-
Thông tin
-
Quiz
Thành phần phụ chú là gì? Lấy ví dụ về thành phần phụ chú | Ngữ văn 8
Trong một câu ngoài thành phần chính còn có thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập chỉ bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu. Các thành phần biệt lập hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu văn và được chia thành bốn loại chính: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!
Tài liệu chung Ngữ Văn 8 110 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu
Thành phần phụ chú là gì? Lấy ví dụ về thành phần phụ chú | Ngữ văn 8
Trong một câu ngoài thành phần chính còn có thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập chỉ bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu. Các thành phần biệt lập hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu văn và được chia thành bốn loại chính: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Tài liệu giúp bạn tham khảo, mời các bạn đón đọc!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 8 110 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Thành phần phụ chú là gì? Lấy ví dụ về thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú là gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết thành phần phụ chú? Hãy cùng
Luật Minh Khuê tìm hiểu nhé!
1. Thành phần phụ chú là gì?
Trong một câu ngoài thành phần chính còn có thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập chỉ bộ
phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu. Các thành phần biệt
lập hoàn toàn nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu văn và được chia thành bốn loại chính:
thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Trong
đó, thành phần phụ chú là thành phần biệt lập rất dễ gây nhầm lẫn bởi vì dấu hiệu của nó
không quá rõ ràng để nhận biết và dễ bị coi là thành phần nằm trong cấu trúc ngữ pháp của
câu. Cũng giống như các thành phần biệt lập khác, thành phần phụ chú không có cùng chức
năng ngữ pháp trong câu mà chỉ được dùng nhằm mục đích thực hiện việc giải thích, bổ sung
hoặc làm rõ nội dung và chủ đề được nói đến.
Khi nhận biết thành phần phụ chú, cần lưu ý rằng thành phần này thường được đặt giữa hai
dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu
phẩy. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu thì thành phần phụ chú thường
được đứng ở giữa câu hoặc cuối câu. Tuy nhiên trên thực tế ta nhận thấy rằng không phải bất
kỳ thành phần nào được đặt giữa hai dấu câu cũng là thành phần phụ chú. Để không bị tránh
nhầm lẫn thành phần phụ chú với thành phần chính của câu, khi xác định ta có thể thử lược
bỏ thành phần đó đi, nếu câu vẫn đầy đủ ý nghĩa thì đó mới coi là thành phần phụ chú. Đây là
một trong những cách phổ biến nhất để có thể phân biệt thành phần phụ chú với nội dung chính của câu. Ví dụ:
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
B. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Ở trong những ví dụ trên, Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa của sự việc trong câu
không hề thay đổi, vì vậy các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào để bổ sung ý nghĩa cho câu.
Do đó các từ ngữ in đậm được coi là thành phần phụ chú trong hai câu trên.
2. Ý nghĩa của thành phần phụ chú là gì?
Phần phụ chú là một vấn đề Ngữ pháp trong thành phần câu. Về mặt ngữ pháp nó là một
thành phần biệt lập nằm ngoài cấu trúc câu thế nhưng trong câu, phần phụ chú lại có ý nghĩa
trong việc giải thích thêm một khía cạnh có nội dung liên quan đến sự việc được nêu trong
câu. Hãy nói cách khác thành phần phụ chú được dùng để bổ sung ý nghĩa giúp cho người
nghe người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, nội dung mà câu đang đề cập tới. Như vậy, thành
phần phụ chú với tư cách là một thành phần biệt lập trong câu mang 2 ý nghĩa sau:
Thứ nhất, thành phần phụ chú giúp bổ sung ý nghĩa và giải thích cho thành phần câu đứng trước nó.
Thứ hai, thành phần phụ chú giúp câu mang ý nghĩa cụ thể và sâu sắc hơn.
3. Bài tập về thành phần phụ chú
Bài 1: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung cho điều gì?
a. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên ở đó thôi.
b. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lý.
Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt
là những người mẹ - đánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng
ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
c. Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu", thì chúng ta sẽ phải
lấp đầy hành trang vào những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu
tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước
trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
d. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) Trả lời:
a. Thành phần phụ chú là: "kể cả anh" bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới.
b. Thành phần phụ chú là: "Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" bổ
sung thêm cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"
c. Thành phần phụ chú là: "có ai ngờ" bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói.
"Thương thương quá đi thôi" bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật.
Bài 2: Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài 1 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó
Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ cụm từ trước đó trong mỗi câu ở bài 1 như sau: a. Mọi người
b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này c. Lớp trẻ
d. Cô bé nhà bên; mắt đen tròn.
Bài 3: Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án sau
Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấy
đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì không đầu
tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước
trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
a. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu văn trước đó
b. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ
c. Nhấn mạnh ý vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước
d. Tất cả các đáp án đều sai
Bài 4: Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng
a. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn
đi trên con đường làng dài và hẹp
b. Em để nó ở lại - giọng em ráo hoảnh - anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau
Trả lời: thành phần phụ chú trong các câu là:
a. Một buổi mai đầy sang thu và gió lạnh. Đây là thành phần phụ chú giải thích cho cụm từ "buổi mai hôm ấy"
b. Giọng em ráo hoảnh. Đây là thành phần phụ chú bình luận về cách nói của người em.
Bài 5: Viết một đoạn văn giới thiệu về thi hào Nguyễn Du, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú. Trả lời:
Nguyễn Du quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông rất thân trong một gia
đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan có truyền thống văn hóa, văn học. Nhà thơ sống trong
một thời đại có nhiều biến động về lịch sử và xã hội: chế độ phong kiến Việt Nam khủng
hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi mà đỉnh cao là
khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc đời Nguyễn Du đã trải qua nhiều thăng trầm như: sống phiêu bạt
nhiều nơi, đi ở ẩn rồi lại ra làm quan bất đắc chí, đi xứ Trung Quốc. Nguyễn Du là người có
kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa và là người từng trải. Nhờ thế mà ông có vốn sống
phong phú, có tấm lòng yêu thương sâu sắc hướng về những đau khổ của mọi kiếp trong xã hội.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến thành phần phụ chú và một số bài tập về thành
phần phụ chú. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!