-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập Hóa 10 HKI năm 2022-2023
Tuyển tập những bài tập mới hay nhất tổng hợp 2022-2023
Preview text:
ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: HÓA HỌC 10 - CTST A – LÝ THUYẾT:
Bài 1: Nhập môn hóa học: Đối tượng nghiên cứu, vai trò, phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu hóa học?
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử:
1. Thành phần cấu tạo nguyên tử. Sự tìm ra electron, hạt nhân, proton và neutron? Kích thước và khối lượng nguyên tử?
2. Các khái niệm: điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử, nguyên tố hoá học, số khối. Kí hiệu nguyên tử. Đồng vị,
nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học.
3. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử? Lớp electron và phân lớp elettron. Cấu hình electron nguyên tử.
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn:
1. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2. Xu hướng biến đổi : bán kính nguyên tử; độ âm điện; Tính kim loại, tính phi kim;Tính acid-base của oxide
hydroxide trong chu kì và nhóm?
3. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học ?
Chương 3: Liên kết hoá học:
1. Trình bày và vận dụng quy tắc OCTET trong quá trình hình thành liên kết hóa học?
1. Ion và sự hình thành liên kết ion? Tinh thể ion?
2. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. Liên kết cho nhận? Phân biệt các loại liên kết dựa vào độ âm điện? B- BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hoá học là
A. Chất và sự biến đổi chất B. Các kim loại.
C. Các đơn chất và hợp chất.
D. Các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất.
B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất.
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu 3. Cho các chất có công thức sau: Cu, O2. N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, HCl, Al, He, H2. Có bao nhiêu chất là đơn chất? A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4. Quan sát và chọn ra hình ảnh thể hiện sự sắp xếp các các phân tử nước ở thể lỏng
A. Hình ảnh (2)
B. Hình ảnh (1) và (2)
C. Hình ảnh (3) D. Hình ảnh (1)
Câu 5. Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học gồm có bao nhiêu phương pháp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
A. Khoa học hình thức
B. Khoa học xã hội
C. Khoa học tự nhiên
D. Khoa học ứng dụng
Câu 7. Hiện tượng hoá học là
A. Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
B. Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẫn đục.
C. Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
D. Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
Câu 8. Cho các trường hợp sau:
a) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
b) Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.
c) Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước được dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.
d) Cho vôi sống (CaO) vào nước được dung dịch Ca(OH)2.
e) Mở nút chai nước giải khát có gas thấy có bọt sủi lên.
Số hiện tượng hóa học là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 9. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết có bao nhiêu trường hợp là hiện tượng vật lí?
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d) Li sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
e) Quá trình bẻ đôi viên phấn. A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron.
Câu 11. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:
A. Electron, proton và neutron
B. Electron và neutron
C. Proton và neutron D. Electron và proton
Câu 12. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. Electron. B. Proton. C. Neutron.
D. Neutron và electron.
Câu 13. Kí hiệu chung của mọi nguyên tử là A X , trong đó A, Z và X lần lượt là Z
A. số khối, kí hiệu nguyên tố, số hiệu nguyên tử.
B. số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố.
C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, số khối.
D. số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tố.
Câu 14. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. số neutron. C. số proton.
D. số neutron và số proton.
Câu 15. Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium ( 27 Al ) lần lượt là 13 A. 13 và 14. B. 13 và 15. C. 12 và 14. D. 13 và 13.
Câu 16. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 14. D. 10.
Câu 17. Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả
A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục.
C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
Câu 18. Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố?
A. Electron ở lớp gần nhân nhất.
B. Electron ở lớp kế ngoài cùng.
C. Electron ở lớp Q.
D. Electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 19. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây ?
A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố.
C. Số hiệu nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân.
Câu 20. Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng ?
A. Số electron.
B. Số lớp electron.
C. Số electron hóa trị.
D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 21. Trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kỳ? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 22. Nguyên tố Al có Z = 13, vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 2, nhóm VIB
B. Chu kì 3, nhóm IIIA
C. Chu kì 2, nhóm IIA
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 23. Trong bảng THHH, nguyên tố p nằm ở nhóm nào?
