Tả cây lúa | Tập làm văn 4

Tả cây lúa | Tập làm văn 4 được soạn thảo dưới dạng file PDF bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Bài văn Tả cây lúa
Suốt hàng trăm năm phát triển của đất nước ta, cây lúa vẫn luôn loại lương thực
chính, loài cây gắn chặt chẽ với người nông dân. Mỗi khi nhắc đến làng quê
Việt Nam, hình ảnh đầu tiên người ta nghĩ đến luôn những cây lúa.
Cây lúa quá trình phát triển không quá dài. Với các giống lúa mới thì chỉ cần
khoảng bốn tháng để hoàn thiện vòng đời của mình. Chúng bắt đầu từ những hạt
thóc giống được để lại từ vụ thu hoạch trước. Người nông dân sau khi sàng lọc,
chọn lựa thì đem hạt thóc đi cho nảy mầm lên. Lúc này người ta gọi cây lúa cây
mạ non. Mạ non lúc này trông giống những cây cỏ dại, cao chừng một gang tay. Với
bộ rễ chùm các sợi rễ trắng nhỏ như chỉ mọc tua tủa. Cây chẳng thân, chỉ
các nhỏ dài ôm chặt lấy nhau thôi. Lúc này, phần gốc mọc sát rễ màu
trắng, càng lên cao càng chuyển xanh non.
Khi cây mạ non đủ cứng cáp, sẽ được đưa khỏi nhà, ra với ruộng đồng. Người
nông dân cấy lúa xuống đất ruộng ngập nước đã được cày bừa từ trước đó. Từng
cây lúa cấy thẳng hàng cách nhau đều tăm tắp. Nhờ bộ rễ chùm với nhiều sợi
nhỏ, cây mạ nhanh chóng cắm rễ sâu xuống bùn đất, đứng vững hiên ngang.
Sau chừng một tháng hấp thụ tinh hoa đất trời, cây mạ bắt đầu những biến đổi
rệt. Từ hình dáng nhỏ ban đầu, cây mọc ra thêm rất nhiều lánh, khiến một cây
mạ biến thành một bụi lúa. vậy khoảng trống giữa các cây mạ lúc mới trồng
đã biến mất. Theo đó, mỗi nhánh cũng dần xuất hiện phần thân chính giữa, khá
nhỏ nhưng dẻo dai. Phần thân này được bao bọc bởi phần bẹ của lúa bên ngoài,
cùng an toàn.
Dần dần, khi thân chính của lúa dài hơn, cứng cáp hơn, bắt đầu chia thành từng đốt,
thì đó cũng lúc cây lúa ngừng phát triển thể, để dồn sức cho đòng đã xuất hiện
trên ngọn cây. Đòng bông lúa non còn thơm mùi sữa của đất mẹ. Chúng trông
cứ như chùm hoa của cây lúa. Đần ần, các hạt sữa nhỏ đó lớn lến, căng tròn, chắc
nịch. Sự nặng nề của chùm lúa khiến thân lúa cong trĩu xuống giống cái lưỡi liềm.
Cuối cùng, khi bông lúa đã phát triển hết mức, sẽ bắt đầu chín. Bông lúa chín
chuyển màu vàng ươm, nhuộm vàng cho cả thân lúa. Màu vàng trù phú ấy gọi
người nông dân nhanh chân đến để thu hoạch.
Để cây lúa thể phát triển hoàn thiện đến như vậy, người nông dân đã phải vất vả
chăm sóc cho cây mỗi ngày. Các loại sâu bệnh, mưa bão, hạn hạn cũng mối nguy
hại cho cây. Chính vậy, em thêm yêu trân trọng những cây lúa, những hạt
thóc mình nhận được. Lúc nào, em cũng nhớ đến lời dạy của ông cha mình
rằng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
| 1/2

Preview text:

Bài văn Tả cây lúa
Suốt hàng trăm năm phát triển của đất nước ta, cây lúa vẫn luôn là loại lương thực
chính, là loài cây gắn bó chặt chẽ với người nông dân. Mỗi khi nhắc đến làng quê
Việt Nam, hình ảnh đầu tiên mà người ta nghĩ đến luôn là những cây lúa.
Cây lúa có quá trình phát triển không quá dài. Với các giống lúa mới thì chỉ cần
khoảng bốn tháng để hoàn thiện vòng đời của mình. Chúng bắt đầu từ những hạt
thóc giống được để lại từ vụ thu hoạch trước. Người nông dân sau khi sàng lọc,
chọn lựa thì đem hạt thóc đi ủ cho nảy mầm lên. Lúc này người ta gọi cây lúa là cây
mạ non. Mạ non lúc này trông giống những cây cỏ dại, cao chừng một gang tay. Với
bộ rễ chùm có các sợi rễ trắng nhỏ như chỉ mọc tua tủa. Cây chẳng có thân, chỉ có
các lá nhỏ dài ôm chặt lấy nhau mà thôi. Lúc này, phần gốc lá mọc sát rễ có màu
trắng, càng lên cao càng chuyển xanh non.
Khi cây mạ non đủ cứng cáp, nó sẽ được đưa khỏi nhà, ra với ruộng đồng. Người
nông dân cấy lúa xuống đất ruộng ngập nước đã được cày bừa kĩ từ trước đó. Từng
cây lúa cấy thẳng hàng và cách nhau đều tăm tắp. Nhờ có bộ rễ chùm với nhiều sợi
nhỏ, mà cây mạ nhanh chóng cắm rễ sâu xuống bùn đất, đứng vững hiên ngang.
Sau chừng một tháng hấp thụ tinh hoa đất trời, cây mạ bắt đầu có những biến đổi rõ
rệt. Từ hình dáng nhỏ bé ban đầu, cây mọc ra thêm rất nhiều lánh, khiến một cây
mạ biến thành một bụi lúa. Vì vậy mà khoảng trống giữa các cây mạ lúc mới trồng
đã biến mất. Theo đó, mỗi nhánh cũng dần xuất hiện phần thân chính ở giữa, khá
nhỏ nhưng dẻo dai. Phần thân này được bao bọc bởi phần bẹ của lá lúa bên ngoài, vô cùng an toàn.
Dần dần, khi thân chính của lúa dài hơn, cứng cáp hơn, bắt đầu chia thành từng đốt,
thì đó cũng là lúc cây lúa ngừng phát triển cơ thể, để dồn sức cho đòng đã xuất hiện
ở trên ngọn cây. Đòng là bông lúa non còn thơm mùi sữa của đất mẹ. Chúng trông
cứ như chùm hoa của cây lúa. Đần ần, các hạt sữa nhỏ đó lớn lến, căng tròn, chắc
nịch. Sự nặng nề của chùm lúa khiến thân lúa cong trĩu xuống giống cái lưỡi liềm.
Cuối cùng, khi bông lúa đã phát triển hết mức, nó sẽ bắt đầu chín. Bông lúa chín
chuyển màu vàng ươm, nhuộm vàng cho cả lá và thân lúa. Màu vàng trù phú ấy gọi
người nông dân nhanh chân đến để thu hoạch.
Để cây lúa có thể phát triển hoàn thiện đến như vậy, người nông dân đã phải vất vả
chăm sóc cho cây mỗi ngày. Các loại sâu bệnh, mưa bão, hạn hạn cũng là mối nguy
hại cho cây. Chính vì vậy, mà em thêm yêu và trân trọng những cây lúa, những hạt
thóc mà mình nhận được. Lúc nào, em cũng nhớ đến lời dạy của ông cha mình rằng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”