Tài liệu tham khảo - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quan điểm Phi Mácxít:-Thuyết thần học:-Xuất hiện thời kỳ cổ đại và xuất hiện phổ biến ở thời kỳ ra đời nhữngnhà nước đầu tiên như Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
.1. Trong khoa học pháp lý, có 2 những quan điểm giải thích sự ra đời của Nhà nước: - Quan điểm Phi Mácxít: Thuyết thần học Thuyết gia trưởng
Thuyết khế ước xã hội Thuyết bạo lực
- Quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê-nin
1.2. Theo từng quan điểm trên, Nhà nước: (i) xuất hiện khi nào?; (ii)
do ai tạo ra?; (ii) ra đời để làm gì? - Quan điểm Phi Mácxít: -Thuyết thần học:
-Xuất hiện thời kỳ cổ đại và xuất hiện phổ biến ở thời kỳ ra đời những
nhà nước đầu tiên như Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà.
-Thuyết này cho rằng Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra. Người làm
vua của một nước là người do Thượng đế lựa chọn, là đại diện hay hiện
thân của các vị thần linh, thay mặt thần để quản lý xã hội và cai trị dân chúng. -Thuyết gia trưởng:
Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình
Nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà
nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức
tự nhiên của xã hội loài người.
-Thuyết khế ước xã hội:
Xuất hiện lần đầu tiên trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV - thế kỉ
thứ III (trước Công nguyên).
Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng được ký kết trước
hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà
nước. Với mục đích được sự bảo toàn cho cuộc sống, tự do và tài sản của họ.
Khi nào Nhà nước không thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của
mình nữa, thì sẽ xóa bỏ bản khế ước đó đi, và lại ký kết bản khế ước
mới thành lập ra một nhà nước mới. -Thuyết bạo lực:
Xuất hiện từ thời chiến tranh như Lưỡng Hà, Hy Lạp, Peru, Colombia…
Nhà nước là sản phẩm của chiến tranh do bên thắng trận lập ra nhằm
duy trù sự thống trị, bóc lột với bên thua trận.
- Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Là sản phẩm của xã hội khi nó vận động và phát triển đến một trình độ
nhất định thì nhà nước ra đời
Trình độ đó được đánh dấu bằng hai dấu hiệu: Có chế độ tư hữu và đã có phân chia giai cấp.
Khi chế độ tư hữu và phân chia giai cấp mất đi thì nhà nước sẽ mất đi
1.3. Hãy đánh giá tính hợp lý, khoa học và tiến bộ của từng quan điểm
về nguồn gốc của Nhà nước? - Quan điểm Phi Mácxít: Không hợp lý: *Thuyết thần học:
Giải thích nguồn gốc nhà nước mang tính duy tâm
Không dựa vào sự vận động và phát triển mang tính tự nhiên của
xã hội, khách quan của xã hội.
Học thuyết này không dân chủ tiến bộ Không hợp lý:
Vì nó không ghi nhận bất kì quyền tự do nào của nhân dân
Nhà nước cai trị xã hội, chứ không phục vụ cho xã hội. *Thuyết gia trưởng: Hợp lý:
Nhà nước xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ an toàn cho
mọi người, vì lợi ích chung.
Biện minh cho sự bất bình đẳng, nô dịch và thống trị con người khi Không hợp lý:
Vì nó không ghi nhận bất kì quyền tự do nào của nhân dân
Nhà nước cai trị xã hội, chứ không phục vụ cho xã hội. Thuyết gia trưởng: Hợp lý:
Nhà nước xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ an toàn cho
mọi người, vì lợi ích chung.
Biện minh cho sự bất bình đẳng, nô dịch và thống trị con người khi
- Nhà nước bắt đầu xuất hiện kể từ hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ
Quan niệm của triết học Mác- Lê nin về nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhà nước và pháp luật không phải là những hiện
tượng vĩnh cữu, bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển
đến một giai đoạn nhất định. Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điêù kiện
khách quan cho sự tồn taị và phát triển của chúng không còn nữa.
Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
– Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ (CSNT) và tổ chức thị tộc – bộ lạc:
Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
+ Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động với nguyên tắc
phân phối bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ. Xã hội không có kẻ
giàu người nghèo, không có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tế bào cơ sở của xã hội là thị tộc. Thị
tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Trong thị tộc có sự phân công
lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các công việc
khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.
+ Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, tuy nhiên đã tồn tại
quyền lực và hệ thống quản lý các thị tộc, nhưng đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức thực
hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ thực sự. Quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi
ích của cả cộng đồng.
