



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA DU LỊCH
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài: TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT KHÁCH NHẬT ĐẾN VIỆT NAM
Tên học phần: Tâm lý du khách
Mã lớp học phần: DDL0402_03 Khóa: K26
Giảng viên hướng dẫn: Lê Mỹ Trang Nhóm 10: Team Hồng STT TÊN MSSV 1 Huỳnh Ngọc Hoài Niệm 197LH11776 2 Đinh Thị Thúy Huỳnh 207LH31460 3 Nguyễn Duyên Minh Lộc 207LH58891 4 Trần Thanh Vy 207LH67257 5 Huỳnh Hà Gia Trường 207NA01025 6 Nguyễn Hoàng Anh Thư 207LH67194 7 Phạm Nguyễn Cát Đằng 207LH67033 Năm học: 2021-2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
PHẦN MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2. Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3. Đối tượng nghiên cứu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
4. Kết cấu đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN . . . . . . . . . . . 8
1.1. Đất nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2. Con người: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3. Kinh tế - xã hội: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.4. Chính trị:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI NHẬT . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1.1. Tính cách của người Nhật: .. . . .. . .. . . .. . .. . . .. . . .. . . .. . .. . 15
2.1.2. Đặc điểm hành vi của nhóm người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1.3. Đặc điểm trong cuộc sống thường ngày . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1.4. Phong tục tập quán của người Nhật: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.1.5.Trong tập quán sinh hoạt: . .. . . .. . .. . . .. . .. . . . .. . .. . . .. . .. . 16
2.1.6. Khẩu vị ăn uống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.2. Xu hướng đi du lịch của người Nhật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.3. Cách thức phục vụ khách Nhật. . .. . . .. . .. . . .. . .. . . . .. . .. . . .. . . 20
2.4. Hấp dẫn của du lịch đối với người Nhật Bản . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.5. Một số điều cấm kỵ đối với người Nhật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN
ĐẾN VIỆT NAM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.1. Hoàn thiện cơ cấu chính sách đối với thị trường khách du lịch
Nhật Bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch . . . . 24
3.3. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ . . . . . . . . 26
3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.5. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.6. Giáo dục du lịch toàn dân . .. . . .. . .. . . .. . .. . . . .. . .. . . .. . .. . . .. . 29
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
LỜI CẢM ƠN
Nghệ thuật thấu hiểu và khả năng nắm bắt tâm lý du khách là một trong những
kỹ năng quan trọng bậc nhất trong công tác phục vụ, làm hài lòng khách hàng trong
khối ngành dịch vụ, nhất là lĩnh vực Du lịch và Lữ hành. Trong suốt quá trình học tập
bộ môn Tâm lý du khách thông qua hệ thống Microsoft Teams, cô Lê Mỹ Trang đã
tâm huyết giảng dạy, được thể hiện qua các bài giảng được chuẩn bị chu đáo, phương
thức giảng dạy mới mẻ và các chủ đề thảo luận nhóm vô cùng thú vị,..
Để hoàn thành đề tài này, nhóm chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ nhiệt tình vô cùng nhiệt tình từ cô Lê Mỹ Trang. Nhóm chúng em xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến cô trong thời gian qua đã luôn đồng hành, lắng nghe và
giải đáp những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, nhóm
chúng em mong muốn gửi lời cám ơn chân thành đến toàn thể Cán bộ và Giảng viên
Trường Đại học Văn Lang nói chung, các thầy cô Khoa Du lịch nói riêng đã tạo điều
kiện tốt nhất cho chúng em nghiên cứu, học tập và hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Tuy đã cố gắng hết sức tìm kiếm thông tin, hình ảnh, các bài báo,. . nhưng
nhóm không tránh khỏi thiếu sót do nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn còn hạn
chế, thông tin có thể sai sót vì tham khảo từ nhiều nguồn,…Vì vậy, nhóm chúng em
hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài luận của nhóm chúng em
được hoàn thiện hơn. Chúc cô và những người cô yêu thương có nhiều sức khỏe trong
mùa dịch Covid – 19. Hy vọng sẽ được cùng cô đồng hành trong những học phần kế tiếp.
