Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản | Nghiên cứu khoa học Kinh tế chính trị | Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản | Nghiên cứu khoa học Kinh tế chính trị | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản
Họ và tên thành viên nhóm: Nguyễn Anh Tú
Nguyễn Thị Hương Thảo
Dương Thu Trang
Lại Nguyễn Đức Giang
Lớp: CTTT (B2+B1)- 8 ngành -K65S
Mã lớp: 123267
Giáo viên hướng dẫn:
TÓM TẮT
Vào những năm đầu của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh
tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích
kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi
ích kinh tế không một quốc gia nào thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh
quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng nhà nước ta đã đang thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu
hoà bình phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối
cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế… đã và
đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như
khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam Nhật Bản đều đã tìm thấy nhau
những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát
triển củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả
khả quan đã đạt được, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản còn một số
hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai
nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt
tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản”.
Từ khóa: hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại, quá trình phát triển
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN 8
1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.1.1. Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.1.2. Đường lối Hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam 12
1.2. Khái quát về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 14
1.2.1. Giới thiệu về Nhật Bản 14
1.2.2. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 17
1.2.3. Ý nghĩa của quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VÀ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 22
2.1. Các hiệp định thương mại 22
2.1.1. Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJEPA) 22
2.1.2. Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) 23
2.1.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản 26
2.1.4. Thực trạng mối quan hệ hiện nay 29
2.2. Đánh giá 32
2.2.1. Thành tựu 32
2.2.2. Hạn chế 33
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
NHẬT BẢN 35
3.1. Triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 35
3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản 35
3.2.1. Giải pháp chung từ phía nhà nước 35
3.2.2. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp 37
3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản 38
3.3.1. Khuyến nghị đưa ra đối với nhà nước 38
3.3.2. Khuyến nghị đưa ra đối với các doanh nghiệp 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIÊcU THAM KHẢO 41
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn kinh tế Á-Âu
APEC Meeting
Asia - Pacific Economic
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái
Bình Dương
AJEPA ASEAN-Japan
Ecomomic Partnership
Agreement
Hiệp định song phương ASEAN-Nhật Bản
VJEPA Vietnam -Japan
Ecomomic Partnership
Agreement
Hiệp định song phương Việt Nam-Nhật
Bản
AJCEP Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản
MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
AHTN ASEAN Harmonised Tariff
Nomenclature
Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN
CKD Completely Knocked Down Xe lắp trong nước với 100% linh kiện
được nhập khẩu
SL Sensitive List Danh mục nhạy cảm
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ Phát triển Chính thức, một hình
thức đầu tư nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ADB ASEAN Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ 1.1: Tình hình kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát 1
7
BIỂU ĐỒ 1.2: Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Việt Nam 2
3
BIỂU ĐỒ 2.1: Bảng thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP 2
4
BIỂU ĐỒ 2.2: Bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành 2
6
BIỂU ĐỒ 2.3: Bảng thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA 2
7
BIỂU ĐỒ 2.4: Bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành của
Việt Nam trong Hiệp định EPA
2
8
BIỂU ĐỒ 2.5: Tỷ trọng xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản 2
9
BIỂU ĐỒ 2.6: Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản 3
0
BIỂU ĐỒ 2.
7: Mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản
3
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang
nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết với nhau nhằm duy trì hòa bình, ổn định và cùng
nhau phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung ấy mối quan hệ hợp tác
toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản là một điển hình.
Nói đến Nhật Bản, chúng ta đều nghĩ đến một đất nước hùng mạnh về kinh tế, đa
dạng về văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh và người dân thân thiện, là một trong những
nước viện trợ vốn ODA và là nhà đầu tư lớn nhất cho Việt Nam trong những năm gần đây
cường quốc luôn ủng hộ Việt nam trên các diễn đàn chính trị, kinh tế thế giới..., đã góp phần
không nhỏ trong việc giúp Việt Nam trên bước đường hội nhập phát triển kinh tế, tái hòa
nhập với cộng đồng quốc tế.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Việt Nam Nhật Bản đã bước sang một trang mới,
mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Việt
Nam Nhật Bản cùng hướng đến một mục đích chung, cùng hợp tác phát triển, cùng phấn
đấu vì nền hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam Nhật
Bản trong giai đoạn này, nhóm tác giả quyết định chọn “Thực trạng giải pháp phát triển
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích của đề tài
Nhóm tác giả mong muốn nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam
Nhật Bản trong những năm qua, từ đó thấy được thực trạng, những triển vọng của hai nước
đồng thời đưa ra những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Nhật
Bản. Cụ thể là về quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản cùng với những tác
động kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tiếp cận của đề tài: Tiếp cận từ góc độ của kinh tế chính trị.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đề tài sử dụng bao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở đầu kết luận, bài
nghiên cứu bao gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam - Nhật Bản.
- Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản từ
năm 2010 đến nay.
- Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Ở Việt
Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên
1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản
nhất phổ biến trên thế giới, việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu
này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay hội nhập kinh tế với quy toàn
cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang
mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng
lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, việc gắn kết mang tính thể chế
giữa các nền kinh tế lại với nhau.Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960
và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh
tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tếthị trường
từng nước với thị trường khu vựcthế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa thúc
đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế
kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo Giáo trình Kinh tế quốc tế thì Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế
của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ
giữa các nước thành viên sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói cách
khác, Hội nhập kinh tế quốc tế quá trình các quốc gia thực hiện hình kinh tế mở, tự
nguyện tham gia vào các định chếi chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa tự do hóa
thương mại, đầu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.(theo NXB Đại học kinh tế quốc
dân ,xuất bản năm 2019)
Từ những quan điểm trên về Hội nhập kinh tế quốc tế thể đưa ra khái niệm tổng
quát như sau: “Chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế trước hết các quốc gia, chủ thể chính
của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết
quốc tế.Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp
tham gia vào quá trình hội nhập”.
1.1.1.2. Tính chất
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các
cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
Theo Manfred B. Steger thì toàn cầu hóa “chỉ một tình trạng hội được tiêu biểu
bởi những mối hỗ trợ liên kết toàn cầu chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường
các luồng luân lưu đã khiến cho nhiều biên giới và ranh giới đang hiện hữu thành không còn
thích hợp nữa”.
Toàn cầu hoá đang xu hướng tất yếu ngày càng được mở rộng. Toàn cầu hoá
diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v...trong đó, toàn cầu hoá
kinh tếxu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là sở và cũngđộng lực thúc đẩy
toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua
mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự
vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này
được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng
vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành tất yếu khách quan:
(1) Toàn cầu hóa kinh tế là sản phẩm của phân công lao động quốc tế nhưng mặt khác
nó đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc
tế của sản xuất trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành
một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
(2) Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn
cầu, thương mại quốc tế được mở rộng chưa từng thấy, đầu trực tiếp, chuyển giao công
nghệ, truyền bá thông tin, lưu động nhân viên, du lịch…đều phát triển rất mạnh, kết hợp với
nhau để hình thành một hệ thống thị trường thế giới phát triển.
Trong điều kiện đó, nếu không tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không
thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế cách thức thích ứng trong phát triển của các nước trong
điều kiện toàn cầu hóa gắn với nền kinh tế thông tin. Cách mạng công nghiệp nói chung, đặc
biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội để các quốc gia đang phát triển có thể nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển; công cụ, phương tiện hữu
hiệu để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Để tận
dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực thực sự cho sự
phát triển kinh tế, xã hội con người thì không còn cách nào hơn phải tích cực tham gia
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1.3.Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bước xây dựng một nền kinh tế mở, gắn kết
nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực thế giới, xu thế khách quan không một
quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Hội nhập không phải là một hiện tượng mới. Tuy nhiên,
đến quá trình toàn cầu hóa mới từ những thập niên 80 trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế
mới trở thành một trào lưu, cuốn hút sự tham gia của tất cả các nước. Hội nhập kinh tế quốc
tế được thúc đẩy bởi yếu tố chính sau:
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, những nước có tiềm lực khoa
học công nghệ yếu phải liên kết với nhau hoặc liên kết với những nước có tiềm lực khoa học
công nghệ lớn để phát triển ,học hỏi.Không chỉ vậy, những tác động tích cực của cuộc
cách mạng khoa học-công nghệ đối với sản xuất phát triển rất lớn ,đòi hỏi các nước
phải cùng hợp tác để tạo ra những phát minh ,sáng kiến thiết thực nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả.
Do tác động của toàn cầu hóa kinh tế, bắt buộc tất cả các nước phải bắt tay với nhau
tạo thành 1 chuỗi liên kết liên tục về khoa học, chính trị, văn hóa xuyên biên giới, xuyên lục
địa.Với những lợi ích kinh tế, hội rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các
quốc gia quá trình toàn cầu hóa mang lại , không một quốc gia nào muốn đứng ngoài
cuộc.
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế
Phân công lao động quốc tế là sự phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi
thế giới, được hình thành khi sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc
gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển
và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế
bao gồm:
(1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa
vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so
sánh và điều kiện địa lí của mình.
(2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình
độ phát triển của khoa học - thuật công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản
xuất.
(3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế -
xã hội của đất nước. Phân công lao động quốc tế chínhtiền đề cho sự hình thành các quan
hệ kinh tế quốc tế.
Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và toàn cầu hóa kinh tế
đã dẫn đến phân công quốc tế mới về lao động. Nếu phân công quốc tế "cũ" về lao động, các
nước, các khu vực kém phát triển được sát nhập vào nền kinh tế thế giới chủ yếu với tư cách
nhà cung cấp khoáng sản nông sản thì trong phân công lao động quốc tế mới s
chuyển dịch không gian của các ngành công nghiệp sản xuất từ các nước tư bản tiên tiến sang
các nước đang phát triển. Không gian phân công lao động không còn giới hạn trong phạm vi
quốc gia.
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước ngày
càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vừa lệ thuộc, vừa tương
tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế chung
của thế giới.
1.1.1.4 . Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập kinh tế
quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh
tế được chia thành năm mức độ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi
(PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị
trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ.
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu quốc tế, hợp tác quốc
tế. dịch vụ thu ngoại tệ…
Ngoại thương:
Ngoại thương, hay còn gọi thương mại quốc tế, sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ
(hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn: tăng
tích luỹ cho nền kinh tế nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong trao
đổi quốc tế; động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; “điều tiết thừa thiếu” trong mỗi nước;
nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng
cao đời sống của người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Ngày nay, ngoại thương thế giới những đặc điểm mới như: tốc độ tăng trưởng
ngoại thương nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân; tốc độ tăng trưởng hàng
hóa hình nhanh hơn so với hàng hóa hữu hình, tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô
giảm trong khi dầu mỏ, khí đốt sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh. Các điều kiện
thương mại, thanh toán, thuế quan cũng có thay đổi lớn do thực hiện các cam kết quốc tế của
các nước thành viên trong các tổ chức thương mại quốc tế.
Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ
Xí nghiệp chung hay hỗn hợp là kiểu tổ chức xí nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và tổ
chức tài chính - tín dụng... tồn tại một cách phổ biến ở nhiều nước. Về mặt pháp lý, xí nghiệp
chung thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Các nghiệp này thường được
ưu tiên xây dựng những ngành kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế hàng
nhập khẩu trở thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi hay tạo điều kiện cho nhà nước tiết
kiệm ngoại tệ.
Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo quy trình công nghệ là hình
thức hợp tác sản xuất trong đó mỗi bên chịu trách nhiệm sản xuất một bộ phận hay chi tiết
sản phẩm trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng.
