Tài liệu tham khảo - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Là câu thơ mà ông phiêu diêu trong bài thơ “Pha Đin” khi nói về tính cách của chính mình. Một người sống nội tâm, nhẹ nhàng, vừa ảo vừa thực như những đám mây, “một đám mây xương thịt hư ảo”. Khi nhắc đến Quang Dũng, người ta nhớ đến một nhà thơ đa tài, ông có nhiều tài năng như vẽ tranh, viết văn, làm thơ và sáng tác nhạc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD|47206521
lOMoARcPSD|47206521
Tây Tiến
-Nguyễn Việt Dũng-
“Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt
Mà như lâu sậy cỏ tâm hồn”
Là câu thơ mà ông phiêu diêu trong bài thơ “Pha Đin” khi nói về tính cách của chính mình.
Một người sống nội tâm, nhẹ nhàng, vừa ảo vừa thực như những đám mây, “một đám mây
xương thịt hư ảo”. Khi nhắc đến Quang Dũng, người ta nhớ đến một nhà thơ đa tài, ông có
nhiều tài năng như vẽ tranh, viết văn, làm thơ và sáng tác nhạc. Thơ Quang Dũng thể hiện một
phong cách phóng khoáng, tài hoa và đây lãng mạn. Trong đó, bài thơ “Tây Tiến” được coi là
một thi phẩm đặc sắc, một thành công độc đáo của hồn thơ Quang Dũng, một bài thơ sống mãi
muôn đời với núi sông. Không chỉ vậy, Tây Tiến còn là một tượng đài bất tử khi nói về những
người lính Tây Tiến vô danh.
Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 (1 năm sau khi tác giả rời đoàn binh Tây Tiến).
Tây Tiến của Quang Dũng viết về binh đoàn Tây Tiến được quy tụ đông đảo mọi tầng lớp
thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Tất cả những con người ấy ra đi vì lí tưởng chung của
dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc mà không hẹn ngày trở về. Quang Dũng
có tài vẽ tranh và viết nhạc nên dường như chất thơ, chất nhạc cũng được gửi gắm vào bài thơ
“Tây Tiến” giống như các cố nhân xưa thường hay nói “Thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh,
có cảnh) và “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc).
Đoạn thơ đầu tiên hiện lên là những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí
hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước. Mở đầu bài thơ với hai câu thơ đầu giống như
khúc nhạc dạo đầu của một bản giao hưởng để đi vào âm hưởng chủ đạo của bài thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Câu thơ đầu hiện lên với hai địa danh rất gần gũi thân quen với người lính Tây Tiến: Sông Mã là
biểu tượng cho thiên nhiên Tây Bắc và đoàn bình Tây Tiến đó chính là hình ảnh của tác giả với
những năm tháng sống cùng đồng đội. Từ “ơi!” khiến cho câu thơ đầu tiên nó giống như một tiếng
gọi của tác giả gọi về kí ức để vơi đi nỗi nhớ, để nỗi nhớ bớt cồn cào hơn. Ngoài ra, câu thơ còn là
một lời xác thực đó là hình ảnh Sông Mã và Tây Tiến bây giờ chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ
nhung đầy luyến tiếc. Tiếp đến câu thơ tiếp theo, điệp từ “nhớ” để nhấn mạnh cảm hứng chủ đạo
của bài thơ là nỗi nhớ và đặc điểm của nỗi nhớ ở đây đó là: chơi vơi (một nỗi nhớ vô định, mênh
mang, bồng bềnh trong sương khói) . Đặc biệt từ “ơi” hiệp vần với cụm từ
lOMoARcPSD|47206521
“chơi vơi” khiến cho nỗi nhớ được mở ra vô tận. Một nỗi nhớ bao trùm cả không gian và
thời gian.
Thông qua nỗi nhớ, hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc lần lượt hiện về trong bước đường hành
quân của người lính Tây Tiến:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao, Mường Lát là hai địa danh gợi lên sự hoang vu, hiểm trở, xa xôi. Hình ảnh “Sương
lấp” là sương bao trùm, bao phủ, sương như đè nặng con người xuống như muốn chôn vùi con
người trong làn sương và hình ảnh “đoàn quân mỏi” là hình ảnh những người lính hành quân
trên những chặng đường trập trùng đồi núi bị chìm dưới sương mù khiến cho bước đi của người
lính càng trở nên mệt mỏi. Tiếp đến câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” với cụm từ
“hoa về” được hiện lên với nhiều tầng nghĩa. “Hoa về” là hình ảnh thực của các bông hoa rừng
trong những đêm sương. Hay có thể “Hoa về” ở đây là hình ảnh những bó đuốc của người lính,
họ về những bản làng sau chặng đường hảnh quân mệt mỏi vào buổi chiều tối. Và cuối cùng
“Hoa về” ở đây là các người lính Tây Tiến, tác giả coi các người lính là những bông hoa của
đất. Ngoài ra hai câu thơ trên, còn mang đến điều đặc biệt khác cho chúng ta đó là về nhịp thơ.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” câu thơ cơ bản toàn thanh trắc . Nó khiến cho ta cảm nhận
được sự nặng nề, mệt mỏi của người lính Tây Tiến. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” câu thơ
trải dài ra toàn thanh bằng. Lại cho ta cảm nhận rằng dường như những chặng đường đầy hiểm
nguy, đầy mệt mỏi cũng có đôi lúc người lính Tây Tiến có được “1 phút nghỉ ngơi” để cảm
nhận được những vẻ đẹp của những đêm rừng, bản làng chìm trong hư ảo, bồng bềnh.
Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo được coi là đoạn tuyệt bút khi miêu tả bức tranh thiên nhiên
Tây Bắc:
“Dốc lên khủc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Mở đầu câu thơ hiện lên với rất nhiều từ láy tượng hình “Khúc khuỷu”, “Thăm thẳm” khiến
cho câu thơ hiện lên bước đường hành quân của người lính rất nguy hiểm , gian nan và vất vả.
Đặc biệt là cách kết hợp từ rất lạ làm ta nhớ đến từ “cao chót vót” của Huy Cân trong bài Tràng
Giang đó là “dốc thăm thẳm” thể hiện một con dốc đang đi xuống và rất sâu . Tiếp đến từ láy
tượng hình “Heo hút” diễn tả sự hoang vu của những cồn mây cao vời vợi và hình ảnh nhân
hóa “súng ngửi trời” đó là hình ảnh thực vì sau lưng người lính luôn có khẩu súng và được chĩa
lên trời. Ngoài ra từ “ngửi” cũng cho thấy chất ngang tàng của người lính trẻ , kiêu hãnh trước
những hiểm nguy của thiên nhiên. Hình ảnh miêu tả về sự hiểm trở của hai câu thơ trên làm ta
lại nhớ đến ý thơ trong bài Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn:
lOMoARcPSD|47206521
“Hình khe, thế núi gần xa.
Dứt thôi lại nối, thấp đà lại cao.”
Đến câu thơ tiếp theo:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Câu thơ bị bẻ đôi khiến cho ta cảm giác con đường cũng bị bẻ đôi, lên cao chót vót và đổ
xuống đột ngột. Điều đó cho ta thấy sự hiểm nguy trên bước đường hành quân của người
lính Tây Tiến.
Và câu thơ cuối cùng:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Nếu ba câu thơ trước toàn thanh trắc thì đến câu thơ này thì toàn những thanh bằng, câu thơ
khiến cho ta cảm giác những hiểm nguy của người lính Tây Bắc ở các câu trên đến đây đã được
xóa bỏ hết tâm lý mệt mỏi, nặng nề. Cụm từ “nhà ai” có thể là hình ảnh của ngôi nhà dân nào
đó và nó có thể che lấp bởi làn sương mờ hư ảo nhưng ta cảm nhận rằng nó lại mang đến cho
người lính một cảm giác ấm áp, vui sướng và ngỡ ngàng sau chặng đường hành quân với thiên
nhiên rừng núi đầy hiểm nguy, thử thách. Hình ảnh “mưa xa khơi” khiến cho ta một cảm giác
có một không gian rợn ngợp đang mở ra trước mặt đó là hình ảnh của làn mưa rừng
Qua thiên nhiên Tây Bắc, hình ảnh người lính Tây Tiến, những người đồng đội của mình
cũng lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của tác giả:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”
Mở đầu với cụm từ “Anh bạn” đó chính là những người đồng đội, những người lính trong bình
đoàn Tây Tiến với tác giả. Tiếp theo, cụm từ “dãi dầu” làm ta nhớ đến thành ngữ “dãi dầu nắng
mưa” gợi lên sự vật vả, gian lao của người lính nối tiếp với cụm từ “không bước nữa” cho thấy
được sự mệt mỏi trên chặng đường hành quân. Tiếp đến hình ảnh “gục lên súng mũ” một hình
ảnh rất cảm động của người lính khi anh chết đi vẫn luôn trong tư thế săn sàng chiến đấu đế
bảo vệ tổ quốc “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ngoài ra, cụm từ “không bước nữa” và “bỏ
quên đời” tác giả đã sử biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh để sự hi sinh của người lính
nhẹ nhàng đi, một cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hai cầu thơ này làm ta lại nhớ đến ý thơ trong
bài dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân:
“Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.”
lOMoARcPSD|47206521
Không chỉ có địa hình thiên nhiên hiểm trở mà trên bước đường hành quân của người lính
còn bị thú dữ tấn công được thể hiện qua hai câu thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
đâu xuất hiện hai từ láy toàn phần “chiều chiều” và “đêm đêm” gợi sự liên tục của không
gian và thời gian và những mỗi nguy hiểm luôn rình rập và đe dọa người lính tây tiến. Ngoài
ra, đặc biệt hai câu thơ này gợi đến cho chúng ta những âm thanh hết sức ghê rợn rất đặc tả về
âm thanh của núi rừng hoang vu. Cuối cùng, địa danh Mương Hịch cũng phần nào gợi cho ta
cảm giác xa xôi, nặng nề và man rợn.
Tiếp nối nỗi nhớ hiện lên là cảnh tượng đầm ấm được thể hiện qua hai câu thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Thán từ “ôi” cùng với từ “nhớ” ở đầu câu thơ diễn tả một nỗi nhớ, một nỗi nhớ tha thiết về
những bữa “cơm lên khói” đó là những bữa cơm gần gũi, thân thương của những người đồng
bào miền núi Tây Bắc cùng với những người lính đến từ đồng bằng.Địa danh Mai Châu dù
không biết ở nơi nào nhưng lại gợi cho ta một cảm giác nên thơ, nhẹ nhàng. Đặc biệt, dùng
từ “mùa em” một cách dùng từ rất mới lạ và độc đáo, làm ta nhớ đến ý thơ trong bài Sóng
của Xuân Quỳnh:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Trong thơ Xuân Quỳnh, dẫu có phương Bắc và phương Nam nhưng vẫn còn có một phương
trong trái tim em đó chính là phương anh. Dù anh ở phương Bắc hay là ở phương Nam thì đối
với em đó vẫn là phương anh. Tương tự trong thơ Quang Dũng cũng vậy, dù mùa xuân, mùa
hạ, mùa thu hay mùa đông thì với những người lính trẻ đó vẫn là mùa em. Dường như tác giả ở
đây không nhớ rõ đó là mùa nào nhưng có lẽ lúc này mùa của thiên nhiên đất trời không còn
quan trọng nữa mà chỉ cần biết đó là mùa của tình quân dân ấm áp, mùa của những bát cơm lên
khói, mùa thơm nếp xôi và trong đó có tình em.