Chúng em chân thành cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Chính phủ và nhân dân ta cũng ngày càng coi trọng ngành du lịch và xác định du lịch
là một ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu. Với xu thế phát triển của mình, ngành du
lịch đã có những đóng góp đáng kể cho GDP. Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam đã và
đang hội nhập cùng thế giới, như gia nhập tổ chức Du lịch Châu Á Thái Bình Dương
và là thành viên thứ 11 trong tổ chức này. Hiện nay Du lịch Việt nam đang quảng bá
sản phẩm du lịch của mình với thị trường du lịch thế giới là: “ Việt nam vẻ đẹp tiềm
ẩn”. Trong đó việc phát triển bền vững và lâu dài luôn được quan tâm và chú trọng.
Du lịch Việt nam tập trung vào thu hút các thị trường khách lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nhật,…
Nhật Bản là một đất nước rộng lớn và phát triển với đời sống của người dân
cao nhất nhì tại Châu Á. Thị trường khách Nhật Bản sẽ luôn là thị trường gửi khách
hàng đầu trên thế giới nên đây cũng là lợi thế cho du lịch nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Mặc dù các đoàn khách Nhật Bản đến với Việt Nam không phải là lớn, do
yêu cầu về chất lượng dịch vụ của họ khá cao nhưng khách Nhật là đối tượng khách
có khả năng chi trả cao nên số lượt khách Nhật đến Việt Nam du lịch càng nhiều sẽ
mang lại nhiều giá trị cho du lịch Việt Nam. Theo các báo cáo từ Tổng cục du lịch,
năm 2019, khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đạt 952 nghìn lượt, tăng 15,2% so
với năm 2018, đây cũng là năm tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua.
Việt Nam là một quốc gia mới phát triển du lịch nên việc tìm kiếm thị trường
khách là rất cần thiết.Từ trước đến nay, có thể nói việc nghiên cứu đặc tính và xu
hướng tiêu dùng của khách Nhật Bản còn là vấn đề khá mới mẻ. Thị tr ờng ư khách du
lịch Nhật Bản được xác định là thị trường đầy tiềm năng và nay đã trở thành thị trường
trọng điểm đối với du lịch Việt Nam. Để thị tr ờ
ư ng khách du lịch Nhật Bản thực sự là thị tr ờng ư
khách du lịch trọng điểm đối với du lịch Việt Nam cần có giải pháp cụ
thể, thiết thực, ổn định và khả thi. Vì lý do đó, nhóm sinh viên quyết định lựa chọn
đề tài: “TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH
NHẬT ĐẾN VIỆT NAM ”
2. Mục đ c
í h nghiên cứu, tìm hiểu đề tài:
Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý khách Nhật Bản. Từ đó đưa ra các giải pháp,
đề xuất góp phần thu hút khách Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách Nhật đến Việt Nam
4. Kết cấu đề tài: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về đất nước Nhật Bản
Chương 2: Đặc điểm tâm lý du khách Nhật Bản
Chương 3: Giải pháp, đề xuất thu hút du khách Nhật Bản đến với Việt Nam KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN 1.1. Đất nước
1.1.1. Tên gọi chính thức
Tên “Nhật Bản” viết theo chữ cái Latinh (Romaji) là Nihon hoặc Nippon (đọc
là “Ni-hôn” hoặc “Níp-pôn”); theo chữ Hán hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa là “Gốc Của
Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “Xứ Mặt Trời Mọc”.
1.1.2. Quốc kỳ, Quốc ca, Biểu tượng quốc gia:
* Quốc kỳ
Khi nhắc đến Quốc kỳ Nhật Bản
ta liền nhớ đến hình ảnh lá cờ trắng với
hình tròn đỏ nằm ở chính giữa, trên
Quốc kỳ của Nhật Bản hình tròn đỏ đạị
diện cho mặt trời còn nền trắng tượng
trưng cho sự thuần khiết và chính trực.
