Tập làm văn lớp 4: Tả một loại cây ăn quả mà em thíchTiếng việt 4 Chân trời sáng tạo
TOP 152 bài văn Tả một loại cây ăn quả mà em thích SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thiện bài văn tả cây cối có trong cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.
Chủ đề: Thế giới quanh ta (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tả một loại cây ăn quả mà em thích
Tả cây bơ...................................................................................................................................6
Tả cây nho.................................................................................................................................6
Tả cây nho - Mẫu 1............................................................................................................6
Tả cây nho - Mẫu 2............................................................................................................7
Tả cây nho - Mẫu 3............................................................................................................8
Tả cây nho - Mẫu 4............................................................................................................9
Tả cây nho - Mẫu 5..........................................................................................................10
Tả cây nho - Mẫu 6..........................................................................................................10
Tả cây nho - Mẫu 7..........................................................................................................11
Tả cây khế...............................................................................................................................13
Dàn ý tả cây khế...............................................................................................................13
Tả cây khế - Mẫu 1..........................................................................................................14
Tả cây khế - Mẫu 2..........................................................................................................15
Tả cây khế - Mẫu 3..........................................................................................................16
Tả cây khế - Mẫu 4..........................................................................................................17
Tả cây khế - Mẫu 5..........................................................................................................17
Tả cây khế - Mẫu 6..........................................................................................................19
Tả cây khế - Mẫu 7..........................................................................................................19
Tả cây khế - Mẫu 8..........................................................................................................20
Tả cây khế - Mẫu 9..........................................................................................................21
Tả cây khế - Mẫu 10........................................................................................................22
Tả cây khế - Mẫu 11........................................................................................................23
Tả cây khế - Mẫu 12........................................................................................................24
Tả cây khế - Mẫu 13........................................................................................................25
Tả cây chuối............................................................................................................................26
Dàn ý bài văn tả về cây chuối..........................................................................................26
Tả cây chuối - Mẫu 1.......................................................................................................28
Tả cây chuối - Mẫu 2.......................................................................................................29
Tả cây chuối - Mẫu 3.......................................................................................................30
Tả cây chuối - Mẫu 4.......................................................................................................31
Tả cây chuối - Mẫu 5.......................................................................................................33
Tả cây chuối - Mẫu 6.......................................................................................................34
Tả cây chuối - Mẫu 7.......................................................................................................35
Tả cây chuối - Mẫu 8.......................................................................................................36
Tả cây chuối - Mẫu 9.......................................................................................................37
Tả cây chuối - Mẫu 10.....................................................................................................38
Tả cây chuối - Mẫu 11.....................................................................................................39
Tả cây chuối - Mẫu 12.....................................................................................................40
Tả cây chuối - Mẫu 13.....................................................................................................41
Tả cây sầu riêng......................................................................................................................42
Tả cây sầu riêng - Mẫu 1..................................................................................................42
Tả cây sầu riêng - Mẫu 2..................................................................................................43
Tả cây sầu riêng - Mẫu 3..................................................................................................44
Tả cây sầu riêng - Mẫu 4..................................................................................................45
Tả cây sầu riêng - Mẫu 5..................................................................................................46
Tả cây sầu riêng - Mẫu 6..................................................................................................47
Tả cây sầu riêng - Mẫu 7..................................................................................................48
Tả cây sầu riêng - Mẫu 8..................................................................................................49
Tả cây sầu riêng - Mẫu 9..................................................................................................50
Tả cây sầu riêng - Mẫu 10................................................................................................50
Tả cây sầu riêng - Mẫu 11................................................................................................51
Tả cây sầu riêng - Mẫu 12................................................................................................52
Tả cây sầu riêng - Mẫu 13................................................................................................53
Tả cây sầu riêng - Mẫu 14................................................................................................55
Tả cây sầu riêng - Mẫu 15................................................................................................56
Tả cây sầu riêng - Mẫu 16................................................................................................56
Tả cây đu đủ............................................................................................................................58
Dàn ý chi tiết....................................................................................................................58
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 1..........................................................................................59
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 2..........................................................................................60
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 3..........................................................................................62
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 4..........................................................................................63
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 5..........................................................................................64
Tả cây vú sữa..........................................................................................................................65
Tả cây vú sữa - Mẫu 1......................................................................................................66
Tả cây vú sữa - Mẫu 2......................................................................................................66
Tả cây vú sữa - Mẫu 3......................................................................................................67
Tả cây vú sữa - Mẫu 4......................................................................................................68
Tả cây vú sữa - Mẫu 5......................................................................................................69
Tả cây vú sữa - Mẫu 6......................................................................................................70
Tả cây táo................................................................................................................................71
Dàn ý tả cây táo................................................................................................................71
Tả cây táo - Mẫu 1...........................................................................................................71
Tả cây táo - Mẫu 2...........................................................................................................73
Tả cây táo - Mẫu 3...........................................................................................................74
Tả cây táo - Mẫu 4...........................................................................................................75
Tả cây táo - Mẫu 5...........................................................................................................76
Tả cây táo - Mẫu 6...........................................................................................................77
Tả cây na ................................................................................................................................79
Dàn ý tả cây na ................................................................................................................79
Tả cây na - Mẫu 1............................................................................................................80
Tả cây na - Mẫu 2............................................................................................................81
Tả cây na - Mẫu 3............................................................................................................82
Tả cây bưởi.............................................................................................................................84
Dàn ý tả cây bưởi ............................................................................................................84
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 1......................................................................................85
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 2......................................................................................86
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 3......................................................................................87
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 4......................................................................................89
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 5......................................................................................90
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 6......................................................................................91
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 7......................................................................................92
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 8......................................................................................93
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 9......................................................................................94
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 10....................................................................................96
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 11....................................................................................97
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 12....................................................................................98
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 13..................................................................................100
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 14..................................................................................101
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 15..................................................................................102
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 16..................................................................................103
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 17..................................................................................104
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 18..................................................................................105
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 19..................................................................................107
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 20..................................................................................108
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 21..................................................................................109
Tả cây dừa.............................................................................................................................110
Dàn ý tả cây dừa ...........................................................................................................110
Tả cây dừa - Mẫu 1........................................................................................................111
Tả cây dừa - Mẫu 2........................................................................................................112
Tả cây dừa - Mẫu 3........................................................................................................113
Tả cây dừa - Mẫu 4........................................................................................................114
Tả cây dừa - Mẫu 5........................................................................................................115
Tả cây dừa - Mẫu 6........................................................................................................116
Tả cây dừa - Mẫu 7........................................................................................................117
Tả cây cam............................................................................................................................119
Dàn ý tả cây cam ...........................................................................................................119
Tả cây cam - Mẫu 1.......................................................................................................121
Tả cây cam - Mẫu 2.......................................................................................................122
Tả cây cam - Mẫu 3.......................................................................................................123
Tả cây cam - Mẫu 4.......................................................................................................124
Tả cây cam - Mẫu 5.......................................................................................................125
Tả cây cam - Mẫu 6.......................................................................................................126
Tả cây cam - Mẫu 7.......................................................................................................127
Tả cây vải thiều ....................................................................................................................129
Tả cây vải thiều - Mẫu 1................................................................................................129
Tả cây vải thiều - Mẫu 2................................................................................................130
Tả cây vải thiều - Mẫu 3................................................................................................131
Tả cây vải thiều - Mẫu 4................................................................................................132
Tả cây ổi................................................................................................................................134
Dàn ý tả cây ổi...............................................................................................................134
Tả cây ổi - Mẫu 1...........................................................................................................136
Tả cây ổi - Mẫu 2...........................................................................................................137
Tả cây ổi - Mẫu 3...........................................................................................................137
Tả cây ổi - Mẫu 4...........................................................................................................138
Tả cây sầu riêng ...................................................................................................................140
Tả cây sầu riêng - Mẫu 1................................................................................................140
Tả cây sầu riêng - Mẫu 2................................................................................................140
Tả cây sầu riêng - Mẫu 3................................................................................................141
Tả cây sầu riêng - Mẫu 4................................................................................................143
Tả cây sầu riêng - Mẫu 5................................................................................................143
Tả cây sầu riêng - Mẫu 6................................................................................................144
Tả cây sầu riêng - Mẫu 7................................................................................................145
Tả cây sầu riêng - Mẫu 8................................................................................................146
Tả cây sầu riêng - Mẫu 9................................................................................................147
Tả cây sầu riêng - Mẫu 10..............................................................................................147
Tả cây sầu riêng - Mẫu 11..............................................................................................148
Tả cây sầu riêng - Mẫu 12..............................................................................................150
Tả cây sầu riêng - Mẫu 13..............................................................................................151
Tả cây sầu riêng - Mẫu 14..............................................................................................152
Tả cây quýt (quất) ................................................................................................................154
Dàn ý tả cây quýt...........................................................................................................154
Tả cây quýt - Mẫu 1.......................................................................................................154
Tả cây quýt - Mẫu 2.......................................................................................................155
Tả cây quýt - Mẫu 3.......................................................................................................157
Tả cây quýt - Mẫu 4.......................................................................................................158
Tả cây mít.............................................................................................................................160
Dàn ý tả cây mít ............................................................................................................160
Tả cây mít - Mẫu 1.........................................................................................................161
Tả cây mít - Mẫu 2.........................................................................................................162
Tả cây mít - Mẫu 3.........................................................................................................163
Tả cây mít - Mẫu 4.........................................................................................................164
Tả cây mít - Mẫu 5.........................................................................................................165
Tả cây mít - Mẫu 6.........................................................................................................166
Tả cây nhãn ..........................................................................................................................169
Dàn ý tả cây nhãn...........................................................................................................169
Tả cây nhãn - Mẫu 1......................................................................................................170
Tả cây nhãn - Mẫu 2......................................................................................................170
Tả cây nhãn - Mẫu 3......................................................................................................172
Tả cây nhãn - Mẫu 4......................................................................................................173
Tả cây nhãn - Mẫu 5......................................................................................................174
Tả cây nhãn - Mẫu 6......................................................................................................175
Tả cây nhãn - Mẫu 7......................................................................................................175
Tả cây nhãn - Mẫu 8......................................................................................................177
Tả cây nhãn - Mẫu 9......................................................................................................177
Tả cây nhãn - Mẫu 10....................................................................................................178
Tả cây nhãn - Mẫu 11....................................................................................................179
Tả cây nhãn - Mẫu 12....................................................................................................180
Tả cây nhãn - Mẫu 13....................................................................................................181
Tả cây dứa.............................................................................................................................182
Tả cây thanh long..................................................................................................................183 Tả cây bơ
Cuối tuần vừa rồi, khi sang nhà bạn chơi, em đã được tận mắt chiêm ngưỡng một
cây bơ sáp ngoài đời thực.
Cây bơ sáp ấy đã hơn bốn năm tuổi. Cây cao lớn, phải hơn 5m. Thân cây to như
bắp chân người lớn, cứng cáp với lớp áo khoác màu nâu xám. Thân cây mọc thẳng
đứng như tre, càng lên ngọn càng nhỏ dần. Tán cây bơ không quá rộng, bởi các
cành thường dài khoảng 1m hơn. Số lượng cành chính mọc từ thân cây cũng không
nhiều, lại cách nhau khá rộng, thành ra nhìn tán cây bơ nhà bạn cứ như là những
bậc thang xoay vòng quanh thân cây, dẫn thẳng lên trời. Lá bơ có hình dáng như lá
nhãn, nhưng lớn hơn một chút. Chiếc lá nào cũng có màu xanh sẫm, mọc rất dày
quanh các cành. Điều đó khiến những quả bơ khi còn bé, cuống vẫn ngắn rất khó bị
phát hiện. Tuy nhiên, theo thời gian trái bơ lớn dần lên thì cuống quả cũng dài ra,
giúp các trái bơ được treo ra khỏi vòm lá, như những chiếc đèn lồng xanh. Quả bơ
sáp to như bàn tay, khá tròn. Cơm bên trong có màu vàng xanh, ăn dẻo bùi, thơm
ngọt. Phải khéo lắm thì mới phát hiện đúng quả đã chín để hái xuống, vì nhìn từ
dưới lên, các quả bơ đều có sắc xanh như nhau.
Em thích cây bơ nhà bạn lắm. Nên đã hẹn được cùng bạn ra thăm cây bơ thêm nhiều lần nữa. Tả cây nho Tả cây nho - Mẫu 1
Ai đã một lần được đến với Ninh Thuận quê mình, chắc hẳn sẽ không khỏi trầm trồ
trước những vườn nho trĩu quả và xanh ngát. Nho được xem như một đặc sản ở
quê mình đấy các bạn ạ. Mình sẽ giới thiệu về loài cây này đến với các bạn nhé.
Nho có mình dây, vươn dài tầm vài chục mét, thân gỗ to gần bằng nhánh củi được
trồng thành từng giàn thẳng đều. Thân cây có màu nâu đen, khá mịn. Lá nho mang
màu xanh đậm, khi úa lá vàng tự nhiên. Mỗi chiếc lá to bằng bàn tay người lớn,
viền lá hình răng cưa, uốn lượn tự nhiên. Quả nho không mọc riêng rẽ mà mọc
thành từng chùm, quấn quýt lấy nhau không rời. Quả có hình tròn, nhỏ, màu sắc
tím, đỏ hoặc xanh tùy từng loại. Mỗi chùm nho khoảng vài trăm quả, quả nào quả
nấy tươi ngon, mọng nước, từng chùm lủng lẳng trên giàn như thách thức sự thèm khát của con người.
Nho không chỉ đẹp mà nó còn mang lại giá trị kinh tế cao. Nó cũng là loại quả rất
tốt và giàu chất dinh dưỡng. Nho có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc sấy khô. Sử
dụng nước ép để làm rượu cũng là một ý tưởng rất sáng tạo và thú vị. Nho còn
dùng để làm quà biếu trong mỗi dịp nhà có cô bác ở xa về. Nho trở thành một
người bạn thân thiết của người dân quê mình, nó trở thành một món quà mang dấu
ấn miền quê nghèo Ninh Thuận. Bởi vậy, mình rất tự hào mỗi khi nhắc đến loại trái
cây nhỏ bé mà vô cùng ý nghĩa này. Tả cây nho - Mẫu 2
Khoảng sân nhà nhỏ trước nhà ngoại em được che rợp mát bởi một giàn nho trĩu
quả. Đây là giàn nho thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người mỗi dịp đi qua nhà ngoại.
Cây nho khá nhỏ, thân cây màu nâu sẫm vươn lên theo từng dải dài, mỗi cây tầm
vài ba chục mét. Lá nho khá giống với lá mướp, nhưng nhỏ hơn và xanh hơn. Lá
có răng cưa và gân nổi, trên thân mọc nhiều tua cuốn màu xanh nhạt, nằm phía đối
diện với lá giúp cố định ngọn cây trên giàn. Hoa nho rất nhỏ và có màu trắng ngần,
hương đưa thoang thoảng. Quả nho có màu tím, da trơn bóng và mọng nước.
Ngoài ra, trên da nho có phủ lớp phấn tự nhiên rất đẹp, quả có hình tròn, đầy đặn,
to hơn ngón tay cái. Quả nho mọc thành chùm, mỗi trùm lên đến vài chục quả. Vị
nho thanh mát, dễ chịu và ngon tuyệt.
Mỗi khi rảnh rỗi, em lại ghé nhà bác chơi để ngắm nhìn vườn nho nhỏ. Tiếng chim
hót râm ran trên cành cùng vẻ đẹp của những chùm nho kiều diễm khiến em cảm
thấy thật yên bình và dễ chịu. Tả cây nho - Mẫu 3
Trong các loại cây ăn quả thì em thích nhất là nho. Và em may mắn được có dịp
sang nhà bạn Hương quê ở Ninh Thuận và cũng đã tận mắt nhìn thấy được cây nho
em cũng thật là vui mừng khôn xiết. Bởi thông thường những cây nho em chỉ được
xem tivi và vì sống trên thành phố việc để có đất trồng cây cũng rất khó khăn.
Vườn nhà nhà bạn Hương ở quê có một giàn nho cũng thật là sai quả biết bao
nhiêu. Chùm nào cũng rất to và cũng rất nhiều quả nữa. Em cũng như đã thấy được
rằng, có những giàn nho đều tăm tắp, hàng nghìn chùm nho mọng nước treo lủng
lẳng. Và em như thấy được rằng, chính cây nho có thể to bằng ngón chân cái, bằng
cổ tay người lớn, màu nâu đen nữa. Mỗi loại nho lại cho hương vị khác nhau có
quả thì đậm đà có loại nho thì ăn ngọt đến ké cổ. Và nho cũng rất được nhiều
người ưa chuộng bởi nó còn cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể con người.
Em dường như cũng đã thấy được rằng, chính cây nho có thể dài tới ba, bốn chục
mét. Thêm một đặc điểm nữa đó chính là phần lá nho to hơn bàn tay xòe, có từ ba
đến năm chục mũi răng. Và những chiếc mũi đó nó lại như cũng thật nhọn giống
với chiếc quạt lụa màu xanh. Quả nho cũng có hình trứng có quả lại còn dài nữa nó
như thật nho nhỏ tròn, bên trong chứa nhiều nước. Đặc biệt hơn đó chính là những
trái nho mà khi chín vỏ có màu đỏ, màu tím, màu trắng sữa, được phủ một lớp bột
sáp nhìn cũng thật là hấp dẫn biết bao nhiêu. Nếu tinh ý thì sẽ biết được rằng đâu là
quả nho tươi, nhiều nước, hạt nhỏ, thơm giòn, vị ngọt. Thực tế lại có loại quả nho to bằng quả cà pháo.
Nho hiện nay cũng như được dùng để ăn tươi, để làm rượu nho. Nho đồng thời
cũng như đã được trồng nhiều ở Ninh Thuận và đó cũng chính là quê của bạn Hương em. Tả cây nho - Mẫu 4
Trong vườn nhà em bố em trồng rất nhiều cây ăn quả như cam, táo, xoài,… nhưng
chỉ có duy nhất một cây thân dây leo đó chính là cây nho. Em cũng rất yêu quý cây nho nữa.
Nho được biết đến cũng chính là một loại quả mọng lấy từ các loài cây thân leo
thuộc chi nho.Và em cũng đã quan sát được trong vườn nho nhà em thì quả nho
mọc thành chùm nhìn cũng thật thích mắt có chùm hơn 100 quả, nhưng bố em nói
thực tế có rất nhiều vườn nho còn có chùm lên đến 300 quả nữa. Em thật bất ngờ
khi bố nói với em như vậy nhưng sự thật quả là như vậy đó. Những quả nho nhà
em trồng thì chúng có màu đo đỏ khi chín còn xanh thì cũng có màu xanh thôi.
Khi quả nho chín thì quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô.
Đặc biệt trong những đợt năm mới xuân về có rất nhiều người đến hỏi mua nho về
để sấy làm nho khô. Những quả nho khô thật dễ ăn, có hương vị thơm ngon để ăn
trong ngày Tết khi có khách thì còn gì tuyệt vời hơn chứa. Thế rồi nho cũng như đã
được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, mật nho,…
Tuy nhiên, bố em cũng đã nói với em rằng các loài nho dại lại bị coi là một loại cỏ
dại gây nhiều phiền toái cho con người. Lý do chúng che phủ các loài thực vật
khác với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của mình. Nhà em trồng có một giàn nho
thôi nhưng nó mọc cũng rất nhanh nữa, chẳng mấy chốc đã chiếm diện tích lớn
trong khu vườn nhà em rồi.
Em cũng rất yêu quý cây nho, bởi cây nho cho nhà em có thêm thu nhập đồng thời
cũng cung cấp những trái nho thơm ngon và bổ dưỡng cho con người. Tả cây nho - Mẫu 5
Nhà bác hàng xóm cạnh nhà em có một vườn nho trĩu quả. Em rất thích thú ngắm
nghía chúng mỗi dịp quá nhà bác chơi.
Nho có mình dây, thân leo, thân nho to bằng ngón tay cái người lớn, có màu nâu
sẫm. Chúng dài và leo theo dàn dựng sẵn, có cây dài tới hơn 30 mét. Lá nho có
màu xanh non, khi héo thì ngả màu và rụng. Lá nho khá lớn, xung quanh viền có
hình răng cưa. Quả nho tròn vo như viên bi, ra quả thành từng chùm, các quả quấn
quýt bên nhau không rời. Quả nho khi còn non có màu xanh, chín chuyển sang
màu tím nhạt. Chùm nào cũng vô số quả, mọng nước trông rất hấp dẫn.
Nho không chỉ giúp nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình mà còn là món trái cây
bổ dưỡng, là sự lựa chọn tuyệt vời cho mỗi người. Tả cây nho - Mẫu 6
Vườn nhà bác Châu ở quê em rộng hơn mẫu Tây. Những giàn nho đều tăm tắp,
hàng nghìn chùm nho mọng nước treo lủng lẳng.
Cây nho có thể to bằng ngón chân cái, bằng cổ tay người lớn, màu nâu đen. Cây
nho có thể dài tới ba, bốn chục mét leo trên giàn. Lá nho to hơn bàn tay xòe, có từ
ba đến năm chục mũi răng nhọn như chiếc quạt lụa màu xanh. Quả nho hình trứng,
nhỏ tròn, bên trong chứa nhiều nước.
Nho chín vỏ có màu đỏ, màu tím, màu trắng sữa, được phủ một lớp bột sáp. Nho
tươi, nhiều nước, hạt nhỏ, thơm giòn, vị ngọt. Có loại quả nho to bằng quả cà pháo.
Khi nho chín, mùi thơm lan tỏa khắp vườn thật là thanh mát.
Nho để ăn tươi, để làm rượu nho. Nho được trồng nhiều ở Ninh Thuận quê em.
Bác Châu cho biết nho Mỹ quả to, nho Tân Cương, Trung Quốc là ngon nhất, có
giá trị kinh tế cao nhất.
Ngày nào em cũng đi qua vườn nho bác Châu để đến trường. Mùa nho chín, chim
sâu kéo đến vườn nho hót ríu ran. Đàn chim sâu nhỏ bé là chiến sĩ bảo vệ vườn nho của bác Châu. Tả cây nho - Mẫu 7
Khu vườn nhà bác Lan rất rộng, bác trồng duy nhất một loại cây, đó là nho.
Những giàn nho mọc đều tăm tắp với hàng nghìn chùm mọng nước, treo lủng lẳng.
Gốc nho to bằng miệng chiếc chén nhỏ, có màu nâu đen. Những cành nho có thể
dài tới ba, bốn chục mét, cây này đan vào cây kia như một gia đình đoàn kết. Lá
nho to hơn bàn tay xoè, màu xanh ngát.
Quả nho mọc thành chùm dài, quả nào quả nấy cứ tròn xoe, mọng nước. Khi chín,
vỏ nho chuyển dần sang màu màu đỏ, bên ngoài được phủ một lớp bột sáp. Hương
vị của quả nho rất tuyệt. Chúng có vị ngọt sắc, rất giòn và thơm ngon. Bác kể: nho
vùng Ninh Thuận quê em nổi tiếng nhất cả nước. Mà cũng chỉ có nơi đây mới được
thiên nhiên ưu ái để tạo ra những giống nho có giá trị kinh tế cao.
Cũng nhờ bác mà em biết rằng nho có rất nhiều loại như: nho xanh, nho đỏ, nho
đen hay nho móng tay,... Chúng đều được mọi người ưa chuộng và đặc biệt còn là
nguyên liệu làm ra loại rượu vang nho nức tiếng nữa. Nho là giống quả quý. Nó
không chỉ dùng ăn tươi mà còn làm nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm cao
cấp như mứt nho, rượu vang.. Nho còn là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần
giảm cân của các mẹ, các chị.
Em rất thích ngắm vườn nho nhà bác Lan yêu quý loài cây giá trị này. Tả cây khế Dàn ý tả cây khế I. Mở bài:
- Cây Khế của ông em trồng đã đơm quả trĩu trịt. II. Thân bài:
- Cây Khế cao chừng năm mét.
- Rễ cọc ăn sâu xuống đất.
- Thân cây nghiêng nghiêng, cao chừng bốn mét.
- Cây Khế có nhiều cành, xum xuê.
- Lá Khế non có màu xanh tươi, hơi nhọn, mỏng manh.
- Lá già xanh sẫm, dày, hình bầu dục.
- Hoa Khế trắng hồng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
- Nhị hoa màu hồng tươi.
- Mùi hương dịu nhẹ, tinh tế.
- Quả Khế có 5 cánh, có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu vàng.
- Lớp vỏ trong màu hồng nhạt.
- Quả Khế mọng nước, vị ngọt chua mát lạnh. III. Kết bài:
- Khế là loài cây người dân quê em trồng rất nhiều. Cây Khế mang lại bóng mát
cho sân nhà và là trái ngọt cho chúng em
Tả cây khế - Mẫu 1
Khi mới bắt đầu sang mùa xuân, bố em mang về một cây khế nhỏ, chỉ cao đến vai
của em. Bố bảo: “Mùa xuân này mà trồng cây khế thì còn gì bằng”. Cũng bởi vậy
mà em hào hứng để chào đón “thành viên mới” của gia đình.
Giống khế mà bố em mua về là giống khế ngọt, được mua từ Nam Định về. Ở dưới
Nam Định thì giống cây nào cũng ngon và cũng đều sai trĩu quả. Khi mới mua về,
nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, khi bố em mới mua về thì
ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố
em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo:
ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế
này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm
cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.
Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây
còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa
cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu
nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng
rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non.
Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều
mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả
bố em, nhìn những cành lá xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng
qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím
hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to
bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là
có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.
Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế
mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn,
nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi
vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc
khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.
Tả cây khế - Mẫu 2
Nhà em lại có ba cây khế, toàn khế chua, trồng ở nơi khác nhau đó chính là hai cây
ở cạnh bờ ao, một cây ở cạnh giếng nước. Và dù trồng ở đâu đi chăng nữa em như
thấy được cả 3 cây đều sai trĩu quả nhờ vào sự thường xuyên chăm bón cho cây của bố em.
Cây khế nhà em lại có được thân gỗ. Em cũng rất hết sức ấn tượng biết bao nhiêu
bởi gốc cây khế lại to bằng cột nhà, màu đồng đen nhìn cũng thật lạ mắt biết bao
nhiêu. Em như thấy được những cành khế giòn, dễ gãy. Chính vì thế mà muốn ăn
khế thì bố em đã làm cho một cái móc để hái quả chứ không cho leo lên cây sự ngã
gẫy chân, gẫy tay. Em cũng rất nghe lời bố và không bao giờ tự ý trèo lên cây làm
gì. Nếu như muốn ăn khế chỉ cần có cái móc của bố là em cũng có thể vặt được
những quả khế chín thơm ngọt mát. Thế rồi em như cảm nhận thấy được rằng,
những bông hoa khế nở đầu hè, như những ngôi sao bé li ti, màu đo đỏ nhìn cũng
thật là ấn tượng biết bao nhiêu. Thế rồi những cô bướm rất thích hút mật hoa khế
hàng ngày cứ bay quanh đây mải miết để hút nhụy hoa về làm mật.
Em như quan sát được cũng chỉ sau hai, ba tuần, những chùm khế xuất hiện trên
cành. Thế rồi em cũng thấy được có trái bằng hạt ngô, bằng ngón tay, có trái bằng
quả cà, quả sung. Những quả khế non màu xanh nhạt, lớn dần lên mang màu xanh
thẫm. Dường như em đã thấy được rằng cứ mỗi quả khế thường có năm cánh, tạo
thành năm múi, và dường như ngay ở bên trong có nhiều hạt màu nâu. Lúc khế chín có màu vàng ươm.
Ba cây khế của nhà em rất sai trái. Em cũng hay vật mang đi cho các bạn em cùng
ăn mỗi khi học nhóm mệt mỏi. Bạn nào cũng khen khế rất ngọt. Em hứa sẽ cố gắng
chăm ngoan để không phụ công bố mẹ và em cũng sẽ chăm sóc cây khế để cây khế
cho những trái ngọt lành.
Tả cây khế - Mẫu 3
Nhìn từ xa, cây khế có dáng một “Bác cổ thụ tí hon”, cành lá xum xuê, che kín một
góc ban công. Quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống như một anh chàng võ sinh khỏe
mạnh, lực lưỡng. Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.
Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những
cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu
xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm
hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía,
ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn
mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.
Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được
tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn
nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu
chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên
nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
Tả cây khế - Mẫu 4
Trong vườn ông em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất cây Khế ở góc vườn.
Cây được ông em chăm sóc cẩn thận nên tươi tốt đến lạ. Tính ra cây cũng phải cao
hơn hai mét. Thân cây to hơn bắp đùi của em một chút, vỏ cây màu nâu, hơi sần
sùi, thô ráp. Rễ cây cắm sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành
cây dài, khẳng khiu chi chít những quả Khế chín mọng nước. Tá lá cây to, xum xuê
rợp mát một góc vườn. Hoa Khế màu tím nhạt, nhỏ li ti. Cánh hoa mềm, mỏng
manh như vảy cá. Núp sau những tán lá xanh là quả khế chín mọng. Khi Khế còn
non màu xanh nhạt. Mỗi quả khế là mỗi ngôi sao rung rinh trước gió. Bổ khế ra là
một lớp thịt màu xanh. Xen kẽ là vài chiếc hạt bé xíu. Vị khế ngọt ngọt, man mát
thấm vào đầu lưỡi thật thú vị. Mỗi mùa hè nóng nực mà ăn khế thì tuyệt vời biết bao.
Em rất yêu cây khế này vì nó gắn bó với nhiều kí ức tuổi thơ của em. Em sẽ cùng
ông chăm bón cho cây khế luôn tươi tốt.
Tả cây khế - Mẫu 5
Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh
Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đền sum suê tươi tốt, cây là rợp vườn, hoa trái quanh năm.
Mùa xuân cây khế ra hoa nhiều đợt nối tiếp nhau; hoa nở từng chum màu tim tím.
Mỗi đóa hoa nho nhỏ xinh xinh bằng hạt đậu, cũng có năm cánh xòe ra tựa như
chén ngọc lưu li. Khế ra hoa vẫy gọi đàn ong bay đến tìm mật từ tinh mơ đến chiều
ta. Gốc khế tròn to như cái cột đình bằng gỗ lim. Từ độ cao trên hai mét, cây khế
trổ ra ba bốn cành. Cành mẹ, cành con, cành anh, cành em mọc chi chít. Lá khế
xanh mượt hình bầu dục bằng vỏ hến, vỏ trai, mọc đối xứng trên những cành,
những nhánh nhỏ. Cành khế rất giòn, dễ gãy. Bố mẹ cấm các con trèo khế. Bà vẫn
nhắc: “Hóc xương gà, sa cành khế - nguy hiểm lắm”.
Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn
cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế
xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy
nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật
đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu
với khế thật đậm đà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây
nhà lá vườn, dâm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ
hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn.
Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười
rúc rích xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên sủi vitamin C không ngon bằng!”.
Đến tháng chạp mà trái chín vàng ươm vẫn lủng lẳng trên cành khế. Không có phật
thủ bày mâm ngũ quả trong ba ngày Tết, mẹ em đặt ba quả khế to rõ đẹp thay thế
vào. Vừa bày vừa ngắm mâm ngũ quả, mẹ hài lòng lắm.
Cùng với cây bưởi, cây cam, cây chanh, cây khế toả bóng sai quả là vẻ đẹp của
mảnh vườn nhà em. Cây khế bình dị, quê kiểng được bố mẹ chăm bón tốt tươi.
Những trái khế vàng ngon lành, mọng nước là sự dâng hiến, đền đáp đầy tình
nghĩa của cây cỏ đối với con người. Mùa hè đứng dưới gốc cây nhìn lên những trái
khế chín trên cành cao, em càng yêu mảnh vườn của bố mẹ, càng thấy gắn bó,
nâng niu đối với hai cây khế, cây của ông trồng, cây của anh chiết.
Vị khế chua vườn nhà làm em bâng khuâng nhẩm lại vẫn thơ của Đỗ Trung Quân:
"Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Vị khế vườn nhà nhắc
nhở em hoài, nhắc nhở em mãi: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tả cây khế - Mẫu 6
Nhà em có một cây khế ở góc vườn đang mùa ra quả. Cây sai quả lắm. Ngày nào em cũng ngắm nhìn cây.
Đây là loại khế cơm, dù em không thích ăn quả lắm nhưng nhìn cây chi chít quả
em thấy rất vui mắt. Cây cao gần năm mét, thân cây to gần bằng bắp bắp đùi người
lớn, vỏ màu nâu nâu. Cây có nhiều cành tỏa ra xung quanh. Từng chùm khế to,
chín mọng xen lẫn vào những tán lá xanh. Thỉnh thoảng vẫn còn chùm hoa màu
tím đang nở cạnh những quả khế bé xíu như hạt ngô.
Quả khế có năm múi. Quả xanh màu xanh đậm, quả chín màu xanh pha lẫn vàng,
các múi khế mọng nước, vị ăn ngọt ngọt. Mẹ em rất thích ăn khế. Mẹ bảo khế này
chấm với muối bột canh dầm ớt là hợp nhất. Nhìn mẹ ăn có vẻ ngon lắm.
Thỉnh thoảng em lại tưới nước cho cây. Em mong cây luôn xanh tốt và cho trái ngon lành.
Tả cây khế - Mẫu 7
Khu vườn nhỏ nhà em có rất nhiều loại cây, nào là những cây cho bóng mát, những
cây cho ăn trái,… nhưng em thích nhất là cây khế ngọt.
Nhìn từ xa, cây khế ngọt nhà em cũng đã thật là cao lớn rồi, cành lá xum xuê, che
kín một góc vườn nhà em. Khi mà em được quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống
như một anh chàng võ sinh khỏe mạnh, lực lưỡng và cũng có “vai vế” quan trọng
trong khu vườn. Cây khế này đã được bố em trồng từ rất lâu rồi và cho đến nay cây
cũng đã rất to và nó dường như lấn át những loại cây khác trong vườn nhà em. Cây
khế nhà em cũng rất cao và nó lại có được tán lá rộng che hết cả một góc vườn nữa.
Thân cây khế nhà em cũng to như một cái cột vậy, thân lại vỏ màu nâu đậm, sần
sùi. Và dường như cũng chính từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn,
gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Khi nhìn kỹ hơn thì em thấy được những chiếc
lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Để rồi em như thấy được xen kẽ giữa màu
xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, những chùm hoa nhỏ li ti
này dường như cũng đã thật hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế ngọt
nhà em thật mọng nước và nó lại có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín
chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn biết bao nhiêu. Khi ăn mang vị ngọt
thuần khiết, mát giòn ai ai cũng thích nữa.
Hàng ngày, cứ mỗi buổi mà sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây.
Và em như cũng thấy được cây khế thật đã hiểu được tình cảm của em, cây khế
rung rinh theo làn gió, cây kế như cũng thật là mừng vui đón nhận những làn nước
mắt tắm đều cho cơ thể của cây khế. Và cây ngày càng phô ra những chùm quả trĩu
cành trông thật thích mắt biết bao nhiêu.
Em cũng luôn luôn coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở
mình phải cố gắng học tập để không phụ lòng của bố mẹ.
Tả cây khế - Mẫu 8
Nếu ai đã từng đọc truyện cây khế thì chắc hẳn rất ấn tượng với loại cây ăn quả
này. Tuy đó chỉ là một câu chuyện cổ tích nhưng ngày nay có cây khế trong vườn
nhà vẫn chẳng khác nào có một kho báu.
Trong vườn nhà em cũng có trồng một cây khế. Nhìn cây khế trông có vẻ bé nhỏ
vậy thôi chứ thực ra cây mạnh mẽ và vững vàng lắm. Nhìn cây giống như một
chàng lực sĩ khỏe mạnh đang dang cánh tay của mình ra để đỡ những quả ngọt.
Bên trên những cành cây, những cành lá mọc lên um tùm. Lá cây khế có màu xanh,
khi già chúng sẽ chuyển sang màu vàng và rụng xuống đất. Vì vậy mà bên dưới
gốc cây khế lúc nào cũng chi chít những lá khế vàng. Mỗi chiều, em thường dùng
chổi rễ để vun lá thành một đống để đem đi đốt.
Vào mùa cây khế sai quả, những quả khế treo lủng lẳng trên cây trông mới đẹp làm
sao. Những quả khế anh, khế em thi nhau mọc. Cây khế nhà em thuộc vào loại khế
chua nên mẹ vẫn thường dùng những quả khế xanh để nấu canh chua. Những bát
canh có vị chua của khế ăn mới ngon và mát làm sao. Em thì thường đợi khế chín
thêm một chút sau đó sẽ chấm với muối ớt và ăn. Bố em thì thường ăn khế cùng với món nem cuốn.
Quả khế có rất nhiều múi, thường là 5 múi. Bên trong có những hạt nhỏ gần giống
như hạt dưa mấu. Ăn khế rất mát và bổ. Em đặc biệt thích cây khế nên luôn cố
gắng chăm sóc cho cây thật tốt.
Tả cây khế - Mẫu 9
Phía sau nhà em có một ao cá nhỏ. Ngay cạnh bờ ao ông có trồng một cây khế.
Đến nay, cây khế cũng đã gần mười tuổi rồi, nên trông vô cùng cao lớn, bệ vệ. Nó
như một người bảo vệ thầm lặng, trông coi cho ao cá của gia đình em.
Cây khế không quá cao, chỉ khoảng gần 2m, nó chỉ cao hơn anh trai của em một
chút thôi. Thế nhưng thân của nó thì khá to và chắc chắn. Một mình em không thể
nào ôm hết gốc của nó được. Một số chỗ, có thể nhìn thấy được phần rễ trồi lên
của cây khế. Nó trông thô to như cổ tay, màu nâu sẫm. Vỏ thân cây khế có màu
nâu đen, sờ lên cảm thấy sần sùi và thô ráp. Từ thân cây, các cành cây tỏa ra nhiều
hướng. Những cành ở thấp to bằng cổ tay em bé, càng lên cao cành càng nhỏ dần.
Từ những cành lớn, các cành nhỏ và nhánh phụ thi nhau mọc ra, đan cài vào nhau
tầng tầng lớp lớp. Từ đó, mọc ra hàng trăm, hàng nghìn chiếc lá xanh mướt. Lá khế
khá nhỏ, thường chỉ bằng chiếc thìa ăn chè. Và nó cũng khá mỏng manh. Tuy
nhiên, bù lại thì lá khế mọc rất dày và hầu như xanh tốt quanh năm. Thế nên, cây
khế luôn là một chiếc ô che mát lý tưởng cho em khi ra ao chơi hay câu cá.
Vào mùa hè, cây khế sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa khế nhỏ li ti màu tím biếc, thường kết
thành từng chùm, như những đám mây tím nhỏ. Mỗi khi có cơn mưa rào mùa hạ đi
ngang qua, hoa khế sẽ rơi rụng đầy xuống mặt hồ. Từng cánh hoa như những chiếc
thuyền bé tí xíu chòng chành trên mặt nước. Đến mùa thu, thì khế kết trái. Trái khế
nhỏ xíu, màu xanh thẫm, có năm khía dọc chứ không tròn như các loại quả khác.
Khi chín, khế chuyển màu vàng trong, tỏa mùi thơm dịu ngọt. Lúc ăn, người ta
thường cắt khế theo chiều ngang, tạo thành hình ngôi sao đẹp mắt. Ngoài ra, những
quả khế còn xanh, cũng có thể dùng để làm món nộm, nấu canh chua hoặc làm
mứt… Thật là tiện lợi.
Trong vườn, cây khế là cây trồng mà em yêu thích nhất. Những buổi trưa hè, em
thường ra ngồi chơi dưới bóng mát của cây, rồi ngắm vườn, ngắm ao cá. Em sẽ
chăm chỉ tưới nước, chăm sóc cho cây để cây mãi xanh tốt như bây giờ.
Tả cây khế - Mẫu 10
Trong khu vườn nho nhỏ nhà em có trồng một cây khế cũng nho nhỏ. Cây khế này
là từ thời bà ngoại em để lại. Bao nhiêu năm qua, cây khế vẫn luôn sai trĩu quả.
Cây khế mọc trên một mảnh đất nhỏ, xung quanh chẳng có một cây nào khác vì
vậy mà trông nó có vẻ khá đơn độc. Thế nhưng cây khế vẫn hiên ngang vươn mình
lên cao. Thân cây khế chỉ bé như bắp chân của người lớn. Những cành lá tỏa ra
bốn phía xung quanh và rủ bóng xuống mặt đất. Đã biết bao lần em ngồi dưới gốc
khế để học bài mà chẳng sợ nắng vì tán lá đã che hết ánh nắng rồi. Thi thoảng,
những chiếc lá khẽ xôn xao trong gió. Một vài cái lá vàng rơi xuống đất. Một vài
cái lá non lại nhú ra. Em chẳng thể nào đếm được mỗi ngày có bao nhiêu chiếc lá rụng.
Em thích nhất là đến mùa khế chín. Khi những quả khế còn xanh, chúng bám vào
cành rất chắc chắn. Nhưng khi khế chín rồi thì những cái cuống trở nên yếu ớt hơn.
Em đứng ở dưới gốc và lắc lư thân cây cũng đủ để khiến cho chúng rụng xuống
đất. Khi ấy, em sẽ nhặt khế lên và đem rửa để thưởng thức. Vì là khế ngọt nên lũ
chim tỏ ra thích thú lắm. Chúng thường xà xuống ăn những quả khế đã chín già.
Thi thoảng dưới gốc cây vẫn có những quả khế chín rụng đã bị chim ăn mất một phần.
