Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường | Tiểu luận Xã hội học kinh tế

Nghề nghiệp vốn là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo sư người Mỹ  Frank Parsons được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về “nghề nghiệp” vào  năm 1908 (Đặng Thu Thủy, 2022, tr.4). Thuật ngữ này ban đầu chỉ đề cập đến sự  phát triển kiến thức, kỹ năng của cá nhân trong công việc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
20 trang 21 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường | Tiểu luận Xã hội học kinh tế

Nghề nghiệp vốn là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo sư người Mỹ  Frank Parsons được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về “nghề nghiệp” vào  năm 1908 (Đặng Thu Thủy, 2022, tr.4). Thuật ngữ này ban đầu chỉ đề cập đến sự  phát triển kiến thức, kỹ năng của cá nhân trong công việc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Họ và tên : Lưu Thị Khánh Linh
Mã sinh viên : 2153010036
Lớp : Xã hội học K41
MỤC LỤC
I. Giới thiệu.............................................................................................................3
II. Lý thuyết/cách tiếp cận....................................................................................5
1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý...........................................................................5
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................6
3. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................6
III. Phương pháp....................................................................................................7
1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu.....................................................................7
2. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................7
3. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................8
4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu..............................................8
IV. Kết quả/Nội dung.............................................................................................8
1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn.................................................................................8
2. Thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền........10
3. Xu hướng về mong muốn lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường..................13
4. Xu hướng chọn nơi làm việc, loại hình cơ quan doanh nghiệp sau khi ra
trường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị
trường...................................................................................................................15
V. Thảo luận...........................................................................................................18
VI. Kết luận..........................................................................................................18
VII. Tài liệu tham khảo..........................................................................................19
2
I. Giới thiệu
Nghề nghiệp vốn là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo
sư người Mỹ Frank Parsons được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về
“nghề nghiệp” vào năm 1908 (Đặng Thu Thủy, 2022, tr.4). Thuật ngữ này ban
đầu chỉ đề cập đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng của cá nhân trong công việc.
Sau này nhiều học giả quan tâm và làm phong phú thêm định nghĩa về khái
niệm “nghề nghiệp”. Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc” chuyên làm
theo sự phân công của xã hội” (Hoàng Phê, 2003, tr676). Nhà xã hội học Đức –
Max Weber (1920) còn xem xét “nghề nghiệp” là khái niệm đi đôi với thiên
chức, bổn phận của mỗi người trong cuộc sống. Nghề nghiệp có vai trò quan
trọng, đối với mỗi cá nhân, phản ánh địa vị, vai trò, uy tín của cá nhân đó trong
cộng đồng xã hội, cơ cấu và sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp phản ánh mức độ
phát triển của cộng đồng xã hội đó trong mỗi giai đoạn lịch sử (Trần Thị Phụng
Hà, 2014). Như vậy, có thể hiểu “nghề nghiệp” là một hoạt động yêu cầu các
kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp, qua đó cá nhân có thể tạo ra các kết quả
nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và xã hội.
Về khái niệm “định hướng nghề nghiệp” (ĐHNN), đến nay đã có
nhiều nghiên cứu và cách lý giải khác nhau về thuật ngữ này. Từ góc độ xã hội,
ĐHNN là hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục và y học được tổ chức
đặc biệt, một hệ thống, có mục đích nhằm hình thành ở mỗi cá nhân một xu
hướng nghề nghiệp cụ thể có tính đến những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân
và toàn xã hội (Trần Thị Dương Liễu, 2014, tr.29). Từ góc độ cá nhân, ĐHNN
có thể hiểu là khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp được hình thành dựa trên sự
3
hiểu biết của cá nhân về nghề nghiệp, năng lực, đặc điểm cá nhân và mục tiêu
đối với nghề nghiệp (Bùi Hà Hương, 2020, tr.14). Theo tác giả Đặng Thu Thủy,
việc DHNN cho sinh viên được thể hiện trên 3 phương diện chính: (1) thay đổi
nhận thức của sinh viên về các giá trị nghề nghiệp; (2) thái độ của sinh viên về
các giá trị nghề nghiệp; (2) thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp của mình;
và (3) hành động học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh các giá trị nghề nghiệp (Đặng
Thu Thủy, 2022, tr.42).
Dựa trên quan điểm của các học giả có thể tổng kết, ĐHNN là sự phản
ánh chủ quan có tính chọn lọc các giá trị nghề nghiệp của cá nhân, là quá trình
cá nhân dựa vào hiểu biết về bản thân và xác định các lựa chọn về nghề nghiệp
phù hợp với mình và xã hội để từ đó xây dựng các mục tiêu và kế hoạch nghề
nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là đối với sinh viên, nhóm người học được coi
là trưởng thành, được trang bị kiến thức chuyên môn để bước vào thị trường lao
động thì việc lựa chọn nghề nghiệp lại càng trở nên cấp thiết. Vì việc ĐHNN
đúng đắn không chỉ tác động đến tương lai của bản thân sinh viên mà còn thúc
đẩy quá trình phát triển nền kinh tế, giúp tận dụng tối đa nguồn lực của đất
nước và đảm bảo cơ cấu nghề nghiệp xã hội được vận hành một cách suôn sẻ.
Đến nay, vấn đề ĐHNN đã được các tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã giúp làm rõ
hơn lý luận về quá trình ĐHNN, như lý thuyết của John Holland (1996) về mối
quan hệ giữa tính cách và lựa chọn nghề nghiệp, lý thuyết phát triển nghề
nghiệp nhận thực xã hội của Lent và cộng sự (2001) về ảnh hưởng của các quá
trình nhận thức xã hội lên sự phát triển của nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Bên
cạnh đó, các học giả nước ngoài cũng triển khai nghiên cứu thực trạng ĐHNN
của sinh viên các ngành học cụ thể như sinh viên ngành Quản trị của tác giả
Agarwala, T. (2008), ngành Tâm lí học của Blanco, Á. (2011), ngành Quản trị
4
Kinh doanh của Marinas, L.E (2016)...Khác với công bố khoa học của học giả
nước ngoài, sản phẩm nghiên cứu về ĐHNN của các học giả trong nước chủ
yếu tập trung vào đối tượng học sinh trung học phổ thông, ít có nghiên cứu về
đối tượng sinh viên.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, có nhiều thay đổi và yêu
cầu đa dạng về kỹ năng và kiến thức. Sinh viên có thể gặp nhiều khó khăn trong
việc lựa chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp với bản thân và thị trường lao
động. Vì vậy nên em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng định
hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền
kinh tế thị trường”. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp việc
ĐHNN của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn.
II. Lý thuyết/cách tiếp cận
1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý nhấn mạnh vào vai trò của cá nhân. Đặc trưng
thứ nhất có tính xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa
chọn hành động
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một
cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những
điều kiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để
đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn nhân lực. Phạm vi của mục
5
đích đây không chỉ có yếu tố vật chất mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh
thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau:
khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà
họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần
thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng
thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa.
Tương tự như vậy, J.Elster lại phát biểu nội dung của thuyết này bằng câu
nói đơn giản: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái
mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”.
G. Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa
các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để
theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Simmel cho rằng
mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho – nhận tức là trao
đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy, xã hội được hiểu là mạng lưới các quan
hệ trao đổi giữa các cá nhân.