Hợp tác khoa học công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, như trao đổi tài
liệu kỹ thuật thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,
phối hợp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người lao
động...
Đầu tư quốc tế
Đầu quốc tế (xuất khẩu bản) quá trình đầu vốn ra nước ngoài nhằm mục
đích sinh lợi. Có hai loại hình đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII).
Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) là hình thức đầu tư mà quyền sở hữuquyền
sử dụng quản vốn của người đầu thống nhất với nhau, tức người vốn đầu trực
tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết
quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: người đầu tư tự lập ra
nghiệp mới; mua hoặc liên kết với nghiệp nước ngoài; đầu mua cổ phiếu; hợp tác kinh
doanh trênsở hợp đồng;nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất
định để hình thành nghiệp mới hội đồng quản trị ban điều hành chung; nghiệp
100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), BTO, BT...
Thông qua các hình thức trên các khu chế xuất, khu công nghiệp mới, khu công nghệ
cao... được hình thành và phát triển.
Đầu tư gián tiếp (Lênin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay) là loại hình đầu tư mà quyền
sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức người vốn không trực tiếp tham gia vào
việc tổ chức, điều hành dự ánthu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay)
hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần), hoặc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu cho vay ưu
đãi).
Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế: Du lịch nhu cầu khách quan, vốn của con người. Kinh tế càng
phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng
vì thu nhập của con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn.
Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành khách giữa
hai nước hoặc nhiều nước. Vận tải quốc tế sử dụng các phương thức như: đường biển, đường
sắt, đường bộ tô), đường hàng không... trong các phương thức đó, vận tải đường biển
vai trò quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, lại nhiều hải cảng thuận tiện
cho vận tải đường biển nên có thể phát huy thế mạnh của mình thông qua việc đẩy mạnh vận
tải quốc tế.
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ: Việt Nam với dân số trên 90 triệu người,
kinh tế chưa phát triển, một nước thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động
mang lại nhiều lợi ích trước mắt lâu dài. Xuất khẩu lao động góp phần thu được lượng
ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động cho ngân sách nhà nước; người lao động
được rèn luyện tay nghề thói quen hoạt động công nghiệp các nước có nền kinh tế phát
triển. Khi hết hạn hợp đồng về nước, sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng; góp phần
giải quyết việc làm, giảm được tỷ lệ thất nghiệp.
1.1.2. Đường lối Hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sơ lược về quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thông qua các kỳ đại hội:
Tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành
một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều
khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Đối với một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt
Nam tại thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các
nước khác trong khu vực trên thế giới, phát huy những lợi thế tìm cách khắc phục hạn
chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước. Nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, trong suốt thời gian qua, Đảng đã nhất quán chủ trương
phải tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ
những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng
rãi vào việc phân công hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế mở rộng với
các nước khác”. Đây chính phương hướng trước tiên nhất khởi đầu cho các chủ trương tiếp
theo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các
quốc gia, các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập
trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực thế
giới”.
Đại hội IX của Đảng đã đánh dấu lần đầu tiên Đảng ta đặt trọng tâm chủ trương “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
Theo đó, trong những năm qua, việc hội nhập kinh tế quốc tế tham gia các hiệp
định thương mại tự do (FTA) luôn được đặt ra trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
Chính phủ như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hôi nhâ p kinh
tế quốc tế, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam
là Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về
hội nhập quốc tế, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 Hội nghị lần thứ Ban Chấp
Hành Trung ương Đảng Khóa XII về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới, và gần đây nhất là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
Chủ trương của Đảng:
Trong các Nghị quyết Chỉ thị nêu trên, quan điểm chỉ đạo, chủ trương lớn được
Đảng và Chính phủ quán triệt về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập vào các FTA
là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát
triển văn hóa, hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một
chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế
năng lực của đất nước.
Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế khu vực theo tinh thần phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường.
Thứ ba, đẩy nhanh nhịp độ cảich thể chế, chế, chính sách kinh tế phù hợp với
chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới,
tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu
vực và đa phương.
Thứ , xây dựng triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với
các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý,
phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp
bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Thứ năm, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có
tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan
hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác.
Thứ sáu, chủ động tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng
trật tự chính trịkinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa
bình, đẩy mạnh hợp tác cùng lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tham gia xây dựng
Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do
ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố
quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển trong khu vực.
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn Đảng Chính phủ đã đặt ra về hội
nhập kinh tế quốc tế, ta đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương
khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM), trở thành thành viên
của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế một hướng đi đúng
đắn, sáng suốt, thiết thực Đảng đã lựa chọn, thể hiện một sự thay đổi thức thời trong
duy và bắt kịp với xu thế của thời đại. Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. Việc thực
hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung hội nhập kinh tế quốc tế nói
riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - hội, gia
tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững an ninh chính trị trật tự, an toàn hội; cải
thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là minh chứng
nét nhất cho con đường đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn.
1.2. Khái quát về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
1.2.1. Giới thiệu về Nhật Bản
Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản năm 1990 với sự xuất hiện của khái niệm kinh tế
bong bóng Nhật Bản được bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 thực sự khủng
hoảng tài chính cực điểm năm 1997-1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nền kinh tế thực
của khủng hoảng tài chính Nhật Bản những năm 1990 chỉ giới hạn ở trong nước.
Biểu đồ 1.1. Tình hình kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát
(Nguồn: https://anbvietnam.vn)
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1990 tác động rất lớn đến sự phát triển của nền
kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, nó vừa là một yếu tố để cho Nhật Bản nhận thấy được
những thiếu sót của mình trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước đồng thời chỉ ra được
những nguyên nhân của sự thất bại một cách rõ ràng nhất. Từ đó chính phủ Nhật có căn cứ để
xác định và ban hành những chính sách phù hợp hơn, vực dậy nền kinh tế đang tụt dốc và tiến
tới sự phát triển như ngày nay. Chúng ta thể nhìn thấy được sự thay đổi diện mạo của
kinh tế Nhật Bản (phục hồi, rơi vào khó khăn và tiếp tục vực dậy để phát triển) qua từng thời
kỳ như sau:
Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải (2000 – 2005)
Trải qua một thập kỷ đầy khó khăn với đất nước Nhật Bản thì bước sang một thập kỷ
mới và cũng khỏi đầu của một thiên niên kỷ mới, mặc nền kinh tế Nhật Bản trong thời
điểm này vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.
Chủ yếu khó khăn của thời kỳ này những khoản nợ khó đòi sự khủng hoảng
trong mô hình phát triển của Nhật. Vào năm 2001, thủ tướng Nhật Bản là Koizumi đã lập tức
tiến hành việc giải quyết những khoản nợ khó đòi này bằng rất nhiều những biện pháp khác
nhau. thể nêu ra một số những biện pháp chính phủ Nhật sử dụng như: xóa nợ, sáp
nhập mua lại các ngân hàng cũng như những tổ chức tài chính làm ăn thua lỗ. Thực hiện
chủ trương cải cách cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
Giai đoạn suy thoái nghiêm trọng (2006 – 2010)
Giai đoạn này tỷ lệ lạm phát bản tại Nhật đã tăng lên mức 1,2% cũng chính
mức tăng mạnh nhất tính từ năm 1998. rất nhiều những công ty đã rơi vào tình trạng phá
sản do giá nguyên liệu năng lượng tăng, tỷ giá đồng nội tệ cao sự thay đổi điều luật
cũng như những tiêu chuẩn về xây dựng đã làm cho hoạt động trong lĩnh vực này bị đóng
băng.
Đầu tháng 3 năm 2006, trái phiếu cho các món nợ 10 năm của chính phủ Nhật đã tăng
lên mà vẫn chỉ trả 1,65% một năm trong khi đó, khoản công trái tương tự của chính phủ Mỹ
trả tới 4,75%.
Từ đây cũng diễn ra một loạt những hệ quả nghiêm trọng khác tác động vào tổng thể
nền kinh tế Nhật Bản thời điểm đó. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhưng vẫn thiếu hụt lao động
có trình độ chuyên môn cao, nhấtnhững lao động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Xuất
hiện tình trạng nhiều công ty phải đi nhập khẩu lao động từ nước ngoài. Đây cũng thời
điểm diễn thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giai đoạn phục hồi của tình hình kinh tế Nhật Bản (từ 2010 đến nay)
Nhờ nỗ lực thực hiện những biện pháp chống khủng hoảng nên đến tháng 4 năm
2009, kinh tế Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy được sự dừng lại của suy thoái. Các hoạt động sản
xuất và xuất khẩu được trở lại đặc biệt phải để đến thành công và vai trò của ngành điện máy
và ô tô. Nhật Bản nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài cho các sản phẩm linh kiện và
phụ tùng.
Sự hồi phục kinh tế Nhật Bản đã được phản ánh nét thông qua sự tăng trưởng thị
giá chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức
24.000 Yên, đây cũng lần đầu tiên trong khoảng 26 năm giá chứng khoán Nhật tăng đến
mức cao như vậy. Chứng tỏ đây chính dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát ngày càng
nét. Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những
nhận xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một
lần nữa được tái hiện lại.
Tìm hiểu thêm về 4 vùng kinh tế Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản là chúng ta sẽ nhận ra ngay đây là một quốc đảo với nổi bật là sự
phát triển vùng kinh tế lớn. Đó là đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư và đảo Hô-cai-đô.
Vùng kinh tế thuộc đảo Hôn-su khu vực diện tích rộng nhất dân số đây
cũng tập trung khá đông đúc. Nền kinh tế vùng này cũng được đánh giá là có sự phát triển
thần ký nhất. Có thể kế đến những trung tâm công nghiệp lớn ở đảo này như Tô-ki-ô, I-ô-cô-
ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên một chuỗi đô thị lớn hàng đầu Nhật Bản.
Vùng kinh tế thuộc đảo Kiu-xiu chủ yếu tập trung phát triển các ngành thuộc công
nghiệp nặng. Nơi đây cũng không thiếu các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-
xa-ki. Khu vực miền Đông Nam của đảo này trồng rất nhiều cây công nghiệp và rau quả.
Vùng kinh tế Xi- cô-cư nổi tiếng với hoạt động khai thác quặng đồng. Tuy nhiên
ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Ở đây cho trung tâm Cô-chi vừa có sự phát triển
tốt hơn và có nhiều điều hấp dẫn dành cho bạn tận hưởng.
Vùng kinh tế Hô-cai-đô diện tích rừng bao phủ phần lớn quần đảo này. Dân
đây thưa thớt tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp như khai thác than, sắt, luyện
kim đen, sản xuất giấy. Các trung tâm công nghiệp: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.
Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây
Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản
từ năm 2000 đến nay nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản đangsự suy yếu
đi. Tình trạng kinh tế tính đến tháng 3 năm 2019 đã giảm đi 0,9 điểm trong mức 99,6 điểm.
Tình trạng suy giảm này thể do chính sách tăng thuế tiêu thụ lên thêm 2% (từ 8% lên
10%) và vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hoạt động xuất khẩu linh kiện cũng ghi nhận sự sụt giảm như cầu trong những năm
gần đây đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc nội của doanh nghiệp.
Các ngành kinh tế của Nhật Bản trong những năm gần đây
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên nhất là tài nguyên cho ngành nông nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi nhưng người Nhật luôn biết cách để biến đổi áp dụng mang lại
hiệu quả cao nhất. Họ luôn áp dụng kỹ thuật, công nghệ hàng đầu cho ra năng suất cao
đảm bảo an toàn.
