Tài liệu ôn tập học phần Tâm lý học đại cương | Đại học Thăng Long
Tài liệu ôn tập học phần Tâm lý học đại cương | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học đại cương (TLHDC1)
Trường: Đại học Thăng Long
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 40615597
CHƯƠNG 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
1.1. Tâm lý học là gì?
1.1.1. Tâm lý là gì?
- “Tâm lý” hiểu theo nghĩa thông thường chính là muốn nói đến lòng người, đến cách cư
xử của con người với con người.
Nhưng trong cuộc sống của con người, tâm lý thường gắn liền với hoạt động, bất cứ
hoạt động nào của cá nhân đều có tâm lý. Tâm lý là một hiện tượng tinh thần xảy ra ở trong
đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người.
+ Trong hoạt động nói chung làm nảy sinh nhu cầu về mọi mặt: nảy sinh hứng thú, nhu
cầu, động cơ, sở thích
+ Trong HĐNT: khi SVHT tác động vào các giác quan làm nảy sinh: cảm giác, tri giác,
TN,..khi gặp tình huống có vấn đề nảy sinh tư duy, tưởng tượng
+ Trong hoạt động tình cảm: Khi tiếp xúc với các SVHT con người luôn tỏ thái độ rung cảm với các SVHT
+ Ở mỗi cá nhân, luôn có những hiện tượng TL ổn định -> đó là những thuộc tính tâm lý
tạo nên nét đặc trưng trong mỗi con người.
Tất cả các hiện tượng trên đều là hiện tượng TL con người.
Vậy? TL người là sự p/a hiện thực khách quan vào não của mỗi con người. Hiện thực
khách quan rất đa dạng và phong phú nên hiện tượng TL cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
1.1.2. Tâm lý học là gì?
- Thuật ngữ “Tâm lý”, “ Tâm hồn” trong từ điển Tiếng việt là: ý nghĩ, tình cảm, …làmthành
đời sống nội tâm, thế giới bên trong nội tâm của con người
- Theo nghĩa thông thường “tâm” dùng chỉ tâm can, nhân tâm. Còn chữ “hồn” dùng đểdiễn tả
tư tưởng, tinh thần, ý chí, “tâm hồn” luôn gắn với thể xác.
- Thuật ngữ TLH bắt nguồn từ 2 tiếng La tinh là “ Psyche” là linh hồn tinh thần. “Logos”là
học thuyết, là khoa học. 1 lOMoARcPSD| 40615597
-> Vì thế TLH là một khoa học về tâm hồn là: “psychology”
- Vậy: TLH là một khoa học về các hiện tượng TL
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ của TLH
1.2.1. Đối tượng của TLH
Mỗi khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. TLH nghiên cứu:
- Các sự kiện tâm lý: phải mô tả đầy đủ các sự kiện trong đời sống con người
- nghiên cứu các quy luật chi phối các sự kiện đó. ( quy luật CG, TG, TC)
- Nghiên cứu các cơ chế của các sự kiện đó
=> Từ đó ta có thể nói: đối tượng của TLH là các hiện tượng TL với tư cách là hiện tượng
tinh thần do TGKQ tác động vào não con người sinh ra. TLH n/c sự hình thành, vận hành và
sự phát triển của hoạt động TL
1.2.2. Nhiệm vụ của TLH
- Nhiệm vụ của TLH là: n/c bản chất hoạt động của TL, các quy luật nảy sinh và phát triểnTL,
cơ chế diễn biến và thể hiện TL, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng TL.
- Các nhiệm vụ cụ thể của TLH là:
+ Nghiên cứu bản chất hoạt động TL cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển các hiện tượng TL
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng TL
=> Từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất để phát huy các nhân tố con người nhằm đạt hiệu
quả lao động tối ưu nhất. 2.
Bản chất, chức năng, phân loại hiện tượng TL
2.1. Bản chất hiện tượng TL người theo quan điểm DVBC
Chủ nghĩa DVBC khẳng định: TL người là sự phản ánh HTKQ vào não người thông quan
chủ thể, TL người có bản chất xã hội lịch sử.
2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể -
TL là hình ảnh của TG bên ngoài được ghi vào trong não chúng ta (tính khách quan) -
TL là sự p/a HTKQ trong não mỗi cá nhân ( tính chủ quan) 2 lOMoARcPSD| 40615597 -
TL người không phải do thượng đế sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết
ramật. TL người là do p/a HTKQ vào con người “ thông qua lăng kính chủ quan”. Không có HTKQ thì không có TL. -
Phản ánh: là quá trình tác động qua lại giữa 2 hệ thống vật chất và đồng thời kết quả
của quátrình đó là sự sao chép những đặc điểm của hệ thống này lên hệ thống kia dưới hình
thức khác -> quá trình tác động qua lại mỗi hệ thống vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự
p/a. + P/a là thuộc tính chung của vật chất (vật chất luôn vận động và phát triển). Có bao
nhiêu hình thức vận động của vật chất thì có bấy nhiêu hình thức p/a.
+ P/a diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Từ p/a cơ học, vật lý
đến p/a sinh học và p/a XH trong đó có p/a tâm lý. - TLH chia p/a thành 3 loại:
+ PA vật lý: p/a vật lý là p/a vật chất không sống
+ PA sinh lý: PA của vật chất sống nhưng hệ thần kinh chưa phát triển
+ PA XH ( Tâm lý – ý thức): PA của sinh vật có hệ thần kinh phát triển, đó là não bộ.
Lênin nói: “PA tâm lý là PA của thứ vật chất có tổ chức cao nhất là não bộ” -
PA tâm lý là một loại p/a đặc biệt khác về chất so với các loại p/a khác, vì:
+ Đó là p/a HTKQ vào con người (vào hệ TK, bộ não người). Đây là tổ chức cao nhất của vật
chất trong sự tiến hóa sinh vật. Chỉ có hệ TK, bộ não con người mới có khả năng nhận tác
động của HTKQ để tạo nên hình ảnh TL (tinh thần) -> Mác nói: “Tinh thần, tư tưởng chẳng
quan là vật chất được chuyển hóa trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có”
+ PA TL tạo ra “hình ảnh TL” về TG. Song hình ảnh TL khác về chất so với các PA cơ, vật lý ở chỗ:
Hình ảnh TL mang tính tích cực sáng tạo vì: kết quả của sự p/a không chỉ có ý nghĩa đối với
sự tồn tại trực tiếp của chủ thể mà còn có ý nghĩa đối với sự tồn tại tiếp theo của chủ thể. +
Hình ảnh TL mang đậm tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân. Hay hình ảnh TL là hình
ảnh chủ quan về TGKQ. Tính chủ thể trong TL thể hiện ở chỗ:
-> Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh TL về thế giới đã đưa đến vốn hiểu biết, vốn kinh
nghiệm, xu hướng, năng lực, tính cách…vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm tính 3 lOMoARcPSD| 40615597
chủ thể, mang đậm màu sắc chủ quan. Như vậy, con người p/a TG bằng hình ảnh đó làm cho
nó mang đậm màu sắc chủ quan. Như vậy, con người p/a TG bằng hình ảnh TL thông qua
“lăng kính chủ quan của mình”
-> Tính chủ thể trong TL biểu hiện rất da dạng và phong phú. Thể hiện: cùng một hiện thực
khách quan, cùng nhận 1 sự tác động của TG nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những
hình ảnh TL với những mức độ, sắc thái khác nhau.
Cùng một HTKQ tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở
những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau…có thể cho
ta hình ảnh TL với những sắc thái TL khác nhau ở chủ thể ấy.
- Chủ thể mang hình ảnh TL là người cảm nhận, trãi nghiệm và thể hiện rõ nhất. Thông
qua các mức độ và sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực
+ Tâm lý người này khác với người kia vì:
-> TL là sự p/a HTKQ vào não, mà não mỗi người lại khác nhau về giải phẫu sinh lý. -> TL
người phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, sở thích, nhu cầu, hứng thú cá nhân, …mà
mỗi cá nhân có vốn sống, kinh nghiệm, hứng thú, sở thích khác nhau.
-> TL được hình thành trực tiếp qua tính tích cực hoạt động và giao lưu của mỗi người mà
hoạt động, giao lưu của mỗi người một khác nên TL mỗi người khác nhau
-> Do điều kiện sống, điều kiện giáo dục không như nhau nên TL mỗi người khác nhau.
* Kết luận sư phạm:
2.1.2. Bản chất XH – LS của TL người
Luận điểm này chứng minh rõ ràng tính chất khác nhau cơ bản giữa TL người và TL động
vật * Bản chất XH – LS của TL người được thể hiện: -
TL người có nguồn gốc XH
Vì: TL người là sự p/a HTKQ vào não người, bao gồm hiện thực tự nhiên và hiện thực XH,
trong đó hiện thực XH là cái quyết định đến TL người. TL người chỉ nảy sinh trong đời sống
XH, sống ngoài XH con người không có TL người ( dù có cấu tạo cơ thể người) -
Tâm lý người có nội dung XH 4 lOMoARcPSD| 40615597
TL người p/a toàn bộ QHXH mà người đó sống như thế nào? TL người p/a toàn bộ QHXH
mà người đó sống: quan hệ KT, quan hệ XH, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người
– người từ các quan hệ gia đình, làng xóm đến các nhóm, cộng đồng. Tất cả các mqh trên quyết
định đến bản chất TL người nên các mqh càng đa dạng, càng phong phú,đời sống 5 lOMoARcPSD| 40615597
XH, nền VHXH càng phát triển thì TL càng phong phú và càng phát triển
- TL người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mqh. Thông quahoạt
động và giao tiếp, với tư cách là chủ thể, con người đã tích cực, chủ động, sáng tạo để biến
kinh nghiệm lịch sử XH, nền văn hóa XH của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm lịch sử
XH, nền VHXH của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thức cho riêng mình qua cơ
chế lĩnh hội bằng hoạt động của chủ thể.
- TL của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng sự phát triển của lịch sử cá nhân,lịch
sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, cộng đồng.
Kết luận sư phạm:
3. Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguyên tắc
3.1.1. Nguyên tắc quyết định luận DVBC
NT QĐL DVBC khẳng định TL có nguồn gốc là TGKQ tác động vào não con người thông
qua lăng kính chủ quan của con người -> thừa nhận TL người mang bản chất XHLS, do yếu
tố XH quyết định. Đồng thời khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động cá nhân.
Vì vậy, khi n/c TL người cần thấm nhuần nguyên tắc QĐLDVBC
3.1.2. Nguyên tắc thống nhất TL, ý thức, nhân cách với hoạt động.
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện , ý thức, nhân cách. Đồng thời
TL, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động, vì thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên
tắc này khẳng định TL, ý thức không tách rời khỏi hoạt động, nó được hình thành, bộc lộ và
phát triển trong hoạt động, đồng thời điều khiển, điều chỉnh hoạt động
Vì vậy, khi nghiên cứu TL phải thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động.
3.1.3. Nghiên cứu các hiện tượng TL trong mối liên hệ giữa chúng với
nhau và trongmối liên hệ giữa chúng với các loại hiện tượng khác. 6 lOMoARcPSD| 40615597
Các hiện tượng TL không tồn tại biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các 7 lOMoARcPSD| 40615597
hiện tượng tự nhiên, xã hội khác.
Vì vậy, khi nghiên cứu TL không được tách riêng, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ
và liên hệ chặt chẽ giữa các hiện tượng TL trong nhân cách và giữa các hiện tượng TL với các
hiện tượng TL khác nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng lẫn nhau, các quan hệ phụ thuộc nhân
quả, những quy luật tac động qua lại giữa chúng 3.1.4. Nghiên cứu TL của một con người,
một nhóm người cụ thể.
Nghiên cứu TL cần nghiên cứu một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể. Không n/c một
cách chung chung, n/c TL ở 1 con người trìu tượng, một cộng đồng trìu tượng 3.2. Phương pháp
3.2.1. Phương pháp quan sát -
Là loại tri giác có chủ định nhằm để xác định các đặc điểm của đối tượng qua
những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng -
Hình thức quan sát: Quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát trọng
điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp. - Ưu điểm và nhược điểm
+ Cho phép ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan + Nhợc điểm: Mất thời gian tốn nhiều công sức. -
Muốn quan sát đạt kết quả cần chú ý :
+ Xác định đúng mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.
+ Ghi chép tài liệu một cách khách quan, trung thực.
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm: -
Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những
điềukiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính
quản lý cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định
tính một cách khách quan các hoạt động cần nghiên cứu. - Người ta chia làm hai loại thực nghiệm
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Dưới điều kiện khống chế 8 lOMoARcPSD| 40615597
+ Thực nghiệm tự nhiên: Được thực hiện trong điều kiện bình thường của cuộc sống và 9 lOMoARcPSD| 40615597 hoạt động. -
L ưu ý : Thực nghiệm khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố
chủ quan của người thực nghiệm vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối hợp với phương pháp khác.
3.2.3. Phương pháp Test ( Trắc nghiệm ) -
Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hóa trên một lượng
người đủ tiêu biểu. Test trọn bộ thường gồm bốn phần: + Văn bản Test.
+ Hướng dẫn quá trình tiến hành. + Hướng dẫn đánh giá. + Bản chuẩn hóa. -
Trong TLH đã có một hệ thống Test về nhận thức, năng lực, chẳng hạn:
+ Test trí tuệ của brinê- ximông.
+ Test trí tụê của Oastơ.
+ Test trí tuệ của Ravơn.
+ Test nhân cách của Ayzen, Rosoat, Maây. - Ưu điểm của Test
+ Làm cho hoạt động tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập Test
+ Có khả năng tiến hành nhanh, đơn giản bằng giấy bút + Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa
chỉ tiêu tâm lý cần đo. -
Hạn chế của Test:
+ Khó soạn thảo một bộ Test đảm bảo tính chuẩn hóa.
+ Test chỉ cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ
3.2.4. Phương pháp đàm thoại: -
Là phương pháp đặt câu hỏi cho đối tượng, dựa vào trả lời của họ để trao đổi,
hỏithêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu - Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp. -
Muốn đàm thoại thu đợc tài liệu tốt nên: 10 lOMoARcPSD| 40615597
+Xác định rõ mục đích yêu cầu về vấn đề cần tìm hiểu.
+ Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại
+ Có kế hoạch trước để “lái hướng” câu chuyện nhưng phải linh hoạt.
3.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
Là dựa vào các kết quả sản phẩm (vật chất tinh thần) của hoạt động ngờ làm ra để nghiên cứu
các chức năng tâm lý của con người đó vì: Sản phẩm con người làm ra có chứa đựng “dấu
vết” tâm lý, ý thức, nhân cách của con người -
VD: Nghiên cứu hứng thú học tập của SV thông qua quan sát các biểu hiện
bênngoài: sự đúng giờ khi chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tính tích cực khi tham gia xây dựng
bài, tiếp thu tri thức mới.
Tóm lại: Phương pháp nghiên cứu tâm lý người khá phong phú. Mỗi phương pháp điều có
những ưu điểm, nhược điểm. Muốn sử dụng nghiên cứu tâm lý một cách khách quan, khoa học cần phải:
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
+ Sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đảm bảo khách quan.
Chương 2: Cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội của tâm lý
2. Cơ sở xã hội của TL người.
2.1. Nền văn hóa XH và tâm lý -
Văn hóa là TG tinh thần của con người và những thành tựu đạt được trong suốt tiến
trìnhlịch sử của nó để hoàn thiện bản thân và hoàn thiện XH. 11 lOMoARcPSD| 40615597 -
Văn hóa bao gồm 2 hình thái: vật chất và tinh thần. Điều quan trọng là dù văn hóa vật 12 lOMoARcPSD| 40615597
chấthay tinh thần cũng đều chứa đựng những kinh nghiệm lịch sử - XH mà loài người tích
lũy được. Nói cách khác, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người, nó không tồn tại ngoài
cuộc sống của con người mà là toàn bộ những sản phẩm, hoạt động, chứa đựng vốn kinh
nghiệm XH tạo thành môi trường XH nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần con người *
Vai trò của nền VHXH đối với sự phát triển TL: -
Nền VHXH là nguồn gốc và nội dung vô cùng quan trọng của sự phát triển TL. Văn
hóaXH tạo nên môi trường XH và là nguồn năng lượng để hình thành nhân cách bản lĩnh, đạo
đức XH. Văn hóa có sức mạnh tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người,
giữa con người với thiên nhiên -
Nền văn hóa là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có nghĩa
làkhi con người sinh ra lại khống chế bởi nền VH mà họ tiếp xúc, đó là văn hóa gia đình, văn
hóa làng xã, văn hóa cộng đồng… -
Nền văn hóa XH ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển TL, nhân cách
conngười thông qua những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa của từng dân tộc,
từng quốc gia, từng địa phương, từng vùng miền, từng gia đình….
2.2. Hoạt động và Tâm lý
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động
2.2.1.1. Khái niệm hoạt động
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy vào góc độ xem xét. -
Góc độ đời thường: Hoạt động là sự vận động, cử động của con người nhằm đạt một
mụcđích nhất định nào đó. -
Góc độ sinh học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp để tác động
vàohiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu (vc-tt) của con người. -
Triết học: hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong đó chủ thể
làcon người, khách thể là hiện thực khách quan.
-> Hoạt động là hình thức tích cực của mối quan hệ biện chứng giữa con người với thế giới
KQ, là phương thức đặc thù giữa con người với TG. Hoạt động là quá trình qua đó con người
tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo TG tự nhiên làm cho con người trở thành chủ thể của 13 lOMoARcPSD| 40615597
hoạt động. Và những hiện tượng của tự nhiên mà con người nắm được trở thành khách thế của hoạt động -
Tâm lý học người ta quan niệm: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong
thếgiới. Đó là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để
tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. 14 lOMoARcPSD| 40615597
Trong mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (Khách thể) có 15 lOMoARcPSD| 40615597
2 quá trình diễn ra đồng thời và bổ xung cho nhau thống nhất với nhau là :
+ Quá trình đối tượng hóa (khách thể): Trong đó chủ thể đã chuyển năng lực, tính cách,
phẩm chất… của mình vào đối tượng của hoạt động biến đối tượng thành sản phẩm của hoạt
động. Gọi là quá trình xuất tâm.
+ Quá trình chủ thể hóa : Khi tiến hành hoạt động con người đã chuyển từ phía khách
thể vào bản thân mình những quy luật, những thuộc tính bản chất của thế giới để tạo nên tâm
lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế giới -> Gọi là quá trình nhập tâm.
Vậy trong hoạt động con người: Vừa tạo ra sản phẩm về thế giới vừa tạo ra tâm lý của
chính mình. Nên tâm lý, ý thức, nhân cách được hình thành và bộc lộ trong hoạt động.
Kết luận sư phạm:
2.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”
Đối tượng của hoạt động là cái con người tác động vào để thay đổi nó biến nó thành sản phẩm,
hoặc tiếp nhận nó vào não tạo nên một cấu trúc mới, một năng lực mới. Đối tượng có thể là
sự vật hiện tượng, khái niệm, con người hoặc mối quan hệ…có khả năng thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động - Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể :
Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể thực hiện -> Chủ thể có thể là thể là một người, có thể
là nhiều người. Hoạt động của mỗi cá nhân bao giờ cũng mang tính tập thể hoặc nhóm. Chủ
thể là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạt động với cùng 1 đối tượng, một động cơ chung
Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng là quan hệ 2 chiều tích cực. Đối tượng bao giờ cũng là
đối tượng của 1 chủ thể nhất định. Ngược lại, chủ thể thể hiện bản thân mình trong đối tượng
và trở thành chủ thể của hoạt động có đối tượng
Kết thúc hoạt động, đối tượng được khách thể hóa trong sản phẩm, đến lượt nó sản phẩm
lại trở thành khách thể, thành đối tượng của hoạt động khác. -
Hoạt động bao giờ cũng có mục đích : 16 lOMoARcPSD| 40615597
Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới và đổi hoạt bản thân chủ thể. Để đạt mục
đích con người phải sử dụng các điều kiện các phương tiện cần thiết.
Mục đích của hoạt động bị chế ước bởi nội dung xã hội . -
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp :
Tương tự: tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm và các hình ảnh TL đều là công cụ TL được
sử dụng để tổ chức, điều khiển TG tinh thần của mỗi người -> TL được bộc lộ gián tiếp
thông qua sản phẩm của hoạt động.
Những công cụ đó giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động,
tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của
con người với hành vi bản năng của con vật
2.2.2. Cấu trúc của hoạt động
Tất cả các hoạt động đều có cấu trúc đại thể giống nhau. Có nhiều cách miêu tả cấu trúc của hoạt động -
Chủ nghĩa hành vi: S -> R -> có kích thích – có phản ứng -
Người đầu tiên có tư tưởng về cấu trúc của hoạt động là: vuwgotxki. Theo ông,
cấutrúc hoạt động gồm: công cụ, thao tác, mục đích, động cơ
Theo A.N.Leeonchiep, cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ
giữa 6 thành tố đó. Cụ thể:
+ Khi tiến hành hoạt động về phía chủ thể có 3 thành tố và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, chi phối nhau, đó là: hoạt động – hành động – thao tác
+ Về phía khách thể: Bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau, đó là: động
cơ – mục đích – phương tiện. Ba thành tố này tạo nên nội dung đối tượng của hoạt động.
+ Cấu trúc vĩ mô của hoạt động:
Chủ thể HĐ (con người) Khách thể (TGQ) Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích 17 lOMoARcPSD| 40615597 Thao tác Phương tiện Sản phẩm
- HĐ là quá trình hiện thức hóa động cơ
+ Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bên trong chủ thể. HĐ với động cơ bên trong ở
trường hợp này là hoạt động bên trong.