Từ lý thuyết trên, áp dụng vào nghiên cứu đề tài “Thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” giúp lý giải quá
trình sinh viên ra quyết định nghề nghiệp dựa trên mong muốn, mục tiêu và lợi ích
cá nhân.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đang diễn ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay?
6
3. Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ có mức độ hài lòng
công việc cao hơn sau khi tốt nghiệp.
III. Phương pháp
1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích và
đánh giá các phương diện phản ánh thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
- Giai đoạn 1: Lấy danh sách các khoa trong trường HVBCTT phân theo 2
khối ngànhluận và khối ngành nghiệp vụ. Mỗi khối ngành lựa chọn ngẫu
nhiên một khoa theo từng năm năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba,
năm thứ tư bằng hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Như vậy có 8 khoa thuộc 2
khối lý luận và nghiệp vụ được chọn vào mẫu điều tra.
- Giai đoạn 2: Tiếp tục lấy danh sách các lớp theo 8 khoa đã lựa chọn giai
đoạn 1. Thực hiện hình thức bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 1 lớp trong mỗi 8
khoa đó. Như vậy, có 8 lớp thuộc 2 khối ngành lý luận và nghiệp vụ theo lần
lượt từng năm thứ nhất đến năm thứ 4 được chọn vào mẫu điều tra.
- Giai đoạn 3: Lấy danh sách sinh viên 8 lớp đã được chọn vào mẫu điều tra,
chọn ra mỗi lớp 48 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản.
7
3. Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các nguồn tài liệu, tư liệu khác
nhau như từ thống kê của Sở Lao động thương binh xã hội, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, từ các bài báo và tạp chí,.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn theo bảng hỏi Anket (tiến hành
khảo sát với 170 sinh viên thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 26 với phương pháp tính giá trị trung
bình, Crosstab để tìm mối tương quan giữa các biến định lượng. Những thông
tin thu thập được nhằm hoàn thiện bức tranh chung về thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế
thị trường hiện nay.
IV. Kết quả/Nội dung
1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn
Nhóm nghiên cứu đã thu thập 5 thông tin về nhân khẩu học của đáp
viên đó là: giới tính, năm học, ngành học, nơi sinh sống, thu nhập trung bình
mỗi tháng, thời gian rảnh rỗi trung bình trong một ngày.
Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn
Đặc điểm Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 76 44,7
Nữ 94 55,3
Năm học
Năm nhất 36 21,2
Năm hai 34 20
8
Năm ba 70 41,2
Năm tư 30 17,6
Ngành học
Lý luận 69 40,6
Nghiệp vụ 101 59,4
Nơi sinh sống
Nông thôn 55 32,4
Đô thị 115 67,6
Thu nhập trung bình mỗi tháng
Dưới 1.000.000 29 17,1
Từ 1.000.000 – 3.000.000 64 37,6
Từ 3.000.000 – 6.000.000 53 31,2
Trên 6.000.000 24 14,1
Thời gian rảnh trung bình trong một ngày
Dưới 1 tiếng 12 7,1
Từ 1 tiếng – 3 tiếng 60 35,3
Từ 3 tiếng – 6 tiếng 65 38,2
Trên 6 tiếng 33 19,4
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát 170 sinh viên. Trong đó, có 76
sinh viên nam (44,7%) và 94 sinh viên nữ (55,3%). Nhóm nghiên cứu thực hiện
thu thập thông tin từ sinh viên năm nhất đến sinh viên năm tư với số lượng sau:
36 sinh viên năm nhất (21,2%), 34 sinh viên năm hai (20%), 70 sinh viên năm 3
(41,2%), 30 sinh viên năm tư (17,6%). Về ngành học, có 69 sinh viên khối
ngành lý luận (40,6%) và 101 sinh viên khối ngành lý luận (59,4%).
Về nơi sinh sống, có 55 sinh viên sống ở nông thôn (32,4%) và 115
sinh viên sống ở đô thị (67,6%).
Khi hỏi về thu nhập trung bình mỗi tháng của sing viên, có 29 sinh
viên có thu nhập dưới 1.000.000 (17,1%), 64 sinh viên có thu nhập từ 1.000.000
9
– 3.000.000 (37,6%), 53 sinh viên có thu nhập từ 3.000.000 – 6.000.000
(31,2%) và 24 sinh viên có thu nhập trên 6.000.000 (14,1%)
Về thời gian rảnh trung bình trong ngày của sinh viên, có 12 sinh viên
rảnh dưới 1 tiếng trong 1 ngày (7,1%), có 60 sinh viên rảnh từ 1 tiếng – 3 tiếng
trong một ngày (35,3%), có 65 sinh viên rảnh từ 3 tiếng – 6 tiếng trong một
ngày (38,2%) và 33 sinh viên rảnh trên 6 tiếng trong một ngày (19,4%).
2. Thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Về vấn đề làm thêm của sinh viên, được cho hoạt động mới xuất
hiện trong đời sống sinh viên khi bước sang chế thị trường, việc phân tích
hoạt động này sẽ góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện mới của lối sống sinh
viên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu thực trạng
công việc làm thêm của sinh viên, nghiên cứu cũng đào sâu hơn về các định
hướng của đối tượng này sau khi ra trường để có thể đưa ra kết luận rõ ràng hơn
về những tác động của KTTT tới việc làm sau khi ra trường của sinh viên trong
bối cảnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Bảng 2.1. Tình trạng làm thêm của sinh viên hiện nay
Tình trạng làm thêm Tần suất
(n)
Tỷ lệ (%)
108 63.5
Không 44 25.9
Không nhưng có dự định sẽ đi làm trong tương lai 18 10.6
Khảo sát trên 170 sinh viên HVBC&TT cho thấy phần lớn sinh viên đều
đang công việc làm thêm (63,5%). Số sinh viên không đi làm thêm chiếm hơn
1/4 tổng số mẫu trong khảo sát; trong khi số lượng SV mặc không đi làm thêm
nhưng dự định sẽ đi làm thêm chiếm khoảng 10%. Dựa trên những ý kiến của
mẫu trả lời để tiếp tục tìm hiểu“Có đi làm thêm” “Không nhưng dự định”
về mục đích của công việc mà họ hướng tới. Mục đích làm thêm của sinh viên về
10
bản thể hiện những nét đặc trưng của sinh viên, khi đây hoạt động nhằm
giải quyết nhiều khó khăn về mặt kinh tế đồng thời nhằm thích ứng trước với thị
trường lao động sau khi tốt nghiệp. Đây thể xem một nét mới, biểu hiện lối
sống năng động, tích cực của sinh viên trong cơ chế thị trường.
Đi vào tương quan giữa thu nhập trung bình trong một tháng với tình
trạng làm thêm của sinh viên, có thể thấy đa số những sinh viên có thu nhập cao là
từ các công viên làm thêm.