Em vẫn luôn tự nhủ rằng phải chăm sóc cho cây khế thật tốt để khế luôn cho gia đình em quả ngọt.
Tả cây khế - Mẫu 11
Bóng dáng "anh cả" trong mảnh vườn nhà em chính là cây khế ngọt, nó được trồng
đầu tiên trong vườn và đến nay đã được gần năm năm, nó là cây già cỗi nhất và to nhất trong vườn.
Ngày em cùng bố trồng cây khế nó còn rất nhỏ, ấy vậy mà nó lớn nhanh như thổi
chẳng cần chăm bón. Bây giờ cây đã cao quá mái nhà, tán toả ra rộng lớn, cành lá
xum xuê và rất sai quả, lá vàng rụng đầy gốc. Vào mùa khế ra hoa, từ thân cây mọc
ra những chùm hoa li ti màu tím hồng trông rất đẹp, khắp các cành cây chỗ nào
cũng có những chùm hoa, rồi những chùm hoa ấy đậu thành quả, có chùm chỉ 2-3
quả có chùm 5-6 quả nặng trĩu như sắp rơi xuống. Quả khế rất đặc biệt, chúng có
năm tai giống như một ngôi sao năm cánh, từ lúc còn xanh chúng đã đủ năm tai
đến khi chín vàng những tai khế mọng nước ăn rất ngọt.
Nhìn những chùm khế chín vàng căng mọng đung đưa trên cây em rất vui vì nhà
mình có được một loại cây như vậy.
Tả cây khế - Mẫu 12
Bên bờ ao nhà em có trồng một cây khế ngọt. Đến nay, cây khế ấy cũng đã gần mười năm tuổi rồi.
Cây khế không quá cao, chỉ khoảng chừng hai mét. Thân cây to như bắp chân
người lớn, cứng và chắc nịch. Lớp vỏ trên thân cây không sần sùi, khá nhẵn và có
màu nâu sẫm. Bao nhiêu chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được suốt chừng ấy năm,
đều dồn hết cho phần tán lá. Các cành của cây khế rất nhiều, đan xen chồng chéo
như cái mạng nhện khổng lồ. Lá khế nhỏ như thìa cà phê, hơi mỏng, màu xanh
sẫm. Lá khế mọc dày, nên tán khế có thể chống đỡ cho phần đất phía dưới không
bị nắng hay mưa chiếu vào. Hoa khế thường ra vào cuối xuân. Từng chùm hoa nhỏ
màu tím hồng xinh lắm. Khi bắt đầu kết trái, cánh hoa rơi xuống mặt ao, nhìn như
những con thuyền nhỏ. Quả khế có các múi nhô ra bên ngoài, khi cắt ngang sẽ có
từng lát như hình ngôi sao.Khi chín quả khế có thể to bằng nắm tay của bố, vỏ
cũng chuyển từ xanh sang vàng ngọc. Ăn khế vừa ngọt dịu lại thanh thanh, ngon cực kì.
Cây khế nhà em tuy không lớn, nhưng cho trái rất nhiều. Mùa khế nào, mẹ cũng
đem khế sang tặng bạn bè, hàng xóm để mời mọi người cùng thưởng thức.
Tả cây khế - Mẫu 13
Trước cổng nhà em có một cây khế ngọt. Cứ đến mùa, những trái khế sai trĩu quả
vàng ươm lại là nơi thu hút của bầy chim ham mồi.
Cây khế ngọt sao lớn, cành lá sum suê. Ông bảo cây khế này ông trồng cũng đã
được 10 năm rồi. Trước đây nó bé lắm, chăm mãi cũng chẳng thấy lớn, nhưng
không vì thế mà ông bỏ cuộc. Hằng ngày ông vẫn chăm bón, tưới tiêu cho nó rất
cẩn thận. Một năm sau, cây bắt đầu lớn nhanh như thổi và ra quả ngọt.
Thân cây không to lắm, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây
mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ được những chùm quả to, trĩu nặng, lá khế màu xanh
nhạt, xanh đậm xen kẽ, mọc đều tăm tắp. Những chùm quả lấp ló, những trái chín
đã ngả sang màu vào, căng mọng nước. Điểm xuyến trên nền xanh là những bông
hoa khế tím tím, nhỏ li ti trông thật bắt mắt. Quả khế có năm khía, đứng từ dưới
nhìn lên, những trái khế như những ngôi sao xanh trông thật hấp dẫn.
Tới mùa, khế nhiều vô kể. Bà và mẹ em vẫn thường hái mang ra chợ bán. Làng
xóm ai muốn ăn thì cứ đến hái. Bà em vẫn đùa: “nhà cửa chả có cái gì, chứ khế thì
đại gia. Ai hái bao nhiêu cũng có”. Cứ mỗi buổi đi học về, bạn bè em lại kéo nhau
đến, đứa trèo cành, đứa lấy gậy hái quả, ấy thế mà vẫn không hết được.
Ông vẫn thường kể cho em nghe về câu chuyện Cây khế. Cứ mỗi chiều hè nóng
nực, ông lại cùng em ra bóng cây khế ngồi hóng mát. Bóng cây khế tỏa rợp một
góc sân. Cũng từ chỗ ngồi ấy, những câu chuyện cổ tích mà ông kể đã nuôi dưỡng tuổi thơ em lớn khôn. Tả cây chuối
Dàn ý bài văn tả về cây chuối I. Mở bài
- Việt nam là một trong những nước quanh năm bốn mùa cây trái tốt tươi.
- Trái cây ở Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Mỗi loại trái cây lại có những
đặc điểm riêng và có hương vị riêng.
- Chuối là một trong những loại trái cây có nhiều ở nước ta. Nó có tác dụng thiết
thực đến đời sống của con người. II. Thân bài
* Xuất xứ, nguồn gốc:
- Chưa ai khẳng định được chuối có từ bao giờ và ở đâu.
- Có ý kiến cho rằng, chuối có thể đã có từ 8000 năm trước công nguyên.
- Có ý kiến lại cho rằng, ở thế kỉ thứ IX, Chuối đã được nhắc đến nhiều lần trong
các văn kiện của Hồi giáo.
- Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có từ thời Trung cổ, Chuối ở Tây Ban Nha được coi
là chuối ngon nhất thế giới Ả Rập.
- Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và ức.
Tóm lại: Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới, tập trung
nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.
* Giới thiệu về đặc điểm của cây chuối:
- Chuối thường mọc thành bụi (bụi chuối) và được trồng bằng cách tách rời cây
non để trồng. Từ cây non sẽ phát triển thành bụi mới.
- Chuối có thể cao từ 2 – 8 mét.
- Chuối có các bộ phận:
+ Củ chuối: Là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn.
Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân.
+ Thân chuối (còn gọi là thân giả) bởi thân chuối được tạo nên bởi các bẹ của tàu
chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn,
bóng có màu xanh hơi vàng.
+ Tàu lá chuối: Trừ phần bẹ thì tàu lá chuối có thể dài tới 2 mét, to, có dọc dài suôi
từ bẹ lên đến đầu tầu lá.
+ Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái
tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.
+ Buồng chuối: Là toàn bộ phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển.
Mỗi buồng chuối có từ 3 đến 20 nải. Mỗi nải có thể có 8 quả trở lên. Khi non quả
có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng.
* Tác dụng của chuối
- Chuối là loại trái cây ăn vừa mát vừa bổ.
- Chuối là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước vùng nhiệt đới.
- Chuối có thể nấu với ốc, với lươn ăn rất ngon.
- Chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.
- Chuối được bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên.
- Chuối được dùng để nấu chè, chiên lên rất thơm ngon… III. Kết bài
- Ở Việt Nam, chuối được trồng rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ yêu cầu trong
nước mà còn để xuất khẩu.
- Chuối không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần.
Tả cây chuối - Mẫu 1
Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân
gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.
Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều
thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia
đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng
cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch.
Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là
lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân
chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu
xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn
cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa
chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng
bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu
dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh
tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu
vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả
chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy
cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn
khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.
Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng
yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt,
thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.
Tả cây chuối - Mẫu 2
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn
tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối
tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên
nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh
nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau,
tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp
phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu
xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên
nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn
màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xòe. Những
nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng
thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng
lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai.
Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu
cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho
các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán.
Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm
ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
Tả cây chuối - Mẫu 3
Đi khắp các làng quê Việt Nam thì hình ảnh cây chuối thực sự là một trong những
điều quen thuộc nhất như đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Và em
cũng cảm thấy thêm yêu loại cây quen thuộc này rất nhiều.
Nhìn những tàu lá chuối ở trong vườn dường như vẫn cứ hớn hở ngửa bàn tay xanh
lên trời, tàu lá dang rộng ra để có thể đón những làn mưa bụi của đất trời. Nhiều
chiếc lá bị gió bão quật nát te tua trông thật giống một chiếc lược đang cứ chải đi
chải lại trong không trung. Trong vườn có rất nhiều cây chuối, chuối cũng không
mọc đơn lẻ một chút nào cả, ngay cả khi mới trồng thì bố em cũng trồng một cây
một thôi. Theo thời gian thì cây đã lớn lên và mọc thêm biết bao nhiêu cây chuối
con nữa. Khi cây chuối trưởng thành thì xung quanh nó cũng đã có đàn con đi theo.
Có cả mầm chuối đang cố đội đất mọc lên nhìn thật vui và đông đúc.
Một đặc điểm nữa đó chính là ở phần thân chuối tròn có nhiều bẹ khéo đã cuộn
chặt lại, kết lại thành thân. Ngay ở chính bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt
thật đẹp mắt. Tất cả các tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Những tàu lá chuối to
nhỏ và nó có độ dài ngắn khác nhau. Cây chuối đã lớn, trưởng thành thì đã ra các
hoa chuối thật to, lâu dần nở bung ra và tạo thành nải chuối. Rất nhiều nải chuối
được xếp lại thành buồng chuối sai quả thật thích mắt
Đặc điểm của cây chuối là chỉ ra quả một lần là bị thiêu chột, người ta lại chặt cây
chuối đó đi. Quả chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu như chuối xanh người ta
hay dùng để nấu ốc, chuối chín ăn lại rất ngọt. Lá chuối cũng có thể gói bánh hay
phơi khô để nhóm bếp. Thân cây chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,
…Cây chuối đã gắn bó với đời sống thân thiết của người nông dân Việt.
Cây chuối là một trong những loài cây ăn quả thật gần gũi với người nông dân.
Đồng thời cũng có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Em cũng rất thích cây chuối –
cây biểu tượng cho thôn quê Việt này.
Tả cây chuối - Mẫu 4
Cứ mỗi độ hè sang, những cây chuối sau vườn nhà em trổ buồng trĩu nặng. Em
thích làm sao cây chuối già ba em trồng năm trước.
Năm nay, nó đã ” sinh” được ba cây chuối con ” bụ mẫm” thật dễ thương. Chuối
con khỏe khoắn, bấu víu vào những vùng đất xốp quang chân mẹ. Lá chúng xanh
non mơn mởn, cuộn tròn như những chiếc loa kèn của chúng em. Chuối mẹ cao
lơn nhưng không còn xanh tốt như xưa. Thay vào những tàu lá xanh tươi là những
tàu lá khô héo, già cỗi, rạn nứt, nham nhám, một số thì đu đưa bị gió đành rách tả
tơi. Nhưng nó cố dồn sức để nuôi lớn buồng chuối sai oằn. Dường như nó không
đứng vững nổi trước độ dài lê thê của buồng, nó nghiêng về một phía. Mặt khác
chuối mẹ phải che chở cho đàn con. Cho nên bao nhiêu nhựa sống nó đã nhường
tất cả, cho đàn con lớn lên. Chuối mẹ như sẵn sàng chịu chết để con mình được
xanh tốt, để cho buồng chuối to và lớn. Đó là hình ảnh của người mẹ thật đáng
thương, thật đáng kính trọng.
Thân chuối mẹ mát rượi, bóng mượt, màu tim tím thật đẹp mắt. Trên đọt là một tàu
lá nho nhỏ nằm kề trên cuống của buồng chuối. Buồng chuối hay hay làm sao đấy.
Nải chuối chen chúc lớp này đến lớp kia.Những nải đầu no tròn, căng bóng rất
sai.Những nải sau nhỏ và ít dần, trái chuối áp sát vào nhau màu xanh thẫm xen lẫn
những đốm hạt li ti đen nháy. Hàng ngày em vẫn thường chăm sóc nó, mong sao
được ăn những quả chuối chín vàng, thơm phức và ngọt lịm. Qủa chuối ngày một
to lớn dần và chẳng bao lâu đã chín rộ. Ôi! Thật sung sướng biết bao! vài chú chim
đi kiếm mồi khi nghe hương vị chuối phảng phất cũng ghé vui hót nhộn nhịp. Mấy
con bâu quanh buồng chuối nhảy nhảy, tìm tìm, lúc la lúc lắc cái đầu tỏ vẻ đòi ăn.
Toàn khu vườn nồng nồng mùi chuối chín. Em biết chỉ lát nữa thôi là chuối mẹ
phải xa lìa đàn con, toàn thân bây giờ như đã kiệt sức với ánh năng gay gắt của buổi trưa hè.
Gia đình em luôn được thưởng thức hương vị ngọt ngào ấy. Ngày nay chuối mẹ
héo đi ngày sau những cây chuối non sẽ lớn lên xanh tốt cho nhiều chuối hơn nữa.
Em rất quý chuối vì nó có nhiều công dụng. Thân chuối khi băm nhỏ cho lợn, bò
ăn thi con nào cũng thích. Củ chuối ăn bùi bùi ngọt ngọt rất ngon, mẹ em hay dùng
lá chuối để gói bánh trong những dịp lễ lạt. Còn bon em thì mỗi đứa một miếng lá
xanh rồi dùng một cây nhọ để làm trò ” dạy học”, những đương nét in trên tấm lá
thật rõ. Ôi! Thú vị làm sao đấy.
Tả cây chuối - Mẫu 5
Trong vườn nhà em có biết bao nhiêu loại quả: nào chuối, nào na, nào xoài… Mỗi
mùa lại có một loại quả khác nhau mà bố em đã trồng để ăn quả. Biết em và mẹ
thích ăn chuối, bố đã trồng một hàng chuối ở phía góc vườn. Bố bảo, chuối nhanh
có quả ăn lắm. Và thật bất ngờ, vào một buổi sáng tỉnh dậy, em đã thấy cây chuối
bố em trồng những tháng trước đã bắt đầu có nụ.
Cây chuối bố trồng mới ngày nào còn nhỏ mà bây giờ, thân chuối đã không còn
màu tím đậm lúc nhỏ nữa, giờ đây chúng chuyển sang màu xanh bóng. Những tàu
lá chuối to, như những chiếc quạt khổng lồ ngày ngày đón gió. Và ngay dưới phía
tàu là một bông hoa chuối màu tím thẫm. Bố bào, hoa chuối này có thể ăn được,
nhưng cả nhà đã đồng ý cùng nhau để chúng thanh những buồng chuối chín lấy
quả. Chỉ gần một tuần sau, hoa chuối đã bát đầu nhỏ dần và hình thành nên những
quả chuối nhỏ xíu chỉ bằng một ngón tay út. Chúng vẫn còn được bọc trong một túi
màu trắng. Sau đó, ngày qua ngày, những quả chuối bắt đầu to dần lên.
Đi cùng với nó, những tàu lá chuối cũng héo dần và buồng chuối dài dần xuống.
Những buồng chuối xanh nặng trĩu xuống và ngả sang màu vàng óng. Từng quả
chuối chín vàng ươm, to tròn quây xung quanh buồng ở giữa. Do buồng chuối to
và nặng quá cho nên cây chuối bắt đầu bị đổ xuống. Hôm ấy, bố cùng em đã phải
làm cây bằng tre để chống thân cho cây. Có lẽ rằng, tất cả những tinh hoa và chất
dinh dưỡng đã được đem nuôi buồng chuối nên cây chuối bây giờ không còn có
màu xanh nữa mà những tàu lá bắt đầu bị khô đi rất nhiều so với lúc đầu, thân cây
cũng đỏ hơn và không bóng như ngày trước.
Cây chuối là công sức của bố và cả gia đình đã cùng nhau trồng để tạo ra những
loại quả ngon cho cả nhà. Em rất thích cây chuối của nhà em. Sang năm, em sẽ lại
bào bố em cùng trồng chuối để mẹ có thể đem biếu ông bà và mang đi chợ bán.
Tả cây chuối - Mẫu 6
Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm
cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.
Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ
xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng
bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh,
sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu
lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi
vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính
giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to
bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con,
dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi
rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu
xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ
đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải
cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ
xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn
giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối
còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được.
Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun
gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai
này, vườn cua ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.
Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em
hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu
sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại ti mỉ chăm sóc bấy lâu.
Tả cây chuối - Mẫu 7
Cạnh bờ ao nhà ngoại em có trồng một bụi chuối. Em yêu cây chuối vì nó mang
đậm hồn quê mộc mạc giản dị, mang cả những kí ức tuổi thơ em.
Cây chuối không mọc riêng lẻ mà thường mọc thành từng bụi. Cây chuối mẹ ở
giữa, to nhất, xung quanh là những cây chuối con đứng san sát nhau, em nhìn mà
thường liên tưởng đến một “gia đình nhà chuối”. Thân cây chuối “mẹ” to tầm bắp
đùi người lớn hoặc hơn. Không rắn chắc như thân xoan, thân đa, thân bàng, thân
cây chuối mềm, được tạo nên từ nhiều lớp xốp, và càng lên cao thì càng thon lại.
Tàu lá chuối dài và to tầm bằng lá dong. Lá mỏng, mỗi khi có gió thổi qua, cả bụi
chuối lại vẫy vẫy những cánh tay dài, màu xanh, mềm mại. Trong khí những tàu lá
to vươn ra hứng ánh nắng mặt trời, những chiếc lá non cuộn chặt lại như những
phong thư còn chưa mở. Lấp ló trong tàu lá là bắp chuối màu tím thẫm, cuộn lại to
bằng bắp chân trẻ con, nhọn nhọn như những búp sen. Xung quanh cổ bắp chuối là
một vòng hoa trông như những vòng cổ thiên nhiên ban tặng để làm duyên làm
dáng. Và cũng chính từ đó, là nơi mọc ra những buồng chuối. Một buồng có nhiều
nải, một nải chuối lại có gần hai chục quả chuối. Chuối lúc xanh thì bé như ngón
tay cái, có những đầu ruồi xinh xinh ở đầu. Khi chín, quả chuối bụ bẫm. rụng hết
đầu ruồi, và đằng sau lớp vỏ nhẵn nhụi, sau màu vàng mỡ màng ấy là cái ngọt cái
thơm đặc trưng của chuối tiêu. Hồi nhỏ em thích cùng lũ bạn ra chơi gần bụi chuối
bởi chỉ cần nhìn màu xanh mát của những tàu lá đã thấy cái nắng hè oi ả dịu đi
phần nào. Giờ mỗi lần về quê, vẫn mong những gói xôi nóng hổi bà gói vào lá
chuối, những bát canh chuối xanh ngon ngọt, cái ngọt dịu của cốm quyện vào vị
ngọt sắc của chuối khiến em không thể quên được…
Dù đi đến đâu, hình ảnh quê hương vẫn không phai nhạt trong tâm trí. Em sẽ lưu
giữ mãi trong tim mình những hình ảnh bình dị nhất, nhỏ bé nhất, mà ý nghĩa nhất,
trong đó có bụi chuối bên ao.
Tả cây chuối - Mẫu 8
Khắp dải đất Việt Nam, có một loài cây vô cùng quen thuộc với các làng quê, đó là
cây chuối. Thân chuối to như cái cột nhà, màu xanh non, bóng loáng.
Những bẹ chuối già màu nâu nhạt, khi đã già héo vẫn nán lại, che chở cho con
cháu trước mưa bão. Củ chuối to, rắn chắc, từ củ chuối ấy những cái rễ nhỏ bằng
đầu ngón tay, như những con rắn vươn ra cắm xuống mặt đất nuôi cây. Lá chuối to,
màu xanh non, xòe ra bốn phía. Búp chuối vươn ra từ chính giữa tàu lá, kiêu hãnh
như một thanh kiếm chỉ thẳng lên trời. Chuối đứng thành từng bụi, cây trưởng
thành đứng che chở cho những cây non vươn lên.
Em rất thích nhìn ngắm những cây chuối từ từ lớn lên, rồi ra hoa, kết quả. Chuối có
quả quanh năm. Hoa chuối màu tím đậm, lúc đầu còn bé, từ từ lớn lên nghiêng hẳn
về một bên. Rồi những bẹ hoa dần dần hé mở rồi tàn hơi, để lộ những quả chuối bé
tí, màu trắng vàng hơi xanh, đầu còn gắn một bông hoa nhỏ, xếp sát nhau tạo thành
nải chuối. Dần dần, quả chuối lớn dần, ngả sang màu xanh đậm. Cây chuối vì “đứa
con” buồng chuối nặng chĩu mà nghiêng hẳn về một bên, nhưng vẫn gồng mình
trước nắng gió nâng niu đàn con. Rồi ngày nó chờ đợi cũng đến, cả buồng chuối
chín vàng, đưa hương bay xa.
Đó cũng là lúc cây chuối “từ giã cõi đời”. Mẹ em thường cắt những nải chuối vàng
ươm ấy, đem biếu hàng xóm xung quanh. Còn thân chuối thì đem thái cho lợn ăn.
Em rất thích ăn chuối, vị quả chuối ngọt thanh, bùi bùi trong miệng ăn rất thích.
Em rất yêu quý cây chuối.
Tả cây chuối - Mẫu 9
Ngay trong khu vườn nhà em cũng đã có rất nhiều loại cây ăn quả, rau xanh,… Và
có cả những cây chuối mọc thành bụi um tùm. Em cũng thật yêu thích cây chuối biết bao nhiêu.
Khi chúng ta đứng nhìn từ xa, cây chuối trong vườn nhà bà em dường như một
chiếc ô xanh mát rượi khiến ai ai cũng phải thích thú lắm. Thế rồi em nhận thấy
được cây chuối cao hơn đầu người lớn. Cây chuối cũng đã lại mọc thẳng, không có
cành gì cả thế nhưng chung quanh là mấy cây chuối con đã mọc, có cây còn nhú
lên ở dưới mặt đất. Tất cả dường như cứ đứng sát lại thành bụi thật vững chãi. Em
như có cảm tưởng rằng cây chuối to lớn này thật giống như một người mẹ khổng lồ
che chắn cho lũ con nhỏ ở phía sau. Thân chuối cũng có rất nhiều bẹ lá xếp chặt
với nhau mà tạo lên, đây cũng chính là một điều cũng rất khác biệt giữa cây chuối với những cây khác.
Cây chuối trong vườn nhà ngoại em, khi em quan sát thì cũng có nhiều tàu lá. Cây
chuối lại có tàu đã già khô cong lại, mỗi khi bị cơn gió mạnh thổi qua thổi lại thì lá
cây lúc này đây đã bị rách rồi lại ủ rủ xuống gốc. Ở ngọn chuối mọc ra một bông
hoa chuối thật đỏ và đẹp, qua đó ít hôm hoa chuối nở những nải chuối con đã xuất
hiện. Thế rồi khi buông thõng xuống dưới thì buồng chuối gồm những nải chuối úp
sát vào với nhau kéo dài đến hơn một mét, thậm chí có buồng chuối chạm cả mặt
đất nữa. Quả chuối non xanh xanh có một núm đen trên đầu của hoa chuối thật đẹp
Em rất thích cây chuối không chỉ tạo bóng râm cho những cây lá lốt trong vườn
nhà ngoại. Đồng thời cây cũng lại có rất nhiều tác dụng, ích lợi cho con người nữa.
Tả cây chuối - Mẫu 10
Cây chuối là một loại cây quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Trong vườn cây mỗi
nhà chắc hẳn sẽ có một khóm chuối. Mẹ em cũng trồng chuối ở vườn sau này nhà.
Em rất thích cây chuối nhà em.
Chao ôi! Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc quạt khổng lồ với những cánh quạt
xanh lả lướt trong gió. Cây chuối cao lắm, cao hơn một mét rưỡi. Thân chuối là
những bẹ xanh xếp khít vào với nhau. Những bẹ ở ngoài màu nâu sẫm, khô héo,
những bẹ trong xanh non, đẫm nước xếp khít vào nhau như ôm ấp nhau. Thân
chuối tròn, nhẵn, mịm và nhìn rất mướt. Chuối có nhiều tàu lá. Lá chuối xanh, to
bản, với đường gân xanh to chia lá làm hai nửa. Mặt trên phiến lá màu xanh đậm,
mặt dưới lá có nhiều phấn trắng. Có những phiến lá bị gió tạt, có nhiều chỗ rách
trông xa như chiếc lược ai vô tình bỏ quên. Có những chiếc lá non cuộn tròn như
một cuốn thư, chỉ chờ gió sớm sương đêm là sẽ bừng mình tỏa rộng.
Chuối là loại cây ra hoa đậu quả sớm. Hoa chuối màu tím tím, như một nụ sen với
những bẹ hoa chuối ôm lấy nhau bảo vệ nải chuối non bên trong. Theo thời gian,
hoa chuối già và nhô ra buồng chuối xanh với những nải chuối chi chít quả trông
thích mắt. Quả chuối cong cong như một vầng trăng non. Đây là giống chuối ngô
nên quả dài, cong và to. Chuối chưa chín có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang
màu vàng với những đốm đen mà mọi người hay gọi là chuối chín trứng cuốc.
Chuối không mọc riêng lẻ và đứng theo bụi, theo khóm. Cây chuối mẹ trồng một
mình giờ đã lớn và xung quanh mọc lên những cây chuối non. Trông nó hạnh phúc
như người mẹ đang ôm ấp những đứa con thân yêu của mình. Chuối dễ trồng,
nhanh lớn và có rất nhiều công dụng. Quả chuối là loại quả ngọt lành, giàu chất
dinh dưỡng. Chuối xanh có thể dùng để nấu canh. Lá chuối để gói bánh. Thân
chuối có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Em rất thích cây chuối nhà em. Em hi vọng cây lớn nhanh, mọc rậm để cho ra
những buồng chuối sai trĩu quả.
Tả cây chuối - Mẫu 11
Gia đình em có một mảnh vườn rất rộng sau nhà. Nơi đó là cả một vườn tuổi thơ
của em với xum xuê cây trái. Trong đó, em yêu nhất là cây chuối ngự, cây đẹp nhất là khi đang trổ buồng.
Cây chuối cao khoảng gần hai mét. Thân cây và gốc cây to tròn bằng một vòng tay
em. Thân được bao bọc bởi nhiều lớp bẹ xếp sít nhau, đan xen. Các lớp bẹ màu
hồng tím, chứa đầy nước để nuôi cây. Các lớp bẹ chia thành những ô vuông cân
đối, xếp theo hàng trông rất đẹp, nhờ vậy mà nước có thể lưu thông khắp thân cây.
Bên ngoài cùng của thân cây là một lớp vỏ mỏng màu nâu, ram ráp để vào vệ cây
khỏi các loài sâu gây hại. Lá cây từ ngọn mà tỏa ra mọi phía. Cuống lá to, cứng
màu xanh đậm, bên trong tràn trề nhựa sống. Chỉ cần cắt một vết nhỏ thôi, dòng
nhựa trong cây đã chảy ra không ngừng. Lá của cây chuối có mặt trên màu xanh
đậm, bóng láng đen hấp thụ ánh nắng mặt trời. Mặt dưới của lá màu xanh nhạt, hơi
ráp và chứa nhiều phấn trắng. Búp chuối cuộn tròn như phong thư của người xưa
trao gửi nhau những tâm tình trong đó. Thời gian trôi qua, làn gió tinh nghịch cứ
dần mở được lá thư ấy, chiếc lá non màu nõn chuối lại bung ra, đón lấy ảnh nắng
mà phát triển. Khi cây đã được khoảng hơn nửa năm, cây bắt đầu vào thời kỳ trổ
buồng. Cây chuối khi ấy như một người phụ nữ mang cái duyên dáng, yêu kiều đến lạ.
Đầu tiên là chiếc hoa chuối màu tím tía trổ ra từ trong cây. Hoa to bằng cổ tay
người lớn, dài khoảng hai mươi đến ba mươi xăng ti mét. Màu sắc bắt mắt ấy thu
hút rất nhiều loài côn trùng đến làm bạn với cây. Sau thời gian, cây dồn chất dinh
dưỡng cho hoa, các quả chuối non bắt đầu tách lớp vỏ ngoài của hoa ra mà lấp ló
trước cuộc đời. Những trái chuối non màu xanh nhạt, các cạnh rõ ràng, bên trên
còn đội chiếc mũ hoa màu trắng rất đáng yêu. Cây mẹ nhường tất cả dinh dưỡng
cho các trái chuối non. Chỉ một vài tháng sau, những quả chuối bé nhỏ ngày nào đã
lớn lên, da căng bóng, màu xanh đậm. Buồng chuối sai trĩu quả, các nải chuối xếp
so le nhau, trái nào trái nấy căng mẩy đẹp mắt. Cây chuối mẹ nghiêng hẳn người về
một phía để ôm lấy đàn con bé bỏng. Nhìn cây chuối mà em thấy tình mẫu tử thật
thiêng liêng, nó tồn tại khắp cuộc đời và trong ngay cả những vật vô tri vô giác.
Em rất thích vẻ đẹp của cây chuối khi trổ buồng. Ngắm cây chuối khi ấy, lòng em
thấy ấm áp và bình yên lạ thường. Em nhất định sẽ chăm sóc cho vườn nhà thật tốt,
để năm nào cũng được ngắm cây chuối ra buồng.
Tả cây chuối - Mẫu 12
Hè nào em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà trồng rất nhiều cây ăn quả nào
na, nào ổi,… Những loại trái cây ấy đều có hương vị ngon ngọt riêng biệt. Nhưng
em vẫn thích nhất là cây chuối tiêu sai quả trong bụi cây ở góc vườn.
Nhìn từ xa, cây chuối như chiếc ô xanh mát rượi. Thân cao hơn đầu người mọc
thẳng, không có cành xung quanh là mấy cây con mọc sát lại thành bụi. Đến gần
mới thấy rõ thân chuối to gần bằng cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác
mát rượi nữa vì cái vỏ bóng bẩy đã hơi khô.
Cây chuối tiêu có nhiều tàu lá, có tàu đã khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống
gốc. Các tàu lá còn xanh thì tươi tốt nguyên vẹn, to như máng nước úp sấp. Những
tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở trên xanh nhạt dần. Sát tàu lá vàng là
một bắp chuối màu đỏ đang trổ hoa. Hoa chuối dần dần hé nở để lộ những nải
chuối tạo thành một buồng chuối.
Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nải úp sát vào nhau tưởng
chừng thân chuối muốn ngả về một phía. Nải nào cũng chen chúc những quả no
tròn. Mỗi quả chuối dài hơn một gang tay em. Khi chuối chín, mùi thơm của nó phảng phất trong gió.
Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì: thân chuối làm thức ăn cho lợn, lá chuối
thường được bà dùng để gói bánh, hoa chuối làm nộm là thức ăn của người dân
quê, quả chuối ăn vừa ngon lại vừa bổ…. Còn gì thú vị hơn là sau bữa cơm được
ăn tráng miệng bằng một quả chuối ở nhà mình trồng.
Cây chuối tiêu thực sự là người bạn tốt của em. Cây vừa cho trái ngon, tạo mảng
xanh cho khu vườn thêm mát mẻ. Em rất yêu và quý cây chuối nhà mình. Em sẽ cố
gắng chăm sóc thật tốt để cây cho nhiều quả ngọt.
Tả cây chuối - Mẫu 13
Trong số các loại cây ăn quả, em lại rất thích cây ăn quả ngắn ngày bởi chúng dễ
trồng, dễ thu hoạch. Trong đó em thích nhất là cây chuối. Bởi vậy, bố em đã trồng
một hàng chuối dọc theo bờ ao sau nhà.
Từng cây chuối xanh xanh đứng thẳng tắp đều nhau, loại chuối mà bố em trồng là
chuối tiêu. Chuối tiêu quả dài và nhỏ, trái ngược hẳn với chuối hột – loại chuối có
trái to và ngắn. Chuối tiêu vô cùng phổ biến, nó được dùng làm một trong những
loại trái cây làm nên mâm ngũ quả, còn có chuối tiêu xanh được dùng để nấu canh
ốc. Chuối tiêu ăn ngon lắm, ngọt và mềm, ăn một lần liền thích. Khi trứng chín quá
thì lớp vỏ màu vàng bên ngoài sẽ chuyển sang đen, có những chấm trắng bên trên,
người ta gọi đó là chuối trứng cuốc.
Cây chuối đặc biệt ở chỗ thân nó không to như nhiều cây khác, cũng chẳng xù xì
mà lại trơn trượt, mang một màu xanh bắt mắt. Thân cây chuối mềm, bóc đi vài lớp
vỏ bao bọc bên ngoài, sẽ thấy lớp lõi non bên trong, mà đây lại là nguồn thức ăn vô
cùng dinh dưỡng cho những chú gà đấy. Không chỉ vậy, lá chuối cũng to bản,
trông như những lá cờ vậy. Lá chuối hay được dùng để gói xôi, cốm thay cho lá
sen nữa, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giảm thiểu được lượng nilon sử dụng hàng ngày.
Cây chuối chỗ nào cũng đặc biệt, cũng có ích cả, ngay cả hoa cũng vậy. Em vẫn
thường thấy những bông hoa nhỏ li ti của nhiều cây ăn quả khác nhau, mang một
màu trắng muốt. Nhưng hoa chuối lại khác biệt hoàn toàn. Hoa chuối màu đỏ, to,
nhìn như đầu bút lông của các thi nhân ngày xưa. Hoa chuối còn có thể cắt ra,
ngâm nước muối, trở thành một loại rau sống ăn kèm rất ngon và sạch nữa.
Em yêu cây chuối bởi cây có rất nhiều tác dụng, lại còn dễ trồng, không cần chăm
sóc quá tỉ mỉ công phu như nhiều cây khác. Em mong những cây chuối nhà mình
sẽ luôn cho ra những trái chuối ngon lành. Tả cây sầu riêng
Tả cây sầu riêng - Mẫu 1
Em được sinh ra và lớn lên ở miền Nam có thời tiết lúc nào cũng quanh năm nắng
nóng nữa. Và nơi đây lại luôn luôn được biết đến là một vùng đất nổi tiếng với
hương vị của trái sầu riêng thơm ngát. Và trái sầu riêng cũng là loại quả mà em
thích ăn nhất nữa, hương vị của nó thật đặc biệt.
Khi được nhìn ngắm nhìn những trái sầu riêng mới thích thú biết bao nhiêu, trái
sầu riêng này lại có lớp gai nhọn bên ngoài trông chẳng khác những trái mít ở
ngoài miền Bắc cả thế nhưng nó lại đặc biệt hơn ở phần bên trong nữa. Khi bổ trái
sầu riêng ra em nhận thấy ở mỗi trái sầu riêng chỉ có từ 3 đến 5 múi mà thôi. Điều
đặc biệt nhất ở đây đó chính là mỗi múi sầu riêng nhìn đều rất to chứ nó không có
nhiều múi nho nhỏ và có nhiều xơ như trái mít đâu, nhìn thật thơm ngon nữa.
Trái sầu riêng cũng nặng khoảng 1, 2 cân thỉnh thoảng có trái cá biệt có thể lên đến
3, 4 cân. Thực sự em ăn trái sầu riêng khi chín nó lại có được một mùi hương rất
thơm và đậm đà biết bao nhiêu. Em chỉ cần đứng từ xa thôi mà khi bổ sầu riêng
chín ra em cũng có thể ngửi thấy hương vị của nó rồi. Đã có rất nhiều người như
lại không thích mùi hương và cả hương vị của nó do không quen. Thế nhưng ăn
dần lại trở lên thật nghiện món này. Từng múi sầu riêng thơm ngon và béo ngậy
mới thật hấp dẫn và đặc biệt làm sao. Đó như một món quà của tạo hóa, của thiên nhiên ban tặng.
Em luôn luôn rất thích cùng gia đình mình thưởng thức những trái sầu riêng ngọt
lịm và cũng bổ dưỡng biết bao nhiêu cứ mỗi khi hè về.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 2
Trong tất cả các loại hoa quả thì em thích ăn nhất là trái sầu riêng. Cứ mỗi dịp nghỉ
hè em đều được ba mẹ em cho về quê ngoại – nơi đó có trồng rất nhiều trái sầu
riêng. Và em rất yêu thích những câu sầu riêng nhà ông bà vì năm nào nó cũng ra
nhiều trái chín thơm ngon nữa.
Khi được về quê ngoại là em cũng lại được cùng ngoại thưởng thức những trái sầu
riêng thật thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng ngay trong khu vườn nhỏ cạnh nhà. Có
thể nói rằng chính hương sầu riêng chín rất nồng nữa. Trong mỗi lần về quê ngoại
thì chỉ cần đi gần đến cổng nhà ngoại thôi là em đã ngửi thấy hương thơm của
những trái sầu riêng chín cứ thoang thoảng trong không gian. Hương sầu riêng thật
đặc trưng và cũng thật khác lạ với những trái ăn quả khác. Quan sát em nhận thấy
được trái sầu riêng không quá to trung bình nó chỉ có cân nặng từ 1 cho đến 2 cân
mà thôi thế nhưng lại có múi khá lớn. Múi sầu riêng này một mình em không thể
ăn hết một trái được.
Em cũng cảm nhận thấy được sầu riêng rất đặc biệt biết bao nhiêu, nhất là những
lúc còn xanh thì trái sầu riêng nho nhỏ nó lại nằm tít trên cành cao. Thế rồi trái sầu
riêng khi chín thì chúng lớn dần lên, khi sầu riêng ngày càng to thì càng thấy rõ rền
rệt những chiếc gai nhọn bên ngoài của nó cứ cứng cáp như những mũi tên vậy. Có
lẽ quả sầu riêng rất quý cho nên có được những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu
riêng như thoát khỏi được đám côn trùng độc hại nữa. Những quả khác thì có thể
để chín hái những sầu riêng thật đặc biệt đó chính là để trái chín rụng từ trên cây
ăn mới ngon, hoặc nếu hái cũng phải biết cách hái cho thật nhẹ nhàng không thì ăn
cũng không ngon nữa. Nên mỗi lần hái ông em cũng hái sầu riêng cẩn thận. Ăn sầu
riêng nhà ngoại em trồng thật ngon biết bao.
Em vô cùng thích cây sầu riêng này. Đặc biệt cứ mỗi khi hè về thì em dường như
đều rất mong đến lúc được về ngoại để ngoại hái cho ăn những trái chín thơm ngon này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 3
Sầu riêng là cây có vị thơm và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ, nơi đó khí hậu mới
phù hợp để trồng loại quả này, quả sầu riêng là loại quả mà em thích ăn nhất.
Quả sầu riêng có hình dạng kiểu giống như quả mít ở miền Bắc, nó có nhiều gai
trên bề mặt quả, mỗi quả đều được gắn với những cuống lá to rộng bản. Thân của
nó to và thuộc loại gỗ cứng, hình dạng của cây mang những đặc trưng riêng, thân
nó to giống thuộc gỗ của cây mít ở miền Bắc, lá to rộng bản, lá của nó có gân xanh
ở giữa, mặt thì xanh và có những đường nét riêng, cây sầu riêng phù hợp với khí
hậu hai mùa như trong vùng Nam Bộ, hoa của sầu riêng thì thành từng chùm giống
kiểu hoa của cây đu đủ đực, nó mọc ở thân cây chỗ đó cũng chính là chỗ mà ra quả
của cây sầu riêng, những hình ảnh của cây sầu riêng có những nét riêng biệt và có
ý nghĩa sâu sắc cây sầu riêng mang một vẻ đẹp chất phác và vô cùng đẹp. Hình
dạng của cây sầu riêng giống với cây mít ở miền Bắc mình, quả của nó cũng có rất
nhiều gai, có màu ngả vàng, múi của nó cũng giống như múi mít nhưng mùi vị của nó nồng hơn.
Cây sầu riêng được trồng trong những vùng đất tốt, nó mang một vẻ đẹp của vùng
xứ sở Nam Bộ, mùi của nó nếu như ai ăn được thì cảm thấy rất thơm ngon nó
mang những vị béo béo và những màu hơi nức mũi, hình ảnh của nó cũng đẹp mỗi
quả tầm nặng của nó là 3-4 kg, quả to thì 5 kg, múi của nó to, ít múi hơn quả mít.
Sầu riêng chủ yếu có vào hồi tháng 5 tháng 6, trong những vùng trồng sầu riêng lúc
đó bắt được thu hoạch những quả sầu riêng ngon và bổ dưỡng, quả sầu riêng hiện
nay cũng được bán rất nhiều ở ngoài miền bắc và nó là loại quả được ưa chuộng
của tất cả mọi người, mọi người thường lựa chọn loại quả này là do, tính chất của
nó cũng có là một bài thuốc để chữa trị bệnh, bên trong quả thì dùng để ăn và là
một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, bên ngoài thì là một vị thuốc. Có thể thấy
rằng quả sầu riêng là một loại cây có rất nhiều chức năng.
Em rất thích cây sầu riêng nó là một loại quả có nhiều những công dụng hết sức
đặc biệt và mùi vị của nó cũng rất ngon.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 4
Ở nước ta, chỉ miền Nam mới có sầu riêng, trồng được sầu riêng.
Cây sầu riêng thân gỗ to, có thể cao từ mười đến mười lăm mét, có rất nhiều cành.
