Tài liệu Bộ ráy

Tài liệu Bộ ráy

Bộ Ráy (Arales)
Đặc điểm chung
Chủ yếu là cây thân thảo. Hoa tiêu giảm, cụm hoa bông mo đơn. Đôi khi mo có màu sặc
sỡ làm nhiệm vụ hấp dẫn côn trùng thay cho bao hoa kém phát triển.
Phân loại
Bộ gồm 4 họ đều có ở nước ta:
- Acoraceae (Họ Xương bồ)
- Araceae (Họ Ráy)
- Pistiaceae
- Lemnaceae (Họ Bèo tấm)
*Họ Ráy (Araceae)
Đặc điểm chung
Cây thảo mọc trên đất, có thân rễ hay thân leo thường trên vách đá hay trên thân các
cây gỗ khác.
mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo (ráy leo). to, gồm bẹ,
cuống và phiến; phiến lá nguyên gân chân vịt hay xẻ thùy chân vịt.
Hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn nạc. Phía ngoài cụm hoa có 1 mo (lá
bắc) lớn bao bọc, lúc còn non cuộn lại, màu sặc sỡ hoặc có mùi thối để thu hút sâu bọ.
Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bởi một phần không mang
hoa, thường có hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên. Bộ nhị có 6 xếp thành 2 vòng, đôi khi
còn 1. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp (có khi còn 1 ở hoa đơn tính), bầu trên, 3 ô mỗi ô
chứa 1 noãn. Quả mọng hay quả đóng, chứa 1 đến nhiều hạt. Hạt giàu nội nhũ.
Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính.
+ Ở hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa. (Hình 1)
+ Ở hoa đơn tính phần lớn là hoa trần. (Hình 2)
Hình 1. Colacasia sp.
a.Dạng cây b,g. Cụm
hoa bông mo c. Bộ nhị
d. Nhụy
e. Bầu nhụy cắt ngang
f. Nhị
Hình 2. Bèo tấm (Lemna minor L.)
1. Dạng chung
2. Cụm hoa
3. Bầu
nhụy
4. Quả
Số loài và phân bố
Họ Ráy khoảng 110 chi, 2000 loài, phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới ẩm cận nhiệt
đới. nước ta gặp trên 30 chi với khoảng 135 loài, chủ yếu những loài cây ưa bóng
tầng thấp trong rừng hoặc bì sinh trên cây khác.
Một số đại diện
Vạn niên thanh (Aglaonema symplex (Blume) Blume): lá màu lục, thường có đốm trắng
hay vàng nhạt. Cây mọc dại trong rừng và cũng được trồng làm cảnh vì có lá đẹp.
Khoai nước (Colocasia esculenta (L.) Schott): cây thảo, có củ ở gốc thân hình khối tròn;
cuống cao đến 1m; phiến hình tim, gân nổi rõ; cụm hoa bông mo mang hoa đực
hoa cái; quả mọng vàng khi chín to 3 – 4mm.
Cây mọc ruộng hay dựa vào bờ nước, củ, phiến không thấm nước lông mịn như
nhung, mo vàng phần ống xanh, đầu nhọn. Noãn sào đính phôi trắc mô, nhiều tiểu noãn,
phì quả chín màu vàng. Cây môn nước thường được dùng làm thức ăn gia súc.
Đây là loại cây trồng nhiệt đới để thu làm rau ăn cả thân cây (dưa chua) và củ. Môn nước
có quan hệ gần gũi với XanthosomaCaladium (các loại cây thường được trồng làm cây
cảnh), đôi khi môn nước được gọi tai voi. Dưới dạng cây ơi, cây này độc do có sự hiện
diện của oxalat calcium gây cảm giác ngứa, nên khi luộc cần phải thay 2 lần nước thì ăn
mới hết ngứa.
Cây có thể gây dị ứng, ngứa ngáy nếu chạm vào trực tiếp.
Khoai s(Colocasiaantiquorum Schott): cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi
hình trứng. Cây trồng để lấy củ.
