Thị trường Bitcoin hiện nay | Kinh tế chính trị | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Thị trường Bitcoin hiện nay | Kinh tế chính trị | Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

- Thị trường Bitcoin hiện nay
Giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 là điều chắc chắn và nó đã
được khẳng định ngay trong những ngày đầu năm 2021. Theo trang Bloomberg
“vàng kỹ thuật số” đã tăng 7,8% trong phiên giao dịch ngày 3/1 lên mức
34.182,75$. Dù trước đó trong tháng 12 của năm 2020 nó đã tăng gần 50% để phá
vỡ mốc 20.00% của mình. Kể từ khi phá đỉnh mức 20.000$ Bitcoin đã trở nên cực
kỳ hấp dẫn. Cụ thể, Grayscale đang nâng số bitcoin tích trữ của mình lên gấp 3 lần
so với số lượng hồi tháng 12 năm 2020.
Đây chính là nguyên nhân khiến giá Bitcoin được đẩy lên đến đỉnh điểm.
Bitcoin là một tài sản, nó cũng tăng giá chóng mặt trong đại dịch. Vươn lên thành
tài sản có hiệu suất tốt nhất trong các tài sản chính. Trong thời dịch, thị trường tiền
điện tử lại liên tục đón các tin hấp dẫn. Như việc paypal chấp nhận tiền điện tử, các
quỹ lớn đầu tư và tích trữ Bitcoin, các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về tiền điện
tử..v.v. Tất cả đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với Bitcoin. Điều tiếc nuối
nhất có lẽ là nó đã không thể đạp đổ đỉnh giá năm 2017 trong năm 2020. Mà phải
chờ đến tháng 1/2021 nó mới xác lập kỷ lục giá mới ở mức hơn 31.000$.
- Nhiều nguồn tin còn cho rằng Bitcoin có thể là một mô hình lừa đảo đa cấp
dạng ponzi.
Tuy nhiên, báo cáo từ World Bank (Ngân hàng quốc tế, một tổ chức tài
chính quốc tế) năm 2014 kết luận rằng: “Trái với ý kiến của nhiều người, Bitcoin
không phải là mô hình lừa đảo Ponzi” Thường các mô hình lừa đảo là lấy tiền của
người sau trả tiền cho người trước. Mục đích cuối cùng là tài sản rơi vào tay những
chủ dự án. Nhưng đối với đồng tiền BTC thì nó hoàn toàn phi tập trung. Không
chịu kiểm soát của một cá nhân nào cả. Vì thế ta có thể kết luận đây không phải là
mô hình lừa đảo. Nhưng đồng tiền ảo này bị kẻ xấu lợi dụng cho những hình thức
lừa đảo riêng của họ.
- Kinh tế chính trị:
Bitcoin được xem là có động lực chính trị hoặc tư tưởng bắ tnguồn từ bản
cáo bạch được viết bởi Satoshi Nakamoto. Ông nói: "Vấn đề gốc rễ với các loại
tiền tệ thông thường là cần phải có sự tin tưởng để cho nó hoạt động. Ngân hàng
trung ương phải được tin cậy rằng sẽ không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ
pháp định đã cho thấy họ liên tục vi phạm điều này.”
Bitcoin có sức hút mạnh tới những người am hiểu công nghệ thuộc chủ
nghĩa tự do cá nhân, bởi nó tồn tại ngoài tầm kiểm soát của hệ thống tài chính cổ
điển và các chính phủ. Chính phủ càng cấm hoặc đánh thuế nó thì họ sẽ càng mất
kiểm soát Bitcoin vì các giao dịch sẽ hoàn toàn chìm trong nền kinh tế ngầm,
tương tự như thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, khi xem xét số liệu tìm kiếm từ
Google, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho sự liên quan giữa việc
yêu thích Bitcoin và chủ nghĩa tự do cá nhân.
Tại Mỹ, Bitcoin có sức hút từ phe cánh tả - những người cho rằng chính phủ
và các ngân hàng là đại diện quyền lợi của giới tinh hoa, và các chính sách tiền tệ
là để phục vụ những người đó, cho tới phe cánh hữu - những người chỉ trích chính
phủ Mỹ trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008, bởi chính phủ không điều hành được
tốt đồng tiền của chính họ tạo ra. Bitcoin được mô tả như là một thứ có thể cân
bằng được lợi ích của những tập đoàn lớn với những người kinh doanh nhỏ. Hai
nhà báo Wall Street Journal đã nói về Bitcoin như là thứ có thể "giải phóng con
người khỏi sự thống trị của niềm tin tập trung." Sự tồn tại của Bitcoin chính là một
lực đẩy bắt buộc tất cả các quốc gia quản lý tốt hơn nền kinh tế của mình.