Chúng ta thể kể đến những ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật Bản như: nông-lâm-
ngư nghiệp, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch giải
trí…
Mỗi ngành nghề đều có những thế mạnh riêng và điều quan trọng là Nhật bản luôn nỗ
lực để hoàn thiện nhất trong các ngạch, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, con người
Nhật Bản cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo không ngừng. Đó chính là điểm mấu chốt giúp
Nhật Bản thể tồn tại, vực dậy sau khủng hoảng vàđược sự phát triển của một nền kinh
tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên thì dân số Nhật Bản đang trong giai đoạn già
hóa điều này một bất lợi cho sự phát triển chung các ngành kinh tế tại Nhật. Nhưng
đồng thời nó cũng mở ra những có hội cho lao động quốc tế có thể được XKLĐ Nhật Bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.2. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên
công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản là nước tài trợ
ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ ba, thương mại lớn
thứ của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất
khẩu đạt 14 tỷ USD. Về đầu trực tiếp, lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản 4.595 dự án
FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng thứ hai trong
tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 9 tháng năm 2020, Nhật Bản có
209 dự án cấp mới, 100 dự án tăng vốn và 448 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư
là 1,73 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhật Bản nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn
nhất, tổng giá trị vay cho đến tháng 12/2019 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷ
USD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).
Biểu đồ 1.2: Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
(Nguồn: Biểu đồ do JETRO lập theo dữ liệu của MPI)
Ngoại trừ thời gian chịu tác động của Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1998, và
sự phá sản của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers năm 2008, kể từ năm 1993, số dự án đầu
tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng tăng lên (Biểu đồ 3). Với tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam tính đến năm 2012 là 28,7 tỷ USD, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của
Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam).
Để giúp Việt Nam xúc tiến đầu nước ngoài, Nhật Bản đã nhanh chóng triển khai
hỗ trViệt Nam xây dựng nhà máy điện, đường xá, cầu, cảng biển, vv…; đồng thời hỗ trợ
hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống kiểm tra, chứng nhận sản phẩm công nghiệp,… để có
thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về môi trường đầu tư. Việc các bộ luật bản như Luật
Dân sự sửa đổi, Luật Tố tụng Dân sự được thông qua là những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó,
Nhật Bản cũng phát huy “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”, là diễn đàn đối thoại giữa
chính phủ và khối tư nhân, để hỗ trợ Việt Nam về phần cứng và phần mềm.
Điểm đặc biệt đâytuy sự hỗ trợ được thực hiện theo kinh nghiệm của Nhật Bản,
nhưng không phải là sự vận dụng cứng nhắc theo khuôn mẫu Nhật Bản mà là dựa trên sự trao
đổi, thảo luận giữa Việt Nam Nhật Bản để tìm ra chế đường lối phù hợp với Việt
Nam.
Phương thức hợp tác dựa trên sự tăng cường sự hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa
hai nước của Nhật Bản đã mang lại kết quả tìm ra những chế phù hợp với hội Việt
Nam.
Sự hỗ trợ theo chiến lược tổng hợp đã góp phần xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp
Nhật Bản.
Từ năm 2014, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, hợp tác nông nghiệp bước đột phá. Tháng 9/2015, hai bên đã kết
"Tầm nhìn trungdài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản" và ký lại Tầm
nhìn chung sửa đổi vào tháng 5/2018.
Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc
Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí
hậu của Việt Nam.
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt
Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 230.000
người. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt
Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011), Việt Nam
đã cử 470 y điều dưỡng viên sang Nhật Bản; Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập
sinh kỹ năng (tháng 6/2017); Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ lao động kỹ năng đặc định
(tháng 5/2019); tiếp tục trao đổi về khả năng đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội.
Quan hệ hợp tác về giáo dục đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình
thức, Nhật Bản một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo
dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số
lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để
nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao (gồm Đại học Cần Thơ,
Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội), đang hợp tác xây
dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại
một số trường tiểu học, phổ thông sở tại Nội Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã
Biên bản hợp tác về các biện pháp giảm thiểu tình trạng du học sinh Việt Nam vi phạm
pháp luật tại Nhật Bản (tháng 10/2018).
Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch
kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày; từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực
nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã
trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam Nhật Bản
mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực
hiện từ ngày 1/5/2005. Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều
lần (từ ngày 30/9/2014, nới lỏng hơn từ ngày 15/2/2016) và thị thực một lần (từ 20/11/2014)
cho công dân Việt Nam; đơn giản hóa thủ tục xin visa ngắn hạn dành cho người vị trí
trong hội (cán bộ, công chức quan Nhà nước, nhân viên doanh nghiệp nhân, nhà tri
thức - văn hóa) từ ngày 1/3/2019.
Ngày 19/6/2020, Chính phủ hai nước ra thông cáo báo chí về việc Việt Nam và Nhật
Bản nhất trí sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước. Ngày 22/7/2020,
Nhật Bản đơn phương áp dụng quy chế Residence Track cho phép nhập cảnh Nhật Bản số
lượng giới hạn (dưới 100 người/ngày) các đối tượng trú lâu dài tại Nhật Bản (thực tập
sinh…); từ ngày 29/7/2020, bắt đầu tiếp nhận hồ cấp visa cho đối tượng này. Ngày
15/9/2020, hai nước đã mở lại đường bay thương mại (4 chuyến/tuần). Hiện các bộ, ngành
hai nước đang tích cực trao đổi về quy chế đi lại ưu tiên cho đối tượng doanh nhân, nhà
đầu tư, chuyên gia, kỹ sư… làm việc ngắn ngày.
Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam
Nhật Bản đã hơn 70 văn bản hợp tác. Trong đó các cặp quan hệ hợp tác tiêu biểu: Thành
phố Hồ Chí Minh Osaka; Thành phố Hồ Chí Minh Nagano; Đà Nẵng Sakai; Nội
Fukuoka; Đà Nẵng Yokohama; Thành phố Hồ Chí Minh Yokohama; Đồng Nai Hyogo;
Rịa - Vũng Tàu Kawasaki; Phú Thọ - Nara; Huế - Kyoto; Hưng Yên Kanagawa; Hải
Phòng – Niigata; Nam Định – Miyazaki; Quảng Nam – Nagasaki; Cần Thơ – Hyogo.
Từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến quan hệ đối tác chiến lược sâu
rộng Việt – Nhật trên nhiều lĩnh vực. Hai nước đã phải hủy, hoãn một số hoạt động đối ngoại.
Hợp tác lao động, du lịch chịu tác động, lượng khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam 5
tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 200.346 người, đứng thứ (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga),
giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tháng 4 và tháng 5 không có trao đổi khách
du lịch do các biện pháp hạn chế đi lại. Việc phái cử lao động Việt Nam sang Nhật Bản tạm
thời bị gián đoạn do hai nước áp dụng biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức. Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Suga Yoshihide (12/10/2020),
điện đàm 2 lần với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (ngày 4/5 và 4/8/2020). Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh 2 lần điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi
Toshimitsu (tháng 3 6/2020); hai bên phối hợp lập trường tại Hội nghị đặc biệt ASEAN +
3 về ứng phó với dịch COVID-19 (ngày 14/4/2020). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần
gửi Thư và Điện thăm hỏi tới Thủ tướng Abe Shinzo. Chính phủ và Quốc hội Việt Nam hỗ trợ
tổng cộng 1.190.000 khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản. Chính phủ Nhật
Bản đã hỗ trợ trang thiết bị, vật y tế thông qua hợp tác song phương cũng như qua các tổ
chức quốc tế, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ theo nhu cầu của Việt Nam; đưa công dân
Việt Nam đang sinh sống, học tập làm việc tại Nhật Bản vào đối tượng được cấp khoản
tiền hỗ trợ 100.000 Yên/người (khoảng 950 USD).
Một số địa phương của Việt Nam chủ động hỗ trợ Nhật Bản đối phó với dịch bệnh.
Việt Nam cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gần 600 chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật
Bản quay trở lại Việt Nam làm việc; đón hơn 5.100 công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Nhật
Bản về Việt Nam.
Việc đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm chính thức Việt Nam lần này
hội khẳng định với cộng đồng quốc tế về một Việt Nam an toàn, hiệu quả trong đối phó
dịch COVID-19, đồng thời đề cao thành tựu đổi mới, phát triển kinh tế, hội, nâng cao vị
thế quốc tế, triển khai đường lối đối ngoại, quyết tâm hội nhập quốc tế của Việt Nam.
1.2.3. Ý nghĩa của quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Với đặc điểm trình độ kinh tế thế mạnh hàng hóa khác biệt, cấu mặt hàng của
hai nước có sự bổ sung cho nhau, theo đó, Nhật Bản có thế mạnh về các mặt hàng công nghệ
cao, máy móc thiết bị trong khi Việt Nam có lợi thế về nhóm hàng nông lâm thủy sản và công
nghiệp nhẹ. Sự bổ sung đó giúp quan hệ thương mại tạo thế đôi bên cùng có lợi, hạn chế cạnh
tranh trực tiếp và dễ tìm được tiếng nói chung hơn trong các thỏa thuận thương mại.
Với Việt Nam, việc hợp tác với Nhật Bản tạo điều kiện xuất khẩu các mặt hàng sang 1
thị trường lớn khó tính, đồng thời tạo hội thu hút nhiều nhà đầu Nhật vào Việt Nam,
góp phần phát triển kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, thuật, ứng phó với biến đổi khí
hậu.Ngoài ra, quan hệ thương mại với Nhật Bản giúp nâng cao năng lực cạnh tranh củac
doanh nghiệp Việt ,tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các mô hình kinh tế giữa 2 bên.
Với Nhật Bản, việc hợp tác với Việt Nam 1 bước đi quan trọng trong chính sách
đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Đồng thời, mở rộng, tăng cường
mối quan hệ với các nước Đông Nam Á thông qua Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ổn định
của khu vực và thế giới, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM VÀ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
2.1. Các hiệp định thương mại
2.1.1. Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJEPA)
Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, VJEPA được kết
25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận
song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây
dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu ngay khi hiệp
định có hiệu lực (2009)kéo dài 18 năm (kết thúc 2026).Các mặt hàng được cắt giả xuống
0% tập trung vào các năm 2019 năm 2025.Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ
thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
Về mức cam kết chung trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam
cam kết tự do hóa đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do
hóa đối với 94,53% kim ngạch thương mại.
Vào năm cuối của lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện hiệp định, Việt Nam
cam kết tự do hóa đối với 92,95% kim ngạch thương mại.
Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên ASEAN Harmonised
Tariff Nomenclature 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng thuế.
Số dòng thuế còn lại các dòng thuế ô chưa lắp ráp các dòng thuế không cam
kết cắt giảm.Theo VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt
Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018.
Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức
cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.Đến năm 2026, theo thỏa thuận, Việt Nam Nhật Bản
bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn
chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 87,6% kim ngạch xuất khẩu
của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Thực hiện theo lộ trình đã cam kết, ngày 14/2/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông
số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo VJEPA
giai đoạn 2015 2019. Theo đó, kể từ ngày 1/4/2015 sẽ thêm 150 dòng hàng được cắt
giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu
lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.
Thuế quan được cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính,
sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây
c mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong
nước chưa đáp ứng được, trong đó nhiều mặt hàng cũng thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN)
0%.
Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng
sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%. Với các ưu đãi như vậy, hàng Việt sẽ hội lớn để
thâm nhập thị trường Nhật Bản, đặc biệt là các sản phẩm nông, thủy sản và hàng dệt may.