+ Động cơ có thể mang hình thức vật chất, hiện thực, bên ngoài. HĐ trong trường hợp này
gọi là hoạt động bên ngoài
Tuy nhiên với 2 hình thức trên động cơ vẫn là 1 – là đối tượng cần chiếm lĩnh -> như
vậy, tương ứng với hđ của chủ thể là động cơ, đối tượng có liên quan đến nhu cầu. - Động cơ
là mục đích chung của HĐ, động cơ được phát triển theo hướng cụ thể hóa trong các mục đích bộ phận
-> các mục đích này là hình thức cụ thể hóa của động cơ, là bộ phận cấu thành động cơ. Do
đó, quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục
đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. Hành
động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được -> quá trình nhằm vào
mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động cơ.
Hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động. HĐ chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những
hành động hay một chuỗi hành động.
- Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều kiện xác định.
Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy chính là thao tác.
Chủ thể cần tiến hành các thao tác trong những điều kiện cụ thể, các phương tiện cụ thể Thao
tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Nó không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích
hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể. => Như vậy, cấu
trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố có mqh biện chứng với nhau:
- Về phía chủ thể, bao gồm 3 thành tố: hoạt động, hành động, thao tác (đơn vị nhỏ nhất củahoạt động) 18
Downloaded by Nguy?n Trí (nguyencongtri221102@gmail.com) lOMoARcPSD| 40615597
- Về phía đối tượng ( khách thể) bao gồm: 3 thành tố: động cơ – mục đích – phương tiện( nội
dung đối tượng hoạt động)
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của
hoạt động tạo ra sản phẩm của HĐ
* Trong cấu trúc của HĐ cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động – mục đích -> mqh giữa các thành tố của HĐ
+ Thứ nhất, một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục
đích có thể được thể hiện nhiều động cơ khác nhau
Một HĐ được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau và một hành động có thể tham gia trong nhiều HĐ khác nhau.
- Thứ 2, một HĐ sau khi đã thực hiện động cơ trở thành một hành động cho HĐ khác - Thứ
3, để đạt được một mục đích, cần phải thực hiện một hành động. Mục đích đó có thể phát triển theo 2 hướng:
+ Trở thành động cơ (khi mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có cả chức
năng kích thích, thúc đẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động
+ Trở thành phương tiện ( khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc), lúc
này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia nhiều hành động khác. * Ý nghĩa:
2.2.3. Vai trò của hoạt động đối với sự nảy sinh, hình thành tâm lý -
Thông qua 2 quá trình ĐTH (xuất tâm) và chủ thể hóa (nhập tâm) trong HĐ con
ngườilàm cho nội dung TL của mình ngày càng phong phú, các phẩm chất TL ngày càng
phát triển và bộc lộ nhiều hơn ở mức độ sâu sắc hơn. -
Khi tiến hành HĐ, con người đã chuyển hành động trí tuệ bên ngoài thành hành động
trítuệ bên trong. Tức là chuyển hành động trí óc bên ngoài thành hành động trí óc bên trong
mang tính khái quát, tinh xảo hơn. Xét về mặt TL thì HĐ đã làm cho các hành động trí tuệ
ngày càng được hoàn thiện hơn.
HĐ giúp cho quá trình lĩnh hội kinh nghiệm LS – XH của con người ngày càng có hiệu quả
hơn. Bở lẽ khi tiến hành HĐ, hành động của con người ngày càng được định hướng vào việc 19 lOMoARcPSD| 40615597
chiếm lĩnh kinh nghiệm XH, kinh nghiệm LS, chiếm lĩnh nền VHXH mà loài người đã gửi
gắm vào phương tiện HĐ, rồi chính bằng HĐ, con người lại sáng tạo ra phương tiện HĐ ngày
càng tiên tiến hơn cho bản thân và cho XH loài người.
2.3 Giao tiếp và tâm lý
2.3.1. Khái niệm giao tiếp -
Con người tác động vào đồ vật : con người luôn là chủ thể của sự tác động và đồ vật
luônnăm im chịu sự tác động của chủ thể -
Con người tác động vào con người : có sự trao đổi vai trò, vị trí cho nhau và mang
tínhlinh hoạt, sinh động. Quá trình tác động đó chính là giao tiếp -
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc TL giữa con người và con người, thông qua đó con
ngườitrao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau
Giao tiếp có sự tác động qua lại giữa con người – con người nhưng có nhũng trường hợp tác
động không qua lại ( phát thanh viên đọc thông tin -> 1 chiều) - Sự tiếp xúc TL có nhiều mức độ khác nhau :
+ Giao tiếp trao đổi thông tin : trao đổi thông tin với con vật là mang tính bản năng. (VD :
con vật dùng nước tiểu đánh dấu đường đi)
Trao đổi thông tin ở con người mang góc độ XH, bản chất XH nhưng vẫn không thoát được bản chất sinh học
+ Giao tiếp là để trao đổi cảm xúc : trao đổi thông tin là nền để diễn ra trao đổi cẩm xúc
+ Giao tiếp là quá trình con người tác động và ảnh hưởng qua lại: thông qua việc con người
tri giác lẫn nhau, con người trao đổi thông tin một cách tự phát hoặc tự giác theo phương thức
lâu dài hoặc tức thì (tại chỗ)
-> Trao đổi thông tin tự giác : con người chủ tâm trao đổi thông tin cho nhau
-> trao đổi thông tin tự giác : không phải giới thiệu về bản thân mà trong quá trình sống người ta sẽ hiểu.
- Giao tiếp thực chất là để con người hiểu nhau, để xác lập mối quan hệ 20 lOMoARcPSD| 40615597
+ Xác lập : xác định tính chất, mức độ và quy cách quan hệ
+ Mức độ : thân thiết hay không, ở mức độ nào
+ Quy cách : gặp thì chào, không gặp thì thôi thậm chí nhìn thấy là tránh mặt
=> Giao tiếp là sự tiếp xúc TL giữa con người với con người để thực hiện 1 chức năng XH
nào đó. Nói cách khác : GT là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện
thực hóa các quan hệ XH giữa chủ thể này với chủ thể khác
2.3.2. Các loại giao tiếp
Có nhiều cách (ba cách) phân loại giao tiếp
- Theo phương tiện giao tiếp
+/ Giao tiếp vật chất (tặng quà)
+/ Giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói « anh yêu em »)
+/ Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ…(ôm hôn khi gặp nhau)
- Theo khoảng cách giao tiếp
+/ Giao tiếp trực tiếp (nói chuyện với nhau)
+/ Giao tiếp gián tiếp (thông qua thư) - Theo quy cách giao tiếp
+/ Giao tiếp chính thức (Gv- HS, Cb – Cb)
+/ Giao tiếp không chính thức (chị em)
2.3.3. Vai trò của giao tiếp với sự nảy sinh, hình thành tâm lý
- Gt là điều kiện tồn tại của cá nhân và XH loài người. Nếu quá trình GT bị hạn chế bởiphạm
vi tiếp xúc, nội dung quá nghèo nàn thì nhất định sẽ dẫn đến hậu quả rất nặng nề và dễ mắc
bệnh gọi là bệnh đói giao tiếp.
- Nhờ GT, con người gia nhập vào các mqh XH phức tạp, chiếm lĩnh nền VHXH, quy tắcđạo
đức XH, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức XH để làm thành bản chất người trong mỗi con
người, làm nên nhân cách của chính mình
- Khi tham gia vào quá trình GT, con người nhận thức được chính bản thân mình, tự sosánh,
tự đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực XH, với y/c XH, tự đánh giá mình như
một nhân cách để tự hoàn thiện mình theo y/c XH hoặc tự hoàn thiện mình theo mong muốn nhiều người tốt 21 lOMoARcPSD| 40615597
- Thông qua GT, con người có được năng lực tự đánh giá, tự ý thức. Thông qua GT conngười
đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của XH
- GT là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển Tl
Nhu cầu GT là một trong những nhu cầu đặc trưng, xuất hiện sớm nhất ở con người.
Gt là điều kiện tồn tại của con người, GT có mặt trong mọi hoạt động của con người. -
Bằng GT, con người tiếp thu nền VHXH, tiếp thu những kinh nghiệm XHLS, biến những
kinh nghiệm đó thành vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân
- Nhờ có GT, con người tự điều chỉnh, điều khiển bản thân mình theo các chuẩn mực XH.Do
đó nhân cách con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
- GT là hình thức đặc trưng cho mqh người – người, là một nhân tố cơ bản của việc hìnhthành
và phát triển TL, ý thức, nhân cách. GT của con người thường diễn ra trong nhóm người,
trong tập thể và trong cộng đồng người.
- GT còn đan quyện vào các hoạt động của con người và trong các hoạt động này nó trởthành
động lực hình thành TL con người (nhân cách, ý thức, năng lực…)
3. Sự nảy sinh, hình thành và phát triển TL, ý thức về phương diện cá thể
3.1. Sự hình thành và phát triển TL về phương diện cá thể
3.1.1. Quan điểm TLHDVBC về sự phát triển TL
Trên cơ sở phê phán các quan điểm sai lầm về sự phát triển TL trẻ em và trên cơ sở kế thừa
nguyên lý phát triển trong triết học Mác-Leenin các nhà TLH DVBC khẳng định: Bản chất
của sự phát triển TL trẻ em không phải là sự tăng lên hay giảm đi về số lượng, mà là một quá
trình biến đổi về chất lượng TL. Sự thay đổi về số lượng của các chức năng TL dẫn đến sự
thay đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới một cách nhẩy vọt. Phân tích:
- Sự phát triển TL gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất những cấu tạo TLmới
ở những giai đoạn phát triển nhất định
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau có sự cải biến về chất của các quá trình TL và toàn
bộ nhân cách trẻ: từ nhận thức, thái độ, các phương thức hành động cho đến thuộc tính chung của NC 22 lOMoARcPSD| 40615597
- Sự phát triển TL là quá trình lĩnh hội nền VHXH loài người thông qua chính hoạt động
củatrẻ với những đối tượng do loài người tạo ra dưới sự hướng dẫn của người lớn
Người lớn dạy trẻ tên và các chức năng của đồ vật, giúp trẻ nắm được phương thức hành
động với đồ vật theo đúng chức năng của nó…hình thành năng lực người.
- Những biến đổi về chất trong TL sẽ đưa đứa trẻ từ lứa tuổi này sang tuổi khác. Sự pháttriển
TL mang tính kế thừa và kế thừa nhau, bất cứ một mức độ nào của trình độ trước cũng là
sự chuẩn bị cho trình độ sau cao hơn, yếu tố TL lúc đầu ở vị trí thứ yếu sau chuyển dần sang vị trí chủ yếu.
- Sự phát triển TL được dựa trên cơ sở vật chất riêng của mỗi người. Cơ sở vật chất này làtiền
đề, là điều kiện cần thiết để phát triển TL nhưng chúng không quyết định sự phát triển TL
-> Chúng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào một tổ hợp các yếu tố khác nữa’
-> Sự phát triển TL của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Đó là một quá
trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. Chính hoạt động của trẻ dưới sự
hướng dẫn của người lớn làm cho TL trẻ được hình thành và phát triển.
- Các nhà TLH cho rằng sự phát triển TL có những đột biến để xác định thời kỳ phát triển
vàsự phát triển TL gắn liền với sự phát triển hoạt động con người, nó phụ thuộc chủ yếu
vào hoạt động chủ đạo, còn các hoạt động khác giữ vai trò phụ.
Kết luận sư phạm:
3.2. Sự hình thành phát triển ý thức
3.2.1. Khái niệm cấu trúc ý thức
3.2.1.1. Ý thức là gì?
Khi một sự vật, hiện tượng là đối tượng để ta nhận thức, để thực hiện những rung cảm và tạo
ra ở trong não một hình ảnh TL, nhờ có ngôn ngữ, sau đó chính hình ảnh TL đó lại trở thành
đối tượng suy nghĩ của ta, trở thành đối tượng để ta tiếp tục phản ánh làm cho kết quả phản
ánh sâu sắc hơn, chất lượng hơn, tinh vi hơn. Quá trình phản ánh cấp hai như vậy được gọi là ý thức.
- Ý thức là hình thức phản ánh TL cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn 23 lOMoARcPSD| 40615597
ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Phân tích:
Quan hệ giữa ý thức với các hiện tượng TL khác của con người cũng vậy. Khi nào ta nhận
ra bản thân mình có ý muốn này hay ý muốn nọ, có xu hướng này hay xu hướng kia, chính
khi ấy ta đã có ý thức về bản thân. Ở đây, ý thức xuất hiện như năng lực hiểu biết được chính
bản thân mình và được gọi là tự ý thức. Đó chính là năng lực phân tích các hiện tượng TL
trong bản thân mình, các diễn biến của nó, dự đoán kết quả, khi có kết quả thì phân tích lợi hại của kết quả
3.2.1.2. Cấu trúc của ý thức
Ý thức là một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho
thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Ý thức gồm 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau: *
Mặt nhận thức -
Tất cả các hiện tượng TL của con người đều được con người nhận thức.
Ý thức là tầng bậcthấp nhất của ý thức. -
Quá trình nhận thức diễn ra theo 2 giai đoạn:
+ NTCT: mang lại tài liệu đầu tiên cho ý thức
+ NTLT: là bậc tiếp theo trong nhận thức của ý thức, giúp con người nhận thức bản chất,
khái quát về hiện thực khách quan và là nội dung cơ bản của ý thức, là hạt nhân của ý thức
giúp con người hình dung ra trước kết quả hoạt động, hoạch định kế hoạch của hành vi. *
Mặt thái độ của ý thức.
Không chỉ nhận thức sâu sắc TG mà còn thể hiện thái độ đối với nó, mặt thái độ của ý thức
được hình thành trên cơ sở nhận thức TG
Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ xúc cảm, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới. *
Mặt năng động của ý thức. -
Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người làm cho hoạt
động của conngười có ý thức. -
Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm 24 lOMoARcPSD| 40615597
thích nghi, cải tạo thế giới, và cải tạo cả bản thân. -
Ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động
quy định cấutrúc của ý thức nên nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí đều có vị trí nhất
định trong cấu trúc của ý thức.
3.2.2. Sự hình thành, phát triển ý thức cá nhân *
Hoạt động đối với sự hình thànhý thức cá nhân:
Bằng hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành
và phát triển tâm lý, ý thức của mình.Vì trong hoạt động con người đã hình thành các thành
phần của ý thức: Con người nhận thức thế giới, tỏ thái độ với thế giới, điều khiển, điều chỉnh
hoạt động, tự đánh giá.. *
Ý thức của cá nhân được hình thành trong giao tiếp. -
Trong quan hệ giao tiếp con người đã đối chiếu mình với người khác,
với chuẩnmực đạo đức xã hội để ý thức về người khác, ý thức về mình.
C.Mác và F. ăng ghen: “ Sự phát triển của một cá thể, phụ thuộc vào sự phát triển của
nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”. *
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội và ý thức xã hộị.
Qua các hoạt động da dạng bằng con đường dạy học, giáo dục và giao tiếp trong quan
hệ xã hội, các định hướng giá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân. *
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự
phân tích hành vi của mình.
Trong hoạt động và giao tiếp, cá nhân đã hình thành ý thức về mình trên cơ sở đối
chiếu mình vứi người khác, với chuẩn mực xã hội, từ đó cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
3.2.3. Các cấp độ của ý thức.
Căn cứ vào tính tự giác, mức độ sáng tỏ, phạm vi bao quát của tâm lý, người ta có
thể chia ý thức thành 3 cấp độ sau đây:
3.2.3.1.Cấp độ chưa ý thức:
+ Phân biệt vô thức và vô ý thức 25 lOMoARcPSD| 40615597 -
“ Vô thức”: Là hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được.
Vô thức làhiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. -
“ Vô ý thức”: Là chủ thể hành động nhận thức một cách đầy đủ hành vi
đúng sai,nhưng vẫn cố tình làm sai .
Hay nói cách khác anh ta rất có ý thức về hành vi sai trái của mình.
+ Vô thức có rất nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau như: -
Vô thức ở tầng bản năng: Bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh sản.
VDụ: Có người đụng vào người ta rụt người lại. -
Vô thức gồm cả những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng của ý thức.( hiện tượng tiềný thức).
VDụ: Lúc ta thích cái này, lúc ta thích cái khác nhưng không hiểu vì sao ta lại thích nó. -
Hiện tượng tâm thế. Là tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì
đó ? Ví dụ: Khi bạn gọi điện hẹn gặp nhau sẽ nói một việc rất quan trọng. Làm cho ta
có tâm thế chờ đón không rõ vui hay buồn. -
Hiện tượng tâm lý vốn có ý thức nhưng lặp đi lặp lại chuyển thành vô thức.Như là: Thói quen, kỹ xảo.
3.2.3.2.Cấp độ ý thức và tự ý thức. -
Ở cấp độ ý thức: Con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước
hành vi của mình làm cho hàmh vi trở nên có ý thức. -
Tự ý thức: Là mức độ cao của ý thức. Tự ý thức thể hiện ở các mặt sau:
+ Cá nhân nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
+ Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá.
+ Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích đã định.
+ Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
3.2.3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể. 26 lOMoARcPSD| 40615597 -
Trong hoạt động và giao tiếp ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần dần đến ý thức
xãhội, ý thức nhóm, ý thức tập thể. 27 lOMoARcPSD| 40615597 -
Khi có ý thức tập thể, ý thức nhóm, ý thức xã hội thì cá nhân khi hành động, cư
xửkhông chỉ dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân mà còn dựa trên quan điểm, nhu cầu,
lợi ích, danh dự của người khác, của cộng đồng. Vì vậy hành động của cá nhân có thêm sức mạnh tinh thần mới.
Tóm lại: Các cấp độ ý thức luôn tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau. Bổ xung
cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. Ý thức thống nhất với hoạt động, nó
được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động, ý thức chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh
hoạt động làm cho hoạt động có ý thức.
3.3.1. Khái niệm chú ý *
Định nghĩa: Chú ý là sự tập trung ý thức vào một hay một nhóm sự
vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lý cần
thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Chú ý được xem là một trạng thái tâm lý đi kèm với các hoạt động của con người, giúp
cho các hoạt động của con người đạt được hiệu quả…
Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của chú ý là đối tượng của hoạt động tâm lý mà nó đi kèm.
Vì vậy chú ý được xem là “cái nền”, là điều kiện của hoạt động có ý thức. *
Biểu hiện của chú ý:
Làm thế nào để biết được người này chú ý, người kia không chú ý?
Muốn vậy người ta phải thông qua những biểu hiện bên ngoài của chú ý. -
Biểu hiện bên ngoài của chú ý như: Chăm chú nhìn, lắng tai nghe, nhìn
chằmchằm, nhìn không chớp mắt, há hốc mồm, hoặc chau mày, nhăn trán… -
Cần phân biệt các hiện tượng: Chú ý thật, chú ý giả vờ, vờ không chú ý…
3.3.2. Các thuộc tính của chú ý:
+ Sức tập trung chú ý: Là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng, tương đối
hẹp cần thiết cho lúc đó, thoát ly tương đối khỏi những đối tượng khác.
Phạm vi các đối tượng chú ý càng hẹp thì -> sức tập trung càng lớn -> cường độ chú ý càng
cao -> Kết quả hoạt động càng cao. 28 lOMoARcPSD| 40615597
Trong hoạt động quá tập trung vào đối tượng mà quên đi một cách vô thức những sự vật hiện
tượng khác người ta gọi là hiện tượng đãng trí bác học. Ví dụ:
+ Sức bền vững của sự chú ý :
Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động mà
không chuyển sang đối tượng khác.
Ngược với sự bền vững chú ý là sự phân tán chú ý. Đó là phẩm chất làm cho cá nhân
không duy trì được sự chú ý của mình vào đối tượng nào nhất định. Sự phân tán chú ý diễn
ra theo chu kỳ gọi là sự dao động của chú ý.
Sức bền của chú ý phụ thuộc vào lứa tuổi, thái độ đối với công việc.
+ Sự phân phối chú ý : Là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay
nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.
Trong quá trình hoạt động chú ý có thể hướng không chỉ vào một đối tượng mà còn 2 hoặc 3 đối tượng.
Thông thường người ta chỉ tập trungvào một số đối tượng, còn đối tượng khác chú ý
chỉ cần sự tập trung tối thiểu nào đó.
+ Sự di chuyển chú ý :
Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu cả hoạt động.
Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý, nó cũng không phải là sự
phân tán chú ý vì: Sự di chuyển chú ý là sức chú ý được thay thế có ý thức từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Các thuộc tính trên của chú ý có tác dụng bổ sung cho nhau nói lên mặt chất lượng
của chú ý. Mỗi thuộc tính giữ vai trò tích cực hay không là tùy thuộc vào chỗ cá nhân sử
dụng, phân phối chúng như thế nào trong hoạt động. Chú ý không tự nhiên mà có, chúng
được hình thành nhờ rèn luyện trong hoạt động thực tiễn
3.3.3. Các loại chú ý
Căn cứ vào mức độ tự giác của chú ý, người ta phân thành ba loại chú ý.
* Chú ý không chủ định ( Còn gọi là chú ý tự nhiên, chú ý bị động ) 29 lOMoARcPSD| 40615597
Đây là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, Chú ý không
chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra. Ví dụ :
Nguyên nhân chú ý không chủ định bao gồm : -
Do đặc điểm của vật kích thích: Cường độ, tính tương phản, sự thay đổi của vật kích thích -
Do quan hệ cá nhân đối với đối tượng (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tâm trạng..) -
Trạng thái chung cơ thể : Khi chúng ta quá mệt thì khó chú ý vào đối tượng nào
đóbằng cơ thể khi khỏe mạnh.
Chú ý không chủ định có ưu điểm là không gây căng thẳng thần kinh vì nó không đòi hỏi
một sự cố giắng, một sự nổ lực ý chí nào. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là kém bền vững.