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trung bình trong tháng và tình trạng làm
thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thu nhập trung bình trong một
tháng
Tỷ lệ (%)
Không Không nhưng có dự
định sẽ đi làm trong
tương lai
Dưới 1.000.000 27,6 58,6 13,8
Từ 1.000.000 – 3.000.000 67,2 20,3 12,5
Từ 3.000.000 – 6.000.000 77,4 17 5,7
Trên 6.000.000 66,7 20,8 12,5
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01
Dễ dàng thấy rằng, những sinh viênthu nhập Dưới 1.000.000 chủ yếu
không đi làm thêm (58,6%). Còn những sinh viên thu nhập tương đối cao,
hầu hết đều lựa chọn đi làm thêm. Cụ thể nhóm sinh viên có thu nhập từ 1.000.000
3.000.000 67,2% lựa chọn có, nhóm sinh viên thu nhập từ 3.000.000
6.000.000 77,4% chọn nhóm sinh viên thu nhập trên 6.000.000 đến
66,7% chọn có. Sinh viên thường nhu cầu tìm kiếm việc làm để độc lập tài
chính, phụ giúp bố mẹ, giúp họ có thêm nguồn thu nhập để chi trả cho học phí, sinh
hoạt phí, hoặc tiết kiệm cho tương lai.
Bảng 2.3.Mục đích đi làm thêm của sinh viên
11
Mục đích Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Học hỏi kinh nghiệm 93 75,6
Học hỏi kỹ năng mềm 85 69,1
Làm quen với môi trường 73 59,3
Kiếm thêm thu nhập 98 79,7
Bị bắt đi làm thêm 8 6,5
Không quan tâm 2 1,6
Về mục đích đi làm thêm, đến gần 100 lựa chọn (chiếm 79,7%) trả lời
để kiếm thêm thu nhập. Ngay sau mục đích học hỏi kinh nghiệm chiếm 75,6%
mục đích học hỏi kỹ năng mềm chiếm 69,1%. Qua đó, thể thấy mục đích
chính khi đi làm thêm của sinh viên HVBC&TT để phục vụ nhu cầu tài chính,
học tập đặc biệtđây phải nhắc tới vấn đề tài chính của sinh viên. Như đã đề
cập trước, việc SV đang không xu hướng lựa chọn lối sống “sống tiết kiệm”
có thể giải thích 1 phần bởi họ đã có quan niệm về “thu nhập từ việc đi làm thêm”
sẽ sử dụng để đáp ứng nhu cầu nhân như mua sắm, đi chơi, đi ăn,... thực trạng
này hiện nay không quá khó để thấy đối với một mẫu sinh viên điển hình. Bên
cạnh đó, cũng có khá nhiều sinh viên thì cho rằng việc đi làm thêm là để làm quen
với môi trường (gần 75 sự lựa chọn - chiếm gần 60%). Tức tỷ lệ SV lựa chọn làm
thêm với mục đích học hỏi, trải nghiệm hiện được coi là mục đích phụ.
Khi phân tích tương quan giữa nơi sinh sống trước khi lên đại học và mục
đích đi làm thêm là kiếm thêm thu nhập có thể thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm sinh
viên thành thị và nông thôn.
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa nơi sinh sống trước khi lên đại học và mục
đích đi làm thêm là kiếm thêm thu nhập
Nơi sinh sống trước khi
lên đại học
Tỷ lệ (%)
Không
12
Nông thôn 40 60
Thành thị 66,1 33,9
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01
Nhóm sinh viên sinh sống đô thi mục đích kiếm thêm thu nhập cao
hơn so với nhóm sinh viên sinh sống ở nông thôn (66,1% >40%). Lý giải điều này,
sinh viên sinh sống thành thị thể đã quen với chi phí sống cao hơn nhu
cầu duy trì mức sống đó trong quá trình học tập. Điều này thúc đẩy họ tìm kiếm cơ
hội làm thêm để đáp ứng các nhu cầu tài chính. Họ thể dễ dàng tiếp cận với
nhiều hội việc làm hơn do môi trường đô thị cung cấp nhiều ngành nghề
công ty. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi để họ kiếm thêm thu nhập cao. Bên
cạnh đó, sinh viên sinh sốngthành thị thường mạng lưới quan hệ hội rộng
hơn, giúp họ dễ dàng tìm được việc làm thêm với mức lương cao. Mối quan hệ này
có thể bao gồm gia đình, bạn bè, hoặc những người họ đã gặp trong quá trình sống
ở thành phố.
3. Xu hướng về mong muốn lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường
Trong thế giới ngày nay, sinh viên đang chuẩn bị bước vào một môi
trường công việc đầy cạnh tranh và không ngừng biến đổi nhất là trong bối cảnh
kinh tế thị trường như hiện nay. Mong muốn về công việc trong tương lai của
họ không chỉ đơn thuần là tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định, mà còn là tìm
kiếm cơ hội phát triển cá nhân, sự thăng tiến trong sự nghiệp, và một môi
trường làm việc linh hoạt. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá về mong muốn của sinh
viên đối với công việc trong tương lai và nhận được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Mong muốn của sinh viên về công việc trong tương lai
Mong muốn Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Phù hợp với đam mê 120 70,6
Phù hợp với năng lực 123 72,4
13
Dễ dàng kiếm thêm thu
nhập
81 47,6
Có thu nhập ổn định 98 57,6
Có thu nhập cao 90 52,9
Có địa vị trong xã hội 47 27,6
Phần lớn sinh viên HVBC&TT mong muốn sẽ công việc phù hợp với
năng lực của mình (72,4%) và phù hợp với đam mê (70,6%). Một số khác thì mong
muốn sẽ công việc thu nhập ổn định (57,6%) hay hơn nữa thu nhập cao
(52,9%).
Cùng liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp, việc tiếp cận gần hơn với
cái quan điểm của sinh viên về lĩnh vực này cũng cho thấy một phần nhận thức của
sinh viên đangảnh hưởng từ những vấn đề xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị
trường.
Khi phân tích tương quan giữa biến Thu nhập trung bình mỗi tháng của
sinh viên Mong muốn của sinh viên về công việc trong tương lai với , có mối liên
hệ giữa với thu nhập trung bình mỗi tháng Mong muốn công việc Phù hợp với
năng lực của sinh viên.
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trung bình mỗi tháng với mong
muốn muốn công việc Phù hợp với năng lực của sinh viên.
Thu nhập trung bình mỗi tháng Tỷ lệ (%)
Không
Dưới 1.000.000 75,9 24,1
Từ 1.000.000 – 3.000.000 85,9 14,1
Từ 3.000.000 – 6.000.000 66 34
Trên 6.000.000 45,8 54,2
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01
14
Quan bảng phân tích, có thể thấy nhóm sinh viên có thu nhập càng cao
lại càng không lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân. Một số sinh
viên thể đánh giá sai về tiềm năng lợi ích của những nghề nghiệp khác
nhau. Họ thể bị thu hút bởi những công việc mức lương cao không
xem xét kỹ các khía cạnh khác như mức độ hài lòng sự phù hợp với bản
thân. Bên cạnh đó, sinh viên thể chưa được tiếp xúc đủ với các ngành nghề
khác nhau hoặc chưa có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó, dẫn đến lựa chọn
nghề nghiệp không phù hợp. thu nhập cao có thể khiến sinh viên ưu Đặc biệt
tiên yếu tố tài chính hơn các yếu tố khác khi lựa chọn nghề nghiệp. Điều này có
thể dẫn đến việc họ lựa chọn những công việc mức lương cao nhưng không
phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình.