Tuy nhiên, được ưu đãi về thuế, song Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được
hội này không phải chuyện dễ bởi Nhật Bản một trong những thị trường khó tính nhất
thế giới với tiêu chuẩn kỹ thuật cao và quy trình nghiêm ngặt.
Các Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các Doanh nghiệp nhỏ vừa phải thường
xuyên cập nhật thông tin, nắm rõ lộ trình cắt giảm thuế của từng mặt hàng Để thể hưởng
được những lợi thế đó, các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ nội dung của hiệp định, từng
điều khoản đối với lĩnh vực mình quan tâm.
Phải tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm sẽ xuất sang Nhật Bản, chẳng hạn
thủy sản phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời phải có giá cạnh tranh
với doanh nghiệp các nước khác, đồng thời để các Doanh nghiệp tận dụng VJEPA nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh, cần sự chung tay của rất nhiều các đơn vị liên quan, đòi hỏi sự phối
hợp đồng bộ từ Chính phủ, các quan chức năng, ngân hàng từ chính bản thân các
Doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu hội nhập.
2.1.2. Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP)
ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP)
vào tháng 4 năm 2008.
Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa
ASEAN Nhật Bản tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều hội hơn
trong khu vực.
Thỏa thuận này hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Đến tháng 7 năm 2009, các nước
Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam Nhật Bản đã thông qua
Hiệp định AJCEP.
Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản cách tiếp cận hoàn
toàn khác so với đàm với trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc,
ASEAN-Hàn Quốc, đó là được kết hợp giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương.
Việt Nam cùng với các nước ASEAN 6 đã tiến hành đàm phán với Nhật Bản trong cả hai
khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Một snét chính khi Nhật Bản thúc đẩy việc đàm
phán trên cả hai kênh này:
(1) Tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do với ASEAN với mục tiêu biến
ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản
xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN.
(2) Tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể.
(3) Tự do hoá 90%kim ngạch trong vòng 10 năm(kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản
2006)
(4) Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ASEAN- Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo hình cắt giảm dần đều từ
thuế suất sở hoặc hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục
nhạy cảm.Chính vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP theo từng năm
trong Lộ trình có chiều hướng giảm.
Về lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định:
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN
2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại các dòng
thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
(1) Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số
dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định hiệu lực đối
với 26,3% dòng thuế xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối
với 33,8% dòng thuế. Vào năm 2023 2024 (sau 15 năm 16 năm thực hiện Hiệp định)
cam kết xoá bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm
2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam
kết.
(2) Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% sdòng thuế, được duy trì mức
thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025.
(3) Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế
suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023).
(4) Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì mức thuế suất sở trong
cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
(5) Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.
Phân loại
Tỷ lệ dòng
thuế (%)
Tỷ lệ kim
ngạch (%)
Danh mục xóa
bỏ thuế quan
Trong vòng 10 năm 62,2 65,1
Trong vòng 15 năm
25,7 13,8
Trong vòng 16 năm 0,7 0,3
Tổng 88,6 79,2
Danh mục nhạy
cảm-không xóa
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2025 0,6 2,1
Thuế giảm xuống 50% vào năm 2023 0,8 0,2
bỏ thuế quan
X giữ nguyên mức thuế suất cơ sở 3,3 5,3
Tổng 4,8 7,6
Danh mục loại
trừ
Không cam kết 6,0 13,3
Danh mục CKD
ô tô
Không cam kết 0,6 0,0
Tổng 100 100
Bảng 2.1. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP (Nguồn:
trungtamwto.vn)
(Danh mục phân loại trên được phân tích theo số liệu trong Biểu cam kết của Việt Nam dựa
trên AHTN 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008)
Mức thuế suất khẩu cam kết:
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 kết
thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và
2024.Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu các mặt hàng công
nghiệp. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện,
máy móc cơ khí, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào
năm 2008 (ngay khi Hiệp định hiệu lực) khoảng 2.468 dòng thuế được xoá bỏ thuế
quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,6%, còn lại các mặt hàng
nông nghiệp. Sau 10 thực hiện Hiệp định (năm 2018) sẽ có khoảng 5.846 số dòng thuế được
xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 91,2%. Kết thúc lộ trình
giảm thuế (năm 2025), tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan sẽ lên đến 8.321 dòng, các
mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập
trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may
sản phẩm nông nghiệp.
Ngành 2008 2018 2025
Nông nghiệp 127 505 1.129
Cá và sản phẩm cá 1276 8 157
Dầu khí 0 1 9
Gỗ và sản phẩm gỗ 86 291 502
Dệt may 18 6631 893
Da và cao su 23 153 238
Kim loại 273 640 8845
Hóa chất 640 1.171 1.376
Thiết bị vận tải 85 186 235
Máy móc cơ khí 220 553 725
Máy và thiết bị điện 709 1.075 1.261
Khoáng sản 48 262 350
Hàng chế tạo khác 233 370 601
Tổng 2.468 5.846 8.321
Bảng 2.2. Bảng phân tán số dòng thuế xóa bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam theo
Hiệp định AJCEP (Nguồn: trungtamwto.vn)
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ASEAN-Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo hình cắt giảm dần đều từ
thuế suất sở hoặc hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục
nhạy cảm (áp dụng thuế suấtsở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suấtsở xuống 5%/50%
vào năm 2025/2023…). Chính vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP
theo từng năm trong lộ trình có chiều hướng giảm dần.
2.1.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007.
Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã kết Hiệp định EPA vào ngày 25/12/2008.
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Cũng như Hiệp định AJCEP, đây một Hiệp
định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
a. Cam kết trong Thương mại dịch vụ
Nhìn chung, mức cam kết chi tiết Việt Nam đưa ra trong VJEPA hầu như không khác
với cam kết gia nhập WTO. Chỉ sự khác biệt trong phần quy định chung về chương dịch
vụ trong cả Hiệp định VJEPA trong đó đáng chú ý có một số điểm mới liên quan đến các định
nghĩa, mức độ bảo hộ cạnh tranh (trong dịch vụ viễn thông...)
b. Cam kết trong lĩnh vực lao động
Ngoài các cam kết theo WTO, hai bên đồng ý tiếp nhận khách kinh doanh, nhận y
nếu đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu luật pháp của nước tiếp nhận trong thời hạn 3 năm
có thể được gia hạn.
Ngoài ra, Nhật Bản còn chấp nhận:
(1) Dành khoản vay ODA lãi suất ưu đãi cho Việt nam đào tạo mỗi năm 200- 300 y
Việt Nam tại Nhật bản cho phép y đào tạo tại Nhật bản được làm việc lâu dài (tới 7
năm) tại Nhật bản;
(2) Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định tay nghề cho Việt Nam, trong đó nghề y
tá, hộ lý; hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ cho nghề y tá, hộ lý;
(3) Trong trong vòng 1 năm kể từ khi kết EPA, sẽ nối lại đàm phán về di chuyển
lao động với Việt Nam để cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, hộvà các ngành
nghề khác.
Như vậy, trong các FTA mà Việt Nam tham gia, các cam kết về lao động chủ yếu liên
quan đến phương thức 4, di chuyển thể nhân (Mode 4) trong thương mại dịch vụ. Việc đàm
phán mức độ cam kết nói chung dựa trên nền cam kết trong WTO với một số bổ sung
không lớn. Những kết quả đạt được trong đàm phán về di chuyển lao động nói chung còn rất
khiêm tốn, việc triển khai thực hiện các cam kết đã đạt được vẫn còn có nhiều thách thức phía
trước.
c. Cam kết trong Thương mại hàng hóa
Về mức cam kết chung
Trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối
với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53%
kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức sau 16 năm thực hiện
Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.
Danh mục cam kết
Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong
đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô
và các dòng thuế không cam kết cắt giảm, cụ thể:
Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số
dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định hiệu lực đối
với 27,5% dòng thuế xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối
với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 2025 (sau 12 năm, 15 năm 16 năm thực
hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng.
Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan
chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
Danh mục nhạy cảm thường: chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất
cơ sở và xuống 5% vào năm 2024/2006.
Danh mục nhạy cảm cao: chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao
(giảm xuống 50% vào năm 2025).
Danh mục không xoá bỏ thuế quan: thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ
trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì mức thuế suất sở được đàm phán sau 5
năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.
Danh mục loại trừ: chiếm 4,6% số dòng thuế.
Phân loại Tỷ lệ kim ngạch (%)
Danh mục xóa bỏ thuế
quan
Trong vòng 10 năm 87,6
Trong vòng 12 năm 2
Trong vòng 15 năm 2,8
Trong vòng 16 năm 0,5
Tổng 92,9
Danh mục nhạy cảm-
không xóa bỏ thuế quan
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2023 0,5
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2026 1,8
Thuế giảm xuống 50% vào năm 2024 0,1
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở 3,2
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở và
được đàm phán lại sau 5 năm
0
Tổng 5,6
Danh mục loại trừ Không cam kết 1,5
Danh mục CKD ô tô Không cam kết 0
Tổng 100
Bảng 2.3. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA
(Nguồn: trungtamwto.vn)
Mức thuế suất cam kết:
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA sẽ bắt đầu từ năm 2009 và kết
thúc vào năm 2026. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019
2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu các mặt hàng công
nghiệp.
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành thể thấy:
vào năm 2009 (năm dự kiến Hiệp định hiệu lực) khoảng 2.586 dòng thuế được xoá bỏ
thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%, còn lại các mặt
hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) khoảng 6.996 số dòng
thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 90,1%. Đến
năm 2025, tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan lên đến 8.548 dòng, các mặt hàng công
nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các
ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông
nghiệp.
Ngành 2009 2019 2025
Nông nghiệp 134 592 157
Cá và sản phẩm cá 6 45 262
Dầu khí - 9 9
Gỗ và sản phẩm gỗ 86 426 502
Dệt may 59 893 1378
Da và cao su 23 167 899
Kim loại 281 863 601
Hoá chất 696 1280 965
Thiết bị vận tải 85 222 360
Máy móc cơ khí 220 628 731
Máy và tiết bị điện 709 1.160 1.283
Khoáng sản 54 274 1.129
Hàng chế tạo khác 233 437 272
Tổng 2.586 6.996 8.548
Bảng 2.4. Bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt
Nam trong hiệp định EPA (Nguồn: trungtamwto.vn)
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam-Nhật Bản (Biểu EPA) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất
cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm (áp
dụng thuế suất sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất sở xuống 5% (2024/2026) hoặc
50% (2025)…. Chính vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu EPA theo từng
năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm dần.