* Chú ý có chủ định: Là loại chú ý có mục đích tự giác, có kế hoạch, có biện pháp để hướng
chú ý vào đối tượng cần thiết, nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định. Ví dụ :
Nguyên nhân của loại chú ý này là do cá nhân nhận thức được sự cần thiết phải chú ý.
Loại chú ý này mang tính chất bền vững, có liên quan chặt chẽ với hệ thống tín hiệu
thứ hai, với ý chí, tcảm, xu hướng cá nhân. Đây là ưu điểm của chú ý có chủ định. * Chú ý
“ sau khi có chủ định” Vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý
chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm đem lại
hiệu quả cao của chú ý. Ví dụ :
*Rút ra kết luận sư phạm cần thiết .......................
Chương 3: Nhận thức
I. Nhận thức cảm tính
Xét về mặt phát sinh chủng loại cũng như mặt phát triển cá thể, NTCT là mức độ đầu
tiên, mức độ nhận thức thấp nhất của con người. trong đó, cảm giác là hình thức định hướng
đầu tiên của cơ thể trong TG. Cảm giác là hình thức phản ánh thấp nhất, tri giác là hình thức 30 lOMoARcPSD| 40615597
phản ánh cao hơn trong cùng một bậc thang NTCT. Cảm giác và tri giác có mqh chặt chẽ và
chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “ trực quan sinh động” về TG, cảm giác và tri giác
cung cấp những tài liệu cho mức nhận thức cao hơn.
1.1. Khái niệm cảm giác, tri giác.
1.1.1. Định nghĩa cảm giác:
- Mỗi một sự vật, hiện tượng quanh ta đều có hàng loạt những thuộc tính bề ngoài (màu
sắc,kích thước, trọng lượng, khối lượng, tính chất, mùi vị, âm thanh, ...).Mỗi giác quan
chỉ có khả năng phản ánh một số những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng…Khi
sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan, nhưng chúng ta chỉ phản ánh được
riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng… mà chưa nhận biết được sự vật hiện
tượng đó là cái gì. Thì hiện tượng đó gọi là cảm giác. VD:
Vậy: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện
tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Phân tích định nghĩa:
- Cảm giác là quá trình TL
- Cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ những thuộc tính của SVHT
- Cảm giác phản ánh khi SVHT đang trực tiếp tác động vào các giác quan
VD: thuộc tính bề ngoài của cái bút…
1.1.2. Tri giác:
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của
sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
1.2. Đặc điểm của cảm giác, tri giác.
1.2.1. Đặc điểm của cảm giác
+ Cảm giác là một quá trình tâm lý vì: Nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể.
+ Nội dung phản ánh: cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài, cụ thể của
sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. 31 lOMoARcPSD| 40615597
+ Phương thức phản ánh: cảm giác chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác
động vào các giác quan của chúng ta.
+ Sản phẩm phản ánh: cảm giác chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng với những đặc điểm cá
thể của bản thân sự vật, hiện tượng.
Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác con vật
Cảm giác con người Cảm giác con vật
- Đối tượng p/a: không chỉ p/a những - Đối tượng p/a: chỉ p/a những thuộc tính SVHT có
sẵn trong HTKQ mà còn p/a của SVHT có sẵn trong HTKQ những thuộc tính của SVHT
do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp của con người với XH
- Cơ chế sinh lý: phụ thuộc vào 2 hệ thống - Cơ chế sinh lý: phụ thuộc vào hệ thống tín
hiệu: hệ thống tín hiệu thứ 1 và hệ tín hiệu thứ 1 thống tín hiệu thứ 2
- CG chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ - CG là mức độ cao nhất duy nhất ( ở 1 đẳng
nhất, chịu ảnh hưởng của nhiều hiện số con vật) tượng TL của con người.
- CG của con người được phát triển mạnhmẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động GD
1.2.2. Đặc điểm của tri giác.
Ngoài những đặc điểm giống cảm giác, tri giác có những đặc điểm nổi bật khác về chất
so với cảm giác là: + Tri giác là quá trình TL
+ Tri giác phản ánh thuộc tính bề ngoài của SVHT
+ Tri giác có bản chất XH
+ Tri giác con người khác xa về chất so với tri giác con vật
+ Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn sự vật, hiện tượng với những
thuộc tính bề ngoài đủ để tạo nên một chỉnh thể thống nhất, một cái khung bề ngoài đủ để
phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Còn cảm giác thì mới phản
ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng chưa tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn về sự vật, hiện tượng đó.
+ Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không
phải tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối
quan hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó 32 lOMoARcPSD| 40615597
+ Tri giác là một quá trình tích cực: Tri giác gắn liền với hoạt động của con người. Tri
giác không chỉ là một quá trình tạo ra hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng mà còn là một
hành động tích cực để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Khi tri giác con người không
chỉ tri giác bằng các giác quan, các cơ quan vận động mà con người còn phải sử dụng toàn
bộ hoạt động tâm lý của con người, trong đó có sự tham gia của kinh nghiệm, tư duy và cả ngôn ngữ.
Những đặc điểm trên của tri giác cho thấy, tuy tri giác là mức độ phản ánh cao hơn cảm
giác, nhưng nó vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính vì cũng giống như cảm giác, tri giác
cũng mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bề ngoài cá thể của sự vật, hiện tượng khi
chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
-> So s¸nh c¶m gi¸c vµ tri gi¸c.
* Nh÷ng ®iÓm gièng nhau:
- Lµ mét qu¸ tr×nh t©m lý.
- Ph¶n ¸nh nh÷ng thuéc tÝnh bÒ ngoµi cña sù vËt, hiÖn tîng
- Ph¶n ¸nh hiÖn thùc kh¸ch quan mét c¸ch trùc tiÕp- Cã b¶n chÊt x· héi.
* Nh÷ng ®iÓm kh¸c víi c¶m gi¸c:
- Tri gi¸c ph¶n ¸nh sù vËt, hiÖn tîng mét c¸ch trän vÑn.
- Tri gi¸c ph¶n ¸nh sù vËt, hiÖn tîng theo nh÷ng cÊu tróc nhÊt ®Þnh. CÊu trócnµy lµ sù kh¸i
qu¸t ®· ®îc trõu xuÊt tõ c¸c c¶m gi¸c ®ã trong mèi quan hÖ qua l¹i gi÷a c¸c thµnh phÇn cña
cÊu tróc Êy ë mét kho¶ng thêi gian nµo ®ã. Sù ph¶n ¸nh nµy kh«ng ph¶i ®· cã tõ tríc mµ
nã diÔn ra trong qu¸ tr×nh tri gi¸c.
- Tri gi¸c lµ qu¸ tr×nh tÝch cùc, ®îc g¾n liÒn víi ho¹t ®éng cña con ngêi.Tri gi¸c mang tÝnh tù
gi¸c, gi¶i quyÕt mét nhiÖm vô nhËn thøc cô thÓ nµo ®ã.
-> mặc dù mức độ p/a của tri giác cao hơn cảm giác nhưng vì nó chỉ dừng lại ở mức p/a thuộc
tính bề ngoài của SVHT và p/a một cách trực tiếp
1.2. Các quy luật của cảm giác, tri giác.
1.2.1. Các quy luật của cảm giác
1.2.1.1. Ngưỡng cảm giác: 33 lOMoARcPSD| 40615597
Muốn có cảm giác thì phải có kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt đến
một giới hạn nhất định.
- Giới hạn kích thích mà ở đó gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
- Cảm giác có hai ngưỡng:Ngưỡng cảm giác phía dưới và ng/cảm giác phía trên. + Ngưỡng
cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra được cảm giác.Ngưỡng
cảm giác phía dưới còn gọi là ngưỡng tuyệt đối.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra được cảm giác.
+ Phạm vi giữa hai ngưỡng nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản
ánh tốt nhất gọi là vùng phản ánh tối ưu.
- Ngưỡng cảm giác tuyệt đối cành thấp thì độ nhạy cảm càng cao.
Độ nhạy cảm là năng lực của các giác quan đảm nhận được các kích thích trực tiếp tác động vào ta.
* Ngưỡng cảm giác sai biệt:
- Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ đểphân
biệt được sự khác nhau giữa chúng.
- Ngưỡng cảm giác sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số.
- Ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao. 34 lOMoARcPSD| 40615597
Độ nhạy cảm sai biệt là năng lực của các giác quan thấy được sự khác nhau giữa các kích thích.
* Kết luận sư phạm.
- Giọng nói đủ nghe, chữ viết rõ ràng, đồ dùng trực quan phải đẹp, chính xác.
- Lớp học phải đặt nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, chú ý những học sinh mắt kém, tai kém.-Chú
ý phát triển, tăng cường độ nhạy cảm của cảm giác cho học sinh thông qua các hoạt động.
1.2.1.2. Qui luật thích ứng của cảm giác.
- Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ được hệ thần kinh, cảm giác của con người có khảnăng
thích ứng với kích thích.
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay dổi của
cường độ kích thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích
thích giảm thì tăng độ nhạy cảm. Chẳng hạn khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích
của ánh sáng mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu ta
không thấy gì cả, sau một thời gian ta mới dần dần thấy được mọi thứ xung quanh (thích
ứng). Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác.
- Qui luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau. Có
loại cảm giác thích ứng nhanh như cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, nhưng có loại cảm giác
chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau.
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do luyện tập và tính chấtnghề
nghiệp, tính chất hoạt động.
- Ứng dụng của qui luật tính thích ứng của cảm giác thể hiện ở việc rèn luyện khả năng
thích ứng của cảm giác thì con người có thể nhận biết được những sự vật, hiện tượng quen
thuộc khi bị khiếm khuyết một giác quan nào đó hoặc có thể chịu đựng được những tác
động có cường độ kích thích rất lớn. Điểm này rất có ý nghĩa đối với việc rèn luyện khả
năng cảm giác cho học sinh trong những điều kiện hoạt động học tập thay đổi chưa phù hợp ngay từ đầu.
1.2.1.3. Qui luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác.
Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác động qua
lại lẫn nhau. Trong sự tác động này các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và 35 lOMoARcPSD| 40615597
diễn ra theo qui luật: Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này làm tăng độ nhạy cảm
của cơ quan phân tích kia và ngược lại. VD:
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm
giác cùng loại hay khác loại.
Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện tượng
tương phản trong cảm giác.
Có hai loại tương phản:
- Tương phản đồng thời
- Tương phản nối tiếp (
Những cảm giác xuật hiện đồng thời hoặc trước một cảm giác nào đó có thể làm tăng hay
giảm tính nhạy cảm của nó. VD:
Trong thực tế ta cũng thấy có hiện tượng một kích thích gây cho ta một cảm giác này
cũng gây cho ta một cảm giác khác gọi là hiện tượng loạn cảm giác. VD:
Ứng dụng của qui luật này trong việc lựa chọn nền trong hội hoạ, trong việc tạo ra những
cảm giác cần thiết trong cuộc sống, trong học tập cũng cần tạo ra những trạng thái tâm lý
phù hợp cho các cảm giác phát triển mạnh mẽ, chẳng hạn nếu tập trung chú ý thì cảm giác hiểu bài sẽ tốt hơn.
Trong quá trình dạy học hay trong bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải nắm được các
qui luật cơ bản của cảm giác để vận dụng chúng vào hoạt động nghề nghiệp của mình như
màu sắc của phương tiện hoạt động hợp lý để chủ thể hoạt động có thể phân biệt được chỗ
nào là chủ yếu, yếu tố nào là thứ yếu, biết cách tạo ra tâm thế, trạng thái tâm lý để tạo ra tính
nhạy cảm của cảm giác ở chủ thể bất kỳ hoạt động nào.
1.2.2. Các qui luật của tri giác (thuộc tính cơ bản)
1.2.2.1.Tính đối tượng của tri giác. 36 lOMoARcPSD| 40615597
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của
thế giới khách quan. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác,
mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Tính đối của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giá, khi sự
vật hiện tượng tác động vào giác quan.
- Tính đối tượng của tri giác là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi hoạt động củacon người.
1.2.2.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
- Tri giác không thể phản ánh đồng thời tất cả các sự vật hiện ngjtacs động vào giác quanmà
nó có khả năng tách được đối tượng ra khỏi bối cảnh.
- Tính lựa chọn thể hiện tính thái độ tích cực của chủ thể khi tri giác.
- Tính lựa chọn là khả năng tách ra hay lựa chọn riêng thuộc tính của vật đó khỏi thuộc
tínhcủa những vật khác và kết hợp lại thành toàn thể. ( hay có thể nói đó là khả năng tách
được đối tượng ra khỏi bối cảnh).
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào : Đối tượng, đặc điểm xung quanh đối tượng,vào
ngôn ngữ, vào chủ thể tri giác như : Thái độ, hứng thú, tình cảm, xu hướng, phụ thuộc vào
vốn sống, kinh nghiệm, tuổi tác… VD : - Ứng dụng :
+ Trong kiến trúc, Trang trí, ngụy trang…
+ Trong công tác : Khi trình bày bảng, thay đổi màu mực khi chấm bài, sách giáo khoa in
nghiêng những nội dung quan trọng, gạch chân những từ có ý nghĩa….
1.2.2.3. Quy luật về tính ý nghĩa.
- Tri giác của con người bao giờ cũng gắn liền với tư duy, với sự hiểu biết bản chất của đốitượng.
- Khi tri giác ta phải đi đến gọi tên được đối tượng, chỉ ra được công dụng, hoặc xếp nó
vàomột loại chung nào đó. VD :
- Tính ý nghĩa gắn liền với tính trọn vẹn: Càng tri giác đầy đủ các thuộc tính cơ bản bềngoài
của đối tượng thì việc gọi tên đối tượng càng chính xác. 37 lOMoARcPSD| 40615597 - Ứng dụng:
+ Muốn tri giác tốt, đầy đủ về đối tượng cần phải chỉ rõ ý nghĩa của đối tượng.
+ Ngôn ngữ có tác dụng lớn đến tính ý nghĩa của tri giác.
1.2.2.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác.
- Là khả năng phản ánh tương đối ổn định sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giácthay đổi. Vd :
- Do đâu mà tri giác có tính ổn định:
+ Do cấu trúc ổn định tương đối của đối tượng trong một thời gian ngắn hay trong một thời điểm nào đó.
+ Do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh.
+ Do vốn kinh nghiệm của bản thân về đối tượng.
- Ứng dụng: Là điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và trong hoạt động của con người .
1.2.2.5.Quy luật tổng giác của tri giác.
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhâncách
của họ được gọi là hiện tượng tổng giác ( Tức là tri giác phụ thuộc vào tháI độ, nhu cầu,
hứng thú, sở thích, mục đích, động cơ…) VD: - Ứng dụng:
+ Tri giác có thể điều khiển được.
+ Dạy học phải tính đến đặc điểm đối tượng.
1.2.2.6. Quy luật ảo giác.
- Ảo giác là tri giác không đúng hoặc bị sai lệch trong những điều kiện thực tế xác định.
Hiện tượng này không nhiều nhưng có tính chất quy luật.
- Ứng dụng: Trong kiến trúc, hội họa, trang trí… 38 lOMoARcPSD| 40615597
2. Nhận thức lý tính 2.1.Tư duy
2.1.1. Khái niệm về tư duy.
2.1.1.1. Định nghĩa tư duy: Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc bản chất,
những mối quan hệ, liên hệ bên trong có 1tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Phân tích định nghĩa - TD là một quá trình TL -
TD phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có
tínhchất quy luật của SVHT
Theo Triết học Mác-Lenin: bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt, những mối
liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
Thuộc tính bản chất quy định SVHT là nó, nếu mất đi thì SVHT không còn là nó VD:
2.1.1.2. Đặc điểm tư duy
+ Tính có vấn đề của tư duy:
Không phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều gây ra tư duy, tư duy chỉ nảy sinh
khi gặp tình huống có vấn đề. Tức là hoàn cảnh chứa đựng mục đích mới, một cách thức
giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ vẫn cần thiết nhưng không
đủ sức để giải quyết vấn đề mới. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, phải tìm cách thức giải
quyết mới, đó là tư duy.
Song hoàn cảnh có vấn đề có kích thích được tư duy hay không còn phụ thuộc vào: -
Vấn đề phải mới lạ với cá nhân. (chứa đựng mục đích mới, vấn đề mới, cách thức giải quyết
mới mà những phượng tiện, cách thức cũ tuy vẫn còn cần thiết nhưng không đủ sức giải
quyết vấn đề mới đó) -
Vấn đề phải phù hợp với năng lực nhận thức của cá nhân ( tình huống đó nằm
trongtầm hiểu biết của cá nhân thì cá nhân mới xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết và phải tìm) 39 lOMoARcPSD| 40615597 -
Được cá nhân nhận thức đầy đủ và chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân và có nhucầu
giải quyết nó ( hoàn cảnh có vấn đề phải kích thích được con người TD, con người nhận
thức được đầy đủ những mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề)
Chủ thể phải có nhu cầu tìm kiếm giải quyết VĐ mới và phải có những tri thức cần thiết
liên quan đến cấn đề. KLSP:
+ Tính gián tiếp của tư duy : -
Tư duy phản ánh gián tiếp qua nhận thức cảm tính: Tư duy phát hiện ra bản chất củasự
vật, htượng và quy luật của chúng nhờ việc sử dụng các công cụ, phương tiện -
Phản ánh SVHT gián tiếp qua kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệmcủa cá nhân. -
Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chổ tư duy dùng ngôn ngữ làm phươngtiện cho mình. KLSP:
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: -
Trừu tượng là trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng đó những cái cụ thể, cá biệt chỉ giữlại
những yếu tố cần thiết cho tư duy. -
Khái quát: Tư duy p/ánh những thuộc tính b/chất, của từng đ/tượng cũng chính
làp/ánh cái chung cho nhiều sự vật, hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
=> Khi xem xét 1 SVHT, con người bao giờ cũng đặt nó vào trong một dãy mối liên hệ,
quan hệ qua lại với những SVHT khác. Chính trong mlh này làm bộc lộ nhiều thuộc tính
bản chất của từng SVHT. KLSP:
+ Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ : -
Tính có vấn đề, tính trừu tượng, tính khái quát và tính gián tiếp của tư duy khôngthể
tồn tại ngoài ngôn ngữ, tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. (TD phải dùng
ngôn ngữ làm phương tiện cho mình) -
Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và sản phẩm của tư duy cũng không đượcchủ
thể và người khác tiếp nhận. 40 lOMoARcPSD| 40615597 -
Ngôn ngữ cố định các kết quả của tư duy bằng sản phẩm là những khái niệm, phánđoán, suy lý KLSP:
+ Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. -
TD phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên cơ sở trực quan sinh động. -
Ngược lại tư duy và sản phẩm của tư duy cũng có ảnh hưởng đến các quá trìnhnhận
thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi, nhạy bén và đạt hiệu quả cao.
* Kết luận, ứng dụng
2.1.3. Các thao tác của tư duy:
Quá trình tư duy là quá trình giải quyết nhiệm vụ, việc giải quyết các nhiệm vụ được
diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành bằng các thao tác tư duy, thao tác tư duy là các thao tác
trí tuệ. Đó là các thao tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
* Phân tích và tổng hợp- Phân tích:
+ Là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành
phần khác nhau để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.
+ Giá trị của thao tác phân tích thể hiện ở chỗ nhiệm vụ của TD chia ra càng nhỏ thì
việc giải quyết chúng càng dễ dàng hơn - Tổng hợp:
+ Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các bộ phận, các thành phần đã được tách ra nhờ
phân tích thành một chỉnh thể giúp ta nhận thức đối tượng bao quát hơn.
+ Giá trị của thao tác tổng hợp ở chỗ tạo ra cái chỉnh thể trong mối liên kết chặt chẽ,
thống nhất giũa các bộ phận, thuộc tính…
=> Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất
không thể tách rời được : Sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn tổng hợp
được thực hiện trên kết quả của phân tích. * So sánh:
Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay
không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức. Thao tác
này có quan hệ chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp. 41 lOMoARcPSD| 40615597
Thao tác này giúp con người phân biệt được các SVHT với nhau. *
Trừu tượng hóa, khái quát hóa: -
Trừu tượng hóa: Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những thuộc tính,
những bộ phận, những quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại yếu tố cần thiết để tư duy. -
Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những đối tượng
khác nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở chúng có một số thuộc tính chung và
bản chất, những mối liên hệ có tính qui luật.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối quan hệ qua lại với nhau như quan hệ giữa
phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn.
Lưu ý : - Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng
nhất định, do nhiệm vụ tư duy quyết định. -
Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo vào nhau, chứ không theo
một trình tự máymóc nêu trên. -
Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động
tư duy nàocũng phải thực hiện tất cả các thao tác tư duy trên. *
Kết luận sư phạm Các loại tư duy :
a. Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy người ta chia thành 3 loại sau: *
Tư duy trực quan - hành động: Loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực
hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao
tác tay chân cụ thể, các hành động vận động có thể quan sát được, nhằm giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể, trực quan. Loại tư duy này có cả ở người và ở một số động vật cao cấp.
Thí dụ trẻ em làm toán bằng cách dùng tay để chuyển vật thật (cái bút chì) hay các vật thay
thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện bài toán. *
Tư duy trực quan - hình tượng (hình tượng): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết
nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy
này chỉ có ở người, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thí dụ trẻ làm toán thêm bớt thì trẻ dùng mắt quan
sát vật thật và đếm để tìm ra kết quả. 42 lOMoARcPSD| 40615597 *
Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - lôgic): Loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ
được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgic, tồn tại và vận hành nhờ ngôn
ngữ. Thí dụ học sinh cấp 2 làm toán bằng cách sử dụng các công thức toán học, thiết lập
quan hệ lôgic những kiến thức đã biết để giải quyết nhiệm vụ và tất thảy đều dùng ngôn ngữ
làm phương tiện đắc lực.
