Tả loài cây có nhiều ở địa phương em | Tập làm văn 4

Tả loài cây có nhiều ở địa phương em | Tập làm văn 4 được soạn thảo dưới dạng file PDF bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Tập làm văn 465 tài liệu

Môn:

Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu

Thông tin:
2 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tả loài cây có nhiều ở địa phương em | Tập làm văn 4

Tả loài cây có nhiều ở địa phương em | Tập làm văn 4 được soạn thảo dưới dạng file PDF bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

41 21 lượt tải Tải xuống
Viết bài văn miêu tả loài cây nhiều địa phương em lớp 4
Em sinh ra lớn lên một xóm nhỏ tỉnh Bến Tre. Loại cây xuất hiện nhiều nhất
nơi đây chính những cây dừa xiêm lùn. Từ trong vườn nhà cho đến dọc đường đi,
hai bên sông, đâu đâu cũng thể bắt gặp hình dáng của loài cây này.
Cũng như tên gọi, cây dừa xiêm lùn một trong các giống cây dừa nhưng chiều
cao khá khiêm tốn. So với các anh chị em cao lớn chót vót của mình, thì những
cây dừa xiêm lùn chỉ cao khoảng 3m đến 4m thôi. Tuy nhiên, bề ngang của cây
thì lại chẳng hề kém cạnh các họ hàng khác, thậm chí còn vượt trội hơn. Gốc dừa
xiêm lùn to như gốc bàng, một người ôm chẳng xuể. Tuy lên đến ngọn thân cây sẽ
nhỏ dần, nhưng vậy phần sát ngọn thân dừa vẫn còn bự lắm. chiều cao thấp
bé, nên khoảng cách giữa các khoanh tròn trên thân cây cũng khá gần nhau. Kết
hợp với chiều cao khiêm tốn của cây, thì việc trèo lên để hái trái lại càng thêm đơn
giản. Tuy cây thấp nhưng nhờ thân to lớn vững chãi, nên thể gánh được
những chiếc dừa vừa to lại vừa dài. Những tàu xanh ấy khi dài đến cả hai
mét, từng chiếc dài mọc đối xứng qua sống tàu cũng to bằng ba ngón tay, dài
hơn 20cm. Sự đồ sộ đó khiến bộ của cây dừa to như mái tóc của một
nhỏ tuổi.
Một cây dừa xiêm lùn chỉ mất từ hai đến ba năm để phát triển hoàn toàn bắt đầu
cho trái. Cây rất năng suất, mỗi vụ cho từ ba đến năm buồng. Mỗi buồng thể lên
đến hơn chục trái. Trái dừa xiêm thì khỏi phải bàn về độ ngon rồi. Người dân địa
phương em không chỉ ăn trực tiếp, còn lấy cùi dừa làm mứt. Rồi đem nước dừa
chế biến đủ loại món ngon. kho hay nấu ri, nấu chè, làm bánh… đều cho
nước cốt dừa vào để làm tăng thêm hương vị. Đó chính sự minh chứng nét
nhất trong sự hiện diện của loài cây này địa phương em. Từ nhỏ, em đã quen với
hình ảnh cây dừa xiêm lùn hiện diện mọi nơi. Chúng em chơi nhảy dây, đá cầu
dưới bóng mát cây dừa. Chơi tàu trượt với tàu dừa vừa rụng. Phe phẩy cái quạt tay
cắt từ bẹ dừa khô. Tập trèo lên cây hái quả từ khi còn nhỏ xíu. Cứ người con
của mảnh đất này thì ai ai cũng thành thạo bổ dừa lấy nước. Nhà nào cũng sẵn
cái máy nạo dừa góc sân. Hình ảnh cây dừa xiêm lùn ấy còn đi vào lời ru ầu ơ của
các bà, các mẹ trong những buổi trưa dài.
Em yêu lắm những cây dừa xiêm lùn quê hương của mình. không chỉ một
loại cây trồng, còn một người đồng hương gắn với biết bao thế hệ của
người dân nơi đây.
| 1/2

Preview text:

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em lớp 4
Em sinh ra và lớn lên ở một xóm nhỏ ở tỉnh Bến Tre. Loại cây xuất hiện nhiều nhất ở
nơi đây chính là những cây dừa xiêm lùn. Từ trong vườn nhà cho đến dọc đường đi,
hai bên mé sông, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình dáng của loài cây này.
Cũng như tên gọi, cây dừa xiêm lùn là một trong các giống cây dừa nhưng có chiều
cao khá là khiêm tốn. So với các anh chị em cao lớn chót vót của mình, thì những
cây dừa xiêm lùn chỉ cao khoảng 3m đến 4m mà thôi. Tuy nhiên, bề ngang của cây
thì lại chẳng hề kém cạnh các họ hàng khác, thậm chí là còn vượt trội hơn. Gốc dừa
xiêm lùn to như gốc bàng, một người ôm chẳng xuể. Tuy lên đến ngọn thân cây sẽ
nhỏ dần, nhưng dù vậy ở phần sát ngọn thân dừa vẫn còn bự lắm. Vì chiều cao thấp
bé, nên khoảng cách giữa các khoanh tròn ở trên thân cây cũng khá gần nhau. Kết
hợp với chiều cao khiêm tốn của cây, thì việc trèo lên để hái trái lại càng thêm đơn
giản. Tuy cây thấp bé nhưng nhờ thân to lớn vững chãi, nên có thể gánh được
những chiếc lá dừa vừa to lại vừa dài. Những tàu lá xanh ấy có khi dài đến cả hai
mét, từng chiếc lá dài mọc đối xứng qua sống tàu lá cũng to bằng ba ngón tay, dài
hơn 20cm. Sự đồ sộ đó khiến bộ lá của cây dừa to như là mái tóc xù của một cô bé nhỏ tuổi.
Một cây dừa xiêm lùn chỉ mất từ hai đến ba năm để phát triển hoàn toàn và bắt đầu
cho trái. Cây rất năng suất, mỗi vụ cho từ ba đến năm buồng. Mỗi buồng có thể lên
đến hơn chục trái. Trái dừa xiêm thì khỏi phải bàn về độ ngon rồi. Người dân ở địa
phương em không chỉ ăn trực tiếp, mà còn lấy cùi dừa làm mứt. Rồi đem nước dừa
chế biến đủ loại món ngon. Dù là kho hay nấu cà ri, nấu chè, làm bánh… đều cho
nước cốt dừa vào để làm tăng thêm hương vị. Đó chính là sự minh chứng rõ nét
nhất trong sự hiện diện của loài cây này ở địa phương em. Từ nhỏ, em đã quen với
hình ảnh cây dừa xiêm lùn hiện diện ở mọi nơi. Chúng em chơi nhảy dây, đá cầu
dưới bóng mát cây dừa. Chơi tàu trượt với tàu dừa vừa rụng. Phe phẩy cái quạt tay
cắt từ bẹ dừa khô. Tập trèo lên cây và hái quả từ khi còn nhỏ xíu. Cứ là người con
của mảnh đất này thì ai ai cũng thành thạo bổ dừa lấy nước. Nhà nào cũng có sẵn
cái máy nạo dừa ở góc sân. Hình ảnh cây dừa xiêm lùn ấy còn đi vào lời ru ầu ơ của
các bà, các mẹ trong những buổi trưa dài.
Em yêu lắm những cây dừa xiêm lùn ở quê hương của mình. Nó không chỉ là một
loại cây trồng, mà còn là một người đồng hương gắn bó với biết bao thế hệ của người dân nơi đây.