Đoạn thơ thứ hai hiện lên là những kỉ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miên Tây
đầy thơ mộng của Tổ quốc. Mở đầu đó cảnh đêm liên hoan văn nghệ được thể hiện qua
bốn câu thơ:
lOMoARcPSD|47206521
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Hình ảnh “đuốc hoa” được hiện lên ngay câu thơ đầu tiên đó là hình ảnh ảnh những bó đuốc được
sáng lên trong đêm lửa trại. Tiếp đến là các từ “bừng”, “kìa” thể hiện một trạng thái cảm xúc hết
sức ngạc nhiên, vui sướng của những người lính Tây Tiến. Cụm từ “kìa em” hiện lên có lẽ là hình
ảnh những cô gái Lào xuất hiện trong đêm lửa trại cùng với những người lính trẻ mang trong mình
một tâm hồn hào hoa của những chàng trai Hà Thành thì khiến cho những người lính này một niềm
háo hức, say mê và ngạc nhiên. Còn những cô gái Lào xuất hiện với vẻ đẹp hết sực dịu dàng, đằm
thắm và có một chút e ấp, e thẹn của một thiếu nữ. Tiếp đến là cụm từ “man điệu” đó chính là khúc
nhạc hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Qua đó đã mang đến cho ta những hình ảnh liên tưởng tuyệt
đẹp đó là những người lính Tây Tiến nắm tay với các cô gái Lào nhảy theo điệu nhạc quanh lửa
trại, họ cùng vui đùa và hát ca hòa cùng với điệu múa Lăm Vông. Cuối cùng đó chính là những
cảm nhận rất riêng của người linh: “nhạc về” xây “hồn thơ” một điệu nhạc ấm cúng, gần gũi nó
khiến cho “hồn thơ” của người lính được thắp sáng lên
Sau cảnh đêm liên hoa văn nghệ thì bốn câu thơ tiếp theo nói về cảnh sông nước Tây Bắc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Hình ảnh “người đi” ở đầu câu thơ đó chính là người lính Tây Tiến. Tiếp đến hình ảnh “chiều
sương ấy” chỉ đến một thời gian rất phiếm chỉ. Bởi vì cụm từ “chiều sương ấy” ta không biết
cụ thể là chiều sương nào chỉ biết đó là chiều sương của những tháng ngày Quang Dũng cùng
với những đồng đội mình hành quân trên những con đường Tây Bắc. Ngoài ra hình ảnh “chiều
sương ấy” còn gợi ra một không gian rất cụ thể. Thứ nhất, đó chính là hình ảnh thức về lớp
sương mù dày đặc của một buổi chiều trong rừng núi Tây Bắc. Thứ hai, đó chính là lớp sương
trong trí nhớ của tác giả đang được lấp dần theo thời gian. Bởi vì, bài thơ này ra đời một năm
sau khi tác giả rời binh đoàn Tây Tiến và nhớ lùi về thời gian đó thì nỗi nhớ ấy càng mờ ảo,
bồng bềnh và thấp thoáng. Ngoài ra từ “ấy” ở câu thứ nhất hiệp vần với từ “thấy” ở câu thứ hai
nó khiến cho nhịp điệu câu thơ như một tiếng gọi nối tiếp nhau. Hình ảnh “Hồn lau” đó chính
là linh hồn của cảnh vật, hồn của thiên nhiên Tây Bắc. Tiếp theo điệp từ “có thấy” – “có nhớ”
khiến cho bốn câu thơ này như tác giả đang tự hỏi chính lòng mình, đang gợi lại trong tâm
tưởng của mình một thời quá vãng không xa về thiên nhiên, về con người Tây Bắc. Cuối cùng
lOMoARcPSD|47206521
là cụm từ “đong đưa”. Tác giả không dùng từ “đung đưa” mà dùng từ “đong đưa”. “Đung
đưa” là trạng thái chuyển động của cảnh vật còn đây chính là hình ảnh của mắt người lính
“đong đưa” thể hiện một đôi mắt rất có hồn và có chút đa tình hình như đang nhìn ngắm
“Dáng người trên độc mộc” hình ảnh các cô gái Lào đang ở trên chiếc thuyền và những đôi
mắt đó đã được gửi gắm vào những bông hoa đang trôi trên dòng nước.