Vào ngày 27/2/1870, Quốc kỳ
Nhật Bản được biết đến với tên gọi
Hnh 1. Quốc Kỳ Nhật Bản
Nisshoki-lá cờ mặt trời. Ngoài ra nó
cũng có một tên gọi khác là Hinomaru-vòng tròn mặt trời. Từ khi Quốc kỳ của Nhật
Bản ra đời đất nước này còn được biết đến với tên gọi “đất nước mặt trời mọc”. * Quốc ca
Quốc ca Nhật Bản à một trong những bài quốc ca ngắn nhất thế giới vì chỉ có
26 ký tự bao gồm cả Kanji. Chính vì thế, Quốc ca Nhật Bản được mệnh danh là Quốc
ca ngắn nhất thế giới.
Quốc ca của Nhật Bản có tên là Kimigayo, có nghĩa là Thời đại của quân chủ.
Tác giả của bản nhạc là Hayashi Hiromori, phần nhạc được viết bởi Franz Ecker, một
giáo viên âm nhạc người Đức. Nội dung của bài hát nhằm tôn vinh Thiên Hoàng và
cầu chúc cho các triều đại Thiên Hoàng tồn tại mãi mãi.
* Biểu tượng quốc gia:
– Fuji – Núi Phú Sĩ Nhật Bản
Mỗi khi nhắc tới đất nước Nhật Bản
người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn
núi Phú Sĩ hùng vĩ quanh năm phủ tuyết trắng
xóa. Đây là ngọn núi linh thiêng và là niềm tự
hào từ bao đời nay của người dân đất nước này.
Hnh 2. Fuji – Núi Phú Sĩ
– Sakura – Hoa anh đào Nhật Bản
Anh đào được xem là quốc hoa của đất
nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ
bởi cho tới khi hoa rơi, sắc hoa vẫn còn tươi
thắm. Người Nhật Bản, nhất là các võ sĩ đạo
đặc biệt yêu thích vẻ tinh khiết, mong manh
của bông hoa anh đào. Cuộc đời bông hoa anh
đào ngắn ngủ, phù du nhưng lại vô cùng thanh
cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm
Hnh 3. Sakura – Hoa Anh Đào
phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt,
bởi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rõ của mình lại chính là cái đẹp cao cả nhất.
– Kimono – quốc phục của Nhật Bản
Kimono ban đầu có nghĩa là quần áo nói
chung, nhưng qua thời gian với nhiều thay đổi, giờ
đây nó đã trở thành tên gọi của trang phục truyền
thống đất nước Nhật Bản. Cội nguồn của trang phục
cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộng từ cách ăn mặc
của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau
đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí
hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng
Hnh 4. Kimono
chính là biểu tượng cho tính cách của người Nhật Bản: học tập và dung hòa những
ưu điểm từ văn hóa bên ngoài và biến chúng trờ thành nét đặc biệt của riêng mình.
– Linh vật truyền thống
Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng
cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản
lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông.
Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ
Koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai
với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe
mạnh và sự nghiệp trương lai sẽ thành danh như
Hnh 5. Cá Chép Koi cá chép hóa rồng.
Bên cạnh đó, với người Nhật, chim
Hạc cũng là một biểu tượng văn hóa đặc sắc.
Nó xuất hiện trong trang phục cưới của người
Nhật và nó biểu tượng cho sự hòa hợp trong
cuộc sống vợ chồng. Nguồn gốc sâu xa của
biểu tượng này chính là từ tập tính của loài
chim này. Hạc là loài vật chung thủy, khi con
trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên
Hnh 6. Chim Hạc
nhau suốt đời không thay đổi.
1.1.3. Vị trí địa lí, diện tích, địa hình:
– Vị trí địa lí: Nhật Bản (日本) Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía
Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Về
mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu,
Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.
– Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km2, đứng thứ 60 trên thế giới và
chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh
có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh
nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.