Các loại tư duy nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau. Trong
đó tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình ảnh là hai loại tư duy có trước,
làm cơ sở cho tư duy trưu tượng. Các loại tư duy này giúp con người nhận thức thế giới một
cách sâu sắc và đúng đắn.
b. Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy ở người trưởng
thành thì tư duy được chia làm 3 loại:
* Tư duy thực hành: Loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình
thức cụ thể, phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy là những hành động thực hành. *Tư
duy hình ảnh cụ thể: Loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể
và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. * Tư duy
lý luận: Loại tư duy mà nhiệm vụ đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng
những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận.
c. Theo mức độ sáng tạo của tư duy. Dưới góc độ này, tư duy con người được chia thành
hai loại: Tư duy angôrit và tư duy ơritxtic. *
Tư duy angôrit là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc lôgic có sẵn
theo một khuôn mẫu nhất định. Loại tư duy này có cả ở người và máy móc (tư duy máy).
Tuy nhiên tư duy ở con người khác xa với tư duy máy (Rôbot), bởi vì có thông minh đến
mấy , tư duy của máy cũng do con người sáng tạo ra. *
Tư duy ơritxtic là lại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động, linh hoạt, không theo một
khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan đến khả năng trực giác, khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của TD: -
TD có vai trò to lớn đối với đời sống và đối với nhận thức của con người. 43 lOMoARcPSD| 40615597
- TD mở rộng giới hạn nhận thức, tạo ra khả năng để con người đi sâu vòa bản chất SVHT,tìm
ra những mqh có tính quy luật giữa chúng với nhau - TD có khả năng giải quyết trước những nhiệm vụ tương lai
- TD cải tạo lại thông tin của NTCT, làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của
conngười, nó tiết kiệm công sức của con người. Nhờ TD, con người hiểu biết sâu sắc và
vững chắc về thực tiễn hơn và hành động có kết quả cao hơn. 2.2. Tưởng tượng
2.2.1. Khái niệm tưởng tượng
2.2.1.1. Định nghĩa TT
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Khi phân tích bản chất của tưởng tượng ta thấy:
+ Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức
biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.
CH: Cái mới trong TT và cái mới trong TD khác nhau ntn?
Tưởng tượng: cái mới đối với cá nhân như khi nghe Gv giảng về trận đánh Điện biên phủ,
HS hình dung ra trận đánh đó. Mới đối với XH là: các nhà KH đi tìm tòi chân lý, các nhà
biên kịch sáng tác ra những kịch bản nghệ thuật
Tư duy: bản chất nhôm, sắt, kẽm đều đã có trong hiện thực KQ.
+ Về phương thức phản ánh khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính bản chất
của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính qui luật thông qua sự vận hành
của thao tác tư duy ( phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa, ..). Tưởng tượng tạo ra những
hình ảnh mới (biểu tượng mới - biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã
biết nhờ các phương thức hành động, chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, tương tự mô phỏng,... 44 lOMoARcPSD| 40615597
+ Về kết quả phản ánh sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó
là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ, song khác
với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật, hiện tượng trước đó đã tác động bộ não
người. Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn, do con người tự sáng tạo
ra tên cơ sở của biểu tượng trí nhớ.
2.2.1.2. Đặc điểm của tưởng tượng
+ Tưởng tượng cũng nảy sinh trước hoàn cảnh, tình huống có vấn đề, nhưng khi mà tính bất
định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh đó quá lớn. Đặc điểm này nói lên giá trị của
tưởng tượng là có khả năng tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không
đủ điều kiện để tư duy, nó cho phép ta nhảy cóc qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà
vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng, cũng nói lên điểm yếu của tưởng tượng là trong
khi giải quyết vấn đề không có sự chuẩn xác cao, không chặt chẽ.
+ Tưởng tượng là quá trình nhận thức lý tính nhưng được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của
tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu
tượng của biểu tượng.
+ Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, liên hệ chat chẽ với ngôn ngữ. Nó
sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, cung cấp.
2.2.2. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng.
Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng phụ thuộc vào loại hình hoạt động
của con người. Có những cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng như sau : + Thay
đổi kích thước, số lượng của sự vật, hiện tượng hay các thành phần của sự vật, hiện
tượng…bằng cách thu nhỏ hoặc phóng to kích thước, thêm hoặc bớt số lượng bộ phận của sự vật hiện tượng. Ví dụ:
+ Phương pháp nhấn mạnh: Là phương pháp tạo ra hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh
đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó của sự vật hiện tượng với các sự vật, 45 lOMoARcPSD| 40615597
hiện tượng khác. Người ta còn gọi đây là phương pháp cường điệu hóa. Phương pháp này
được sử dụng nhiều trong văn học, trong nghệ thuật. Ví dụ :
+ Phương pháp chắp ghép : Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau thành hình ảnh mới. Ví dụ :
+ Phương pháp liên hợp: Là phương pháp xây dựng hình ảnh mới ban đầu đã được cải tổ
trong mối tương quan mới. Đây là sự tổng hợp có tính sáng tạo.
Thủ thuật này được sử dụng trong sáng tạo văn học, nghệ thuật và đặc biệt được sử dụng nhiều trong kỹ thuật . Ví dụ:
+ Phương pháp điển hình hóa: Là phương pháp phức tạp nhất, dựa trên sự tổng hợp sáng
tạo các thuộc tính điển hình, đại diện cho một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định.
Phương pháp này sử dụng nhiều trong văn học, nghệ thuật. Ví dụ:
+ Phương pháp tương tự, mô phỏng ( loại suy).
Là cách đặc biệt con người chế tạo ra công cụ lao động theo sự tương tự của những thao
tác của đôi bàn tay. Hay là phương pháp tương tự sử dụng trong toán học Ví dụ
Kết luận sư phạm:
2.1.2. Các giai đoạn của quá trình TD
Tư duy là một quá trình vì TD có: Mở đầu, diễn biến, kết thúc. -
Tư duy là một hành động: Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một
nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay thực tiễn… -
Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi gặp tình huống có vấn đề và
nhậnthức có vấn đề cho đến khi giải quyết được vấn đề. Cách giải quyết vấn đề này lại có
thể gây ra vấn đề mới, khởi đầu cho một hành động tư duy mới :
Quá trình tư duy bao gồm các giai đoạn sau :
* Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề thành nhiệm vụ : 46 lOMoARcPSD| 40615597 -
Hoàn cảnh có vấn đề là 1 điều kiện của tư duy. Khi gặp một tình huống
có vấn đề, chủ thể tư duy phải ý thức được nó là một tình huống có vấn đề với bản
thân mình. Tức là đặt ra được vấn đề cần phải giải quyết.. -
Phải phát hiện ra >< chứa đựng trong tình huống có vấn đề.( >< giữa cái
đã biết với cái phải tìm…)ý và có nhu cầu giải quyết . -
Con người càng có kinh nghiệm trong lĩnh vực nào, càng dễ dàng nhận
ra và nhìn thấy đầy đủ >< đó ( Tức là càng xác định rõ vấn đề đòi hỏi họ giải quyết).
Từ đó biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ giải quyết…
Tóm lại: Đây là giai đoạn đầu tiên và là quan trọng nhất của quá trình tư duy vì:
+ Xác định vấn đề đúng -> Tư duy đúng.
+ Xác định vấn đề sai -> Tư duy sai.
* Huy động các tri thức, kinh nghiệm : (Làm xuất hiện các liên tưởng) -
Khâu này làm xuất hiện ở trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những
liên tưởngnhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt . -
Việc làm xuất hiện những tri thức, liên tưởng này hoàn toàn tùy thuộc
vào nhiệmvụ đã xác định( đúng hướng hay lệch hướng là do nhiệm vụ đặt ra chính
xác hay không chính xác...).
* Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết. -
Các tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng xuất hiện lúc đầu rộng rãi nên chủ
thể phảigạt bỏ những cái không cần thiết, hình thành giả thuyết về cách giải quyết vấn
đề có thể có với nhiệm vụ đang tư duy . -
Sư đa dạng và biên độ rộng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng
một sự vật,hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau trong các hệ thống liên hệ, quan hệ
khác để tìm ra cách giải quyết đúngđắn nhất.
* Kiểm tra giả thuyết
Từ cách giải quyết vấn đề -> đi đến chính xác hóa, khẳng định giả thuyết, hoặc phủ
định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu:
+ Nếu giả thuyết đúng thì tiến hành giải quyết vấn đề.
+ Nếu giả thuyết sai thì phủ định để hình thành giả thuyết mới về cách giải 47 lOMoARcPSD| 40615597 quyêt vấn đề…
* Giải quyết vấn đề:
Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó được thực hiện, tức là đi đến câu
trả lời cho vấn đề đặt ra. Tóm lại:
KK.Platônốp đã tóm tắt các giai đoạn của quá trình tư duy bằng sơ đồ sau:
Các giai đoạn của tư duy thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng Sàng lọc liên tưởng Hình thành giải thuyết Chính xác hoá Khẳng định Phủ định
Giải quyết vấn đề H/động tư duy mới 3.Trí nhớ
3.1. Khái niệm chung về trí nhớ.
3.1.1. Định nghĩa trí nhớ. 48 lOMoARcPSD| 40615597
Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và nhớ lại những gì mà cá nhân thu được trong hoạt động sống
của mình dưới hình thức biểu tượng
3.1.2. Đặc điểm của trí nhớ.
Nếu như cảm giác và tri giác pa svht khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan. Còn tư duy và tưởng tượng p/a cái mới, cái tương lai thì trí nhớ lại p/a các sv,ht đã tác
động vào ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. - Trí
nhớ phản ánh k/ nghiệm của con người. Kinh nghiệm có thể là: Những hình ảnh cụ thể (TN
hình ảnh) ; Những rung động, trãi nghiệm, xúc cảm (TN cảm xúc); Những ý tưởng, tư tưởng (TN từ ngữ lô gic) ;
- Sản phẩm của trí nhớ là những biểu tượng. Biểu tượng của trí nhớ khác về chất so
với hình ảnh của tri giác vì: Biểu tượng của trí nhớ vừa có tính trực quan vừa có tính khái quát.
+ Tính trực quan : Biểu tượng của trí nhớ là kết quả chế biến tổng quát hình ảnh tri
giác tạo ra, thiếu tri giác biểu tượng trí nhớ không hình thành được : VD:
Xong tính trực quan trong trí nhớ không rõ nét như ở tri giác.
+ Tính khái quát : Biểu tượng của trí nhớ phản ánh những nét đặc trưng chủ yếu, độc đáo, nó
đã khái quát những điều riêng lẻ trước đây, nhấn mạnh những dấu hiệu thường có và bỏ qua
những dấu hiệu ngẫu nhiên. VD :
Biểu tượng của trí nhớ ít có tính khái quát và trừu tượng hơn biểu tượng của tưởng
tượng vì : Nét đặc trưng của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì mà cá nhân đã trãi
qua. Trí nhớ không thay đổi chút gì trong các yếu tố đã được cá nhân trãi qua. Còn biểu
tượng của tưởng tượng là biểu tượng cấp 2 - là biểu tượng của biểu tượng.
Vì vậy : Ở góc độ hoạt động nhận thức thì trí nhớ được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận
thức cảm tính lên nhận thức ly tính.
3.2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ.
Trí nhớ của một con người là một quá trình phức tạp, tích cực, bao gồm nhiều quá trình khác
nhau: Ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại,nhớ lại và quên. 49 lOMoARcPSD| 40615597
3.2.1. Quá trình ghi nhớ:
Đó là quá trình hình thành dấu vết "ấn tượng" của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ
não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa các tài liệu mới và tài liệu cũ
đã có cũng nư mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Tức là đưa
một tài liệu nào đó vào trong ý thức, gắn tài liệu đó vào kiến thức hiện có. Thí dụ khi học
toán đòi hỏi phải nhớ những công thức toán đã biết để vận dụng chúng để giải các bài tập
chứa đựng những công thức toán học đó. Trong cuộc sống thường diễn ra 2 loại ghi nhớ: *
Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không định trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ,
cũng không cần biện pháp ghi nhớ. Loại ghi nhớ này đặc biệt có hiệu quả khi nó được gắn
với những cảm xúc rõ ràng, mạnh mẽ và hứng thú của cá nhân. Loại ghi nhớ không chủ định
có ưu điểm của nó là nhớ nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức lực. Chính ưu điểm này giúp chúng ta tự
làm phong phú, mở rộng vốn kinh nghiệm sống của mình. Trong dạy học cần chú ý đến việc
tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ, những hứng thú đối với tài liệu cần ghi nhớ.
b. Ghi nhớ có chủ định: Loại ghi nhớ mà con người đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ,
trong quá trình ghi nhớ con người phải có sự nỗ lực ý chí và có sử dụng thủ thuật ghi nhớ nhất định.
Ghi nhớ có chủ định thực hiện bằng hai thủ thuật là: *
Ghi nhớ có ý nghĩa (loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu nội dung, hiểu biết mối quan hệ
lôgic của sự vật, hiện tượng) *
Ghi nhớ máy móc (loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngoài mà không cần đi sâu và
nội dung tài liệu cần ghi nhớ, dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản).
Học sinh thường ghi nhớ máy móc trong các trường hợp sau: Không thể hiểu hoặc lười không
chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu; Các phần tài liệu rời rạc không liên hệ với nhau; Giáo viên
thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong sách giáo khoa. Loại ghi nhớ máy móc
thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách máy móc và tốn nhiều thời gian. Loại ghi nhớ
này chỉ có ý nghĩa đối với việc ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát như nhớ
số điện thoại. Ngoài ra còn một loại ghi nhớ nữa là: *
Học thuộc lòng: là sự kết hợp giữa ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ máy móc. Nghĩa là
ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông hiểu tài liệu cần ghi nhớ, khác hoàn toàn với học vẹt. * 50 lOMoARcPSD| 40615597
Thuật nhớ là ghi nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài , giả tạo để nhớ
như trong khi học ngoại ngữ đặt các từ cần nhớ thành câu có vần điệu để dễ nhớ.
3.2.2.Gìn giữ:
Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết ấn tượng của đối tượng đã được hình thành
trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Có 2 loại gìn giữ: -
Gìn giữ tiêu cực là loại gìn giữ bằng cách lặp lại nhiều lần việc tri giác tài liệu, chẳng
hạn đọc nhiều lần một tài liệu là ta đã dùng cách học thuộc lòng để gìn giữ tài liệu đó. -
Gìn giữ tích cực là loại gìn giữ bằng cách tái hiện tài liệu là chủ yếu. Thí dụ hs đọc
bài giảng một lần , sau đó gập vở lại để đọc lần 2 cho tới khi nhớ được tài liẹu đó. Chẳng hạn
sau khi đọc một vài lần tài liệu ta ngồi nghĩ và viết tóm tắt các đề mục ra giấy, rồi lại viết
toàn bộ, đầy đủ tại liệu đó.
3.2.3. Quá trình tái hiện:
Tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nọi dung đã ghi nhớ trước đây.
Thường quá trình tái hiện được phân làm ba loại:
* Nhận lại: Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Nhận lại diễn ra là
do cái được tri giác tại thời điểm đó giống với cái đã tri giác trước đây, khi đó ở ta xuất
hiện một cảm giác quen thuộc đặc biệt và chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại. VD
* Nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng. VD
* Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Kết quả của
hồi tưởng phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của
nhiệm vụ tái hiện. Trong hồi tưởng những ấn tượng trước đây không được tái hiện máy
móc, mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới. VD
3.2.4. Sự quên và cách chống quên.
* Quên là gì? Là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết
hay vào một thời điểm nào đó. VD.
Quên cũng có nhiều mức độ: Quên hoàn toàn (không nhớ lại, không nhận lại được) quên cục
bộ (không nhớ lại được, nhưng nhận lại được) nhưng ngay cả quên hoàn toàn cũng không có 51 lOMoARcPSD| 40615597
nghĩa là các dấu vết ghi nhớ được bị mất hoàn toàn, không để lại vết tích nào. Quên vĩnh viễn
và quên tạm thời (trong một thời gian dài không thể nhớ lại được, nhưng trong một lúc nào
đó đột nhiên nhớ lại được)
* Nguyên nhân cuả sự quên: Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do các quy luật ức chế
của hoạt động thần kinh (ức chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn) * Quy luật của sự quên.
Quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp
với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân; Quên những gì không được sử dụng thường
xuyên trong hoạt động hàng ngày; Quên khi gặp những kích thích mới lạ những kích thích
mạnh; Quên diễn ra theo một trình tự xác định: Quên cái tiểu tiết và vụn vặt trước, quên cái
đại thể chính yếu sau; Quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu tốc độ quên
khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần.
Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích. Quên hoàn toàn là một trong những
yếu tố quan trọng nhất của một trí nhớ hoạt động tốt, là một cơ chế tất yếu trong hoạt động
đúng đắn của trí nhớ. Từ những nguyên nhân và qui luật trên ta có thể tìm ra một số biện pháp chống quên:
+ Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của học sinh làm cho nội dung đó trở thành
mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của học sinh đối với tài liệu đó.
+ Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như khi học sinh giải lao khi chuyển từ tài
liệu này sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tương tự
để tránh các quy luật ức chế.
+ Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trường
về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần.
3.3. Các biện pháp rèn luyện trí nhớ.
Muốn có trí nhớ tốt phải luện tập để có một phương pháp ghi nhớ, gìn giữ và hồi tưởng tốt.
3.3.1. Rèn luyện ghi nhớ.
+ Lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý nhất phù hợp với tính chất và nội
dung tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. 52 lOMoARcPSD| 40615597
+ Tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải có hứng thú sâu sắc, tình cảm say mê với tài liệu
cần ghi nhớ, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu và xác định một tâm thế ghi nhớ
lâu dài đối với tài liệu đó.
Trên cơ sở rèn luyện đó chúng ta cũng cần có biện pháp rèn luện ghi nhớ một cách lôgic, các biện pháp đó là:
+ Lập dàn bài cho tài liệu học tập, tức là phát hiện những đơn vị lôgic cấu tạo nên tài liệu
đó, để lập được dàn bài phải làm được những việc: Phân chia tài liệu thành những đoạn; Đặt
cho mỗi đoạn một tên thích hợp với nội dung của nó (đây là những điẻm tựa tái hiện nội dung
từng đoạn sau này); Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi thích hợp nhất.
+ Phân tích, tổng hợp, mô hình hoá, so sánh, phân loại và hệ thống hoá tái liệu cần nhớ một cách thành thạo.
+ Khi tái hiện tài liệu cần nói thầm (nói cho chính mình nghe) sau khi nói thầm 2,3 lần thì
nên ghi chép lại những điều đã tái hiện được ra tờ giấy. Khi dùng biện pháp này nên tiến hành
theo các bước: Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần; Tiếp đó là tái hiện từng phần, đặc
biệt là những phần khó; Tiếp tục tái hiện toàn bộ tài liệu cần nhớ một lần hoặc nhiều lần khác nữa.
Khi làm những việc này cần chú ý đặc biệt vào những thao tác: Định hướng vào toàn bộ tài
liệu; Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó; Xác định những mối liên hệ
trong mỗi nhóm và xác định những mối quan hệ giữa các nhóm.
+ Ôn tập để ghi nhớ tài liệu lâu dài và bền vững. kết hợp với ôn tập và luyện tập tài liệu đã
ghi nhớ trước đây. 3.3.2. Gìn giữ (ôn tập).
+ Ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ yếu
+ Ôn tập ngay sau khi đã ghi nhớ tài liệu vì tốc độc quên tăng nhanh sau khi ghi nhớ. + Ôn
tập xem kẽ không nên chỉ ôn một môn liên tục trong thời gian dài. Ôn tập phải kết hợp với
nghỉ ngơi một cách thích hợp.
+ Cần ôn rải rác, không nên ôn tập trung liên tục trong thời gian dài, ôn ngay một lúc không
tốt bằng ôn nhiều lần một tài liệu, vì có học một lúc cho thuộc ngay thì khó nhớ kỹ, nhớ lâu 53 lOMoARcPSD| 40615597
được tài liệu, ôn tập phải được tiến hành thường xuyên và khoảng cách giữa hai lần ôn không
nên quá xa hoặc quá gần nhau.
+ Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.
3.3.3. Rèn luyện sự hồi tưởng cái đã quên.
+ Loại bỏ ý nghĩ sai lầm cho rằng mình đã quên sạch, không còn nhớ gì cả mà phải tin tưởng
là mình có thể hồi tưởng được.
+ Phải kiên trì hồi tưởng, nếu lần thứ nhất chưa hồi tưởng được thì tiếp tục lần thứ hai, thứ ba,...
+ Khi hồi tưởng sai thì lần tiếp theo không được xuất từ sự sai lầm của lần trước mà cần bắt
đầu hồi tưởng lại từ đầu theo một cách mới.
+ Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dung của hồi ức
mà ta đang cần nhớ lại.
+ Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của chí tuệ.
+ Có thể sử dụng sự liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng một vấn đề gì đó.
4. Khái niệm ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ:
4.1. Khái niệm ngôn ngữ.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: Ngôn ngữ là quá trình mỗi con người sử dụng một
thứ tiếng (tiếng nói, chữ viết) nào đó để giao tiếp. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói.
4.2. Chức năng của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản sau:
4.2.1. Chức năng chỉ nghĩa: Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính bản thân sự
vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng. Thí dụ từ "sinh viên" chỉ
chính những người đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng.
4.2.2. Chức năng khái quát hoá: Ngôn ngữ không những chỉ một sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, mà còn chỉ một lớp, một loại sự vật, hiện tượng có chung những
thuộc tính bản chất. Chính nhờ vậy nó là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ. 54 lOMoARcPSD| 40615597
4..2.3.. Chức năng thông báo: Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt,và tiếp nhận thông tin, để
biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người. Chức năng thông báo nói
lên mặt bên ngoài của ngôn ngữ. Chức năng này bao gồm mặt thông tin, mặt biểu cảm và thúc đẩy hành động.