A. Nhóm IA, IIA, IIIA B. Nhóm IB, IIB, IIIB
C. IVA, VA, VIA, VIIA D. IVB, VB, VIB, VIIB
Câu 24. Trong bảng THHH, khí hiếm nằm ở nhóm nào?
A. IA, IIA, IIIA B. IVA
C. VA, VIA, VIIA D. VIIIA
Câu 25. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Khối lượng nguyên tử.
B. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
C. Số notron trong hạt nhân nguyên tử.
D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 26. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân.
B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 27. Xét các nguyên tố nhóm A, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số electron lớp ngoài cùng.
B. Số lớp electron.
C. Hoá trị cao nhất với oxi. D. Tính kim loại.
Câu 28. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X (1s22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và Z
(1s22s22p63s23p1). Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y.
Câu 29. Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5.
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
A. F và Cl nằm ở cùng một nhóm.
B. F và Cl có số lớp eletron bằng nhau.
C. F và Cl có số electron lớp ngoài cùng khác nhau.
D. F và Cl nằm ở cùng một chu kỳ.
Câu 30. Nguyên tố thuộc nhóm và chu kì nào trong bảng tuần hoàn thì có cấu hình electron hóa trị là 4s1?
A. Chu kì 1 nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm IA
C. Chu kì 1, nhóm IVB D. Chu kì 4, nhóm IB
Câu 31. Tìm phát biểu đúng:
A. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
B. Liên kết ion được hình thành giữa phân tử phân cực với phân tử phân cực khác.
C. Liên kết ion được hình thành do lực hút giữa một phân tử với một phân tử khác.
D. Liên kết ion được hình thành do lực hút giữa một nguyên tử với một nguyên tử khác
Câu 32. Nội dung nào sau đây sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 33. Phân tử nào sau đây được hình thành từ liên kết ion? A. HCl. B. KCl. C. NH3. D. SO2.
Câu 34. Số electron và số proton trong ion NH+4 là
A. 11 electron và 11 proton
B. 10 electron và 11 proton
C. 11 electron và 10 proton
D. 11 electron và 12 proton
Câu 35. Hợp chất ion có tính chất:
A. Là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch.
C. Thường khó hòa tan trong nước.
D. Dẫn điện ở trạng thái rắn hay tinh thể.
Câu 36. Nguyên tử nào dưới đây cần nhường 1 electron để đạt cấu trúc ion bền? A. A (Z = 8). B. B ( Z = 9). C. C (Z= 11). D. D (Z =12).
Câu 37. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. Một electron chung.
B. Sự cho – nhận electron.
C. Một cặp electron góp chung.
D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 38. Phân tử nào sau đây có chứa liên kết cộng hóa trị? A. NaCl B. K2O C. Cl2 D. Fe3O4
Câu 39. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện ta biết được điều gi?
A. Tính chất của liên kết B. Loại liên kết
C. Liên kết lệch về nguyên tử nào
D. Độ dài liên kết
Câu 40. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực ? A. LiCl B. CF2Cl2 C. CHCl3 D. N2
Câu 41. Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa
A. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau
B. Các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau
C. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tố phi kim
D. Các nguyên tử khí hiếm với nhau.
Câu 42. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. Một electron chung
B. Sự cho-nhận electron
C. Một cặp electron góp chung
D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 43. Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 44. Liên kết cộng hóa trị phân cực thường là liên kết giữa