2.1.4. Thực trạng mối quan hệ hiện nay
Năm
Xuất khẩu
từ Việt Nam
sang Nhật
Bản(tỷ đô)
Nhập khẩu
từ Nhật Bản
vào Việt Nam
(tỷ đô)
Tỷ trọng
(tổng tỷ trọng
xuất nhập của
Nhật Bản)
Tỷ trọng
(tổng tỷ trọng
xuất nhập của
Việt Nam)
2010 7,7 9 1,14%(1463,7) 10,63%(157)
2011 11 10,4 1,27%(1678,4) 10,51%(203,6)
2012 13 11,6 1,46%(1684,6) 10,78%(228,2)
2013 13,5 11,5 1,61%(1548,1) 9,4%(264)
2014 14,6 12,8 1,82%(1502,3) 9,2%(298)
2015 14,4 14,4 2,3%(1250,3) 8,8%(327,7)
2016 14,6 15 2,3%(1251,8) 8,42%(351,5)
2017 16,8 16,6 - 7,79%(428,3)
2018 18,8 19 - 7,86%(480,4)
2019 20,4 19,5 2,79%(1426,4) 7,7%(518)
2020 19,2 20,3 - 7,26%(543,9)
Bảng 2.5. Tỷ trọng xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng liên tục với mức tăng trưởng ổn định từ
2010 đến 2020 tuy chỉ năm 2015 2020 đà tăng bị chững lại, đồng thời, sự chênh lệch
giữa xuất và nhập của 2 nước có xu hướng càng ngày càng giảm, cán cân thương mại dần trở
nên cân bằng.Điều này cho thấy sự cân bằng trong trao đổi thương mại giữa 2 nước cũng như
mức độ giao thương ngày càng phát triển thể hiện 1 tiềm năng to lớn trong việc tiếp tục
hợp tác kinh tế sâu rộng giữa 2 bên .Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất nhập khẩu của 2 nước sự
chênh lệch nhất định đến từ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế .Không chỉ có vậy , tỷ
trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản cũng có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm.Với
Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật Bản giảm dần từ từ xuyên suốt 2010
cho đến nay, cho thấy sự đa dạng hóa các đối tượng trao đổi thương mại của Việt Nam ,phù
hợp với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng theo chủ trương của Đảng, Nhà Nước. Ngược lại,
với Nhật Bản, tỷ trọng trao đổi thương mại với Việt Nam ngày càng tăng cho thấy Việt Nam
đang dần trở thành 1 đối tác tin cậy, quan trọng ,có chỗ đứng với 1 trong những nền kinh tế
hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế sự phát triển ổn định của Việt Nam trên thương
trường quốc tế
S
T
T
HS Hàng hóa
Kim ngạch (USD)
2010 2013 2016 2019
1 ‘85
Hàng điện
tử
1,407,499,050 2,383,665,630 4,178,685,500 6,215,700,612
2 ‘62 Quần áo và 31,222,990 36,399,435 12,813,322 8,774,771
phụ kiện
(không dệt
kim)
3 ‘61
Quần áo và
phụ kiện
(dệt kim)
1,231,930 1,539,839 3,815,338 2,722,690
4 ‘03 Thủy sản 25,188,250 57,194,195 73,003,577 136,177,561
5 ‘84
Động cơ và
thiết bị cơ
khí
2,134,784,440 2,263,198,125 2,789,144,584 2,801,336,184
6 ‘27
Nguyên liệu
hóa thạch
83,809,480 71,697,248 67,462,075 89,015,384
7 ‘44
Gỗ và sản
phẩm gỗ
4,503,550 5,128,764 7,115,653 6,938,906
8 ‘64
Giày dép và
linh kiện
2,068,970 1,769,549 3,605,253 5,723,353
9 ’94 Đồ nội thất 15,792,310 12,601,665 34,915,066 43,245,468
1
0
‘39
Sản phẩm
nhựa
789,062,490 951,090,337 1,011,119,699 1,418,570,942
Bảng 2.6. Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản
(Nguồn: tổng hợp từ UN Comtrade)
Trong giao dịch thương mại quốc tế, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các sản
phẩm truyền thống thuộc các lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản các ngành sử dụng nhiều sức
lao động. Trong đó, tám sản phẩm liên quan đến nhóm sử dụng nhiều lao động (‘62, ‘61, ‘03,
‘64, ‘94)tài nguyên (‘27, ‘44, ‘94) và hai sản phẩm liên quan đến công nghệ hàng điện
tử (85) và động cơ, thiết bị cơ khí (84).
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản tăng đều qua các năm. các nhóm sản phẩm sử dụng nhiều lao động tài nguyên
chiếm phần thông trong các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, các sản phẩm liên
quan đến công nghệ đều chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam
sang Nhật Bản.
S HS Hàng hóa Kim ngạch (USD)
T
T
2010 2013 2016 2019
1 ‘84
Máy móc
và thiết bị
cơ khí
634,337,182 853,354,928 1,126,520,431 1,370,418,585
2 ‘85
Máy móc,
thiết bị
điện
1,836,492,487 2,258,478,637 3,456,443,686 5,221,942,183
3 ‘72 Sắt thép 30,985,397 86,028,825 57,164,987 162,064,395
4 ‘87
Động cơ
và thiết bị
278,049,115 400,512,753 491,551,462 581,689,009
5 ‘39
Nhựa
nhiên liệu
194,683,784
403,112,075 576,229,219 882,702,887
6 ‘99
Hàng hóa
không
phân loại
149,376,360 145,469,317 152,078,665 254,302,082
7 ‘90
Thiết bị y
tế
231,721,738 263,956,401 324,871,502 416,207,758
8 ‘54
Sợi
filaments
nhân tạo
8,369,778 15,356,145 24,238,335 44,993,547
9 ‘40
Cao su và
sản phẩm
66,707,122 97,068,311 134,024,876 205,527,681
1
0
‘73
Sản phẩm
từ sắt thép
69,672,807 114,090,921 212,610,539 378,485,734
Bảng 2.7. Mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản được phản ánh trong bảng 3.3 với
những đặc điểm sau: Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tập trung vào máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải và chúng đều tăng dần theo từng giai đoạn; trừ sắt thép và hàng
hóa không phân loại có kim ngạch tăng giảm bất thường. Trong đó, một vài sản phẩm có kim
ngạch cao vượt trên mốc hàng tỉ USD (‘84,’85). Thứ hai, các cụm sản phẩm liên quan tới
thực phẩm, nông sản, nhiên liệu chiếm tỉ lệ rất nhỏ hoặc hoàn toàn không tồn tại trong cơ cấu
nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
Hầu hết sản phẩm NK của Việt Nam gắn với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước với các mặt hàng: máy móc, thiết bị vận tải hay nguồn đầu nguyên
liệu đầu vào, do vậy cơ cấu nhập khẩu đã phản ánh được xu hướng nhập khẩu của Việt Nam
từ Nhật Bản trong các giai đoạn kể trên.
2.2. Đánh giá
2.2.1. Thành tựu
Trong giai đoạn năm TK 1992 - 2011, tổng kim ngạch viện trợ của Nhật Bản cho Việt
Nam lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 415 nghìn tỷ VNĐ, 19,7 tỷ USD).
Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài
trợ quốc tế dành cho Việt Nam.
Cải tạo, xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu: Tính đến nay, kể cả
những công trình đang thi công, NB đã hỗ trợ VN cải tạo xây dựng tổng cộng 3.309 km
đường bộ 287 cây cầu. Đặc biệt, NB đã hỗ trợ VN cải tạo xây dựng 650 km quốc lộ,
tương đương 70% trong hệ thống đường cao tốc quốc gia của Việt Nam.
Hỗ trợ nâng cấp 3 bệnh viện trọng điểm sản xuất vắc xin: Chất lượng ngành y tế
được nâng cao thông qua hỗ trợ nâng cấp ba bệnh viện trọng điểm ba miền Bắc, Trung,
Nam là Bệnh viện Bạch Mai ở Nội, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM;
xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi; đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng các nhà máy phát điện với tổng công suất 4.500 MW: Nhật Bản đã và đang
hỗ trợ cho nguồn điện tổng công suất 4.500 MW (bằng 14% tổng công suất phát điện cả
nước), gồm cả các công trình đang được thi công; xây dựng các trạm biến áp, đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành điện.
Ý nghĩa hiệu quả các hiệp định đem lại
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP) hiệp định toàn
diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư
các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm
thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu (NK) giữa các nước ASEAN Nhật Bản.
Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị NK từ Nhật Bản
trong 16 năm và 69% giá trị NK trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối
với gần 94% giá trị NK từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản
ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Đã
3.718 thương vụ xuất nhập khẩu (XNK) thông qua Hiệp định AJCEP, với kim ngạch 17 tỷ
USD, đứng đầu trong số các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Hiệp định Thương mại
khu vực (RTA) Nhật Bản đã kết. Trong đó, rất nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt
Nam như dệt may, da giày, thủy sản…
Như vậy, thể khẳng định AJCEP một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ
thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể như:
Khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu (XK) đối với mặt hàng nông thuỷ sản. Hàng Việt
Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong XK ra thế giới. 61 mặt hàng chiếm 70% giá trị xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định AJCEP
hiệu lực 144 mặt hàng chiếm 83% giá trị xuất khẩu sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu
trong vòng 10 năm.
AJCEP mang lại nhiều hội tăng trưởng XK cho Việt Nam đa số các mặt hàng
được giảm thuế nhiều nhất cung là các mặt hàng XK chủ lực sang thị trường Nhật Bản. Ngay
khi Hiệp định hiệu lực, 95% số dòng thuế chiếm đến 94,5% giá trị XK sản phẩm công
nghiệp XK từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ mức thuế 0%. Trong thời gian 10 năm, 98% số
dòng thuế chiếm 98% giá trị thương mại các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sẽ không bị
áp thuế NK.
Tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Khi Nhật
Bản áp dụng thuế NK 0% đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam XK sang Nhật Bản, ngành
Dệt may sẽ đạt lợi ích rất lớn, vì chỉ tính riêng XK sản phẩm này đã đạt 700 triệu USD.
Các DN trong nước hội tiếp cận các máy móc, thiết bị, nguyên liệu chất lượng
cao từ Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư. Việc giảm thuế trong các nhóm
hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ động lực quan trọng để các DN Nhật Bản mở rộng
đầu tư tại Việt Nam.
Nguồn vốn đầu ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Tính đến
năm 2012, Nhật Bản 1113 dự dán đầu với tổng số vốn đăng hơn 17 tỷ USD, chiếm
10,675 trong tổng số vốn đầutrực tiếp nước ngoài. Như vậy, các DN Việt Nam ngày càng
được tiếp cận với nguồn vốn ODA một cách dễ dàng hơn.
2.2.2. Hạn chế
Ngoài những lợi ích mà Hiệp định đã mang lại ở trên, thì nó cũng làm nảy sinh một số
rủi ro. Cụ thể:
Khi tham gia kết AJCEP, Việt Nam các nước đối tác phải cùng nhau thực hiện
cam kết giảm thuế đối với những hàng hóa nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi
đó, hội XK hàng hóa vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên,
một tác động ngược lại của AJCEP làm tăng nguy nhập siêu do Việt Nam cũng phải
thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến hàng hóa trong nước phải chịu
nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hóa NK từ các nước thành viên trong AJCEP được
hưởng mức thuế ưu đãi thấp.
Việc tham gia nhiều hiệp định khác nhau sẽ dẫn tới gánh nặng về thủ tục hải quan,
quy tắc xuất xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm nguồn lực và làm tăng
gánh nặng chi phí giao dịch. Một vấn đề nảy sinh từ những khu vực thương mại tự do cần
đảm bảo hàng hóa XK từ khu vực này được sản xuất bởi một hoặc nhiều nước thành viên chứ
không phải được sản xuất NK từ một nước thứ 3 rồi khống rằng được sản xuất trong
khu vực. Để đề phòng trường hợp này, quy tắc về xuất xứ đã được xây dựng, trong đó yêu
cầu cụ thể hàm lượng giá trị được sản xuất cung cấp bởi một thành viên.Yêu cầu thủ tục
hành chính liên quan đến quy tắc về xuất xứ khác nhau tùy thuộc vào từng hiệp định thỏa
thuận.Chính những quy tắc về xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này đã
gây tác động tới việc thực thi ưu đãi cho các thành viên trong khối.
Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm vấn
đề quan trọng nhất trong XK hàng nông sản, thủy sản, nhất là vào thị trường Nhật Bản. Kể từ
ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (sửa đổi) đối với tất
cả các hàng thực phẩm NK vào Nhật Bản, thắt chặt quy định bổ sung một số loại
lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chếlượng
hóa chất cho phép. Tôm XK của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
100%. Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các
nước dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép XK quả tươi hạt như
thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuậtchất lượng sản phẩm. Hàng công nghiệp chế
tạo của Việt Nam XK sang Nhật, gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật các tiêu
chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế.
Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy sự tiện
dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng
tốt.
Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém đối với DN
vừa và nhỏ. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu: Từ thiết
kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến quản chấtợng. Đồng thời, hàng hóa vào thị
trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, nên đến tay người tiêu dùng giá
cả khá cao so với giá NK.
Khả năng mâu thuẫn về chính sách. Trong FTA, một thành viênthể áp đặt thuế bổ
sung đối với hàng hóa NK bất kỳ do nào đó, mặc việc này thể dẫn tới hành động
trả đũa của những thành viên bị ảnh hưởng. Trong khi, theo WTO, các thành viên phải tuân
thủ cam kết về mức thuế ràng buộc không được phép nâng mức thuế này cao hơn mức
cam kết, khi mức thuế áp dụng thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc, một thành viên thể
nâng mức thuế này lên đáng kể và tạo nên sự không chắc chắn trong chính sách thương mại
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM VÀ NHẬT BẢN
3.1. Triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
Kể từ tháng 3/2014 đến nay, sau khi Việt Nam Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên
thành” đối tác chiến lược sâu rộnghòa bình và thịnh vượng châu Á”, mối quan hệ giữa
hai nước, đặc biệt thương mại phát triển cùng tốt đẹp nhanh chóng. 2 vị thủ tướng
Nhật Bản gần nhất là Shinzo Abe và Suga Yoshihide đều chọn Việt Nam làm nơi công du đầu
tiên sau khi nhậm chức cũng cho thấy tầm quan trọng chiến lược trong hợp tác phát triển
của Việt Nam đối với Nhật Bản ngược lại.Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước
vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy,
do ở trình độ khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn
là cạnh tranh với nhau.Trong tương lai gần cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia
không có nhiều thay đổi mà chỉ có tăng về qui mô thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, mặc diễn biến dịch Covid vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra
cản trở lớn tới trao đổi thương mại giữa 2 nước, một số địa phương của Việt Nam đã chủ
động hỗ trợ Nhật Bản đối phó với dịch bệnh. Việt Nam cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gần
600 chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản quay trở lại Việt Nam làm việc.
Với bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục
phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ thực chất trên nhiều lĩnh vực, chúng ta đều lạc quan về tình
hình thương mại giữa 2 nước sau khi dịch Covid qua đi sẽ sớm trở lại bình thường
những bước tiến vững chắc, sâu rộng hơn nữa.
3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Trong thời gian tới, Việt Nam-Nhật Bản cần tiếp tục cụ thể hoá “quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam-Nhật Bản” thông qua việc tăng cường giao lưu cấp cao, thúc đẩy hợp tác giữa
các địa phương, coi trọng giao lưu nhân dân trí thức. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần
kết hợp tiềm năng lớn của Việt Nam về con người, tài nguyên với ưu thế vượt trội của Nhật
Bản về vốn, thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp
tác, nhất về công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Hai bên cũng
cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
tận dụng điều kiện thuận lợi là Nhật Bản có trình độ giáo dục cao, môi trường học tập nghiên
cứu ưu việt và Việt Namdân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu đào tạo tay nghề
cao sau đại học rất lớn. Trong quan hệ giữa hai nước cũng một số vụ việc gây ảnh
hưởng xấu, nhưng trên nền tảng hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã cùng nhau giải quyết
ổn thỏa những vấn đề nảy sinh. Sau đây là một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
- Nhật từ phía nhà nước Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.2.1. Giải pháp chung từ phía nhà nước
Một là, nhà nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài
hạn với Nhật Bản, trong đó đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù
hợp với lợi thế so sánh yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nước. Nhật Bản một trong
số không nhiều những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu hiện nay chúng ta đang
quan hệ hợp tác phát triển cũng như trao đổi thương mại quốc tế. vậy, nhất thiết chúng ta
phải chiến lược thúc đẩy hợp tác dài hạn với quốc gia này để phát huy hiệu quả cao
nhất việc khai thác các lợi thế so sánh trong quan hệ trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ
giữa hai nước. Từ đó chúng ta mới có thể chủ động và kịp thời có các giải pháp hiệu quả cao
trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản.
Hai là, tăng cường hơn nữa hợp tác song phương ở nhiều cấp độ giữa các nguyên thủ
quốc gia, các bộ ngành liên quan với nhau, hoặc giữa chính phủ với hiệp hội các doanh
nghiệp, tổ chức và ngay cả ở cấp độ doanh nghiệp. Việt Nam cần tích cực tổ chức các sự kiện
giao lưu, hay các chương trình hành động cụ thể để chào đón và khuyến khích các doanh
nghiệp, các tổ chức, địa phương của Nhật Bản sang tìm hiểu hội hợp tác với các doanh
nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nên thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là
loại hình doanh nghiệp số lượng lớn cả hai quốc gia chưa được khai thác hết tiềm
năng.
Ba , cần chú ý nâng cao tính hiệu quả hơn nữa việc thu hút sử dụng FDI cũng
như sử dụng ODA của Nhật Bản bằng việc đưa ra các chính sách thuế tốt để khuyến khích
các doanh nghiệp thực hiện Luật thuế tốt hơn nữa cũng nhằm tránh gian lận thuế của các
doanh nghiệp giữa hai nước và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát các hoạt động đầu
tư này. Điều này vừa thể hiện sự mong muốn hợp tác cửa Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề
cho quan hệ thương mại quốc tế, hơn nữa còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cũng như là gia
tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường thế giới nói chung.
Bốn là, bên cạnh những dự án lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đã nhận
được sự đầutừ phía Nhật như đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao
Hòa Lạc các dự án Việt Nam mong muốn mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu
vào như dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng
nhiều dự án xây dựng shạ tầng khác…, chúng ta cần những chương trình cụ thể về
phát triển các ngành mũi nhọn, ngành xuất khẩu ngành công nghiệp phụ trợ. Vấn đề phát
triển công nghiệp phụ trợ là bắt buộc nếu Việt Nam muốn nâng cao giá trị gia tăng trên những
mặt hàng xuất khẩu. Chúng ta cơ bản có lợi thế so sánh về tài nguyên và nguồn nhân công rẻ,
cái chúng ta còn thiếu là vốn, công nghệ, và mô hình tổ chức quản lý. Mà Nhật Bản lại là một
quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và
phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam đã có nền tảng hợp tác kinh tế lâu
dài, đã kết nhiều hiệp định hợp tác chung với Nhật Bản.Vì vậy, Việt Nam nên hướng việc
thu hút FDI từ Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa.
Năm , muốn đạt được những mục tiêu trên thì tất yếu Việt Nam cần tiếp tục cải
cách quản hành chính, hoàn thiện hơn nữa đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa hội
nhập kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Việt Nam, xúc tiến nhanh việc tham gia
của Việt Nam vào các “sân chơi” theo định chế kinh tế khu vực quốc tế, trước mắt cần
tiến tới việc sớm kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam Nhật Bản. Tại
cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính APEC diễn ra đầu tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ chi 25 triệu USD thông qua Ngân hàng Phát
triển châu (ADB) hỗ trợ các nước ASEAN hiện đại hóa hải quan cải thiện môi trường
thương mại giữa các nước. Hải quan Nhật Bản mong muốn sẽ những hành động cụ thể
nhằm hiện thực hoá tuyên bố đó, nâng cao mối quan hệ hợp tác đã từ lâu giữa Bộ Tài
chính Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đang áp
dụng chương trình điện tử hóa quy trình thông quan với nhiều ưu điểm. Trên cơ sở chương
trình này, Hải quan Nhật Bản sẽ chia sẻ và xây dựng phiên bản tiếng Việt dành cho Hải quan
Việt Nam, mong muốn sự tham gia của cán bộ hải quan hai nước không chỉ trong quá
trình xây dựng mà trong quá trình vận hành, bảo hành.
Sáu là, tích cực triển khai và đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung của các chính
sách hỗ trợ - xúc tiến thương mại quốc tế Việt – Nhật. Bộ công thương, Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam (VIETADE), Phòng Thương mạiCông nghiệp Việt Nam (VCCI)
cùng các đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực và chủ động
hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật
Bản (JETRO) trong việc cung cấp thông tin th trường hai nước, cầu nối cho các doanh
nghiệp của hai nước thông qua các hình thức như công bố thông tin trên website, phát hành
ấn phẩm số liệu hàng năm, chỉ dẫn luật pháp, hỗ trơ nghiên cứu thị trường. Đặc biệt rất nên tổ
chức các hội thảo, diễn đàn kinh tế song phương, hội chợ triển lãm thương mại (như EXPO)
tạo hội cho các doanh nghiệp trong nước quảng được hàng hóa của mình, gặp gỡ
nhiều đối tác tiềm năng mới và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp
Một là, xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao
phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ
thống chính sách kinh tế, chế quản ngoại thương Việt Nam theo hướng năng động phù
hợp với thông lệ quốc tế, thị trường Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.
Hai , sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng. Càng ngày các quốc gia trên
thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thương mại tinh vi, phổ biến nhất
c rào cản kỹ thuật. Trước tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp
Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu
về chất lượng, tiêu chuẩn về quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất
lượng cũng chính một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực
đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, thể nhập khẩu máy
móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản. Như thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Việt – Nhật.
Ba , Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu tất cả các
hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Bao
gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH), phát
triển sản phẩm và đưa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu cuối cùng
thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường đó thông qua các kênh phân
phối, quảng cáo, tiếp thị. Tìm hiểu về đối phương yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi
muốn làm ăn với bất một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động các xu
hướng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trường Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát
thị trường định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để chiến lược kinh
doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam cần theo sát diễn biến kiên này phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, tận
dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lượng tốt sang Nhật Bản.
Bốn , trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế
giới đã phát triển hơn rất nhiều, yếu tố con người ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết
định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con người mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao
nên khi hợp tác với người Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong
mắt đối tác. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi
về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần
trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ
máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trường hợp tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng
xấu đến danh tiếng cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.