Nói tóm lại ngôn ngữ có hai chức năng chính: Công cụ của tư duy và công cụ của giao tiếp.
4. 3. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức
4.3.1. Vai trò chung của ngôn ngữ. -
Ngôn ngữ tham gia vào việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lý của con người,
làcông cụ góp phần làm cho tâm lý người mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát.
- Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp và tư duy, có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt
động nhận thức của con người, chẳng hạn dưới tác động của ngôn ngữ mà có thể có sự thay
đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác,... -
Ngôn ngữ tham gia tích cực vào hoạt động trí nhớ, làm cho việc ghi nhớ, gìn giữ và
nhớ lạicó chủ định hơn. Ngôn ngữ làm cho hoạt động tư duy của con người khác về chất so
với tư duy của con vật. Bởi vì ngôn ngữ mang tính khái quát, trừu tượng và gián tiếp.
4.3.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức: -
Ngôn ngữ đã cố định lại những kết quả hoạt động nhận thức, cố định lại những
kinhnghiệm lịch sử xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau có được các sức mạnh tinh thần của thế hệ trước. -
Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lý người, đặc
biệtlà của các quá trình nhận thức. Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố làm cho các quá trình
tâm lý nhận thức của con người có chất lượng khác hẳn với con vật. Vai trò này thể hiện như sau:
+ Đối với cảm giác: Ngôn ngữ có ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm
cho cảm giác thu nhận rõ ràng và đậm nét hơn, làm cho cảm giác của con người về các thuộc
tính của sự vật, hiện tượng mạnh hơn, chính xác hơn. Thí dụ .. +Đối với tri giác: Ngôn ngữ
làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn và làm cho kết quả tri giác đầy
đủ, rõ ràng và mang tính khách quan cao hơn. VD... Ngôn ngữ tham gia vào việc điều chỉnh, 55 lOMoARcPSD| 40615597
điều khiển tính tích cực, tính mục đích, tính chủ định của quá trình quan sát. Ngôn ngữ còn
làm cho tính có ý nghĩa trong tri giác của con người có chất lượng mới, khác xa với tri giác của con vật.
+ Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ, gắn chặt với quá trình
đó, đặc biệt tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ, quá trình này không thể thực hiện một
cách có chủ định được nếu thiếu ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một
hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể chuyển hẳn
những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người, chính bằng cách này con người lưu
giữ và truyền đạt được kinh nghiệm lịch sử – xã hội của loài người cho thế hệ sau.
+ Đối với tư duy: Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ của tư duy, nhờ có ngôn ngữ mà tư
duy của con người khác xa về chất so với tư duy của con vật, bởi vì nhờ ngôn ngữ mà con
người có tư duy trừu tượng – Tư duy bằng từ ngữ lôgic, VD..
+ Đối với tưởng tượng: Ngôn ngữ là phương tiện để hình thành, biểu đạt, duy trì các hình
ảnh mới củ tưởng tượng. Ngôn ngữ cũng giúp ta chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng
đang nảy sinh, giúp ta tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn kết chúng lại với nhau
trong một tổng thể, cố định chúng lại bằng từ ngữ và lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ
làm cho quá trình tưởng tượng trở thành quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kết
quả và chất lượng cao.
Chương 4: Nhân cách và sự hình thành, phát tri n nhân cáchể
1. Khái ni m chung vềề nhân cách.ệ 56 lOMoARcPSD| 40615597
1.1. Đ nh nghĩa vềề nhân cách.ị
1.1.1. Một sốố khái ni m cệ ơ ả b n
a. Con người: Là thành viên c a m t c ng đồồng, m t xã h i, v a là th c th t nhiên,ủ ộ ộ ộ ộ ừ
ự ể ự v a là th c th xã h iừ ự ể ộ . Có m t đ nh nghĩa vềề con ngộ ị ười được th a nh n khá r
ng rãi: “ừ ậ ộ Con người là m t th c th tộ ự ể ự nhiền v a là m t th c th xã h i, văn hóa”ừ ộ ự
ể ộ . Do đó khi nghiền c u con ngứ ười ph i tiềếp c n m t: t nhiền và xã h i.ả ậ ặ ự ộ -
Vềề m t sinh h c: con ngặ ọ ười thu c l p đ ng v t có vú, có dáng đ ng th ng, có đôi
bànộ ớ ộ ậ ứ ẳ tay là công c nh n th c và lao đ ng, có b óc rấtế cao ụ ậ ứ ộ ộ và tinh vi. Là th
c th sinh v t, con ngự ể ậ ười ch u s chi phôếi c a quy luị ự ủ ậ ựt t nhiền -
Vềề m t XH: con ngặ ườ ừi v a là ch th v a là khách th c a các quan h XH, có kh năngủ
ể ừ ể ủ ệ ả kềế th a nềền văn minh nhấn lo i.ừ ạ
-> Do đó, s phát tri n c a con ngự ể ủ
ười ch yềếu b chi phôếi bủ ị ở quy lu t XH.ậ
Con người là m t ch th có ý th c và đấy chính là đi m khác nhau c b n nhấết c aộ ủ ể ứ ể
ơ ả ủ con người và con v tậ b.
Cá nhân: Dùng đ ch m t con ngể ỉ ộ ười c th c a m t c ng đồồng, thành viên xã
h iụ ể ủ ộ ộ ộ . Cá nhấn cũng là m t th c th t nhiền v a là m t th c th xã h i, văn hóa, nh
ng độ ự ể ự ừ ộ ự ể ộ ư ược xem xét m t cách c th riềng t ng ngộ ụ ể ừ ườ ới v i đ c
đi m sinh lý, tấm lý và xã h i đ phấnặ ể ộ ể bi t nó v i cá nhấn khác, v i c ng đôềng, v i
xã h i.ệ ớ ớ ộ ớ ộ c.
Cá tính: Dùng đ ch cái đ n nhấất, khồng l p l i trong tấm lý cũng nh sinh lý c a
cáể ỉ ơ ặ ạ ư ủ th đ ng v t ho c cá th ngể ộ ậ ặ ể ười (cá nhấn). 57 lOMoARcPSD| 40615597 d.
Nhân cách: Đó là cá nhấn v i t cách là thành viền c a xã h i nhấết đ nh, là ch th
c aớ ư ủ ộ ị ủ ể ủ các quan h ngệ ười, người, c a ho t đ ng có ý th c và giao tiềếp.ủ ạ ộ ứ
Nhấn cách được n/c dưới nhiềều góc đ khác nhau thu c nhiềều ngành KHXH khác nhau,ộ ộ
trong đó có khoa h c TL. Đấy là vấến đềề ph c t p nền ngay trong TLH cũng có nhiềều đ nhọ
ứ ạ ị nghĩa và quan ni m khác nhau vềề NC. Ngay tệ ừ năm 1927, Allport đã dấẫn ra gấền 50
đ nhị nghĩa khác nhau c a cá nhà TLH vềề nhấn cách và hi n ủ ệ nay có rấtế nhiềều lý thuyềết
khác nhau vềề NC trong khoa h c TLọ
1.1.2. Khái ni m nhân cách trong tâm lý hệ ọc.
* Quan ni m sinh v t hoá vêồ nhấn cách:ệ ậ Coi đ c đi m nhấn cách nằồm trong các đ c đi mặ
ể ặ ể hình th nh góc m t (Kretchmer) th t ng (Sheldom) b n nằng vồ th cể ư ở ặ ở ể ạ ở ả
ứ (S. Freud). * Quan đi m xã h i hoá nhấn cách:ể ộ Lấyấ các quan h xã h i (quan h gia đình,
hàng xóm, hệ ộ ệ ọ hàng.) đ thay thê ấ m t cách đ n gi n, máy móc các thu cể ộ ơ ả ộ tính
tấm lý c a cá nhấn đó.ủ
-> Trong các quan ni m nều trền, có quan ni m ch chú ệ ệ ỉ ý đềnế cái chung, b qua cái riềng,
cái đ nỏ ơ nhấtế c a con ngủ ười, đônề g nhấtế nhấn cách v i con ngớ ười. Ngượ ạc l i, m t sô
ế quan ni m khác l iộ ệ ạ ch chú ý tính đ n nhấtế , có m t không hai c a NCỉ ơ ộ ủ Trền đấy
là m t sô ế quan ni m sai lấmềộ ệ về ề NC
* Các quan đi m tấm lý h c duy v t bi n ch ng: ể ọ ậ ệ ứ
Khái ni m “ nhấn cách” giồnấ g ch “ngệ
ữười” nh ng là m t xư ặ
ã h i trong con ngộ ười. Nhấn dấn
Vi t nam ta thệường nói “ con i muônế nền thấn ngơười lănế g tai nghe lấyế nh ng ữl i m cha.”ớ ẹ 58 lOMoARcPSD| 40615597
Mác nói “ b n chấtế con ngả ười đ c thù không ph i là b rấặ ả ộ u c a nó, không ph I
làủ ả máu c a nó, không ph I là b n chấtế th xác tr u tủ ả ả ể ừ ượng c a ủ nó,mà là ph m
chấtế xã h i c aẩ ộ ủ nó.” . Nh v y t đó ta có th đư ậ ừ ể i đềnế đ nh nghĩa về ề nhấn cách:ị
“ Nhấn cách là t h p nh ng đ c đi m, nh ng thu c tính tấm lý c a cá nhấn, bi u th b nổ ợ ữ ặ ể
ữ ộ ủ ể ị ả sằcấ và giá tr xã h i c a con ngị ộ ủ ười”.
T đ nh nghĩa trền ta có th hi u về ề nhấn cách ừ ị ể ể nh sau: Nhấn cách là s t ng hoà nh
ngư ự ổ ữ đ c đi m quy đ nh con ngặ ể ị ười nh là m t thành viền c a xã h i. Nhấn cách nói
lền b m tư ộ ủ ộ ộ ặ tấm lý - xã h i, giá tr xã h i và côtế cách làm ngộ ị ộ ườ ủi c a môiẫ cá
nhấn. Phân tích khái ni m: ệ
- Thu c tính tấm lý: là nh ng hi n tộ ữ ệ ượng tấm lý tương đôiế n đ nh,
bềềổ ị n v ng có tínhữ quy lu t ch không xuấtế hi n m t cách ngấuẫ nhiền.ậ ứ ệ ộ
- T h p các thu c tính tấm lý: Các thu c tính tấm lý hổ ợ ộ ộ ợp thành nhấn
cách có quan hệ ch t cheẫ v i nhau, tác đ ng lấnẫ nhau, làm thành m t hặ ớ ộ ộ
ệ thônế g nhấtế đ nh, cùng m t thu cị ộ ộ tính, nămề trong cấuế trúc khác cũng khác đi.
+ Tính táo b o đi v i lòng nhấn ái, v tha, t ch , đ c ạ ớ ị ự ủ ộ
ậl p... -> Se ẫ t o nền nhấn cách tôtế .ạ
+ Tính táo b o đi v i tính ích k , tàn nhấnẫ … T o nền ạ ớ ỷ ạ m t nhấn cách xấuế .ộ
- B n săcế : là nói đềnế cái riềng, cái đ c đáo, đ c trả ộ ặ ưng riềng cho cá
nhấn, dấn t c vàộ c ng đônề g.ộ
- Giá tr xã h i: Các thu c tính cá nhấn th hi n ra nhị ộ ộ ể ệ ở ững vi c làm,
nh ng hànhệ ữ vi, ng x c a cá nhấn đứ ử ủ ược xã h i đánh giá, công nh n.ộ ậ VD:
Khi con người chềết đi, NC c a con ngủ ười không mấtế đi mà nó được g i gămếử trong
TG đôiế tượng, được khách th hóa và l u l i thông qua sp ho t ể ư ạ ạ đ ngộ 59 lOMoARcPSD| 40615597
-> NC không tôền t i trong th xác mà tôền t i trong s n ph m mà ngạ ể ạ ả ẩ ười đó làm ra.
1.2. Đ c đi m, b n châất cặ ể ả ủa nhân cách.
1.2.1. Tính thốnố g nhâốt của nhân cách. -
Nhấn cách không ph i dấếu c ng đ n gi n c a nhiềều thu c tính, ph m chấết riềng l màả
ộ ơ ả ủ ộ ẩ ẻ nó là m t ch nh th thôếng nhấết, trong đó môẫi nét nhấn cách đềều liền quan
không tách r iộ ỉ ể ờ v i nh ng nét nhấn cách khác. ớ ữ (VD: -
NC là m t ch nh th thôếng nhấết gi a ph m chấết và năng l c, gi a đ c và tài c a conộ ỉ
ể ữ ẩ ự ữ ứ ủ người. S phấn bi t vềề đ c và tài ch là tự ệ ứ ỉ ương đôếi vì đó hai m t c a m t
th thôếng nhấết,ặ ủ ộ ể thiềếu m t trong hai m t này seẫ không tôền t i m t nhấn cách tr n
v nộ ặ ạ ộ ọ ẹ -.> Nhấn cách bị khuyềết t t hay b méo mó…vì:ậ ị
+ Trền th c tềế ngự ười bấết tài không th là ngể ười hoàn toàn có đ o đ c vì: H có th là h iạ
ứ ọ ể ạ gấy t n thấết l n cho c ng đôềng, gấy t i ác v i t p th , v i quôếc gia nềếu h là lãnh đ
o.ổ ớ ộ ộ ớ ậ ể ớ ọ ạ + Ngượ ạc l i nh ng ngữ ười có tài, nh ng l i dùng tài năng c a mình làm
t n h i cho c ngư ạ ủ ổ ạ ộ đôềng, cho xã h i …thì h không th là ngộ ọ ể ười có đ o đ c đạ ứ ược… -
Trong nhấn cách có s thôếng nhấết hài hoà gi a các cấếp đ : Cấếp đ bền trong cá
nhấn,ự ữ ộ ộ cấếp đ liền cá nhấn, cấếp đ siều cá nhấnộ ộ
+ Cấpấ đ bên trong cá nhấnộ th hi n ể ệ ở tính không đôềng nhấết, ở ự s khác bi t v i m iệ
ớ ọ người, khác bi t v i cái chung…ệ ớ
+ Cấấp đ liên cá nhấnộ
th hi n trong môếi quan h , liền h v i nhấn cách khác…t o nềnể ệ ệ ệ ớ
ạ đ c tr ng c a môẫi nhấn cách. Giá tr c a nhấn cách cấếp đ này
đặ ư ủ ị ủ ở ộ ược th hi n các hànhể ệ vi ng x xã h i c a ch th v i nhấn cách khác. ... ứ ử ộ ủ ủ ể ớ 60 lOMoARcPSD| 40615597
+ Cấpấ đ siêu cá nhấnộ coi nhấn cách là m t ch th đang tích c c ho t đ ng và t o raộ ủ ể ự ạ
ộ ạ nh ng biềến đ i ngữ ổ ở ười khác. cấếp đ này, giá tr c a nhấn cách đở ộ ị ủ ược xác đ
nh nh ngị ở ữ hành đ ng và ho t đ ng c a nhấn cách này ộ ạ ộ ủ ảnh hưởng như thềế nào
đềến nhấn cách khác… * Ứng d ng: ụ -
Khi đánh giá nhấn cách là ph i đánh giá s thôếng nhấết gi a ph m chấết và năng l c c
aả ự ữ ẩ ự ủ cá nhấn. -
Giáo d c nhấn cách là ph i giáo d c c đ c lấẫn tài, giáo d c chúng trong m t ch nh thụ ả
ụ ả ứ ụ ộ ỉ ể thôếng nhấết v i các thu c tính khác nhau. ớ ộ
1.2.2. Tính ổn đ nh cịủa nhân cách. -
Nhấn cách là t h p nh ng thu c tính tấm lý, mà nh ng thu c tính tấm lý là nh ng hi nổ
ợ ữ ộ ữ ộ ữ ệ tượng tấm lý có tính n đ nh tổ ị ương đôiế cao. -
Các thu c tính tấm lý cá nhấn vấẫn có th thay đ i do cu c sôếng và ho t đ ng xong vềềộ
ể ổ ộ ạ ộ t ng th chúng vấẫn t o thành m t cấếu trúc tr n v n tổ ể ạ ộ ọ ẹ ương đôếi n đ nh.
ổ ị ( VD: m t ngộ ười có lòng v tha thì ngay đềến k thù thì h cũng tha chềết cho chúngị ẻ ọ ) * Ứng d ng: ụ -
Vì v y ngậ ười ta m i có th nh n biềết đớ ể ậ ược s khác bi t gi a ngự ệ ữ ười này v i
ngớ ười khác, t đó m i có th đ nh hừ ớ ể ị ướng giáo d c và hoàn thi n nhấn cách. ụ ệ -
Do v y khi d y h c, giáo d c ph i kiền trì trong vi c hình thành nh ng thu c tính tấmậ ạ ọ ụ ả ệ ữ ộ lý. -
Khi đánh giá nhấn cách c a môiẫ cá nhấn ph i d a vàoủ ả ự các thu c tính tấm lý n đ
nh vàộ ổ ị bềền v ng c a môiẫ cá nhấn. ữ ủ
1.2.3. Tính tích cực của nhân cách. 61 lOMoARcPSD| 40615597 -
Nhấn cách ch hình thành, phát tri n trong ho t đ ng và giao tiềếp thông qua quá trìnhỉ
ể ạ ộ chiềếm lĩnh nềền văn hóa xã h i, biềến nềền văn hoá đó thành tài s n riềng c a mình.
Bộ ả ủ ơỉ ậ v y nhấn cách b c l tính tích c c trong ho t đ ng c a con ngộ ộ ự ạ ộ ủ ười, trong
tác đ ng qua l iộ ạ gi a nhấn cách v i môi trữ ớ ường xung quanh. -
Con người ch tr thành nhấn cách khi con ngỉ ở ười tích c c, sáng t o tham gia vào cácự
ạ ho t đ ng c i t o thềế gi i, đ tho mãn nh ng nhu cấều c a mình và cũng chính đ c iạ ộ ả ạ ớ
ể ả ữ ủ ể ả t o b n thấn mình. Có th nói nhấn cách là ch th tích c c c a ho t đ ng và giao
tiềếp.ạ ả ể ủ ể ự ủ ạ ộ - Tính tích c c c a nhấn cách b c l trong ho t đ ng, bi u hi n ự ủ ộ ộ ạ ộ
ể ệ ở nhu cấều, đ ng c ,ộ ơ h ng thú, niềềm tin, ý muôến, lý tứ ưởng c a con ngủ ười đôếi v
i ho t đ ng, giao tiềếp. Đ th aớ ạ ộ ể ỏ mãn nhu cấều con người không ch s d ng đôếi tỉ ử ụ
ượng săẫn có trong t nhiền mà còn sángự t o ra công c m i, t o ra đôếi tạ ụ ớ ạ ượng m i
và chính nh ng thành phấền này đã thúc đ yớ ữ ẩ con người tích c c ho t đ ng h n. ự ạ ộ ơ VD: * Ứng d ng: ụ -
Đánh giá nhấn cách là đánh giá hi u qu và chấết lệ ả ượng ho t đ ng c a cá nhấn.ạ ộ ủ
- Đ giáo d c nhấn cách cho h c sinh cấền t ch c đa d ng ho t các ho t đ ng lôi cuôếnể ụ ọ ổ ứ
ạ ạ ạ ộ các em tham gia và giúp các em th hi n tính t c c c hoể ệ ự ự ạt đ ng. ộ
1.2.4. Tính giao tiếốp của nhân cách. -
Nhấn cách ch hình thành, phát tri n, tôền t i, th hiỉ ể ạ ể ện trong ho t đ ng và trong
môếiạ ộ quan hệ ớ v i nh ng nhấn cách khác. Nhu cấều ữ giao tiếpố là nhu câầu b m sinhẩ
c a conủ người, con người khi sinh ra luôn có nhu cấều quan h v i ngệ ớ ười khác và v i xã
h i.ớ ộ - Thông qua giao tiềếp con người gia nh p vào các môếi quan h xã h i ph c t p, ậ ệ ộ
ứ ạ lĩnh h iộ các chu n m c đ o đ cẩ ự ạ ứ xã h i, h thồấng giá tr xã h iộ ệ ị ộ ; Qua giao tiềếp
con người được đánh giá, được nhìn nh n theo quan h xã h i. ậ ệ ộ 62 lOMoARcPSD| 40615597 -
Ngượ ạc l i qua giao tiềếp con người đóng góp các giá tr nhấn cách c a mình cho ngị
ủ ười khác, cho xã h i.ộ * Ứng d ng: ụ -
Lôi cuôến h c sinh gia nh p vào các môiế quan h xã h iọ ậ ệ ộ ph c t p, t ch c tôết quá
trìnhứ ạ ổ ứ giao tiềếp c a h c sinh trong l p trong nhà trủ ọ ớ ường, hướng quá trình giao tiềếp đó theo yều 63 lOMoARcPSD| 40615597 cấều c a nhà trủ
ường hi n đ i c a xã h iệ ạ ủ
ộ . Qua đó đ các em lĩnh h i các chu n m c c a xãể ộ ẩ ự ủ h i.ộ -
Xấy d ng các t p th h c sinh v ng m nh đ t o môi trự ậ ể ọ ữ ạ ể ạ ường tôết đ các em
phát tri nể ể nhấn cách.
2. Các thuộc tính TL của NC 2.1. Xu hướng
2.1.1. Khái niệm xu hướng.
Trong cuộc sống và hoạt động bao giờ con người cũng hướng tới một mục tiêu nào đó mà
mình xem là có ý nghĩa đối với bản thân. Sự hướng tới mục tiêu diễn ra trong một thời gian
dài và ổn định gọi là xu hướng.