A. hai phi kim khác nhau.
B. kim loại điển hình với phi kim yếu.
C. hai phi kim giống nhau.
D. hai kim loại với nhau
Câu 45. Trong nguyên tử C, những lớp electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hoá trị thuộc
phân lớp nào sau đây? A. 1s B. 2s C. 2s, 2p D. 1s, 2s, 2p
Câu 46. Liên kết π là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
B. cặp electron chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 47. Hợp chất nào sau đây có phân tử phân cực? A. H2 B. CHCl3 C. CH4 D. N2
Câu 48. Liên kết Ϭ là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
B. cặp electron chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 49. Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và
dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các
kết luận về nguyên tử như sau:
(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh hạt nhân nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận sai là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
Số phát biểu sai là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 51. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. Số hạt proton = Số hạt neutron
B. Số hạt electron = Số hạt neutron
C. Số hạt electron = Số hạt proton
D. Số hạt proton = Số hạt electron = Số hạt neutron
Câu 52. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
Câu 53. Thí nghiệm nào đã khám phá ra hạt nhân nguyên tử của Rutherford?
A. Bắn phá 1 chùm hạt alpha lên 1 lá vàng siêu mỏng
B. Phóng điện trong một ống thủy tinh gần như chân không
C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitrogen bằng các hạt α
D. Dùng hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử Berylium
Câu 54. Người ta chọn điện tích hạt electron là điện tích đơn vị vì
A. Là điện tích có giá trị nhỏ nhất (-1,602.10-19C)
B. Hạt electron có khối lượng vô cùng nhỏ
C. Hạt neutron không mang điện
D. Hạt Proton có giá trị điện tích bằng hạt electron nhưng ngược dấu
Câu 55. Cho hình vẽ mô phỏng nguyên tử của một nguyên tố như sau: 8n
Đồng vị của nguyên tố đã cho là: 17O. 32S. 23Na. 19 F. A. 8 B. 16 C. 11 D. 9
Câu 56. Cho nguyên tố có ký hiệu 56Fe điều khẳng định nào sau đây đúng? 26
A. Nguyên tử có 26 proton
B. Nguyên tử có 26 neutron
C. Nguyên tử có số khối 65
D. Nguyên tử khối là 30
Câu 57. Nhận định đúng nhất là
A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất khác nhau.
B. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 58. Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng có năng lượng cao nhất là 3p4. Cấu hình e nguyên tử của X là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p43d10
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p43d5.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p44s2
Câu 59. Ví trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB B. Chu kì 3, nhóm VA
C. Chu kì 4, nhóm IIA
D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 60. Cho biết nguyên tố A ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của A là:
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p7
C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p4
Câu 61. Cho các nguyên tố: Mg (12); Al (13); Si (14); P (15); Ca (20). Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là:
A. Mg, Al, Si, P
B. P, Al, Si, Ca C. Mg, Al, Ca D. Mg, Al, Si, Ca
Câu 62. X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số
electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
B. X và Y đều là những kim loại.
C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.
D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.
Câu 63. Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 64. Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là
A. ns1 và ns2np5.
B. ns1 và ns2np7.
C. ns1 và ns2np3. D. ns2 và ns2np5.
Câu 65. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp không theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
Câu 66. Anion X2- có cấu hình electron [Ne]3s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây? A. Kim loại. B. Phi kim.
C. Trơ của khí hiểm. D. Lưỡng tính.
Câu 67. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron
để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet ? A. (Z =12) B. (Z =9) C. (Z =11) D. (Z =10)
Câu 68. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron
để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Z = 12 B. Z = 9 C. Z = 11 D. Z = 10
Câu 69. Nguyên tử X có 8 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là A. 8 electron B. 9 electron C. 10 electron D. 12 electron
Câu 70. Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo dung dịch
dẫn điện được. Hợp chất A là
A. Sodium chloride B. Glucose C. Sucrose D. Fructose
Câu 71. Cho các nhận định sau đây:
(1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện từ các điện tích trái dấu.
(2) Hợp chất ion thường tan tốt trong nước.
(3) Hợp chất ion thường dẫn điện tốt ở trạng thái nóng chảy.
(4) Hợp chất ion thường dẫn điện tốt khi ở dạng dung dịch.
(5) Liên kết ion có cặp electron dùng chung.