– Về mặt địa hình, đặc điểm chính của quần đảo Nhật Bản là sự bất ổn địa chất,
núi lửa thường xuyên hoạt động và có nhiều động đất. Đặc điểm nổi bật khác trong
địa hình là quần đảo Nhật Bản được cấu thành hầu như toàn bằng dốc cao, có rất ít bình nguyên.
1.1.4. Khí hậu:
– Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông như Việt Nam. Do địa
hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam nên khí hậu các vùng phân hóa
khá rõ rệt, cụ thể các vùng phía Bắc có nhiệt độ trung bình thấp hơn hẳn các vùng
phía Nam. Mùa Xuân ở Nhật kéo dài từ tháng 3 tới tháng 5, mùa Hạ từ tháng 6 tới
tháng 8, mùa Thu từ tháng 9 tới tháng 11, và mùa Đông từ tháng 12 tới hết tháng 2. 1.2. Con người: 1.2.1. Dân số:
Nhật Bản là một đất nước đông dân, nhưng dân số Nhật Bản phân bố không
đều, phần lớn người dân tập chung ở các thành phố ven biển. Dân số hiện tại của Nhật
Bản là 125.847.410 người vào ngày 07/12/2021 (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp
Quốc). Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,59% dân số thế giới. Nhật Bản đang đứng thứ
11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân
số của Nhật Bản là 345 người/km2. Tới 49% người Nhật sống ở các thành phố lớn
như Tokyo, Osaka, Nagoya và mật độ dân cư ở những nơi này đến 1350 người/km2
trong khi đảo Hokkaido mật độ chỉ 64 người/km2.
Biểu đồ dân số Nhật Bản qua các năm 160000000 140000000 127525174 128542358 124505240 126476461 117816940 120000000 104929251 93673615 100000000 82802084 80000000 60000000 40000000 20000000 0 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 Số dân
Hnh 7. Biểu đồ dân số Nhật Bản qua các năm (1950 – 2020)
Biểu đồ tỷ lệ số dân Nhật Bản theo độ tuổi
Hnh 8. Biểu đồ tỷ lệ số dân Nhật Bản theo độ tuổi
1.2.2. Dân tộc:
+ Dân tộc Yamato (Đại Hòa-大和) từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng
Honshu, Shikoku, Kyushu) và còn được gọi với tên khác là Wajin (和人- Hòa Nhân).
Hầu hết người Nhật Bản hiện đại là con cháu của dân tộc Yamato này.
+ Dân tộc Ainu (アイヌ), là một dân tộc ở Nhật, người bản xứ sống chủ yếu
hòn đảo Hokkaido ngày nay, và các hòn đảo trải dài từ Hokkaido đến Nga. Dân tộc
Ainu từng sinh sống bằng cách săn bắn, có ngôn ngữ, phong tục tập quán, … khác
với người Nhật Hondo (Dân tộc Yamato).
+ Dân tộc Ryukyu (Lưu Cầu-琉球) sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami
thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Và cũng giống như dân tộc Ainu, dân tộc Ryukyu
có ngôn ngữ, phong tục tập quán và những nét văn hóa khác so với dân tộc Yamato. 1.2.3. Tôn giáo:
Tín đồ tôn giáo bao gồm 87 triệu tín đồ Thần đạo (48,1 phần trăm), 84 triệu
Phật tử (46,5 phần trăm), 1,9 triệu Cơ đốc nhân (1,1 phần trăm) và 7,8 triệu tín đồ của
các nhóm tôn giáo khác (4,3 phần trăm). Danh mục các nhóm tôn giáo “khác” và
không đăng ký bao gồm Hồi giáo, Tín ngưỡng Baha’i, Ấn Độ giáo và Do Thái giáo.
Người Ainu bản địa chủ yếu thực hành tín ngưỡng vật linh và chủ yếu cư trú ở phần
phía bắc của Honshu, Hokkaido, và với số lượng ít hơn ở Tokyo. Tôn Giáo 4% 1% 48% 47% Thần Đạo Phật Giáo Thiên Chúa Giáo Tôn Giáo Khác
Hnh 9. Biểu đồ tỷ lệ tôn giáo ở Nhật Bản
1.3. Kinh tế - xã hội:
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên trong khi dân số thì quá đông,
phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến
tranh, nhưng với các chính sách phù hợp kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi
(1945 – 1954), phát triển cao độ (1955 – 1973). Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển
tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế – công nghiệp –
thương mại – tài chính – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng top 3 thế giới.
Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân
hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là đồng yên Nhật. Ký hiệu là (¥)
1.4. Chính trị:
Hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại được hình thành từ sau Thế chiến thứ 2,
chính phủ Nhật Bản là chính phủ Quân chủ lập hiến. Nhà nước và Hoàng gia sẽ do
Thiên Hoàng đứng đầu. Vì theo hiến pháp Nhật Bản, Thiên Hoàng là “biểu tượng của
Quốc gia và sự đoàn kết của dân tộc”. Tuy nhiên Thiên Hoàng sẽ không được can dự
vào các công việc liên quan đến chính trị của đất nước, thậm chí là tình huống khẩn
cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm
nhận và phụ trách. Trong đó quyền lực chính trị sẽ được chia thành ba nhánh: hành
pháp, lập pháp và tư pháp.
1.4.1. Cơ quan lập pháp
– Quốc hội ( Kokkai) là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp
duy nhất của Nhật Bản và bao gồm Hạ viện và Thượng viện.
– Hạ viện (Shugiin): hiện tại gồm có 465 nghị sĩ với nhiệm kỳ của các thành
viên Hạ viện là 4 năm, các ứng cử viên bầu vào Hạ viện phải hơn 25 tuổi trở lên.
– Thượng viện (Sangiin): Thượng viện gồm 242 nghị sĩ với nhiệm kỳ của các
thành viên Thượng viện là 6 năm tuy nhiên cứ 3 năm sẽ có một nữa số thành viên
được bầu lại để duy trì tính liên tục, các ứng cử viên bầu vào Thượng viện phải hơn 30 tuổi.
1.4.2. Cơ quan hành pháp
– Nội các (Naikaku): là cơ quan có quyền hành pháp bao gồm Thủ tướng
(Shusho) đứng đầu và 17 thành viên Bộ trưởng.
1.4.3. Cơ quan tư pháp
Bao gồm Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới như Tòa án Dân sự Tối cao,
các Tòa án Khu vực, Tòa án Gia đình và Tòa án Sơ thẩm.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI NHẬT
2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của người Nhật
2.1.1. Tính cách của người Nhật:
* Đặc điểm chung:
– Người Nhật rất yêu lao động và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động, lao
động là đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách dân tộc của người Nhật.
– Yêu thiên nhiên: Đối với người Nhật, mỗi loại cây và hoa đều có ý nghĩa
tượng trưng. Thông, tre và mận biểu tượng tuổi thọ, sự lâu bền. Hoa cúc nở muộn và
lâu tàn nên thường dùng để mừng thọ và cũng là hoa biểu tượng của hoàng gia. Tre
từ xưa vốn được nhân dân tôn kính, được coi là nơi ở của Thần. Tre và măng được
thờ ở các đền Thần đạo. Đi ngắm hoa, ngắm cảnh thiên nhiên là một phong tục đẹp
của người dân Nhật Bản.
– Tính cách dân tộc Nhật được thể hiện ở sự thông minh, cần cù, khôn ngoan.
Bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân.
– Tâm tính của người Nhật còn được thể hiện qua lối sống truyền thống của
cư dân. Uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ, được gọi là “trà đạo”. Cùng với
trà đạo, uống rượu sakê cũng là một phong tục truyền thống của người Nhật, đòi hỏi
những nghi lễ riêng. Bên cạnh đó người Nhật còn có óc thẩm mỹ rất phát triển, điều
này được thể hiện rõ qua kiến trúc nhà và vườn.