Vậy: Xu hướng là ý định của cá nhân hướng tới một đối tượng trong thời gian dài, nhằm thỏa
mãn những nhu cầu, hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình. VD:.
2.1.2. Các mặt biểu hiện của xu hướng. * Nhu cầu:
- Định nghĩa: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại
và phát triển.không có nhu cầu sẽ không có hoạt động của con người.
- Đặc điểm của nhu cầu:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, nhu cầu luôn là một nhu cầu về một cái gì đó.
+ Nội dung cụ thể của nhu cầu phụ thuộc vào điều kiện và phương tiện thoả mãn nó quy định.
+ Nhu cầu thường có tính chất chu kỳ. ( Đói luôn theo chu kỳ, giao lưu với bạn…)
+ Nhu cầu của con người khác xa về chất so với động vật: Vì nhu cầu của con người mang
bản chất xã hội và rất đa dạng, phong phú.
Cụ thể: Nhu cầu của con người được hình thành, thay đổi và phát triển trong tiến trình lịch sử.
- Trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất quy định trình độ và tính chất của nhu cầu. 64 lOMoARcPSD| 40615597
- Đối tượng thỏa mãn nhu cầu ngày một được mở rộng vì: Để thỏa mãn nhu cầu củamình con
người đã phải tạo ra công cụ tác động vào thiên nhiên để tạo ra đối tượng thỏa mãn nhu cầu. Tóm lại:
- Nhu cầu của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội lịch sử loài người, nó chi phối
toàn bộ đời sống tâm lý của con người.
- Do đó khi giáo dục nhu cầu chính đáng cho học sinh cần lưu ý mặt đạo đức của nhu cầu,để
từ đó hình thành những tình cảm đẹp, kích thích hoạt động sáng tạo và khả năng tự hoàn thiện mình. VD: * Hứng thú.
+ Định nghĩa hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đó đối với đối tượng nào
đó vừa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống riêng, vừa có khả năng đem lại những khoái
cảm cho cá nhân ấy trong quá trình hoạt động. .
+ Vai trò của hứng thú:
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo.
Vì: Khi hứng hứng thú phát triển tới mức độ nhất định, nó biến thành một nhu cầu gay gắt
của con người thì con người thấy cần phải hành động thể thoả mãn hứng thú đó. Những hành
động phù hợp với hứng thú như vậy là những hành động một cách tự giác và rất sáng tạo.
- Hứng thú làm tăng hiệu quả trong hoạt động.
- Hứng thú tăng cường sức lực làm việc. Tình cảm dễ chịu do hứng thú đem lại đã thúc
đẩycon người hành động một cách say sưa, ít cảm thấy mệt mỏi, có khi quên cả mệt mỏi.
Do vậy cá nhân có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc được lâu dài hơn so với công việc mà họ không có hứng thú.
Tóm lại, hứng thú đã tác động mạnh mẽ tới sự hình thành, phát triển các nét tính cách, đặc
biệt là tới sự phát triển năng lực. Do vậy trong giáo dục và dạy học cần tìm tòi mọi cách để
gây hứng thú học tập cho học sinh * Lý tưởng.
- Định nghĩa: 65 lOMoARcPSD| 40615597
Lý tưỏng được coi là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng
lôi cuốn con người mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối
lâu dài vào hoạt động để vươn tới mục tiêu đó.
- Tính chất của lý tưởng:
+ Lý tưởng vừa mang tính chất hiện thực, vừa mang tính chất lãng mạn.
Tính hiện thực vì những chất liệu xây dựng nên hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng lấy từ những
hiện thưc, từ cuộc sống. Lý tưởng được xác định bởi sự nhận thức sâu sắc những điều kiện
chủ quan và khách quan của cá nhân. Ví dụ:
- Tính lãng mạn của lý tưởng biểu hiện ở chỗ mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là một cái
gì thuộc về tương lai, nó luôn được người mang lý tưởng tô điểm bằng những màu sắc tươi thắm, rực rỡ.
+ Lý tưởng mang tính chất xã hội lịch sử và tính giai cấp rất rõ rệt.
- Chức năng của lý tưởng.
Lý tưởng là mặt tập trung nhất trong xu hướng vì.
+ Lý tưởng xác định mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân. Mục tiêu của lý tưởng
chính là mục tiêu của cuộc sống của con người. Lý tưởng vạch ra trước mắt cá nhân con
đường họ phải hướng tới, có thể nói lý tưởng là kim chỉ nam của cuộc đời.
+ Lý tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, giúp con người
đạp bằng mọi trở ngại trên con đường vươn tới lý tưởng.
+ Lý tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân: Để vươn tới lý tưởng
nhiều khi con người phải vượt qua mọi gian khổ để trau dồi ở mình những nét tính cách, tâm
lý không mới, thậm trí phải sửa chữa cả những tính tình, rèn những năng lực cho phù hợp với nghề nghiệp của mình.
Như vậy: Lý tưởng đem lại cho con người cuộc sống lạc quan, một lòng tin mãnh liệt vào thăng lợi
* Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên và xã hội và bản thân, xác định
phương châm của hành động. Trong các loại thế giới quan thì thế giới quan khoa học là thế
giới quan duy vật biện chứng, mang tính khoa học và mang tính nhất quán cao. 66 lOMoARcPSD| 40615597 VD:
* Niềm tin: Là phẩm chất của thế giới quan là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm,
ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý vững bền trong mỗi cá nhân. Niềm tin
tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận. VD:
* Hệ thống động cơ của nhân cách.
+ Định nghĩa: Động cơ là những thúc đẩy hành động và hướng hoạt động vào việc thoả mãn
nhu cầu nhất định. Thí dụ động cơ muốn có sự mát mẻ đã thúc đẩy con người đi tìm cây cổ
thụ trên đường để ngồi nghỉ mát vào trưa hè nắng gắt,...
+ Biểu hiện của động cơ:
Trong trường hợp đơn giản thì động cơ biểu hiện rất cụ thể và được phản ánh vào trong đầu
óc con người dưới dạng một hình tượng cảm giác và những biểu tượng được liên tưởng tới
hình tượng trên. Trong trường hợp phức tạp thì động cơ bộc lộ trực tiếp trong mục đích của
một hành động riêng lẻ mà đòi hỏi tiến hành nhiều hành động để đạt được nhiều mục đích
riêng biệt đó. + Các loại động cơ:
Có động cơ tốt, có loại động cơ xấu, nhưng chỉ có động cơ tốt mới làm cho các hành động
bền vững và có nội dung phong phú. Có động cơ ham thích, có động cơ nghĩa vụ, có động
cơ gần và động cơ xa, có động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc.
Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng,
thế giới quan là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực
thúc đẩy hành vi, hành động, hoạt động của con người. Các thành phần trong hệ thống động
cơ của nhân cách có quan hệ chi phối lẫn nhau theo những thức bậc, trong đó có những thành
phần giữa vai trò chủ đạo, vai trò chủ yếu quyết định hoạt động của cá 67 lOMoARcPSD| 40615597
nhân, có thành phần giữ vai trò phụ, vai trì thứ yếu tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của hoạt động. 2.2. Năng lực
2.2.1. Năng lực là gì?
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh
vực hoạt động ấy. Phân tích định nghĩa: -
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tức là năng lực bao gồm nhiều thuộc tính khác nhau
cósự liên kết hữu cơ với nhau, đây là sự tác động qua lại trong một hệ thống nhất định của
những thuộc tính tâm lý. -
Năng lực là những thuộc tính tâm lý độc đáo tức là thuộc tính riêng ở từng người làm
nên sự khác biệt về năng lực giữa người này với người khác… VD: .. -
Phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động: Tức là từng loại hoạt động khác nhau
thì nóđòi hỏi từng thuộc tính tâm lý khác nhau sao ho phù hợp với hoạt động đó… -
Đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao: Tức là khi tham gia vào một hoạt động nào
đómà thường có kết quả cao thì có năng lực trong lĩnh vực hoạt động đó.
Nên đánh giá năng lực là đánh giá ở kết quả của hoạt động….
2.2.2. Các mức độ của năng lực
Thông thường người ta chia thành ba mức độ chính của năng lực: Năng lực, tài năng và thiên tài:
* Năng lực: Là khả năng hoàn thành có quả một hoạt động nào đó.
* Tài năng: Là một mức độ năng lực cao hơn năng lực, biểu thị ở sự hoàn thành một cách
sáng tạo một hoạt động nào đó, tạo ra những giá trị trong cuộc sống.
* Thiên tài: Là loại năng lực có mức độ cao nhất, ở mức độ hoàn chỉnh nhất, kiệt xuất, biểu
hiện sự hoàn thành một cách xuất chúng một hoạt động nào đó. -> là người có khả năng
nhìn thấy trước sự vận động và phát triển của SVHT, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
2.2.3. Phân loại năng lực. 68 ) lOMoARcPSD| 40615597
+ Theo nguồn gốc phát sinh người ta chia năng lực ra làm hai loại: Năng lực tự nhiên và năng lực xã hội. *
Năng lực tự nhiên: Là năng lực có nguồn gốc sinh vật, nó có liên quan trực tiếp tới
tư chất. Đó là những năng lực thành lập và củng cố những mối liên hệ thần kinh tạm thời,
nó có chung ở cả người và động vật. Thí dụ năng lực hình thành phản xạ có điều kiện ở người và động vật. *
Năng lực xã hội: Là năng lực hình thành trong quá trình hoạt động xã hội, nó chỉ có
ở người. Thí dụ năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ trong các quan hệ xã hội.
+ Theo mức độ riêng biệt của năng lực người ta chia thành hai loại năng lực: Năng lực
chung và năng lực chuyên biệt. *
Năng lực chung: Là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. VD:
năng lưc học tập, năng lực lao động…. *
Năng lực chuyên biệt: Là năng lực đặc trưng riêng cho những lĩnh vực khoa học nhất định. VD: ..
Hai loại năng lực chung và năng lực chuyên biệt có quan hệ mật thiết với nhau: Năng
lực riêng là năng lực chung phát triển theo một hướng chuyên biệt nào đó. Năng lực chung
là cơ sở của năng lực riêng. Do đó khi phát triển và bồi dưỡng năng lực cho học sinh phải
chú ý bồi dưỡng năng lực chung để rồi từ đó mới bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên biệt cho các em.
2.2 . 4 Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, thiên hướng, tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo * Năng lực và tư chất:
Tư chất là những đặc điểm giải phẫu sinh lý và chức năng của chúng được biểu hiện trong
giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người, nó mang tính bẩm sinh và được di truyền ở mỗi
cá nhân, nó tạo nên sự khác biệt bẩm sinh giữa người này với người khác.
Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với một số hoạt động nào đó mà mới chỉ
có tư chất nhất định, một người sinh ra với cơ thể phát triển khoẻ mạnh bình thường thì sẽ
có một tư chất này hay tư chất khác. Tư chất có thể không được phát triển tới mức độ hoàn
thiện, song điều đó cũng không hạn chế sự phát triển năng lực ở con người. Mặt khác không
phải mọi đặc điểm đều được di truyền và những đặc điểm di truyện không phải đều được 69 lOMoARcPSD| 40615597
thể hiện ở thế hệ sau. Đặc điểm di truyền có được thể hiện ở thế hệ sau hay không, thể hiện
ở mức nào là do điều kiện xã hội quết định (điều kiện sống và hoạt động, tính tích cực của
mỗi cá nhân trong hoạt động). Như vậy tư chất có vai trò như thế nào đối với sự hình thành
và phát triển năng lực? Theo TLH hiện đại cho rằng tư chất chỉ là tiền đề để phát triển năng
lực, nó không quyết định sự phát triển của năng lực. Tư chất không phải là năng lực, không
quyết định trước mức độ phát triển của năng lực. Từ tư chất đến năng lực còn một quãng rất xa.
Xét cho cùng năng lực là sự thích ứng tốt nhất với điều kịên sống hoạt động của con người,
mà điều kiện đó luôn biến đổi, do vậy con người muốn phát triển không chỉ dựa vào cái vốn
liếng cha ông để lại cho mình mà quan trọng hơn là phải tạo nên sự thích ứng mỗi ngày càng
phong phú, càng hoàn thiện từ những cái đã có trong đời sống cá thể của mình. Từ đó ta
thấy tư chất chỉ là điều kiện vật chất, là tiền đề tự nhiên cần thiết cho sự hình thành phát
triển năng lực. Tư chất không định trước năng lực, năng lực không nằm trong tư chất. Tư
chất ảnh hưởng đến tốc độ hình thành và phát triển năng lực. Một đặc điểm nữa của tư chất
thể hiện ở chỗ nó có thể là tiền đề cho nhiều loại năng lực khác nhau. *
Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Muốn có những năng lực tương ứng với một hoạt động nào đó, con người phải có những
kỹ năng, kỹ xảo hành động, mà những kỹ năng, kỹ xảo như thế chỉ có đựoc khi con người
nắm vững tri thức về hoạt động mà mình đang tiến hành. Như vậy muốn phát triển năng
lực, cần phải nắm và biết vận dụng một cách sáng tạo những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã
được hình thành trong thực tiễn của lịch sử xã hội mà cá nhân đã tiếp thu được. Năng lực
lại làm cho việc nắm tri thức nhanh chóng hơn. Tốc độ và sự khó dễ của việc nắm tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo cũng dựa vào sự phát triển của chính năng lực.
Năng lực và kỹ xảo có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng lại rất khác nhau. Chẳng hạn có
người tuy chưa nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ đầy đủ trong một lĩnh vực nào
đấy, nhưng lại có biểu hiện của năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy. Ngược lại có người
có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nào đấy, nhưng lại không có năng lực trong hoạt động ấy. VD: ... 70 lOMoARcPSD| 40615597
Tóm lại, sự hình thành và phát triển năng lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó
điều kiện lịch sử xã hội giữ vai trò quyết định (trong đó có giáo dục và hoạt động của cá
nhân). Trên cơ sở này trong giáo dục và dạy học chúng ta phải có thái độ tôn trọng con
người. Đông thời xác định rõ vai trò của mình trong việc đào tạo và xây dựng nhân cách
con người trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. *
Năng lực và thiên hướng.
Khuynh hướng của cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng.
Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp
với nhau và cùng pháp triển. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một hoạt động
nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang được hình thành. *
Quan hệ giữa năng lực và xu hướng cá nhân.
Xu hướng đối với một hoạt động nào đó thường ăn khớp với năng lực trong lĩnh vực hoạt
động đó. Xu hướng có ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lực, bởi vì sự lôi kéo, hấp dẫn
đối với con người càng cao thì con người càng thường xuyên hướng sức lực của mình vào
hoạt động. Khoa học đã chứng minh rằng sự say mê, hứng thú đối với công việc là điều kiện
bất di, bất dịch của sự thể hiện các năng lực., là điều kiện hình thành tài năng. VD... Nhu
cầu (một mặt biểu hiện của xu hướng) đối với một hoạt động nào đó được con người ý thức,
góp phần hình thành năng lực. Xu hướng của hoạt động dẫn đến việc hình thành năng lực
và có năng lực rồi thì dễ đạt kết quả cao trong hoạt động. Chính kết quả cao này lại góp
phần củng cố xu hướng hoạt động nói chungvà hứng thú nói riêng. Tuy nhiên có hứng thú
nhưng chưa chắcđã có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Bởi vì có hứng thú nhưng
không có điều kiện để thực hiện hứng thú. Nhưng có năng lực thì sớm muộn nhất định cũng
sẽ có hứng thú tương ứng.
Tóm lại, năng lực và xu hướng không phải là những khái niệm trùng nhau. Chúng có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Nắm được đặc diểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện
và bồi dưỡng những hs có năng lực. * Quan hệ giữa năng lực với tính cách.
Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng hoạt động của cá nhân mà còn có liên quan 71 lOMoARcPSD| 40615597
đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc
hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với hoạt động nào đó mà đồng thời lại có
những nét tính cách tót như kiên trì, bền bỉ, khiêm tốn, trung thực ,... thì họ sẽ đạt được những
kết quả phi thường trong hoạt động. những người ít có năng lực thì càng phải kiên trì làm
việc như Niutơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình
càng cần phải kiên nhẫn”. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu
cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, lúc nào cũng nghiêm khắc với bản thân.
Tính yêu cầu cao đối với bản thân bao giờ cũng gắn với sự tự đánh giá bản thân mình. Con
người tài hoa thực sự bao giờ cũng đánh giá công trình của mình một cách đúng mức. Những
người biệt mình, biết người luôn luôn đề ra cho mình những nhiệm vụ phức tạp hơn để phấn
đấu giải quyết, để tận dụng những thành tựu của những người đi trước đã đạt được. Tóm lại,
tính cách và năng lực không phải là một, chúng khác nhau nhưng lại quan hệ với nhau rất
mật thiết. Nắm được đặc diểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát triển
năng lực của học sinh. 2.2.5. Sự hình thành, phát triển năng lực
- Mỗi cá nhân phải tích cực hoạt động, tự rèn luyện
- Hoạt động phải gây hứng thú cho cá nhân làm cho hoạt động trở thành n/c của mỗi cánhân - HĐ phải vừa sức
- Dạy học phải bồi dưỡng năng lực chung, năng lực riêng cho mỗi cá nhân- Hình thành và phát
triển các phẩm chất nhân cách của mỗi cá nhân. 2.3. Tính cách.
2.3.1 Khái niệm tính cách.
Con người không chỉ nhận thức hiện thực mà con người còn có những phản ứng riêng biệt
của mình đối với những tác động của hiện thực. Những phản ứng này còn được gọi là thái
độ đặc trưng của con người đối với hiện thực, thái độ này còn được thể hiện qua hành vitrong
những điều kiện này hay khác. Gọi là tính cách.
Tính cách là những thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân, biểu hiện thái độ của con
người đối với hiện thực và được thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chi của họ.
* Phân biệt nét tính cách và tính cách. 72 lOMoARcPSD| 40615597
+ Tất cả những thuộc tính tâm lý đặc trưng điển hình của một người nào đó gọi là các nét tính cách. Ví dụ: …
+ Tất cả những nét tính cách đặc trưng điển hình kết hợp với nhau theo một phương thức nhất
định tạo nên tính cách của một người nào đó.
* Trong cuộc sống mỗi cá nhân bao gồm cả các phẩm chất tốt và cả các phẩm chất xấu.Những
nét tính cách tốt gọi là đức tính, tinh thần, lòng…Những nét tính cách xấu thường gọi là
thói tật như: thói giả dối, lười biếng, tự phụ…
* Tính cách mang tính ổn định và bền vững, thống nhất đồng thời cũng thể hiện tính độcđáo,
tính riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế tính cách của cá nhân là sự thống nhất
giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt, tính cách của cá nhân cũng chịu
sự chế ước của xã hội.
* Trên thực tế không có người nào là hoàn toàn có những nét tính cách tốt và cũng
khôngngười nào là hoàn toàn có các nét tính cách xấu. Vấn đề tính cách tốt hay xấu ở đây
là vấn đề tỷ lệ giữa nét tính cách tốt và xấu.
2.3.2. Cấu trúc nhân cách.
Tính cách có cấu trúc phức tạp bao gồm: Hệ thống thái độ của cá nhân và hệ thống hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của cá nhân.
* Hệ thống thái độ của cá nhân: Bao gồm 4 mặt.
+ Thái độ đối với tập thể và xã hội: Thể hiện qua các tính cách như: lòng yêu nước, yêu CNXH, thái độ chính trị ...
+ Thái độ đối với lao động: Thể hiện qua những nét tính cách như: Lòng yêu lao động, cần cù,
sáng tạo, kỹ luật, tiết kiệm ...
+ Thái độ đối với mọi người: Thể hiện ở những nét tính cách nh: Lòng thương người, tinh thần
nhân đạo, tính chân thành thẳng thắn ...
+ Thái độ đối với bản thân: Thể hiện ở những nét tính cách như: Khiêm tốn, tự trọng, tự phê ...
* Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân: Đây là sự thể hiện cụ thể ra bênngoài
của hệ thống thái độ. Hệ thống này rất đa dạng và chịu sự chi phối của hệ thống thái độ.
Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi,
cử chỉ, cách nói năng. Trong đó hệ thống thái độ là mặt nội dung, mặt chủ đạo, còn hành 73 lOMoARcPSD| 40615597
vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau
mà thống nhất hữu cơ với nhau.
Hai hệ thống này đều quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính khác của nhân cách như: Xu hướng, khí chất, năng lực ... 2. 4. Khí chất.
2.4. 1. Khí chất là gì?
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần
kinhtương đối bền vững của con người, khí chất biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của
các hoạt động tâm lý, thể hiện các sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
2.4.2. Các loại khí chất.
- Dựa vào các kiểu hoạt động thần kinh mà chia ra các loại khí chất khác nhau:
+ Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt. Đó là khí chất "Hăng hái" hay còn gọi là kiểu “Linh hoạt”.
+ Kiểu mạnh, căn bằng, không linh hoạt. Đó là khí chất "Bình thản" – “Điềm tĩnh”.
+ Kiểu mạnh, không cân bằng. Đó là khí chất "Nóng nảy".