Số nhận định đúng là? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 2+
Câu 72. Cation M có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử M là? A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s2
C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p2
Câu 73. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.
B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết𝛿
C. liên kết bền vững hơn liên kết 𝜋
D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên
Câu 74. Phát biểu về phân tử CO2 nào sau đây là đúng ?
A. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
B. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực
C. Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng.
D. Trong phân tử CO2 có 3 liên kết 𝛿 và 1 liên kết𝜋
Câu 75. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
B. Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O phân bố đều giữa hai nguyên tử.
C. Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O
D. Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử H
Câu 76. Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là A. NaCl, CaO. B. HCl, CO2. C. KCl, Al2O3. D. MgCl2, Na2O.
Câu 77. Số liên kết Ϭ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là A. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1
Câu 78. Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết π.
B. 1 liên kết Ϭ và 1 liên kết π.
C. 2 liên kết Ϭ. D. 1 liên kết Ϭ.
Câu 79. Chất nào chỉ chứa liên kết đơn? A. Cl2 B. O2 C. CO2 D. N2
Câu 80. Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi, ba lần lượt là A. 1, 2 và 3. B. 2, 4 và 6. C. 1, 3 và 5 D. 2, 3 và 4
Câu 81. Số liên kết Ϭ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2
Câu 82. Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4.
B. Cl2, CO2, C2H2.
C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 83. Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2, NaCl, NO2.
B. SO2, CO2, Na2O2.
C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl.
Câu 84. Cho hai nguyên tố X (Z=20), Y (Z=17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là
A. XY: liên kết cộng hóa trị.
B. X2Y3: liên kết cộng hóa trị.
C. X2Y: liên kết ion.
D. XY2: liên kết ion. PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt
không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số
neutron và số khối của X?
Câu 2. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó tổng số mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
Xác định số khối nguyên tử của X?
Câu 3. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn
của X là 16. Xác định số proton của X và Y? Câu 4.
a. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proron, nơtron, electron là 115 hạt. Trong nguyên tử X, số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số khối của nguyên tử X
b. Một nguyên tố có 2 đồng vị X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20.
Biết rằng phần trăm các đồng vị bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Tính nguyên tử khối trung bình của X?
Câu 5. Cho S (Z =16) ; Ca (Z =20).
a. Viết cấu hình electron của các nguyên tử trên.
c. Viết cấu hình electron của các ion tương ứng S2- ; Ca2+.
Câu 6. Cấu hình electron của:
- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1
- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4
a. Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?
b. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
c. Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
d. Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
e. X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 7. Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô,
xây dựng, hàng tiêu dùng,… Nguyên tố Y ở dạng YO 3-
4 , đóng vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học
như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO 3-
4 để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của nguyên tố X
có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân
lớp 3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong các nguyên tử X và Y. Nguyên
tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?
Câu 8. Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách thêm hoặc bớt electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài
cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.
a. Viết cấu hình electron của Na+ và Cl-.
b. Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp nào của Cl?
AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?
Câu 9. Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và hai chu kì liên tiếp, tổng số hạt p của X và Y là 18
hạt. Xác định X và Y biết ZX > ZY.
Câu 10. Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA. Trong hợp chất oxit cao nhất của X có 38,8% khối lượng X. Khi
cho 6,72 lít (đktc) hợp chất khí với hiđro của X vào 100 ml nước thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần
trăm của dung dịch Y.
Câu 11. Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ
trống. Hãy dự đoán những đặc điểm sau về nguyên tố đó:
a. Tính chất đặc trưng.
b. Công thức oxit. Oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ?
Câu 12. X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6.
a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y.
b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau
phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Câu 13. Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp
xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Na, Li , O, N, K.
Câu 14. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm
a. Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.
b. Natri hiđroxit và magie hiđroxit.
Câu 15. Hòa tan 8,5g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm kế tiếp nhau vào nước thu dược 3,36 lit khí H2 (đktc).
Tính thành phần % khối lượng của kim loại có khối lượng phân tử nhỏ hơn.