Tài liệu ôn tập học phần Kinh tế chính trị | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tài liệu ôn tập học phần Kinh tế chính trị | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lenin (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Lý luận của C.Mác về hàng hoá
I. Khái niệm và thuộc tính của hàng hoá
1. Khái niệm hàng hoá
- Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hoá có thể đáp ứng được nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
- Hàng hoá có thể ở dạng vật thể (bàn,ghế,…); phi vật thể (phần mềm, website,…) hoặc hàng hoá đặc biệt (thương hiệu,…).
Hàng hoá cần thoả mãn đồng thời 3 điều kiện: +) Là sản phẩm của lao động
+) Thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
+) Thông qua trao đổi mua bán
VD: Gia đình tự nuôi gà sau đó chế biết thành món ăn cho gia đình Gà
không thực hiện chức năng trao
đổi không phải hàng hoá.
2. Thuộc tính của hàng hoá
- Hàng hoá có hai thuộc tính:
+) Giá trị sử dụng của hàng hoá +) Giá trị của hàng hoá
a) Giá trị sử dụng của hàng hoá
- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Nhu cầu có thể là: Nhu cầu vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc cho sản xuất
- Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hoá:
+) Do thuộc tính của hàng hoá quyết định
+) Là phạm trù vĩnh viễn, tồn tại xuyêt suốt tất cả các phương thức sản xuất khác nhau
(VD: Từ xưa đến nay gạo chỉ để ăn)
+) Là giá trị sử dụng cho xã hội
- Hàng hoá có thể có nhiều giá trị sử dụng (VD: Than đá vừa là chất đốt, vừa là nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp hoá chất) b) Giá trị của hàng hoá - Đặt vấn đề:
VD: Người ta có thể thực hiện trao đổi 1 con gà với 5kg táo. Vậy tại sao chúng lại có thể trao đổi với
nhau và trao đổi theo tỉ lệ như vậy? - Giải quyết vấn đề:
+) Các loại hàng hoá dù khác nhau về kết cấu vất chất hay giá trị sử dụng, nhưng đều có chung 1 cơ
sở: Là sản phẩm của lao động; đều do hao phí lao động tạo thành
+) Lao động xã hội cần thiết để tạo ra 1 con gà = lao động xã hội cần thiết để tạo ra 5kg táo 1 con gà có thể đổi 5kg táo
Trao đổi hàng hoá thực chất là trao đổi hao phí lao động bên trong hàng hoá.
- Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
- Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị
- Đặc trưng giá trị của hàng hoá:
+) Là phạm trù có tính lịch sử, chỉ tồn tạo ở kinh tế hàng hoá. (VD: Trước đây 1kg gạo có thể
đổi 1 lít xăng, hiện nay do nhiều yếu tố ảnh hưởng 1kg gạo không thể đổi được 1 lít xăng)
+) Thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hoá.
c) Mối qua hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
- Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong 1 hàng hoá, sản phẩm được coi là hàng hoá khi
có đủ hai thuộc tính này.
- Mặt mâu thuẫn: Quá trình thực hiện giá trị hàng hoá và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian.
+) Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước trong lưu thông, người sản xuất quan tâm tới giá trị của hàng hoá
+) Quá trình thực hiện giá trị sử dụng được thực hiện sau trong tiêu dùng, người mua quan tâm tới giá trị sử dụng
II. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C. Mác phát
hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt
cụ thể và mặt trừu tượng của lao động. 1.
Lao động cụ thể là gì ?
- Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả
riêng. Lao động cụ thể .
tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
- Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Phân công lao
động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng
phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: Lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau.
Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế; còn phương pháp là
may chứ không phải là bào, cưa; có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái
bào...; và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi...
- Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như
thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.
* Đặc trưng của lao động cụ thể
+) Mỗi lao động cụ thể sẽ tạo ra một loại giá trị ѕử dụng nhất định, lao động cụ thể càng nhiều loại
thì sẽ càng tạo ra nhiều giá trị ѕử dụng khác nhau.
+) Lao động cụ thể là phạm trù ᴠĩnh ᴠiễn hoàn toàn có thể tồn tại gắn liền ới ᴠ ật, ᴠ sản phẩm đó,
đồng thời lao động cụ thể chính là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế – хã hội nào.
+) Hệ thống phân công lao động хã hội được tạo nên bởi các lao động cụ thể hợp thành.
+) Các lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duу nhất của giá trị ѕử dụng do nó ѕản хuất ra, ật ᴠ
chất ᴠà lao động chính là hai nhân tố hợp thành giá trị ѕử dụng của các ật thể hàng hóa. ᴠ
+) Lao động cụ thể có các hình thức phong phú à đa dạng. ᴠ
2. Lao động trừu tượng là gì?
- Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức
cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (về cơ bắp, thần kinh, trí óc) của người
sản xuất hàng hóa nói chung.