+ Kiểu yếu. Đó là khí chất "Ưu tư"
Mỗi loại khí chất có mặt mạnh, mặt yếu. Trong thực tế ở con người có những loại khí chất trung
gian, bao gồm nhiều thuộc tính của cả bốn loại khí chất đã nêu ở trên. *
Loại "Hăng hái" – Xănganh: Dễ dàng nhanh chóng thích nghi với môi trường, dễ
dàng thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh, sống cởi mở, nhanh nhẹn, hoạt bát
trong hành vi hoạt động của họ. Người có kiểu khí chất này là người nhiệt tình, thích thay
đổi thường xuyên các ấn tượng, dễ thích nghi với thay đổi của môi trường, là người làm việc
có hiệu quả nếu vui vẻ, hưng phấn. Họ thích giao tiếp và giao tiếp rộng, cởi mở tế nhị với
mọi người. Họ thường làm việc tự giác. Nhược điểm của loại khí chất này là thường vội vã,
thiếu kiên trì, thiếu sâu sắc, bồng bột, tình cảm không ổn định, dễ dàng phân tán sinh lực
hoặc thường có thái độ "tiền hậu bất nhất". Những học sinh có loại vũ khí chất này chúng ta
phải yêu cầu cao đối với các em trong các hoạt động. *
Loại "Bình thản" - Flegmatique: Loại khí chất này thuộc những người có kiểu thần
kinh mạnh, cân bằng, nhưng sự chuyển giao giữa hưng phấn và ức chế không linh hoạt.
Những người này thường bình tĩnh, điềm đạm, sâu sắc, chín chắn, cẩn trọng trong suy nghĩ, 74 lOMoARcPSD| 40615597
kỹ lưỡng trong hành vi. Trong công việc thường tỏ ra kiên trì, miệt mài, cần cù, chăm chỉ
theo đuổi công việc một cách bền bỉ và chu đáo từ đầu đến cuối, có khả năng kìm hãm xúc
động nên có tính tự chủ cao. Nhược điểm chính là kém linh hoạt, kém sôi nổi, thường bảo
thủ, hay định kiến, chậm chạp, chậm thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi, thường có
biểu hiện do dự khi hành động, nên hay bỏ lỡ thời cơ. Giáo dục những học sinh có loại khí
chất bình thản là tránh những thay đổi đột ngột đối với các em, vì như thế dễ gây trạng thái
căng thẳng mệt mỏi cho các em. *
Loại "Nóng nảy" - Cholerique: Người có khí chất nóng nảy thường hấp tấp, vội vàng,
nóng vội khi đánh giá sự việc, dễ bị kích thích và mỗi khi có kích động thì hay phản ứng
mạnh và nhanh. Họ rất thẳng thắn, trung thực, dũng cảm, say mê với công việc. Họ quả
quyết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với tất cả sức lực của mình.
Bề ngoài tỏ ra hăng hái sôi nỏi. Nhược điểm tính kiềm chế kém, dễ xúc động, tính tình thất
thường, dễ "bốc đồng" mà cũng dễ "xẹp". Trong công việc tỏ ra quả quyết, nhưng cũng dễ
liều mạng. Giáo dục học sinh thuộc loại khí chất nóng nảy phải chú ý đưa các em vào hoạt
động đòi hỏi phải kiên nhẫn, bền bỉ với yêu cầu này càng cao một cách khéo léo, từ từ, tinh tế. *
Loại ưu tư - Mêlancôlique: Phản ứng chậm chạp, có thái độ e ngại, sợ sệt, trong giao
tiếp thì ít cởi mở, ít làm quen với những người xung quanh, sống kiểu "Một mình mình hiểu,
một mình mình hay", sống uỷ mị, hay buồn rầu, tâm trạng không ổn định, buồn nhiều, vui
ít. Ưu điểm là suy nghĩ sâu sắc, luôn nhìn thấy được mọi khó khăn trở ngại, lường trước
được những hậu quả xa. Thái độ hiền dịu và rất dễ thông cảm với mọi người, luôn có tình
cảm rất sâu sắc và bền vững. Luôn lo lắng công việc được giao và làm tốt chúng. Giáo dục
học sinh có loại khí chất này là luôn khích lệ và nâng đỡ các em, tạo điều kiện để các em có
được kết quả ban đầu trong công việc để nâng cao niềm tin vào sức lực của mình đối với các
em. Khi nhận xét chú ý nhấn mạnh thành quả các em đã đạt được. 2.5. Tình cảm và ý chí 2.5.1. Tình cảm
2.5.1.1. Khái niệm tình cảm a. Định nghĩa 75 lOMoARcPSD| 40615597 *
Xúc cảm: Xúc cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật hiện
tượng liên quan đến nhu cầu và động cơ *
Tình cảm: Tình cảm là thái độ ổn định thể hiện sự rung cảm của con người đối với
sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ b. So sánh phản ánh nhận
thức và phản ánh xúc cảm.
CH: y/c sinh viên rút ra điểm giống nhau?.
- Điểm giống: Đều là hiện tượng tâm lý nên chúng có những đặc điểm như sau: + Đều phản ánh HTKQ
+ Đều mang tính chủ thể
+ Đều mang bản chất XH-LS ( vì đều là 1 hiện tượng tâm lý người)
- Điểm khác:
CH: Y/c sinh viên nêu ra các tiêu chí khác nhau để so sánh 2 loại phản ánh? Tiêu chí
Phản ánh nhận thức Phản ánh cảm xúc
- Nội dung - PANT: phản ánh bản thân các SVHT trong - PACX: phản ánh mối liên hệ giữa HTKQ (
những thuộc tính, mối liên hệ, các SVHT đó với nhu cầu và động cơ quan hệ bên ngoài bên trong
có tính quy của con người luật của các SVHT VD:
- Phạm vi - PANT rộng hơn phản ánh các SVHT tác - PACX mang tính lựa chọn hơn động vào con
người ( đến ngưỡng cảm giác) VD:
- Phương - Phản ánh bằng nhiều hình thức: phản ánh - PACX phản ánh dưới hình thức là thức PA
bằng hình ảnh, biểu tượng (TN, TT) và khái những rung động, trãi nghiệm, của niệm (TD)
con người đối với SVHT (vui mừng, buồn chán, giận dữ.. - Tính chủ
- PANT ít thể hiện tính chủ thể
- PACX thể hiện đậm nét hơn thể VD: - Quá trình
- PANT hình thành dễ dàng hơn
- Tình cảm hình thành khó khăn lâu hình thành VD:
dài và phức tạp hơn nhận thức VD:
* Mối quan hệ giữa PANT và PACX 76 lOMoARcPSD| 40615597
- Nhận thức là cơ sở của TC, NT chỉ đạo tình cảm, điều khiển, điều chỉnh TC của conngười. NT chi phối TC
- TC quay trở lại chi phối NT. Tình cảm tích cực sẽ trở thành động lực thúc đẩy con ngườiNT tốt hơn
Như vậy: nhận thức là cái lý, tình cảm là cái tình. Cái lý chỉ đạo cái tình. Tuy nhiên trong mối
quan hệ người – người, nếu TC quá mạnh có thể bóp méo NT làm cho NT sai lệch. KL sư phạm:
- Cần chú ý nâng cao nhận thức để phát triển TC và cần phát triển TC để đánh giá NT,tránh đánh giá một cách lệch lạc
- TC là một thuộc tính TL nên muốn hình thành TC thì cần một quá trình lâu dài
2.5.1.2.Đặc điểm của tình cảm :
Với tư cách là một hiện tượng tâm lý đặc trưng của con người. Tình cảm có những đặc điểm sau đây :
+Tính nhận thức :
Khi con người có một tình cảm nào đó, con người luôn nhận thức rõ đối tượng,
nguyên nhân gây nên tình cảm, những biểu hiện tình cảm của mình. Nên người ta nói nhận
thức là cái lý của trái tim
VD : yêu ai, tại sao yêu ? yêu biểu hiện ra như thế nào ?
Vì vậy : 3 yếu tố nhận thức, rung động và biểu hiện xúc cảm tạo nên tình cảm.
+ Tính xã hội :
Là hiện tượng tâm lý đặc trưng của con người, tình cảm mang tính xã hội. Tình cảm được
hình thành và phát triển trong môi trường xã hội.
Cụ thể: Sống trong môi trường xã hội, trong quan hệ người – người: Giúp con người
hình thành nên tình cảm nghĩa vụ đối với xã hội, tình bạn, tình đồng chí. Khi xã hội thay đổi
và phát triển tình cảm cũng thay đổi và phát triển . Vì xã hội phát triển thì nhu cầu cũng phát triển và thay đổi.
+ Tính khái quát: 77 lOMoARcPSD| 40615597
Tình cảm được nảy sinh và hình thành từ những xúc cảm đồng loại mà đó là quá trình
tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại (quy luật hình thành tình cảm ).
+Tính ổn định:
Tình cảm là những thuộc tính tâm lý,thể hiện thái độ ổn định của con người với thế
giới, chứ không phải là phản ứng nhất thời. Tình cảm là một kết cấu ổn định, tiềm tàng trong
nhân cách, tình cảm khó hình thành và cũng khó mất đi.
Vì vậy nếu biết được đặc điểm tình cảm của một người nào đó thì ta có thể phán đoán được
cái chính yếu trong nhân cách của họ.
+Tính chân thực :
Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và ngay khi con người cố che dấu bằng những động tác giả và ngụy trang:
+ Tính đối cực: (Tính hai mặt )
Tình cảm gắn liền với sự thỏa mãn hay khổng thỏa mãn nhu cầu do vậy tình cảm mang
tính chất hai mặt (đối cực): Dương tính, âm tính như: Vui- buồn, yêu- ghét, tích cựctiêu
cực… Tính hai mặt nói trên, không phải bao cũng mâu thuẫn, loại trừ nhau mà đôi khi thể
hiện xen kẻ nhau hoặc nối tiếp nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng của tình cảm con người.
Tóm lại: Như vậy các tính chất kể trên thể hiện những nét độc đáo, đặc trưng trong lĩnh vực tình cảm.
2.5.1.3. Vai trò của tình cảm :
Trong tâm lý học người ta xem tình cảm là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người. -
Với nhận thức, tình cảm là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý,ngược
lại nhận thức là cơ sở, là cái lý của tình cảm, lý chỉ của đạo tình, lý và tình là hai mặt của một
vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người. Lê-nin nói: Nếu không có những cảm xúc
của con người thì trước đây, hiện nay, sau này sẽ không có sự tìm kiếm của con người về chân lý . -
Với hành động,tình cảm thúc đẩy con người hành động. Sự thành công của bất cứ việcgì
phần lớn đều lớn phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó. 78 lOMoARcPSD| 40615597 -
Tình cảm thường xác định hành vi con người, xác định việc xây dựng mục đích nàyhay
mục đích kia trong cuộc sống. -
Đặc biệt trong công tác giáo dục của chúng ta, tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng
:Nó vừa là nội dung, là phương tiện, vừa là điều kiện của giáo dục A.M Macarencô : Giáo
dục tính cách bônsêvích chân chính là giáo dục tình cảm con người, tôi tin rằng chúng ta
không giáo dục tình cảm một cách đúng mức thì cũng có nghĩa là chúng ta chẳng giáo dục gì cả !
2.5.1.4. Các quy luật của tình cảm :
Cũng như mọi hiện tượng tâm lý của con người, tình cảm diễn ra theo các quy luật của nó.
* Quy luật thích ứng : -
Trong tình cảm, nếu một tình cảm nào đó cứ lặp đi lăp lại nhiều lần một cách đơnđiệu
không đổi thì đến lúc nào đó cũng bị suy yếu, lắng xuống gọi là hiện tượng thích ứng, mang
tính chai dạn của tình cảm. -
Nhân dân ta thường nói : “ Gần thường, xa thương”,“ Bụt chùa nhà không thiêng -
Trong giáo dục: Những học sinh nhút nhát thường sợ lên bảng -> Gọi lên bảng nhiều lần về
sau các em không sợ nữa.
* Qui luật cảm ứng :(tương phả n)
- Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm , sự xuất hiện hoặc suy yếu
đicủa một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của tình cảm khác xảy ra đồng
thời hoặc nối tiếp nó. Hiện tượng đó là biểu hiện của qui luật cảm ứng trong tình cảm.
VD : - Ôn nghèo, nhớ khổ.
- Khi chấm bài một loạt bài kém -> tự nhiên có một bài tốt thì thầy giáo hài lònghơn
có thể cho điểm cao hơn => Bùng nổ sai phạm
* ứng dụng : Trong văn học, trong nghệ thuật tác giả thường xây dựng các tuyến nhânvật có
tính cách trái ngược nhau, có nhân cách trái ngược nhau. * Quy luật pha trộn
Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có
thể cũng xảy ra một lúc, nhưng không loại trừ nhau chúng pha trộn vào nhau.
VD : Đánh con vừa giận vừa thương 79 lOMoARcPSD| 40615597
Giận vì thương, thương mà giận, hoặc vợ chồng cang yêu càng tuông, vừa yêu vừa ghét, lo âu và tự hào..
Trong giáo dục: “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. ” *
Quy luật di chuyển :
Trong cuộc sống hàng ngày có lúc tình cảm thể hiện quá “linh động” có khi ta không
kịp làm chủ tình cảm của mình. “yêu nhau củ ấu cũng tròn,” VD: Hiện tượng giận cá chém thớt..
Tình cảm di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm đó.
ứng dụng: Nhắc nhở ta tránh hiện rượng vơ đũa cả nắm, tình cảm lan tràn.
* Quy luật lây lan:
Xúc cảm, tình cảm có thể lây lan từ người này sang người khác.
Trong mối quan hệ tình cảm giữa con người với nhau có hiện tượng vui lây hoặc thông
cảm giữa người này với người khác. VD : Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Do đâu mà có quy luật này ? Do tính xã hội trong tình cảm con người. Nhưng đây không
phải là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
* Quy luật về sự hình thành tình cảm: -
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm (không có xúc cảm sẽ không có tình cảm). Tìnhcảm
được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa những xúc cảm cùng loại. -
Tình cảm được xây dựng từ những cảm xúc, nhưng khi đã được hình thành thìtình
cảm lại được thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm.
Ví dụ : Quá trình hình thành tình cảm của đứa trẻ với người mẹ. -
Khi đứa trẻ ra đời chưa có tình cảm nào cả. Trong quá trình sống tiếp xúc vớingười mẹ,
cứ mỗi lần người mẹ tới là đứa trẻ được thỏa mãn một nhu cầu, một mong muốn, một thói
quen nào đó. Khi đứa trẻ đói thì mẹ cho trẻ bú, khi đứa trẻ khát thì mẹ cho uống, muốn ngủ
thì mẹ ru cho trẻ ngủ…Cứ mỗi lần được thoả mãn nhu cầu mong muốn đứa trẻ hình thành
những xúc cảm như : vui mừng, phấn khởi… 80 lOMoARcPSD| 40615597 -
Dần đứa trẻ có nhu cầu, ước muốn và thói quen được gần gủi, tiếp xúc với ngườimẹ…
Mỗi khi người mẹ tới đứa trẻ hài lòng,vui mừng, sung sướng…Các xúc cảm này được đứa bé tổng hợp hóa. -
Đến lúc nào đó không cần sự chăm sóc của mẹ chỉ cần nghe tiếng chân bước củamẹ,
chỉ cần nghe tiếng mẹ nói, ngửi mùi mồ hôi của mẹ trẻ đã quay về hướng đó nét mặt rạng
rỡ, hớn hở, tay chân. Như vậy xúc cảm đã được động hình hóa. Quá trình tiếp xúc lâu dài
với người mẹ các xúc cảm cùng loại đã hình thành nên tình yêu đối với mẹ.
* So sánh tình cảm và xúc cảm.
* Điểm giống:
- Đều là rung động của cá nhân trước hiện thực và trạng thái của cơ thể, chúng đều biểu thịthái độ
tích cực của con người trước hiện thực - Mang tính chủ thể
- Mang bản chất xã hội – lịch sử
- Có cơ sở vất chất là bộ não, có thể lan truyền từ người nay sang người khác trong xã hội * Điểm khác: Xúc cảm Tình cảm
- Có ở người và động vật - Chỉ có ở người
- Là một quá trình tâm lý - Là thuộc tính tâm lý
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Có tính chất nhất thời, biến đổi phụ thuộc vào- Có tính ổn định lâu dài tình huống
- Luôn ở trạng thái hiện thực
- Thường ở trạng thái tiềm tàng
* Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm.
Tuy khác nhau, nhưng xúc cảm cùng loại được tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá thành tình cảm.
- Xúc cảm là nơi thể hiện của tình cảm. Tình cảm thường ẩn náu bên trong, khi gặp mộthoàn cảnh
cụ thể tình cảm bộ lộ ra ngoài qua xúc cảm. VD:
- Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ, tốc độ và nội dung (xúc cảm đến nhanh haychậm, diễn
ra ở mức độ nào là do tình cảm sâu sắc, bền vững ở mức độ nào) 81 lOMoARcPSD| 40615597
2.5.2.1. Ý chí và các phẩm chất của ý chí * Khái niệm ý chí :
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở năng lực của con người thực hiện những
hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn. Phân tích :
- Ý chí p/a điều kiện của HTKQ dưới hình thức mục đích của hành động :
Ý chí cũng là một hiện tượng TL, ý chí cũng p/a HTKQ vào não nhưng ý chí p/a mục đích
của hành động. Mục đích của hành động không phải tự có mà do điều kiện của HTKQ quy
định. Do đó ý chí là sự p/a HTKQ dưới hình thức mục đích của hành động. Ý chí đòi hỏi
phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. VD :
- Ý chí phản ánh mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn.( tính
năng động của ý thức được thể hiện ở sự năng động của trí tuệ và năng động của tình cảm đạo đức)
+ Năng động của trí tuệ : mặt năng động của trí tuệ là mặt biểu hiện tích cực, sáng tạo , linh
hoạt, đúng lúc, đúng chỗ của ý chí trong thực tiễn ( thể hiện xác định mục đích, đấu tranh
động cơ, lựa chọn phương pháp phương tiện vượt qua những khó khăn trở ngại thực hiện
đến cùng mục đích đặt ra) VD : CH :
+ Năng động của tình cảm: giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ cường độ mạnh hay
yếu của ý chí mà chủ yếu ở nội dung đạo đức của ý chí, (nghĩa là ý nghĩa của mục đích mà
hành động vươn tới : hành động vì người khác, vì XH, cho dù hành động này có đem lại tổn hại cho bản thân) VD :
=> Do đó có thể khẳng định : Ý thức là hình thức TL điều chỉnh hành vi tích cực nhất
của con người vì ý chí là kết hợp trong mình mặt năng dộng của trí tuệ và mặt năng
động của tình cảm đạo đức.
- Ý chí được hình thành và biến đổi tùy vào điều kiện lịch sử XH. 82 lOMoARcPSD| 40615597
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đòi hỏi khác nhau đối với cá nhân trong XH, mục
đích cá nhân phục tùng mục đích XH mà ý chí phánh ánh điều kiện khách quan dưới mục
đích của hành động, do đó ý chí mang bản chất XHLS. VD :
Trong thời bình thể hiện ở việc vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của cuộc sống, vượt
qua những cám dỗ đời thường, để thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống.
* Các phẩm chất của ý chí.
- Tính mục đích :
+ Là khả năng của cá nhân biết đề ra cho mình trong cuộc sống, trong hoạt động
mục đích gần, mục đích xa, mục đích trước mắt và mục đích lâu dài đồng thời biết chỉnh
hành vi để đạt mục đích ấy.
Đây là phẩm chất quan trọng của ý chí.
Mục đích là kết quả mà hành động con người vươn tới, kết quả định hướng cho hành
động của con người, thúc đẩy hành động của con người, vượt qua khó khăn trở ngại đẻ đạt
được mục đích để đạt dc kết quả đặt ra
Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của
người có ý chí. (phụ thuộc vào TGQ là cách nhìn nhận, quan điểm, đánh giá của bản thân về
thế giới ; nội dung đạo đức là vì người khác vì XH ; phụ thuộc tính giai cấp của người mang giai cấp đó)
- Tính độc lập: thể hiện ở khả năng giúp cho con người quyết định và thực hiện hành động
theo những quan điểm và niềm tin của mình. (=> là khả năng quyết định và thực hiện hành
động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài) Biểu hiện tính độc lập?
+ Có quan điểm, chính kiến rõ ràng biết lắng nghe ý kiến, nhưng không dao động.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, dám nhận nhiệm vụ, tự tin hành động
=> Độc lập không có nghĩa là bảo thủ, độc đoán, cái gì cũng cho là mình đúng, là chân lý
mà người khác phải nghe theo. Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin
vào sức mạnh của mình. 83 lOMoARcPSD| 40615597
Trong cuộc sống trong học tập mỗi người trong chúng ta cần hình thành tính độc lập, tính
độc lập giúp con người có niềm tin vào chính sức mạnh của mình để vượt qua mọi khó khăn
đạt được mục đích đặt ra. VD :
+ Tính độc lập : là người có tính chủ thể cao nhưng không phải là chủ quan, bảo thủ. Tính
độc lập là biết tiếp thu, phân tích, phê phán ý kiến của người khác, chấp nhận ý kiến đúng đắn, hợp lý
+ bảo thủ : là người cương quyết bảo vệ ý kiến của mình mặc dù là không đúng, bác bỏ ý kiến
của người khác -> đây là p/chất xấu, cần phê phán và loại bỏ
- Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính
toán, cân nhắc kỹ càng, chắc chắn, không có sự dao động.
- Tính quyết đoán là sự kết tinh trí tuệ và lòng dũng cảm, do đó người có tính quyết đoán
làngười luôn có suy nghĩ kỹ càng, phản ứng nhanh, nhậy bén và dũng cảm, luôn tin tưởng sâu
sắc vào quyết định của mình không dao động và hoài nghi.
- Tính kiên trì, bền bỉ : là khả năng giúp con người theo đuổi đến cùng mục đích đề ra cho dù là khó khăn gian khổ.