-Bitcoin ở thị trường Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, việc đầu tư vào Bitcoin bắt đầu có
xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Nhưng trên thực tế, việc sở hữu Bitcoin
và khai thác nó tại Việt Nam là rất ít, mà chủ yếu mua qua một số sàn giao dịch.
Nhận rõ thực trạng việc sử dụng Bitcoin tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thể
hiện quan điểm căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và
ngân hàng, thì Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không thể lấy làm phương
tiện thanh toán và pháp luật không thừa nhận Bitcoin là tiền tệ.
Vậy thực hiện giao dịch Bitcoin tại Việt Nam có hợp pháp không? Trước khi
tìm hiểu kỹ về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung trọng tâm Công văn số
5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả
lời về vấn đề tiền ảo rằng, Tiền ảo nói chung hay đồng Bitcoin nói tiêng không
phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin làm tiền tệ hoặc
phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước cũng
nhiều lần cảnh báo về việc đầu tư vào Bitcoin hay tiền ảo đều tiềm ẩn nhiều rủi ro
rất lớn cho các nhà đầu tư.
Mặt khác, tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy
định về việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã khẳng định Bitcoin không
phải là một phương tiện dùng để thanh toán khác nếu không dùng tiền mặt. Những
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được coi là hợp pháp hiện nay chỉ bao
gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các
phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nếu ngoài
các phương tiện nêu trên thì mọi phương thức thanh toán đấy đều là bất hợp pháp.
Từ những điều trên có thể kết luận rằng, việc sử dụng Bitcoin như một
phương tiện thanh toán thay tiền mặt là bất hợp pháp. Tuy nhiên ở đây chúng ta
cần hết sức lưu ý rằng, phải phân biệt rõ được hai vấn đề là việc pháp luật cấm sử
dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán và pháp luật chưa có quy định nào
về việc coi tiền ảo hay Bitcoin là một loại hàng hóa, đối tượng để trao đổi mua bán.
Theo đó:
Việc dùng Bitcoin nhằm mục đích thanh toán (như dùng tiền mặt, như dùng
các phương thức hợp pháp kể trên) là bất hợp pháp theo khoản 7 Điều 1
Nghị định 80/2016/NĐ-CP. Lúc này nếu muốn thanh toán bằng Bitcoin thì
bạn phải đổi Bitcoin sang tiền mặt, bạn chỉ được phép trao đổi số Bitcoin đó
với một người khác để lấy tiền mặt, rồi dùng tiền mặt đó để thanh toán thì là
một hành vi hoàn toàn hợp pháp.
Việc dùng Bitcoin như một loại hàng hóa, đối tượng để mua bán hiện nay
vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tức là chẳng hạn như với hình
thức đầu tư bitcoin là một ví dụ. Nếu bạn dùng tiền mặt để mua bitcoin từ
một người khác hoặc giải thuật toán để có bitcoin thì đều là hành vi được
phép làm. Bởi pháp luật chưa có một quy định nào cấm về vấn đề này. Tuy
nhiên chính vì thế nên có rất nhiều rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn cho những người
thực hiện giao dịch mua bán Bitcoin vì pháp luật chưa can thiệp được vào
vấn đề này, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về giao dịch
Bitcoin như một loại hàng hóa, đối tượng để mua bán.
Nói tóm lại, nếu bạn sử dụng Bitcoin nhằm mục đích như một phương thức để
thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ thì là hành vi bất hợp pháp, sẽ bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được phân tích tại phần sau của
bài viết. Còn nếu bạn trao đổi mua bán bitcoin bằng phương thức thanh toán hợp
pháp như dùng tiền mặt, dùng Séc... thì vẫn là một việc làm hợp lệ, không bị cấm,
tuy nhiên chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn cần cân nhắc ký khi tiến hành mua
Bitcoin.
Việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu
thành tội phạm tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành. Cụ thể:
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng bitcoin hay tiền ảo khác
như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hoặc phát hành, cung
ứng dịch vụ thanh toán bằng đồng Bitcoin sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng
đến 100 triệu đồng.
Chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy
định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức phạt tiền từ 50 triệu
đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi phát hành,
cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán bằng đồng Bitcoin gây thiệt thiệt
hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.
