Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi | Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị tốt cho bài nói, giới thiệu bài Soạn văn 7: Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây, mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo.
Chủ đề: Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (CTST)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 7: Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi 1. Hướng dẫn
- Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận
có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy vậy, mọi ý
kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận
mới sôi nổi, thú vị và thật hữu ích.
- Dưới đây là một số chủ đề có thể đưa ra thảo luận:
Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?
Những ứng xử của Nét Len với thuyền trưởng Nê-mô có thể hiện sự vô ơn
với ân nhân đã cứu mạng mình?
Ông Quơn-cơ có sai không khi cố tình thử thách năm đứa trẻ lúc tham quan
nhà máy sô-cô-la với ý đồ chọn người thắng cuộc để trao tặng nhà máy?
Ích-chi-an là người may mắn được trao năng lực làm người cá hay là người bất hạnh?
Bác sĩ Xan-van-tô là nhà khoa học tài năng hay là một tên tội phạm? …
Bước 1: Chuẩn bị
a. Thành lập nhóm và phân công công việc
- Một nhóm nhỏ gồm khoảng sáu thành viên, chia thành hai nhóm nhỏ gồm hai
hoặc ba người, những ai cùng quan điểm về cùng một nhóm.
- Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn
bị và dẫn dắt buổi thảo luận.
b. Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
- Sau khi chia thành hai nhóm nhỏ, mỗi thành viên trong nhóm đọc văn bản,
tìm hiểu kĩ nhân vật, chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của nhóm
c. Thống nhất mục tiêu và thời gian thảo luận
Thống nhất mục đích, thời gian, ý kiến, lí lẽ…
Bước 2: Thảo luận - Trình bày ý kiến
Nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Để tăng tính
thuyết phục cho ý kiến, nhóm nên sử dụng các tờ ghi chú các nhân vật
trong truyện để làm bằng chứng khi thảo luận.
Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
- Phản hồi các ý kiến
Lắng nghe ý kiến của nhóm nhỏ thứ hai, phân tích những điểm hợp lí và
chưa hợp lí trong những ý kiến đó, chuẩn bị lí lẽ để phản hồi…
Phản hồi các ý kiến trọng tâm, các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến
của bản thân trước sự phản bác của người khác.
- Thống nhất ý kiến
Tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các
thành viên trong nhóm sẽ đưa ra kết luật thống nhất về vấn đề. 2. Thực hành Gợi ý:
Vấn đề thảo luận: Ích-chi-an ra đời trong một cơn sinh khó, người mẹ mất ngay
sau khi sinh và chú bé cũng bị nguy hiểm về tính mạng. Trong hoàn cảnh đó,
ông bác sĩ Xan-va-tô đã phẫu thuật anh thành người cá Ích-chi-an. Theo em,
việc sử dụng khoa học để biến một người bình thường thành người cá trong
trường hợp này là nên hay không? Vì sao?
- Ý kiến của nhóm 1: Tán thành. Vì nếu không có sự can thiệp của khoa học,
Ích-chi-an sẽ chết, mà sinh mạng của con người là điều đáng quý. Do ra đời
trong một cơn sinh khó, cơ thể của Ích-chi-an không thể thích nghi được với
môi trường, bởi vậy bác sĩ Xan-van-tô không còn lựa chọn nào khác là biến
anh thành người cá. Ích-chi-an là một người cá nên anh có thể trải nghiệm cuộc
sống trong lòng biển cả, gần gũi với thiên nhiên.
- Ý kiến của nhóm 2: Phản đối. Vì cuộc phẫu thuật khiến Ích-chi-an vừa thở
được bằng phổi, vừa thở được bằng mang. Do đó anh không thể sống như
người bình thường. Anh không giống với con người nên không thể hòa nhập
với cộng đồng, có lúc sẽ cảm thấy cô độc. Đồng thời, cuộc phẫu thuật còn tạo
nên nguy cơ lạm dụng khoa học vào những mục đích xấu xa.