Chính lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là
lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao
đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
- Quay lại với VD về lao động của người thợ mộc và thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn
khác nhau, còn về lao động trừu tượng, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.
- Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá, bởi lao động của mỗi
người là 1 bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
* Đặc trưng của lao động trừu tượng:
+) Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.
+) Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
3.Mối quan hệ giữa lao động cụ thể là và lao động trừu tượng:
- Cả lao động cụ thể à lao động ᴠ
trừu tượng đều nằm trong lao động của người ѕản хuất hàng hóa do đó lao
động cụ thể à lao động trừu tượng có ѕự ᴠ thống nhất ới nhau. ᴠ
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực tiễn cho thấy giữa lao động cụ thể à
ᴠ lao động trừu tượng có những mâu thuẫn ới ᴠ
nhau thể hiện ở việc lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động хã hội còn lao động
cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân. Mâu thuẫn này được thể hiện thông qua các nội dung sau đây:
Thứ nhất, hàng hóa cũng không bán được hoặc bán bị lỗ trong trường hợp mức tiêu hao lao động cá biệt
của người ѕản хuất hàng hóa cao hơn mức tiêu hao lao động mà хã hội có thể chấp nhận.
Thứ hai, vấn đề khủng hoảng kinh tế xảy ra khi các sản phẩm của người ѕản хuất hàng hóa riêng biệt tạo ra
có thể không ăn khớp ới nhu cầu хã hội, có thể thừa hoặc thiếu. ᴠ
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân à ᴠ
lao động хã hội là nguyên nhân, mầm mống mâu thuẫn trong nền
ѕản хuất hàng hóa từ những mâu thuẫn đó làm cho ѕản хuất hàng hóa ừa ᴠ ận động ᴠ phát triển, và ừa ᴠ làm cho
sản xuất hàng hóa có khả năng khủng hoảng.
III. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
1. Lượng giá trị của hàng hoá
Khái niệm: Lượng giá trị của hàng hoá là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hoá.
- Lượng lao động tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động.
Khái niệm: Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào
đó trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình,cường độ lao động trung bình .
- Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao
phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình. Khi đó sẽ có
được lợi thế trong cạnh tranh.
- Xét về cấu thành lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa được sản xuất bao hàm cả hao phí lao động quá khứ
và hao phí lao động mới kết tinh
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
a) Năng suất lao động và cường độ lao động * Khái niệm
- Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất
* Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá
Năng suất lao động tăng
Cường độ lao động tăng
Giống - Đều dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên Khác
- Giá trị của hàng hoá giảm
- Giá trị của hàng hoá không đổi
- Phụ thuộc và máy móc, kỹ thuật
Sức sản - Phụ thuộc vào thể chất và tinh thần người lao xuất vô hạn
động Sức sản xuất có giới hạn
- Năng suất lao động tăng
Thời gian hao phí lao động giảm
Số lượng hàng hoá sản xuất tăng. Giá trị của hàng hoá giảm.
- Cường độ lao động tăng
Số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng. Nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa
vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao
động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
Cường độ lao động không ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
Tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế
- Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: +) Trình độ khéo léo.
+) Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật (tác động mạnh nhất)
+) Mức độ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
+) Tổ chức, quản lý, quy mô
+) Quy mô và hiệu quả sử dụng vốn
+) Các điều kiện tự nhiên
Như vậy: muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
b) Tính chất phức tạp của lao động
- Theo mức độ phức tạp của lao động thì lao động được chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
+) Lao động giản đơn là bất kì người bình thường nào cũng có thể tiến hành được mà không cần trải
qua đào tạo ( Vd: Rửa bát, lao công )
+) Lao động phức tạp đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề
mới có thể thực hiện được ( Vd: lao động của người dược sĩ, của giáo viên,..) Lao động phức tạp là lao
động giản đơn được nhân bội lên
- Lao động phức tạp và lao động giản đơn đều ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Khi lao động tăng thì
lượng giá trị hàng hóa tăng Tỉ lệ thuận với lượng giá trị hàng hóa
- Tuy nhiên sự ảnh hưởng của lao động giản đơn và lao động phức tạp đến lượng giá trị hàng hoá là khác
nhau: Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị hàng hóa nhiều hơn lao động giản đơn.