Bây giờ ta đến với hình tượng trung tâm của người lính Tây Tiến, đoạn ba hiện lên là chân
dung của người lính Tây Tiến. Mở đầu đó là vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
đây, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật hết sức quen thuộc đó là tương phản đối lập giữa
hiện thực và lãng mạn. Hiện thực ở đây đó chính là những gian khổ, thiếu thốn, hình ảnh hết
sức tiều tụy của người lính được thể hiện qua cụm từ “không mọc tóc”, “quân xanh” do căn
bệnh sốt rét rừng khiến người lính bị rụng hết tóc và da xanh xao. Điều này làm ta nhớ đến,
ý thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vầng trán đổ mồ hôi”
Tuy nhiên tác giả không muốn người đọc nhấn chìm vào sự bi thương của hiện thực thảm
khốc nên lãng mạn được hiện lên thông qua cụm từ “dữ oai hùm” dù vẻ ngoài tiều tụy, xanh
xao nhưng khí thế chiến đấu của người lính hết sức dũng mãnh, oai phong. Khí thế chiến đấu
làm cho ta lại nhớ đến ý thơ trong bài Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
“Sĩ tốt kén người hùng hổ”
Hay trong bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão:
“Tam quân tì hổ khí khôn ngưu”
Tiếp theo đó là vẻ đẹp lãng mạn của người lính được thể hiện qua hai câu thơ:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
đây, tác giả đã nói về vẻ đẹp của tâm hồn người lính Tây Tiến với biện pháp tương phản đối
lập. Đầu tiên là câu “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” thể hiện ý chí chiến đấu của người lính
đối lập với câu “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thể hiện tâm hồn hào hoa, lãng mạn, trẻ
trung của người lính khi nhớ về “kiều thơm” nhớ về những thiếu nữ Hà Thành trẻ trung, xinh
đẹp thời học sinh, sinh viên của các người lính trẻ.
lOMoARcPSD|47206521
Chân dung của người lính còn hiện lên qua vẻ đẹp bi tráng của lính qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sống Mã gầm lên khúc độc hành”
Bốn câu thơ trên, tác giả đang nói đến sự hi sinh của người lính.
Đầu tiên tác giả đã sử dụng nhiều từ Hán-Việt như “rải rác”, “biên cương”, “viễn xứ” khiến cho
sự hi sinh của những người lính đầy thiêng liêng và trang nghiêm. Tuy nhiên, câu thơ đầu vẫn
hiện lên hết sức bi thương, từ “rải rác” hiện lên mang nghĩa là nhiều nhưng lại không tập trung.
Nếu như những nấm mồ của những người lính nằm kề nhau thì cho ta cảm giác có phần an ủi vì
những người lính khi “nằm” xuống họ vẫn được nằm cạnh những người đồng đội của mình
nhưng đáng buồn thay những người lính mất đi họ vẫn không nằm cạnh nhau vì những nấm mồ
nằm “rải rác” suốt chặng đường hành quân khiến cho ta một cảm giác cô đơn, lẻ loi và có phần
cô quạnh.
Câu thơ thứ hai hiện lên như nâng tâm trạng của người đọc lên qua cụm từ “chẳng tiếc đời
xanh” nó thể hiện khí thế chiến đấu quyết tâm của người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh” và điều này đã khiến cho sự hi sinh, mất mát của người lính được nhẹ nhàng đi, dịu đi.
Tiếp đến là hình ảnh hết sức đau thương “Áo bào thay chiếu” ta có cảm giác dường như một
manh chiếu để quấn thân chôn những người lính Tây Tiến cũng không có mà những người
lính này với trang phục hành quân như thế nào thì khi ngả xuống các anh vẫn giữa nguyên
trang phục đó. Ngoài ra cụm từ “áo bào” cho thấy cách dùng từ khéo léo của tác giả để mĩ lệ
hóa khiến cho cái chết của người lính tránh bi thương và cụm từ “về đất” cũng vậy, tác giả
dùng từ “về đất” thay từ “ra đi” cho thấy sự hi sinh, gục xuống của các anh tại miền biên
cương của tổ quốc nó giống một sự trở về với đất mẹ.
Câu thơ cuối cùng với cụm từ “gầm lên” cho thấy sự thương tiếc của tác giả, của những
người đồng đội, của quê hương, của đất nước dành cho những người lính đã hi sinh trong
chiến đấu bảo vệ tổ quốc một cách xót xa, dữ dội.
Đoạn bốn lời thề và lời hẹn ước được thể hiện qua bốn câu thơ cuối cùng. Mở đầu đó là khí
thế người lính Tây Tiến được thể hiện qua hai câu thơ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
lOMoARcPSD|47206521
Cụm từ “không hẹn ước” dường như chấp nhận gia nhập đoàn binh Tây Tiến, người lính ý thức
được rất ra đi với nhiệm vụ hết sức lớn lao, gian khổ không biết ngày trở về nếu như
chưa đến ngày chiến thắng. Câu thơ “đường lên thăm thẳm một chia phôi” mang cho ta một
cảm giác về sự xa xôi cách trở.
Hai câu thơ cuối cùng:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Hình ảnh “mùa xuân ấy” cũng giống như “chiều sương ấy” hiên lên cả không gian cụ thể và
thời gian phiếm chỉ. Câu thơ cuối cùng “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” cho thấy dường
như tâm hồn và tình cảm người lính đã để lại với núi rừng Tây Bắc. Đây có thể coi như
những nốt nhạc cuối cùng lắng lại cảm xúc của một bản nhạc nỗi nhớ mang tên “Tây Tiến”.
Như vậy, qua bài thơ, cho thấy tác giả đã sử dụng rất thành công về nghệ thuật. Đây có thể coi
là thi phâm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật với bút pháp tạo hình đa dạng
đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây
Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Bút pháp nghệ thuật tương phản đối lập,
giữa hiện thực với lãng mạn cùng với đó là giọng điệu tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi,
khi bâng khuâng man mác đã khiến cho bài thơ đầy sức hấp dẫn,q uyến rũ người đọc.