3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
3.3.1. Khuyến nghị đưa ra đối với nhà nước
C ng cốố mốối quan h chính tr gi a Vi t Nam - Nh t B n, tếốp t c tch c c h p tác nhằằm
đóng góp cho hòanh, n đ nh, h p tácphát tri n. n c điếằu phốối quan h ASEAN - ướ
Nh t B n giai đo n 2018 - 2021, y viến khống th ng tr c H i đốằng B o an Liến h p quốốc ườ
nhi m kỳ 2020 - 2021 Ch t ch ASEAN 2020, Vi t Nam cầằn phát huy vai trò đ thúc đ y
m nh mẽẽ h n n a quan h h p tác gi a ASEAN và khu v c sống Mế Cống v i Nh t B n, bao ơ
gốằm c khuốn kh H p tác Ti u vùng Mế Cống m r ng (GMS). Hai n c tếốp t c cùng nhau ướ
cùng c ng đốằng quốốc tếố thúc đ y h p tác trến bi n bằằng nhiếằu hình th c, phù h p v i
lu t pháp quốốc tếố, nhầốt Cống c c a Liến h p quốốc vếằ Lu t Bi n nằm 1982 nhằằm b o ướ
đ m an ninh, an toàn t do hàng h i hàng khống, c u h , c u n n, phòng, chốống t i
ph m trến bi n, nghiến c u khoa h c bi n, b o v mối tr ng bi n…. ườ
T ch c th ng xuyến và nhiếằu h n các bu i t a đàm vếằ kinh tếố, chính tr gi a 2 chính ườ ơ
ph , nhằằm tằng c ng trao đ i kinh nghi m, h c h i mố hình phát tri n kinh tếố c a Nh t đ ườ
áp d ng sao cho phù h p v i mố hình kinh tếố th tr ng đ nh h ng xã h i ch nghĩa Vi t ườ ư
Nam. Tằng c ng t ch c nhiếằu cu c đốối tho i gi a chính ph v i doanh nghi p ng cườ ượ
l i gi a 2 bến, đ nằốm bằốt, gi i quyếốt nh ng khúc mằốc, vầốn đếằ th c tr ng hi n h u nh ư
pháp lí ,thuếố quan,... nhằằm hốẽ tr doanh nghi p 2 n c đầằu t , h p tác v i nhau. ướ ư
Tiếốp t c gi m thuếố gi a 2 bến đốối v i các m t hàng thếố m nh c a nhau đ tằng kim
ng ch xuầốt nh p kh u, phát tri n trao đ i th ng m i h n n a, phầốn đầằu nằm 2030 t ng ươ ơ
kim ng ch 2 bến đ t 100 t đố la Myẽ.
3.3.2. Khuyến nghị đưa ra đối với các doanh nghiệp
Tăng cường trao đổi các sư, nguồn nhân lực chất lượng cao để quan sát, học hỏi
cách làm việc ,từ đó giúp doanh nghiệp 2 bên hiểu hơn về môi trường kinh doanh, thế mạnh,
điểm yếu của hình làm việc, cũng như giúp 2 bên nghiên cứu thị trường đối tác dễ dàng
hơn. Tích cực tổ chức c buổi tọa đàm trực tuyến hoặc trực tiếp giữa các doanh nghiệp 2
nước, hoặc giữa các doanh nghiệp với các sinh viên cao đẳng đại học 2 bên - nguồn nhân lực
lao động nòng cốt trong tương lai, để giúp các em hiểu được nhu cầu, đòi hỏi từ các doanh
nghiệp, tăng cơ hội việc làm hay hợp tác kinh tế.
Đào tạo lao động lành nghề để có thể đáp ứng tốt thị trường lao động Nhật Bản tức
nâng cao xuất khẩu lao động. Việt Nam tiềm năng XKLĐ lớn, hiện nay Nhật Bản tiếp
nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp,
chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp,
chế biến thực phẩm tăng mạnh. Tuy thị trường XKLĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất
lượng nguồn lao động vẫn cònnhiều hạn chế bao gồm tỉ lệ lao động trong độ tuổi đã qua
đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao nên chưa đáp ứng được chu cầu của lao
động Nhật Bản. Vì vậy cần phải nâng cao XKLĐ bằng cách chuyên nghiệp hóa nhiều khâu.
Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu. Đây cũng chính sách chung của Đảng Nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật
công nghệ. Tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường xuất - nhập khẩu, một yếu tố rủi ro
không thể xem thường. Nếu biến động từ thị trường đó về nguyên phụ liệu đầu vào cho
sản xuất thì việc làm, thu nhập của người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu
bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế.
Đẩy mạnh quảng hình ảnh Việt Nam. Học tập kinh nghiệm Nhật Bản, Việt Nam
cần triển khai kế hoạch cụ thể, các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người văn
hóa Việt Nam với những thông điệp về một dân tộc bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào
hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành tựu trong đổi mới,
người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đồng thời, tăng cường giới
thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng
như những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn
hóa và các hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác này.
Tăng cường tổ chức sự kiện nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản
phẩm, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giao thương với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
Nhật Bản nhằm đưa sản phẩm Việt Nam thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối của
Aeon tại Nhật Bản và các nước…
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam lợi thế so sánh như gạo, rau quả,
phê, thủy sản, giày dép. Cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch
chuyển vốn trong nội khốinhững nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước
ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Kể từ khi V
t Nam và Nhâ
t Bản chính thức thiết lâ
p quan hê
ngoại giao năm 1973 đến
nay,
c những bước thăng trầm nhưng mối quan
giữa hai nước hiê
n nay đã đạt
được những thành tựu đang kể và tương lai mối quan hê
này có nhiều điêu kiện phát triển hơn
nữa. Có thể thấy rằng từ khi Nhâ
t Bản thiết lâ
p quan hê
ngoại giao với V
t Nam cho đến nay,
quan hê
V
t – Nhật liên tục phát triển.
Đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta
t cái nhìn tổng quan về mối quan
thương
mại V
t Nam Nhâ
t Bản để rồi từ đó đi đến những hiê
p định cụ thể của hai nước đã kí kết,
thấy được thực tế hoạt động thương mại thông qua mô
t số số liệu cụ thể trong những năm gần
đây. Bao gồm: Hiê
p định thương mại V
t Nhâ
t, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt
Nam ký kết với các nước, Sang kiến V
t Nhâ
t, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư
Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, cả sự phối hợp
các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật Hoạt đông xuất nhâ
p khẩu
của V
t Nam – Nhâ
t Bản. Và cuối cùng như mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra đanh
giá cả về mặt thuận lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vọng mối quan
V
t Nam - Nhâ
t
Bản và đă
c biê
t là giải pháp thúc đẩy quan
thương mai Việt Nam – Nhâ
t Bản. Chúng ta hy
vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế Nhâ
t Bản và khu vực, cùng
với quá trình đôi mới của V
t Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc
gia tăng hơn nữa quan
hai nước trong thiên niên kỷ mới nay, góp phần vào sự phát triển
kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.
DANH MỤC TÀI LIÊ
cU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác
Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
2. Nghị định 24/2012/NĐ-CP, 3/4/2012, Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
3. Nghị định 88/2019/NĐ-CP, 14/11/2019, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
4. Thanh Hương, 14/4/2020, Diễn biến thị trường vàng trong 3 tháng đầu năm.
5. Nguyễn Thị Bích Hòa, 25/2/2020, Nhận định giá vàng thế giới từ tuần 24/2/2020 tới
29/2/2020: Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 năm.
6. Trang Lê, Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, 6/2/2020, 5 biểu đồ cho thấy tại sao nền kinh tế toàn
cầu dễ bị tổn thương do virus corona
7. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3/2020, Số liệu thị trường vàng tháng 2 và 2 tháng đầu năm
2020
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
8. Adward E. Leamer (1995), The Heckscher-Ohlin Model in Theory and Practive, Princeton
Studies in International Finance.
9. Balassa, B. (1965), Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage, The
Manchester School of Economic Journal (97), 923-939.
10. Bandara, J. S., & Smith, C. (2002), Trade Policy Reforms in South Asia and Australia-South
Asia Trade: Inten-sities and Complementarities. South Asia Economic Journal, 3(2), 177-199.
11. Bano, S. & Scrimgeour, F. (2012), The Export Growth and Revealed Comparative
Advantage of the New Zealand Kiwifruit Industry. International Business Research, 1
February, pp. 73-82.
12. David Cheong (2010), Methods for Ex Ante Economic Evaluation of Free Trade
Agreements, Asian Development Bank, ADB Working Paper Series on Regional Economic
Integration, No. 52.
TÀI LIỆU WEBSITE
13. www. anbviẽtnam.vn : Kinh tếế Nh t B n t năm 2000 đếến nay, t i đ a ch :
https://anbviẽtnam.vn/tn-tuc-nhat-ban/kinh-tẽ-nhat-ban-tu-nam-2000-dẽn-nay.html, truy
c p ngày 27/04/2021
14. www.vi.sblaw.vn: Hi p đ nh song ph ng Vi t Nam - Nh t B n, ươ t i đ a ch :
https://vi.sblaw.vn/hiẽp-dinh-song-phuong-viẽt-nam-nhat-ban-vjẽpa/, truy c p ngày
27/04/2021
15. www.trungtamwto.vn: Tóm tăết cam kếết c a Vi t Nam trong hi p đ nh đốếi tác kinh tếế
toàn di n Vi t Nam - Nh t B n EPA , truy c p t i: https://trungtamwto.vn/chuyẽn-dẽ/4353-
tom-tat-cam-kẽt-cua-viẽt-nam-trong-hiẽp-dinh-doi-tac-kinh-tẽ-toan-diẽn-viẽt-nam--nhat-
ban-ẽpa, truy c p ngày 27/04/2021
16. www.trungtamwto.vn: Tóm tăết cam kếết c a Vi t Nam trong hi p đ nh đốếi tác kinh tếế
toàn di n ASEAN - Nh t B n, t i đ a ch https://trungtamwto.vn/chuyẽn-dẽ/4352-tom-tat-
cam-kẽt-cua-viẽt-nam-trong-hiẽp-dinh-doi-tac-kinh-tẽ-toan-diẽn-asẽannhat-ban-ajcẽp, truy
c p ngày 27/04/2021
17. www.jica.go.jp: Quan h đốếi tác Vi t Nam - Nh t B n t quá kh đếến t ng lai, ươ t i đ a
ch https://www.jica.go.jp/viẽtnam/ẽnglish/officẽ/othẽrs/c8h0vm0000cydg8v-
att/gẽnẽral_04_01_vn, truy c p ngày 27/04/2021
18. www.customs.gov.vn: Tình hình xuấết kh u, nh p kh u hàng hóa c a Vi t Nam tháng 3
và quý I/2021, t i đ a ch https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViẽwDẽtails.aspx?
ID=30710&Catẽgory=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i
%20quan&fbclid=IwAR0mz1qyHTQkCaUK52fusqDNfCwcSkFXq03aRHGigFD_Ck7SNARqNKn9
dvk, truy c p ngày 27/04/2021
19. www.hcmcpv.org.vn: Quan h đốếi tác chiếến l c sấu r ng Vi t - Nh t, t i đ a ch ượ
https://hcmcpv.org.vn/tn-tuc/quan-hẽ-doi-tac-chiẽn-luoc-sau-rong-viẽt-nhat-phat-triẽn-
toan-diẽn-1491870698?
fbclid=IwAR1WpWGm2mcML3cQyHiCv7n7HGSJcAk2q6L9Y9ohB4HdccRJKq_CqADpJVY, truy
c p ngày 27/04/2021
20. www.comtradẽ.un.org : UN Comtrade Database, t i đ a ch ỉ: https://comtradẽ.un.org/,
truy c p ngày 04/05/2021
| 1/45

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản
Họ và tên thành viên nhóm: Nguyễn Anh Tú Nguyễn Thị Hương Thảo Dương Thu Trang Lại Nguyễn Đức Giang
Lớp: CTTT (B2+B1)- 8 ngành -K65S Mã lớp: 123267
Giáo viên hướng dẫn: TÓM TẮT
Vào những năm đầu của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh
tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích
kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi
ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh
quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu
vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối
cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế… đã và
đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như
khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở nhau
những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát
triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả
khả quan đã đạt được, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số
hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai
nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt
tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản”
.