2.1.2. Đặc điểm hành vi của nhóm người
Người Nhật có tính kỷ luật cao. Trong quan hệ giữa các cá nhân của người
Nhật, tính kỷ luật biểu hiện như là sự mong muốn đạt tới tính điều chỉnh. Đặc điểm
này của họ đòi hỏi phải nghiêm chỉnh tuân theo một trật tự đã được qui định. Bên
cạnh tính kỷ luật, người Nhật còn trung thành với nhân vật có uy quyền, chu toàn bổn
phận với nhóm. Ngay từ nhỏ, người Nhật đã có thói quen đặt “cái tôi” của mình dưới lợi ích của nhóm.
2.1.3. Đặc điểm trong cuộc sống thường ngày
Lịch sự, chu đáo, nhẫn nại, tằn tiện, ham học hỏi đó là tính cách trong cuộc
sống thường ngày của người Nhật. Có thể nói, lịch sự là một trong những chuẩn tắc
quan trọng nhất của cuộc sống thường ngày trong tính cách dân tộc của người Nhật.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ, hành vi nào của người Nhật, kể cả sự thúc giục, cũng đều mang
dấu ấn lịch sự. Trước khi cầm một vật gì đó lên tay, người Nhật sẽ xin lỗi và xin phép
chủ nhân. Ăn nói lịch sự là thuộc tính bất di bất dịch của sự giao tiếp ở Nhật Bản.
Nhiều người lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản đều ngạc nhiên trước sự sắp xếp nhà
cửa, cách ăn mặc và sự bài trí trong phòng. Tất cả đều mang dấu ấn nghiêm túc và
trật tự. Khắp nơi đều sạch sẽ lạ thường.
2.1.4. Phong tục tập quán của người Nhật:
Người Nhật có bản tính yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển cao.
Người Nhật yêu thích những gì thuộc về truyền thống, trung thành với truyền thống.
Thích những gì cụ thể, có hình khối rõ ràng. Người Nhật có tính kỷ luật cao. Trung
thành với những nhân vật có uy quyền, chu toàn bổ phận với nhóm .
2.1.5.Trong tập quán sinh hoạt:
Người Nhật thích ở trong những ngôi nhà hay căn phòng có bồn tắm, bởi vì
người Nhật có cách tắm khác với các nước khác. Họ ngâm mình vào trong bồn tắm
có nước ấm khoảng 5-10 phút sau đó mới ra khỏi bồn tắm để kỳ cọ rồi dùng vòi hoa
sen hoặc lại vào bồn tắm. Điều này cho thấy nếu không có bồn tắm chắc chắn khách
du lịch Nhật sẽ chọn phòng có bồn tắm.
2.1.6. Khẩu vị ăn uống
Trong cách nấu nướng truyền thống của Nhật Bản, thức ăn tươi có vai trò rất
quan trọng. Nếu được mời tới nhà ăn một bữa tối điển hình của Nhật Bản, vị khách
ấy sẽ được mời ăn cơm và có thể thêm món súp nấu bằng bột đậu tương (miso), món
dưa góp, cùng với cá hoặc thịt. Các loại gia vị thường dùng gồm tương (shoyu), củ
cải ngựa xanh (wasabi) và rong biển sấy khô (nori). Ngoài gạo là lương thực chính,
cá cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của người Nhật. Shasimi -
món cá tươi cắt lát, sushi - cơm trộn dấm với những khoanh cá tươi đều là những món
ăn Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Thịt vốn không phải là một thực phẩm truyền
thống đối với người Nhật nhưng trong thế kỷ vừa qua, người ta đã phát triển những
món ăn mới và ngon lành có dùng thịt gà, thịt lợn và thịt bò. Thịt gà nướng xiên
(yakitori) là một món ăn được ưa chuộng cùng với món sukiyaki gồm thịt bò nấu với
rau và đậu phụ (tofu) trong một cái xoong. Người Nhật cũng thích ăn mì, món Oden,
bánh Okonomiyaki (gần giống bánh xèo), món Takoyaki (bánh viên bột và mực ma).
Thanh niên Nhật ngày nay đặc biệt thích đồ ăn nhanh. Còn bữa ăn gia đình
hay bữa ăn nhẹ đã có thêm các món hàng ngày như trứng ốp-lết, mì sợi, xúc xích
nóng, khoai tây rán, sữa chua, sôcôla, kem, bánh ngọt và hàng loạt đồ ăn có nguồn gốc nước ngoài khác.