4. Xu hướng chọn nơi làm việc, loại hình cơ quan doanh nghiệp sau khi ra
trường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh
tế thị trường
Thế hệ sinh viên hôm nay đang đối diện với nhiều lựa chọn hơn bao
giờ hết về nơi làm việc và loại hình cơ quan, doanh nghiệp sau khi ra trường.
Xu hướng mới về thị trường lao động đòi hỏi sinh viên phải cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi quyết định bước vào môi trường làm việc phù hợp. Nghiên cứu tiến
hành tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nơi làm việc và loại hình cơ quan doanh
nghiệp sau khi ra trường của sinh viên với câu hỏi “Đánh giá về thực trạng định
hướng nghề nghiệp?” ( Theo thang đo từ 1- 5)
Bảng 4.1. Đánh giá thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên
Thực trạng Mức độ (%)
Hoàn
toàn
Không
Trung lập Phổ biến Rất phổ
biến
15
không có
Sinh viên ra trường lựa
chọn ở lại thành phố
làm việc chứ không trở
về quê
1,18 2,35 27,06 40 29,41
Sinh viên ra trường lựa
chọn ra nước ngoài chứ
không chứ không ở lại
nước
2,94 8,24 44,12 30 14,7
Sinh viên ra trường có
xu hướng lựa chọn
doanh nghiệp tư nhân
hơn Nhà nước
1,76 4,12 25,88 43,53 24,71
Đối với sinh viên từ các tỉnh khác lên Nội học tập làm việc thì càng
phải cần gắn với đô thị để thêm trải nghiệm, phần nữa để tìm kiếm công
việc gắn lâu dài trước tình trạng thị trường thay đổi nhanh chóng, nhu cầu về
việc làm của sinh viên cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp đang biến đổi
không ngừng. Một phần nữa thành phố lớn thường nhiều hội việc làm đa
dạng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Điều này giúp sinh viên có nhiều lựa chọn
công việc dễ dàng tìm được công việc phù hợp với kỹ năng sở thích của
mình. Các công ty ở thành phố cũng thường có khả năng trả mức lương và đãi ngộ
cao hơn so với các khu vực nông thôn. Điều này là một yếu tố hấp dẫn sinh viên
lại thành phố sau khi ra trường.
Về quan điểm “Sinh viên ra trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không chứ
không ở lại nước” phần nhiều SV cho rằng thực trạng này là không nổi bật tại thời
16
điểm hiện tại. giải thể kể đến thứ nhất chi phí để học tập sinh sống tại
nước ngoài chi phí đắt đỏ, bên cạnh đó họ đã tiếp xúc với giáo dục trong
nước một khoảng thời gian dài không phù hợp nếu áp dụng kiến thức từ nền
giáo dục Việt Nam với các quốc gia khác.
Qua khảo sát đánh giá về thực trạng “Sinh viên ra trường có xu hướng lựa
chọn doanh nghiệp tư nhân hơn Nhà nước”, đa số sinh viên lựa chọn doanh nghiệp
tư nhân nhiều hơn. Doanh nghiệp tư nhân thường có môi trường làm việc linh hoạt
năng động hơn, tạo hội cho sinh viên phát triển sự nghiệp nhanh chóng,
thăng tiến nhanh hơn dựa trên thành tích năng lực nhân.Nhiều doanh nghiệp
nhân môi trường làm việc sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới thử thách.
Điều này thu hút sinh viên muốn trải nghiệm những cơ hội mới và thể hiện tài năng
của mình.
Thực hiện phân tích tương quan giữa ngành học và thực trạng Sinh viên ra
trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không lại nước, thấy được sự khác biệt giữa
nhóm ngành lý luận và nghiệp vụ.
Bảng 4.2. Mối quan hệ giữa ngành học và thực trạng Sinh viên ra
trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không ở lại nước
Nhóm
ngành
Tỷ lệ (%)
Rất không
phổ biến
Không phổ
biến
Bình
thường
Phổ biến Rất phổ
biến
Lý luận 4,3 10,1 34,8 24,6 26,1
Nghiệp vụ 2 6,9 50,5 33,7 6,9
Tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Nhận thấy rằng sinh viên khối ngành lý luận cho rằng việc sinh viên ra
nước ngoài là rất phổ biến (nhiều hơn so với sinh viên khối ngành nghiệp vụ).
Các ngành liên quan đến lý luận như chính trị, xã hội học,....có thể có nhu cầu
cao ở nước ngoài, đặc biệt là trong các tổ chức quốc tế. Sinh viên có thể bị thu
17
hút bởi cơ hội làm việc trong các tổ chức này. Sinh viên ngành lý luận có thể có
cơ hội tiếp cận với các mạng lưới quốc tế và các cơ hội làm việc toàn cầu nhiều
hơn. Điều này có thể khiến họ có xu hướng tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước
ngoài.
V. Thảo luận
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài "Thực trạng định hướng nghề nghiệp của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường" có thể
giúp nghiên cứu giải thích về quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dựa
trên việc tối đa hóa lợi ích cá nhân ví dụ như: địa vị xã hội cao, mức lương cao, cơ
hội thăng tiến,...Bên cạnh đó, sinh viên cũng xem xét chi phí cơ hội của việc chọn
một ngành nghề so với ngành nghề khác. Ví dụ, việc chọn một nghề có thể dẫn đến
mất cơ hội làm việc trong lĩnh vực khác có mức lương cao hơn.
Bên cạnh đó, lý thuyết còn giúp nghiên cứu giải thích việc lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với các mục tiêu dài hạn của sinh viên như tính ổn định, mức độ
cạnh tranh,...Sinh viên sẽ xem xét xem lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với
mục tiêu này
VI. Kết luận
Nói tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra một số ý chính sau:
Về thực trạng làm thêm của sinh viên, đa số sinh viên lựa chọn đi làm
thêm với mục đích kiếm thêm thu nhập, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp.
Về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên có xu hướng
lựa chọn những ngành nghề phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân hơn là
những ngành nghề có thu nhập cao
18
Về xu hướng lựa chọn nơi làm việc và loại hình doanh nghiệp làm việc
sau khi ra trường, sinh viên lại có xu hướng lựa chọn làm việc tại các công tư tư
nhân hoặc ra nước ngoài làm việc.
Nghiên cứu có thể cung cấp thêm thông tin và cơ sở dữ liệu cho những
nghiên cứu sau này về đề tài định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập
trung vào sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà không so sánh với sinh
viên ở các trường hoặc ngành khác, kết quả có thể thiếu sự khách quan và toàn
diện. Nghiên cứu chỉ tập trung vào quan điểm của sinh viên mà không xem xét
quan điểm của các bên liên quan khác như giảng viên, nhà tuyển dụng, hoặc
chuyên gia tư vấn nghề nghiệp.
VII. Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Thanh Hương, Phạm Thị Hạnh, Bùi Diệu Hương, Lê Thu Hương,
Nguyễn Phương Hiền, Nguyễn Thu Phương. (2022). Thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại một số trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ.
2. Hoàng Phê. (2003). NXB Đà Nẵng.Từ điển Tiếng Việt .
3. Đặng Thu Thủy. (2022). Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong bối
cảnh hiện nay. Tạp chí Quản lý và Giáo dục.
4. Trần Thị Dương Liễu. (2014). Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành Tâm lý học ở mọt số trường đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh.