2.2. Hãy trình bày cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của hình thái kinh tế
xã hội trước khi Nhà nước xuất hiện? - Cơ sở kinh tế:
Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Sự phân công lao động tự nhiên - Cơ sở xã hội:
Tổ chức xã hội theo thị tộc huyết thống
Quản lí thị tộc theo mẫu hệ, phụ hệ
Quyền lực mang tính xã hội, xuất phát từ dân cư và gắn liền dân cư
2.3. Hãy trình bày về 3 lần phân công lao động xã hội; và nêu rõ: sự
xuất hiện của chế độ tư hữu và phân chia giai cấp ở mỗi lần phân công lao động?
- Có 3 lần phân công lao động xã hội:
Phân công LĐXH lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt Tạo ra tài sản dư thừa
Nảy sinh mầm mống tư hữu Phân hoá giàu nghèo Nô lệ xuất hiện
Phân công LĐXH lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Đa dạng các ngành nghề
Lao động của con người trở nên chuyên môn hoá theo các lĩnh vực khác nhau
Tài sản làm ra ngày càng nhiều
Chế độ tư hữu ngày càng rõ rệt
Phân hoá giai cấp giàu nghèo ngày càng sâu sắc
Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
Phân công LĐXH lần 3: Thương nghiệp ra đời
Có tần lớp mới xuất hiện ( Thương nhân)
Đồng tiền xuất hiện => Phân hoá giàu nghèo sâu sắc
Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
2.4. Hãy vẽ sơ đồ về quá trình ra đời của Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin
Quá trình hình thành nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
– Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ (CSNT) và tổ chức thị tộc – bộ lạc:
Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
+ Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động với nguyên tắc
phân phối bình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ. Xã hội không có kẻ
giàu người nghèo, không có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tế bào cơ sở của xã hội là thị tộc. Thị
tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Trong thị tộc có sự phân công
lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các công việc
khác nhau, chứ chưa mang tính xã hội.
+ Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, tuy nhiên đã tồn tại
quyền lực và hệ thống quản lý các thị tộc, nhưng đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức thực
hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ thực sự. Quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cho lợi
ích của cả cộng đồng.
Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước:
Nguyên nhân: Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm thay đổi
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và dẫn tới sự phân công lao động xã hội.
Sau 03 lần phân công lao động xã hội, đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn
mâu thuẩn và đấu tranh gay gắt với nhau, xã hội này đòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức dập tắt
các xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ cho các xung đột ấy trong vòng “trật tự”. Tổ chức ấy gọi là nhà nước.
=> Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến
một giai đoạn nhất định.
Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
So với tổ chức thị tộc trước đây, nhà nước có hai đặc trưng cơ bản khác biệt với thị tộc:
– Nhà nước tổ chức dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm
điểm xuất phát. Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của tất cả các nhà nước
(thị tộc hình thành và tồn tại trên cơ sở huyết thống)
– Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực này không còn hòa nhập với dân
cư (Quyền lực công cộng trong chế độ CSNT là quyền lực xã hội, do dân cư tự tổ chức ra, không
mang tính chính trị, giai cấp). Quyền lực công cộng đặc biệt sau khi có nhà nước thuộc về giai cấp
thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.
>>> Xem thêm: Phân biệt nhà nước và tổ chức cộng sản nguyên thủy
3. Bản chất của nhà nước
Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển của sự vật đó. Theo quan điểm của CN Mac-Lênin, thì bản
chất nhà nước có 02 thuộc tính:
a) Bản chất giai cấp của nhà nước:
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai
cấp sâu sắc, thể hiện ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén
nhất để thực hịên sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Ảnh minh họa
b) Bản chất xã hội của nhà nước:
Thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề
nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính
chất công cho xã hội như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã hội…..
=> Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp, vừa
mang bản chất xã hội.
4. Chức năng của Nhà nước
Khái niệm: Chức năng của nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Chức năng của Nhà nước xuất phát từ bản
chất của Nhà nước do cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã hội quy định.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, chức năng của Nhà nước bao gồm 02 chứng năng chính sau đây:
a) Chức năng đối nội của nhà nước:
Chức năng đối nội của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là
những chức năng đối nội của các nhà nước.
– Chức năng bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
– Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế
– Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
– Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục.
b) Chức năng đối ngoại của nhà nước:
Chức năng đối ngoại của nhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác.
Để thực hiện 02 chức năng trên, Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động
khác nhau, trong đó có 03 hình thức chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, và
bảo vệ pháp luật và 02 phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. (cần phân biệt giữ chức
năng của Nhà nước và chức năng của cơ quan Nhà nước cụ thể: mỗi cơ quan Nhà nước có chức
năng, nhiệm vụ riêng, tham gia thực hiện chức năng chung của Nhà nước ở những mức độ khác nhau)
=> Nhà nước là một tổ chức đặt biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục
đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.