Lá sầu riêng to, mọc đơn lẻ, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng,
mặt trên láng bóng. Chùm hoa sầu riêng to, mọc ở thân cây, những thân cây già, nụ
hoa tròn, cánh hoa màu trắng nhiều nhị. Quả sầu riêng thuộc loại quả nang (gần
giống như quả mít), vỏ có gai nhọn, hạt to vàng, quanh hạt có áo, múi mềm, màu
ngà, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy.
Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Lúc ấy cả khu vườn dậy lên một mùi
thơm nồng nàn, rất quyến rũ. Từ xa, ta đã ngửi thấy, nghe thấy cái mùi vị đậm đà
ấy. Một quả sầu riêng chín để trong nhà, ta cảm thấy mọi vật đều trở thành sầu
riêng, áo quần như được tẩm hương sầu riêng.
Sầu riêng ngọt thơm ngậy. Nhưng có nhiều người không thể ăn được sầu riêng. Vỏ
sầu riêng là một loại dược liệu quý để chữa ho, tiêu chảy.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 5
Để chọn một loại quả đặc biệt nhất khiến cho các bạn nước ngoài ấn tượng thì
không thể không nhắc đến quả sầu riêng. Và ở nước ta cũng chỉ miền Nam mới có
sầu riêng và mới trồng được sầu riêng mà thôi. Cây sầu riêng thật đặc biệt, ngắm
nhìn loại cây này em thực sự thích thú.
Hình ảnh của cây sầu riêng thân gỗ to, cây sầu riêng này cũng có thể cao từ mười
đến mười lăm mét, cao hơn ngôi nhà của em rất nhiều. Cây sầu riêng lại còn có rất
nhiều cành um tùm và tươi tốt nữa. Trên thân cây sầu riêng lại có những chiếc lá
mọc đơn lẻ. Quan sát cái lá của cây em thấy phiến lá dày hình trứng thuôn dài, còn
về phần mặt dưới màu vàng, mặt trên láng bóng vô cùng thích thú. Có lẽ em ấn
tượng nhất cũng chính là chùm hoa sầu riêng to và nó lại được mọc ngay ở thân
cây. Nếu nhà những thân cây sầu riêng già, nụ hoa tròn và tất cả cánh hoa màu
trắng nhiều nhị trông đẹp lắm. Em học trên trường và theo lời kể của mẹ thì quả
sầu riêng thuộc loại quả nang, quả sầu riêng nó trông gần giống như quả mít ở
ngoài Bắc. Thế nhưng sầu riêng vỏ có gai nhọn hơn trái mít rất nhiều, thêm với đó
là hạt to vàng. Bao quanh hạt có một lớp áo, múi mềm, màu ngà. Ấn tượng nhất
chính là quả có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy kén người ăn nữa. Người ta
có thể dễ dàng ăn mít nhưng sầu riêng không phải ai cũng ăn được. Người ăn quen
thì sẽ nghiện hương vị của loại quả này, còn nếu không quen thì chỉ cần ngửi thôi là đã muốn tránh xa.
Hàng năm cứ vào mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Khi đó thì cả khu
vườn nhà em có một mùi thơm nồng nàn vô cùng quyến rũ. Khi đi từ xa ai ai cũng
có thể ngửi thấy được mùi vị của nó. Chỉ cần có một quả sầu riêng trong nhà thôi
là tất cả nhà đều có thể ngửi thấy khi nó chín.
Trái sầu riêng ngọt, thơm, ngậy và khiến cho em vô cùng thích và nó được ví như
một món quà quý. Em yêu cây sầu riêng lắm, em ước các cây sầu riêng trong vườn
nhà em cũng sẽ luôn xanh tốt.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 6
Trong các loại cây ăn quả trong vườn nhà em thì có lẽ em thích nhất là cây sầu
riêng cao chót vót, hàng năm cây lại cho ra biết bao nhiêu quả sầu riêng ngon lành.
Thân cây sầu riêng to lắm, nó cũng phải bằng một vòng tay ôm của em. Cây sầu
riêng cao lắm, trên đó lại có rất nhiều cành lá nữa nhìn thật thích mắt. Ngắm nhìn
những bông hoa sầu riêng có những nét đặc sắc lắm, ai nhìn cũng thích. Thông
thường thì hoa sầu riêng vẫn trổ vào cuối năm, hoa mang mùi hương thơm ngát
như hương cau hay hương bưởi vậy. Nhìn những chùm hoa sầu riêng đậu từng
chùm và có màu trắng ngà mới đẹp làm sao. Nhìn cánh hoa nhỏ giống như những
vảy cá và cứ hao hao giống cánh sen còn và ở giữa cứ lác đác vài nhụy nhỏ li ti. Lá
sầu riêng to và là lá đơn. Lá xanh thẫm và nhiều khi lũ trẻ chúng em còn lấy chiếc
lá sầu riêng này để làm quạt xua đi những cơn oi nóng.
Khi mùa quả đến, cây sầu riêng nhà em ra sai lắm. Hình ảnh quả sầu riêng có gai
nhọn lớn hơn gai mít rất là nhiều. Với vỏ gai cứng này nó bao bọc múi sầu riêng
bên trong cẩn thận. Người không may đụng đến cái gai này thì sẽ bị đau nên khi
sầu riêng chín người ta cũng cẩn thận bổ và tách cơm sầu riêng bên trong ra thật
ngon. Mùi thơm của sầu riêng khó tả lắm! Nó giống mùi thơm của mít nhưng lại
quyện với mùi thơm nồng của bưởi. Ăn cơm sầu riêng gậy gậy vị béo của trứng gà
và vị ngọt của mật ong. Và sầu riêng luôn kén người ăn.
Em rất thích cây sầu riêng trong vườn nhà em, em sẽ chăm sóc cho nó để mỗi năm nó lại ra thật sai quả.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 7
Trái sầu riêng là một trong những trái đặc biệt và có mùi vị độc nhất, nó là một
thức quà quê thật ngon và ý nghĩa của miền Nam đất Việt Nam ta.
Quan sát thấy được cây sầu riêng thân gỗ to lắm, to như cái cột nhà vậy. Trung
bình cây sầu riêng có thể cao lên đến 10 và 15 mét, tỏa những tán lá như thật um
tùm. Thật thích mắt là sao khi được quan sát chiếc lá sầu riêng to, lá lại còn mọc
đơn lẻ nữa không như các loài cây khác. Nhìn kỹ các phiến lá dày hình trứng thuôn
dài đẹp và lạ mắt lắm. Nhìn chiếc lá sầu riêng ở mặt trên láng bóng và có màu vàng
vàng còn mặt dưới cũng là màu này nhưng nó không có đó bóng và trơn như mặt
trước. Không thể nào có thể làm ngơ với những chùm hoa sầu riêng, nó được mọc
luôn ở thân cây thật đẹp. Chùm hoa sầu riêng đẹp một vẻ đẹp riêng, nụ hoa rất tròn
những cách trắng như nở ra thật đẹp bao bọc túi phấn bên trong.
Các bạn ở miền Bắc nếu muốn ngắm nhìn những cây sầu riêng độc lạ này thì hãy
một lần đi vào miền Nam nhé! Quả sầu riêng cũng rất giống trái mít ở miền Bắc,
chỉ khác là gai của quả sầu riêng cứng, nhọn và tua tủa hơn rất nhiều. Khi bổ quả
sầu riêng ta thì nó có những múi sầu riêng to màu vàng hay màu ngà, thơm đặc
biệt. Ăn một miếng sầu riêng nhỏ thôi em cũng đã cảm nhận được mùi thơm cũng như độ béo ngậy rồi.
Sầu riêng chín vào đợt tháng 5 và tháng 6. Đi vào tầm đó vườn sầu riêng như dậy
lên được mùi hương thật nồng nàn và đặc trưng mà không một thứ quả nào có
được. Em rất thích ăn sầu riêng và thật vui khi được ngắm nhìn cây sầu riêng sai trĩu quả.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 8
Quả sầu riêng là loại quả mà em có ấn tượng đặc biệt cả về hình dáng lẫn mùi vị.
Cây sầu riêng thuộc loại cây thân gỗ to cao, có thể cao từ mười năm đến hai mươi
mét có cây còn cao hơn. Lá sầu riêng có mặt dưới vàng mặt trên láng bóng, lá to và
mọc đơn lẻ hình thuôn dài. Hoa sầu riêng có màu trắng khi nở thành từng chùm lớn
mọc ở thân cây. Quả sầu riêng bên ngoài rất giống với quả mít ở Miền Bắc nhưng
mít thì có mùi thơm còn sầu riêng lại có mùi vị đặc trưng của nó và ít người có thể
ăn và cảm nhận được vị ngon của sầu riêng.
Vỏ của quả sầu riêng có những cái gai nhỏ, bên trong có múi mềm và có hạt to
vàng có vị béo ngậy. Mùa sầu riêng chín cũng là vào mùa hè cùng với cái nắng
chói chang của mùa hạ. Khi cả khu vườn sầu riêng chín thì từ xa người ta đã ngửi
thấy mùa và muốn ăn ngay. Đối với những người ăn được sầu riêng họ thấy sầu
riêng rất là ngon và có vị ngọt đến mức nghiện và thích ăn sầu riêng.
Và với bản thân em là một người Bắc thì khó có thể ăn được loại quả này nhưng nó
là một loại trái cây rất đặc trưng và có lẽ là niềm tự hào của những bạn người miền Nam.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 9
Như mọi người đã biết sầu riêng là một loại cây trồng đặc biệt mà chỉ ở miền Nam
mới có được nên ắt hẳn rất ít người biết về loại cây trái này.
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền nam. Thân cây gỗ cao từ mười đến hai
mươi mét. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Hoa sầu riêng trổ vào
cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu
vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống
cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một
trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùa trái rộ
vào độ tháng tư, tháng năm ta.
Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không
khí. Còn hàng chục mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Em rất thích ăn sầu riêng, có lẽ không nhiều người Bắc ăn được loại quả này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 10
Hè vừa rồi em được bố mẹ dẫn về thăm quê ngoại, ngoại em ở miền Nam. Trong
này, trồng rất nhiều loại cây ăn quả như bơ, xoài , thanh long....nhưng em ấn tượng
và thích nhất là vườn cây sầu riêng của ngoại.
Sầu riêng mang thân gỗ, tùy mỗi cây mà chiều cao của nó cũng khác nhau, có cây
cao tầm 10 mét, cây cao hơn có thể lên đến 20 mét. Thân thẳng nhưng lên đến quá
nửa thì phân thành nhiều nhánh nhỏ mọc vươn ra đón ánh nắng trời. Cành lá xanh
mọc um tùm, lá sầu riêng không quá to, trơn, láng bóng, gân lá màu trắng sữa kéo
dài từ cuống đến đầu ngọn. Sầu riêng khi tăng trưởng đến một ngưỡng nhất định sẽ
ra hoa và kết trái. Hoa sầu riêng rất đẹp và dịu dàng, những chùm hoa sầu riêng
mang màu trắng tinh khôi cùng vẻ e ấp trong những búp non trông thật duyên
dáng. Khi nở ra, những bông hoa trông thật đẹp, nhất là những nhị hoa được dịp
khoe vẻ kiều diễm của mình trong nắng mới, điểm xuyết giữa nền xanh um tùm
của lá. Sầu riêng bắt đầu kết quả, quả sầu riêng có vỏ là những gai nhọn và khá sắc,
tựa vỏ quả mít nhưng cứng hơn. Những quả sầu riêng non trên cành, mang màu
xanh đậm, trông như những quả bóng tròn lủng lẳng trên cây. Khi thưởng thức sầu
riêng, bạn sẽ tận hưởng những hương vị đặc biệt của nó. Những múi sầu riêng to,
căng đầy và vàng ươm trông thật tuyệt. Khi ăn, vị béo ngậy cùng hương nồng
đượm lan toả rất mê hoặc.
Vườn sầu riêng nhà ngoại được trồng thành những hàng cây thẳng tắp và cách đều
nhau. Mỗi sớm mai ra vườn, nhìn những cây sầu riêng sai quả đang trong mùa chín
toả hương thơm lừng cả góc vườn, em lại càng thêm trân trọng và khâm phục công
lao vun trồng chăm bón của người lao động. Đó là những thành quả đạt được sau
những giọt mồ hôi mặn chát của ngoại, của cậu mợ, và của những bà con lao động nơi đây.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 11
Trong góc vườn nhà em có trồng một cây sầu riêng rất lớn. Đến nay cây cũng đã
gần tám năm tuổi rồi. Cây là món quà một người bạn thân của bố em tặng nên cả nhà đều quý cây lắm.
Cây sầu riêng không quá cao, chỉ khoảng hai mét, nó thấp hơn so với những cây
mít, cây bưởi trong vườn. Thế nhưng nói về độ xum xuê của tán lá thì chẳng cây
nào so được với cây sầu riêng cả. Từ thân cây to như bắp đùi người lớn, tỏa ra các
các cành lớn. Cành cây sầu riêng rất dài, có cành phải dài đến cả hơn hai mét. Và
đặc biệt, cây sầu riêng hầu như chỉ gồm các cành chính tỏa ra từ thân cây, chứa các
nhánh phụ thì rất ít ỏi hầu như không có. Lá sầu riêng có hình dáng như lá xoài
nhưng dài hơn, thường sẽ to và dài như bàn tay của bố. Mặt trên của lá có màu
xanh lá, còn mặt dưới thì màu hơi ngả vàng.
Thường, vào cuối năm, cây sầu riêng sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sầu riêng khá lớn, màu
trắng muốt, bông to như là bàn tay em bé vậy. Đặc biệt, hoa sẽ mọc thành chùm
lớn, mỗi chùm có khi có hơn mười bông. Mỗi chùm như vậy sẽ có chung một gốc
mọc ra trực tiếp từ cành cây. Đến độ tháng sau đó, hoa sẽ kết quả. Thường thì số
lượng quả được đậu sẽ rất nhiều. Tạo thành từng chùm quả lơ lửng khắp các cành
cây. Tuy nhiên, để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi trái, bố em sẽ tỉa bớt
quả đi. Lúc còn nhỏ quả sầu riêng trông không khác gì trái cóc xanh cả. Khi lớn
dần lên, to bằng cái bát thì gai bắt đầu nhú dần. Thường thì quả sầu riêng sẽ có thể
to bằng cái tô lớn, đôi khi có thể to hơn. Khi chín, mùi hương của sầu riêng rất đậm
và bay rất xa. Nếu quen thì sẽ thấy rất thơm, nhưng ai không thích sẽ thấy mùi
thum thủm khó chịu. Mỗi quả sầu riêng thường sẽ có ba đến bốn múi lớn, thịt dày.
Khi ăn thấy ngon, ngọt, bùi và béo. Thích vô cùng. Khi đến mùa, nhiều trái sầu
riêng chín cùng lúc, mẹ em sẽ làm các món kem, sinh tố sầu riêng để đổi vị cho cả nhà.
Em thích cây sầu riêng lắm. Hằng ngày, em sẽ mang nước ra tưới cho cây để cây
luôn khỏe mạnh và tươi tốt.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 12
Miền Nam vốn nổi tiếng về sự phong phú đa dạng của các loại trái cây. Nhưng để
chọn lựa một loại quả chỉ thuộc riêng về vùng miền này, chỉ cần nghe tên thôi
người ta đã nhớ ngay thì đó chính là quả sầu riêng.
Tên gọi của loại quả này vốn dĩ cũng rất đặc biệt, nghe lạ tai. Cha ông ta cũng có
cả một sự tích giải thích cho tên gọi này dựa theo một câu chuyện tình yêu chung
thủy, cảm động. Ấn tượng ban đầu của em về sầu riêng là nó có nét gần gũi với
quả mít ở miền Bắc. Nó cũng khoác bên ngoài tấm áo màu xanh thẫm, đâm ra tua
tủa những chiếc gai khá nhọn và to. Bởi vậy, sầu riêng có vẻ ngoài xù xì, gai góc
tựa như một con người khó gần. Nhưng sự thật không phải thế, sầu riêng có một
mùi thơm rất đặc trưng. Đó là một hương thơm đậm đặc, những ai hợp sẽ cảm thấy
mùi này rất dễ chịu còn với một bộ phận sẽ cảm thấy không chịu nổi. Mùi của sầu
riêng có sức lan tỏa rất xa, rất lâu, không gì ngăn lại được. Khi bổ quả sầu riêng, nó
cũng có những múi như mít nhưng số lượng ít hơn và to hơn. Sau lớp vỏ xanh, một
lớp ruột màu vàng nhạt được gọi là phần cơm sầu dần dần hiện ra, kích thích vị
giác. Khi ăn sẽ cảm cảm giác béo thơm và rất ngậy. Cơm sầu che chở, ấp ủ phần
hạt sầu bên trong. Theo sự tích sầu riêng, hạt ấy như tượng trưng cho giọt nước
mắt của tình yêu bởi vậy quả mà có hạt mới là sầu riêng đích thực. Hương vị của
sầu riêng chỉ cần nếm một lần thôi là không thể quên trong đời. Những trái sầu
riêng lúc lỉu trên cây như những đàn con đang được che chở trong vòng tay mẹ. Đó
còn là sự gửi gắm bao hi vọng của những người làm vườn về một mùa bội thu trái.
Quãng đường vận chuyển loại quả này thật không dễ dàng gì nhưng luôn được mọi
người săn đó. Sầu riêng còn được chế biến thành nhiều thức quà khác như bánh,
kẹo, các đồ sấy… Em vẫn nhớ lần đầu tiên được cầm và thưởng thức trái sầu riêng,
đó là một kỉ niệm khó quên với bản thân em.
Loại quả nào cũng có những người dành niềm yêu thích cho nó. Sầu riêng cũng
vậy, cũng đã làm nức lòng và để lại hương vị nhớ nhung cho biết bao người đã từng nếm trải.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 13
Cây sầu riêng là một loại trái quý của nước ta và chỉ điều kiện khí hậu ở trong Nam
mới thích hợp để trồng loại cây này mà thôi. Trong đợt hè vừa rồi em cũng thật
may mắn khi được vào nhà bác em ở trong Nam và được tận mắt nhìn ngắm cây
sầu riêng này em thật thích thú biết bao nhiêu.
Theo quan sát cũng như lời giới thiệu dễ hiểu của bác em về loài cây sầu riêng này
thì em biết được cây sầu riêng thuộc loại cây thân gỗ to cao lắm. Cây sầu riêng
trong vườn nhà bác em có cây cũng phải được 15 mét, nhưng bác nói có nhiều cây
còn cao hơn nữa. Trên cao chừng 2 mét em thấy thân của cây sầu riêng cũng đã bắt
đầu phân nhánh rất nhiều, trên những nhánh đó lại có biết bao nhiêu là lá sầu riêng.
Lá không xanh um tùm như các loại cây thân gỗ khác mà em thấy được nó có màu
vàng. Lá của sầu riêng ở mặt trên thật láng bóng, nhất là những khi trời mưa xong
mà có ánh nắng soi chiếu thì độ láng bóng của lá cây càng thêm đẹp đẽ. Nhìn phía
dưới lá cây thì cũng vớ màu vàng pha xanh xanh chút cũng lại có màu nhạt hơn
mặt trên, và không có được độ bóng như mặt trước. Lá của sầu riêng cũng đơn độc,
nó không mọc thành tán mà lại cứ mọc lẻ tẻ trên cây có hình thuôn dài cũng thật
đẹp mắt biết bao nhiêu.
Hoa sầu riêng có màu trắng ngà và nó được nở từng chùm trên thân cây thật ấn
tượng biết bao nhiêu. Quả sầu riêng trong miền Nam thật giống quả mít ở ngoài
Bắc nhưng mùi thơm thật khác lạ. Sầu riêng là một loại quả rất kén người ăn,
không phải ai ai cũng ăn được sầu riêng mà có thể cảm nhận được vị ngon ngọt,
béo ngầy ngậy của nó. Bác em nói trước kia bác rất sợ sầu riêng, nhưng lâu ăn và
cảm nhận được vị thơm ngon của nó giờ trở thành nghiện hương vị của trái sầu riêng biết bao nhiêu.
Khi mùa hè đến cây sầu riêng đã cho những trái chín thơm lừng cả khu vườn. Em
thưởng thức và cảm thấy miếng sầu riêng như tan ở đầu lưỡi, dịu ngọt và thật
ngon. Em rất thích cây sầu riêng, em sẽ học thật tốt để hè năm sau bố mẹ em lại
cho em vào thăm nhà bác để được nhìn ngắm loài cây độc đáo này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 14
Nhà ông ngoại em có một vườn sầu riêng, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Mỗi khi
sầu riêng chín, ông thường bứt cho em ăn. Vì vậy mà em đặc biệt rất thích ăn loại quả này.
Sầu riêng có mùi vị vô cùng đặc trưng. Đứng từ đằng xa em cũng có thể ngửi thấy
hương vị của nó. Nếu ai để sầu riêng trong nhà hay ai vừa ăn sầu riêng thì mùi
hương của nó còn lưu lại rất lâu. Đối với nhiều người, mùi hương ấy có thể gây
khó chịu. Nhưng đối với em, đây chính là hương vị của tuổi thơ.
Em thích nhất là được sờ vào vỏ sầu riêng. Những chiếc gai nhọn và to của nó khi
chạm vào tay mới đầu có cảm giác hơi nhói đau nhưng sau đó lại có cảm giác nhột
nhột, buồn tay. Vỏ của quả sầu riêng có màu xanh nhạt và khá dày. Khi ăn, phải bổ
bỏ lớp vỏ ấy đi mới nhìn thấy được phần cơm sầu bên trong. Cơm sầu có màu vàng
chanh. Chúng bao bọc lấy hạt sầu. Hạt sầu riêng có màu vàng và khá to. Tuy nhìn
bề ngoài quả sầu riêng hao hao giống quả mít nhưng khi ăn lại cho ta hương vị béo ngậy hơn nhiều.
Ngoài việc thưởng thức sầu riêng ngay khi vừa mới bổ, người ta còn có thể thưởng
thức chúng bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như dùng làm bánh hay dùng
làm kẹo. Những món ăn có hương vị sầu riêng đối với em đều rất thơm và ngon.
Bên cạnh đó, vỏ của quả sầu riêng còn có công dụng là chữa ho và tiêu chảy nữa đấy.
Em rất thích quả sầu riêng vì nó gắn liền với tuổi thơ của em, gắn liền với mảnh
đất nơi em đã sinh ra và lớn lên.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 15
Nước ta được thiên nhiên ưu ái khi mang đến cho con người rất nhiều loại quả
ngon. Mỗi vùng miền lại có một loại đặc sản riêng. Ở miền Nam, loại cây nổi tiếng
nhất đó chính là cây sầu riêng.
Sầu riêng là một trong những loại cây thân gỗ to. Chiều cao của cây sầu riêng này
có lẽ phải cao đến hơn 10 mét. Gốc cây không to lắm. Từ thân cây, những cành cây
nhỏ đâm ra. Mặc dù nhìn chúng trông có vẻ khá là nhỏ nhắn nhưng lại vô cùng
vững chắc. Trên ngọn của cây, những cánh lá mọc ra rậm rạp. Chúng có hình trứng
thuôn dài, mặt bên trên láng bóng, mặt bên dưới có màu vàng. Những chùm hoa
sầu riêng mọc ra ở thân cây có màu trắng rất đẹp.
Mỗi năm khi mùa hè đến cũng là lúc cây sầu riêng kết trái. Quả sầu riêng giống
như quả mít, chúng có những cái gai nhọn ở bên ngoài nhưng to hơn. Mùi sầu
riêng chín có thể làm thơm phức mấy gian nhà. Đi từ đằng xa, chúng ta đã có thể
ngửi thấy mùi sầu riêng rồi. Nếu để một quả sầu riêng chín ở trong nhà thì có lẽ bất
cứ đồ vật nào trong nhà cũng phảng phất hương sầu riêng. Đối với em, mùi hương
ấy thật thơm ngon và thân quen. Thế nhưng không phải ai cũng thấy mùi hương
của loại quả này. Có những người không thể ăn được sầu riêng bởi mùi hương này.
Quả sầu riêng có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến nên nhiều loại
thực phẩm ngon. Vì vậy mà em rất thích sầu riêng.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 16
Có rất nhiều loài cây ăn quả như cây xoài, cây ổi, cây mít,... Nhưng em thích nhất
là cây sầu riêng. Sầu riêng thích hợp với khí hậu ở miền Nam nên được trồng nhiều nơi đây.
Sầu riêng là loài cây thân gỗ, khá cao, mỗi cây cao khoảng trên 10 mét, vỏ thân có
màu nâu đất. Cây sầu riêng có rất nhiều cành, mỗi cành mọc chi chít lá, tạo nên
một lùm cây um tùm. Lá sầu riêng có màu xanh đậm, to bản. Vào mùa quả, sầu
riêng ra hoa rất nhiều, những chùm hoa trắng ngào ngạt hương bay trong gió nhẹ
đầy tuyệt diệu. Rồi theo thời gian, sầu riêng dần kết quả, quả nào quả nấy như
những chú lợn ủn ỉn trên cây. Quả sầu riêng có màu xanh đậm hoặc vàng ươm, vỏ
có nhiều gai sắc và nhọn. Mỗi quả sầu riêng nặng từ 3kg-5kg, bên trong quả có
nhiều múi. Múi có màu vàng, thơm ngậy, rất ngọt và béo.
Mẹ em thường chọn những quả sầu riêng có vỏ ngoài xanh hoặc vàng nhạt với mùi
thơm tự nhiên làm món sinh tố, rất ngon và hấp dẫn. Tả cây đu đủ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài: giới thiệu cây đu đủ II. Thân bài 1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
- Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào? 2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào? + khi lá non + khi lá trưởng thành + khi lá già + lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không + nụ hoa + cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào? + khi trái non + khi trái già + khi trái chín
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,…. 3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây đu đủ mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây đu đủ mà em tả III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây đu đủ
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây đu đủ đó.
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 1
Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây, nào cây na, cây ổi, cây mít nhưng cây em
thích nhất vẫn là cây đu đủ vì nó là kỉ niệm duy nhất để em nhớ về ông. Ông em đã
mất rồi nên em không còn được nhìn thấy ông nữa, em chỉ biết rằng cây đu đủ này
chính là do ông em trồng nên. Ông phải đi mua hạt giống tận một nơi xa khác để
về ươm lên thành một cây đu đủ to lớn như bây giờ.
Cây đu đủ nhà em không cao lắm chừng khoảng hai mét thôi, cành lá của nó trông
rất đặc biệt. Em yêu nó rất nhiều và cũng nhớ đến ông rất nhiều. Thân cây đu đủ
không to đùng như cây ổi, cây mít, không có nhiều cành nhiều trẽ như cây na mà
nó chỉ có một thân cây duy nhất, nó nhỏ hơn những thân cây kia rất nhiều, thân của
nó chỉ nhỏ khoảng hai nắm tay người lớn phần gốc của nó phình to hơn. Đến phần
ngọn thì chúng nhỏ dần lại, càng lên ngọn lại càng nhỏ. Thân của nó có những vằn
vằn mờ mờ ngang thân cây.
Cành lá của nó cũng rất lạ so với những cành lá khác. Nó rất ít cành và cành của nó
cũng rất nhỏ, những cái cành như những cánh tay dài thẳng tắp mà nhỏ búp măng
đẹp như tay của một cô gái xinh đẹp. chiếc lá của nó rất lạ, hình lá không giống với
bất kì một cây nào. Những chiếc lá mang to nhưng lại chia thành những phiến lá
nhỏ hơn trông thật là, nó giống như bàn tay của một người nông dân lực điền tuy
nhiên lại rất mỏng. Đôi lúc nhìn nó giống như những cánh quạt của những bậc vua
quan của những triều đại thời xưa. Lá đẹp nhất khi sương sớm đến, những hạt
sương vương đầy trên những chiếc lá như làm nó tươi xanh đẹp hẳn lên. Những hạt
nước nhỏ không làm cho lá thấm nước, cứ dính đầy trên đấy đợi nắng đến mới chịu
rời khỏi lá cây theo nắng bay đi. Những ngày mưa chiếc lá nghiêng xuống cho
dòng nước chảy xuống đất, đên khi mưa tạnh rồi còn vài hát vẫn cố níu kéo mà
bám vào chiếc lá nhỏ từng giọt tí tách chậm rãi.
Những mùa quả đến những quả xanh ngon mọc bám thành chùm trên thân cây của
đu đủ. Khi chín nó có màu vàng , bổ ra có những hạt đen mềm nhìn như những hạt
vòng vậy. đặc biệt khi ấy đu đủ mềm và mát ngon lắm.
Em thấy yêu thêm cây đu đủ nhà em, nó không những mang đến những quả trái
cây ngọt lành mát dịu, không những làm đẹp cho khu vườn xinh tươi nhà em mà còn giúp em nhớ về ông.
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 2
Trong rất nhiều những cây đu đủ được trồng trong nhà em thích nhất đó là cây đu
đủ, nó được bố em trồng trước nhà và chăm bón rất cẩn thận.
Cây đu đủ có thân cây to nhưng thuộc loại thân mềm bên trong có những sợi xơ
được kết nối với nhau, những sợi xơ đó được kết nối theo một trật tự và tạo nên
những mạch kết nối riêng, hình ảnh thân cây đu đủ cao và dài nó rất thẳng, thân
của nó có màu xanh, và lá của cây đủ đủ có hình ngôi sao, lá to và có nhiều bản,
trong cây đủ đủ có ngọn đủ đủ đó là nơi chứa những hoa đu đủ và những lá đu đủ,
quả đu đủ thường ra ở chỗ trên thân cây, cây đu đủ có rất nhiều nhựa, mỗi lần chỉ
cần dùng tay cậy nó là nhựa đu đủ lại chảy ra nhựa đó là những hình ảnh của cây
đu đủ, đu đủ có màu xanh khi nó chưa chín và khi chín nó có màu vàng, hình ảnh
của quả đu đủ thường được mọc theo từng chùm, và những chùm đó ra rất nhiều
quả, quả của cây đu đủ có dạng giống quả hồ lô, nó dài, trong quả cũng chứa rất
nhiều nhựa, ông hay còn gọi là tàu đu đủ bên trong rỗng nó chỉ là có một cái vỏ
bao bên ngoài là một cái ống hút, nó được mọc ra từ thân cây đu đủ, ngọn đu đủ
thường tỏa ra các nhánh khác nhau.
Rễ của cây đủ đủ có màu xám nó rất dài và thường thì cứ hễ trời mưa là rễ nó nổi
lên bởi nó thuộc loại rễ ăn nổi, quả đu đủ khi xanh động tay vào rất ngứa, và hình
ảnh đó đã tạo nên những nét gần gũi cho con người, hình ảnh cây đu đủ đã thể hiện
được những loại quả ngon bởi quả đu đủ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, quả đu
đủ khi xanh có thể dùng đê luộc, khi chín có thể dấm để ăn như một loại quả có rất
nhiều vitamin, hình ảnh của cây đu đủ rung rinh trước nhà tạo cho em nhiều ấn
tượng tốt, khi nó rất sai quả và quả của nó chín ăn rất thơm và cực kì ngon. Hoa đu
đủ có màu trắng, nó thường ả theo từng chùm và mỗi chùm có rất nhiều quả hình
ảnh của cây đu đủ tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ bởi hương thơm của hoa đu
đủ cũng tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ khi có cơn gió bay qua thì hương đu đủ
đã tạo nên những nhịp điệu riêng và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ.
Em rất thích cây đu đủ ở trước nhà em, nó mang một vẻ đẹp bình dị và có nhiều ấn
tượng mạnh mẽ, cây đu đủ sai và rung rinh trước nhà tạo cho em không gian sống
rất trong lành và thoải mái.
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 3
Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã
trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích
nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.
Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những
cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình
tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá
rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh
dày, màu trắng, mọc từng chùm.
Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm
hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú.
Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn
hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả
chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao
gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng
có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi
trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất
ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.
Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là
thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công
sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em
những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 4
Nhà em có rất nhiều loại cây ăn trái, nào ổi, nào mít, rồi cả sầu riêng, chôm chôm.
Nhưng gắn bó với tuổi thơ em nhất là cây đu đủ trước sân nhà. Đó là loại cây ăn
trái đầu tiên mà em và bố cùng nhau chăm bón, đợi ngày cây ra quả, đến nay chắc
cây cũng tầm 3 năm tuổi rồi.
Cây đu đủ nhà em cao lắm rồi, chắc phải vượt qua cả nóc nhà, thế nên chỉ cần một
cơn gió nhẹ thôi cũng đủ làm cây lắc lư theo. Gió mạnh chút thì có khi làm rụng cả
quả chín, tàu lá vàng chưa muốn rời thân cây. Nhìn xa xa, cây đu đủ như một chiếc
ô xanh khổng lồ, có những lúc trông hơi giống cây dừa. Thân cây bạc trắng, to gần
bằng cái cột, bề mặt thân sần sùi, có những vết lõm xuống do tàu lá già rụng để lại.
Cây đu đủ nhà em không mọc thẳng mà hơi nghiêng, khi xưa còn thấp cây thẳng
thơm, nhưng lớn dần, lại mang nhiều quả thành ra gió thổi lệch hẳn về một bên.
Tàu lá đu đủ rất to, gồm một cành dạng ống rỗng dài gắn vào phiến lá to như cái
mẹt. Phiến lá xẻ thành từng thùy nhọn hơi giống hình ngôi sao. Lá đu đủ rất dày và
hơi cứng, lá có màu xanh thẫm, khi lá già thì chuyển sang vàng ruộm rồi rụng
xuống gốc. Một cây đu đủ như thế không có nhiều lá, chỉ tầm hai ba chục tàu lá, cá
biệt có cây chỉ độc cái ngọn non, nhưng vẫn sống và ra quả. Đu đủ là loài ưa ẩm,
nên thường trồng cạnh bờ ao, bờ giếng. Đu đủ cũng là loài mắn quả, một cây như
thế cùng lúc có thể có tới vài chục trái to, treo lủng lẳng trên cây. Nhà em trồng
giống đu đủ tròn, da quả lúc còn non thì xanh thẫm, đến khi quả chín thì chuyển
sang màu vàng cam căng mọng, trông rất hấp dẫn. Bổ đôi quả đu đủ chín, khoang
ruột có hình ngôi sao năm cánh, thịt ăn vừa mềm lại ngọt. Ăn đu đủ rất tốt cho sức
khỏe, dễ trồng nên rất tiết kiệm, nhà em không cần phải mua bao giờ.
Em rất thích ăn đu đủ, vì nó vừa ngon, vừa bổ, lại vừa rẻ. Nó là thứ cây đầu tiên
em tự tay trồng được. Em mong sao nó sống thật khỏe mạnh, để tiếp tục ra những
lứa quả ngon lành cho cả gia đình em thưởng thức.
Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 5
Trong khu vườn nho nhỏ của nhà em có trồng rất nhiều loại cây ăn quả, nào bưởi,
xoài, hồng xiêm, khế và nhiều cây khác, cây nào cũng cao lớn và mang lại quả
ngon. Tuy nhiên em thích nhất là cây đu đủ bởi trông nó rất đặc biệt, khác hẳn với những cây còn lại.
Cây đu đủ không cao lắm, chỉ chừng khoảng 2 mét, thân cây bằng bắp chân người
lớn, điều đặc biệt khiến nó khác với những cây khác chính là nó cứ mọc thẳng,
chẳng hề có nhánh hay cành nào đâm ra nữa cả, trong khi các cây khác chi chít các
cành lớn cành nhỏ. Phần gốc cây rễ chồi lên có màu xanh xám, thân cây có màu
xanh đục rồi trên cùng là ngọn cây.
Trên ngọn cây, những chiếc lá đâm ra, lá cây có cuống lá rất dài nó dài phải bằng
một cánh tay người lớn ấy, lá đu đủ rất to, chúng xòe ra, trông không khác gì một
cánh tay đang cầm chiếc ô nhỏ màu xanh. Thật khó để có thể miêu tả vẻ đẹp đặc
biệt của chiếc lá đu đủ, nó to, dài và rộng, chia thành nhiều cánh có khe hở, mũi lá
nhọn, em chưa tìm thấy loại lá nào giống như lá đu đủ. Khi tới thời kì ra quả, từ
thân cây đu đủ sẽ mọc ra những chùm hoa, hoa đu đủ màu trắng, cánh cứng trông rất thanh khiết.
Khi hoa rụng sẽ đậu quả, những chùm quả lúc non sẽ có màu xanh lá mạ, tới khi
trưởng thành sẽ có màu xanh thẫm, và khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng rất
dễ phát hiện. Quả đu đủ có hình trụ như cái ấm tích nhưng lại thon ở phần cuống
và nhọn ở đít quả, bên trong đu đủ rỗng chứa những hạt của nó, khi còn xanh hạt sẽ
có màu trắng, còn khi chín hạt sẽ chuyển sang màu đen. Đu đủ là loại hoa quả vừa
ăn ngon ngọt lại rất tốt cho sức khỏe, mẹ em thường nói ăn nhiều đu đủ cho đẹp da.
Em rất thích cây đu đủ cũng như thích được ăn quả của nó, chính vì vậy mà em
nhận về mình nhiệm vụ chăm sóc cây đu đủ ấy, em mong nó sẽ ngày càng cao lớn,
cho nhiều quả và quả to ngon hơn nữa để em và gia đình cùng thưởng thức. Tả cây vú sữa
Dàn ý tả cây vú sữa I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng cần tả: Cây vú sữa trước sân nhà. II. Thân bài:
- Miêu tả từng bộ phận của cây: + Thân cây. + Lá cây. + Hoa, quả vú sữa.
- Ý nghĩa của cây với em. III. Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho loài cây này.
Tả cây vú sữa - Mẫu 1
Khi em lên lớp ba, bố trồng một cây vú sữa gần cổng nhà. Hai năm qua đi, cây vú
sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt.
Cây vú sữa cao chừng bốn mét, tán lá xoè rộng, phủ kín cả sân rộng. Thân cây to
bằng một bắp đùi người lớn.Các cành cây đâm ra, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ
của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại. Lá vú sữa hơi
cứng, có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng, thẫm màu,
mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu. Bẻ một lá vú sữa, nhựa của lá có thể làm
bỏng rát da tay. Nhựa vú sữa dính chặt như keo vậy.
Quả vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh
lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả
màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều nhựa mủ và các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng
không ăn được. Vỏ quả vú sữa mỏng, màu xanh ngà, khi chín căng bóng và có màu
phớt hồng, ruột to, vị ngọt, hương thơm đặc biệt bởi sự hòa lẫn giữa hương vị của
sữa và chút hương vani độc đáo. Quả vừa chín trên cây, lấy tay vo tròn và bóp đều
nhẹ nhàng cho mềm quả, rút cùi đi và ruột quả dâng lên phần nước trắng đục như
sữa mẹ. Ăn lõi ruột trắng mềm, thanh ngọt, dịu mát như tan và thấm vào vị giác
lưu lại hương vị đặc biệt thật khó quên. Quả vú sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng.
Cả nhà em, ai cũng rất thích ăn quả vú sữa. Giữa buổi trưa nắng nóng được thưởng
thức một quả vú sữa ngọt mát thì không còn gì tuyệt bằng.
Tả cây vú sữa - Mẫu 2
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây quả, nhưng trong đó em thích nhất là
cây vú sữa, cây vú sữa này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây vú sữa cao hơn bốn mét, tán lá xòe rộng, che mát một góc sân. Thân cây to
bằng một bắp đùi người lớn. Lên cao, thân cây thon nhỏ lại, đâm cành, chĩa nhánh
ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh
lại. Cành vú sữa giòn, dễ gãy nên nếu cành nào sai quả, bố em phải dùng cây dựng
lên đỡ cành. Cây vú sữa sai trĩu trịt, đu đưa theo gió. Bầu sữa của cây, nom thật
thích mắt. Lá vú có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng,
thẫm màu, mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu.
Khi những cơn mưa ngâu dần dứt thì cây vú sữa bắt đầu kết trái. Chùm quả ngọt
đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Vú sữa phải để chín trên cây mới hái ăn được. Vú sữa
phải để chín bóng mới hái vì nếu hái non, quả đầy mủ nhựa không ăn được. Vú sữa
chín, lăn trái cho hơi mềm tay hẵng cắt ra ăn. Thịt của quả có hai phần rõ rệt. Thịt
trong và dai bao bọc lấy hạt màu đen ở giữa quả, được bao bọc bởi một lớp thịt
dày, mềm và rất ngọt ở bên ngoài.
Tả cây vú sữa - Mẫu 3
Cây vú sữa trước sân nhà do chính tay ngoại em trồng cách đây năm năm. Mới
ngày nào cây còn bé tí, khẳng khiu mà giờ đây cây đã phát triển, cao lớn, che mát cả khoảng sân.
Vú sữa cao tầm 10 mét, thân cây bằng vòng tay của em. Vỏ cây có màu nâu đậm,
da không bóng bẩy mà sần sùi, sờ vào cảm giác rất thú vị. Càng lên cao thân cây
toả ra nhiều nhánh, nhánh nào lá cũng xanh rợp cành. Lá vú sữa hình bầu dục,
mang màu xanh ở mặt trên, phía dưới có màu tím đỏ đặc trưng, dễ nhận biết với
nhiều loại lá cây khác. Lá cây có nhựa như keo, dễ dính chặt. Mỗi khi có làn gió
nhẹ lướt qua, lá khẽ đung đưa theo từng nhịp thở của không gian. Vú sữa ra hoa
vào mùa đông và bắt đầu kết trái khi xuân về. Những chùm hoa sữa nhỏ li ti,
hương thoang thoảng trong gió cảm giác thật dễ chịu.