19
5. Trần Thị Phụng Hà. (2014). Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên
đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
20
| 1/20

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Họ và tên : Lưu Thị Khánh Linh Mã sinh viên : 2153010036 Lớp : Xã hội học K41
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2024 MỤC LỤC
I. Giới thiệu.............................................................................................................3 II.
Lý thuyết/cách tiếp cận....................................................................................5
1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý...........................................................................5
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................6
3. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................6 III.
Phương pháp....................................................................................................7
1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu.....................................................................7
2. Phương pháp chọn mẫu....................................................................................7
3. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................8
4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu..............................................8
IV. Kết quả/Nội dung.............................................................................................8
1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn.................................................................................8
2. Thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền........10
3. Xu hướng về mong muốn lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường..................13
4. Xu hướng chọn nơi làm việc, loại hình cơ quan doanh nghiệp sau khi ra
trường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị
trường...................................................................................................................15
V. Thảo luận...........................................................................................................18
VI. Kết luận..........................................................................................................18
VII. Tài liệu tham khảo..........................................................................................19 2 I. Giới thiệu
Nghề nghiệp vốn là một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo
sư người Mỹ Frank Parsons được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm về
“nghề nghiệp” vào năm 1908 (Đặng Thu Thủy, 2022, tr.4). Thuật ngữ này ban
đầu chỉ đề cập đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng của cá nhân trong công việc.
Sau này nhiều học giả quan tâm và làm phong phú thêm định nghĩa về khái
niệm “nghề nghiệp”. Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc” chuyên làm
theo sự phân công của xã hội” (Hoàng Phê, 2003, tr676). Nhà xã hội học Đức –
Max Weber (1920) còn xem xét “nghề nghiệp” là khái niệm đi đôi với thiên
chức, bổn phận của mỗi người trong cuộc sống. Nghề nghiệp có vai trò quan
trọng, đối với mỗi cá nhân, phản ánh địa vị, vai trò, uy tín của cá nhân đó trong
cộng đồng xã hội, cơ cấu và sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp phản ánh mức độ
phát triển của cộng đồng xã hội đó trong mỗi giai đoạn lịch sử (Trần Thị Phụng
Hà, 2014). Như vậy, có thể hiểu “nghề nghiệp” là một hoạt động yêu cầu các
kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp, qua đó cá nhân có thể tạo ra các kết quả
nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và xã hội.
Về khái niệm “định hướng nghề nghiệp” (ĐHNN), đến nay đã có
nhiều nghiên cứu và cách lý giải khác nhau về thuật ngữ này. Từ góc độ xã hội,
ĐHNN là hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục và y học được tổ chức
đặc biệt, một hệ thống, có mục đích nhằm hình thành ở mỗi cá nhân một xu
hướng nghề nghiệp cụ thể có tính đến những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân
và toàn xã hội (Trần Thị Dương Liễu, 2014, tr.29). Từ góc độ cá nhân, ĐHNN
có thể hiểu là khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp được hình thành dựa trên sự 3
hiểu biết của cá nhân về nghề nghiệp, năng lực, đặc điểm cá nhân và mục tiêu
đối với nghề nghiệp (Bùi Hà Hương, 2020, tr.14). Theo tác giả Đặng Thu Thủy,
việc DHNN cho sinh viên được thể hiện trên 3 phương diện chính: (1) thay đổi
nhận thức của sinh viên về các giá trị nghề nghiệp; (2) thái độ của sinh viên về
các giá trị nghề nghiệp; (2) thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp của mình;
và (3) hành động học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh các giá trị nghề nghiệp (Đặng Thu Thủy, 2022, tr.42).
Dựa trên quan điểm của các học giả có thể tổng kết, ĐHNN là sự phản
ánh chủ quan có tính chọn lọc các giá trị nghề nghiệp của cá nhân, là quá trình
cá nhân dựa vào hiểu biết về bản thân và xác định các lựa chọn về nghề nghiệp
phù hợp với mình và xã hội để từ đó xây dựng các mục tiêu và kế hoạch nghề
nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là đối với sinh viên, nhóm người học được coi
là trưởng thành, được trang bị kiến thức chuyên môn để bước vào thị trường lao
động thì việc lựa chọn nghề nghiệp lại càng trở nên cấp thiết. Vì việc ĐHNN
đúng đắn không chỉ tác động đến tương lai của bản thân sinh viên mà còn thúc
đẩy quá trình phát triển nền kinh tế, giúp tận dụng tối đa nguồn lực của đất
nước và đảm bảo cơ cấu nghề nghiệp xã hội được vận hành một cách suôn sẻ.
Đến nay, vấn đề ĐHNN đã được các tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã giúp làm rõ
hơn lý luận về quá trình ĐHNN, như lý thuyết của John Holland (1996) về mối
quan hệ giữa tính cách và lựa chọn nghề nghiệp, lý thuyết phát triển nghề
nghiệp nhận thực xã hội của Lent và cộng sự (2001) về ảnh hưởng của các quá
trình nhận thức xã hội lên sự phát triển của nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Bên
cạnh đó, các học giả nước ngoài cũng triển khai nghiên cứu thực trạng ĐHNN
của sinh viên các ngành học cụ thể như sinh viên ngành Quản trị của tác giả
Agarwala, T. (2008), ngành Tâm lí học của Blanco, Á. (2011), ngành Quản trị 4
Kinh doanh của Marinas, L.E (2016)...Khác với công bố khoa học của học giả
nước ngoài, sản phẩm nghiên cứu về ĐHNN của các học giả trong nước chủ
yếu tập trung vào đối tượng học sinh trung học phổ thông, ít có nghiên cứu về đối tượng sinh viên.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, có nhiều thay đổi và yêu
cầu đa dạng về kỹ năng và kiến thức. Sinh viên có thể gặp nhiều khó khăn trong
việc lựa chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp với bản thân và thị trường lao
động. Vì vậy nên em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng định
hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền
kinh tế thị trường”. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp việc
ĐHNN của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn. II.
Lý thuyết/cách tiếp cận
1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý nhấn mạnh vào vai trò của cá nhân. Đặc trưng
thứ nhất có tính xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một
cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những
điều kiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để
đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn nhân lực. Phạm vi của mục 5
đích đây không chỉ có yếu tố vật chất mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau:
khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà
họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần
thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng
thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa.
Tương tự như vậy, J.Elster lại phát biểu nội dung của thuyết này bằng câu
nói đơn giản: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái
mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”.
G. Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa
các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để
theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Simmel cho rằng
mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho – nhận tức là trao
đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy, xã hội được hiểu là mạng lưới các quan
hệ trao đổi giữa các cá nhân.
Từ lý thuyết trên, áp dụng vào nghiên cứu đề tài “Thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” giúp lý giải quá
trình sinh viên ra quyết định nghề nghiệp dựa trên mong muốn, mục tiêu và lợi ích cá nhân.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đang diễn ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay? 6
3. Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ có mức độ hài lòng
công việc cao hơn sau khi tốt nghiệp. III. Phương pháp
1. Phương pháp thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích và
đánh giá các phương diện phản ánh thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
- Giai đoạn 1: Lấy danh sách các khoa trong trường HVBCTT phân theo 2
khối ngành lý luận và khối ngành nghiệp vụ. Mỗi khối ngành lựa chọn ngẫu
nhiên một khoa theo từng năm là năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba,
năm thứ tư bằng hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Như vậy có 8 khoa thuộc 2
khối lý luận và nghiệp vụ được chọn vào mẫu điều tra.