- Phẩm chất kiên trì, bền bỉ của ý chí được thể hiện ở sự nỗ lực của ý chí một cách khôngmệt
mỏi, thể hiện ở sự khắc phục khó khăn, trở ngại khách quan chủ quan để đạt được mục đích
đề ra. Những khó khăn càng làm tăng mong muốn hoàn thành công việc của họ chứ không
bao giờ bỏ dở công việc
tính bền bỉ khác gì với tính lì lợm
- Bền bỉ là theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và sựnăng động của tình cảm
- Lì lợm là cố lì theo đuổi mục đích của mình một cách mù quáng, sai nhưng vẫn cố tìnhlàm theo. VD :
- Tính dũng cảm : l à khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn
nguy hiểm tới tính mạng hay lợi ích của bản thân. 84 lOMoARcPSD| 40615597
- Tính dũng cảm bao giờ cũng mang tính tích cực và gắn liền với mục đích XH. Có nhữngtrường
hợp con người ta bất chấp những khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng của bản thân nhưng
không được thừa nhận là dũng cảm, bởi vì hành động của họ mang tính cá nhân hay đi ngược
lại lợi ích với mục đích XH.
- Tính tự kiềm chế : Là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm
những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể. VD:
- Tính tự kiềm chế có vai trò giúp cho cá nhân có thể tránh được những hành động, hành vithiếu suy nghĩ .
=> Các phẩm chất trên luôn gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao ở con người. Kết luận :
2.5.3.Hành động tự động hóa.
Hành động ý chí là loại hoạt động đặc trưng của con người. Tuy nhiên, hành động ý chí của
con người không chỉ bao gồm những hành động ý chí không thôi. Bên cạnh hành động ý chí
con người còn cần có một loại hành động khác, phối hợp, hỗ trợ cho hành động ý chí đó là
hành động tự động hóa.
1.Hành động tự động hóa:
Hành động tự động hóa là hành động lúc đầu có ý thức, có ý chí nhưng do lặp đi, lặp lại
nhiều lần hay do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần sự kiểm soát trực
tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả. Ví dụ :
2 . Các loại hành động tự động hóa .
Có hai loại hành động tự động hóa : Kỹ xảo và thói quen.
Ví dụ: Kỹ xảo: Lao động, học tập, tính toán, thể thao…
Thói quen: niềm nở với mọi người, thói quen, dậy sơm, nghỉ chưa, thói quen đi
học đung giờ, ngăn nắp… * Giống nhau:
+ Chúng đều là hành động tự động hóa.
+ Đều có cơ sở sinh lý là định hình động lực ( Động hình). 85 lOMoARcPSD| 40615597 * Khác nhau: Kỹ xảo Thói quen
- Là hành động tự động hóa có ý thức nhờ - Là hành động tự động hóa trở thành nhu luyện tập cầu của con người.
- Có tính chất thuần túy về mặt kỹ thuật - Có tính chất nhu cầu, nếp sống của - H/thành có mục đích, có hệ thống con người.
- Bằng nhiều con đường khác nhau, cả con
- ít gắn vào tình huống cụ thể . đường tự phát( bắt chước)
- Gắn vào tình huống cụ thể, nhất định - Không bền vững nếu không luyện tập - Có tính chất
bềnvững,ăn sâu vào nếp thường xuyên.
sống(thay đổi thói quen khó hơn KX )
- Đánh giá về mặt đạo đức, có thói - Được đánh giá về mặt kỹ thuật, thao tác, quen tốt, xấu. Có thói quen lợi, có thói
KX mới tiến bộ, KX cũ lạc hậu. quen có hại.
* Quan hệ : Trong cuộc sống có những hành động vừa là thói quen, vừa là là kỷ xảo nhưng
không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó.
Trong công tác giáo dục cần phải làm cho những hành động thuộc lĩnh vực học tập, lao động,
rèn luyện thể lực, sinh hoạt.. vừa là kỹ xảo, vừa là thói quen…
A.M. Macarenkô đã viết:“ Giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì cũng giống
xây dựng lâu đài trên bãi cát.”
3. Các quy luật hình thành kỹ xảo .
Kỹ xảo được hình thành do luyện tập mà sự lặp lại chỉ là một mặt của luyện tập, tùy theo
mức độ luyện tập mà cả các chỉ số về chất lượng lẫn số lượng của công việc đều được biến đổi.
Quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo diễn ra theo các quy luật sau.
* Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo.
-Trong quá trình luyện tập kỹ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều có lúc nhanh, lúc chậm, thậm
chí có lúc giẫm chân tại chỗ. 86 lOMoARcPSD| 40615597 -
Quy luật này cho thấy rằng kết quả luyện tập không chỉ phụ thuộc vào số lần lặp lại(sốlần
cũng cố) mà phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như: Nguyên
liệu, phương tiện, công cụ, ảnh hưởng của những người xunh quanh, trạng thái cơ thể… -
ứng dụng: Khi luyện tập KX phải chuẩn bị các phương tiện, công cụ luyện tập chu đáo,cẩn thận…
Khi luyện tập kỹ xảo cần phải kiên trì, không nóng vội, không chủ quan khi luyện tập.
* Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập .
- Mỗi phương pháp luyên tập kỹ xảo chỉ đem lại kết quả cao nhất đối với nó màthôi, không thể
năng cao kết quả lên hơn mức đó được. Mức kết quả cao nhất mà mỗi phương pháp luyện tập có
thể đem lại được gọi là “đỉnh” của ph/pháp đó. Ví dụ:
- ứng dụng: Muốn nâng cao kết quả luyện tập phải không ngừng thay đổi phươngpháp luyện tập,
sử dụng phương pháp có đỉnh cao hơn.
Trong dạy học và giáo dục phải luôn cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục.
* Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.
- Trong luyên tập hình thành kỹ xảo mới, những kỹ xảo đã có ở người học có ảnhhưởng rõ rệt đến
việc hình thành kỹ xảo mới..
- Sự ảnh hưởng này có thể là tốt có thể xấu:
ảnh hưởng tốt: Tức là các kỹ xảo đã có ở người học làm cho việc hình thành các kỹ
xảo mới diễn ra dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng hơn(Gọi là cộng kỹ xảo).Ví dụ: khi học tốt
một ngoại ngữ thì học ngoại ngữ thứ hai rất nhanh.
Ảnh hưởng xấu: Tức là các kỹ xảo đã có ở người học làm cho việc hình thành các kỹ
xảo mới gặp khó khăn, chậm chạp..( Gọi là hiện tượng giao thoa kỹ xảo.) Ví dụ : -
Ứng dụng: Khi hình thành các kỹ xảo mới ở học sinh phải chú ý đến những kỹ xảo đã có ở
học sinh, để xác định những ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn khi hình thành kỹ xảo cho
học sinh. * Quy luật dập tắt kỹ xảo.
Một kỹ xảo đã được hình thành, nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên, không luyện
tập thì dần bị suy yếu và cuối cùng có thể bị mất hẳn. 87 lOMoARcPSD| 40615597 Ví dụ :.
- Ứng dụng: Trong học tập cần phải ôn tập thường xuyên. “ văn ôn, võ luyện”.
3. Sự hình thành và phát triển nhân cách.
3.1. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách.
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất, ở đó mỗi một mặt của nhân cách được gắn chặt với
những mặt khác nên để hình thành nhân cách nói chung cần phải giáo dục, dạy học và rèn
luyện trong một điều kiện nhất định.
Nhân cách được hình thành dưới ảnh hưởng của hệ thống các quan hệ xã hội của con người
nằm trong đó, dưới ảnh hướng của hoạt động mà con người đang thực hiện. Không thể có
nhân cách nằm ngoài xã hội. Vì chỉ trong xã hội thì mỗi người mới được hình thành, phát
triển như một nhân cách và biểu hiện trong giao tiếp với người khác và với xã hội. Con
người là một thực thể xã hội mang tính tích cực, là chủ thể của nhận thức và hoạt động, chứ
không phải là khách thể thụ động chịu sự tác động một chiều từ phía xã hội, từ phía điều
kiện sống. Cho nên những yếu tố bên ngoài tác động lên con người trong quá trình hình
thành nhân cách không phải trực tiếp mà gián tiếp thông qua hoạt động của con người
nhằm cải tạo thiên nhiên,âcỉ tạo xã hội và cải tạo chính mình. Các yếu tố chi phối sự hình
thành, phát triển nhân cách là:
* Giáo dục và nhân cách:
Nhân cách được hình thành dưới ảnh hưởng quyết định có tính chất chủ đạo của giáo dục, vai
trò của giáo dục thể hiện ở những điểm sau:
+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, thông qua việc
vạch ra mục tiêu đào tạo và giáo dục con người, đáp ứng với yêu cầu của cuộc sống xã hội.
Vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội.
+ Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hoá xã hội - lịch sử để
tạo nên nhân cách của mình bằng quá trình chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội, bằng hoạt động
và thông qua các nội dung giáo dục. 88 lOMoARcPSD| 40615597
+ Giáo dục đưa con người vào "vùng phát triển gần" vươn tới những cái mà thê hệ trẻ
sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để hướng về tương lai ttốt đẹp.
+ Giáo dục có thể phát huy tối da các mặt mạnh của các yếu tố khác, chi phối sự hình
thành và phát triển nhân cách như các yếu tố tư chất bẩm sinh di truyền, yếu tố hoàn cảnh
sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra
(người khuyết tật, người bị bệnh, hoặc có hoàn cảnh không thuận lợi).
+ Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về mặt nào đó so với chuẩn mực xã hội do
tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội (giáo dục lại).
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không
nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng, cần tiến hành giáo
dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức các hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt
động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể, giáo dục không tách
rời với sự tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
* Hoạt động và nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và
phát triển nhân cách của mỗi người. Vai trò quyết định đó thể hiện:
+ Thông qua hai quá trình đối tượng hoá (xuất tâm) và chủ thể hoá (nhập tâm) trong hoạt động
mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Thông qua hoạt động mà con người chiếm lĩnh được
kinh nghiệm xã hội - lịch sử để làm phong phú nội dung tâm lý của bản thân và hình thành nên
nhân cách của mình. Thông qua hoạt động mà con người xuất tâm "lực lượng bản chất" (trí tuệ,
sức mạnh thần kinh, cơ bắp,…) để tạo ra sản phẩm hoạt động có ích cho xã hội và chính chủ thể
hoạt động lại tiếp thu những sản phẩm mà mình hoặc người khác làm ra, rồi từ đó con người
chiếm lĩnh được những qui luật, những bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan, chiếm lĩnh được cách thức tạo ra sản phẩm hoạt động và tạo nên sự đại diện của mình ở
người khác, ở sản phẩm hoạt động.
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi
thời kì nhất định. Muốn hình thành, phát triển nhân cách của mình con người phải tham gia 89 lOMoARcPSD| 40615597
tích cực vào hoạt động, đặc biệt là hoạt động chủ đạo. Hoạt động của con người càng tích
cực, càng phong phú bao nhiêu thì những đặc điểm của nhân cách càng được rèn luyện và
biểu hiện ra càng sáng rõ và phòng phú bấy nhiêu. Do vậy hoạt động phải được tổ chức khoa
học, phải dựa trên những kinh nghiệm, những tiền đề nhất định (hoạt động phải được thường
xuyên làm phong phú nội dung, thay đổi hình thức tổ chức, đa dạng hoá phương tiện hoạt
động,...) để lôi cuốn thực sự cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào hoạt động đó.
* Giao tiếp và nhân cách.
+ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của các cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là
một trong những nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người (C.Mac đã viết: Sự phát
triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp
trực tiếp hay gián tiếp với họ).
+ Nhờ giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội
mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với
chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành một thái độ
giá trị – cảm xúc nhất định đối với bản thân. Tức là hình thành năng lực tự ý thức ở bản thân.
+ Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội,
chuẩn mực xã hội để tổng hoà các quan hệ xã hội làm thành bản chất người, đồng thời thông
qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một thành phần
cơ bản của việc hình thành phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song hoạt động và giao tiếp
của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm, trong tập thể. Do đó trong
dạy học và trong giáo dục phải chú ý tạo mọi điều kiện thuận lợi để lôi cuốn học sinh gia
nhập các mối quan hệ xã hội phức tạp, quan tâm hơn đến nội dung giao tiếp của học sinh,
hướng dẫn các em những cách thức giao tiếp có văn hoá trong và ngoài nhà trường.
* Tập thể và nhân cách.
Con người lớn lên và trở thành nhân cách không phải là trong môi trường xã hội trừu tượng,
chung chung mà trong môi trường cụ thể như gia đình, làng xóm, tập thể, cộng đồng, ở đó
nó là thành viên. Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiền mà nhân cách con người được 90 lOMoARcPSD| 40615597
hình thành từ tuổi thơ ấu. Con người cũng là thành viên của các nhóm nhỏ như gia đình,
nhóm bạn thân, lớp học,… các nhóm này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển nhân cách. Vai trò của nhóm và tập thể đối với sự hình thành phát triển nhân cách như sau:
- Nhóm và tập thể là nơi để con người thực hiện các hoạt động cùng nhau, do đó thông qua
nhóm và tập thể mà các ảnh hưởng của xã hội, các mối quan hệ xã hội tác động đến từng
thành viên trong tập thể đó. Ngược lại mỗi người tác động đến cộng đồng, xã hội, tới cá nhân
khác cũng thông qua các tổ chức nhóm và tập thể mà nó là thành viên. Tác động của tập thể
đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không
khí tâm lý tập thể. Vì thế trong giáo dục và dạy học phải chú ý vận dụng một cách đúng đắn
nguyên tắc giáo dục bằng tập thể, và trong tập thể.
Tóm lại, bốn yếu tố: Giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tập thể tác động đan xem vào nhau,
bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
2. Sự tự hoàn thiện nhân cách.
Con người hoạt tham gia vào động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội. Khi đó con
người tiếp nhận sự giáo dục toàn diện từ mọi phía và mỗi người tự đối chiếu mình với các
yêu cầu của hoạt động, của xã hội, con người tự ý thức được mình. Trên cơ sở tự ý thức về
mình con người tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình theo những tiêu chuẩn của xã hội, theo yêu
cầu của hoạt động cùng nhau với những người khác trong tập thể, trong cộng đồng, trong xã
hội. Như vậy ta có thể nói dưới tác động của giáo dục, sự tích cực sáng tạo tham gia vào
hoạt động cùng nhau với những cá nhân khác mà ở mỗi cá nhân diễn ra một quá trình tự
hình thành và tự hoàn thiện một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định và đạt tới một trình
độ phát triển nhất định.
2.5.2. Hành động ý chí.
2.5.2.1.Hành động ý chí là gì?
Phẩm chất ý chí của con người được thể hiện trong các hành động nhằm thực hiện
mục đích đề ra. Những hành động được điều khiển bởi ý chí gọi là hành động ý chí.
Hành động ý chí là hành động có chủ tâm, có ý thức, đòi hỏi sự nổ lực khắc phục khó
khăn, thực hiện đến cùng mục đích đề ra. 91 lOMoARcPSD| 40615597
* Hành động ý chí có những đặc tính sau đây . -
Có tính mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức. -
Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích. -
Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, có sự nổ lực để khắc phụcnhững khó
khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện mục đích..
2.5.2.2. Các loại hành động ý chí
Căn cứ vào sự có mặt đày đủ hay không đầy đủ của các đặc trên mà người ta chia hành động ý chí thành 3 loại:
* Hành động ý chí giản đơn:
Là hành động có mục đích rõ ràng, nhưng 2 đặc tính sau không thể hiện đầy đủ.
Người ta gọi hành động ý chí giản đơn là hành động có chủ định, hay là hành động tự ý.
* Hành động ý chí cấp bách.
Là những hành động xảy ra trong thời gian ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định trong
chớp nhoáng, trong hành động này các đặc tính trên tựa như hòa nhập vào nhau không phân biệt rõ ràng.
Ví dụ: Như khi cứu người sắp chết đuối .
* Hành động ý chí phức tạp. ( là hành động ý chí điển hình)
Là hành động trong đó cả 3 đặc tính trên được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. ý chí của
con người được bộc lộ đầy đủ trong loại hành động ý chí này.
Hành động ý chí điển hình là hành động hướng vào mục đích mà việc đạt tới nó đòi hỏi
phải khắc phục khó khăn, trở ngại, do đó phải có hoạt động tích cực của tư duy và những nổ lực ý chí đặc biệt,
4.2.3. Cấu trúc của hành động ý chí điển hình .
Một hành động ý chí điển hình có 3 giai đoạn sau :
* Giai đoạn chuẩn bị :
ở giai đoạn này gồm các khâu : Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích hành động , lập kế hoạch
và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động, quyết định hoạt động.
- Tại mỗi thời điểm con người có nhiều nhu cầu khác nhau, do đó có thể có nhiều mụcđích
khác nhau cho một hành động.Xong thực tế mỗi hành động chỉ thực hiện được một hay hai 92 lOMoARcPSD| 40615597
mục đích mà thôi, vì vậy phải xác định được mục đích chính (Trong quá trình chọn mục
đích chính có sự đấu tranh động cơ) của hành động.
- Sau khi đã xác định mục đích là lập kế hoạch của hành động. Khi lập kế hoạch hànhđộng
phải xác định được phương tiện và biện pháp hành động.Nhưng một mục đích có thể có
nhiều biện pháp và phương tiện khác nhau nên lại có sự đấu tranh bản thân để lựa chọn
phương pháp và phương tiện hợp lý nhất .
- khi lập kế hoạch hành động có thể có những khó khăn khách quan và chủ quan ởđây lại
diễn ra sự đấu bản thân và kết quả là đi đến quyết định hành động. * Giai đoạn thực hiện
Thiếu giai đoạn này thì không còn hành động ý chí. (thực ra khi quyết định hành động
thì ý chí cũng đã phải thể hiện, có khi cũng phải nổ lực lớn mới quyết định hành động). Đây
là giai đoạn chuyển từ quyết định đến hành động, là sự chuyển từ nguyện vọng thành hiện thực.
Sự thực hiện quyết định diễn ra dưới hai hình :
- Thực hiện hành động bên ngoài
- Sự kiềm chế các hành động bên ngoài(hành động ý chí bên trong).
Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp nhiều khó khăn trở ngại, đòi hỏi phải nổ lực
ý chí để thực hiện mục đích đã định.
Khó khăn có 2 loại : Khó khăn bên ngoài (khách quan), khó khăn bên trong (Chủ quan).
Khi những khó đã được khắc phục, con người thấy thõa mãn và sẽ tiến hành những hành động mới.
* Giai đoạn đánh giá kết quả hành động.
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng đánh giá kết quả hành động đã
đạt được để rút kinh nghiệm cho hành động sau.
Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc.
Sự đánh giá thường đem lại sự hài lòng thỏa mãn, hay chưa thỏa mãn, chưa vừa lòng. Việc
đánh giá có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn trong hoạt động thực tiễn của con người nó trở
thành sự kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo.
Tóm lại: Ba giai đoạn trên của một hành động ý chí có liên quan hữu cơ vơi nhau, nối tiếp nhau và bổ xung cho nhau. 93 lOMoARcPSD| 40615597
4. Những sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách
4.1. Hành vi và các chuẩn mực hành vi
- Hành vi là một hành động của con người được thúc đẩy bởi 1 động cơ nào đấy- Các góc
độ xem xét chuẩn mực hành vi: Có ít nhất 3 góc độ:
+ Chuẩn mực xét về mặt thống kê: đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi
tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được em xét như là
chuẩn mực. Những hành vi khác như vậy thì được coi là lệch chuẩn.
+ Chuẩn mực hướng dẫn hay quy ước do cộng đồng hay do XH đặt ra. Loại chuẩn mực này
được đưa ra trên cơ sở những y/c chung của cộng đồng đối với từng thành viên. Những hành
vi nào khác với hướng dẫn, quy định thì được coi là hành vi lệch chuẩn
+ Chuẩn mực chức năng: loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi
hành động đều đặt ra cho mình mục đích cho hành đọng của mình. Vì vậy, một hành vi được
xem là chuẩn là hành vi phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn
- Các mức độ sai lệch hành vi
+ Sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở 1 số hành vi: cá nhân có những hành vi không bình thường
nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá nhân và gia đình của họ
-> Mức độ này chưa có gì trầm trọng. Mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhân được tuy họ
không thật sự thoải mái
+ Sai lệch ở mức độ cao: ở hầu hết các hành vi cá nhân, từ hành vi trong sinh hoạt đến lao
động ản xuất, vui chơi, giải trí...Những hành vi sai lệch ở mức độ này ảnh hưởng đến đời
sống cá nhân họ và hoạt động chung cộng đồng. Sai lệch ở mức này thường là các rối loạn
hành vi bệnh lý, cần có sự chuẩn đoán và chữa trị của y tế.
4.2. Phân loại các sai lệch hành vi và cách khắc phục
* Sai lệch thụ động
- Sai lệch thụ động là những sai lệch do cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhân j thức
sai cá chuẩn mực đạo đưucs XH - Cách khắc phục:
+ Nếu hiểu biết không đầy đủ: củng cố thêm kiến thức về chuẩn mực đạo đức. 94 lOMoARcPSD| 40615597
+ Nếu hiểu sai hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực: cần có sự thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng
chuẩn mực -> điều chỉnh hành vi phù hợp
+ Đối với người bước đầu có biểu hiện bệnh lý: cần có thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận
thấy sự khác thường trong hành vi của mình, từ đó có hướng khắc phục.
* Sai lệch chủ động: -
Sai lệch chủ động là những sai lệch hành vi do cá nhân cố ý làm khác đi so với ngườikhác
và so với chuẩn mực đạo đức XH -
Cách khắc phục: cần có sự GD thường xuyên của cộng đồng: dư luận lên án, sự trừngphạt,...
-> tóm lại: sự sai lệch hành vi gây nên hậu quả xấu cho XH và cho cá nhân. Nó có thể gây
thiệt hại về KT, mất trật tự XH, tổn thương TL, tinh thần thể xác, suy thoái nhân cách. Vì
thế cần tăng cường GD hành vi cho con người ngay từ nhỏ, chú trọng ngăn ngừa các hành
vi sai lệch và sự trừng phạt thích đáng các hành vi sai lệch cố ý nghiêm trọng 95