Như vậy chúng ta cần hết sức lưu ý phân biệt hai hành vi đối với việc sử dụng
Bitcoin để tránh bị vi phạm pháp luật sẽ bị sử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc phân biệt này căn cứ hoàn toàn vào mục đích sử dụng Bitcoin
của bạn. Sử dụng nhằm mục đích thanh toán thì là bất hợp pháp. Sử dụng như một
loại hàng hóa mua bán thì lại là hợp pháp.
| 1/4

Preview text:

- Thị trường Bitcoin hiện nay
Giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 là điều chắc chắn và nó đã
được khẳng định ngay trong những ngày đầu năm 2021. Theo trang Bloomberg
“vàng kỹ thuật số” đã tăng 7,8% trong phiên giao dịch ngày 3/1 lên mức
34.182,75$. Dù trước đó trong tháng 12 của năm 2020 nó đã tăng gần 50% để phá
vỡ mốc 20.00% của mình. Kể từ khi phá đỉnh mức 20.000$ Bitcoin đã trở nên cực
kỳ hấp dẫn. Cụ thể, Grayscale đang nâng số bitcoin tích trữ của mình lên gấp 3 lần
so với số lượng hồi tháng 12 năm 2020.
Đây chính là nguyên nhân khiến giá Bitcoin được đẩy lên đến đỉnh điểm.
Bitcoin là một tài sản, nó cũng tăng giá chóng mặt trong đại dịch. Vươn lên thành
tài sản có hiệu suất tốt nhất trong các tài sản chính. Trong thời dịch, thị trường tiền
điện tử lại liên tục đón các tin hấp dẫn. Như việc paypal chấp nhận tiền điện tử, các
quỹ lớn đầu tư và tích trữ Bitcoin, các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về tiền điện
tử..v.v. Tất cả đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với Bitcoin. Điều tiếc nuối
nhất có lẽ là nó đã không thể đạp đổ đỉnh giá năm 2017 trong năm 2020. Mà phải
chờ đến tháng 1/2021 nó mới xác lập kỷ lục giá mới ở mức hơn 31.000$.
- Nhiều nguồn tin còn cho rằng Bitcoin có thể là một mô hình lừa đảo đa cấp dạng ponzi.
Tuy nhiên, báo cáo từ World Bank (Ngân hàng quốc tế, một tổ chức tài
chính quốc tế) năm 2014 kết luận rằng: “Trái với ý kiến của nhiều người, Bitcoin
không phải là mô hình lừa đảo Ponzi” Thường các mô hình lừa đảo là lấy tiền của
người sau trả tiền cho người trước. Mục đích cuối cùng là tài sản rơi vào tay những
chủ dự án. Nhưng đối với đồng tiền BTC thì nó hoàn toàn phi tập trung. Không
chịu kiểm soát của một cá nhân nào cả. Vì thế ta có thể kết luận đây không phải là
mô hình lừa đảo. Nhưng đồng tiền ảo này bị kẻ xấu lợi dụng cho những hình thức
lừa đảo riêng của họ.
- Kinh tế chính trị:
Bitcoin được xem là có động lực chính trị hoặc tư tưởng bắ tnguồn từ bản
cáo bạch được viết bởi Satoshi Nakamoto. Ông nói: "Vấn đề gốc rễ với các loại
tiền tệ thông thường là cần phải có sự tin tưởng để cho nó hoạt động. Ngân hàng
trung ương phải được tin cậy rằng sẽ không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử tiền tệ
pháp định đã cho thấy họ liên tục vi phạm điều này.”
Bitcoin có sức hút mạnh tới những người am hiểu công nghệ thuộc chủ
nghĩa tự do cá nhân, bởi nó tồn tại ngoài tầm kiểm soát của hệ thống tài chính cổ
điển và các chính phủ. Chính phủ càng cấm hoặc đánh thuế nó thì họ sẽ càng mất
kiểm soát Bitcoin vì các giao dịch sẽ hoàn toàn chìm trong nền kinh tế ngầm,
tương tự như thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, khi xem xét số liệu tìm kiếm từ
Google, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho sự liên quan giữa việc
yêu thích Bitcoin và chủ nghĩa tự do cá nhân.
Tại Mỹ, Bitcoin có sức hút từ phe cánh tả - những người cho rằng chính phủ
và các ngân hàng là đại diện quyền lợi của giới tinh hoa, và các chính sách tiền tệ
là để phục vụ những người đó, cho tới phe cánh hữu - những người chỉ trích chính
phủ Mỹ trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008, bởi chính phủ không điều hành được
tốt đồng tiền của chính họ tạo ra. Bitcoin được mô tả như là một thứ có thể cân
bằng được lợi ích của những tập đoàn lớn với những người kinh doanh nhỏ. Hai
nhà báo Wall Street Journal đã nói về Bitcoin như là thứ có thể "giải phóng con
người khỏi sự thống trị của niềm tin tập trung." Sự tồn tại của Bitcoin chính là một
lực đẩy bắt buộc tất cả các quốc gia quản lý tốt hơn nền kinh tế của mình.