- Giai đoạn 2: Tiếp tục lấy danh sách các lớp theo 8 khoa đã lựa chọn ở giai
đoạn 1. Thực hiện hình thức bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 1 lớp trong mỗi 8
khoa đó. Như vậy, có 8 lớp thuộc 2 khối ngành lý luận và nghiệp vụ theo lần
lượt từng năm thứ nhất đến năm thứ 4 được chọn vào mẫu điều tra.
- Giai đoạn 3: Lấy danh sách sinh viên 8 lớp đã được chọn vào mẫu điều tra,
chọn ra mỗi lớp 48 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. 7
3. Phương pháp thu thập thông tin -
Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các nguồn tài liệu, tư liệu khác
nhau như từ thống kê của Sở Lao động thương binh xã hội, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, từ các bài báo và tạp chí,. -
Số liệu sơ cấp: được thu thập từ phỏng vấn theo bảng hỏi Anket (tiến hành
khảo sát với 170 sinh viên thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 26 với phương pháp tính giá trị trung
bình, Crosstab để tìm mối tương quan giữa các biến định lượng. Những thông
tin thu thập được nhằm hoàn thiện bức tranh chung về thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường hiện nay. IV. Kết quả/Nội dung
1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn
Nhóm nghiên cứu đã thu thập 5 thông tin về nhân khẩu học của đáp
viên đó là: giới tính, năm học, ngành học, nơi sinh sống, thu nhập trung bình
mỗi tháng, thời gian rảnh rỗi trung bình trong một ngày.
Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu phỏng vấn Đặc điểm Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 76 44,7 Nữ 94 55,3 Năm học Năm nhất 36 21,2 Năm hai 34 20 8 Năm ba 70 41,2 Năm tư 30 17,6 Ngành học Lý luận 69 40,6 Nghiệp vụ 101 59,4 Nơi sinh sống Nông thôn 55 32,4 Đô thị 115 67,6
Thu nhập trung bình mỗi tháng Dưới 1.000.000 29 17,1 Từ 1.000.000 – 3.000.000 64 37,6 Từ 3.000.000 – 6.000.000 53 31,2 Trên 6.000.000 24 14,1
Thời gian rảnh trung bình trong một ngày Dưới 1 tiếng 12 7,1 Từ 1 tiếng – 3 tiếng 60 35,3 Từ 3 tiếng – 6 tiếng 65 38,2 Trên 6 tiếng 33 19,4
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát 170 sinh viên. Trong đó, có 76
sinh viên nam (44,7%) và 94 sinh viên nữ (55,3%). Nhóm nghiên cứu thực hiện
thu thập thông tin từ sinh viên năm nhất đến sinh viên năm tư với số lượng sau:
36 sinh viên năm nhất (21,2%), 34 sinh viên năm hai (20%), 70 sinh viên năm 3
(41,2%), 30 sinh viên năm tư (17,6%). Về ngành học, có 69 sinh viên khối
ngành lý luận (40,6%) và 101 sinh viên khối ngành lý luận (59,4%).
Về nơi sinh sống, có 55 sinh viên sống ở nông thôn (32,4%) và 115
sinh viên sống ở đô thị (67,6%).
Khi hỏi về thu nhập trung bình mỗi tháng của sing viên, có 29 sinh
viên có thu nhập dưới 1.000.000 (17,1%), 64 sinh viên có thu nhập từ 1.000.000 9
– 3.000.000 (37,6%), 53 sinh viên có thu nhập từ 3.000.000 – 6.000.000
(31,2%) và 24 sinh viên có thu nhập trên 6.000.000 (14,1%)
Về thời gian rảnh trung bình trong ngày của sinh viên, có 12 sinh viên
rảnh dưới 1 tiếng trong 1 ngày (7,1%), có 60 sinh viên rảnh từ 1 tiếng – 3 tiếng
trong một ngày (35,3%), có 65 sinh viên rảnh từ 3 tiếng – 6 tiếng trong một
ngày (38,2%) và 33 sinh viên rảnh trên 6 tiếng trong một ngày (19,4%).
2. Thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Về vấn đề làm thêm của sinh viên, được cho là hoạt động mới xuất
hiện trong đời sống sinh viên khi bước sang cơ chế thị trường, việc phân tích
hoạt động này sẽ góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện mới của lối sống sinh
viên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu thực trạng
công việc làm thêm của sinh viên, nghiên cứu cũng đào sâu hơn về các định
hướng của đối tượng này sau khi ra trường để có thể đưa ra kết luận rõ ràng hơn
về những tác động của KTTT tới việc làm sau khi ra trường của sinh viên trong
bối cảnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Bảng 2.1. Tình trạng làm thêm của sinh viên hiện nay Tình trạng làm thêm Tần suất Tỷ lệ (%) (n) Có 108 63.5 Không 44 25.9
Không nhưng có dự định sẽ đi làm trong tương lai 18 10.6
Khảo sát trên 170 sinh viên HVBC&TT cho thấy phần lớn sinh viên đều
đang có công việc làm thêm (63,5%). Số sinh viên không đi làm thêm chiếm hơn
1/4 tổng số mẫu trong khảo sát; trong khi số lượng SV mặc dù không đi làm thêm
nhưng có dự định sẽ đi làm thêm chiếm khoảng 10%. Dựa trên những ý kiến của
mẫu trả lời “Có đi làm thêm”“Không nhưng có dự định” để tiếp tục tìm hiểu
về mục đích của công việc mà họ hướng tới. Mục đích làm thêm của sinh viên về 10
cơ bản thể hiện rõ những nét đặc trưng của sinh viên, khi đây là hoạt động nhằm
giải quyết nhiều khó khăn về mặt kinh tế đồng thời nhằm thích ứng trước với thị
trường lao động sau khi tốt nghiệp. Đây có thể xem là một nét mới, biểu hiện lối
sống năng động, tích cực của sinh viên trong cơ chế thị trường.
Đi vào tương quan giữa thu nhập trung bình trong một tháng với tình
trạng làm thêm của sinh viên, có thể thấy đa số những sinh viên có thu nhập cao là
từ các công viên làm thêm.
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trung bình trong tháng và tình trạng làm
thêm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thu nhập trung bình trong một Tỷ lệ (%) tháng Có Không Không nhưng có dự định sẽ đi làm trong tương lai Dưới 1.000.000 27,6 58,6 13,8 Từ 1.000.000 – 3.000.000 67,2 20,3 12,5 Từ 3.000.000 – 6.000.000 77,4 17 5,7 Trên 6.000.000 66,7 20,8 12,5
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01
Dễ dàng thấy rằng, những sinh viên có thu nhập Dưới 1.000.000 chủ yếu
là không đi làm thêm (58,6%). Còn những sinh viên có thu nhập tương đối cao,
hầu hết đều lựa chọn đi làm thêm. Cụ thể nhóm sinh viên có thu nhập từ 1.000.000
– 3.000.000 là 67,2% lựa chọn có, nhóm sinh viên có thu nhập từ 3.000.000 –
6.000.000 là 77,4% chọn có và nhóm sinh viên có thu nhập trên 6.000.000 có đến
66,7% chọn có. Sinh viên thường có nhu cầu tìm kiếm việc làm để độc lập tài
chính, phụ giúp bố mẹ, giúp họ có thêm nguồn thu nhập để chi trả cho học phí, sinh
hoạt phí, hoặc tiết kiệm cho tương lai.