Quả vú sữa khi còn nhỏ có màu xanh nhạt, tròn, bé như hòn bi. Theo thời gian, quả
lớn dần, cành trĩu đầy quả, quả nào cũng căng mọng, làn da mịn màng, ngả màu
sáng trắng, một vài quả có màu tím như màu lá. Quả vú sữa khi chín rất mềm, thịt
có vị ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Hương vị hòa quyện, thơm ngậy và đầy hấp dẫn.
Bên trong có hạt màu đen nhánh, được phần thịt bao bọc, chở che. Mỗi quả vú sữa
có tầm 4 đến 5 hạt như thế. Chúng ta cũng có thể dùng hạt để đúc thành những cây con, dùng về sau.
Mỗi khi hè về, em thường ngồi bên chiếc đu dưới gốc cây vú sữa để thư giãn và
hóng mát. Em thường cùng ngoại bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây, nhờ vậy
mà mỗi mùa quả đều ra trĩu cành. Đó là thức quả làm quà đầy yêu thương mà gia
đình em biếu những vị khách quý.
Em rất yêu cây vú sữa này, nó là kết tinh vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên và công
lao vun trồng của ngoại. Sau này, em sẽ mãi không quên hình bóng cây sữa già
trước sân gắn với tuổi thơ đong đầy kỷ niệm.
Tả cây vú sữa - Mẫu 4
Nhà em có một cây vú sữa cũng đã thật lâu năm. Năm tháng trôi đi thì cây vú sữa
cứ lớn thật nhanh. Cây tỏa cành khiến cho khu vườn nhà em rợp mát và thật đẹp biết bao nhiêu.
Hình ảnh của cây vú sữa cao hơn bốn mét và có những tán lá xòe rộng, che mát
một góc sân nhà em. Phần thân cây to bằng một bắp đùi người lớn trông đen và sần
sùi nữa. Khi càng lên cao, hình ảnh phần thân cây thon nhỏ lại, đâm cành và lại
còn chĩa nhánh ra xung quanh. Nếu như so sánh phần thân của cây vú sữa với các
thân cây khác thì em nhận thấy có một sự khác biệt rõ rệt đó là phần vỏ của thân
cây màu nâu đậm đã thế lại nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại vậy. Ngắm nhìn
những cành vú sữa giòn chính vì thế nó cũng thật dễ gãy nên nếu cành nào sai quả,
bố em phải dùng cây gậy buộc để dựng lên đỡ cành.
Quan sát trái vú sữa trắng bóng, tròn trịa dường như cứ lúc lỉu trên cành như hàng
trăm quả bóng tennis chuyền màu trắng xanh đang chuyển dần sang màu trắng ngà
vậy. Đặc biệt em nhận thấy được lại có cả những trái mang màu trắng như màu của
hạt ngọc trai. Hình ảnh của cây vú sữa sai trĩu trịt, cứ đu đưa theo gió. Thực sự
nhìn bầu sữa của cây vú sữa trong vườn này thật là thích mắt. Một đặc điểm khác
về lá của cây vú sữa cũng đặc biệt đó chính là hình dạng tròn một mặt xanh bóng
còn một mặt lại như màu đồng pha với màu nâu vậy.
Vú sữa phải chín hẳn ăn mới ngon ngọt chứ nếu còn xanh hay ương ăn lại rất chát.
Ăn loại quả này cũng rất đặc biệt, khi ăn phải lăn cho quả nhũn ra và nứt ra được
những kẽ nhỏ chảy sữa ra thì mới ngon ngọt làm sao.
Em thực sự rất thích cây vú sữa bố trồng, và nhất là những khi nó đang vào vụ quả
chính. Em sẽ thường xuyên tưới nước cho cây thêm lớn để cây lại cho những trái
vú sữa chín thơm ngon ngọt lành.
Tả cây vú sữa - Mẫu 5
Cây vú sữa bố em trồng ở góc sân, thuở em còn là đứa trẻ lên năm, nay đã qua hai
mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, cây đang bước sang
mùa quả thứ ba, nó đang độ tuổi trưởng thành.
Gốc cây to, một vòng tay em ôm mới xuể. Rễ cọc ăn sâu xuống đất, những chiếc rễ
phụ trồi lên mặt đất, khum khum như con rắn. Vỏ cây màu nâu, sần sùi như đất nẻ
vì nắng hạn. Thế nhưng, cây vẫn vững chãi với thời gian. Cây lớn trông thấy, mới
ngày nào ngọn cây mới chấm mái hiên, nay cây đã cao khuất mái ngói của nhà em.
Trên cao, thân tỏa nhiều cành, vòm lá xum xuê. Khác với nhiều lá cây khác, lá vú
sữa có hai mặt phân biệt, mặt trên nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt dưới nham nhám,
màu gạch sẫm. Phía dưới lá có nổi những đường gân như xương cá. Đến mùa, hoa
trổ từng chùm, nhỏ li ti. Đến kỳ hoa kết trái. Quả non màu xanh nhạt. Quả chín
màu tím sẫm. Nhìn những quả tròn lủng lẳng trên cành thật thích mắt. Trái nào
cũng căng tròn, bóng mượt. Nhìn cây vú sữa, em nhớ lại câu chuyện kể của bà về
sự tích cây vú sữa. Ôi tấm lòng người mẹ trong câu chuyện như biển hồ lai láng.
Tình mẹ như dòng sông chảy mãi. Mẹ luôn mang đến cho con những hương vị
ngọt ngào như dòng sữa trong quả chín. Dòng sữa ngọt ấy thanh khiết biết bao.
Tả cây vú sữa - Mẫu 6
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại
được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ
có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn
vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả
nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường
chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa
tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú
sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ
quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra
hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài
trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những
cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo
lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc
gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả
xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu
tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em
đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy
của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời
chúng em không bao giờ đền đáp được. Tả cây táo Dàn ý tả cây táo
1. Mở bài: giới thiệu cây táo nhà em: vị trí, nguồn gốc... 2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình ảnh của cây táo: kích thước, tuổi cây,...
b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
c) Lợi ích, vai trò của cây táo trong đời sống hàng ngày của gia đình 3. Kết bài:
- Tình cảm của em đối với cây táo.
- Ấn tượng của cây đối với mọi người.
Tả cây táo - Mẫu 1
Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại
cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.
Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái
nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người
có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những
chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn
hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng
hái được những trái táo thơm ngon.
Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc
lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả
chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.
Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi
nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm
lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.
Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh
ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn.
Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.
Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra
để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ
rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm
nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm
chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ
lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết
những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.
Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành
đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý
Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính
vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em
rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo
ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.
Tả cây táo - Mẫu 2
Điều thú vị nhất đối với em chính là mỗi ngày cuối tuần được cùng bố mẹ chăm
sóc vườn cây ăn quả và vườn rau của gia đình. Tuy đó là một mảnh vườn không
quá lớn nhưng lại trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất chính là cây táo.
Cây táo nhà em được trồng từ năm ngoái nhưng năm nay đã cho rất nhiều quả. Táo
là một loại cây không vươn cao mà các cành thường xòe rộng. Thân cây mới chỉ
bằng cổ tay của bố em và thân vừa dài được khoảng 20cm thì đã bắt đầu chìa ra
các cành. Đó cũng là lý do mà nó không cao như những cây khác. Gốc táo nhỏ và
các cành thì trông khẳng khiu có một lớp vỏ màu nâu sẫm. Thân cây không bóng mịn mà sần sùi.
Trái ngược với sự khẳng khiu và ngắn của thân cây chính thì các cành của cây táo
lại rất dài và vươn lên cao, vươn ra xung quanh. Lá táo có hình tròn, mặt trên thì có
màu xanh lá cây và trông sáng bóng còn mặt dưới thì hơi thô và có màu xám. Cây
táo mỗi khi ra hoa thì hoa táo sẽ mọc ra từ những kẽ lá. Mỗi chùm hoa táo khoảng
5 đến 7 bông hoa nhỏ li ti và có màu vàng. Khi hoa đậu quả thì những quả táo nhỏ
xíu bắt đầu xuất hiện. Khi ấy cây táo rất cần được sự chăm bón thường xuyên và
cung cấp đủ nước. Quả táo khi lớn thì to như cái chén uống nước, hình tròn và có
màu xanh. Vỏ ngoài của quả táo thì bóng và nhẵn nhụi. Táo nhà em có vị hơi chua
và em rất thích ăn táo chấm muối ớt.
Cây táo mỗi khi thu hoạch xong quả thì lại được bố em chặt hết các cành đi. Chỉ
đợi đến mùa xuân thì nó lại bắt đầu đâm chồi, nảy lộc. Em rất yêu thích cây táo nhà em.
Tả cây táo - Mẫu 3
Táo là một loại hoa quả rất phổ biến và cây táo thì em cũng được nhìn rất nhiều
lần. Cho đến hai năm trước thì ông ngoại em có cho nhà em một cây táo nhỏ để
trồng, khi ấy em mới có thể quan sát được sự sinh trưởng và phát triển của cây táo.
Khi mới trồng cây táo còn rất bé, thân cây chỉ mới to như ngón tay út và chỉ cao
khoảng hai mươi phân. Sau một khoảng thời gian được mẹ em tưới tắm, chăm bón
thì đến mùa xuân năm sau đó thì nó đã cho những quả táo đầu tiên. Khi bắt đầu cho
quả thì thân cây đã to như cổ tay của em. Thân cây có màu nâu và lớp vỏ sần sùi.
Thi thoảng em còn thấy những chiếc gai sắc nhọn nằm rải rác trên thân cây. Thân
của cây táo không cao nhưng lại có nhiều cành. Những cành táo lan ra xung quanh
và hơi gần với mặt đất.
Từ những chiếc cành khẳng khiu mọc ra những chiếc lá táo có hình tròn. Lá táo có
đặc điểm đó là có hình tròn, mặt trên hơi bóng, có những gân lá và mang màu xanh
lá cây. Mặt dưới thì có vẻ thô hơn và có màu xám. Hoa táo cũng khác với các loài
hoa khác. Nó là những chùm hoa táo nhỏ li ti, có màu vàng ươm. Mỗi chùm cũng
không có nhiều hoa và tỉ lệ đậu quả dựa vào khả năng thụ phấn cũng như thời tiết
thích hợp. Quả táo khi kết trái mới chỉ nhỏ xíu sau đó đã có thể lớn như cái chén
uống nước. Kể cả lúc còn non hay đã chín thì cây táo nhà em đều có màu xanh. Chỉ
là khi còn non thì màu xanh đậm hơn khi đã chín. Táo có vị hơi chua chua và đám
trẻ con xóm em thì rất thích ăn. Chính vì thế khi táo chín mẹ em lai hái đem chia cho chúng.
Cây táo là một trong những loại cây em yêu thích nhất. Em sẽ luôn dành thời gian
chăm sóc, tưới cây để cho nó có thể phát triển tốt và cho nhiều trái ngọt.
Tả cây táo - Mẫu 4
Khu vườn nhỏ của nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau trong đó cây táo là
cây em yêu thích nhất. Mỗi năm cây táo cho ra nhiều quả ngon và ngọt.
Cây táo được nhà em trồng cách đây khoảng 2 năm, từ một cây nhỏ giờ đây cây đã
phát triển và cho quả hàng năm. Cây táo cao tầm hơn hai mét, nhìn từ xa nổi bật
hơn những loại cây khác. Gốc cây táo to và khẳng khiu, cành lá phát triển sum suê.
Lá quả táo hình elip, có hai mặt khác nhau với mặt trên bóng mượt còn phía dưới
lại hơi sần sùi và có nhiều gân xanh nổi lên. Từ gốc cây nhiều nhánh cây phát triển
nhiều hướng khác nhau đón ánh nắng mặt trời.
Đến mùa ra hoa, cây táo khoác một chiếc áo mới màu trắng, hoa trổ từng chùm, vài
tuần sau hoa táo sẽ rụng hết nhường chỗ cho những quả táo nhỏ bằng hạt đậu. Thời
gian trôi qua những hạt đậu bé nhỏ sẽ phát triển thành quả táo. Những quả táo nặng
trĩu, có hình quả trứng, bên ngoài căng bóng, khi chín sẽ ngả sang màu vàng, khi
ăn rất giòn kèm theo vị chua nhẹ bên trong.
Táo là loại quả ngon và bổ dưỡng, mỗi mùa táo nhà em thường mang đi biếu cho
người thân bạn bè, ai cũng khen táo rất giòn, ngọt. Không chỉ vậy, nhà em còn
dùng quả táo để chế biến thành mứt Tết và thức uống tráng miệng rất ngon và bổ dưỡng.
Em rất yêu cây táo nhà em, nhờ có nó mà cả gia đình được ăn những trái cây từ
thiên nhiên ngon và chất lượng. Em sẽ chăm sóc nó thật tốt.
Tả cây táo - Mẫu 5
Khu vườn nhà em luôn xanh mát vì ở đó có rất nhiều cây cối. Khu vườn có màu
xanh của các loại rau mẹ trồng rồi có cả những cây ăn quả mùa nào thức nấy.
Trong đó em ấn tượng nhất chính là cây táo.
Cây táo này cũng được trồng từ rất lâu rồi và cứ khi mùa quả đến cây táo lại cho ra
rất nhiều quả táo to ăn có vị nhôn nhốt rất dễ ăn. Em nhớ cách đây mấy năm cây
táo còn nhỏ tý mà giờ đây nó đã cao lớn lắm rồi. Cây táo này phải cao hơn 4 mét,
cành lá xòe rộng đem lại bóng mát cho cả khu vườn. Nếu đứng nhìn từ xa cây táo
trông chẳng khác gì một chiếc ô to lớn màu xanh mát cả. Cây táo là loại cây ăn quả
cao nhất trong khu vườn nhà em nên ai đến khu vườn này cũng sẽ ấn tượng với nó
đầu tiên. Đứng gần hơn quan sát cây táo em thấy nó có phần gốc khá to, gốc táo
cũng phải bằng một vòng tay em ôm. Cái gốc táo lại cứ khẳng khiu có cả những
mắt nữa. Lên cao chừng 2 mét thì từ phần thân chính bắt đầu chia ra rất nhiều thân
nhỏ khác và từ thân nhỏ đó lại bắt đầu chia thành các cành. Trên các cành có biết
bao nhiêu lá xanh cứ um tùm. Lá táo cũng thật đặc biệt bởi nó có hai mặt khác
nhau, đó chính là mặt trên thì vô cùng xanh thẫm và bóng mượt còn mặt dưới thì
lại sần sùi, có nhiều gân xanh nổi lên. Phần dưới lá lại có màu xanh nhạt chứ
không thẫm như mặt trên được, lý do là mặt trên lá táo còn quanh hợp cho nên có nhiều chất diệp lục.
Chẳng mấy chốc khi đến mùa ra hoa, cây táo khoác một chiếc áo mới màu trắng
trông vô cùng đẹp. Ngắm nhìn những chùm hoa táo như lại trổ từng chùm, vài tuần
sau thì em cũng nhận thấy được những bông hoa táo sẽ rụng hết nhường chỗ cho
những quả táo nhỏ bằng hạt đậu nho nhỏ. Thấm thoắt thì quả táo đó cũng nhanh to
lắm, quả táo to giống như quả trứng gà vậy. Vỏ ngoài thì nhẵn bóng có màu xanh
lá tươi, khi chín chuyển dần sang màu vàng trông thật thích mắt. Khi ăn rất giòn và
ngon, ăn táo mà chấm với súp mì tôm thì ngon biết bao nhiêu.
Thực sự em cũng rất yêu cây táo nhà em, chính nhờ có nó mà cả gia đình được ăn
những trái cây ngon ngọt, chất lượng nhất. Em sẽ thường xuyên ra tưới nước cho cây thêm xanh tốt.
Tả cây táo - Mẫu 6
Thật thích thú biết bao nhiêu bởi hôm qua em có dịp được đến vườn cây ăn quả
của bác em. Trong vườn cây ăn quả của nhà bác thì em thực sự ấn tượng nhất với
những cây táo sai trĩu cành trông thật đẹp mắt.
Nhìn cây táo sai trĩu quả như thế ai ai cũng thích, nhất là được thưởng thức hương
vị táo ngọt lịm thật thích. Đứng ngắm nhìn những quả táo đỏ lúc này đây như đã
mọc chi chít trên những cành cây cao kia. Trên cành cây đó quả nào quả nấy tròn
xoe trông chẳng khác gì quả trứng gà cả. Trái táo căng mọng, có lớp vỏ mỏng, trơn
bóng và có màu xanh vàng vàng, nếu khi táo chưa chín hẳn thì có màu xanh nhạt
hơn màu lá táo một chút. Phần cuống quả nhỏ, thân cuống hơi bé có màu hơi nâu.
Em ấn tượng với những chiếc lá xanh ngát thật đẹp, mặt lá trên có màu xanh đậm
còn mặt dưới thì lại nhạt đi, nổi rõ ra đường gân lá. Nhìn cây táo cao lắm, cành lá
vươn ra um tùm trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh xinh đẹp cả.
Chỉ cần đi dạo vòng trong vườn, mùi hương ngọt ngào em thấy lại còn thơm phức
của những trái táo lan tỏa trong không gian. Tất cả như khiến cho em cảm nhận
thấy được một sự thoải mái vô cùng. Khi mùa táo chín được ăn những miếng táo
ngon ngọt thì quả là tuyệt. Em nghe nói ăn táo cũng rất tốt cho cơ thể vì nó cung
cấp rất nhiều vitamin cũng như chất xơ cho cơ thể.
Cứ mỗi lần đi qua khu vườn nhà bác em cứ đứng lại một lúc ngắm nhìn cây táo
xanh tốt này thật lâu. Em cũng mong cho cây luôn xanh tốt và năm nào cũng ra
những trái chín thật thơm ngon. Tả cây na Dàn ý tả cây na 1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây na
- Cây do ai trồng, được trồng ở đâu, khi nào? 2. Thân bài * Tả hình dáng cây na: - Cao tầm 3 mét
- Thân khá trơn, có màu nâu sẫm
- Lá na có hình trứng, mỏng, màu xanh lá mạ, lá mọc đơn
- Hoa na: Nở vào mùa xuân, hoa mọc từng cụm, mỗi cụm có nhiều bông nhỏ. Hoa
màu xanh nhạt, cánh đều, có hình giống chiếc loa kèn nhỏ...
- Hương hoa thơm thoang thoảng, dịu nhẹ
- Quả na: Khi còn xanh non cứng và chắc, khi chín vỏ đổi màu nhạt và mềm hơn;
thịt na trắng và có vị ngọt, thơm, mềm, nhiều múi, vị ngọt như sữa
- Hạt na màu đen nhánh, to hơn hạt đỗ
* Tả hoạt động chăm sóc của em đối với cây na: Giúp bà tưới nước cho cây,... 3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về cây na trong vườn. Tả cây na - Mẫu 1
Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây na, cây xoài, cây ổi, cây
mít. Nhưng trong đó, em thích nhất là cây na ở bên cạnh bờ ao nhà em.
Cây ao đứng bên cạnh bờ ao bèo nên rất tươi tốt. Cành lá xum xuê che rợp một góc
bờ ao. Lá ra hình giống như quả trứng, bằng ba ngón tay của em. Lá màu xanh
nhạt, mỏng và mọc đơn so le. Gốc cây na bằng bắp chân người lớn. Cành na màu
nâu và to hơn cánh tay em một chút.
Sau những ngày mưa xuân rả rích, là cũng là lúc cây na đâm chồi nảy lộc. Từ trong
những búp na non, những nụ hoa na như những hạt đậu bắt đầu nhú ra. Na ra hoa
rộ vào đầu tháng ba. Khi vườn hoa xuân tràn ngập ánh nắng mới. Hoa cây na màu
xanh rêu. Năm cánh xoay quanh một cái cuống đài, giống như những hoa móng
rồng hay hoa ngọc lan nhưng mộc mạc và giản dị hơn nhiều. Hương hoa không
thơm như ngọc lan nhưng dịu dàng man mác như hương cau hương bưởi. Mùi
hương quyến rũ gọi bao nhiêu ong bướm kéo đến quanh cây.
Cứ đến tháng tư, tháng năm, trái na lúc lỉu trên các cành cao. Dần dần hoa rụng để
lại các mầm non và quả na nhú lên. Quả to bằng hòn bi ve, rồi lớn dần lên. Mỗi
ngày trôi qua, những quả na lớn trước là các na anh chị. Những quả na nhỏ hơn là
na em. Cuống na màu nâu xỉn. Trái na to và vỏ có nhiều mắt màu xanh nhạt, xen
kẽ nhau trông như cái mai rùa. Chúng lúc lỉu trên cành cứ thế mà lớn với nắng cái
nàng ong cuối xuân, với những cơn mưa đầu hạ.
Thế mà đã đến đầu tháng bảy rồi. Đây là lúc các trái na chín, các mắt na to dần lên.
Lúc đấy, bà em thường gọi là “na mở mắt”. Na chín thoang thoảng mùi hương dịu
dàng. Mùi hương phảng phất lan tỏa khắp cả nhà. Mẹ dành chục na to để biếu bà
nội . Bà bao giờ cũng phần cho em một quả . Bẻ đôi trái na ra, em thấy từng múi na
trắng ngà như những múi mít con. Lớp cùi dày và ngọt bọc lấy hạt na đen trắng kít.
Ăn na có vị ngọt sắc như đường phèn.
Em rất yêu cây nhà em. Vì nó đã mang lại cho mọi người những mùa na ngon và
bổ dưỡng. em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thận . Tả cây na - Mẫu 2
Ở vườn nhà em cũng có rất nhiều cây ăn quả nhưng em thích nhất là cây na.
Cây na nhà em lại đứng bên cạnh bờ ao bèo nên rất tươi tốt. Cây lại có được những
cành lá xum xuê che rợp một góc bờ ao. Lá của cây dường như lại rất hình giống
như quả trứng, và những chiếc lá này cũng lại bằng ba ngón tay của em. Lá na
cũng có màu xanh nhạt, mỏng và mọc đơn so le. Thế rồi em cũng như thấy được
chính gốc cây na bằng bắp chân người lớn. Đặc biệt hơn khi quan sát em như cũng
thấy được cành na màu nâu và to hơn cánh tay em một chút.
Thế rồi, em như cũng đã thấy được khi thời gian như cũng đã đến những ngày mưa
xuân rả rích, là cũng là lúc cây na đâm chồi nảy lộc non xanh tốt. Em như cũng đã
thấy được ngay trong chính những búp na non, những nụ hoa na như những hạt
đậu bắt đầu nhú ra. Cây na dường như cũng đã ra hoa rộ vào đầu tháng ba. Đó
chính là thời điểm mà vườn hoa xuân tràn ngập ánh nắng mới. Hương hoa na nhẹ nhàng man mác.
Và có lẽ cứ đến tháng tư, tháng năm, trái na lúc lỉu trên các cành cao. Thế rồi, dần
dần hoa rụng để lại các mầm non và quả na nhú lên. Thật ấn tượng biết bao nhiêu
khi mà quả to bằng hòn bi ve, rồi lớn dần lên. Em cũng như thấy được cứ mỗi ngày
trôi qua, những quả na lớn trước là các na anh chị. Những quả na nhỏ hơn là na em.
Cuống na màu nâu xỉn nhìn cũng thật là thú vị. Những trái na to và vỏ có nhiều
mắt màu xanh nhạt, và như xen kẽ nhau trông như cái mai rùa nhìn thích mắt biết bao nhiêu.
Khi đến tháng 7 thì đây cũng chính là lúc các trái na chín, các mắt na to dần lên.
Lúc đấy, bà em thường gọi là “na mở mắt”. Em dường như cũng đã thấy được
những quả na chín thoang thoảng mùi hương dịu dàng.
Em đặc biệt cũng rất yêu cây nhà em. Vì nó đã mang lại cho mọi người chúng ta
những na ngon và bổ dưỡng. em sẽ chăm sóc, tưới nước cho cây. Tả cây na - Mẫu 3
Trong các cây ăn quả thì em luôn luôn ưa thích nhất đó chính là quả na. Na ăn thật
thơm ngon và bổ dưỡng biết bao nhiêu.
Em như nhận thấy được vỏ của quả có từng mắt u lên hình móng tay cái xếp đều
bao quanh vỏ. Thế rồi em như thấy được quả lúc ở trên cây có vỏ rất cứng, mẹ em
chờ quả nở gai mới hái xuống và cho cả nhà ăn.
Quả na khi mà mẹ hái xuống vẫn phải ủ trong lá sầu đông hai hôm mới chín hẳn.
Nếu như để chín trên cây quá thì cũng rất dễ bị rụng lúc nào không hay. Em dường
như cũng thấy được quả lúc chín có mùi thơm nhẹ, trái cầm trên tay thấy hơi mềm
là đến lúc ăn được, bóc vỏ dễ dàng. Mẹ em cứ phải hái quả na như vừa lúc nó nở
gai mà không chờ chín mềm trên cây là vì phần sợ chim mổ ăn, phần sợ quả chín
mềm quá sẽ tự động tuột khỏi cuống trái, rơi xuống đất. Khi mà lúc ủ chín rồi trở
nên mềm và có mùi thơm, dễ lột vỏ hơn rất nhiều, đã vậy ăn lại còn ngọt nữa. Na
cũng được chia làm hai loại đó chính là na dai và na bở. Na dai có thịt của quả dày
và dai. Còn đối với na bở có thịt của quả ngậm nước, mềm hơn quả na dai. Em
dường như cũng đã thấy được ruột na có màu trắng, mỗi một múi bọc một hạt màu
đen bóng hình giọt nước, rất cứng nhìn rất đẹp ăn lại ngọt lành và bổ dưỡng nữa.
Khi những trái na càng chín mùi thơm dịu đi chứ không nồng hắc như lúc còn
cứng vỏ. Em như cũng thấy được những phần ruột của quả na như thật là ngon,
ngọt nhưng chậm tiêu hoá. Chính vì thế mà ta không nên ăn nhiều na bạn nhé!
Những trái na như cũng đang rộ trái theo màu là độ tháng sáu, tháng bảy âm lịch.
Hiện nay, em cũng đã thấy được rằng những người dân trồng và chăm sóc na theo
những phương pháp mới mà có thể thấy được những quả na này có quanh năm.
Trong miền Nam lại gọi là quả mãng cầu.
Em rất thích ăn na và em sẽ thường xuyên chăm sóc cho cây na nhà em thêm tươi
tốt và cho trái ngọt lành. Tả cây bưởi
Dàn ý tả cây bưởi
I. Mở bài: Giới thiệu về cây bưởi định tả
- Cây bưởi đào của ông em trồng. II. Thân bài:
– Cây bưởi cao chừng năm mét.
– Rễ cọc ăn sâu xuống đất.
– Thân cây nghiêng nghiêng, cao chừng bốn mét.
– Bưởi có nhiều cành, xum xuê.
– Lá bưởi non có màu xanh tươi, hơi nhọn, mỏng manh.
– Lá già xanh sẫm, dày, hình bầu dục.
– Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
– Nhị hoa màu vàng tươi.
– Mùi hương dịu nhẹ, tinh tế.
– Quả bưởi tròn, vỏ ngoài màu xanh, sờ vào lớp vỏ nghe nhám.
– Lớp vỏ trong màu hồng nhạt.
– Múi bưởi cong cong, mọng nước, vị ngọt mát. III. Kết bài:
– Em rất quý cây bưởi ông em trồng
– Bưởi là loài cây đã đem lại lợi ích cho người dân quê em.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 1
Hè đến bố mẹ lại cho em về thăm ông bà. Ông có một vườn trái cây đủ loại: na,
mít, xoài, bưởi, ổi… Nhưng em thích nhất cây bưởi ông trồng góc vườn.
Nghe ông kể đây là giống bưởi da xanh được ông trồng cách đây gần chục năm,
lúc đó ông chiết nhánh nhỏ từ cây bưởi của ông cố. Giờ đây đã cao to và xum xuê
trái ngọt rồi, cây cao tầm 1,5 met. Thân cây to bằng bắp chân người lớn có màu
xám, những cành nhỏ tỏa ra xung quanh rất xanh tốt. Cành cây rất cứng cáp và
khỏe như những cánh tay dang rộng nâng đỡ những đứa con nhỏ. Lá cây to bằng
bàn tay người lớn, có hình bầu dục dài. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất để hút chất
dinh dưỡng và bảo vệ cây không bị đổ khi có gió lớn. Sáng sớm, ông đã đem vòi ra
tưới nên vì thế mà cây bưởi rất xanh tốt và cho trái nhiều.
Xuân đến, những chùm hoa trắng muốt nở rộ cùng hương thơm thoang thoảng dễ
chịu làm đắm say lòng người. Cánh hoa mịn, uốn cong xuống dưới, nhị hoa màu
vàng nhìn rất đằm thắm đung đưa trong gió, rồi những cánh hoa nhẹ rơi xuống đất
để lại những sự lưu luyến và bồi hồi. Cuối mùa xuân, bưởi bắt đầu ra trái. Những
trái bưởi lớn nhanh như thổi, ban đầu như hòn bi rồi như quả chanh sau đó là to
bằng quả bóng, cứ tròn quay như những chú bé con đầu trọc đang được mẹ vỗ về,
nâng niu. Mùa thu đến cũng là lúc bưởi chín, nhìn những quả bưởi chín vàng ươm,
nặng trĩu. Năm nào ngoại cũng đi cho bà con hàng xóm ai cũng khen bưởi ngon.
Gọt quả bưởi ra là gặp lớp vỏ trắng ngà như hàng rào bảo vệ múi bưởi, vào trong
những múi bưởi màu hồng óng ả mọng nước, giòn tan trong miệng đặc biệt không
có hạt, ngọt ngọt chua chua hòa quyện vào nhau làm cho trái bưởi ngon đến lạ, bạn
sẽ bị loại bưởi này làm cho mê mẩn bởi vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi cho đến cuống
họng, ai đã được thưởng thức sẽ không bao giờ quên được hương vị ngon tuyệt vời này.
Bưởi không chỉ cho quả ngon mà nó có rất nhiều công dụng như vỏ bưởi phơi khô
để gội đầu cho mau mọc tóc, tinh dầu bưởi thơm nồng nàn được nhiều người yêu
thích, lá bưởi dùng để xông giải cảm, hoa bưởi ép cho hương thơm, lớp vỏ trắng
còn được dùng nấu món chè bưởi thơm ngon bổ dưỡng, cây bưởi cũng được chưng
ngày Tết cho không khí thêm ấm áp.
Bưởi là loại quả rất giàu dinh dưỡng và công dụng như thế sẽ được nhân giống
nhiều hơn phục vụ cho người dân. Hàng ngày chỉ cần ăn 2 múi bưởi da xanh sẽ
giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh tăng tuần hoàn máu trong cơ thể giúp cơ thể khỏe
mạnh hơn. Em rất yêu quý cây bưởi này, nó đã trở thành bạn thân của em. Em sẽ
xin ông một nhánh để về trồng, em sẽ chăm sóc tốt để nó cũng xanh tươi và trĩu
quả như cây bưởi của ông.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 2
Trước sân nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bà em trồng các loại rau sạch và
tươi ngon. Ở góc trong cùng, bà đặc biệt trồng một cây bưởi rất lớn. Đó là cây ăn
quả duy nhất trong khu vườn nhỏ bé của nhà em.
Cây bưởi rất cao, có khi phải đến hơn bốn mét, vì nó cao gần đến mái của tầng hai
nhà em. Thân cây to như là bắp đùi của người lớn, chắc nịch. Thân cây không mọc
thẳng đứng, mà hơi nghiêng về phía bên trái một chút, vì phía bên đó có nhiều ánh
nắng mặt trời. Từ đoạn cách mặt đất tầm một mét rưỡi, cây bắt đầu tỏa các cành.
Những cành ở dưới to như cổ tay, càng lên trên, các cành càng bé dần. Tuy các
cành mọc ra ở trên cao, nhưng do các trái bưởi rất lớn và nặng, nên làm cho cành lá
trĩu xuống dưới. Có cành còn quét xuống cả mặt đất. Lá bưởi khá lớn, thường to
bằng bàn tay. Ở gần giữa thân lá thì lõm vào trong như hình số tám. Đôi lúc em
cảm giác như lá bưởi chính là quả hồ lô đã bị ép dẹp lép. Lá bưởi rất thơm, thường
được bà và mẹ hái vào xông mùi thơm cho cả nhà, hoặc dùng khi luộc, hấp hải sản cũng rất tuyệt.
Thường thì vào những tháng mùa thu bưởi sẽ ra hoa. Hoa bưởi trắng muốt, cánh
hoa dày, mùi thơm nồng và đậm. Thường dùng để làm nước hoa, nước gội đầu. Và
đến khoảng cuối năm, sẽ có trái bưởi chín thơm lừng. Những trái bưởi có bình
tròn, khi chín có thể to như một cái nồi nấu cơm cỡ nhỏ. Vỏ vàng ươm. Phần thịt
vỏ bên ngoài khá dày, có thể dùng làm chè bưởi, mứt bưởi. Bên trong, phần thịt
mọc thành từng múi, bên trong múi có nhiều tép bưởi nhỏ. Khi ăn có vị ngọt thanh,
dịu nhẹ, ngon ngọt vô cùng. Năm nào, khi Tết đến, mẹ cũng chọn một trái bưởi lớn
nhất, đẹp nhất để đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Đôi với em, cây bưởi không chỉ là một loại cây ăn quả mà còn là một người bạn
thân thuộc. Mỗi ngày, em đều dành thời gian để tưới nước và quan sát cây bưởi.
Mong rằng cây sẽ mãi luôn tươi tốt như bây giờ.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 3
Trước sân nhà em có một cây bưởi, khi em lớn thì thấy nó đã cao và cho quả rồi.
Em nghe bà kể lại thì cây bưởi này được ông em trồng từ lúc em vẫn chưa được sinh ra.
Cây bưởi nhà em khá cao, thân cây không được thẳng đứng như một số loài cây
khác như cây xoan, cây hồng mà cong cong. Tại vì được trồng từ khá lâu và chỗ
đất trồng rất cứng nên phần rễ cây rất phát triển, nổi cả lên mặt đất. Phần thân cây
có những lớp vỏ sần sùi và thỉnh thoảng có một lớp nhựa trong khá dính, dọc thân
cây có những cái mấu chìa ra, nhờ những cái mấu này mà việc trèo cây hái quả rất dễ.
Trên cây chia ra thành nhiều các cành lớn, nhỏ khác nhau, mỗi cành lại có những
cành con với những chiếc gai sắc nhọn, nếu gai còn non có thể bẻ gãy nhưng với
những chiếc gai già có thể làm bị thương những ai không cẩn thận để gai bưởi đâm
vào. Lá bưởi có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng chủ yếu là dài và có vẻ như trên
chiếc lá bị chia thành hai phần, giữa hai phần là một chỗ bị lõm lại, lá bưởi cũng có
công dụng riêng của nó. Bà em hay lấy lá bưởi hơ vào bếp lửa cho nóng để nặn vào
những chỗ bị đau ở chân, tay hay những ai bị bong gân hoặc trẹo tay, trẹo chân.
Mặc dù tác dụng của nó có lẽ không tốt bằng các loại thuốc khác nhưng nó cũng
góp phần làm giảm đau được phần nào. Đến mùa, cây bưởi ra hoa trắng cả cây,
những chùm hoa bưởi trắng muốt rụng kín cả sân nhà em, mùi thơm bay khắp nhà.
Hồi bé em thường hay nhặt hoa bưởi chơi, đến khi những bông hoa ấy kết thành
quả, rồi to bằng quả bóng bàn, em hay nhặt những quả bưởi rụng để chơi chuyền
cùng các bạn, nhiều khi không có quả rụng thì lấy cây chọc cho rụng, những lúc
như thế thì thường bị bà hoặc mẹ mắng.
Rồi đến khi quả bưởi to bằng cái bát to, cây bưởi sai quả, bố em phải lấy một cái
cây để chống cành bưởi tránh để nó gãy. Đến lúc được ăn, mẹ em mang biếu bà
ngoại và các cô bác hàng xóm, em mời các bạn trong lớp đến ăn cũng không hết.
Cây bưởi nhà em là cây bưởi chua nhưng ăn vẫn rất ngon, ai cũng khen như vậy.
Những quả ở trên cao không lấy được để lâu rồi chín và có màu vàng tươi, có mùi
thơm đặc trưng riêng. Nhà em có thói quen để một số quả to đẹp buộc túi bóng vào
để đến Tết, khi đã chín thì trẩy về đặt lên bàn thờ làm thành trung tâm của mâm ngũ quả ngày Tết.
Cây bưởi trồng được khá lâu vì vậy nó đã gắn bó rất nhiều với nhà em, mang đến
cho nhà em một bóng mát ở góc sân và những quả bưởi tươi mát trong những ngày hè nắng nóng.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 4
Nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em
thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.
Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được
trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em,
cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó
lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như
thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí
của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút
ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường
xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu
nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và
cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ
hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức
sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.
Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn
lên và phát triển trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn
của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trời ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều
cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và
khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng,
mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí
thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và
có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu
xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai xum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa
sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê
hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.
Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất
thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 5
Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất
thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi
này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh.
Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống
lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn
chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở
giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm
thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió
thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt
hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết
thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng
hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng
lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả trông rất đẹp mắt.
Mùa Thu, là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm,
có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà,
rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị
nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng
khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho
họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc
ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.
Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống
bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn
các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết
Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống
quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là
thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí,
nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm
dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc
cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.
Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường
như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật
tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 6
Mùa thu – mùa bưởi đào đơm quả. Trong khoảnh vườn nhỏ của ông em, cây bưởi
đã trĩu trịt những quả tròn trông thật thích mắt.
Mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã cao gần năm mét. Rễ cọc ăn sâu vào lòng
đất nên cây chông vững chãi. Gốc cây to, thân cây nghiêng nghiêng và tỏa nhiều
cành. Bao bọc lấy thân cành là lớp vỏ mỏng, da xù xì. Bên trong lớp vỏ ấy là dòng
nhựa trong suốt, luôn vận chuyển chất màu để nuôi cây. Nhờ vậy, cây mỗi ngày
một lớn, tán lá xum xuê. Lá non mỏng manh, màu xanh tươi như mạ non, hơi nhọn
ở hai đầu. Lá lớn dần có màu đậm hơn, dày hơn, hình bầu dục. Lá bưởi có mùi
thơm như lá chanh, lá quýt.
Đến mùa, bưởi đơm hoa. Hoa bưởi màu trắng tinh như hoa huệ. Cánh hoa mịn
màng, năm cánh hoa cuốn quanh cái nhụy vàng tươi. Hoa bưởi thơm lừng lẫn
khuất trong vòm lá. Đúng như lời thơ của Trần Đăng Khoa đã nhận định:
“Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương”.
Hoa bưởi rụng để nhường chỗ cho quả non chào đời. Quả bưởi mới nhú chỉ bằng
ngón tay út, rồi bằng hòn bi ve, bằng quả mù u. Một dạo, không để ý những quả
bưởi như cái gáo dừa lẳng trên cành. Quả lớn, quả bé trĩu trịt từng chùm. Quả bưởi
tròn lông lốc. Lớp vỏ ngoài màu xanh, lớp vỏ trong màu hồng nhạt. Chúng luôn
ôm ấp trong lòng những múi bưởi mọng nước, mát lành. Múi bưởi cong cong như
vầng trăng khuyết, vừa đẹp vừa ngon ai cũng thích.
Cây bưởi đã đem lại lợi ích cho gia đình em. Em mong bưởi có mặt khắp nơi để cải
thiện đời sống cho người dân quê em.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 7
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây ăn quả nhưng em thích nhất là cây bưởi.
Cây bưởi do ông em trồng cách đây năm năm rồi. Nhìn từ xa, cây bưởi như một
người khổng lồ với những cánh tay dài ngoằng tỏa ra khắp phía. Từ mặt đất lên
khoảng hai mét là phần thân chính của cây. Phần thân chính khá to, là chiếc cột đỡ
vững chãi cho những cành cây ở phía trên. Từ phần thân chính tỏa ra những nhánh
thân phụ, hay chính là cành cây. Cành cây mảnh dẻ, nhỏ và dài hơn phần thân
chính. Vỏ cây màu nâu đất, thô và ráp. Lá bưởi màu xanh thẫm, rất thơm. Lá gồm
có hai phần, phần thân và phần đuôi lá. Phần thân lá có kích thước lớn hơn, có một
đường gân rất nổi ở giữa, chia lá thành hai phần cân xứng. Hoa bưởi màu trắng
ngà, hương thơm ngan ngát. Thích nhất là vào những ngày mùa thu, hương hoa
bưởi theo chị gió bay đi khắp không gian, như lưu lại chút hương vị của cây và của
đất. Những bông hoa bé xíu xiu , mềm mại đu đưa trong gió đã hấp dẫn biết bao
nhiêu ong bướm tụ hội lại trong vườn nhà. Bưởi nhà em là giống bưởi Diễn, quả
bưởi càng lên cao càng thon lại chứ không tròn vo như bưởi Mỹ. Những quả bưởi
như những đứa con tinh nghịch đu đưa nặng trĩu trong gió thu. Mỗi lần trời trở
giông bão, gió cuồn cuộn, cây bưởi như người mẹ bất khuất dẻo dai, oằn lưng gánh
những cơn bão táp của đất trời để bảo vệ đàn con. Đến độ Rằm tháng Bảy là khắp
sân nhà, hiên nhà đâu đâu cũng thấy hương bưởi chín. Hương thơm mới ngào ngạt
làm sao! Trong mâm ngũ quả đón chị Hằng của chị em em, bao giờ cũng có một
quả bưởi thơm ngon nhất được bà chọn lọc rất kĩ càng. Giống bưởi Diễn nhà em
không chỉ ngọt, vị ngọt mát và múi còn rất to và mọng nước. Vở bưởi được bà hay
mẹ đem phơi khô, nấu nước gội đầu, tạo nên một hương thơm đặc trưng và thân
thương biết mấy trên mái tóc của bà, của mẹ.