Ngoài các món ăn, người Nhật rất thích uống trà. Trà là thức uống phổ biến
của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là châu Á. Việc pha trà, thưởng thức trà đã
được người Nhật xây dựng và phát triển thành nghệ thuật đặc sắc. Trà đạo được coi
là nét đẹp trong truyền thống văn hoá Nhật Bản. Người Nhật có hai hình thức uống
trà, đó là: uống trà thông thường (ocha) và uống trà nghệ thuật “Cha-lo”. Trà xanh
(ocha) là đồ uống được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản bởi người Nhật quan niệm trà vừa
là giải trí vừa là chữa bệnh và thắt chặt tình đoàn kết. Người ta uống trà sau bữa ăn
hoặc bất cứ khi nào gặp nhau. Trà khi uống phải nóng bỏng và thường uống vào lúc
10 giờ và 15 giờ trong ngày. Còn nghi lễ “Chado” - nghi lễ uống trà thì người tham
gia phải có vốn tri thức thơ ca, hội hoạ, văn học, kiến thức rộng, nhã nhặn. (Người
tham gia uống trà phải có những nét tương đồng là đối tác của nhau). Nhật Bản hiện
có khoảng mười phái trà đạo khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là ba phái Urasenke,
Musanokoehi và Omotesanke. Ngày nay, trà đạo trở thành tài sản quốc gia quan trọng
của nước Nhật. Những đồ uống thông thường khác là trà đen (kocha), rượu gạo (sake),
rượu nấu bằng mạch nha với các loại hạt khác (shochu) hoặc từ các loại quả như mận
cũng được người Nhật ưa thích.
2.2. Xu hướng đi du lịch của người Nhật
– Thời gian đi du lịch: Nếu như trước đây khách du lịch Nhật tập trung đi vào
kỳ nghỉ năm mới và lễ giáng sinh, thì cho đến nay số lượng khách Nhật đi du lịch đã
giảm xuống và dần dần hình thành một xu hướng đi du lịch nước ngoài lan rộng ra
trong 12 tháng. Tức là người Nhật di du lịch vào kỳ nghỉ năm mới 25/12 đến 7/1; kỳ
nghỉ xuân của sinh viên vào cuối tháng 3 đầu tháng 4; tuần lễ vàng cuối tháng 4 đầu
tháng 5 và cuối tháng 7 đầu tháng 8 vì thời gian này học sinh Nhật nghỉ hè.
– Mục đích của chuyến đi: Chuyến đi được xếp theo thứ tự ưu tiên là đi du
lịch thuần tuý, du lịch kết hợp kinh doanh, thăm thân nhân, du lịch kết hợp nghiên
cứu thị trường,... trong đó mục đích đi du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi chiếm tỉ lệ cao.
Ngoài ra, mục đích du lịch gắn với việc đi dự thảo hội nghị và tham gia các khoá học
ở nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng đang tăng dần trong mấy năm gần đây.
– Độ dài trung bình của chuyến đi: Thời gian đi du lịch ra nước ngoài của
người Nhật thường kéo dài từ 7-9 ngày. Tuy nhiên tuỳ từng đặc điểm của điểm du
lịch mà độ dài của Tour có thể kéo dài hay thu hẹp lại. Tất cả hoàn toàn tuỳ thuộc vào
sức hấp dẫn của các điểm du lịch và trình độ hiểu biết của người Nhật đối với địa điểm đó.
– Điểm du lịch mà khách du lịch Nhật ưa thích: là những nơi có ánh nắng
mặt trời chan hoà, cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn, nước biển xanh trong, cát trắng,. .