Bài thơ “Tây Tiến” không chỉ khắc họa nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắcngười
lính Tây Tiến còn hình tượng đẹp đẽ, cao cả của trung đoàn Tây Tiến với những vẻ
đẹp hào hùng, dũng cảm, hào hoa, bi tráng của các chiến sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh”.
| 1/8

Preview text:

lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521 Tây Tiến -Nguyễn Việt Dũng-
“Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt
Mà như lâu sậy cỏ tâm hồn”
Là câu thơ mà ông phiêu diêu trong bài thơ “Pha Đin” khi nói về tính cách của chính mình.
Một người sống nội tâm, nhẹ nhàng, vừa ảo vừa thực như những đám mây, “một đám mây
xương thịt hư ảo”. Khi nhắc đến Quang Dũng, người ta nhớ đến một nhà thơ đa tài, ông có
nhiều tài năng như vẽ tranh, viết văn, làm thơ và sáng tác nhạc. Thơ Quang Dũng thể hiện một
phong cách phóng khoáng, tài hoa và đây lãng mạn. Trong đó, bài thơ “Tây Tiến” được coi là
một thi phẩm đặc sắc, một thành công độc đáo của hồn thơ Quang Dũng, một bài thơ sống mãi
muôn đời với núi sông. Không chỉ vậy, Tây Tiến còn là một tượng đài bất tử khi nói về những
người lính Tây Tiến vô danh.
Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 (1 năm sau khi tác giả rời đoàn binh Tây Tiến).
Tây Tiến của Quang Dũng viết về binh đoàn Tây Tiến được quy tụ đông đảo mọi tầng lớp
thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Tất cả những con người ấy ra đi vì lí tưởng chung của
dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc mà không hẹn ngày trở về. Quang Dũng
có tài vẽ tranh và viết nhạc nên dường như chất thơ, chất nhạc cũng được gửi gắm vào bài thơ
“Tây Tiến” giống như các cố nhân xưa thường hay nói “Thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh,
có cảnh) và “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc).
Đoạn thơ đầu tiên hiện lên là những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí
hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước. Mở đầu bài thơ với hai câu thơ đầu giống như
khúc nhạc dạo đầu của một bản giao hưởng để đi vào âm hưởng chủ đạo của bài thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Câu thơ đầu hiện lên với hai địa danh rất gần gũi thân quen với người lính Tây Tiến: Sông Mã là
biểu tượng cho thiên nhiên Tây Bắc và đoàn bình Tây Tiến đó chính là hình ảnh của tác giả với
những năm tháng sống cùng đồng đội. Từ “ơi!” khiến cho câu thơ đầu tiên nó giống như một tiếng
gọi của tác giả gọi về kí ức để vơi đi nỗi nhớ, để nỗi nhớ bớt cồn cào hơn. Ngoài ra, câu thơ còn là
một lời xác thực đó là hình ảnh Sông Mã và Tây Tiến bây giờ chỉ còn là hoài niệm, là nỗi nhớ
nhung đầy luyến tiếc. Tiếp đến câu thơ tiếp theo, điệp từ “nhớ” để nhấn mạnh cảm hứng chủ đạo
của bài thơ là nỗi nhớ và đặc điểm của nỗi nhớ ở đây đó là: chơi vơi (một nỗi nhớ vô định, mênh
mang, bồng bềnh trong sương khói) . Đặc biệt từ “ơi” hiệp vần với cụm từ lOMoARcPSD|47206521
“chơi vơi” khiến cho nỗi nhớ được mở ra vô tận. Một nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian.
Thông qua nỗi nhớ, hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc lần lượt hiện về trong bước đường hành
quân của người lính Tây Tiến:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao, Mường Lát là hai địa danh gợi lên sự hoang vu, hiểm trở, xa xôi. Hình ảnh “Sương
lấp” là sương bao trùm, bao phủ, sương như đè nặng con người xuống như muốn chôn vùi con
người trong làn sương và hình ảnh “đoàn quân mỏi” là hình ảnh những người lính hành quân
trên những chặng đường trập trùng đồi núi bị chìm dưới sương mù khiến cho bước đi của người
lính càng trở nên mệt mỏi. Tiếp đến câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” với cụm từ
“hoa về” được hiện lên với nhiều tầng nghĩa. “Hoa về” là hình ảnh thực của các bông hoa rừng
trong những đêm sương. Hay có thể “Hoa về” ở đây là hình ảnh những bó đuốc của người lính,
họ về những bản làng sau chặng đường hảnh quân mệt mỏi vào buổi chiều tối. Và cuối cùng
“Hoa về” ở đây là các người lính Tây Tiến, tác giả coi các người lính là những bông hoa của
đất. Ngoài ra hai câu thơ trên, còn mang đến điều đặc biệt khác cho chúng ta đó là về nhịp thơ.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” câu thơ cơ bản toàn thanh trắc . Nó khiến cho ta cảm nhận
được sự nặng nề, mệt mỏi của người lính Tây Tiến. “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” câu thơ
trải dài ra toàn thanh bằng. Lại cho ta cảm nhận rằng dường như những chặng đường đầy hiểm
nguy, đầy mệt mỏi cũng có đôi lúc người lính Tây Tiến có được “1 phút nghỉ ngơi” để cảm
nhận được những vẻ đẹp của những đêm rừng, bản làng chìm trong hư ảo, bồng bềnh.
Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo được coi là đoạn tuyệt bút khi miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
“Dốc lên khủc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Mở đầu câu thơ hiện lên với rất nhiều từ láy tượng hình “Khúc khuỷu”, “Thăm thẳm” khiến
cho câu thơ hiện lên bước đường hành quân của người lính rất nguy hiểm , gian nan và vất vả.
Đặc biệt là cách kết hợp từ rất lạ làm ta nhớ đến từ “cao chót vót” của Huy Cân trong bài Tràng
Giang đó là “dốc thăm thẳm” thể hiện một con dốc đang đi xuống và rất sâu . Tiếp đến từ láy
tượng hình “Heo hút” diễn tả sự hoang vu của những cồn mây cao vời vợi và hình ảnh nhân
hóa “súng ngửi trời” đó là hình ảnh thực vì sau lưng người lính luôn có khẩu súng và được chĩa
lên trời. Ngoài ra từ “ngửi” cũng cho thấy chất ngang tàng của người lính trẻ , kiêu hãnh trước
những hiểm nguy của thiên nhiên. Hình ảnh miêu tả về sự hiểm trở của hai câu thơ trên làm ta
lại nhớ đến ý thơ trong bài Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn: lOMoARcPSD|47206521
“Hình khe, thế núi gần xa.
Dứt thôi lại nối, thấp đà lại cao.” Đến câu thơ tiếp theo:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Câu thơ bị bẻ đôi khiến cho ta có cảm giác con đường cũng bị bẻ đôi, lên cao chót vót và đổ
xuống đột ngột. Điều đó cho ta thấy sự hiểm nguy trên bước đường hành quân của người lính Tây Tiến. Và câu thơ cuối cùng:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Nếu ba câu thơ trước toàn thanh trắc thì đến câu thơ này thì toàn những thanh bằng, câu thơ
khiến cho ta cảm giác những hiểm nguy của người lính Tây Bắc ở các câu trên đến đây đã được
xóa bỏ hết tâm lý mệt mỏi, nặng nề. Cụm từ “nhà ai” có thể là hình ảnh của ngôi nhà dân nào
đó và nó có thể che lấp bởi làn sương mờ hư ảo nhưng ta cảm nhận rằng nó lại mang đến cho
người lính một cảm giác ấm áp, vui sướng và ngỡ ngàng sau chặng đường hành quân với thiên
nhiên rừng núi đầy hiểm nguy, thử thách. Hình ảnh “mưa xa khơi” khiến cho ta một cảm giác
có một không gian rợn ngợp đang mở ra trước mặt đó là hình ảnh của làn mưa rừng
Qua thiên nhiên Tây Bắc, hình ảnh người lính Tây Tiến, những người đồng đội của mình
cũng lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của tác giả:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”
Mở đầu với cụm từ “Anh bạn” đó chính là những người đồng đội, những người lính trong bình
đoàn Tây Tiến với tác giả. Tiếp theo, cụm từ “dãi dầu” làm ta nhớ đến thành ngữ “dãi dầu nắng
mưa” gợi lên sự vật vả, gian lao của người lính nối tiếp với cụm từ “không bước nữa” cho thấy
được sự mệt mỏi trên chặng đường hành quân. Tiếp đến hình ảnh “gục lên súng mũ” một hình
ảnh rất cảm động của người lính khi anh chết đi vẫn luôn trong tư thế săn sàng chiến đấu đế
bảo vệ tổ quốc “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ngoài ra, cụm từ “không bước nữa” và “bỏ
quên đời” tác giả đã sử biện pháp nghệ thuật nói giảm, nói tránh để sự hi sinh của người lính
nhẹ nhàng đi, một cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hai cầu thơ này làm ta lại nhớ đến ý thơ trong
bài dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân:
“Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.” lOMoARcPSD|47206521
Không chỉ có địa hình thiên nhiên hiểm trở mà trên bước đường hành quân của người lính
còn bị thú dữ tấn công được thể hiện qua hai câu thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Ở đâu xuất hiện hai từ láy toàn phần “chiều chiều” và “đêm đêm” gợi sự liên tục của không
gian và thời gian và những mỗi nguy hiểm luôn rình rập và đe dọa người lính tây tiến. Ngoài
ra, đặc biệt hai câu thơ này gợi đến cho chúng ta những âm thanh hết sức ghê rợn rất đặc tả về
âm thanh của núi rừng hoang vu. Cuối cùng, địa danh Mương Hịch cũng phần nào gợi cho ta
cảm giác xa xôi, nặng nề và man rợn.
Tiếp nối nỗi nhớ hiện lên là cảnh tượng đầm ấm được thể hiện qua hai câu thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Thán từ “ôi” cùng với từ “nhớ” ở đầu câu thơ diễn tả một nỗi nhớ, một nỗi nhớ tha thiết về
những bữa “cơm lên khói” đó là những bữa cơm gần gũi, thân thương của những người đồng
bào miền núi Tây Bắc cùng với những người lính đến từ đồng bằng.Địa danh Mai Châu dù
không biết ở nơi nào nhưng lại gợi cho ta một cảm giác nên thơ, nhẹ nhàng. Đặc biệt, dùng
từ “mùa em” một cách dùng từ rất mới lạ và độc đáo, làm ta nhớ đến ý thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Trong thơ Xuân Quỳnh, dẫu có phương Bắc và phương Nam nhưng vẫn còn có một phương
trong trái tim em đó chính là phương anh. Dù anh ở phương Bắc hay là ở phương Nam thì đối
với em đó vẫn là phương anh. Tương tự trong thơ Quang Dũng cũng vậy, dù mùa xuân, mùa
hạ, mùa thu hay mùa đông thì với những người lính trẻ đó vẫn là mùa em. Dường như tác giả ở
đây không nhớ rõ đó là mùa nào nhưng có lẽ lúc này mùa của thiên nhiên đất trời không còn
quan trọng nữa mà chỉ cần biết đó là mùa của tình quân dân ấm áp, mùa của những bát cơm lên
khói, mùa thơm nếp xôi và trong đó có tình em.