Yêu biết mấy cây bưởi trong vườn nhà em!
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 8
Sau vườn nhà tôi có trồng một cây bưởi ổi. Cây bưởi này có trái cả ba mùa và năm nào cũng sai trái.
Bưởi có nhiều giống: bưởi đỏ, bưởi sẻ, bưởi ổi, nhưng tôi thích giống bưởi ổi hơn
cả. Cây bưởi ổi thấp hơn các loại bưởi khác. Thân cây màu hơi mốc, xây bàn thắng
thành nhiều nhánh, các nhánh nhỏ đều có gai.
Trời vừa đổ mưa là bưởi ra lá non. Lá bưởi non lớn bằng bàn tay, màu xanh dịu,
đến già thì màu xanh đậm. Lúc bấy giờ bưởi cũng ra hoa. Hoa bưởi kết đầy cành,
trông như hoa mù u có từng chùm nhỏ, đôi khi thấy hoa mà không thấy lá. Hoa nở
màu trinh bạch, nhị vàng. Hương bưởi thơm dịu mà ngọt thoang thoảng khắp
vườn. Không gì thích thú bằng một đêm trăng ngồi dưới gốc bưởi để thưởng thức
mùi hương hoa êm dịu. Cành hoa bưởi đong đưa trước gió, vài cành hoa rung nhẹ
bên hồ làm cho tôi có cái cảm giác như lạc vào cõi thần tiên nào.
Bưởi kết trái vào khoảng tháng tư. Trái bưởi ổi tròn, trên đầu có núm trông như trái
ổi lớn, vỏ bưởi xanh non. Đến khoảng tháng tám thì vỏ ửng vàng, bưởi sắp chín.
Hoa bưởi là loại hoa có giá trị hoàn toàn. Hoa rụng cánh để cho ta những trái bưởi
ngon. Lột bưởi ra, tôi thấy có nhiều múi. Bưởi ổi ngọt lại không có chất the như các giống bưởi khác.
Nhìn cánh hoa bưởi, tôi nhớ lại câu hát:
Hoa lài, hoa lí, hoa ngâu,
Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 9
Là đứa trẻ sống ở nông thôn, làm quen với cây cối và sinh vật đồng quê từ nhỏ, tôi
có thể tự tin rằng mình biết rất nhiều về chúng. Nhưng nói về những loài cây tôi
thích, thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Mà ngón đầu tiên khi đến, đó chính là cây bưởi.
Cây bưởi trong vườn nhà tôi giờ đã hơn mười năm tuổi rồi, từ lúc ông trồng khi tôi
còn nhỏ xíu. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi cây với cái tên thân thương: bác bưởi.
Bác bưởi giờ đã cao hơn ba mét rồi, hai đứa trẻ chúng tôi ôm là có thể ôm hết thân
của bác. Quanh năm suốt tháng bác chỉ mặc chiếc áo màu nâu đen sần sùi, thô ráp.
Nhưng tôi biết ở sau lớp áo ấy là từng giọt nhựa sống đang chảy đi nuôi khắp cơ
thể, và bác rất hài lòng về điều đó. Những đôi chân của bác nhô lên, bám chắc vào
mặt đất dường như không ai có thể di chuyển bác đi bất cứ chỗ nào khác. Tình yêu
của bác với nơi này đã thành những chiếc rễ vững chắc nhất. Bác bưởi có cho mình
bộ tóc rất đặc biệt: mãi tóc màu xanh tươi, xum xuê như mái tóc của những chú hề
ở rạp xiếc vậy. Những cánh tay rắn chắc là nơi những chú chim xây tổ ấm cho
mình. Những chiếc lá bưởi chỉ to cỡ bàn tay, gân lá hiện lên rõ rệt đang đua nhau
phô ra để che chở cho mẹ đất, là chiếc ô khổng lồ cho lũ trẻ chúng tôi.
Vào mùa xuân ấm áp, bưởi ra hoa. Mái tóc xanh hằng ngày được cài thêm những
bông hoa bưởi mới thật đẹp làm sao! Những mầm non xanh mơn mởn từ lúc nào
đã biến thành những nụ hoa e ấp xinh đẹp. Rồi một sáng mùa xuân trong cái lất
phất của mưa phùn, những cánh hoa e lệ mở mắt nhìn cuộc đời. Đầu tiên là những
cánh hoa nhỏ xíu, màu vàng nhạt. Rồi nghe tiếng gọi của mưa xuân, những cánh
hoa dần mở ra gặp người tình của nó. Những cánh hoa e ấp dẫu đã nở vẫn hơi cong
cong. Màu trắng tinh khiết của cánh với màu vàng tươi sáng của nụ tạo nên vẻ đẹp
thanh lịch cho hoa. Không nồng như hoa sữa, hương hoa thoang thoảng khắp
không gian cho người ta cảm giác dễ chịu, tâm hồn như được thanh lọc khỏi những
thứ phiền toái âu lo. Và như thế, dân dã, giản dị nhưng hoa bưởi cũng mang một vẻ
đẹp không ngờ. Những cánh hoa cứ nở rồi tàn, và phải rụng. Khi ấy, mặt đất là cả
một thiên đường đầy hoa. Màu trắng của những cánh hoa phủ kín mặt đất nâu đen,
đem cho mẹ đất một màu sắc mới. Những làn gió nhẹ nhàng đưa cánh hoa đáp
cánh xuống mặt ao gần đó. Những làn nước rung rinh, những cánh hoa như những
con thuyền đang đi phiêu du, thưởng ngoạn.
Đến mùa thu, những cánh hoa nhỏ bé ngày nào giờ đã thành những trái bưởi thơm
ngon rồi. Những quả bưởi cứ lặng lẽ lớn lên từng ngày. Chúng như những đứa trẻ
với cái đầu trọc lốc, quả này nhìn quả kia thi xem ai sẽ lớn nhanh hơn. Rồi những
ngày mưa, những hàng cây đu đưa bảo vệ lũ con của mình. Rồi những quả những
quả bưởi cũng lớn nhanh như thổi, rắn chắc, khỏe mạnh. Để có được những múi
bưởi thơm ngon, căng mọng là cả một quá trình lâu dài và vất vả.
Tuổi thơ tôi một phần là hình bóng của hàng bưởi sân vườn. Những kí ức tuổi thơ
cùng ông đi chăm cây, chỉ cho ông những bông bưởi, được ông hái cho những quả
bưởi đầu tiên vẫn còn tươi roi rói như vừa mới đây. Rồi những trưa hè cùng lũ bạn
ngủ dưới gốc bưởi, đếm hoa, những buổi lấy lá bưởi làm hình con trâu. Cứ như thế,
tôi lớn dần, bác bưởi thì già đi nhiều.
Trong cuộc sống này còn nhiều những thứ quả ngon và lạ nhưng với tôi, không gì
có thể thay thế thứ quả này.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 10
Trong vườn bà nội em có rất nhiều loại cây. Nào là cây na với quả ngọt, nào là cây
chuối thơm, nào là cây cam với quả ăn ngọt lịm, nào là cây hồng xiêm ngày ngày
tỏa bóng mát rợp một vùng đất. Nhưng loài cây mà em thích nhất là cây bưởi.
Cây bưởi đứng ngay ở đầu vườn, trông xa nó sừng sững như một chàng vệ sĩ
khổng lồ ngày ngày canh gác cho mảnh vườn nhà bà em. Thân cây thẳng đứng, xù
xì những nếp thời gian, điểm xuyết vài mảng mốc trắng càng làm tăng thêm vẻ cổ
kính cho cây. Những lớp vỏ ráp chỉ chực chờ đến mùa đông là rụng xuống. Cành
bưởi tỏa ra xung quanh trông như những cánh tay đang dang rộng giữa trời. Lá
bưởi thuôn dài, dày và xanh mướt một cách kì lạ, đến gần đầu thì thắt lại trông
giống như những trái tim. Lá bưởi thoảng một mùi hương đặc biệt, bà em thường
hái chúng, đem nấu với bồ kết để gội đầu, hương bưởi cứ như vương mãi trên mái
tóc. Mỗi khi đến mùa hoa bưởi là cả khu vườn ướp đầy hương thơm ngan ngát.
Hoa bưởi trắng muốt, có năm cánh uốn lại rất mềm mại, duyên dáng, và hương hoa
bưởi thì thật là nồng nàn và quyến rũ biết bao. Hương hoa bưởi lan tỏa khắp một
vùng không chỉ quyến rũ những loài ong, loài bướm đến làm mật mà còn khiến cho
em cũng phải thấy ngây ngất.
Em thích nhất là những quả bưởi khi vào mùa. Chúng tròn như những quả bóng, da
xanh mướt mà lại xù xì, ram ráp. Tách vỏ bưởi, ăn từng múi bưởi trắng đục mới
cảm thấy được vị ngọt hơi tê tê nơi cuống họng. Mỗi khi đến rằm Trung Thu, bà lại
dành ra một quả bưởi to nhất, đẹp nhất để em bày cỗ cúng trăng. Cùi bưởi được mẹ
em tận dụng để nấu chè, hương vị ngọt ngào ấy vẫn ngày ngày thoang thoảng trong kí ức em.
Cây bưởi đã gắn bó với em từ ngày còn ngây dại. Đến nay khi em đã lớn, nó vẫn là
một người bạn thân thiết, một kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ mà em mãi mãi vẫn nhớ về.
Dù đi đâu xa, em vẫn sẽ nhớ mãi về hương vị ngọt ngào của bưởi và tình cảm mà ông bà dành cho em.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 11
Quê em ở miền Tây nên có rất nhiều cây ăn quả như cây xoài, măng cụt, cây mít,
cây chôm chôm, cây bưởi mỗi loại quả có một hương vị, màu sắc khác nhau nhưng
quả nào cũng ngon hết sẩy. Trong đó em thích nhất là quả bưởi.
Bưởi có hình tròn, thường có màu xanh hoặc màu vàng. Vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ
nhưng rất lại thanh mát vô cùng. Mẹ em bảo vỏ bưởi có thể được dùng để nấu
nước tắm và gội đầu. Bưởi thường có hai loại đó là bưởi chua và bưởi ngọt. Em rất
thích ăn bưởi ngọt, nhưng không phải quá ngọt, mà vị ngọt của bưởi thường vừa
phải và mát dịu. Ở giữa phần vỏ và phần thịt bưởi có một lớp cùi màu trắng, rất
mềm, mẹ em thường dùng phần cùi này để nấu món chè bưởi thơm ngon và bổ
dưỡng. Phần thịt bưởi là những múi gần giống múi cam nhưng lại được bọc bởi lớp
trắng dày, chắc hơn, múi bưởi thường cong cong trông giống hình lưỡi liềm. Mỗi
khi ăn, mẹ em thường tách từng múi bưởi ra để vào đĩa xếp tròng trông rất đẹp.
Những múi bưởi thường có nhiều tép nhỏ, căng mọng chứa nước bên trong và một
hoặc hai hạt có màu vàng.
Quả bưởi thường sai quả nhất vào mùa thu. Bưởi là một thức quà được trưng trên
bàn thờ vào những ngày rằm, đầu tháng, đặc biệt vào ngày Tết trên mâm ngũ quả
không thể nào thiếu đi trái bưởi xanh tròn hoặc màu vàng nhằm thể hiện cho một
năm mới tròn trịa viên mãn, tràn ngập may mắn. Bưởi là một loại quả rất tốt lành,
chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể và làm đẹp da đó các bạn.
Nhà em có hai cây bưởi trồng trước nhà rất sai quả, em rất thích hai cây bưởi nhà
mình vì nó cho em những quả bưởi thơm ngọt. Mong rằng, bố mẹ em sẽ trồng
thêm thật nhiều cây bưởi, để em có thể có nhiều bưởi để thưởng thức.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 12
Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín.
Cây hoa hồng tỏa hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín, nhưng
em thích nhất là cây bưởi.
Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ
bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu
như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ
thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ.
Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay
người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng
ngọc, mọc thành từng chùm. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa
bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng
đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ
chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi
chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.
Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dùng để
ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được
ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám,
quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp
Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà
các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa
óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.
Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi
Diễn. Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng cây
muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng
tất cả tình yêu dành cho nó.
Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm
nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 13
Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho
hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành
vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng
mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần
làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.
Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc,
tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô
cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu
xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ
cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại
ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không
mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm
cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những
chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp
không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả
bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ
nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.
Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi trên cao chờ tay người hái về. Những
múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền
với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được
một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn,
vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm
ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an
khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn
quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội
đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương
bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.
Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất
cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở
thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây
nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới
ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.
Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào.
Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 14
“Chợt giật mình đã thấy tới tháng ba
Mùa xuân về bưởi ra hoa trắng xoá
Tháng ba về như quen mà như lạ
Hương bưởi ngạt ngào nhớ quá đi thôi”
Mỗi khi nghe lời bài thơ “lời thề hoa bưởi ” của Nguyễn Đình Huân cất lên,trong
tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cây bưởi- một loại cây đã rất quen thuộc với con người Việt Nam.
Nhà bà em có một trồng một cây bưởi. Thân của cây bưởi to, có màu nâu, thân
hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có
màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi
khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây
bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc. Hằng năm cây cho ra những trái
bưởi ngọt,mát lành và căng mọng. Khi ăn xong vỏ bưởi còn dược giữu lại phơi khô
có rất nhiều tác dụng ví dụ như: dùng để đun lấy nước gội đầu. Mùa đông rét buốt
mà được tắm gội bằng nước nóng thoang thoảng hương bưởi thì thật lfa dễ chịu.
Nó xua tan mọi cái khí lạnh của mùa đông giải tỏa những căng thẳng muộn phiền.
Để có được một trái bưởi thơm ngon đến tay người dùng, công sức chăm bẵm của
người trồng là không ít. Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào,
bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác
nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn
thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó. Mỗi sáng sớm thức dậy là
bà em lại ra vườn chăm sóc cây bưởi. Bà tỉ mỉ chu đáo giống như chăm sóc một
đứa trẻ vậy. Mỗi khi mưa gió đến bà thường lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ cây bưởi
bị gió quật đổ thì bao công sức sẽ uổng phí.
Em rất yêu quý cây bưởi bà em trồng. Em mong cây sẽ phát triển khỏe mạnh để em
có thể hưởng những trái bưởi thơm ngon từ chính bàn tay bà em săn sóc.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 15
Vườn nhà nội không thiếu những loài cây ăn quả. Nào là táo, là cam, là quýt hay
hồng hay lựu nhưng loài cây mà em thích nhất vẫn là cây bưởi.
Cây bưởi đứng e lệ ở một góc vườn nhà. Dáng cây cao lớn, xum xuê trông rất khỏe
khoắn dẻo dai. Thân cây nghiêng nghiêng như đang nhoài người vươn ra không
gian đón nắng đón gió đất trời. Rễ cây to, dài cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh
dưỡng cho thân mẹ. Chốc chốc lại thấy những nhánh rễ trồi lên khỏi mặt đất như
những con rắn nhỏ ngoằn ngoèo uốn lượn. Lá bưởi to hơn lá cam một chút, xanh
tươi mơn mởn. Vào mùa hoa, cây ra hoa thơm nức vừa ngọt ngào vừa dịu mát,
mấy người chị họ của em thường lấy hoa bưởi cài lên mái tóc trông vô cùng duyên
dáng. Hoa tàn cũng là lúc bưởi kết trái, ban đầu chỉ là những quả nhỏ xíu lấp ló sau
phiến lá nhỏ, càng lớn da bưởi càng căng mọng, quả lớn hơn, xang rì. Bưởi nhà em
là bưởi da xanh, ngon nhất trong các loại bưởi. Khi bóc vỏ, hương bưởi thơm dịu
dàng làm lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Từng múi bưởi căng mọng những nước,
ăn vào ngọt thanh, ngon lành. Bưởi cũng là thứ quả em thích ăn nhất. Không chỉ để
ăn như một cây ăn quả, người ra còn chiết xuất hương hoa bưởi, tinh dầu bưởi rất tốt.
Em mong cây bưởi lúc nào cũng khỏe mạnh, ngày càng ra nhiều hia kết nhiều trái cho nhà em hơn.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 16
Cứ mỗi lần đến nhà nội, em thích nhất là được ra khu vườn ăn quả của nội mà đùa
nghịch, mà hái những trái thơm ngon ngọt. Trong số tất cả các loại cây ăn quả
trong vườn thì em thích nhất là những trái bưởi, cây bưởi.
Quan sát em nhận thấy được cây bưởi này khá lớn, thân cây xù xì màu nâu sậm,
trên thân hằn rõ những dấu vết mà thời gian, mưa gió bão bùng để lại. Rễ cây cắm
sâu nơi lòng đất rất khó nhìn thấy. Bà em cũng đã nói với em rằng phần rễ của cây
bưởi là rễ cọc, xung quanh mấy cái rễ nhỏ tua rua là một cái rễ chính rất to được
cây bưởi cắm sâu trong lòng đất, có nhiệm vụ lớn nhất. Nhất là trên thân cây thi
thoảng còn có thể thấy những đàn kiến miệt mài dường như cứ nối nhau bò lên
trông rất thích mắt biết bao nhiêu.
Trên những cành cây khẳng khiu vươn ra giữa trời xanh và có những cái lá xanh
mướt một màu. Hình ảnh những chiếc lá bưởi xanh như to bằng bàn tay em, từng
gân lá nổi lên rõ ràng. Nếu như sờ lên mặt trên của lá cảm thấy rất mềm mượt, phía
dưới có một lớp lông mỏng. Hàng năm cây cho rất nhiều trái chín thơm ngon,
những múi bưởi mọng nước ăn ngọt lành. Qủa bưởi thường được bà cắt và để thờ
cúng trông rất đẹp. Em vô cùng yêu thích hình ảnh của cây bưởi này.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 17
Trong khu vườn của ông em, có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây mít, cây hồng
xiêm, cây ổi, cây xoài,… Cây nào cũng cho những hoa thơm trái ngọt nhưng có lẽ
cây bưởi là loài cây để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.
Cây bưởi đã được chính tay ông em trồng từ khi ông còn trẻ. Trải qua hàng chục
năm sinh sống, cây đã trở nên cứng cáp, to lớn hơn rất nhiều và hàng năm lại làm
hoa cho quả thơm ngát cả khu vườn. Thân cây có màu rêu mốc với lớp vỏ thô ráp.
Cây bưởi cao chừng bốn đến năm mét, ông nói rễ cây là rễ cọc và ăn sâu xuống
lòng đất chứ không nổi lên trên như một số loài cây khác.
Cây bưởi có nhiều cành lá xum xuê, lá bưởi có bản to, được thắt lại ở giữa và chia
làm hai phần lớn nhỏ. Hoa bưởi thường nở theo chùm, cánh hoa có màu trắng bao
quanh nhụy vàng ở giữa, trông rất thanh thoát, mang một chút vẻ đẹp tinh khôi, dịu
dàng, đậm chất nông thôn Việt Nam. Mỗi mùa hoa bưởi đến, gió đưa hương lan
tỏa khắp vườn nhà, làm không khí như trở nên trong trẻo hơn, tinh khiết hơn. Qủa
bưởi cũng từ ấy mà hình thành. Trái bưởi ban đầu có màu xanh non, các chị gái
của em thường lựa đôi ba quả cứng cáp mà chơi chắt, chơi chuyền. Theo thời gian,
trái bưởi to lên, căng tràn, tròn trịa, ngả dần sang cái sắc xanh vàng. Ông em nói
rằng, trái bưởi tròn là để tượng trưng cho cái vẹn đầy, viên mãn.
Trái bưởi có một lớp cùi rất dày và thơm, bà em thường phơi khô để dùng làm
nước gội đầu cho cả gia đình, làm tóc thêm mềm và thêm thơm. Bên trong lớp cùi
bưởi là lõi quả bưởi, được chia làm nhiều múi, mỗi múi lại có một lớp áo khoác
trắng mỏng bên ngoài. Phía trong lớp áo ấy là những tép bưởi mọng nước xếp đều
bên nhau dưới một hàng hạt dày. Khi ăn, bưởi thường có vị chua hoặc ngọt, tùy
vào loại giống cây và thời gian mà chúng ta lựa chọn để thưởng thức. Trái bưởi là
thức quả không thể thiếu trong các ngày cúng rằm, các ngày lễ tết, là thứ thành quả
viên mãn mà bố mẹ, ông bà chúng ta dành tặng để cúng lễ với tổ tiên.
Từ lâu, cây bưởi đã là một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam,
hoa bưởi và trái bưởi đã là hương thơm và hương vị không thể thiếu của nông thôn
Việt Nam. Em rất thích cây bưởi trong khu vườn nhà em, nó đã trở thành một phần
không thể thiếu trong kí ức của em và những người con của quê hương Việt Nam.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 18
Cơn gió thổi làm lay động cây bưởi trước nhà. Những quả to tròn đu đưa theo gió;
những giọt sương đọng lại trên lá rơi xuống đất nghe lộp độp. Sáng nay nhìn cây
bưởi,tôi bỗng thương nhớ ông ngoại vô cùng. Ngày xưa, cũng dưới cây bưởi này,
tôi cùng ông ngoại đã sống bên nhau.
Cây bưởi này đã gắn bó đời ông ngoại và vả đời tôi. Bà mất sớm, ông thui thủi ở
nhà. Ông tìm thú vui với con cháu, với việc trồng cây… và ông trồng cây bưởi này
với mong muốn rằng ” cho vui làm quà cho con cháu”. Tôi là đứa cháu út nên
được ông dành tình thương hơn. Ông hay kể cho tôi nghe và đọc câu này như răn
dạy tôi điều gì ! ” Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” . Lúc đó tôi hãy
còn nhỏ câu nói của ông làm tôi thuộc làu làu nhưng mơ hồ không hiểu gì cả. Tôi
chỉ biết rằng ông rất thương và cưng chiều tôi.
Năm tháng trôi qua, cây bưởi cũng như tôi lớn dần, lớn dần. Thân cây bây giờ
trông to khỏe và rắn chắc lắm. Vỏ cây không còn xanh và mướt như lúc nhỏ và đã
chuyển sang màu xam xám có vẻ rất phong trần.Vỏ cây loang lổ những đốm mốc
trắng làm lớp áo bên ngoài xù xì hẳn lên. Thân cây thẳng đuột như cái cột nhà và
lên trên chia thành nhiều cành lớn, nhỏ, rồi nhỏ nữa làm tán cây rộng lớn che nắng
cả một khoảng đất trống. Lá bưởi không giống như những cây khác. Lá bưởi tương
đối dày. ở khoảng giữa lá thắt lại tạo hình quả tim. Bề mặt lá có màu xanh đậm, bề
dưới có màu xám trắng. Lá bưởi có mùi thơm rất dễ chịu. Ông ngoại vẫn thường
nấu lá bưởi với lá sả để xông mỗi khi tôi bị cảm.
Vào mùa ra hoa, cây bưởi rụng hết lá già và thay và thay vào đó những chùm lá
xanh non mơn mởn. Những chùm bông trắng muốt đua nhau đâm tua tủa, giữa
bông hoa có nhụy vàng nhỏ xíu trông tinh khiết làm sao. Hoa bưởi tỏa hương thơm
ngào ngạt, một mùi thơm mang vị đồng quê. Ông tôi thích hương vị của hoa bưởi,
ông phơi khô rồi ướp với trà uống vào buổi sáng. Ông nói nó không thua gì hoa lài
đâu. Hoa bưởi có sức quyến rũ kỳ lạ, lôi cuốn những chú bướm, chú ong đến hút mật.
Trái bưởi lúc còn non có lớp lông măng trắng bao bọc bên ngoài. Khi chín, lớp
măng không còn nữa, vỏ bưởi chuyển sang màu vàng ươm và căng tròn lên. Trên
vỏ có mụn trăng trắng, xanh xanh xen kẽ. Múi bưởi chín mọng nước ngọt lịm có vị thanh thanh.
Đã từ lâu rồi từ ngày ông ngoại ra đi, tôi không còn được ngồi bên ngoại, nghe
ngoại kể chuyện.Không còn được ông gỡ từng múi bưởi cho tôi ăn nữa. Thương
ông tôi càng thương cây bưởi ông trồng. Ông ơi! ông hãy yên tâm, bưởi ông trồng
vẫn chăm sóc kỹ. Trái mùa này sai và to lắm. Hàng ngày con vẫn chăm sóc đều
đặn cho nên bưởi ngọt hơn nhiều, con vẫn xem cây như người bạn hiền từ, con sẽ
làm cho cây bưởi sai trái sai hoa. Hương hoa bưởi sẽ bay khắp nhà, tỏa ra đường
cái, làm cho tóc các chị gái mượt mà thơm mát như suối chảy qua những cánh rừng
bung nở những loài hoa trắng muốt. Bưởi cho bóng mát, sẽ cho những mùa quả
ngọt thơm hương. Bưởi sẽ làm cho nhà con thêm đẹp.
Ông ơi! tối nay ông hãy về ăn bưởi với con. Con sẽ hái biếu ông trái bưởi đầu mùa
to nhất. Con sẽ ướp cho ông ly trà thơm mùi hoa bưởi thơm, ông sẽ uống và giảng
lại cho con những câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn, Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là thế nào ông nhé!
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 19
Vườn nhà em có một cây bưởi thuộc giống bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ. Cây bưởi
quý này là do bạn học của anh Quang tặng bố mẹ em. Cây bưởi đã được 5 tuổi, và
đã có ba mùa ra hoa kết trái.
Cây cao khoảng 4 mét, sum sê cành lá. Cây đứng ở một góc vườn, cạnh bờ ao. Lá
cây tròn to bằng bàn tay và dày, mặt trên xanh thẫm, bóng, mặt dưới xanh nhạt.
Đầu tháng giêng, cây bưởi ra hoa. Đứng xa nhìn, thấy cây bưởi như đội lên đâu
một mâm xôi nếp cái đầy ụ. Nụ hoa trắng nõn như chiếc cúc áo bạch ngọc; hoa nở
xoè năm cánh trắng phau; nhuỵ hoa hình nậm rượu bé tí, vàng ươm. Hương hoa
ngào ngạt. Suốt ngày, đàn ong mật kéo đến bay vù vù, bầy bướm lượn vòng bay
chấp chới. Trong nắng xuân, trong làn mưa bụi, hoa bưởi rụng trắng một góc vườn.
Mùa xuân dần trôi qua, cây bưởi chi chít quả. Lúc đầu, quả bưởi to bằng quả cà
chua, bằng trái bóng bàn, rồi lớn dần bằng nắm tay treo lủng lẳng. Đến tháng sáu,
tháng bảy, quả bưởi lớn to tròn bằng đầu đứa trẻ lên hai. Trái bưởi da xanh căng
lên óng mượt, đeo trĩu cành.
Tháng tám, dịp Tết Trung thu, bố mẹ hái bưởi đem ra chợ bán. Tép bưởi căng tròn,
vị thơm ngon ngọt, đậm đà, ai cũng tấm tắc khen.
Trên mâm ngũ quả bày trên bàn thờ, quả bưởi vườn nhà chiếm một vị trí trang
trọng. Trong hương vị Tết dân tộc cổ truyền, anh Quang thường nhắc lại cho chúng
em nghe vài kỉ niệm đẹp về người bạn thân thời sinh viên, nay đang công tác ở một tỉnh miền Trung.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 20
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau: từ rau củ cho đến hoa, rồi
cả những cây ăn quả nữa. Và em thích nhất là cây bưởi mà mình đã cùng bố trồng
khi em còn đang học mãi giáo.
Cây bưởi này ngày mới trồng còn mới chỉ là một cây non bé xíu, vậy mà giờ đây
nó đã lớn hẳn, cao hơn người bố em rồi đấy. Đặc biệt là trái bưởi hàng năm cho ra
đều rất ngọt và thơm. Những trái bưởi vàng óng, to và mọng nước vô cùng. Hương
bưởi thoang thoảng dịu nhẹ lan tỏa trong không gian khiến lòng người vô cùng dễ
chịu. Gọt đi lớp vỏ bên ngoài liền sẽ thấy một lớp màng bọc màu trắng xốp ở kế
tiếp, chỉ cần dùng mũi dao nhẹ lột là được rồi. Cuối cùng ta sẽ thấy được những
múi bưởi to, xếp cạnh nhau vòng thành một hình cầu đẹp mắt. Chỉ cần lột bỏ lớp
vỏ mỏng màu trắng trong ở ngoài là sẽ thấy những tép bưởi màu trắng ngà mọng
nước, những hạt bưởi xếp thẳng tăm tắp. Vị ngọt của bưởi quanh quẩn nơi đầu
lưỡi, khiến em ăn một lần liền nhớ mãi không quên.
Để có thể có những trái bưởi thơm ngon ấy, đó là thành quả chắt chiu bao ngày của
những bông hoa bưởi trắng muốt ngày xuân dưới cơn mưa bụi lất phất bay, dưới
cái se lạnh của thời tiết. Không chỉ vậy, đó còn là sự đóng góp không hề nhỏ của
những chiếc lá xanh sậm ngày đêm thực hiện công việc của mình, của những rễ
cây cần mẫn ngày đêm tìm kiếm nguồn dinh dưỡng nơi đất mẹ bao la.
Em thích nhất là khi được cùng bố thu hoạch những trái bưởi ấy. Một trái để dành
bày mâm ngũ quả lễ Trung thu, một vài quả gửi biếu hai bên ông bà, còn lại hoặc
bố mẹ em đưa tặng hàng xóm xung quanh hoặc đem ra chợ bán. Ai cũng đều khen
ngon và mọng nước cả. Hàng ngày em đều chăm chỉ ra tưới nước cho cây, để ý
từng thứ một, chỉ mong cây càng ngày càng thêm lớn.
Em yêu cây bưởi này nhiều lắm bởi cây không chỉ cho ra loại quả em yêu thích mà
còn mang lại nguồn kinh tế nho nhỏ cho gia đình em nữa. Em mong năm sau, năm
sau nữa, cây vẫn cho ra được những trái bưởi thơm ngon như vậy.
Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 21
Trước sân nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bà em trồng các loại rau sạch và
tươi ngon. Ở góc trong cùng, bà đặc biệt trồng một cây bưởi rất lớn. Đó là cây ăn
quả duy nhất trong khu vườn nhỏ bé của nhà em.
Cây bưởi rất cao, có khi phải đến hơn bốn mét, vì nó cao gần đến mái của tầng hai
nhà em. Thân cây to như là bắp đùi của người lớn, chắc nịch. Thân cây không mọc
thẳng đứng, mà hơi nghiêng về phía bên trái một chút, vì phía bên đó có nhiều ánh
nắng mặt trời. Từ đoạn cách mặt đất tầm một mét rưỡi, cây bắt đầu tỏa các cành.
Những cành ở dưới to như cổ tay, càng lên trên, các cành càng bé dần. Tuy các
cành mọc ra ở trên cao, nhưng do các trái bưởi rất lớn và nặng, nên làm cho cành lá
trĩu xuống dưới. Có cành còn quét xuống cả mặt đất. Lá bưởi khá lớn, thường to
bằng bàn tay. Ở gần giữa thân lá thì lõm vào trong như hình số tám. Đôi lúc em
cảm giác như lá bưởi chính là quả hồ lô đã bị ép dẹp lép. Lá bưởi rất thơm, thường
được bà và mẹ hái vào xông mùi thơm cho cả nhà, hoặc dùng khi luộc, hấp hải sản cũng rất tuyệt.
Thường thì vào những tháng mùa thu bưởi sẽ ra hoa. Hoa bưởi trắng muốt, cánh
hoa dày, mùi thơm nồng và đậm. Thường dùng để làm nước hoa, nước gội đầu. Và
đến khoảng cuối năm, sẽ có trái bưởi chín thơm lừng. Những trái bưởi có bình
tròn, khi chín có thể to như một cái nồi nấu cơm cỡ nhỏ. Vỏ vàng ươm. Phần thịt
vỏ bên ngoài khá dày, có thể dùng làm chè bưởi, mứt bưởi. Bên trong, phần thịt
mọc thành từng múi, bên trong múi có nhiều tép bưởi nhỏ. Khi ăn có vị ngọt thanh,
dịu nhẹ, ngon ngọt vô cùng. Năm nào, khi Tết đến, mẹ cũng chọn một trái bưởi lớn
nhất, đẹp nhất để đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Đôi với em, cây bưởi không chỉ là một loại cây ăn quả mà còn là một người bạn
thân thuộc. Mỗi ngày, em đều dành thời gian để tưới nước và quan sát cây bưởi.
Mong rằng cây sẽ mãi luôn tươi tốt như bây giờ. Tả cây dừa
Dàn ý tả cây dừa
I. Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
- Quê nội em có rất nhiều dừa.
- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.
II. Thân bài: Tả cây dừa. * Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược. - Cây cao quá mái nhà.
* Tả chi tiết từng bộ phận:
- Gốc to cỡ vòng tay ôm của em.
- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ. * Cảnh vật xung quanh
- Gió khua xào xạc trên lá dừa.
- Chim chóc ríu rít trong vòm cây. III: Kết bài
- Dừa là đặc sản của quê nội.
- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
- Hình ảnh cây dừa khắc họa rõ nét về quê hương.
Tả cây dừa - Mẫu 1
Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả. Trong số những loại cây đó, cây dừa đã
gắn bó và chứng kiến nhiều kỷ niệm tuổi thơ của em nhất.
Nghe bố em kể lại cây dừa này được trồng từ khá lâu rồi. Từ xa nhìn lại, cây dừa
cao, to như cột chống trời. Có lẽ các loài cây trong vườn cây dừa như một vị thủ
lĩnh. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, sần sùi màu nâu
đen. Dáng cây đứng thẳng như chiếc cột điện cao chót vót. Rễ dừa bò lên mặt đất
như những chú rắn nhỏ, hiền lành. Vào những buổi trưa hè, em thường ngồi dưới
đây để hóng mát. Đứng dưới gốc nhìn lên, em thấy những tàu dừa màu xanh sẫm
như chiếc lược chải tóc cho mây xanh. Chen trong các tàu lá dừa là những bông
hoa li ti. Hoa dừa không mang sắc vàng đậm như hoa điệp, hoa hướng dương mà
nó có màu vàng nhạt thanh thoát và duyên dáng, trông thật đáng yêu. Khi những
bông hoa dừa rụng xuống, em thường chọn những cánh to, dày để làm dây chuyền
khi thì gắn lên đầu, khi thì thắt quai áo. Những bông hoa ấy lìa cành đã để lại trên
cây những quả dừa bé bỏng màu xanh non. Những trái dừa cứ lớn dần, lớn dần rồi
lớn hẳn. Từng trái dừa to, kết thành từng chùm trên cây như đàn lợn con.
Mùa hè đến cũng là lúc dừa đã già. Mẹ thường hái xuống để bổ lấy nước cho cả
nhà uống. Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, được uống một cốc nước dừa thì
thật là thích. Từng giọt nước dừa trong vắt, hương thơm man mát và ngọt dịu.
Em rất yêu quý cây dừa nhà em.
Tả cây dừa - Mẫu 2
Em không hiểu sao cây dừa lại hay được trồng ở bờ ao hay bờ sông, nhà bác hàng
xóm bên cạnh nhà em cũng có một cây dừa trồng ở bờ ao trông thật đẹp.
Chắc cây dừa này đã được trồng từ lâu, khi em lớn thì cây dừa đã khá to và cho
quả rồi. Thân cây dừa không thẳng và cao vút như cây cau mà nghiêng nghiêng về
phía bờ ao, như để hướng đến nguồn nước. Thân cây trơn có những vòng tròn cách
đều từ gốc cho đến ngọn vì vậy rất khó để trèo lên cây dừa. Vậy mà em vẫn thấy
trong những bức tranh vẽ một thằng trẻ con trên đỉnh cây dừa, còn rất nhiều đứa ở dưới hứng dừa.
Thân cây dừa rất đặc biệt, gốc cây thường phình ra to hơn, phần giữa và phần ngọn
nhỏ hơn, phần ngọn hơi nhọn, trông cây dừa giống như một cái bút nhưng lại
không được thẳng như cái bút. Cây dừa có những tàu lá dài, em đã được nghe câu
thơ miêu tả tàu dừa: “Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”, hình ảnh so sánh rất
sống động, tàu dừa có những chiếc lá dài và rất sắc, khi cứa vào tay có thể rất đau,
những chiếc lá mọc đối xứng hai bên từ gốc cho đến ngọn tàu lá.
Khi cây dừa ra hoa, hoa dừa màu trắng giống như hoa cau, và có mùi thơm thoang
thoảng, rồi đến khi kết quả, quả dừa hình tròn và màu xanh, đợi đến khi già có thể
vặt xuống, bên trong quả dừa có nước, được ví như một giếng nước trong, nước
dừa ngọt mát, là thức uống rất ngọt, mát vào mùa hè.
Ở những quả dừa già, bên trong lớp vỏ màu xanh là đến một lớp vỏ cứng màu nâu,
rồi mới đến phần cùi dừa. Cùi dừa ăn màu trắng, ăn ngay cũng được, hoặc dùng để
kho thịt hay nạo thành sợi nhỏ đồ lẫn với xôi để tạo mùi thơm. Cùi dừa cũng dùng
để chế biến thành dừa khô hay nước cốt dừa. Vào những trưa nắng, cây dừa soi
bóng xuống mặt nước yên tĩnh trông thật đẹp.
Cây dừa là một loại cây rất thân thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam, đã có nhiều
những bức tranh đẹp hay bài thơ về đề tài gần gũi quen thuộc này.
Tả cây dừa - Mẫu 3
Hè nào, em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà ngoại trồng rất nhiều cây nào là:
chuối, xoài, dừa, mận. Mỗi cây đều cho quả ngon, ngọt riêng biệt. Nhưng em vẫn thích nhất là cây dừa.
Nhìn từ xa, cây dừa như một chiếc ô xanh mát rượi, khổng lồ. Thân cây to như cột
nhà, cao hơn nóc nhà một chút, màu nâu. Vỏ của nó nham nhám, sần sùi, nứt nẻ,
có chỗ lõm vào có nơi lồi ra. Các tàu lá xòe ra trông như chiếc quạt che khuất một
khoảng sân. Lá dừa còn tươi thì xanh mát, lá già thì ngả sang màu vàng khô héo.
Quả của cây màu xanh nhạt, trái dừa to gần bằng quả bóng. Nước dừa trong vắt,
uống vào có cảm giác mát rượi cả người. Cơm dừa trắng, béo ngậy. Người ta
thường làm mứt dừa ăn vào dịp Tết. Nhờ có cây dừa trước sân mà nhà bà ngoại trở
nên mát hơn. Mỗi buổi chiều, em thường ngồi dưới gốc cây để đọc sách, gió thổi
tàu dừa phe phẩy, lao xao thật thú vị. Quả thật cây dừa không những cho trái ngon
quả ngọt mà còn làm đẹp hình ảnh quê hương.
Em rất thích cây dừa này vì cây đã gợi cho em nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu. Hè
này, em sẽ về quê ngoại, tất nhiên đó là dịp em chăm sóc cây dừa quê hương.
Tả cây dừa - Mẫu 4
Cây dừa là loại cây quen thuộc và đã gắn liền với miền sông nước. Nhà ông ngoại
em cũng có một cây dừa trồng ở bờ ao trông rất đẹp.
Cây dừa này đã được trồng từ lâu, khi em lớn thì cây dừa đã khá to và cho quả rồi.
Thân cây dừa không thẳng và cao vút như cây cau mà nghiêng nghiêng về phía bờ
ao, như để hướng đến nguồn nước. Thân cây trơn có những vòng tròn cách đều từ
gốc cho đến ngọn vì vậy em thấy rất khó để trèo lên cây dừa. Thân cây dừa rất đặc
biệt, gốc cây thường phình ra to hơn, phần giữa và phần ngọn nhỏ hơn, phần ngọn
hơi nhọn, trông cây dừa giống như một cái bút nhưng lại không được thẳng như cái bút.
Cây dừa có những tàu lá dài, tàu dừa có những chiếc lá dài và rất sắc, khi cứa vào
tay có thể rất đau, những chiếc lá mọc đối xứng hai bên từ gốc cho đến ngọn tàu lá.
Khi cây dừa ra hoa, hoa dừa màu trắng giống như hoa cau, và có mùi thơm thoang
thoảng, rồi đến khi kết quả, quả dừa hình tròn và màu xanh, đợi đến khi già có thể
vặt xuống, bên trong quả dừa có nước, được ví như một giếng nước trong, nước
dừa ngọt mát, là thức uống rất ngọt, mát vào mùa hè. Ở những quả dừa già, bên
trong lớp vỏ màu xanh là đến một lớp vỏ cứng màu nâu, rồi mới đến phần cùi dừa.
Cùi dừa ăn màu trắng, ăn ngay cũng được, hoặc dùng để kho thịt hay nạo thành sợi
nhỏ đồ lẫn với xôi để tạo mùi thơm. Cùi dừa cũng dùng để chế biến thành dừa khô
hay nước cốt dừa. Vào những trưa nắng, cây dừa soi bóng xuống mặt nước yên tĩnh trông thật đẹp.