Bảng 2.3.Mục đích đi làm thêm của sinh viên 11 Mục đích Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Học hỏi kinh nghiệm 93 75,6 Học hỏi kỹ năng mềm 85 69,1
Làm quen với môi trường 73 59,3 Kiếm thêm thu nhập 98 79,7 Bị bắt đi làm thêm 8 6,5 Không quan tâm 2 1,6
Về mục đích đi làm thêm, có đến gần 100 lựa chọn (chiếm 79,7%) trả lời là
để kiếm thêm thu nhập. Ngay sau là mục đích học hỏi kinh nghiệm chiếm 75,6%
và mục đích học hỏi kỹ năng mềm chiếm 69,1%. Qua đó, có thể thấy mục đích
chính khi đi làm thêm của sinh viên HVBC&TT là để phục vụ nhu cầu tài chính,
học tập mà đặc biệt ở đây phải nhắc tới vấn đề tài chính của sinh viên. Như đã đề
cập ở trước, việc SV đang không có xu hướng lựa chọn lối sống “sống tiết kiệm”
có thể giải thích 1 phần bởi họ đã có quan niệm về “thu nhập từ việc đi làm thêm”
sẽ sử dụng để đáp ứng nhu cầu cá nhân như mua sắm, đi chơi, đi ăn,... thực trạng
này hiện nay không quá khó để thấy đối với một mẫu sinh viên điển hình. Bên
cạnh đó, cũng có khá nhiều sinh viên thì cho rằng việc đi làm thêm là để làm quen
với môi trường (gần 75 sự lựa chọn - chiếm gần 60%). Tức tỷ lệ SV lựa chọn làm
thêm với mục đích học hỏi, trải nghiệm hiện được coi là mục đích phụ.
Khi phân tích tương quan giữa nơi sinh sống trước khi lên đại học và mục
đích đi làm thêm là kiếm thêm thu nhập có thể thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm sinh
viên thành thị và nông thôn.
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa nơi sinh sống trước khi lên đại học và mục
đích đi làm thêm là kiếm thêm thu nhập Nơi sinh sống trước khi Tỷ lệ (%) lên đại học Có Không 12 Nông thôn 40 60 Thành thị 66,1 33,9
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01
Nhóm sinh viên sinh sống ở đô thi có mục đích kiếm thêm thu nhập cao
hơn so với nhóm sinh viên sinh sống ở nông thôn (66,1% >40%). Lý giải điều này,
sinh viên sinh sống ở thành thị có thể đã quen với chi phí sống cao hơn và có nhu
cầu duy trì mức sống đó trong quá trình học tập. Điều này thúc đẩy họ tìm kiếm cơ
hội làm thêm để đáp ứng các nhu cầu tài chính. Họ có thể dễ dàng tiếp cận với
nhiều cơ hội việc làm hơn do môi trường đô thị cung cấp nhiều ngành nghề và
công ty. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi để họ kiếm thêm thu nhập cao. Bên
cạnh đó, sinh viên sinh sống ở thành thị thường có mạng lưới quan hệ xã hội rộng
hơn, giúp họ dễ dàng tìm được việc làm thêm với mức lương cao. Mối quan hệ này
có thể bao gồm gia đình, bạn bè, hoặc những người họ đã gặp trong quá trình sống ở thành phố.
3. Xu hướng về mong muốn lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường
Trong thế giới ngày nay, sinh viên đang chuẩn bị bước vào một môi
trường công việc đầy cạnh tranh và không ngừng biến đổi nhất là trong bối cảnh
kinh tế thị trường như hiện nay. Mong muốn về công việc trong tương lai của
họ không chỉ đơn thuần là tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định, mà còn là tìm
kiếm cơ hội phát triển cá nhân, sự thăng tiến trong sự nghiệp, và một môi
trường làm việc linh hoạt. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá về mong muốn của sinh
viên đối với công việc trong tương lai và nhận được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Mong muốn của sinh viên về công việc trong tương lai Mong muốn Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Phù hợp với đam mê 120 70,6 Phù hợp với năng lực 123 72,4 13 Dễ dàng kiếm thêm thu 81 47,6 nhập Có thu nhập ổn định 98 57,6 Có thu nhập cao 90 52,9
Có địa vị trong xã hội 47 27,6
Phần lớn sinh viên HVBC&TT mong muốn sẽ có công việc phù hợp với
năng lực của mình (72,4%) và phù hợp với đam mê (70,6%). Một số khác thì mong
muốn sẽ có công việc thu nhập ổn định (57,6%) hay hơn nữa là có thu nhập cao (52,9%).
Cùng liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp, việc tiếp cận gần hơn với
cái quan điểm của sinh viên về lĩnh vực này cũng cho thấy một phần nhận thức của
sinh viên đang có ảnh hưởng từ những vấn đề xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị trường.
Khi phân tích tương quan giữa biến Thu nhập trung bình mỗi tháng của
sinh viên với Mong muốn của sinh viên về công việc trong tương lai, có mối liên
hệ giữa thu nhập trung bình mỗi tháng với Mong muốn công việc Phù hợp với
năng lực của sinh viên.
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa thu nhập trung bình mỗi tháng với mong
muốn muốn công việc Phù hợp với năng lực của sinh viên.
Thu nhập trung bình mỗi tháng Tỷ lệ (%) Có Không Dưới 1.000.000 75,9 24,1 Từ 1.000.000 – 3.000.000 85,9 14,1 Từ 3.000.000 – 6.000.000 66 34 Trên 6.000.000 45,8 54,2
Tương quan có ý nghĩa thống kê p<0.01 14
Quan bảng phân tích, có thể thấy nhóm sinh viên có thu nhập càng cao
lại càng không lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân. Một số sinh
viên có thể đánh giá sai về tiềm năng và lợi ích của những nghề nghiệp khác
nhau. Họ có thể bị thu hút bởi những công việc có mức lương cao mà không
xem xét kỹ các khía cạnh khác như mức độ hài lòng và sự phù hợp với bản
thân. Bên cạnh đó, sinh viên có thể chưa được tiếp xúc đủ với các ngành nghề
khác nhau hoặc chưa có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó, dẫn đến lựa chọn
nghề nghiệp không phù hợp. Đặc biệt là thu nhập cao có thể khiến sinh viên ưu
tiên yếu tố tài chính hơn các yếu tố khác khi lựa chọn nghề nghiệp. Điều này có
thể dẫn đến việc họ lựa chọn những công việc có mức lương cao nhưng không
phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình.
4. Xu hướng chọn nơi làm việc, loại hình cơ quan doanh nghiệp sau khi ra
trường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường
Thế hệ sinh viên hôm nay đang đối diện với nhiều lựa chọn hơn bao
giờ hết về nơi làm việc và loại hình cơ quan, doanh nghiệp sau khi ra trường.