Đoạn thơ thứ hai hiện lên là những kỉ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miên Tây
đầy thơ mộng của Tổ quốc. Mở đầu đó là cảnh đêm liên hoan văn nghệ được thể hiện qua bốn câu thơ: lOMoARcPSD|47206521
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Hình ảnh “đuốc hoa” được hiện lên ngay câu thơ đầu tiên đó là hình ảnh ảnh những bó đuốc được
sáng lên trong đêm lửa trại. Tiếp đến là các từ “bừng”, “kìa” thể hiện một trạng thái cảm xúc hết
sức ngạc nhiên, vui sướng của những người lính Tây Tiến. Cụm từ “kìa em” hiện lên có lẽ là hình
ảnh những cô gái Lào xuất hiện trong đêm lửa trại cùng với những người lính trẻ mang trong mình
một tâm hồn hào hoa của những chàng trai Hà Thành thì khiến cho những người lính này một niềm
háo hức, say mê và ngạc nhiên. Còn những cô gái Lào xuất hiện với vẻ đẹp hết sực dịu dàng, đằm
thắm và có một chút e ấp, e thẹn của một thiếu nữ. Tiếp đến là cụm từ “man điệu” đó chính là khúc
nhạc hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Qua đó đã mang đến cho ta những hình ảnh liên tưởng tuyệt
đẹp đó là những người lính Tây Tiến nắm tay với các cô gái Lào nhảy theo điệu nhạc quanh lửa
trại, họ cùng vui đùa và hát ca hòa cùng với điệu múa Lăm Vông. Cuối cùng đó chính là những
cảm nhận rất riêng của người linh: “nhạc về” xây “hồn thơ” một điệu nhạc ấm cúng, gần gũi nó
khiến cho “hồn thơ” của người lính được thắp sáng lên
Sau cảnh đêm liên hoa văn nghệ thì bốn câu thơ tiếp theo nói về cảnh sông nước Tây Bắc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Hình ảnh “người đi” ở đầu câu thơ đó chính là người lính Tây Tiến. Tiếp đến hình ảnh “chiều
sương ấy” chỉ đến một thời gian rất phiếm chỉ. Bởi vì cụm từ “chiều sương ấy” ta không biết
cụ thể là chiều sương nào chỉ biết đó là chiều sương của những tháng ngày Quang Dũng cùng
với những đồng đội mình hành quân trên những con đường Tây Bắc. Ngoài ra hình ảnh “chiều
sương ấy” còn gợi ra một không gian rất cụ thể. Thứ nhất, đó chính là hình ảnh thức về lớp
sương mù dày đặc của một buổi chiều trong rừng núi Tây Bắc. Thứ hai, đó chính là lớp sương
trong trí nhớ của tác giả đang được lấp dần theo thời gian. Bởi vì, bài thơ này ra đời một năm
sau khi tác giả rời binh đoàn Tây Tiến và nhớ lùi về thời gian đó thì nỗi nhớ ấy càng mờ ảo,
bồng bềnh và thấp thoáng. Ngoài ra từ “ấy” ở câu thứ nhất hiệp vần với từ “thấy” ở câu thứ hai
nó khiến cho nhịp điệu câu thơ như một tiếng gọi nối tiếp nhau. Hình ảnh “Hồn lau” đó chính
là linh hồn của cảnh vật, hồn của thiên nhiên Tây Bắc. Tiếp theo điệp từ “có thấy” – “có nhớ”
khiến cho bốn câu thơ này như tác giả đang tự hỏi chính lòng mình, đang gợi lại trong tâm
tưởng của mình một thời quá vãng không xa về thiên nhiên, về con người Tây Bắc. Cuối cùng lOMoARcPSD|47206521
là cụm từ “đong đưa”. Tác giả không dùng từ “đung đưa” mà dùng từ “đong đưa”. “Đung
đưa” là trạng thái chuyển động của cảnh vật còn đây chính là hình ảnh của mắt người lính
“đong đưa” thể hiện một đôi mắt rất có hồn và có chút đa tình hình như đang nhìn ngắm
“Dáng người trên độc mộc” hình ảnh các cô gái Lào đang ở trên chiếc thuyền và những đôi
mắt đó đã được gửi gắm vào những bông hoa đang trôi trên dòng nước.