Cây dừa là một loại cây rất thân thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam, và đặc biệt cây
dừa đã gắn bó rất nhiều với tuổi thơ của em.
Tả cây dừa - Mẫu 5
Nhà ngoại ở Bến Tre. Vườn nhà ngoại rộng mênh mông đến ba, bốn công đất. Cả
một vùng quê dừa mọc thành rừng. Vườn ngoại cũng bao la dừa, bát ngát dừa.
Dừa trồng thành hàng. Giữa các hàng dừa có mương nước chạy dọc song song.
Mỗi cây dừa có một lãnh thổ riêng biệt. Có những cây dừa cao 20 - 30m, ngạo
nghễ giữa trời xanh, gốc to xù xì, người lớn ôm không xuể. Có những cây dừa tơ
ba, bốn tuổi, chỉ thấp độ 3 - 4m, lá xanh rì, lúc trổ buồng quả trông rất thích.
Lá dừa mọc ở ngọn cây, có từ 20 - 30 lá, được gọi là tàu dừa. Tàu dừa có bẹ dài 3 -
4m. Bẹ dừa hình thuôn dài, rất to, rất dẻo dai. Hai bên bẹ dừa có từ 120- 125 mảnh
lá dạng lông vũ khổng lồ, mềm dẻo, óng ánh xanh, lay động theo gió. Mỗi năm dừa
thay đổi lá một lần, lá này rụng thì có lá mới mọc ra thay thế. Mỗi lá dừa rụng để
lại dấu ngấn trên thân dừa bạc.
Hoa dừa cũng như hoa cau, mọc thành chùm, kết thành buồng dừa. Cây dừa ra hoa,
ra quả quanh năm. Mỗi buồng dừa có hàng chục trái. Mỗi cây dừa thường có hai, ba buồng.
Quả dừa to hơn quả bòng hoặc bằng cái giành tích, có núm chắc và cuống dài, dừa
non vỏ xanh bóng. Dừa già màu vàng tươi. Mỗi quả dừa có tới ba lớp vỏ: vỏ ngoài
mỏng, mềm và nhẵn bóng; vỏ giữa là tầng chất xơ dày và xốp; vỏ dừa trong cùng
(sọ dừa) như chất sừng rất cứng. Trong ruột quả dừa có lớp cơm dừa trắng nõn,
béo ngậy bao bọc, mỏng hoặc dày, mềm hoặc cứng tuỳ theo dừa non hay dừa già.
Quả dừa nào cũng có nhiều nước ngọt. Cơm dừa có thể ép lấy dầu hoặc chế biến
thành kẹo dừa. Nước dừa để uống, rất bổ dưỡng.
Nghỉ hè nào về thăm ngoại, hầu như ngày nào các cháu cũng được uống nước dừa.
Ngoại dùng dừa chế biến thành nhiều món ăn như hầm, ninh nấu thịt, cá rất ngon.
Sướng nhất, vui nhất là ngày nào em cũng được theo ngoại ra thăm vườn dừa. Mùa
dừa năm ngoái, ngoại bán được hơn năm chục triệu tiền dừa.
Tả cây dừa - Mẫu 6
Quê nội em ở Nha Trang, bãi biển đẹp nhất nhì trên dải đất hình chữ S. Nhà ông bà
em lại nằm ngay gần một góc biển bình dị, không phải nơi khách du lịch tập trung
nên rất yên bình. Mỗi lần về quê chơi, em thích nhất là leo lên cây dừa ngộ nghĩnh ở trước nhà ông bà.
Khác với những cây dừa thông thường, cây dừa này thon nhỏ, chưa bằng vòng tay
người ôm, và đặc biệt là nó mọc hướng hẳn ra biển. Từ xa trông lại cây dừa như
một chiếc ghế nằm ngang, uốn cong đến mức ngả rạp là là mặt đất. Lần đầu về quê
nội chơi em còn tưởng cây dừa ấy vừa bị bão quét nữa đấy. Vì vậy bọn con nít
luôn dễ dàng bám vào phần rễ chằng chịt như rắn nước của cây để mon men đi về
phía ngọn. Lần đầu tiên em có hơi nhát gan, chỉ dám ngồi ngay ở cái gốc xù xì
nham nhám. Dần dần đánh bạo đi ra đến ngọn, lúc đó em thấy rất thú vị.
Thân dừa màu nâu, có nhiều vòng tròn đều tăm tắp từ gốc lên đến đỉnh như có ai
dùng dao khứa lên. Càng về đỉnh thân dừa càng bé lại, nhọn như cây bút chì gỗ.
Nhiều lần đi trên thân cây em có cảm giác phải giữ thăng bằng như đi cầu khỉ, tuy
nhiên thân cây to hơn nên an toàn hơn. Ngồi ở ngọn cây có thể nhìn rõ từng tán lá
dừa xanh mướt. Cây dừa có lá khá sắc, cọ vào sẽ đau hoặc xước da. Xen kẽ trong
đám lá rì rào đón gió là những bông hoa dừa điểm xuyến, hệt như cô thiếu nữ cài
lên tóc vài bông hoa toát lên vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng.
Với cây dừa nằm ngang như vậy, tiện nhất đối với ông bà em chính là việc hái quả.
Sau khi hoa rụng, từng chùm quả dần dần lớn lên, căng tròn mây mẩy vô cùng
thích mắt. Không cần phải trèo leo nguy hiểm, chỉ đi vài bước đã có thể đến tận
ngọn để chặt lấy chùm quả nặng trĩu nước ngọt lành của trời đất để mang về. Bà
nội cũng bổ dừa ra lấy cùi cho đám cháu nhỏ ăn, cơm dừa bà dùng vắt lấy nước cốt
kho thịt rất ngon. Còn đối với em và các anh, chị họ thì việc ngồi nối đuôi nhau
trên ngọn cây, bám lấy tàu lá rồi hát vang bài ca như người thủy thủ trong phim
hoạt hình mới là điều tuyệt vời nhất.
Kể từ ngày đầu tiên về quê nội đến giờ đã 5 năm. Mỗi hè em về thăm ông bà cây
dừa lại như lớn hơn một chút, ông bà rất quý cây dừa có dáng đứng kì lạ này. Em
hi vọng cây dừa sẽ còn mãi như một người bạn của tuổi thơ.
Tả cây dừa - Mẫu 7
Dừa là loài cây quen thuộc ở nhiều miền quê, nhà em cũng có hàng dừa xanh tươi.
Không biết cây dừa xuất hiện từ khi nào chỉ biết rằng năm nào cây cũng cho những
quả dừa tươi ngon ngọt.
Cây dừa thường được trồng thành hàng nhưng cũng có những cây trồng riêng lẻ.
Mỗi cây dừa cao tầm 15 đến 20 mét, nhìn từ xa đã thấy cao vút và rất nổi bật. Gốc
cây dừa có nhiều rễ xù xì, thân cây có từng mắt cách nhau khoảng một gang tay người lớn.
Thân cây dừa đặc trưng, gốc cây to nhưng càng lên cao càng nhỏ lại. Lá dừa chỉ
mọc trên ngọn cây, mỗi cây khoảng 15 đến 20 lá có tên gọi khác là tàu dừa. Mỗi
khi có gió thổi tàu dừa lay động nghe rất vui tai. Đến mùa ra hoa, hoa dừa mọc
thành từng chùm màu trắng hệt như hoa cau, mùi thơm dễ chịu. Chỉ sau một thời
gian ngắn dừa sẽ kết quả thành từng buồng, mỗi buồng thường có khoảng 10 đến 15 trái.
Cây dừa trung bình cho ba đến bốn buồng. Cây dừa thường cho quả quanh năm.
Quả dừa khi còn non có màu xanh, khi về già sẽ có màu vàng, những quả dừa xanh
cho nước ngon hơn. Mỗi quả dừa thường có 3 lớp bảo vệ sọ dừa. Khi bổ ra bên
trong là nước dừa rất ngọt và mát, lớp cơm dừa màu trắng tinh, ăn có vị béo.
Cơm dừa thường được dùng để làm kẹo dừa hoặc ép lấy dầu. Cây dừa rất có ích
với con người, nước dừa giải khát tốt cho sức khỏe, cơm dừa dùng để lấy tinh dầu.
Các bộ phận của cây dừa đều có những công dụng riêng.
Mùa hè được ngả mình nghỉ trưa dưới bóng dừa và uống những dòng nước dừa
mát lạnh, ngọt ngào là điều thú vị nhất đối với em. Đây là loài cây em rất yêu quý
và sẽ bảo vệ để năm nào cũng được thưởng thức thứ nước giải khát đồng quê này. Tả cây cam Dàn ý tả cây cam
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả II. Thân bài 1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
+ Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
+ Cây cao khoảng 2m, chi chít lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào? 2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào? + khi lá non + khi lá trưởng thành + khi lá già + lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không + nụ hoa + cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào? + khi trái non + khi trái già + khi trái chín
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,…. 3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với em và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả. III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó. Tả cây cam - Mẫu 1
Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà
nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã
trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái
thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này
luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam
chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi
khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra
làm em phải ngất ngây. Mỗi ngày, bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra
tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những
cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam
tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban
mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc. Rồi
mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã
kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng
quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng
mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức
sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam
vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng
Mười một, ôi Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là
thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một
cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị
ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to. Cứ mỗi mồng tám
tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của
mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để
sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của
ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ:
“Ăn quả nhớ người trồng cây". Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm
sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt. Tả cây cam - Mẫu 2
Cây cam này đã được 10 tuổi. Ông nội các cháu trồng cây cam này được hai năm
thì ông mất. Năm đó, cây cam này bói quả chỉ được năm trái thôi. Cây cam đọng
lại trong lòng bà cháu bao tình thương nhớ.
Cây cam vườn bà là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội. Một người bạn là cựu
chiến binh thời chống Pháp đã tặng ông cây cam này. Cây cam sum sê cành lá, tỏa
bóng trên một diện tích vườn độ hai chiếc chiếu trải ra. Ngọn cam chỉ cao độ hai
mét. Lá cam dày, một mặt bóng, rộng và dài độ ba ngón tay người lớn. Hái một lá
non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn tỏa ra. Bà vẫn hái lá cam, lá
chanh nấu nước gội đầu, nấu nước tắm cho các cháu.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa.
Tháng hai, tháng ba trong tiết mưa xuân và nắng xuân ấm áp, cam trổ hoa. Những
nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Cây cam phủ đầy hoa nở
trắng. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm nồng nàn đưa em vào giấc ngủ say.
Dưới ánh xuân ban mai, hoa cam ướt đẫm sương, long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc.
Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái. Lúc đầu chỉ bằng
hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn.
Càng lớn, trái cam càng xinh, vỏ cam xanh thẫm, bóng mượt. Mưa nắng, khí trời,
chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng bảy
tháng tám, nhẹ bóc quả cam, đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một
múi cam vừa ngọt vừa chua thấm vào lưỡi. Tháng mười một, cam đã chín. Những
trái cam mọng nước chín vàng. Cành cam trĩu quả. Những năm được mùa, bà hái
được gần nghìn trái cam. Cam Canh 7-8 quả được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ
mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm.
Năm nào, bà cũng để lại trên cây, hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm mũ
quả và cho con cháu làm quà Tết.
Mùa hoa cam, mùa trái chín, con cháu lại nhớ đến ông. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
sao không nhớ ông được? Tả cây cam - Mẫu 3
Từ ngày về hưu, ông ngoại em rất thích trồng cây. Chỉ trong vòng mấy năm, ông
đã tạo được một vườn cây ăn quả gồm nhiều loại: cam, bưởi, chanh, nhãn, ổi, quýt,
hồng xiêm, táo. Em thích nhất là cây cam ở giữa vườn.
Ông em trồng cây cam này đã được bốn năm. Nó là giống cam sành. Gốc cam
không lớn lắm, thân chia thành nhiều nhánh màu nâu mốc, cành lá rườm rà. Có
những cành uốn cong, la đà sát mặt đất. Lá cam xanh bóng, nhỏ cỡ hai ngón tay em.
Cây cam đang mùa ra hoa trông rất đẹp. Dọc theo cành, hoa cam nở trắng, phô túm
nhị vàng, tỏa hương thơm dịu.
Hoa kết thành trái, khắp cây trái sai và lớn rất nhanh. Lúc còn non, trái cam màu
xanh thẫm, vỏ dày xù xì. Càng lớn, vỏ càng mỏng và những múi cam bên trong
cũng căng mọng nước. Những trái cam chín chuyển sang màu vàng sậm. Bóc vỏ
ra, ta sẽ thấy chừng chục múi cam xếp thành vòng tròn đều đặn. Tách từng múi bỏ
vào miệng nhấm nháp, sẽ thấy vị cam ngọt thanh, thơm ngon vô cùng!
Cam sành là một loại cây quý được trồng trên khắp đất nước ta. Cam vừa là thực
phẩm, vừa là vị thuốc bồi bổ sức khỏe rất tốt. Khi trời nắng nóng, lúc vừa làm
xong một công việc nặng nhọc hay vừa ốm dậy mà được uống một ly nước cam
tươi, ta sẽ thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh và tâm hồn sảng khoái.
Cả nhà em đều quý cây cam này. Ngày ngày, em giúp ông bắt sâu, tưới nước, bón phân cho cây xanh tốt. Tả cây cam - Mẫu 4
Trong khu vườn nhà em có nhiều loài cây ăn quả, trong đó cây cam do chính tay
ông nội em trồng, mỗi mùa ra quả cây cam trĩu quả và cho những quả cam ngọt, bổ dưỡng.
Cây cam được ông nội em trồng trong vườn là giống cam sành, cây trưởng thành
cao tầm hai mét và cành lá sum suê xanh ngát. Lá cam dày khi còn non có màu
xanh nhạt, khi lá già có màu xanh đậm, mùi lá non đặc trưng thơm thơm, nồng nàn.
Lá cam vẫn được dùng làm dầu gội đầu rất tốt.
Cây cam được chăm sóc, tưới phân đầy đủ nên cây nào cũng sai quả, với những
cây có quá nhiều quả ông em phải chống thêm cây để không bị đổ ngã. Khi đến
mùa ra hoa, hoa cam trắng xóa cả vườn, mùi hương của hoa lan tỏa thơm ngát cả
khu vườn, thu hút rất nhiều côn trùng đến. Khi dưới gốc cây đã rụng nhiều cánh
hoa là lúc cam bắt đầu kết trái, thời gian đầu cam chỉ nhỏ bằng viên bi, dần dần
bằng quả cà chua. Càng lớn quả càng bóng mượt và xanh đậm. Một cây hàng năm
cho ra hàng trăm quả cam có năng suất rất cao.
Khi chín quả cam sẽ ngả sang màu vàng, vỏ ngoài mọng nước, ăn chua ngọt và có
nhiều nước. Những ngày hè giải nhiệt bằng cam rất ngon và bổ dưỡng cho sức
khỏe, cam còn cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể thích hợp với
những người ốm mới dậy và cần bồi bổ sức khỏe. Cam còn giúp có làn da tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Những quả cam không chỉ được dùng để ăn mà còn làm quà biếu đến người thân
bạn bè, mỗi khi bạn bè đến thăm em đều biếu làm quà, ai cũng thích và vui vẻ vì
được thưởng thức cam ngon, sạch tự nhiên từ khu vườn nhà em trồng. Tả cây cam - Mẫu 5
Từ khi còn bé, em đã rất thích ăn cam. Bởi vậy, năm em vào lớp Một, bố đã trồng
một cây cam nhỏ ở góc vườn nhà.
Em vẫn còn nhớ cây cam ấy mới ngày nào còn bé lắm, mới chỉ cao bằng người em
thôi, vậy mà bây giờ nó đã cao hơn em nhiều lắm rồi, vậy mà em mới chỉ là cô bé
học sinh lớp Bốn. Bố em nói, cây luôn lớn rất nhanh, chỉ cần một thời gian ngắn là
nó đã có thể lớn hơn em nhiều là điều dễ hiểu. Những trái cam mọng nước, ngọt vô
cùng. Lớp vỏ dày sần sùi bên ngoài cũng không thể nào che giấu được hương cam
dịu nhẹ bên trong. Trái cam đặc biệt ở chỗ nó có hai lớp vỏ bảo bọc, gọt đi lớp vỏ
bên ngoài xong, bên trong vẫn còn lớp cùi trắng mềm mềm, đó là cùi cam, ăn vào
rất ngon. Những múi cam bên trong xếp đều nhau, khép thành một hình cầu đẹp mắt.
Bố em nói, để có những múi cam thơm ngọt ấy, cây đã phải trải qua biết bao ngày
tháng gian nan khổ cực, chắt chiu từng chất tinh túy của đất trời. Những chiếc lá
xanh ngày đêm đón nắng, thực hiện chức năng quang hợp, hô hấp cho cây, không
chỉ vậy còn bảo vệ những bông hoa cam khi xuân về, những trái cam khi hè tới
khỏi những con vật có hại.
Những chiếc rễ cắm sâu trong lòng đất lại không ngừng hút chất dinh dưỡng,
chuyển hóa mà qua thân cây đưa lên trên nuôi hoa, nuôi trái. Những chiếc cành
khẳng khiu vươn ra trời xanh, đem hoa ngày ngày đón ánh nắng mặt trời mà chậm
rãi khoe sắc tỏa hương, theo thời gian mà kết trái, khiến những trái cam xanh ngày
nào từ từ khoác lên mình chiếc áo màu vàng cam ấm áp.
Em rất yêu cây cam này bởi nó là đặc biệt bố vì em mà trồng, là món quà bố dành
tặng cho em nên em chăm sóc cho cây vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, mong cây càng ngày càng lớn hơn nữa. Tả cây cam - Mẫu 6
Thu về, bao trái chín treo mình trong gió, tỏa hương thơm ngát đến với mọi nhà.
Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu quả. Cây cam đã
để lại bao kỷ niệm giữa ông và em. Đây cũng chính là loài cây em yêu thích nhất.
Chao ôi! Trông những quả cam mật nhún nhảy trên cành cây mới thích mắt làm
sao! Mới hôm nào quả cam đang còn bé tí xíu như quả chanh, da dày, màu xanh
đậm có vẻ xù xì. Nhưng một thời gian sau, làn da ấy cứ mỏng dần rồi chuyền từ
màu xanh sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu vàng cam theo từng ngày, từng
tháng. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng ươm, vỏ căng mọng nước. Nhìn
những chùm cam như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm
quả nặng trĩu đung đưa theo làn gió thu hiu hiu, nhè nhẹ. Mặc dù ông và em đã
chống rất nhiều cành tre to để đỡ nhưng những các nhánh cam ấy vẫn cứ sà xuống
gần mặt đất. Thân cây khoác chiếc áo màu xanh giản dị, đứng đó làm trụ đỡ cho
những cành cây chi chít quả. Những chú chim sâu đang nhảy nhót trên cành, đưa
chiếc mỏ xinh xinh vạch lá tìm sâu. Hai ông cháu em đứng bên nhau ngắm nhìn
chùm quả chín. Gió vườn xào xạc như khúc hát ru đưa các “bé cam” vào giấc ngủ
say nồng. Trong giấc mơ, chắc chúng sẽ rất vui khi được biết chính những múi
cam ngọt ngào của chúng sẽ làm mát lòng bao người những lúc mệt mỏi.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, em cũng như được vui lây với những “bé cam”.
Ôi! Những quả cam là kết tinh của bao công sức lao động, bao ngày vun xới, chăm
sóc của ông và em. Nó còn là niềm vui của hai ông cháu hằng ngày. Chính vì vậy
đây chính là loài cây em yêu thích nhất. Tả cây cam - Mẫu 7
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Một góc mẹ dùng để trồng
rau, một góc mẹ dùng để trồng hoa và góc còn lại, ba em dùng để trồng cây ăn quả.
Trong đó, em thích nhất là cây cam lặng lẽ nơi góc vườn.
Cây cam này lớn lắm. Thân cây to và cao, khoác lên mình chiếc áo nâu xù xì in
đầy những dấu vết đặc trưng của thời gian. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất, ngày đêm
cần mẫn chăm chỉ tìm kiếm hút chất dinh dưỡng để nuôi lớn cây. Lên trên một
chút nữa là những cành cây khẳng khiu được bao phủ bởi những chiếc lá cam xanh đậm đặc trưng.
Ẩn sau những chiếc lá ấy, khi xuân tới, có thể thấy những bông hoa cam màu trắng
muốt. Hương hoa nhè nhẹ thoang thoảng trong không gian, được nàng gió mang đi
thật xa, thật xa khiến lòng người dễ chịu, ong bướm ngẩn ngơ. Qua thời gian,
những bông hoa ấy đua nở khoe sắc. Khi những cánh hoa rụng xuống, ấy là khi
những trái cam non xuất hiện.
Từng trái cứ lớn dần, lớn dần, mang màu xanh đậm rồi sẽ chuyển sang sắc vàng
cam ấm áp bắt mắt. Khi những tia nắng hè chiếu xuống, những trái cam dần dần
thêm ngọt, thêm ngon. Đó cũng là lúc có thể thu hoạch trái. Mỗi năm, cây cam nhà
em cho ra rất nhiều trái, không chỉ mang lại nguồn hoa quả cho nhà em mà còn
mang lại nguồn kinh tế nữa.
Em rất yêu cây cam nhà mình. Em sẽ cùng bố chăm sóc cho cây cẩn thận để năm
sau cây lại cho ra những trái cam ngon ngọt hơn nữa.
Tả cây vải thiều
Tả cây vải thiều - Mẫu 1
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây vải thiều mang lại cho em
nhiều kỷ niệm nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Mẹ em bảo
rằng từ thời ông nội đã có rồi, cho đến hiện nay hằng năm nó vẫn sai trĩu quả.
Nội em rất thích chăm sóc cây cối trong nhà, và đặc biệt là cây vải thiều. Nội chăm
sóc nó cẩn thận đến mức cây vải thiều mỗi khi vào mùa thường mọc nặng trĩu quả,
quả nào cũng to và căng mọng khiến cho những đứa trẻ như em luôn khao khát
được thưởng thức ngay khi nhìn.
Cây vải của Nội rất cao và to, nó cao hơn mái nhà của nội, tán cây được xòe rộng
và vươn rất xa, rất dẻo dai, những tán cây xếp tầng nhìn như một cái ô to đủ để che
mát cho mười đứa nhỏ. Thân cây vải to bằng một vòng tay của em, rất sần sùi. Lá
cây vải nhỏ nhắn, nhìn giống lá nhãn, những lá có màu xanh thẫm hơn.
Cây vải thương thay đổi theo mùa. Mùa xuân cây khoác trên mình màu xanh mơn
mởn bởi những chồi non đang nảy lộc, mùa thu cây lại có một màu vàng đến mùa
đông cây trông khẳng khiu hơn bởi lá đã bị rụng sắp hết. Nhưng đến mùa hạ, cây
lại trở nên thật oai phong bởi cành lá sum sê, hoa thơm kết trái ngọt.
Hoa của cây vải có màu trắng, bông hoa nhỏ xíu li ti như điểm xuyến trên chiếc áo
xanh sẫm những chấm bi, khiến cây trở nên xinh đẹp lạ thường. Quả vải cứ thế đã
lớn lên từng ngày, chỉ chờ chực để vươn cao, vươn to hơn. Với lớp vỏ nhìn trơn
mịn, căng bóng nhưng đến khi bạn sờ vào sẽ cảm thấy hơi nhám nhám đầu tay. Và
đến khi tháng tư âm lịch đến, mùa vải chín bắt đầu. Một màu đỏ thẫm bảo phủ
khắp những tán cây, kẻ lá, lấn lướt hết cả màu xanh của lá. Và lan tỏa một mùi
thơm ngọt khắp cả khu vườn.
Ông em thường hái những trái vải thơm ngon này để cho chúng em ăn, và để cho
những bác hàng xóm thân thiết. Trái vải là lộc của trời, nên ai ai cũng yêu thích
một thức quả thân yêu này
Em rất yêu quý cây vải, vải như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niệm
đáng nhớ. Dù lớn lên em đi xa không còn ở đây nữa nhưng em vẫn không thể quên
những kỉ niệm với cây vải thiều.
Tả cây vải thiều - Mẫu 2
Hải Dương quê em có rất nhiều hoa thơm quả ngọt nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vải
thiều Thanh Hà. Những vườn vải rộng hàng mẫu, những dãy vải dài cả cây số, cây
nào cây nấy sum suê, nổi bật trên nền trời đồng bằng thoáng đãng.
Vào khoảng tháng tư Âm lịch, từng đàn tu hú bay về đậu trong vườn vải. Tiếng
chim tu hú cất lên báo hiệu mùa vải chín. Từ xa nhìn lại, một màu đỏ sẫm bao trùm
khắp các tán lá cây, lấn lướt màu xanh của lá. Những chùm vải sai lúc lỉu, trái tròn căng, nặng trĩu cành.
Sáng sáng, em cùng bố mẹ ra thăm vườn vải. Em hít căng lồng ngực mùi thơm
ngào ngạt của vải chín trong không khí mát lành. Nắng càng lên cao, hương thơm
càng nồng nàn, theo gió bay xa.
Hiện nay, nhiều nơi đã trồng được vải thiều nhưng vải thiều ở Tiên Hưng, Thanh
Hà vẫn ngon hơn cả. Trái vải tròn, da mỏng màu nâu đỏ. Lớp cùi dày trắng ngà,
bọc lấy cái hạt chỉ nhỏ bằng đầu đũa. Bỏ vào miệng nhai, ta sẽ thấy vừa giòn vừa
ngọt. Hương vị đậm đà của trái vải thiều thật khó quên!
Giữa mùa hè, những ngày thu hoạch vải cũng là những ngày làng em vui như hội.
Vải thiều quê em là món quà đặc biệt có mặt khắp nơi trên mọi miền đất nước.
Người dân phương Nam và du khách nước ngoài giờ đây dễ dàng cầm trên tay
chùm vải tươi rói như vừa hái ở trên cành.
Không có gì thích bằng đi chân trần trong vườn vải chín. Đất phù sa mịn màng
dưới chân và trên đầu là một vòm xanh pha hồng bát ngát, thơm tho, văng vẳng
tiếng chim tu hú. Cây vải thiều đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể, góp phần lam
đổi mới gương mặt quê hương em.
Tả cây vải thiều - Mẫu 3
Quê em nổi tiếng với vải thiều Lục Ngạn đã mang thương hiệu quốc gia và vươn ra cả quốc tế.
Nhờ đất đai và thời tiết phù hợp. Giống vải ở đây ngon, cây vải sinh trưởng tốt tạo
ra một sản phẩm được ưa chuộng vô cùng. Ngày xưa, vải thiều Lục Ngạn chỉ được
dùng để tiến cống cho vua chúa nhưng cây giờ trong thời đại mới, mọi người đều
có thể thưởng thức thứ vải tiến vua này.
Gia đình em may mắn cũng nằm trên vùng đất này. Nhà em cũng trông rất nhiều
vải, khoảng 8 ha. Mỗi năm thu nhập của cây vải nuôi sống gia đình và làm cho gia
đình em có chút của ăn của để. Cây vải nhà em không quá cao để cho dễ thu hoạch.
Gốc cây được bôi vôi trắng chống sâu và mối mọt hại cây.
Trên thân cây bố em đều đánh dấu kí hiệu để nhận biết từng cây. Lá vải to bằng hai
ngón tay chụm lại, tán là dày và kín. Hoa vả khi ra thì nở thành từng chùm trắng
xóa. Hoa không có mùi, nhưng lại có mật ngọt, thu hút rất nhiều ong đến.
Nhìn cả vườn hoa trắng muốt bông lên như những đám mây nhỏ bồng bềnh, bồng
bềnh. Khi ra quả hì ban đầu quả có màu xanh, vỏ hơi sần sần. Sau đó, khi chín vỏ
quả chuyển dần sang mà đỏ rực rỡ, vỏ cũng láng hơn lúc xanh. Từng chùm quả đỏ
lắc lư trên cây nhìn dễ thương vô cùng. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là khi cảm nhận
thứ vị ngọt thanh mát của cùi vải. Cùi vải trắng ngần, mọng nước lại dày cắn vào
như tan ngay trong miệng. Thật không thể nào diễn tả hết.
Em rất tự hào về vườn vải của gia đình. Sau này, em nhất định sẽ phát triển thương
hiệu vài này hơn nữa. Giúp cho quê hương giàu mạnh hơn với chính đặc sản quê mình.
Tả cây vải thiều - Mẫu 4
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả như vải, nhãn, ổi, na, mít,… Nhưng cây
vải được trồng từ rất lâu từ thời ông nội đến nay vẫn sai trĩu quả khiến em rất yêu thích.
Cây vải nhà em cao hơn mái nhà, tán cây xòe rộng lan tỏa bóng mát mỗi khi mùa
hè về. Tuy nhiên tán và cành cây của nó không lớn, khẳng khiu nhưng có độ dẻo
dai rất cao nên khi leo lên đó không bị gãy. Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác
nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây
vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đất. Rễ
của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi. Lá của
cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa
thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng
xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi
nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum xuê và tỏa bóng mát rợp
khắp. Cây vải có hoa màu trắng bé xíu chen chúc nhau giấu sau từng tán lá xanh.
Từng cụm từng cụm cứ khép kín vào nhau, khi có gió thổi qua thì những cánh hoa
bé xíu mỏng manh lại rơi rụng xuống mặt đất. Chờ thời kì thụ phấn thì bắt đầu
đơm quả bé tí xíu. Quả vải cứ thế lớn lên từng ngày. Vỏ của quả vải không trơn
mịn mà sờ vào hơi nhám. Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè, khi ăn hơi nóng so
với những loại quả khác. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mê mẩn quả vải này. Vì
hương vị thơm lừng, cùi vải dày và ngọt lịm khiến người ăn không thể cưỡng lại được.
Mùa vải của gia đình em năm nào cũng có rất nhiều quả, từng chùm, từng chùm cứ
chụm vào nhau trĩu cả cành. Có khi ba em phải buộc từng chùm vào lại với nhau vì
sợ cành cây sẽ bị gãy. Cả nhà em ai cũng thích ăn vải. Khi mùa vải chín, mẹ
thường hái những chùm quả to và tròn nhất đặt lên bàn thờ ông để tưởng nhớ công
lao trồng và chăm sóc vải của ông. Mỗi lần nhìn cây vải em lại thấy nhớ ông nhiều vô kể. Tả cây ổi Dàn ý tả cây ổi I. Mở bài: - Giới thiệu cây ổi II. Thân bài 1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào? 2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào? + khi lá non + khi lá trưởng thành + khi lá già + lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không + nụ hoa + cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào? + khi trái non + khi trái già + khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,…. 3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó.
Tả cây ổi - Mẫu 1
Trong vườn nhà em có trồng một cây ổi. Cây ổi nhà em năm nào cũng sai quả và
quả ổi chín thơm phức và khi ăn cũng lại rất ngọt.
Cây ổi không to lắm, nó cũng chỉ cao khoảng 2 mét nhưng lại rất sai quả. Hàng
ngày lũ chim kéo đến để ăn những quả ổi chín ngọt lành. Cây ổi nhà em xanh mướt
những cái lá non thì xanh non thật đẹp và bao phủ ở những chiếc mầm lá non em
như nhìn thấy được cả những lông tơ như bao bọc cai chồi non xanh đó. Thế rồi
trên cây lại có những chiếc lá ổi khá to, những chiếc lá già thì nó lại xanh đậm hơn
có cái lá vàng vọt và cũng rất dễ rụng mỗi khi chị gió đi qua. Cây ổi nhà em có
thân rất trơn bóng nhưng cũng lốm đốm vỏ cây như bị bong ra, điều này là cây ổi
như ngày càng lớn hơn nên tấm áo ngoài dường như cũng không còn đủ rộng để
mặc nữa nên vỏ cây lúc này mới bong ra như vậy.
Cành cây ổi được chia ra có rất nhiều cành, ở mỗi cành sẽ chia ra rất nhiều nhánh
nhỏ khác nhau nữa. Thế rồi trên những chiếc cành đó lại mang rất nhiều trái ổi chín
thơm đến thật ngọt lành biết bao nhiêu. Cứ mỗi độ mùa thu là mùa ổi. Cây ổi nhà
em cũng có thân gỗ, lá ổi rậm, to và dày biết bao nhiêu. Không những thế cây ổi
ngày càng lớn và bóng râm của nó ngày càng rộng. Chính vì thế mà chúng em
cũng hay thường xuyên đến chơi với cây ổi. Chúng em cùng chơi bán đồ hàng dưới
gốc cây và thính thoảng lại hái những quả ổi ngon để ăn. Bạn nào bạn ấy cũng rất
thích cây ổi có quả ngọt này.
Em cũng rất quý cây ổi nhà em, em sẽ thường xuyên tưới nước cũng như bắt sâu
cho cây để cây lại ra thật nhiều quả ổi ngon cho em và cả nhà.
Tả cây ổi - Mẫu 2
Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu
vườn nhà em. Cây ổi cho bóng mát cũng như cành lá thật tươi tốt biết bao nhiêu.
Khi em đứng nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ có màu xanh mát và cũng
thật tuyệt biết bao nhiêu khi điểm trên chiếc ô to đó lại có những trái ổi chín vàng.
Thân cây ổi nhà em cũng rất to, và đồng thời cũng chắc khoẻ mọc thẳng. Chính vì
sự vững chãi của cây như thế này thì những cơn mưa lớn, và có cả những trận bão
nữa thì cây vẫn hiên ngang biết bao nhiêu. Thế rồi em như thấy được chính cái gốc
của cây to hơn thân, sần sùi cũng thật là đặc biệt biết bao nhiêu. Và em cũng rất ấn
tượng bới bộ rễ của cây ổi này. Bộ rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống
đất nhưng những con giun này lại không hề đáng sợ chút nào. Đặc biệt hơn em như
cũng thấy được chính cái lá của cây to, mượt. Thế rồi em như cũng đã thấy được
lại có những đường gân nổi rõ nét. Thế rồi những chiếc lá ổi mùa xuân có màu tươi
dịu, đặc biệt hơn đó chính là cứ mỗi độ khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm.
Và lại có những khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì
đó. Thế rồi đặc biệt nhất đó chính là những quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt
của cây ổi nó cũng bé và tập trung vào giữa quả mà thôi. Quan sát em nhận thấy
được rằng, chính quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt. Thỉnh thoảng, em
dường như cũng đã thấy được cũng như đã có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt
những con sâu và cất tiếng hót líu lo.
Cây ổi trong vườn nhà em dường như cũng chẳng những cho chúng em bóng mát
để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn thật ngon và bổ dưỡng nữa. Em sẽ
chăm sóc cây ổi thật tốt để cây lại ra thật nhiều quả thơm ngon.
Tả cây ổi - Mẫu 3
Góc vườn nhỏ của nhà em có trồng nhiều loại cây ăn quả, nào là xoài, mít và có cả
quả ổi. Đây là loại quả em rất yêu thích.
Cây ổi không to cao đồ sộ như cây xoài hay cây mít mà chỉ khoảng 2 đến 3 mét,
thân cây chắc chắn và sần sùi, một vài chỗ vỏ cây bong tróc, từ gốc nhiều nhánh
phát triển theo các hướng khác nhau. Dưới gốc cây là nhiều rễ phát triển bám sâu
vào lòng đất hút lấy chất dinh dưỡng giúp cây phát triển.
Lá ổi non có màu xanh nhạt, còn lá ổi già có màu xanh đậm hơn, đâu đó trên thân
cây có những chiếc lá đã ngả sang màu vàng được chỉ gió thổi đi rơi rụng dưới gốc
cây. Một cây ổi có nhiều nhánh, mỗi nhánh cho ra nhiều trái ổi. Cứ vào mùa hè là
cây ổi nhà em sai quả, quả ổi tròn và thường kết thành từng chùm, vỏ trơn láng, ăn
vào có vị ngọt, khi bổ ra có mùi thơm và hạt thường tập trung chính giữa. Khi quả
ổi chín mùi thơm nhẹ thu hút nhiều loài chim đến ăn.
Ổi rất tốt cho sức khỏe và chứa hàm lượng vitamin C cao, ngoài ra vỏ ổi còn dùng
để chữa các bệnh ngoài da rất hữu hiệu. Cây ổi rất hữu ích và quan trọng đối với
nhà em, em sẽ chăm sóc bảo vệ để cây ổi luôn sai quả.
Tả cây ổi - Mẫu 4
Mùi ổi chín đưa sang thơm lựng cả trưa hè. Đó là cây ổi trong vườn nhà em.
Trong khu vườn của làng quê không thể thiếu cây bưởi, cây roi, cây ổi... Nó tạo
nên bức tranh quê thật đầy đủ và đầm ấm. Cây ổi nhà em được bố trồng từ lâu rồi.
Cây ổi trông như người thanh niên mạnh khoẻ với thân cây rắn chắc, màu ghi láng
bóng. Từ thân cây đâm ra nhiều cành như muốn vươn ra xa. Tuy không lớn như
nhiều loại cây khác nhưng cây ổi có tán lá khá dày và những chiếc lá màu xanh,
mùi thơm mát giống hương bạc hà. Vào mùa hè, cây ổi càng đẹp và thơm hơn, thu
hút sự chú ý của mọi người. Đó là bởi những chùm hoa trắng nở tung cánh ra đón
ánh sáng mặt trời. Đấy là lúc những chú bé ổi chuẩn bị chào đời. Theo thời gian,
quả ổi to dần rồi lớn như cái bát ăn cơm, nhìn những chùm quả trên cây trông như
những quả chuông lúc lắc. Ngoài da xanh căng mịn nhưng bổ ra một mùi thơm dễ
chịu, nhẹ nhàng, nhắm mắt lại còn cảm nhận được vị giòn tan và mát nơi đầu lưỡi.
Vào buổi trưa hè trốn mẹ ra trèo lên cây, em vô cùng thích thú vì những cơn gió
mát, vì hương ổi nữa và vì tiếng chim kêu nghe vui tai.
Góc vườn, nơi cây ổi đứng lặng lẽ một mình nhưng vẫn không bị lãng quên vì đã
từ lâu cây ổi trở thành người bạn thân thiết của em. Tả cây sầu riêng
Tả cây sầu riêng - Mẫu 1
Sầu riêng là một trong những loại cây được trồng nhiều ở miền Nam. Đây được coi
là một trong những loại trái cây đặc sản giàu giá trị dinh dưỡng.
Sầu riêng có thân cây khá nhỏ, thẳng ở phần gốc lên đến gần quá nửa thì phân
nhánh. Mỗi cành cao tầm hơn 10 mét, nhánh cây toả rộng mang nhiều lá. Lá sầu
riêng to, thuôn dài, mang màu xanh đậm, chồi non mơn mởn màng màu xanh non.
Lá mọc sum suê, um tùm trên cành được bác nông dân tỉa cắt tạo thành những gốc
cây tuyệt đẹp hình chóp tựa cây thông ngày Noel. Hoa sầu riêng mọc thành từng
chùm lớn, nằm sát thân cây, hoa có màu trắng ngà tinh khôi tuyệt đẹp. Hoa có
nhiều nhị với hương đưa thoang thoảng, dịu nhẹ. Hoa kết thành từng chùm quả trĩu
cành, quả có gai nhọn như quả mít, nhưng sắc hơn. Cuống sầu riêng dài có màu
nâu bám chặt vào thân cành. Những chùm sầu riêng lủng lẳng quả trên cành thật
hấp dẫn. Ruột sầu riêng được chia thành từng múi, mỗi quả thường bốn năm múi,
có màu vàng đậm. Sầu riêng có hương thơm đặc trưng, ngào ngạt và vị ngon béo ngậy.
Sầu riêng được chế biến thành nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho đời sống như làm
sinh tố, làm mứt, bánh pía,... Em rất thích ăn loại quả này, đặc biệt là mỗi dịp vào
miền Nam, gia đình em luôn được các cô bác biếu sầu riêng về làm quà.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 2
Trong góc vườn nhà em có trồng một cây sầu riêng rất lớn. Đến nay cây cũng đã
gần tám năm tuổi rồi. Cây là món quà một người bạn thân của bố em tặng nên cả nhà đều quý cây lắm.
Cây sầu riêng không quá cao, chỉ khoảng hai mét, nó thấp hơn so với những cây
mít, cây bưởi trong vườn. Thế nhưng nói về độ xum xuê của tán lá thì chẳng cây
nào so được với cây sầu riêng cả. Từ thân cây to như bắp đùi người lớn, tỏa ra các
các cành lớn. Cành cây sầu riêng rất dài, có cành phải dài đến cả hơn hai mét. Và
đặc biệt, cây sầu riêng hầu như chỉ gồm các cành chính tỏa ra từ thân cây, chứa các
nhánh phụ thì rất ít ỏi hầu như không có. Lá sầu riêng có hình dáng như lá xoài
nhưng dài hơn, thường sẽ to và dài như bàn tay của bố. Mặt trên của lá có màu
xanh lá, còn mặt dưới thì màu hơi ngả vàng.