B. Vai trò của năng suất lao động đối với sự phát triển nền kinh tế, vận dụng vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam
I. Vai trò của năng suất lao động đối với sự phát triển nền kinh tế
- Năng suất lao động ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
- Đối với doanh nghiệp
+) Nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
+) Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+) Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Đối với người lao động
+) Lương cao, điều kiện làm việc tốt hơn.
+) Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động - Đối với chính phủ
+) Tăng nguồn thu từ thuế.
+) Thúc đẩy tăng trương kinh tế
+) Giúp đất nước sớm đạt và duy trì được sự thịnh vượng đã đề ra.
=>Nói cách khác, mức sống của một đất nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của chính nó.
Do đó, để hiểu được sự khác biệt to lớn trong mức sống của người dân giữa các nước hay giữa những giai
đoạn khác nhau, chúng ta buộc phải nhìn vào quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
Vd: Người Mỹ sống khá giả hơn người Nigieria là vì công nhân Mỹ có năng suất cao hơn công nhân
Nigieria. Người Nhật được hưởng sự tăng trưởng về mức sống nhanh hơn người Argentina là vì năng suất của
công nhân Nhật tăng nhanh hơn năng suất của công nhân Argentina
II. Vận dụng vào thực nền kinh tế Việt Nam
1. Thực trạng
Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều bước tiến trong việc cải thiện năng suất lao động, tuy nhiên tốc
độ tăng năng suất lao động vẫn còn chậm so với nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore.
Tốc độ tăng năng suất lao động 2011-2022 (theo Tổng cục Thống kê).
Giai đoạn từ 2011-2021, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt khoảng
3-6%/năm, thấp hơn so với tăng trưởng GDP (5-6%/năm). Trong năm ,
2011 tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam tương đối thấp, chỉ đạt 3,42%.
Trong giai đoạn 2015-2019, con số này đã đạt mức trung bình 6,3%.
Tuy nhiên, những năm sau đó, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động lại giảm dần và chỉ đạt mức 4,71% vào năm 2021. 2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực
- Trình độ khéo léo trung bình của người lao động vẫn còn thấp, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế.
Số lượng người lao động có tay nghề cao, có chuyên môn vững còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của
thị trường lao động và hội nhập. Những năm gần đây về căn bản thì trình độ người lao động ở Việt Nam đã
tăng lên. Tuy nhiên so với quy mô lực lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn chưa tương xứng với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới.
- Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ của Việt Nam chưa cao
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách để đảm bảo phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam là
quốc sách hàng đầu tuy nhiên vẫn còn những tồn tại. Mức độ phát triển của khoa học vẫn còn nhiều hạn chế
do nhiều yếu tố tác động như kinh phí, cơ sở vật chất để nghiên cứu và đãi ngộ được hưởng đối với người
tham gia nghiên cứu. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn do doanh
nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa. Việc đầu tư vào KHCN có rủi ro cao và phải lựa chọn được phương pháp phù hợp.
- Quy mô của sản xuất còn nhỏ lẻ, sự chuyên môn hóa trong sản xuất còn chưa cao
- Chế độ lương cơ bản, đãi ngộ cho người lao động còn thấp
Việc lương và đãi ngộ còn thấp sẽ khó thu hút được lao động có chuyên môn cao đến làm việc và
hiệu suất làm việc của người lao động cũng không cao sẽ làm giảm năng suất lao động.
Ngoài ra việc 2-3 năm gần đây năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam bị giảm còn do các
yếu tố khác như hậu quả do covid 19, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng,... 3. Giải pháp
- Tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng,
kỹ xảo cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tạo điều kiện về nguồn lực và chính sách thúc đẩy năng suất ở các ngành, lĩnh vực:
→ Cần xem xét, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư nghiên cứu phát triển, công nghệ thông
tin và công nghệ cao, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao năng lực thực thi của các chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo:
+) Các cơ quan chức năng cần kiện toàn các tổ chức tư vấn về năng suất, lựa chọn và tăng cường đầu
tư năng lực của các tổ chức tư vấn đạt yêu cầu tiêu chuẩn.
+) Tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo, cung cấp/phát triển và khuyến khích các chuyên gia năng
suất có năng lực, kiến thức sâu rộng học hỏi, cập nhật nhằm phát triển các giải pháp cải tiến năng suất để xây
dựng các thể chế hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực trong nước.
- Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sự chủ động trong các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh
nghiệp, hướng tới mục tiêu nâng cao NSLĐ:
+) Phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao;
+) Tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp;
+) Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh để
thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, tăng NSLĐ.
- Các biện pháp nhằm khắc phục và phát triển kinh tế hậu covid thì thúc đẩy kinh tế số, liên kết
vùng sẽ là một trong những giải pháp có tính đột phá.