Bây giờ ta đến với hình tượng trung tâm của người lính Tây Tiến, đoạn ba hiện lên là chân
dung của người lính Tây Tiến. Mở đầu đó là vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật hết sức quen thuộc đó là tương phản đối lập giữa
hiện thực và lãng mạn. Hiện thực ở đây đó chính là những gian khổ, thiếu thốn, hình ảnh hết
sức tiều tụy của người lính được thể hiện qua cụm từ “không mọc tóc”, “quân xanh” do căn
bệnh sốt rét rừng khiến người lính bị rụng hết tóc và da xanh xao. Điều này làm ta nhớ đến,
ý thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vầng trán đổ mồ hôi”
Tuy nhiên tác giả không muốn người đọc nhấn chìm vào sự bi thương của hiện thực thảm
khốc nên lãng mạn được hiện lên thông qua cụm từ “dữ oai hùm” dù vẻ ngoài tiều tụy, xanh
xao nhưng khí thế chiến đấu của người lính hết sức dũng mãnh, oai phong. Khí thế chiến đấu
làm cho ta lại nhớ đến ý thơ trong bài Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
“Sĩ tốt kén người hùng hổ”
Hay trong bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão:
“Tam quân tì hổ khí khôn ngưu”
Tiếp theo đó là vẻ đẹp lãng mạn của người lính được thể hiện qua hai câu thơ:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Ở đây, tác giả đã nói về vẻ đẹp của tâm hồn người lính Tây Tiến với biện pháp tương phản đối
lập. Đầu tiên là câu “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” thể hiện ý chí chiến đấu của người lính
đối lập với câu “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thể hiện tâm hồn hào hoa, lãng mạn, trẻ
trung của người lính khi nhớ về “kiều thơm” nhớ về những thiếu nữ Hà Thành trẻ trung, xinh
đẹp thời học sinh, sinh viên của các người lính trẻ. lOMoARcPSD|47206521
Chân dung của người lính còn hiện lên qua vẻ đẹp bi tráng của lính qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sống Mã gầm lên khúc độc hành”
Bốn câu thơ trên, tác giả đang nói đến sự hi sinh của người lính.
Đầu tiên tác giả đã sử dụng nhiều từ Hán-Việt như “rải rác”, “biên cương”, “viễn xứ” khiến cho
sự hi sinh của những người lính đầy thiêng liêng và trang nghiêm. Tuy nhiên, câu thơ đầu vẫn
hiện lên hết sức bi thương, từ “rải rác” hiện lên mang nghĩa là nhiều nhưng lại không tập trung.
Nếu như những nấm mồ của những người lính nằm kề nhau thì cho ta cảm giác có phần an ủi vì
những người lính khi “nằm” xuống họ vẫn được nằm cạnh những người đồng đội của mình
nhưng đáng buồn thay những người lính mất đi họ vẫn không nằm cạnh nhau vì những nấm mồ
nằm “rải rác” suốt chặng đường hành quân khiến cho ta một cảm giác cô đơn, lẻ loi và có phần cô quạnh.
Câu thơ thứ hai hiện lên như nâng tâm trạng của người đọc lên qua cụm từ “chẳng tiếc đời
xanh” nó thể hiện khí thế chiến đấu quyết tâm của người lính “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh” và điều này đã khiến cho sự hi sinh, mất mát của người lính được nhẹ nhàng đi, dịu đi.
Tiếp đến là hình ảnh hết sức đau thương “Áo bào thay chiếu” ta có cảm giác dường như một
manh chiếu để quấn thân chôn những người lính Tây Tiến cũng không có mà những người
lính này với trang phục hành quân như thế nào thì khi ngả xuống các anh vẫn giữa nguyên
trang phục đó. Ngoài ra cụm từ “áo bào” cho thấy cách dùng từ khéo léo của tác giả để mĩ lệ
hóa khiến cho cái chết của người lính tránh bi thương và cụm từ “về đất” cũng vậy, tác giả
dùng từ “về đất” thay từ “ra đi” cho thấy sự hi sinh, gục xuống của các anh tại miền biên
cương của tổ quốc nó giống một sự trở về với đất mẹ.
Câu thơ cuối cùng với cụm từ “gầm lên” cho thấy sự thương tiếc của tác giả, của những
người đồng đội, của quê hương, của đất nước dành cho những người lính đã hi sinh trong
chiến đấu bảo vệ tổ quốc một cách xót xa, dữ dội.
Đoạn bốn lời thề và lời hẹn ước được thể hiện qua bốn câu thơ cuối cùng. Mở đầu đó là khí
thế người lính Tây Tiến được thể hiện qua hai câu thơ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi” lOMoARcPSD|47206521
Cụm từ “không hẹn ước” dường như chấp nhận gia nhập đoàn binh Tây Tiến, người lính ý thức
được rất rõ ra đi với nhiệm vụ hết sức lớn lao, gian khổ mà không biết ngày trở về nếu như
chưa đến ngày chiến thắng. Câu thơ “đường lên thăm thẳm một chia phôi” mang cho ta một
cảm giác về sự xa xôi cách trở. Hai câu thơ cuối cùng:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Hình ảnh “mùa xuân ấy” cũng giống như “chiều sương ấy” hiên lên cả không gian cụ thể và
thời gian phiếm chỉ. Câu thơ cuối cùng “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” cho thấy dường
như tâm hồn và tình cảm người lính đã để lại với núi rừng Tây Bắc. Đây có thể coi như
những nốt nhạc cuối cùng lắng lại cảm xúc của một bản nhạc nỗi nhớ mang tên “Tây Tiến”.
Như vậy, qua bài thơ, cho thấy tác giả đã sử dụng rất thành công về nghệ thuật. Đây có thể coi
là thi phâm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật với bút pháp tạo hình đa dạng
đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây
Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Bút pháp nghệ thuật tương phản đối lập,
giữa hiện thực với lãng mạn cùng với đó là giọng điệu tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi,
khi bâng khuâng man mác đã khiến cho bài thơ đầy sức hấp dẫn,q uyến rũ người đọc.
Bài thơ “Tây Tiến” không chỉ khắc họa nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc và người
lính Tây Tiến mà còn là hình tượng đẹp đẽ, cao cả của trung đoàn Tây Tiến với những vẻ
đẹp hào hùng, dũng cảm, hào hoa, bi tráng của các chiến sĩ sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.