Cây thảo, phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, thể đẻ nhánh cấp 1-2-3
thành nhiều củ con sít nhau. hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc hình tim, cuống mập,
bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt,
ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp mũi dài. Trục hoa ngắn n mo, 4 phần, phần
hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi
phần hoa cái, cuối ng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa; hoa đực
có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
Cây mọc dại cũng được trồng nông thôn để lấy củ ăn. Ngoài ra khoai sọ thể chữa
bệnh đái tháo đường, chữa bệnh về thận, chữa bệnh viêm khớp, u hạch.
*Họ Bèo tấm (Lemnaceae)
Đặc điểm chung
Cây thảo, thùy sinh. quan sinh dưỡng quan sinh sản đơn giản hóa đến mức cao
độ. Cơ quan sinh dưỡng chỉ là 1 phiến mỏng màu lục có rễ rất tiêu giảm hoặcmột khối
nhỏ hình trứng, không rễ (chi Wolffia); thân và lá không phân biệt.
Cụm hoa bông mo chỉ còn 1 hoa cái và 1 vài hoa đực. Hoa cái với 1 nhụy do 1 lá noãn chứa
1 noãn. Hoa đực chỉ có 1 nhị.
Hình: Phân họ Bèo tấm
một số loài, rễ chủ yếu thực hiện chức ng giữ thăng bằng cho cây trong nước. Sự
hấp thụ thức ăn thực hiện trên toàn bộ bề mặt của cây tiếp xúc với nước. Họ bao gồm những
cây kích thước nhđơn giản nhất trong ngành Hạt kín, sinh sản sinh dưỡng chủ
yếu, sinh sản hữu tính rất ít gặp.
Số loài và phân bố
Họ nhỏ, có 4 chi và khoảng 25 loài, phổ biến ở khắp nơi, riêng chi Wolffia có ở vùng nhiệt
đới. Ở Việt Nam có 3 chi với khoảng 7 loài.
Một số đại diện
Bèo tấm (Lemna minor L.): có 1 rễ
+ Chúng thiếu thân hoặc lá, bao gồm cấu trúc nhỏ giống như lưỡi lam.
+ Sự sinh sản diễn ra chủ yếu là vô tính nhờ vào nảy chồi, nhưng thỉnh thoảng thì hoa,
bao gồm 2 nhị hoa và 1 nhụy (đôi khi được gọi là cụm hoa gồm 3 hoa đơn tính) cũng
được sinh ra. Quả là loại túi nhỏ, một túi chứa không khí và hạt, nhằm mục đích có thể
trôi nổi được.
+ Có thể sử dụng Bèo tấm để ức chế loăng quăng phát triển; Ngoài ra còn có tác dụng “vô
hiệu hóa” các chất độc trong nước; Có thể làm giảm sự bay hơi của nước do chúng phát
triển nhanh và hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng dạng khoáng.
Bèo tấm tía (L. polyrrhiza L.): có nhiều rễ.
+ Có tản xoan hay tròn, rộng 6-8mm dài hơn ngang 1-1,5 lần, gân 7-16, mặt dưới đỏ, mỗi
tản mang 7-21 rễ. Mo có hai môi; buồng mang hai nhị; noãn 1-2, đứng trong lá noãn.
+ Mọc nổi trên mặt nước, trà trộn với các loại bèo khác trong ao hồ, ruộng.
+ Phân bố khắp nơi ở Việt Nam, ngoài ra còn có ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới
khác.
Bèo phấn hay Bèo cám (Wolffia arrhiza Wimm.): không có rễ.
+ Đây là loài thực vật có mạch nhỏ bé nhất.
+ Sinh trưởng trong vùng nước tĩnh như ao, hồ. Phần màu xanh nổi trên mặt nước dạng
cầu, rộng 1mm, nhưng có mặt trên phẳng.
+ Không có rễ. Hoa có độc một nhị và một nhụy. Tuy nhiên, phương pháp sinh sản thường
thấy loài này thể mới tách ra từ cá thể mẹ. Khi trời chuyển lạnh, chúng “ngủ”
chìm xuống đáy nước trong suốt mùa đông dưới dạng chồi măng.
+ Có thể tự tạo năng lượng nhờ quang hợp hay tiếp nhận cacbon hòa tan từ môi trường.
