta từ sau cách mạng
tháng tám 1945. Nó được xây dựng trên cơ sở Chủ nghĩa mác lênin. Nó đấu tranh
chống những khuynh hướng sử học sai lầm.phản động trong nước và trên thế giới. lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ hai, sử học Việt Nam phục vụ kịp thời cho những nhiệm vụ trọng tâm
của cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, kháng
chiến chống mỹ, cứu nước và xây dựng xã hội mới.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ sử học ngày càng trưởng thành, vững vàng về chính trị,
về phương pháp luận mácxít - lêninnít trong nghiên cứu lịch sử, có tinh thần chiến
đấu trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hà Minh Hồng. (2/12/2019). GS Hà Văn Tấn và ‘tứ trụ’ sử Việt. Truy xuất từ
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/71230/gs-ha-van-tan-va-tu-tru-su-vie t.html
[2] Phan Ngọc Liên & Nguyễn Ngọc Cơ. (2011). Lịch sử sử học Việt Nam.
NXB Đại học Sư phạm.
[3] Đinh Xuân Lâm & Phạm Hồng Tung. (2009). Sử học Việt Nam với sự nghiệp
đổi mới đất nước, chấn hưng dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí
Thông tin Khoa học xã hội, 6, 3-11.