-Bitcoin ở thị trường Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Ngân hàng Nhà nước, việc đầu tư vào Bitcoin bắt đầu có
xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Nhưng trên thực tế, việc sở hữu Bitcoin
và khai thác nó tại Việt Nam là rất ít, mà chủ yếu mua qua một số sàn giao dịch.
Nhận rõ thực trạng việc sử dụng Bitcoin tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thể
hiện quan điểm căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và
ngân hàng, thì Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không thể lấy làm phương
tiện thanh toán và pháp luật không thừa nhận Bitcoin là tiền tệ.
Vậy thực hiện giao dịch Bitcoin tại Việt Nam có hợp pháp không? Trước khi
tìm hiểu kỹ về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung trọng tâm Công văn số
5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả
lời về vấn đề tiền ảo rằng, Tiền ảo nói chung hay đồng Bitcoin nói tiêng không
phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin làm tiền tệ hoặc
phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước cũng
nhiều lần cảnh báo về việc đầu tư vào Bitcoin hay tiền ảo đều tiềm ẩn nhiều rủi ro
rất lớn cho các nhà đầu tư.
Mặt khác, tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy
định về việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã khẳng định Bitcoin không
phải là một phương tiện dùng để thanh toán khác nếu không dùng tiền mặt. Những
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được coi là hợp pháp hiện nay chỉ bao
gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các
phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nếu ngoài
các phương tiện nêu trên thì mọi phương thức thanh toán đấy đều là bất hợp pháp.
Từ những điều trên có thể kết luận rằng, việc sử dụng Bitcoin như một
phương tiện thanh toán thay tiền mặt là bất hợp pháp. Tuy nhiên ở đây chúng ta
cần hết sức lưu ý rằng, phải phân biệt rõ được hai vấn đề là việc pháp luật cấm sử
dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán và pháp luật chưa có quy định nào
về việc coi tiền ảo hay Bitcoin là một loại hàng hóa, đối tượng để trao đổi mua bán. Theo đó:
 Việc dùng Bitcoin nhằm mục đích thanh toán (như dùng tiền mặt, như dùng
các phương thức hợp pháp kể trên) là bất hợp pháp theo khoản 7 Điều 1
Nghị định 80/2016/NĐ-CP. Lúc này nếu muốn thanh toán bằng Bitcoin thì
bạn phải đổi Bitcoin sang tiền mặt, bạn chỉ được phép trao đổi số Bitcoin đó
với một người khác để lấy tiền mặt, rồi dùng tiền mặt đó để thanh toán thì là
một hành vi hoàn toàn hợp pháp.
 Việc dùng Bitcoin như một loại hàng hóa, đối tượng để mua bán hiện nay
vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tức là chẳng hạn như với hình
thức đầu tư bitcoin là một ví dụ. Nếu bạn dùng tiền mặt để mua bitcoin từ
một người khác hoặc giải thuật toán để có bitcoin thì đều là hành vi được
phép làm. Bởi pháp luật chưa có một quy định nào cấm về vấn đề này. Tuy
nhiên chính vì thế nên có rất nhiều rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn cho những người
thực hiện giao dịch mua bán Bitcoin vì pháp luật chưa can thiệp được vào
vấn đề này, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về giao dịch
Bitcoin như một loại hàng hóa, đối tượng để mua bán.
Nói tóm lại, nếu bạn sử dụng Bitcoin nhằm mục đích như một phương thức để
thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ thì là hành vi bất hợp pháp, sẽ bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được phân tích tại phần sau của
bài viết. Còn nếu bạn trao đổi mua bán bitcoin bằng phương thức thanh toán hợp
pháp như dùng tiền mặt, dùng Séc... thì vẫn là một việc làm hợp lệ, không bị cấm,
tuy nhiên chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn cần cân nhắc ký khi tiến hành mua Bitcoin.
Việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu
thành tội phạm tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành. Cụ thể:
 Mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng bitcoin hay tiền ảo khác
như một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hoặc phát hành, cung
ứng dịch vụ thanh toán bằng đồng Bitcoin sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
 Chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy
định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng tại Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức phạt tiền từ 50 triệu
đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi phát hành,
cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán bằng đồng Bitcoin gây thiệt thiệt
hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.
Như vậy chúng ta cần hết sức lưu ý phân biệt hai hành vi đối với việc sử dụng
Bitcoin để tránh bị vi phạm pháp luật sẽ bị sử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc phân biệt này căn cứ hoàn toàn vào mục đích sử dụng Bitcoin
của bạn. Sử dụng nhằm mục đích thanh toán thì là bất hợp pháp. Sử dụng như một
loại hàng hóa mua bán thì lại là hợp pháp.