Xu hướng mới về thị trường lao động đòi hỏi sinh viên phải cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi quyết định bước vào môi trường làm việc phù hợp. Nghiên cứu tiến
hành tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nơi làm việc và loại hình cơ quan doanh
nghiệp sau khi ra trường của sinh viên với câu hỏi “Đánh giá về thực trạng định
hướng nghề nghiệp?” ( Theo thang đo từ 1- 5)
Bảng 4.1. Đánh giá thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Thực trạng Mức độ (%) Hoàn Không
Trung lập Phổ biến Rất phổ toàn có biến 15 không có Sinh viên ra trường lựa chọn ở lại thành phố 1,18 2,35 27,06 40 29,41 làm việc chứ không trở về quê Sinh viên ra trường lựa
chọn ra nước ngoài chứ 2,94 8,24 44,12 30 14,7 không chứ không ở lại nước Sinh viên ra trường có xu hướng lựa chọn 1,76 4,12 25,88 43,53 24,71 doanh nghiệp tư nhân hơn Nhà nước
Đối với sinh viên từ các tỉnh khác lên Hà Nội học tập và làm việc thì càng
phải cần gắn bó với đô thị để có thêm trải nghiệm, phần nữa là để tìm kiếm công
việc gắn bó lâu dài trước tình trạng thị trường thay đổi nhanh chóng, nhu cầu về
việc làm của sinh viên cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp đang biến đổi
không ngừng. Một phần nữa là thành phố lớn thường có nhiều cơ hội việc làm đa
dạng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Điều này giúp sinh viên có nhiều lựa chọn
công việc và dễ dàng tìm được công việc phù hợp với kỹ năng và sở thích của
mình. Các công ty ở thành phố cũng thường có khả năng trả mức lương và đãi ngộ
cao hơn so với các khu vực nông thôn. Điều này là một yếu tố hấp dẫn sinh viên ở
lại thành phố sau khi ra trường.
Về quan điểm “Sinh viên ra trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không chứ
không ở lại nước” phần nhiều SV cho rằng thực trạng này là không nổi bật tại thời 16
điểm hiện tại. Lý giải có thể kể đến thứ nhất là chi phí để học tập và sinh sống tại
nước ngoài có chi phí đắt đỏ, bên cạnh đó là họ đã tiếp xúc với giáo dục trong
nước một khoảng thời gian dài và không phù hợp nếu áp dụng kiến thức từ nền
giáo dục Việt Nam với các quốc gia khác.
Qua khảo sát đánh giá về thực trạng “Sinh viên ra trường có xu hướng lựa
chọn doanh nghiệp tư nhân hơn Nhà nước”, đa số sinh viên lựa chọn doanh nghiệp
tư nhân nhiều hơn. Doanh nghiệp tư nhân thường có môi trường làm việc linh hoạt
và năng động hơn, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển sự nghiệp nhanh chóng,
thăng tiến nhanh hơn dựa trên thành tích và năng lực cá nhân.Nhiều doanh nghiệp
tư nhân có môi trường làm việc sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới và thử thách.
Điều này thu hút sinh viên muốn trải nghiệm những cơ hội mới và thể hiện tài năng của mình.
Thực hiện phân tích tương quan giữa ngành học và thực trạng Sinh viên ra
trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không ở lại nước, thấy được sự khác biệt giữa
nhóm ngành lý luận và nghiệp vụ.
Bảng 4.2. Mối quan hệ giữa ngành học và thực trạng Sinh viên ra
trường lựa chọn ra nước ngoài chứ không ở lại nước Nhóm Tỷ lệ (%) ngành
Rất không Không phổ Bình Phổ biến Rất phổ phổ biến biến thường biến Lý luận 4,3 10,1 34,8 24,6 26,1 Nghiệp vụ 2 6,9 50,5 33,7 6,9
Tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Nhận thấy rằng sinh viên khối ngành lý luận cho rằng việc sinh viên ra
nước ngoài là rất phổ biến (nhiều hơn so với sinh viên khối ngành nghiệp vụ).
Các ngành liên quan đến lý luận như chính trị, xã hội học,....có thể có nhu cầu
cao ở nước ngoài, đặc biệt là trong các tổ chức quốc tế. Sinh viên có thể bị thu 17
hút bởi cơ hội làm việc trong các tổ chức này. Sinh viên ngành lý luận có thể có
cơ hội tiếp cận với các mạng lưới quốc tế và các cơ hội làm việc toàn cầu nhiều
hơn. Điều này có thể khiến họ có xu hướng tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài. V. Thảo luận
Áp dụng lý thuyết này vào đề tài "Thực trạng định hướng nghề nghiệp của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong nền kinh tế thị trường" có thể
giúp nghiên cứu giải thích về quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên dựa
trên việc tối đa hóa lợi ích cá nhân ví dụ như: địa vị xã hội cao, mức lương cao, cơ
hội thăng tiến,...Bên cạnh đó, sinh viên cũng xem xét chi phí cơ hội của việc chọn
một ngành nghề so với ngành nghề khác. Ví dụ, việc chọn một nghề có thể dẫn đến
mất cơ hội làm việc trong lĩnh vực khác có mức lương cao hơn.
Bên cạnh đó, lý thuyết còn giúp nghiên cứu giải thích việc lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với các mục tiêu dài hạn của sinh viên như tính ổn định, mức độ
cạnh tranh,...Sinh viên sẽ xem xét xem lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với mục tiêu này VI. Kết luận
Nói tóm lại, nghiên cứu đã chỉ ra một số ý chính sau:
Về thực trạng làm thêm của sinh viên, đa số sinh viên lựa chọn đi làm
thêm với mục đích kiếm thêm thu nhập, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp.
Về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên có xu hướng
lựa chọn những ngành nghề phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân hơn là
những ngành nghề có thu nhập cao 18
Về xu hướng lựa chọn nơi làm việc và loại hình doanh nghiệp làm việc
sau khi ra trường, sinh viên lại có xu hướng lựa chọn làm việc tại các công tư tư
nhân hoặc ra nước ngoài làm việc.
Nghiên cứu có thể cung cấp thêm thông tin và cơ sở dữ liệu cho những
nghiên cứu sau này về đề tài định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập
trung vào sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà không so sánh với sinh
viên ở các trường hoặc ngành khác, kết quả có thể thiếu sự khách quan và toàn
diện. Nghiên cứu chỉ tập trung vào quan điểm của sinh viên mà không xem xét
quan điểm của các bên liên quan khác như giảng viên, nhà tuyển dụng, hoặc
chuyên gia tư vấn nghề nghiệp.
VII. Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Thanh Hương, Phạm Thị Hạnh, Bùi Diệu Hương, Lê Thu Hương,
Nguyễn Phương Hiền, Nguyễn Thu Phương. (2022). Thực trạng định hướng
nghề nghiệp của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại một số trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Ngoại Ngữ.
2. Hoàng Phê. (2003). Từ điển Tiếng Việt . NXB Đà Nẵng.
3. Đặng Thu Thủy. (2022). Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong bối
cảnh hiện nay. Tạp chí Quản lý và Giáo dục.
4. Trần Thị Dương Liễu. (2014). Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
chuyên ngành Tâm lý học ở mọt số trường đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 19
5. Trần Thị Phụng Hà. (2014). Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên
đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20