Những nơi có nhiều di tích lịch sử, giàu bản sắc văn hoá. Khách du lịch Nhật chọn
giải trí ở nhiều công viên, các môn thể thao quí tộc như tennis, golf. Trong các yếu tố
trên thì Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những hoạt động được du khách Nhật Bản thích
tham gia nhất khi đi du lịch nước ngoài (xếp theo thứ tự) là: 1. Ngắm cảnh thành phố 6. Quay phim chụp ảnh 2. Mua sắm 7. Tắm biển 3. Ăn tiệm
8. Thăm các công viên chủ đề
4. Tham quan có hướng dẫn 9. Bội lội
5. Thăm các địa danh đẹp 10. Thăm các gallery
– Đặc điểm một số thị trường khách tiêu biểu:
* Giới học sinh, sinh viên: Thường đi theo đoàn và kinh phí do Nhà nước cấp, nhu
cầu tương đối đơn giản, thường coi trọng tính kinh tế của dịch vụ cung cấp, ưa thích
đồ ăn châu Âu, fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm, tìm hiểu văn hóa.
* Giới nữ trẻ thường có độ tuổi trung bình từ 20 – 30: Giới nữ ở độ tuổi này chưa
lập gia đình có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng
cũng rất quan tâm đến kinh tế của dịch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang,
trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương.
* Các hộ gia đình: Họ thường quan tâm đến thực đơn riêng của trẻ em, ưa thích các
hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao, thích ở phòng rộng, khách
sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ.
* Nhóm người cao tuổi: Thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi nghỉ hưu, có
mức tiêu dùng khá cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu lịch
sử, văn hóa và tự nhiên của điểm du lịch.
* Khách thương gia: Đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với
mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít, thích chơi golf, hứng thú tìm hiểu
cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.
* Khách du lịch ba lô: Mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức, rất
quan tâm đến yếu tố giá cả song là những du khách có khả năng phát tán thông tin
nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm du lịch. 19
2.3. Cách thức phục vụ khách Nhật
Khách du lịch Nhật Bản rất khó tính và đòi hỏi cao trong phục vụ. Tuy nhiên
khách du lịch Nhật họ lại quen với cách phục vụ đảm bảo 4 chữ C và 1 chữ S đó là: – Tiện nghi (Comfort).
– Thuận tiện (Convenience). – Sạch sẽ (Cleanlines). – Lịch sự (Courtesty). – An toàn (Safety).
4C và 1S thể hiện ở mức độ nào phụ thuộc vào khả năng biến chúng trở thành
những đặc tính có trong sản phẩm và dịch vụ của mỗi nhà cung cấp. Đây là năm yếu
tố mà khách du lịch quan tâm hàng đầu.
Khi tới một khách sạn Nhật Bản, du khách sẽ thấy một phụ nữ phục vụ sẽ chào
đón bằng động tác cúi chào kiểu Nhật và một nụ cười tươi trên môi. Cô ta sẽ xách túi
và chỉ cách đến phòng một cách nhanh nhất. Nước chè được sắp sẵn ở đó và cả đồ
Yukata - đồ mặc trước và sau khi tắm phù hợp với khách. Trong phòng tắm có sẵn
bàn chải, kem đánh răng, dao cạo râu và các mỹ phẩm khác bên bồn tắm, dầu gội,
dầu xả cùng với các khăn tắm các kích cỡ. Tủ lạnh thì đầy bia, nước ngọt và nhiều
loại rượu mạnh cùng với các đồ nhắm và kẹo, két an toàn sẽ được gắn trong chiếc tủ.
Các dịch vụ này đảm bảo khi khách hàng đến khách sạn không cần phải mang theo một thứ gì.
Theo tập quán của người Nhật thì đúng giờ đôi lúc tạo cho họ tính hay sốt ruột.
Khách du lịch Nhật gọi phục vụ ngay sau khi ngồi vào bàn. Phục vụ nhanh đôi lúc có
nghĩa là mến khách. Bên cạnh yêu cầu phục vụ nhanh người Nhật có tính hay tò mò,
tìm hiểu, nên khi đi du lịch, thay vì ngồi trong phòng cả ngày khách du lịch Nhật có
xu hướng ra ngoài để xem, ăn thử, mua thử, giải trí. 20