Thường, vào cuối năm, cây sầu riêng sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sầu riêng khá lớn, màu
trắng muốt, bông to như là bàn tay em bé vậy. Đặc biệt, hoa sẽ mọc thành chùm
lớn, mỗi chùm có khi có hơn mười bông. Mỗi chùm như vậy sẽ có chung một gốc
mọc ra trực tiếp từ cành cây. Đến độ tháng sau đó, hoa sẽ kết quả. Thường thì số
lượng quả được đậu sẽ rất nhiều. Tạo thành từng chùm quả lơ lửng khắp các cành
cây. Tuy nhiên, để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi trái, bố em sẽ tỉa bớt
quả đi. Lúc còn nhỏ quả sầu riêng trông không khác gì trái cóc xanh cả. Khi lớn
dần lên, to bằng cái bát thì gai bắt đầu nhú dần. Thường thì quả sầu riêng sẽ có thể
to bằng cái tô lớn, đôi khi có thể to hơn. Khi chín, mùi hương của sầu riêng rất đậm
và bay rất xa. Nếu quen thì sẽ thấy rất thơm, nhưng ai không thích sẽ thấy mùi
thum thủm khó chịu. Mỗi quả sầu riêng thường sẽ có ba đến bốn múi lớn, thịt dày.
Khi ăn thấy ngon, ngọt, bùi và béo. Thích vô cùng. Khi đến mùa, nhiều trái sầu
riêng chín cùng lúc, mẹ em sẽ làm các món kem, sinh tố sầu riêng để đổi vị cho cả nhà.
Em thích cây sầu riêng lắm. Hằng ngày, em sẽ mang nước ra tưới cho cây để cây
luôn khỏe mạnh và tươi tốt.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 3
Sầu riêng là cây có vị thơm và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ, nơi đó khí hậu mới
phù hợp để trồng loại quả này, quả sầu riêng là loại quả mà em thích ăn nhất.
Quả sầu riêng có hình dạng kiểu giống như quả mít ở miền Bắc, nó có nhiều gai
trên bề mặt quả, mỗi quả đều được gắn với những cuống lá to rộng bản. Thân của
nó to và thuộc loại gỗ cứng, hình dạng của cây mang những đặc trưng riêng, thân
nó to giống thuộc gỗ của cây mít ở miền Bắc, lá to rộng bản, lá của nó có gân xanh
ở giữa, mặt thì xanh và có những đường nét riêng, cây sầu riêng phù hợp với khí
hậu hai mùa như trong vùng Nam Bộ, hoa của sầu riêng thì thành từng chùm giống
kiểu hoa của cây đu đủ đực, nó mọc ở thân cây chỗ đó cũng chính là chỗ mà ra quả
của cây sầu riêng, những hình ảnh của cây sầu riêng có những nét riêng biệt và có
ý nghĩa sâu sắc cây sầu riêng mang một vẻ đẹp chất phác và vô cùng đẹp. Hình
dạng của cây sầu riêng giống với cây mít ở miền Bắc mình, quả của nó cũng có rất
nhiều gai, có màu ngả vàng, múi của nó cũng giống như múi mít nhưng mùi vị của nó nồng hơn.
Cây sầu riêng được trồng trong những vùng đất tốt, nó mang một vẻ đẹp của vùng
xứ sở Nam Bộ, mùi của nó nếu như ai ăn được thì cảm thấy rất thơm ngon nó
mang những vị béo béo và những màu hơi nức mũi, hình ảnh của nó cũng đẹp mỗi
quả tầm nặng của nó là 3-4 kg, quả to thì 5 kg, múi của nó to, ít múi hơn quả mít.
Sầu riêng chủ yếu có vào hồi tháng 5 tháng 6, trong những vùng trồng sầu riêng lúc
đó bắt được thu hoạch những quả sầu riêng ngon và bổ dưỡng, quả sầu riêng hiện
nay cũng được bán rất nhiều ở ngoài miền bắc và nó là loại quả được ưa chuộng
của tất cả mọi người, mọi người thường lựa chọn loại quả này là do, tính chất của
nó cũng có là một bài thuốc để chữa trị bệnh, bên trong quả thì dùng để ăn và là
một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, bên ngoài thì là một vị thuốc. Có thể thấy
rằng quả sầu riêng là một loại cây có rất nhiều chức năng.
Em rất thích cây sầu riêng nó là một loại quả có nhiều những công dụng hết sức
đặc biệt và mùi vị của nó cũng rất ngon.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 4
Ở nước ta, chỉ miền Nam mới có sầu riêng, trồng được sầu riêng.
Cây sầu riêng thân gỗ to, có thể cao từ mười đến mười lăm mét, có rất nhiều cành.
Lá sầu riêng to, mọc đơn lẻ, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng,
mặt trên láng bóng. Chùm hoa sầu riêng to, mọc ở thân cây, những thân cây già, nụ
hoa tròn, cánh hoa màu trắng nhiều nhị. Quả sầu riêng thuộc loại quả nang (gần
giống như quả mít), vỏ có gai nhọn, hạt to vàng, quanh hạt có áo, múi mềm, màu
ngà, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy.
Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Lúc ấy cả khu vườn dậy lên một mùi
thơm nồng nàn, rất quyến rũ. Từ xa, ta đã ngửi thấy, nghe thấy cái mùi vị đậm đà
ấy. Một quả sầu riêng chín để trong nhà, ta cảm thấy mọi vật đều trở thành sầu
riêng, áo quần như được tẩm hương sầu riêng.
Sầu riêng ngọt thơm ngậy. Nhưng có nhiều người không thể ăn được sầu riêng. Vỏ
sầu riêng là một loại dược liệu quý để chữa ho, tiêu chảy.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 5
Để chọn một loại quả đặc biệt nhất khiến cho các bạn nước ngoài ấn tượng thì
không thể không nhắc đến quả sầu riêng. Và ở nước ta cũng chỉ miền Nam mới có
sầu riêng và mới trồng được sầu riêng mà thôi. Cây sầu riêng thật đặc biệt, ngắm
nhìn loại cây này em thực sự thích thú.
Hình ảnh của cây sầu riêng thân gỗ to, cây sầu riêng này cũng có thể cao từ mười
đến mười lăm mét, cao hơn ngôi nhà của em rất nhiều. Cây sầu riêng lại còn có rất
nhiều cành um tùm và tươi tốt nữa. Trên thân cây sầu riêng lại có những chiếc lá
mọc đơn lẻ. Quan sát cái lá của cây em thấy phiến lá dày hình trứng thuôn dài, còn
về phần mặt dưới màu vàng, mặt trên láng bóng vô cùng thích thú. Có lẽ em ấn
tượng nhất cũng chính là chùm hoa sầu riêng to và nó lại được mọc ngay ở thân
cây. Nếu nhà những thân cây sầu riêng già, nụ hoa tròn và tất cả cánh hoa màu
trắng nhiều nhị trông đẹp lắm. Em học trên trường và theo lời kể của mẹ thì quả
sầu riêng thuộc loại quả nang, quả sầu riêng nó trông gần giống như quả mít ở
ngoài Bắc. Thế nhưng sầu riêng vỏ có gai nhọn hơn trái mít rất nhiều, thêm với đó
là hạt to vàng. Bao quanh hạt có một lớp áo, múi mềm, màu ngà. Ấn tượng nhất
chính là quả có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy kén người ăn nữa. Người ta
có thể dễ dàng ăn mít nhưng sầu riêng không phải ai cũng ăn được. Người ăn quen
thì sẽ nghiện hương vị của loại quả này, còn nếu không quen thì chỉ cần ngửi thôi là đã muốn tránh xa.
Hàng năm cứ vào mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Khi đó thì cả khu
vườn nhà em có một mùi thơm nồng nàn vô cùng quyến rũ. Khi đi từ xa ai ai cũng
có thể ngửi thấy được mùi vị của nó. Chỉ cần có một quả sầu riêng trong nhà thôi
là tất cả nhà đều có thể ngửi thấy khi nó chín.
Trái sầu riêng ngọt, thơm, ngậy và khiến cho em vô cùng thích và nó được ví như
một món quà quý. Em yêu cây sầu riêng lắm, em ước các cây sầu riêng trong vườn
nhà em cũng sẽ luôn xanh tốt.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 6
Trong các loại cây ăn quả trong vườn nhà em thì có lẽ em thích nhất là cây sầu
riêng cao chót vót, hàng năm cây lại cho ra biết bao nhiêu quả sầu riêng ngon lành.
Thân cây sầu riêng to lắm, nó cũng phải bằng một vòng tay ôm của em. Cây sầu
riêng cao lắm, trên đó lại có rất nhiều cành lá nữa nhìn thật thích mắt. Ngắm nhìn
những bông hoa sầu riêng có những nét đặc sắc lắm, ai nhìn cũng thích. Thông
thường thì hoa sầu riêng vẫn trổ vào cuối năm, hoa mang mùi hương thơm ngát
như hương cau hay hương bưởi vậy. Nhìn những chùm hoa sầu riêng đậu từng
chùm và có màu trắng ngà mới đẹp làm sao. Nhìn cánh hoa nhỏ giống như những
vảy cá và cứ hao hao giống cánh sen còn và ở giữa cứ lác đác vài nhụy nhỏ li ti. Lá
sầu riêng to và là lá đơn. Lá xanh thẫm và nhiều khi lũ trẻ chúng em còn lấy chiếc
lá sầu riêng này để làm quạt xua đi những cơn oi nóng.
Khi mùa quả đến, cây sầu riêng nhà em ra sai lắm. Hình ảnh quả sầu riêng có gai
nhọn lớn hơn gai mít rất là nhiều. Với vỏ gai cứng này nó bao bọc múi sầu riêng
bên trong cẩn thận. Người không may đụng đến cái gai này thì sẽ bị đau nên khi
sầu riêng chín người ta cũng cẩn thận bổ và tách cơm sầu riêng bên trong ra thật
ngon. Mùi thơm của sầu riêng khó tả lắm! Nó giống mùi thơm của mít nhưng lại
quyện với mùi thơm nồng của bưởi. Ăn cơm sầu riêng gậy gậy vị béo của trứng gà
và vị ngọt của mật ong. Và sầu riêng luôn kén người ăn.
Em rất thích cây sầu riêng trong vườn nhà em, em sẽ chăm sóc cho nó để mỗi năm nó lại ra thật sai quả.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 7
Trái sầu riêng là một trong những trái đặc biệt và có mùi vị độc nhất, nó là một
thức quà quê thật ngon và ý nghĩa của miền Nam đất Việt Nam ta.
Quan sát thấy được cây sầu riêng thân gỗ to lắm, to như cái cột nhà vậy. Trung
bình cây sầu riêng có thể cao lên đến 10 và 15 mét, tỏa những tán lá như thật um
tùm. Thật thích mắt là sao khi được quan sát chiếc lá sầu riêng to, lá lại còn mọc
đơn lẻ nữa không như các loài cây khác. Nhìn kỹ các phiến lá dày hình trứng thuôn
dài đẹp và lạ mắt lắm. Nhìn chiếc lá sầu riêng ở mặt trên láng bóng và có màu vàng
vàng còn mặt dưới cũng là màu này nhưng nó không có đó bóng và trơn như mặt
trước. Không thể nào có thể làm ngơ với những chùm hoa sầu riêng, nó được mọc
luôn ở thân cây thật đẹp. Chùm hoa sầu riêng đẹp một vẻ đẹp riêng, nụ hoa rất tròn
những cách trắng như nở ra thật đẹp bao bọc túi phấn bên trong.
Các bạn ở miền Bắc nếu muốn ngắm nhìn những cây sầu riêng độc lạ này thì hãy
một lần đi vào miền Nam nhé! Quả sầu riêng cũng rất giống trái mít ở miền Bắc,
chỉ khác là gai của quả sầu riêng cứng, nhọn và tua tủa hơn rất nhiều. Khi bổ quả
sầu riêng ta thì nó có những múi sầu riêng to màu vàng hay màu ngà, thơm đặc
biệt. Ăn một miếng sầu riêng nhỏ thôi em cũng đã cảm nhận được mùi thơm cũng như độ béo ngậy rồi.
Sầu riêng chín vào đợt tháng 5 và tháng 6. Đi vào tầm đó vườn sầu riêng như dậy
lên được mùi hương thật nồng nàn và đặc trưng mà không một thứ quả nào có
được. Em rất thích ăn sầu riêng và thật vui khi được ngắm nhìn cây sầu riêng sai trĩu quả.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 8
Quả sầu riêng là loại quả mà em có ấn tượng đặc biệt cả về hình dáng lẫn mùi vị.
Cây sầu riêng thuộc loại cây thân gỗ to cao, có thể cao từ mười năm đến hai mươi
mét có cây còn cao hơn. Lá sầu riêng có mặt dưới vàng mặt trên láng bóng, lá to và
mọc đơn lẻ hình thuôn dài. Hoa sầu riêng có màu trắng khi nở thành từng chùm lớn
mọc ở thân cây. Quả sầu riêng bên ngoài rất giống với quả mít ở Miền Bắc nhưng
mít thì có mùi thơm còn sầu riêng lại có mùi vị đặc trưng của nó và ít người có thể
ăn và cảm nhận được vị ngon của sầu riêng.
Vỏ của quả sầu riêng có những cái gai nhỏ, bên trong có múi mềm và có hạt to
vàng có vị béo ngậy. Mùa sầu riêng chín cũng là vào mùa hè cùng với cái nắng
chói chang của mùa hạ. Khi cả khu vườn sầu riêng chín thì từ xa người ta đã ngửi
thấy mùa và muốn ăn ngay. Đối với những người ăn được sầu riêng họ thấy sầu
riêng rất là ngon và có vị ngọt đến mức nghiện và thích ăn sầu riêng.
Và với bản thân em là một người Bắc thì khó có thể ăn được loại quả này nhưng nó
là một loại trái cây rất đặc trưng và có lẽ là niềm tự hào của những bạn người miền Nam.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 9
Như mọi người đã biết sầu riêng là một loại cây trồng đặc biệt mà chỉ ở miền Nam
mới có được nên ắt hẳn rất ít người biết về loại cây trái này.
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền nam. Thân cây gỗ cao từ mười đến hai
mươi mét. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Hoa sầu riêng trổ vào
cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu
vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống
cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một
trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùa trái rộ
vào độ tháng tư, tháng năm ta.
Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không
khí. Còn hàng chục mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Em rất thích ăn sầu riêng, có lẽ không nhiều người Bắc ăn được loại quả này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 10
Em được sinh ra và lớn lên ở miền Nam có thời tiết lúc nào cũng quanh năm nắng
nóng nữa. Và nơi đây lại luôn luôn được biết đến là một vùng đất nổi tiếng với
hương vị của trái sầu riêng thơm ngát. Và trái sầu riêng cũng là loại quả mà em
thích ăn nhất nữa, hương vị của nó thật đặc biệt.
Khi được nhìn ngắm nhìn những trái sầu riêng mới thích thú biết bao nhiêu, trái
sầu riêng này lại có lớp gai nhọn bên ngoài trông chẳng khác những trái mít ở
ngoài miền Bắc cả thế nhưng nó lại đặc biệt hơn ở phần bên trong nữa. Khi bổ trái
sầu riêng ra em nhận thấy ở mỗi trái sầu riêng chỉ có từ 3 đến 5 múi mà thôi. Điều
đặc biệt nhất ở đây đó chính là mỗi múi sầu riêng nhìn đều rất to chứ nó không có
nhiều múi nho nhỏ và có nhiều xơ như trái mít đâu, nhìn thật thơm ngon nữa.
Trái sầu riêng cũng nặng khoảng 1, 2 cân thỉnh thoảng có trái cá biệt có thể lên đến
3, 4 cân. Thực sự em ăn trái sầu riêng khi chín nó lại có được một mùi hương rất
thơm và đậm đà biết bao nhiêu. Em chỉ cần đứng từ xa thôi mà khi bổ sầu riêng
chín ra em cũng có thể ngửi thấy hương vị của nó rồi. Đã có rất nhiều người như
lại không thích mùi hương và cả hương vị của nó do không quen. Thế nhưng ăn
dần lại trở lên thật nghiện món này. Từng múi sầu riêng thơm ngon và béo ngậy
mới thật hấp dẫn và đặc biệt làm sao. Đó như một món quà của tạo hóa, của thiên nhiên ban tặng.
Em luôn luôn rất thích cùng gia đình mình thưởng thức những trái sầu riêng ngọt
lịm và cũng bổ dưỡng biết bao nhiêu cứ mỗi khi hè về.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 11
Trong tất cả các loại hoa quả thì em thích ăn nhất là trái sầu riêng. Cứ mỗi dịp nghỉ
hè em đều được ba mẹ em cho về quê ngoại – nơi đó có trồng rất nhiều trái sầu
riêng. Và em rất yêu thích những câu sầu riêng nhà ông bà vì năm nào nó cũng ra
nhiều trái chín thơm ngon nữa.
Khi được về quê ngoại là em cũng lại được cùng ngoại thưởng thức những trái sầu
riêng thật thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng ngay trong khu vườn nhỏ cạnh nhà. Có
thể nói rằng chính hương sầu riêng chín rất nồng nữa. Trong mỗi lần về quê ngoại
thì chỉ cần đi gần đến cổng nhà ngoại thôi là em đã ngửi thấy hương thơm của
những trái sầu riêng chín cứ thoang thoảng trong không gian. Hương sầu riêng thật
đặc trưng và cũng thật khác lạ với những trái ăn quả khác. Quan sát em nhận thấy
được trái sầu riêng không quá to trung bình nó chỉ có cân nặng từ 1 cho đến 2 cân
mà thôi thế nhưng lại có múi khá lớn. Múi sầu riêng này một mình em không thể
ăn hết một trái được.
Em cũng cảm nhận thấy được sầu riêng rất đặc biệt biết bao nhiêu, nhất là những
lúc còn xanh thì trái sầu riêng nho nhỏ nó lại nằm tít trên cành cao. Thế rồi trái sầu
riêng khi chín thì chúng lớn dần lên, khi sầu riêng ngày càng to thì càng thấy rõ rền
rệt những chiếc gai nhọn bên ngoài của nó cứ cứng cáp như những mũi tên vậy. Có
lẽ quả sầu riêng rất quý cho nên có được những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu
riêng như thoát khỏi được đám côn trùng độc hại nữa. Những quả khác thì có thể
để chín hái những sầu riêng thật đặc biệt đó chính là để trái chín rụng từ trên cây
ăn mới ngon, hoặc nếu hái cũng phải biết cách hái cho thật nhẹ nhàng không thì ăn
cũng không ngon nữa. Nên mỗi lần hái ông em cũng hái sầu riêng cẩn thận. Ăn sầu
riêng nhà ngoại em trồng thật ngon biết bao.
Em vô cùng thích cây sầu riêng này. Đặc biệt cứ mỗi khi hè về thì em dường như
đều rất mong đến lúc được về ngoại để ngoại hái cho ăn những trái chín thơm ngon này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 12
Miền Nam vốn nổi tiếng về sự phong phú đa dạng của các loại trái cây. Nhưng để
chọn lựa một loại quả chỉ thuộc riêng về vùng miền này, chỉ cần nghe tên thôi
người ta đã nhớ ngay thì đó chính là quả sầu riêng.
Tên gọi của loại quả này vốn dĩ cũng rất đặc biệt, nghe lạ tai. Cha ông ta cũng có
cả một sự tích giải thích cho tên gọi này dựa theo một câu chuyện tình yêu chung
thủy, cảm động. Ấn tượng ban đầu của em về sầu riêng là nó có nét gần gũi với
quả mít ở miền Bắc. Nó cũng khoác bên ngoài tấm áo màu xanh thẫm, đâm ra tua
tủa những chiếc gai khá nhọn và to. Bởi vậy, sầu riêng có vẻ ngoài xù xì, gai góc
tựa như một con người khó gần. Nhưng sự thật không phải thế, sầu riêng có một
mùi thơm rất đặc trưng. Đó là một hương thơm đậm đặc, những ai hợp sẽ cảm thấy
mùi này rất dễ chịu còn với một bộ phận sẽ cảm thấy không chịu nổi. Mùi của sầu
riêng có sức lan tỏa rất xa, rất lâu, không gì ngăn lại được. Khi bổ quả sầu riêng, nó
cũng có những múi như mít nhưng số lượng ít hơn và to hơn. Sau lớp vỏ xanh, một
lớp ruột màu vàng nhạt được gọi là phần cơm sầu dần dần hiện ra, kích thích vị
giác. Khi ăn sẽ cảm cảm giác béo thơm và rất ngậy. Cơm sầu che chở, ấp ủ phần
hạt sầu bên trong. Theo sự tích sầu riêng, hạt ấy như tượng trưng cho giọt nước
mắt của tình yêu bởi vậy quả mà có hạt mới là sầu riêng đích thực. Hương vị của
sầu riêng chỉ cần nếm một lần thôi là không thể quên trong đời. Những trái sầu
riêng lúc lỉu trên cây như những đàn con đang được che chở trong vòng tay mẹ. Đó
còn là sự gửi gắm bao hi vọng của những người làm vườn về một mùa bội thu trái.
Quãng đường vận chuyển loại quả này thật không dễ dàng gì nhưng luôn được mọi
người săn đó. Sầu riêng còn được chế biến thành nhiều thức quà khác như bánh,
kẹo, các đồ sấy… Em vẫn nhớ lần đầu tiên được cầm và thưởng thức trái sầu riêng,
đó là một kỉ niệm khó quên với bản thân em.
Loại quả nào cũng có những người dành niềm yêu thích cho nó. Sầu riêng cũng
vậy, cũng đã làm nức lòng và để lại hương vị nhớ nhung cho biết bao người đã từng nếm trải.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 13
Cây sầu riêng là một loại trái quý của nước ta và chỉ điều kiện khí hậu ở trong Nam
mới thích hợp để trồng loại cây này mà thôi. Trong đợt hè vừa rồi em cũng thật
may mắn khi được vào nhà bác em ở trong Nam và được tận mắt nhìn ngắm cây
sầu riêng này em thật thích thú biết bao nhiêu.
Theo quan sát cũng như lời giới thiệu dễ hiểu của bác em về loài cây sầu riêng này
thì em biết được cây sầu riêng thuộc loại cây thân gỗ to cao lắm. Cây sầu riêng
trong vườn nhà bác em có cây cũng phải được 15 mét, nhưng bác nói có nhiều cây
còn cao hơn nữa. Trên cao chừng 2 mét em thấy thân của cây sầu riêng cũng đã bắt
đầu phân nhánh rất nhiều, trên những nhánh đó lại có biết bao nhiêu là lá sầu riêng.
Lá không xanh um tùm như các loại cây thân gỗ khác mà em thấy được nó có màu
vàng. Lá của sầu riêng ở mặt trên thật láng bóng, nhất là những khi trời mưa xong
mà có ánh nắng soi chiếu thì độ láng bóng của lá cây càng thêm đẹp đẽ. Nhìn phía
dưới lá cây thì cũng vớ màu vàng pha xanh xanh chút cũng lại có màu nhạt hơn
mặt trên, và không có được độ bóng như mặt trước. Lá của sầu riêng cũng đơn độc,
nó không mọc thành tán mà lại cứ mọc lẻ tẻ trên cây có hình thuôn dài cũng thật
đẹp mắt biết bao nhiêu.
Hoa sầu riêng có màu trắng ngà và nó được nở từng chùm trên thân cây thật ấn
tượng biết bao nhiêu. Quả sầu riêng trong miền Nam thật giống quả mít ở ngoài
Bắc nhưng mùi thơm thật khác lạ. Sầu riêng là một loại quả rất kén người ăn,
không phải ai ai cũng ăn được sầu riêng mà có thể cảm nhận được vị ngon ngọt,
béo ngầy ngậy của nó. Bác em nói trước kia bác rất sợ sầu riêng, nhưng lâu ăn và
cảm nhận được vị thơm ngon của nó giờ trở thành nghiện hương vị của trái sầu riêng biết bao nhiêu.
Khi mùa hè đến cây sầu riêng đã cho những trái chín thơm lừng cả khu vườn. Em
thưởng thức và cảm thấy miếng sầu riêng như tan ở đầu lưỡi, dịu ngọt và thật
ngon. Em rất thích cây sầu riêng, em sẽ học thật tốt để hè năm sau bố mẹ em lại
cho em vào thăm nhà bác để được nhìn ngắm loài cây độc đáo này.
Tả cây sầu riêng - Mẫu 14
Hè vừa rồi em được bố mẹ dẫn về thăm quê ngoại, ngoại em ở miền Nam. Trong
này, trồng rất nhiều loại cây ăn quả như bơ, xoài , thanh long....nhưng em ấn tượng
và thích nhất là vườn cây sầu riêng của ngoại.
Sầu riêng mang thân gỗ, tùy mỗi cây mà chiều cao của nó cũng khác nhau, có cây
cao tầm 10 mét, cây cao hơn có thể lên đến 20 mét. Thân thẳng nhưng lên đến quá
nửa thì phân thành nhiều nhánh nhỏ mọc vươn ra đón ánh nắng trời. Cành lá xanh
mọc um tùm, lá sầu riêng không quá to, trơn, láng bóng, gân lá màu trắng sữa kéo
dài từ cuống đến đầu ngọn. Sầu riêng khi tăng trưởng đến một ngưỡng nhất định sẽ
ra hoa và kết trái. Hoa sầu riêng rất đẹp và dịu dàng, những chùm hoa sầu riêng
mang màu trắng tinh khôi cùng vẻ e ấp trong những búp non trông thật duyên
dáng. Khi nở ra, những bông hoa trông thật đẹp, nhất là những nhị hoa được dịp
khoe vẻ kiều diễm của mình trong nắng mới, điểm xuyết giữa nền xanh um tùm
của lá. Sầu riêng bắt đầu kết quả, quả sầu riêng có vỏ là những gai nhọn và khá sắc,
tựa vỏ quả mít nhưng cứng hơn. Những quả sầu riêng non trên cành, mang màu
xanh đậm, trông như những quả bóng tròn lủng lẳng trên cây. Khi thưởng thức sầu
riêng, bạn sẽ tận hưởng những hương vị đặc biệt của nó. Những múi sầu riêng to,
căng đầy và vàng ươm trông thật tuyệt. Khi ăn, vị béo ngậy cùng hương nồng
đượm lan toả rất mê hoặc.
Vườn sầu riêng nhà ngoại được trồng thành những hàng cây thẳng tắp và cách đều
nhau. Mỗi sớm mai ra vườn, nhìn những cây sầu riêng sai quả đang trong mùa chín
toả hương thơm lừng cả góc vườn, em lại càng thêm trân trọng và khâm phục công
lao vun trồng chăm bón của người lao động. Đó là những thành quả đạt được sau
những giọt mồ hôi mặn chát của ngoại, của cậu mợ, và của những bà con lao động nơi đây.
Tả cây quýt (quất) Dàn ý tả cây quýt 1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quýt 2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quýt: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi
gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quýt: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quýt: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quýt: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quýt trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy,
may mắn, sức sống, hy vọng cho gia chủ. 3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quýt.
Tả cây quýt - Mẫu 1
Thu về. Thu mang theo bao trái ngọt đến với những khu vườn. Trong khoảnh vườn
nhỏ của ông em, cây quýt đường ông trồng đã trĩu vàng bao trái chín.
Chao ôi! Cây quýt thật là thích mắt. Mới ngày nào, quả đang còn nhỏ, da sần sùi.
Nhưng sau đó, vỏ quýt cứ mỏng dần rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng
tươi. Đến hôm nay, nhưng chùm quýt ấy đã vàng ươm, nổi bật trên vòm lá dày
xanh thẫm. Những quả quýt vàng óng, da căng mọng trông thật ngon lành. Chúng
như những quả bóng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Tùng chùm quả mọng đang đung
đưa nhè nhẹ. Mặc dù có bao nhiêu cành cây chống đỡ nhưng các cành quýt ấy vẫn
cong oằn xuống gần mặt đất. Những chú “mặt trời con” áo vàng ấy ôm ấp trong
lòng biết bao “vầng trăng khuyết”. Những ông trăng khuyết ấy đã cho ta hương vị
mát lành, ngọt lịm. Còn gì đẹp hơn những chiếc lá rung rinh theo gió như quạt cho
“bé quýt đường” yên giấc ngủ. Các cành nhỏ khẳng khiu chìa ra như để che chở
cho các quả mới chào đời. Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu sần giản dị,
thân cứ đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả. “Tích! Tích!”. Chú chim sâu
nào đó đang nhảy tung tăng trên cành cây, chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt
những con sâu trốn trong thân cành. Em đã đứng hàng giờ để ngắm nhìn những
chùm quả chín, ngắm nhìn những chú chim non nhảy nhót trên cành.
Đứng trước cây quýt đường trĩu quả, lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả
quýt là thành quả của bao nhiêu ngày ông em vun xới. Nó đã chứa đựng mồ hôi,
công sức của ông làm em yêu quý biết chừng nào!
Tả cây quýt - Mẫu 2
Nhà em có một vườn quýt rất rộng và thu nhập từ vườn quýt cũng khá khá, có lẽ
vườn quýt là nguồn thu nhập chính từ nhà em, nó nuôi em lớn, chén cơm manh áo
chủ yếu là từ vườn quýt mà ra nên em rất thích quýt không phải vì nó là nguồn thu
nhập chính mà do một số điều khác nữa.
Quýt là một loại trái cây ăn quả được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi và được bày
bán rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu ra các nước lân cận. quýt cùng họ với họ
cam, chanh, quất. Thân quýt sần sùi, thân không to như những cây khác và mọc rất
nhiều nhánh nhỏ, những nhánh nhỏ dẫn tới những chiếc lá màu xanh đậm, bóng
dày, có chứa tinh dầu và trên những chiếc nhánh ấy có những chồi non màu xanh
tươi và thân cây quýt có gai.
Hoa quýt sẽ nở rộ vào mùa xuân, mùa mà khí trời ấm áp, nắng xuân dịu nhẹ, và
những cơn gió mùa đông còn đọng lại thổi những chiếc lắc lư theo gió. Nụ hoa có
màu trắng trắng tím và khi hoa nở thì có màu trắng tinh nằm dưới ánh nắng ban
mai của mùa xuân và tỏa hương thơm vào trong những cơn gió làm mùi hương lan
tỏa ra khắp cả khu vườn, mùi thơm đặc biệt ấy làm sao quên được.
Rồi ngày qua ngày hoa quýt trên những nhánh cây nhỏ bắt đầu héo và rụng đi rồi
không lâu sau những đụt non bắt đầu nhú ra rồi lại lớn lên như viên bi, như ngón
chân, như cổ tay, rồi to hơn một tý nữa. trái quýt trước khi chín có màu xanh óng
ánh lơ lửng trước gió, đối với em nó như viên ngọc xanh do thiên nhiên ban tặng.
Rồi ngày đó cũng đã tới, cái ngày mà cả vườn điều là màu cam óng ánh dưới ánh
nắng xuân phản chiếu tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp với những cái cây được
bao phủ bởi màu cam đó là ngày mà cam chín và bắt đầu thu hoạch. Nhớ lại hồi đó
ba nhất bổng em lên để hái trái quýt chín rồi bóc vỏ ra cho em ăn, trái quýt chia ra
nhiều múi và bên trong múi có rất nhiều nước mang hương vị quýt, nó rất ngọt, ngon.
Ngày thu hoạch quýt có rất nhiều người đến thu hoạch và có nhiều xe đến chở đi,
ngày mà ba,mẹ em chờ đợi mỗi ngày, nghe những người thu hoạch quýt nói giỏ
quýt phơi khô là dược liệu quý, trong mùa tên không thể thiếu quýt, một trong năm
loại ngũ quả và màu cam của quýt tô đẹp cho bàn thờ tổ tiên trong những ngày lễ, ngày tết.
Em rất thích quýt vì nó có nhìn thấy kỉ niệm cùng ba bón phân cho nó, cùng nhổ cỏ
dưới gốc, có những lúc nó cũng làm em khóc nhưng không vì thế mà em ghét nó,
em sẽ nhớ mãi mùi thơm này, hương vị này.
Tả cây quýt - Mẫu 3
Ở cạnh nhà em là nhà bác Trịnh, nhà bác có khu vườn rộng lắm, bác trồng biết bao
nhiêu loại cây ăn quả. Em lại ấn tượng nhất với cây quýt của nhà bác vì nó thật sai quả.
Quýt được biết đến chính là loại cây mà cùng họ với cam, chanh. Em như quan sát
thấy được rằng cây quýt như nở hoa vào mùa xuân. Thật đẹp biết bao khi em được
ngắm nhìn những nụ hoa màu trắng, lại còn có cả những vệt màu tim tím nữa. Hoa
quýt không chỉ đẹp, với gam màu chủ đạo là màu trắng nõn như lại còn có trong
mình một mùi thơm nồng nàn, quyến rũ ong bướm bay đến làm cho khu vườn nhà
bác Trịnh lúc nào cũng đầy ong bướm và tươi vui biết bao nhiêu. Từ những bông
hoa trắng nhỏ xinh kia, lâu ngày lại tạo thành những quả quýt. Thế rồi những quả
quýt hình tròn dẹt trông thật thích mắt, những quả to, nhỏ tùy theo giống. Bởi trong
vườn em thấy bác Trịnh trồng 3 cây quýt, nhưng mỗi cây lại có kích thước quả
khác nhau. Có cây quýt chín có màu đỏ au, thế rồi lại có cây quýt lại có màu vàng
chanh, vỏ mỏng, dễ bóc biết bao nhiêu. Khi em được bác Trịnh cho một trái quýt,
thì khi bóc vỏ ra em thấy nó có nhiều múi, nước chua chua ngòn ngọt và có hạt
nữa. Hàng ngày cứ khi em học chăm ngoan có điểm 9, 10 khoe bác là bác lại
thưởng cho em những quả quýt thơm ngon này. Và trong mỗi cây quýt có thể cho
vài trăm quả thật là sai quả biết bao nhiêu.
Mà khi ăn xong em cũng không vứt vỏ quýt bừa bộn đâu mà lại để lại và phơi khô
vỏ quýt phơi khô là một dược liệu quý. Một món đặc sản của quê em đó chính là
món chả rươi. Và chả rươi không thể thiếu vỏ quýt. Thế rồi em như thấy được
mâm ngũ quả ngày Tết, quả quýt quây quần bên trái cam thêm thơm, thêm đẹp trên bàn thờ tổ tiên nữa.
Tả cây quýt - Mẫu 4
Đẹp nhất ở vườn ông là năm cây quất. Ông trồng đã 6 năm, ngày bà mất, ngày em
Thu ra đời. Năm nào, ông cũng đào quất lên, ngâm dưới ao vài ngày rồi đem trồng
lại ở một nơi khác. Bùn ao phơi khô đập tơi ra, trộn lẫn với phân chuồng, phân lân
được ông lấp đầy các hố.
Chỉ một tháng sau được trồng lại, cây quất vươn lên xanh tốt, lá non tua tủa mọc ra
đón mưa xuân, đón nắng mới tháng hai. Ông ngoại có đôi bàn tay khéo léo tạo thế
cho cây quất. Mỗi thân cây xòe bốn hoặc năm tán tạo thành hình hạc đứng, phượng
múa rồng bay rất đẹp, biểu tượng cho ngũ phúc.
Cây quất nào cũng ra hoa kết trái quanh năm. Hoa quất tua tủa từng chùm, trắng
nõn thơm ngào ngạt. Hầu như ong bướm cứ dập dìu quyện lấy cây quất quanh
năm. Mỗi cây quất cao gần hai mét, tán như chóp cầu, lá xanh thắm, mặt trên láng
bóng. Cây nào cũng có nhiều chồi, lộc ra tua tủa, điểm nhiều nụ, trái chi chít trĩu cành.
Ông có tài hãm, điều khiển cho cây quất nở hoa, kết trái theo ý muốn. Tháng Chạp,
nhất là dịp đón Tết Nguyên đán, cây quất nào trong vườn ông cũng đỏ rực lên một
màu. Trong màu xanh của lá, màu đỏ, màu vàng tươi của trái chín thì đã có nụ hoa
tim tím, hoa nở trắng tinh, với những trái quất xanh, to nhỏ khác nhau, như những
viên bi màu ngọc lam óng a, óng ánh.
Ngắm cây quất thế trong vườn ông, em mới thấm thía lời ông dạy: “Vườn cũng là
nhà. Cây cũng là mình. Phải chăm bón quanh năm để cây cùng với người được tươi tốt”.
Quất chín vườn ông, mẹ hái bày lên mâm ngũ quả. Quất vườn ông chín, mẹ làm
mứt quất. Ăn mứt quất mẹ làm, đàn con nhỏ, đàn cháu nhỏ lại thầm nhắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tả cây mít Dàn ý tả cây mít I. Mở bài:
- Các em giới thiệu cây mít nhà em.
- Cây mít do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả. II. Thân bài
- Cây mít là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.
- Cây mít cao chừng 3 mét.
- Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.
-Lá mít có màu xanh lá cây đậm, rất dày, dày, một mặt bóng
- Tới mùa ra hoa hoa mít có màu vàng xanh và được nhiều cánh hoa dài
- Sau khi rụng hoa khoảng một tuần thì những trái mít nhỏ mắt đầu lớn.
- Quả mít vỏ ngoài màu xanh và có rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận là bị cắm vào người.
- Khi mít chín tỏa ra một mùi thơm lồng
- Múi mít có màu vàng, ăn vào ngọt. III. Kết bài
- Mít là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.
- Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.
Tả cây mít - Mẫu 1
Mít là một loại cây rất phổ biến ở việt nam và và được bán rộng rãi khắp mọi miền,
mít có rất nhiều công dụng và nhà em cũng có vài cây mít đã lớn rất to và ra quả
nữa, hồi nhỏ cứ rảnh là trèo lên cây mít chơi, nó nhiều cành nên leo rất dễ trèo.
Cây mít là một loại cây ăn quả, nó sống lâu lắm hồi đó nó còn nhỏ giờ đã thành
một cây to dài lá phủ xum xoe rồi, lâu lâu có cả tổ chim, chim con kêu ríu rít vui
tai lắm. Thân mít sù xì không nhẵn như những loại cây khác và thân mít rất to một
mình em ôm không hết. Thân mít còn được dùng để lấy gỗ vì gỗ mít rất tốt và giá thành rất cao.
Lá mít có màu xanh lá cây đậm, rất dày, dày, một mặt bóng, bao phủ cái cây bằng
màu xanh của những lá và che kín cả một vùng trời và khi lá mít khô có màu vàng
cam khi khô lá mít cũng rất dày, hồi ấy dùng lá mít để nhóm lửa mặt đen lấm lem rồi nhìn nhau cười.
Nhớ những cái ngày ngắm hoa mít, hoa mít lạ lắm không như những hoa khác, hoa
mít có màu vàng xanh và được nhiều cánh hoa dài tạo thành và sau khi rụng hoa
khoảng một tuần thì những trái mít nhỏ mắt đầu lớn, đến một hôm trái mít lớn
khoảng ngón chân người lớn thì ba em hái vào ba làm một chén muối ớt rất ngon
nồng nặc mùi cay của ớt, ba em chấm trái mít non ấy vào chén muối rồi vừa ăn vừa
hít trông ngon lắm và em cũng thử một tý nó chát thêm vị mặn và vị cay khiến nó
ngon hơn. Nhưng lưu ý là nhai kỹ và từ từ nuốt vì nó rất dễ nghẹn và đó là những
lời ba nói với em trước khi cắn trái mít non.
Những trái mít nhỏ khác dần dần to lên những chiếc vỏ mít đầy gai ấy đã lộ ra rõ
rệt và mít bắt đầu tỏa mùi thơm ngan ngát bay khắp khu vườn rồi cũng đến lúc hái nó vào.
Bên trong trái mít làm một màu vàng tươi có nhiều và sơ, trong sơ có hạt và mít ăn
rất ngon có vị ngọt đặc trưng, mùi thơm khó phai nó cuốn hút khứu giác đến vị giác.
Em rất thích ăn mít không phải vì nó ngon mà còn mang đậm tuổi thơ ngày đó,
giúp những kỷ niệm vui buồn khó quên, và em rất tự hào khi trên một đất nước nhỏ
lại có loại trái cây ngon đến như vậy.
Tả cây mít - Mẫu 2
Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả, nào là xoài, bưởi, na… Cây nào
cũng tốt và cho rất nhiều quả. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất cây mít vì
em thích ăn quả mít nhất.
Cây mít nhà em rất to, vì đã được trồng từ rất lâu rồi. Khi em lớn lên thì cây mít
trước sân đã to như vậy và hàng năm cho rất nhiều quả. Nghe bà em kể lại thì cây
mít đó không do ai trồng mà là tự mọc, vì gần giếng ẩm ướt nên rất phát triển, thấy
vậy bà em chăm sóc và lớn lên to như bây giờ. Thân cây to, một mình em dang tay
ôm cũng không thể hết được.
Vỏ cây không được nhẵn mà sần sùi, thậm chí có cả rêu mọc, chính vì vậy sau mỗi
cơn mưa cây mít rất trơn không thể nào trèo lên được. Cây mít nhà em chia thành
hai nhánh lớn, mỗi nhánh lại phát triển thêm một vài cành con, lá mít có màu xanh,
những lá già và chuẩn bị rụng thì có màu vàng, chúng em hay nhặt lá mít làm tiền
để chơi trò chơi, các cụ ở đình chùa thì hay lấy lá mí đóng những ông oản làm từ
gạo nếp để phát lộc cho những ai ra chùa làm lễ, em nghe bà em kể, những đứa trẻ
nào chậm biết nói, có thể lấy những lá mít này đập nhẹ vào miệng ba cái thì sẽ
nhanh biết nói hơn, thật là kì diệu. Những cành và lá mít còn xanh và non khi bị bẻ
gẫy sẽ có nhựa, nhựa này màu trắng và rất dính.
Đến mùa, mít bắt đầu là hoa, hoa mít rất đặc biệt chúng em hay lấy những cánh
rụng xuống thả vào chậu nước làm thuyền vì hoa những cánh hoa mít rất giống
chiếc thuyền. Hoa kết thành quả, quả mít non ăn với muối rất non, chúng em hay
hái trộm, và hay bị bà mắng những lúc bị phát hiện. Khi mít chín mùi thơm lan tỏa mọi nơi.