+ Được sử dụng để xử lý nước hay làm thức ăn cho một số vật nuôi.
| 1/10

Preview text:

Bộ Ráy (Arales)
Đặc điểm chung
Chủ yếu là cây thân thảo. Hoa tiêu giảm, cụm hoa bông mo đơn. Đôi khi mo có màu sặc
sỡ làm nhiệm vụ hấp dẫn côn trùng thay cho bao hoa kém phát triển. Phân loại
Bộ gồm 4 họ đều có ở nước ta:
- Acoraceae (Họ Xương bồ) - Araceae (Họ Ráy) - Pistiaceae - Lemnaceae (Họ Bèo tấm)
*Họ Ráy (Araceae)
Đặc điểm chung
Cây thảo mọc trên đất, có thân rễ hay thân leo thường bò trên vách đá hay trên thân các cây gỗ khác.
Lá mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo (ráy leo). Lá to, gồm bẹ,
cuống và phiến; phiến lá nguyên gân chân vịt hay xẻ thùy chân vịt.
Hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn nạc. Phía ngoài cụm hoa có 1 mo (lá
bắc) lớn bao bọc, lúc còn non cuộn lại, màu sặc sỡ hoặc có mùi thối để thu hút sâu bọ.
Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bởi một phần không mang
hoa, thường có hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên. Bộ nhị có 6 xếp thành 2 vòng, đôi khi
còn 1. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp (có khi còn 1 ở hoa đơn tính), bầu trên, 3 ô mỗi ô
chứa 1 noãn. Quả mọng hay quả đóng, chứa 1 đến nhiều hạt. Hạt giàu nội nhũ.
Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính.
+ Ở hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa. (Hình 1)
+ Ở hoa đơn tính phần lớn là hoa trần. (Hình 2)
Hình 1. Colacasia sp. a.Dạng cây b,g. Cụm hoa bông mo c. Bộ nhị d. Nhụy e. Bầu nhụy cắt ngang f. Nhị
Hình 2. Bèo tấm (Lemna minor L.) 1. Dạng chung 3. Bầu 2. Cụm hoa nhụy 4. Quả
Số loài và phân bố
Họ Ráy có khoảng 110 chi, 2000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm và cận nhiệt
đới. Ở nước ta gặp trên 30 chi với khoảng 135 loài, chủ yếu là những loài cây ưa bóng ở
tầng thấp trong rừng hoặc bì sinh trên cây khác.
Một số đại diện
Vạn niên thanh (Aglaonema symplex (Blume) Blume): lá màu lục, thường có đốm trắng
hay vàng nhạt. Cây mọc dại trong rừng và cũng được trồng làm cảnh vì có lá đẹp.
Khoai nước (Colocasia esculenta (L.) Schott): cây thảo, có củ ở gốc thân hình khối tròn;
lá có cuống cao đến 1m; phiến hình tim, gân nổi rõ; cụm hoa bông mo mang hoa đực và
hoa cái; quả mọng vàng khi chín to 3 – 4mm.
Cây mọc ở ruộng hay dựa vào bờ nước, có củ, phiến không thấm nước vì lông mịn như
nhung, mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Noãn sào đính phôi trắc mô, nhiều tiểu noãn,
phì quả chín màu vàng. Cây môn nước thường được dùng làm thức ăn gia súc.
Đây là loại cây trồng nhiệt đới để thu làm rau ăn cả thân cây (dưa chua) và củ. Môn nước
có quan hệ gần gũi với XanthosomaCaladium (các loại cây thường được trồng làm cây
cảnh), đôi khi môn nước được gọi là tai voi. Dưới dạng cây tươi, cây này độc do có sự hiện
diện của oxalat calcium gây cảm giác ngứa, nên khi luộc cần phải thay 2 lần nước thì ăn mới hết ngứa.
Cây có thể gây dị ứng, ngứa ngáy nếu chạm vào trực tiếp.
Khoai sọ (Colocasiaantiquorum Schott): cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi
hình trứng. Cây trồng để lấy củ.
Cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3
thành nhiều củ con sít nhau. Lá hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc hình tim, cuống lá mập,
bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt,
ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Trục hoa ngắn hơn mo, có 4 phần, phần
hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nửa là phần hoa đực dài gấp đôi
phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, nhọn mũi. Hoa không có bao hoa; hoa đực
có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
Cây mọc dại và cũng được trồng ở nông thôn để lấy củ ăn. Ngoài ra khoai sọ có thể chữa
bệnh đái tháo đường, chữa bệnh về thận, chữa bệnh viêm khớp, u hạch.
*Họ Bèo tấm (Lemnaceae)
Đặc điểm chung
Cây thảo, thùy sinh. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đơn giản hóa đến mức cao
độ. Cơ quan sinh dưỡng chỉ là 1 phiến mỏng màu lục có rễ rất tiêu giảm hoặc là một khối
nhỏ hình trứng, không rễ (chi Wolffia); thân và lá không phân biệt.
Cụm hoa bông mo chỉ còn 1 hoa cái và 1 vài hoa đực. Hoa cái với 1 nhụy do 1 lá noãn chứa
1 noãn. Hoa đực chỉ có 1 nhị. Hình: Phân họ Bèo tấm
Ở một số loài, rễ chủ yếu thực hiện chức năng giữ thăng bằng cho cây ở trong nước. Sự
hấp thụ thức ăn thực hiện trên toàn bộ bề mặt của cây tiếp xúc với nước. Họ bao gồm những
cây có kích thước nhỏ và đơn giản nhất trong ngành Hạt kín, sinh sản sinh dưỡng là chủ
yếu, sinh sản hữu tính rất ít gặp.
Số loài và phân bố
Họ nhỏ, có 4 chi và khoảng 25 loài, phổ biến ở khắp nơi, riêng chi Wolffia có ở vùng nhiệt
đới. Ở Việt Nam có 3 chi với khoảng 7 loài.
Một số đại diện
Bèo tấm (Lemna minor L.): có 1 rễ
+ Chúng thiếu thân hoặc lá, bao gồm cấu trúc nhỏ giống như lưỡi lam.
+ Sự sinh sản diễn ra chủ yếu là vô tính nhờ vào nảy chồi, nhưng thỉnh thoảng thì hoa,
bao gồm 2 nhị hoa và 1 nhụy (đôi khi được gọi là cụm hoa gồm 3 hoa đơn tính) cũng
được sinh ra. Quả là loại túi nhỏ, một túi chứa không khí và hạt, nhằm mục đích có thể trôi nổi được.
+ Có thể sử dụng Bèo tấm để ức chế loăng quăng phát triển; Ngoài ra còn có tác dụng “vô
hiệu hóa” các chất độc trong nước; Có thể làm giảm sự bay hơi của nước do chúng phát
triển nhanh và hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng dạng khoáng.
Bèo tấm tía (L. polyrrhiza L.): có nhiều rễ.
+ Có tản xoan hay tròn, rộng 6-8mm dài hơn ngang 1-1,5 lần, gân 7-16, mặt dưới đỏ, mỗi
tản mang 7-21 rễ. Mo có hai môi; buồng mang hai nhị; noãn 1-2, đứng trong lá noãn.
+ Mọc nổi trên mặt nước, trà trộn với các loại bèo khác trong ao hồ, ruộng.
+ Phân bố khắp nơi ở Việt Nam, ngoài ra còn có ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác.
Bèo phấn hay Bèo cám (Wolffia arrhiza Wimm.): không có rễ.
+ Đây là loài thực vật có mạch nhỏ bé nhất.
+ Sinh trưởng trong vùng nước tĩnh như ao, hồ. Phần màu xanh nổi trên mặt nước có dạng
cầu, rộng 1mm, nhưng có mặt trên phẳng.
+ Không có rễ. Hoa có độc một nhị và một nhụy. Tuy nhiên, phương pháp sinh sản thường
thấy ở loài này là cá thể mới tách ra từ cá thể mẹ. Khi trời chuyển lạnh, chúng “ngủ” và
chìm xuống đáy nước trong suốt mùa đông dưới dạng chồi măng.
+ Có thể tự tạo năng lượng nhờ quang hợp hay tiếp nhận cacbon hòa tan từ môi trường.
+ Được sử dụng để xử lý nước hay làm thức ăn cho một số vật nuôi.