Bên ngoài vỏ sần sùi và nhiều gai nhưng bên trong thì thật tuyệt. Mặc dù mít chín
vào mùa hè và ăn mít rất nóng nhưng em vẫn thích ăn, những múi mít vàng ươm,
thơm lừng, mít có thể ăn ngay, để tủ lạnh hoặc chế biến thành mít sấy rất ngon.
Cây mít đã gắn bó rất lâu với gia đình em, mang đến cho mọi người những quả mít
ngon tuyệt mùi thơm lan tỏa khắp xóm làng.
Tả cây mít - Mẫu 3
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu
sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận.
Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum
suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một
cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực,
chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì
ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng
be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm
tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít
sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn
vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười
thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui
lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra,
những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít
ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc
rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc
mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ
chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Tả cây mít - Mẫu 4
Cuối tuần vừa rồi em được về ngoại chơi, vườn nhà ngoại em trồng rất nhiều loại
cây ăn quả như xoài, ổi, mít. Cây nào cũng đang vào mùa nên ra trái rất nhiều.
Trong các loại cây trồng trong vườn ấn tượng nhất với em đó là cây mít. Thân cây
to một người hôm cũng không hết, thân gỗ chắc chắn, vỏ bên ngoài sần sùi. Cây
mít ra cành lá xanh có tán rộng tỏa bóng mát cả khu vườn rộng lớn. Mỗi bữa trưa
em và bà thường ra gốc cây hóng mát và lặng im lắng nghe những âm thanh từ
tiếng chim hót líu lo trong vườn, khung cảnh thiên nhiên rất đẹp.
Trên cây là những lá mít lớn, xanh đậm, hai mặt của lá đối lập nhau phía trước thì
bóng mượt còn mặt sau thì sần sùi, khi lá già sẽ rụng có màu vàng, chúng em hay
nhặt lá về chơi cùng nhau. Khi đến mùa mít sẽ ra hoa, hoa mít có màu trắng, khi
rụng đi trên thân cây mọc ra quả mít nhỏ, khi còn nhỏ chúng màu xanh lá chuối,
khi lớn dần sẽ xanh đậm, những chiếc gai sần sùi nhọn hoắc cũng bắt đầu xuất hiện
bao phủ bên ngoài quả mít.
Khi quả mít chín, vỏ có màu vàng nhạt, mùi mít chín thoang thoảng phảng phất
khắp nơi, em hối bà chặt mít vào để ăn ngay. Bà dùng dao bổ mít và khéo léo
không để mủ dính tay, những múi mít màu vàng thơm cực kỳ hấp dẫn hương thơm
nồng nàn. Quả mít còn có nhiều công dụng, hạt mít nhiều người thường luộc ăn rất
bùi, xơ mít thì cho động vật ăn.
Cây mít gắn bó với tuổi thơ của em cùng người bà thân yêu. Những kỷ niệm được
bà hái mít cho ăn, quây quần bên nhau ngồi nghe bà kể chuyện dưới gốc mít mát
rượi chắc chắn không thể nào quên.
Tả cây mít - Mẫu 5
Ở trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả mùa nào thức nấy. Ngắm nhìn
cây nào cũng vô cùng đẹp đẽ và xanh mát, thế nhưng trong tất cả các loại cây ăn
quả đó em thích nhất là cây mít.
Cây mít nhà em chẳng biết trồng từ bao giờ nhưng bây giờ nó cũng đã sừng sững,
nhìn cũng rất to và tỏa bóng mát cho cả khu vườn nhà em. Cứ hàng năm cây mít ra
rất nhiều quả chín. Ngắm nhìn cây mít có phần thân của cây dang tay ôm cũng
không thể hết được. Nhìn phần vỏ cây không được nhẵn mà vỏ của cây mít nó cứ
sần sùi, có những khoảng thân còn có cả rêu mọc. Nhất là sau những cơn mưa đó
thì thân cây mít rất trơn, mẹ em thường dặn không được trèo lên cây khi trời mới
mưa xong vì không cẩn thận sẽ bị ngã.
Từ dưới gốc lên tầm 2 mét thì cây mít nhà em chia thành hai nhánh lớn, cứ mỗi
nhánh tiếp tục phát triển thêm một vài cành con. Cây mít có rất nhiều lá, lá màu
xanh cho đến mùa thu thì lá mít cũng vàng vọt và rơi rụng. Ngắm nhìn những lá
già và chuẩn bị rụng thì sẽ có màu vàng sậm lại. Với những chiếc lá mít rơi rụng
này thì chúng em hay nhặt lá mít để giả làm tiền để chơi trò chơi bán đồ hàng của
chúng em. Em thấy có những cành và lá mít còn xanh và non nữa, thế rồi khi bị bẻ
gãy sẽ có nhựa chảy ra, nhựa mít có màu trắng và rất dính.
Thật tuyệt biết bao nhiêu khi mít bắt đầu ra quả, chẳng mấy chốc những quả mít
non đã xuất hiện. Với những quả mít non – mít đực thì chúng em hay vặt để ăn với
muối rất ngon. Còn những quả mít cái thì mẹ em dặn không được vặt, vì quả mít
này sẽ còn to nữa. Mấy tháng trôi qua thì quả mít sai trĩu quả, ở bên ngoài vỏ sần
sùi và nhiều gai lắm. Trông quả mít giống quả sầu riêng nhưng các cái gai lại có vẻ
mềm hơn chút chứ không sắc nhọn như sầu riêng. Khi mít chín bổ mít ra em thấy
có những múi mít to bằng cái chén uống trà của ông em. Bao bọc múi mít chính là
xơ mít. Mít chín có màu vàng trông thật đẹp mắt cùng với mùi thơm quyến rũ
không ai có thể cưỡng lại được.
Thực sự cây mít đã gắn bó rất lâu với gia đình em. Hình ảnh cây mít như cũng lại
mang đến cho mọi người những quả mít ngon tuyệt và em vô cùng thích thú.
Tả cây mít - Mẫu 6
Thật tuyệt biết bao nhiêu khi mùa hè này em được về quê ngoại em chơi. Nhà
ngoại có rất nhiều cây ăn quả trong đó em ấn tượng nhất chính là cây mít.
Bước ra vườn em thấy cây mít thật to và không biết trồng từ bao giờ. Phần thân
cây khá to, thân cây to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Cái thân màu nâu sẫm, thế
rồi khi đứng cạnh trông em trở nên thật bé nhỏ so với nó. Ngắm nhìn cành lá sum
suê, tất cả như lại vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Ngay ở chính dưới
gốc em thấy có cây có một bộ rễ vô cùng chắc khỏe, và chính nhờ bộ rễ này mà
cây mít mới xanh tốt như vậy.
Ngắm nhìn lá mít rất to, dày, xanh đậm nữa. Về phần mặt trước của lá sáng bóng
còn ở mặt đằng sau thì ngược lại, mặt sau lại có màu xanh nhạt hơn. Chính từ phần
thân cây, nảy ra những trái mít non mới đẹp biết bao nhiêu. Ngay từ lúc đầu chúng
be bé có màu xanh cỡ cái cốc rồi cứ lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì quả mít
cũng phải to như cái nồi rồi. Khi quả mít chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm
hơn và nếu ngửi thì sẽ có mùi thơm lan tỏa. Ngắm nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi đã
thế lại có rất nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon. Em rất thích
mùi thơm của mít chín vì khi ấy em cảm nhận thấy được mùi hương vô cùng ngọt
ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Lúc này đây em cũng vô háo hức lắm nên cứ
giục ông ra thăm cây xem có quả mít nào chín không.
Có quả mít chín cây thơm cả khu vườn, cả nhà em như quây quần dưới hiên ngồi
ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Thêm với đó chính những múi mít ngọt đậm, mít
như thơm lừng khiến ai ai ăn cũng phải tấm tắc khen ngon. Khi ăn mít thì để lại
hạt, phần hạt cũng có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi.
Được ngồi dưới gốc cây mít nghe bà kể chuyện cũng như cùng các bạn trong xóm
vui đùa dưới bóng dâm mát của cây mít em thích lắm. Em mong muốn rằng cây
mít sẽ mãi xanh tốt mãi. Tả cây nhãn Dàn ý tả cây nhãn I. Mở bài:
* Giới thiệu miêu tả cây nhãn.
– Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
– Những cây nhãn này đã được 11 tuổi. II. Thân bài:
* Tả cây nhãn theo thời kì
– Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
– Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
– Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
– Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
– Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành chen kín cả cây.
– Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
– Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng. III: Kết bài
– Quả nhãn ngọt và thơm.
– Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.
- Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Tả cây nhãn - Mẫu 1
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ.
Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó
đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống
những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã
uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa
hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi
chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu
trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì
quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận
hưởng vị ngọt của nhãn. Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận
hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn
mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống
hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn.
Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nay mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống
mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
Tả cây nhãn - Mẫu 2
Có thể nói được rằng không biết cây nhãn ở trong vườn nhà ông nội đã có từ bao
giờ mà em dường như cũng đã thấy được cây nhãn này rất lâu năm rồi. Cây cũng
như đã chứa biết bao nhiêu kỷ niệm của em.
Quê em là xứ sở của nhãn lồng – Hưng Yên. Có lẽ chính vì thế mà ta như đi khắp
quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn cả. Nhận thấy được màu
xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Thế rồi em như cũng đã nhận thấy
đực cây nhãn đã gắn bó với người dân quê em từ biết bao đời nay. Thế rồi em như
thấy được những buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Lúc này đây em mới như thấy được
những cây nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Thật lạ khi em sờ tay
vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn.
Cây nhãn đã gắn bó với tuổi thơ em một cuộc hành trình thật dài. Và em như thấy
được rằng, cứ mỗi lần em mà đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường cho em đi.
Khi mà mùa xuân về, em như cũng đã thấy được rằng chính hoa nhãn nở khắp trời,
thế rồi nó dường như cũng đã tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng
quê. Và hương hoa nhãn không như cái loài hoa khác, cũng thơm đó những phải
tận hưởng thật kỹ thì mới có thể cảm nhận hương thơm như mộc mạc này. Chẳng
thế mà hương thơm của hoa nhãn như cũng đã thu hút được rất nhiều những chú
ong đến lấy nhụy hoa mang về.
Thế rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, đặc biệt hơn đó chính là khi
em cũng đã thấy được những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là
lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Lúc này khi những quả
nhãn đã có hạt như lại bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ
dần căng ra, mịn hơn. Để rồi khi mà cho đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên
môi, dùng răng cắn nhẹ. Lúc này đây thì em cũng như thấy được vỏ nứt ra và một
dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng thơm ngon.
Có thể thấy được rằng, cứ mỗi khi đi xa, và cứ mỗi khi nhớ quê hương thì những
người dân nơi xứ nhãn như lại cùng nhớ về quê hương mình.
Tả cây nhãn - Mẫu 3
Trong vườn nhà ông em hay cả nhà các bác em ở quê thì nhà ai cũng có nhãn, nhãn
được trồng rất nhiều ở trong vườn và cây nào cũng rất tươi tốt.
Ở quê em thì những cây nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai
bên con đường không còn xa lạ nữa. Thế rồi khi mà mùa xuân đến mưa bay lất
phất, muôn vật như tỉnh giấc, và lúc này đây thì cây nhãn cũng vậy. Cây nhãn
trong vườn nhà ông em dường như nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối
đông theo làn gió nhẹ. Thế rồi những cây nhãn dường như cũng đang say sưa uống
những hạt mưa xuân, đồng thời nó cũng như sẽ xòe ra những chồi non xanh. Ta
cũng như thấy được đó cũng chính là những lá xanh non mịn màng. Và đặc biệt
hơn đó chính là khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa và kết
quả. Hàng ngày em dường như cũng đã thấy được có từng chùm hoa tranh nhau tỏa
hương thơm nức, dường như nó cũng đã dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại thật đáng yêu.
Khi thời gian thấm thoát đi thì em thấy được những bông hoa nhãn rụng đầy quanh
gốc. Đặc biệt hơn ta như cũng đã thấy được ngay trên tán lá lại chi chít những quả
nhãn non. Thoạt đầu, nếu như ta quan sát ta như cũng đã thấy được những quả
nhãn và cùi chưa phân chia gì cả mà lúc này đây thì cũng chỉ có một màu trắng. Về
sau khi lớn lên chút nữa thì lại được chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại.
Thế rồi cũng chính vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước,
ngọt lịm. Em như thấy được các bạn cùng trang lứa như cũng thật là háo hức tận
hưởng vị ngọt của nhãn. Không thể nào mà không trầm trồ lên mà khen được vị
ngon ngọt của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó.
Em cũng rất yêu thích cây nhãn, vì cây đã cho em ăn những trái chín như cũng thật
là mát lành biết bao nhiêu.
Tả cây nhãn - Mẫu 4
Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ.
Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó
đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống
những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã
uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa
hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi
chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu
trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì
quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận
hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon
của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp
hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản
thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi
hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống
mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
Tả cây nhãn - Mẫu 5
Nhắc đến quê hương em thì không ai không nhớ tới đặc sản nổi tiếng đó là nhãn
lồng Hưng Yên. Dọc những con đường làng thì hai bên đều là những hàng nhãn
lâu năm được người dân nơi đây trồng.
Từ xa nhìn lại thì cây nhãn giống như một cây nấm khổng lồ. Nhãn là một loài cây
rất dễ trồng và cũng không tốn nhiều công chăm sóc như nhiều loại cây khác.
Người ta chỉ cần giữ độ ẩm cho cây và bón phân lúc cây ra hoa. Cây nhãn thường
thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chính vì thế một vùng quê của miền bắc rất thích
hợp cho sự phát triển của cây nhãn.
Thân cây nhãn ở trước cửa nhà em to gấp hai lần bắp chân của bố em và nó được
trồng từ rất lâu rồi. Cây nhãn có lớp vỏ sần sùi và có màu nâu. Những cành cây
khẳng khiu tỏa ra những tán lá. Lá nhãn có màu xanh và thon dài. Trên lá có thể
nhìn thấy rõ đường sống lá. Khi mùa xuân đến thì nhãn đâm chồi nảy lộc. Từ
những ngọn của chồi non ấy chính là những chùm hoa nhãn. Hoa nhãn giống với
hoa vải, hoa xoài bởi nó mọc thành từng chùm hoa khá lớn và hoa thì nhỏ li ti, có
màu vàng. Hoa có mùi thơm và nó thu hút các loài côn trùng, ong, bướm. Chính vì
vậy ở quê em còn nổi tiếng với loại mật ong nhãn và được nhiều người ưa chuộng.
Khi hoa kết trái thì những trái nhãn bắt đầu được hình thành, từ những trái còn nhỏ
tí xíu có màu xanh dần dần lớn lên và nó có thể to bằng hòn bi ve. Khi nhãn lớn,
lớp vỏ xù xì trở nên căng hơn và quả có màu nâu khi đó là nhãn chuẩn bị được thu
hoạch. Nhãn lồng là loại nhãn có quả to, cùi nhãn dày và ngọt.
Em rất thích ăn nhãn. Đó là một loại quả thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra nhãn
còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nơi em sống.
Tả cây nhãn - Mẫu 6
Nhà em có một cây nhãn rất to. Nó được ông nội em trồng khi em mới sinh ra. Cây
nhãn gắn bó với gia đình em từ đó cho đến nay và em rất yêu quý nó.
Khi ông em trồng thì cây nhãn mới chỉ là một cành nhỏ được chiết từ cây nhãn lớn
ở nhà ông em. Nhiều năm trôi qua thì nó càng ngày càng lớn hơn. Cho đến nay thì
một vòng tay em không thể ôm hết được thân cây nhãn. Nhãn là một loại cây có
lớp vỏ sần sùi và cây nhà em thì rất cao. Nó cao khoảng hơn 3 mét và mỗi lần hái
quả thì nhà em đều phải dùng thang mới có thể hái được.
Lá của cây nhãn nhỏ, dài và có màu xanh. Đến mùa thu lá không rụng hết như
những loài cây rụng lá khác mà chỉ rụng một ít. Trước khi lá rụng thì nó sẽ chuyển
sang màu vàng. Khi thu hoạch qua nhãn thì người ta sẽ bẻ cả chùm quả kèm theo
cành của nó. Cho đến khi mùa xuân tới thì từ những chỗ bẻ đó sẽ đâm chồi nảy lộc
và bắt đầu ra những chùm hoa mới. Hoa nhãn có màu vàng và kích cỡ thì rất nhỏ.
Chính mùi hương của hoa nhãn khiến nó thu hút những loại côn trùng tới và vô
tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây thụ phấn. Quả nhãn khi còn non có màu
xanh, kích thước nhỏ và sau đó sẽ lớn hơn bằng với hòn bi ve và bắt đầu chuyển
sang màu nâu. Nhãn có vị rất ngọt và tùy theo loại nhãn sẽ có lớp cùi nhãn mỏng hay dầy khác nhau.
Đối với em thì nhãn không chỉ là một loại quả ưa thích mà cây nhãn còn giống như
một người bạn cùng trang lứa, cùng nhau lớn lên dưới sự chăm sóc của gia đình.
Tả cây nhãn - Mẫu 7
Trước cổng nhà em bố trồng một cây nhãn rất cao to, đây là kỷ niệm cho ngày em
sinh ra đời vì mẹ em rất thích ăn nhãn.
Cây nhãn đã được 15 tuổi, cùng tuổi với em luôn nên em xem nó như một người
chị em của mình. Hàng ngày em đều ra thăm và tưới nước cho nó. Cây nhãn vẫn
lặng lẽ đứng đó ngắm nhìn mọi sinh hoạt của gia đình em và đồng hành cùng em
khôn lớn. Từ một cây nhỏ tí hon, yếu đuối nhờ sự chăm sóc của bố mẹ mà nay nó
đã cao to và sum suê quả, bằng tuổi mà nó cao hơn em nhiều.
Cây nhãn cao tầm sáu mét như một người khổng lỗ, oai phong đứng canh gác cho
ngôi nhà em. Bộ rễ của nó to và khỏe bám sâu xuống lòng đất để lấy chất dinh
dưỡng của mẹ đất và trụ bảo vệ cây nhãn khổng lồ, nhưng cũng có vài chùm rễ trồi
lên cả mặt đất trông giống những con trăn. Thân cây to như cái cột đình, một mình
em ôm không xuể. Thân cây xù xì, vài khối u to bự hằn trên đó như dấu tích sương
gió để lại. Cành cây đua nhau tỏa tứ phía làm thành một bộ khung vững chắc nâng
đỡ tầng trên của cây nhãn, chúng làm thành tầng tầng lớp lớp như chiếc ô khổng
lồ. Những cành cây to khỏe, mập mạp nâng đỡ nhánh cây đang vươn mình ra trước
nắng gió, được bao phủ bởi một tán lá xum xuê. Lá nhãn hình mũi mác, có màu
xanh đậm, cuống lá ngắn, những đường vân hiện lên như một bộ xương cá.
Mùa xuân đến, muôn vật tỉnh giấc, nhãn cũng bắt đầu hân hoan trút bỏ những lá
tàn úa để đón chào những chồi non xanh tươi. Khi nhận những giọt mưa xuân ấm
áp thì nhãn bắt đầu đơm hoa, từng chùm hoa đua nhau tỏa hương thơm ngát cả
không gian làm lũ ong cứ vờn nhau rộn ràng. Khi những chùm hoa rụng thì những
chùm nhãn lủng lẳng, tròn vo nhìn như những chùm đèn lung linh xuất hiện. Quả
nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm đến cuống họng. Mùa nhãn chín,
lũ trẻ con xóm em thi nhau hái, đứa nào cũng thích cái hương vị ngọt ngào của cây
nhãn này. Nhãn không chỉ để thưởng thức mà còn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn.
Em rất yêu quý cây nhãn này, nó đã lớn lên cùng em như một người chị cùng em
trải qua bao buồn vui của thời thơ ấu. Em sẽ chăm sóc cây nhãn thật tốt để nó luôn
xanh tươi và cho trái ngọt để gia đình em thưởng thức hàng năm.
Tả cây nhãn - Mẫu 8
Cây nhãn trong vườn là một cây có ý nghĩa rất đặc biệt đối với gia đình em, bởi đó
là món quà được họ hàng gửi từ miền Bắc xa xôi vào miền Nam.
Cây nhãn được trồng từ năm 2014, đến nay đã được gần 5 năm, cây vẫn cao lớn và
không ngừng phát triển từng ngày. Gốc to, rễ nhô lên trên cả mặt đất, thân thẳng
chắc khỏe từng cành to vươn ngang đâm ra tạo thành một tán lá rộng lớn che rợp
một góc vườn, dáng đứng hiên ngang như một chàng thanh niên đầy cường tráng.
Mùa nhãn thay lá là lúc cả cây lốm đốm những lá xanh lá vàng, rồi dưới gốc vàng
ruộm màu lá úa, thay lá xong đến mùa sắp ra hoa là những chồi non mới đâm ra
xanh tươi mơn mởn. Hoa nhãn nở thành chùm to, giống như những que kẹo bông
màu trắng sữa, còn khi đã đậu thành những quả nhãn nhìn chúng lại giống như
những que kẹo sô-cô-la vì màu nâu vỏ quả nhãn.
Quả nhãn nhỏ nhưng lại rất có võ, bởi nó rất ngon, thật tuyệt vời khi nhà em có
được một loại cây ăn quả ngon như vậy.
Tả cây nhãn - Mẫu 9
Trong vườn nhà ông em hay cả nhà các bác em ở quê thì nhà ai cũng có nhãn, nhãn
được trồng rất nhiều ở trong vườn và cây nào cũng rất tươi tốt.
Ở quê em thì những cây nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai
bên con đường không còn xa lạ nữa. Thế rồi khi mà mùa xuân đến mưa bay lất
phất, muôn vật như tỉnh giấc, và lúc này đây thì cây nhãn cũng vậy. Cây nhãn
trong vườn nhà ông em dường như nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối
đông theo làn gió nhẹ. Thế rồi những cây nhãn dường như cũng đang say sưa uống
những hạt mưa xuân, đồng thời nó cũng như sẽ xòe ra những chồi non xanh. Ta
cũng như thấy được đó cũng chính là những lá xanh non mịn màng. Và đặc biệt
hơn đó chính là khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa và kết
quả. Hàng ngày em dường như cũng đã thấy được có từng chùm hoa tranh nhau tỏa
hương thơm nức, dường như nó cũng đã dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại thật đáng yêu.
Khi thời gian thấm thoát đi thì em thấy được những bông hoa nhãn rụng đầy quanh
gốc. Đặc biệt hơn ta như cũng đã thấy được ngay trên tán lá lại chi chít những quả
nhãn non. Thoạt đầu, nếu như ta quan sát ta như cũng đã thấy được những quả
nhãn và cùi chưa phân chia gì cả mà lúc này đây thì cũng chỉ có một màu trắng. Về
sau khi lớn lên chút nữa thì lại được chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại.
Thế rồi cũng chính vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước,
ngọt lịm. Em như thấy được các bạn cùng trang lứa như cũng thật là háo hức tận
hưởng vị ngọt của nhãn. Không thể nào mà không trầm trồ lên mà khen được vị
ngon ngọt của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó.
Em cũng rất yêu thích cây nhãn, vì cây đã cho em ăn những trái chín như cũng thật
là mát lành biết bao nhiêu.
Tả cây nhãn - Mẫu 10
Em không biết cây nhãn có từ bao giờ và ai là người đã đặt tên cho nó nhưng em
thực sự rất thích loài cây này. Nhà em có một cây nhãn, mà theo bố em nói nó là
giống nhãn lồng nổi tiếng rất ngon, quả to, cùi dày và giòn lại thêm vị ngọt đậm
không có loại nhãn nào sánh bằng.
Cây nhãn nhà em được trồng ngay trước sân, nó là một cây thân gỗ cao lớn, nhiều
lá và tán rộng nên trồng ở đó để lấy bóng mát cho ngôi nhà, dưới gốc cây nhãn bố
em đã để bộ bàn ghế đá ngồi uống nước rất tiện. Cây nhãn chẳng yêu cầu chăm
bón gì nhiều nhưng mỗi năm vẫn đều đều ra quả và nhà em luôn được bội thu.
Từng chùm nhãn to, nặng trĩu kéo các cành cây xõa ra tứ phía khiến cho cây nhãn
đung đưa một cách nặng nề trong gió. Quả nhãn thường mọc đầu ngọn cây nên dù
có trèo lên cây cũng rất khó để có thể hái được, phải đứng ở dưới và dùng những
chiếc sào có ngoắc để bẻ gãy và lấy xuống. Hạt của quả nhãn có màu đen bóng
giống như lòng đen của mắt, có lẽ vì thế mà người ta gọi nó là quả nhãn, bởi
"nhãn" cũng có nghĩa là "mắt". Cây nhãn không chỉ cho những trái ngọt thơm,
vươn những tán rộng cho bóng mát mà còn là loài cây gắn liền với tuổi thơ của em.
Em rất yêu quý cây nhãn của nhà mình, em mong rằng cây sẽ mãi xanh tươi và cho
nhiều trái ngọt quả thơm.
Tả cây nhãn - Mẫu 11
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây ăn quả nào là cây cam, cây chuối, cây
xoài… Nhưng có lẽ loài cây em thích nhất là cây nhãn. Em không biết cây nhãn
được trồng từ bao giờ chỉ được nghe ông nội kể lại là nó có từ rất lâu rồi.
Cây nằm ở chính giữa của khu vườn nổi bật hẳn so với những loài cây khác. Nhìn
từ xa cây như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng đất. Rễ cây ngoằn ngoèo
cắm sâu xuống lòng đất. Gốc cây to. Thân cây không quá to, lớp da sần sùi màu
nâu sẫm. Cành nhãn hướng ra bốn phía, đan cài vào nhau.
Mùa xuân, mưa bay lất phất, vạn vật đâm chồi nảy lộc tràn đầy sức sống và cây
nhãn cũng vậy. Nó trút bỏ đi lớp áo cuối đông vươn mình đón lấy những cơn mưa
xuân xòe ra những chồi cây li ti, những chiếc lá non mơn mởn. Xuân đến dáng cây
cong nghiêng, uốn lượn như khoe hương sắc của cây trong thời kì phát triển. Hè
về, từng chùm hoa nhỏ nhắn màu vàng ươm phơi mình trên tán cây. Chim chóc,
ong bướm từ khắp nơi bay đến thưởng thức mật ngọt, hương sắc của hoài. Khi mùa
thu tới, thay cho những chùm hoa li ti là vô số những quả nhãn kết chùm treo lơ
lửng trên những cành cây. Lúc đầu, quả nhãn nhỏ màu xanh non. Thế nhưng chỉ
khoảng vài tuần sau lớp áo ấy đã chuyển sang màu nâu đất. Từ trong vườn, hương
thơm của những chùm nhãn lan tỏa khắp căn nhà.
Em nhớ nhất là những ngày mùa thu được cùng ông đi bẻ nhãn. Những chùm nhãn
to, quả nhãn tròn xoe. Bên trong lớp vỏ ram ráp là lớp ruột màu trắng đục. Mỗi lần
thưởng thức vị ngọt ngào của quả như lan tỏa trong miệng khiến mọi người thích thú không thôi.
Em rất yêu cây nhãn. Nó không chỉ mang lại quả ngọt mà còn chứa đựng những kỉ
niệm tuổi thơ của em. Em hứa sẽ chăm sóc cây thật tốt để cây mãi xanh tươi.
Tả cây nhãn - Mẫu 12
Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó, bố trồng các loại rau quả tươi ngon.
Trong đó, cây cao lớn và nhiều tuổi nhất chính là cây nhãn.
Cây nhãn năm nay hơn năm tuổi, do bố em tự tay trồng khi cả gia đình vừa chuyển
về đây. Cây cao khoảng gần ba mét, thân to, thẳng đứng như cột đình. Lớp vỏ trên
thân cây có màu nâu sẫm, sần sùi từng mảng như một lớp vảy. Các cành cây ở phía
trên mọc khúc khuỷu, đan vào nhau tạo thành tán lá vững chãi. Lá nhãn nhỏ tầm
hai ngón tay, xanh mượt quanh năm. Nên lúc nào trong vườn cũng có một góc mát
mẻ để em ngồi chơi. Cứ đến cuối mùa hè, khoảng tháng tám là quả nhãn chín.
Những quả nhãn to như cái thìa, tròn xoe, kết thành từng chùm lúc lỉu đến là thích
mắt. Vỏ nhãn mỏng, màu nâu cam, lốm đốm hạt đen. Phần thịt quả bên trong dày,
màu trắng đục, nhai giòn sần sật, vừa ngọt lại nhiều nước. Trong cùng là hạt nhãn
bé xíu, màu đen thui. Vào mùa, nhãn chín nhiều, mẹ sẽ đem chia bớt cho hàng
xóm, rồi làm chè nhãn, nhãn ngâm… Ngon tuyệt.
Em rất yêu quý cây nhãn. Mỗi ngày khi đi học về, em lại ra vườn thăm cây, tưới
nước cho cây. Chỉ mong cây luôn xanh tốt, che chở cho khu vườn.
Tả cây nhãn - Mẫu 13
Sân nhà bà ngoại em không lợp mái, nhưng mùa hè lúc nào cũng mát rượi. Tất cả
là nhờ cây nhãn lớn được trồng ngay một bên góc sân.
Cây nhãn này lớn tuổi hơn cả em. Cây cao vượt cả mái ngói nhà bà. Thân cây to và
chắc nịch, khoác lớp áo nâu xì xì, gân guốc. Cách mặt đất chừng một mét rưỡi, các
cành cây bắt đầu mọc vươn ra, đan xen tạo nên cái ô che nắng xanh mượt. Lá nhãn
không quá to nhưng dài và xanh sẫm. Nhờ có số lượng lá dày mà tán cây nhãn còn
bảo vệ được góc sân khô ráo khi trời mưa. Mỗi năm cây nhãn ra hoa vào đầu xuân.
Từng chùm hoa trắng nhỏ li ti ẩn trong tán lá. Phải đến khi từng chùm nhãn trĩu
quả lủng lẳng nhô ra khỏi lá xanh, thì mọi người mới biết được. Chùm nhãn khá to,
phải cả mấy chục trái. Trái nào cũng to tròn cỡ quả trứng cút. Nhãn nhà bà em
ngon lắm. Vỏ mỏng, thịt dày và ngọt, hột lại bé xíu. Mỗi mùa nhãn đến, em và các
anh chị được ăn thỏa thích. Còn lại bà đem bán, lấy tiền mua quà cho mấy chị em.
Cây nhãn gắn liền với cả tuổi thơ của em cùng với anh chị và bà yêu quý. Đến bây
giờ, mỗi lần sang nhà bà, em vẫn ngồi dưới gốc cây để chờ mong sự xuất hiện
cũng những chùm quả tròn xoe ấy. Tả cây dứa
Cây dứa là giống cây mọc thành bụi. Rễ của nó khá nhỏ, nhưng mọc dày thành
chùm lớn, giúp cây bám chắc trên mặt đất và hút được nhiều chất dinh dưỡng. Từ
gốc sẽ mọc lên một thân chính của cây. Điều đặc biệt là, những chiếc lá dứa sẽ
mọc trực tiếp từ thân cây, ngay từ phần sát gốc. Chính vì thế, mà nhiều khi chúng
ta dễ lầm tưởng rằng lá dứa mọc trực tiếp từ gốc cây. Lá dứa có hình dáng như lá
chuối, với độ dài chừng 30cm đến 50cm, và bề ngang nhỏ chỉ khoảng hai đến ba
đốt ngón tay. Lá dứa có độ cong mềm mại nhưng thực chất lá khá dày và cứng. Hai
bên mép lá có đầy các răng cưa sắc nhọn, có thể khiến ta bị thương khi va chạm.
Sống giữa của lá cũng rất cứng cỏi, nhờ vậy, thật khó để khiến lá dứa bị gãy.
Phần thân cây dứa nhỏ sẽ liên tục dài ra trong quá trình phát triển của cây dứa.
Thân dài đến đâu, sẽ có thêm lá mọc đến đó, nhằm che phần thân đấy lại. Sự phát
triển này sẽ hoãn lại, khi cây bắt đầu ra trái. Trái dứa hay còn là trái thơm, trái
khóm tùy vùng miền sẽ mọc ở ngay trên ngọn của thân cây dứa. Thường lúc này
cây cũng sẽ đạt độ cao đến khoảng đầu gối của mẹ em rồi. Quả dứa có vẻ ngoài xù
xì, xấu xí với các mắt nhọn, gai góc y như lá của nó. Trên đầu quả dứa, có những
chiếc lá dứa nhỏ mọc thẳng, y như một cái vương miện. Một cây dứa thì chỉ có thể
có một quả mà thôi. Khi quả lớn lên, to như cái ấm trà và chín vàng, thì người ta sẽ
thu hoạch quả rồi nhổ cây luôn. Khi ăn dứa, phần đầu dứa có cái vương miện sẽ
được dùng để trồng ra cây mới. Nói về quả dứa, thì hương vị của nó rất tuyệt vời.
Vừa chua thanh, ngọt nhẹ lại còn dễ ăn nữa. Em có thể ăn mỗi ngày mà chẳng hề thấy chán.
Đối với em, dứa luôn là loại quả ngon nhất. Việc trồng và chăm sóc cũng rất đơn
giản. Em sẽ học mẹ cách chăm sóc cây để tự mình chăm sóc cho luống dứa của nhà mình. Tả cây thanh long
Ông nội em có trồng một bụi thanh long lớn ở góc vườn. Năm nào cây cũng cho rất nhiều trái.
Cây thanh long có cấu tạo rất đặc biệt, khác hoàn toàn các loại cây ăn quả khác.
Cây chỉ có một thân duy nhất, không có cành hay nhánh. Nó có hình dáng tương tự
như cây xương rồng, với phần thân hình trụ vuông, với bốn cạnh vuông chạy dọc
theo toàn bộ thân. Từ gốc, thân của cây cứ dài mãi, dài mãi thẳng ra, như một cái
ống. Toàn thân cây thanh long có màu xanh. Phần ở dưới gốc sẽ đậm màu hơn
phần ở ngọn. Đặc biệt, thân của cây thanh long có thể lớn đến bằng bắp tay của
người trưởng thành. Ông em đã xây một cây cột bằng xi măng rắn chắc, cao chừng
2m, rồi trồng năm cây thanh long quanh gốc. Dùng dây thép cố định cho cây mọc
thẳng vào cột. Phần cây cao hơn thì để cho dài ra tự nhiên, nghiêng ngả tùy ý. Vì
thế, lúc bé em còn tưởng rằng cây thanh long có tán xòe với các tàu lá to như cây dừa.
Ở các cạnh vuông của thân cây thanh long, cứ một đoạn sẽ có một điểm lõm
xuống. Tại đó sẽ nhô lên một cái chồi nhỏ như cái gai nhọn. Đó chính là điểm đóa
hoa thanh long sẽ mọc ra, kết trái. Tuy nhiên, không phải bất kì chỗ lõm nào trên
thân cây cũng có thể mọc ra hoa.
Hoa thanh long tương tự như hoa quỳnh. Bông hoa to như cốc nước, nhiều cánh
dày màu trắng xếp chồng lên nhau. Cuống hoa có lơ thơ mấy sợi râu dài màu trắng
xám. Khi hoa tàn, ở bầu hoa sẽ xuất hiện trái thanh long nhỏ màu xanh non. Khi
trái lớn lên, sẽ dần xuất hiện các tai ở quanh thân quả. Khi vỏ thanh long chuyển
sang màu hồng thì nghĩa là trái đã sẵn sàng thu hoạch.
Em rất thích bụi cây thanh long của ông. Hôm nào sang chơi nhà ông, em cũng ra
xem cây và cùng ông tưới nước. Chờ em lớn, em sẽ xin ông một nhánh cây để đem về trong vườn nhà.
Document Outline
- Tả cây bơ
- Tả cây nho
- Tả cây nho - Mẫu 1
- Tả cây nho - Mẫu 2
- Tả cây nho - Mẫu 3
- Tả cây nho - Mẫu 4
- Tả cây nho - Mẫu 5
- Tả cây nho - Mẫu 6
- Tả cây nho - Mẫu 7
- Tả cây khế
- Dàn ý tả cây khế
- Tả cây khế - Mẫu 1
- Tả cây khế - Mẫu 2
- Tả cây khế - Mẫu 3
- Tả cây khế - Mẫu 4
- Tả cây khế - Mẫu 5
- Tả cây khế - Mẫu 6
- Tả cây khế - Mẫu 7
- Tả cây khế - Mẫu 8
- Tả cây khế - Mẫu 9
- Tả cây khế - Mẫu 10
- Tả cây khế - Mẫu 11
- Tả cây khế - Mẫu 12
- Tả cây khế - Mẫu 13
- Tả cây chuối
- Dàn ý bài văn tả về cây chuối
- Tả cây chuối - Mẫu 1
- Tả cây chuối - Mẫu 2
- Tả cây chuối - Mẫu 3
- Tả cây chuối - Mẫu 4
- Tả cây chuối - Mẫu 5
- Tả cây chuối - Mẫu 6
- Tả cây chuối - Mẫu 7
- Tả cây chuối - Mẫu 8
- Tả cây chuối - Mẫu 9
- Tả cây chuối - Mẫu 10
- Tả cây chuối - Mẫu 11
- Tả cây chuối - Mẫu 12
- Tả cây chuối - Mẫu 13
- Tả cây sầu riêng
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 1
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 2
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 3
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 4
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 5
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 6
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 7
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 8
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 9
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 10
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 11
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 12
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 13
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 14
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 15
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 16
- Tả cây đu đủ
- Dàn ý chi tiết
- Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 1
- Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 2
- Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 3
- Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 4
- Tả cây đủ đủ nhà em - Mẫu 5
- Tả cây vú sữa
- Tả cây vú sữa - Mẫu 1
- Tả cây vú sữa - Mẫu 2
- Tả cây vú sữa - Mẫu 3
- Tả cây vú sữa - Mẫu 4
- Tả cây vú sữa - Mẫu 5
- Tả cây vú sữa - Mẫu 6
- Tả cây táo
- Dàn ý tả cây táo
- Tả cây táo - Mẫu 1
- Tả cây táo - Mẫu 2
- Tả cây táo - Mẫu 3
- Tả cây táo - Mẫu 4
- Tả cây táo - Mẫu 5
- Tả cây táo - Mẫu 6
- Tả cây na
- Dàn ý tả cây na
- Tả cây na - Mẫu 1
- Tả cây na - Mẫu 2
- Tả cây na - Mẫu 3
- Tả cây bưởi
- Dàn ý tả cây bưởi
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 1
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 2
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 3
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 4
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 5
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 6
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 7
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 8
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 9
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 10
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 11
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 12
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 13
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 14
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 15
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 16
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 17
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 18
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 19
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 20
- Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 21
- Tả cây dừa
- Dàn ý tả cây dừa
- Tả cây dừa - Mẫu 1
- Tả cây dừa - Mẫu 2
- Tả cây dừa - Mẫu 3
- Tả cây dừa - Mẫu 4
- Tả cây dừa - Mẫu 5
- Tả cây dừa - Mẫu 6
- Tả cây dừa - Mẫu 7
- Tả cây cam
- Dàn ý tả cây cam
- Tả cây cam - Mẫu 1
- Tả cây cam - Mẫu 2
- Tả cây cam - Mẫu 3
- Tả cây cam - Mẫu 4
- Tả cây cam - Mẫu 5
- Tả cây cam - Mẫu 6
- Tả cây cam - Mẫu 7
- Tả cây vải thiều
- Tả cây vải thiều - Mẫu 1
- Tả cây vải thiều - Mẫu 2
- Tả cây vải thiều - Mẫu 3
- Tả cây vải thiều - Mẫu 4
- Tả cây ổi
- Dàn ý tả cây ổi
- Tả cây ổi - Mẫu 1
- Tả cây ổi - Mẫu 2
- Tả cây ổi - Mẫu 3
- Tả cây ổi - Mẫu 4
- Tả cây sầu riêng
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 1
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 2
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 3
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 4
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 5
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 6
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 7
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 8
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 9
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 10
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 11
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 12
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 13
- Tả cây sầu riêng - Mẫu 14
- Tả cây quýt (quất)
- Dàn ý tả cây quýt
- Tả cây quýt - Mẫu 1
- Tả cây quýt - Mẫu 2
- Tả cây quýt - Mẫu 3
- Tả cây quýt - Mẫu 4
- Tả cây mít
- Dàn ý tả cây mít
- Tả cây mít - Mẫu 1
- Tả cây mít - Mẫu 2
- Tả cây mít - Mẫu 3
- Tả cây mít - Mẫu 4
- Tả cây mít - Mẫu 5
- Tả cây mít - Mẫu 6
- Tả cây nhãn
- Dàn ý tả cây nhãn
- Tả cây nhãn - Mẫu 1
- Tả cây nhãn - Mẫu 2
- Tả cây nhãn - Mẫu 3
- Tả cây nhãn - Mẫu 4
- Tả cây nhãn - Mẫu 5
- Tả cây nhãn - Mẫu 6
- Tả cây nhãn - Mẫu 7
- Tả cây nhãn - Mẫu 8
- Tả cây nhãn - Mẫu 9
- Tả cây nhãn - Mẫu 10
- Tả cây nhãn - Mẫu 11
- Tả cây nhãn - Mẫu 12
- Tả cây nhãn - Mẫu 13
- Tả cây dứa
- Tả cây thanh long