Từ khóa: hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại, quá trình phát triển MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
8
1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.1.1. Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.1.2. Đường lối Hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam 12
1.2. Khái quát về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 14
1.2.1. Giới thiệu về Nhật Bản 14
1.2.2. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 17
1.2.3. Ý nghĩa của quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VÀ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
22
2.1. Các hiệp định thương mại 22
2.1.1. Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJEPA) 22
2.1.2. Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) 23
2.1.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản 26
2.1.4. Thực trạng mối quan hệ hiện nay 29 2.2. Đánh giá 32
2.2.1. Thành tựu 32
2.2.2. Hạn chế 33
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 35
3.1. Triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 35
3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản 35
3.2.1. Giải pháp chung từ phía nhà nước 35
3.2.2. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp 37
3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản 38
3.3.1. Khuyến nghị đưa ra đối với nhà nước 38
3.3.2. Khuyến nghị đưa ra đối với các doanh nghiệp 38 KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIÊcU THAM KHẢO 41
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn kinh tế Á-Âu APEC Meeting
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương Asia - Pacific Economic AJEPA ASEAN-Japan
Hiệp định song phương ASEAN-Nhật Bản Ecomomic Partnership Agreement VJEPA Vietnam -Japan
Hiệp định song phương Việt Nam-Nhật Bản Ecomomic Partnership Agreement AJCEP
Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc FTA Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới AHTN ASEAN Harmonised Tariff
Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN Nomenclature CKD Completely Knocked Down
Xe lắp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu SL Sensitive List Danh mục nhạy cảm ODA Official Development
Hỗ trợ Phát triển Chính thức, một hình Assistance
thức đầu tư nước ngoài FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ADB ASEAN Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ 1.1: Tình hình kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát 1 7
BIỂU ĐỒ 1.2: Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Việt Nam 2 3
BIỂU ĐỒ 2.1: Bảng thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP 2 4
BIỂU ĐỒ 2.2: Bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành 2 6
BIỂU ĐỒ 2.3: Bảng thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA 2 7
BIỂU ĐỒ 2.4: Bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành của 2
Việt Nam trong Hiệp định EPA 8
BIỂU ĐỒ 2.5: Tỷ trọng xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản 2 9
BIỂU ĐỒ 2.6: Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản 3 0 BIỂU ĐỒ 2. 3 2
7: Mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang
nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết với nhau nhằm duy trì hòa bình, ổn định và cùng
nhau phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung ấy mà mối quan hệ hợp tác
toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản là một điển hình.
Nói đến Nhật Bản, chúng ta đều nghĩ đến một đất nước hùng mạnh về kinh tế, đa
dạng về văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh và người dân thân thiện, là một trong những
nước viện trợ vốn ODA và là nhà đầu tư lớn nhất cho Việt Nam trong những năm gần đây là
cường quốc luôn ủng hộ Việt nam trên các diễn đàn chính trị, kinh tế thế giới..., đã góp phần
không nhỏ trong việc giúp Việt Nam trên bước đường hội nhập và phát triển kinh tế, tái hòa
nhập với cộng đồng quốc tế.
Ngày nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước sang một trang mới, là
mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Việt
Nam và Nhật Bản cùng hướng đến một mục đích chung, cùng hợp tác phát triển, cùng phấn
đấu vì nền hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Nhật
Bản trong giai đoạn này, nhóm tác giả quyết định chọn “Thực trạng và giải pháp phát triển
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích của đề tài
Nhóm tác giả mong muốn nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Nhật Bản trong những năm qua, từ đó thấy được thực trạng, những triển vọng của hai nước
đồng thời đưa ra những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật
Bản. Cụ thể là về quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản cùng với những tác
động kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tiếp cận của đề tài: Tiếp cận từ góc độ của kinh tế chính trị.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đề tài sử dụng bao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở đầu và kết luận, bài
nghiên cứu bao gồm 3 chương như sau: -
Chương 1: Khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. -
Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2010 đến nay. -
Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Ở Việt
Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên
1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản
nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu
này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn
cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang
mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng
lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.
Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế
giữa các nền kinh tế lại với nhau.Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960
và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh
tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường
từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc
đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế
kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo Giáo trình Kinh tế quốc tế thì Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế
của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ
giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói cách
khác, Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự
nguyện tham gia vào các định chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa
thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.(theo NXB Đại học kinh tế quốc dân ,xuất bản năm 2019)
Từ những quan điểm trên về Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đưa ra khái niệm tổng
quát như sau: “Chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính
của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết
quốc tế.Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp
tham gia vào quá trình hội nhập”. 1.1.1.2. Tính chất
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các
cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
Theo Manfred B. Steger thì toàn cầu hóa là “chỉ một tình trạng xã hội được tiêu biểu
bởi những mối hỗ trợ liên kết toàn cầu chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường và
các luồng luân lưu đã khiến cho nhiều biên giới và ranh giới đang hiện hữu thành không còn thích hợp nữa”.
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng. Toàn cầu hoá
diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v...trong đó, toàn cầu hoá
kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy
toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua
mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự
vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này
được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng
vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành tất yếu khách quan:
(1) Toàn cầu hóa kinh tế là sản phẩm của phân công lao động quốc tế nhưng mặt khác
nó đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc
tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành
một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
(2) Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn
cầu, thương mại quốc tế được mở rộng chưa từng thấy, đầu tư trực tiếp, chuyển giao công
nghệ, truyền bá thông tin, lưu động nhân viên, du lịch…đều phát triển rất mạnh, kết hợp với
nhau để hình thành một hệ thống thị trường thế giới phát triển.
Trong điều kiện đó, nếu không tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không
thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cách thức thích ứng trong phát triển của các nước trong
điều kiện toàn cầu hóa gắn với nền kinh tế thông tin. Cách mạng công nghiệp nói chung, đặc
biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội để các quốc gia đang phát triển có thể nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển; là công cụ, phương tiện hữu
hiệu để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Để tận
dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực thực sự cho sự
phát triển kinh tế, xã hội và con người thì không còn cách nào hơn là phải tích cực tham gia
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1.3.Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bước xây dựng một nền kinh tế mở, gắn kết
nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và thế giới, là xu thế khách quan không một
quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Hội nhập không phải là một hiện tượng mới. Tuy nhiên,
đến quá trình toàn cầu hóa mới từ những thập niên 80 trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế
mới trở thành một trào lưu, cuốn hút sự tham gia của tất cả các nước. Hội nhập kinh tế quốc
tế được thúc đẩy bởi yếu tố chính sau:
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, những nước có tiềm lực khoa
học công nghệ yếu phải liên kết với nhau hoặc liên kết với những nước có tiềm lực khoa học
công nghệ lớn để phát triển ,học hỏi.Không chỉ có vậy, những tác động tích cực của cuộc
cách mạng khoa học-công nghệ đối với sản xuất và phát triển là rất lớn ,đòi hỏi các nước
phải cùng hợp tác để tạo ra những phát minh ,sáng kiến thiết thực nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả.
Do tác động của toàn cầu hóa kinh tế, bắt buộc tất cả các nước phải bắt tay với nhau
tạo thành 1 chuỗi liên kết liên tục về khoa học, chính trị, văn hóa xuyên biên giới, xuyên lục
địa.Với những lợi ích kinh tế, cơ hội rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các
quốc gia mà quá trình toàn cầu hóa mang lại , không một quốc gia nào muốn đứng ngoài cuộc.
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế
Phân công lao động quốc tế là sự phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi
thế giới, được hình thành khi sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc
gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển
và bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế bao gồm:
(1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc gia phải dựa
vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá sản xuất, phát huy lợi thế so
sánh và điều kiện địa lí của mình.
(2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình
độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền thống sản xuất, lực lượng sản xuất.
(3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ kinh tế -
xã hội của đất nước. Phân công lao động quốc tế chính là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và toàn cầu hóa kinh tế
đã dẫn đến phân công quốc tế mới về lao động. Nếu phân công quốc tế "cũ" về lao động, các
nước, các khu vực kém phát triển được sát nhập vào nền kinh tế thế giới chủ yếu với tư cách
là nhà cung cấp khoáng sản và nông sản thì trong phân công lao động quốc tế mới có sự
chuyển dịch không gian của các ngành công nghiệp sản xuất từ các nước tư bản tiên tiến sang
các nước đang phát triển. Không gian phân công lao động không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia.
Sự phát triển của phân công lao động quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước ngày
càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành các mối quan hệ vừa lệ thuộc, vừa tương
tác lẫn nhau trong một chỉnh thể khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế chung của thế giới.
1.1.1.4 . Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập kinh tế
quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh
tế được chia thành năm mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi
(PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị
trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ.
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc
tế. dịch vụ thu ngoại tệ…
Ngoại thương:
Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ
(hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn: tăng
tích luỹ cho nền kinh tế nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong trao
đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; “điều tiết thừa thiếu” trong mỗi nước;
nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng
cao đời sống của người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới như: tốc độ tăng trưởng
ngoại thương nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân; tốc độ tăng trưởng hàng
hóa vô hình nhanh hơn so với hàng hóa hữu hình, tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô
giảm trong khi dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh. Các điều kiện
thương mại, thanh toán, thuế quan cũng có thay đổi lớn do thực hiện các cam kết quốc tế của
các nước thành viên trong các tổ chức thương mại quốc tế.
Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ
Xí nghiệp chung hay hỗn hợp là kiểu tổ chức xí nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và tổ
chức tài chính - tín dụng... tồn tại một cách phổ biến ở nhiều nước. Về mặt pháp lý, xí nghiệp
chung thường được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Các xí nghiệp này thường được
ưu tiên xây dựng ở những ngành kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế hàng
nhập khẩu và trở thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi hay tạo điều kiện cho nhà nước tiết kiệm ngoại tệ.
Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo quy trình công nghệ là hình
thức hợp tác sản xuất trong đó mỗi bên chịu trách nhiệm sản xuất một bộ phận hay chi tiết
sản phẩm trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng.
Hợp tác khoa học công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, như trao đổi tài
liệu kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,
phối hợp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và người lao động...
Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm mục
đích sinh lợi. Có hai loại hình đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII).
Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền
sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực
tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết
quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: người đầu tư tự lập ra xí
nghiệp mới; mua hoặc liên kết với xí nghiệp nước ngoài; đầu tư mua cổ phiếu; hợp tác kinh
doanh trên cơ sở hợp đồng; xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất
định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung; xí nghiệp
100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), BTO, BT...
Thông qua các hình thức trên mà các khu chế xuất, khu công nghiệp mới, khu công nghệ
cao... được hình thành và phát triển.
Đầu tư gián tiếp (Lênin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay) là loại hình đầu tư mà quyền
sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức là người có vốn không trực tiếp tham gia vào
việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay)
hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần), hoặc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu cho vay ưu đãi).
Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế: Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người. Kinh tế càng
phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng
vì thu nhập của con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn.
Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá và hành khách giữa
hai nước hoặc nhiều nước. Vận tải quốc tế sử dụng các phương thức như: đường biển, đường
sắt, đường bộ (ô tô), đường hàng không... trong các phương thức đó, vận tải đường biển có
vai trò quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, lại có nhiều hải cảng thuận tiện
cho vận tải đường biển nên có thể phát huy thế mạnh của mình thông qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế.
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ: Việt Nam với dân số trên 90 triệu người,
kinh tế chưa phát triển, là một nước có thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động
mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Xuất khẩu lao động góp phần thu được lượng
ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho ngân sách nhà nước; người lao động
được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát
triển. Khi hết hạn hợp đồng về nước, sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng; góp phần
giải quyết việc làm, giảm được tỷ lệ thất nghiệp.
1.1.2. Đường lối Hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sơ lược về quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thông qua các kỳ đại hội:
Tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành
một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều
khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Đối với một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt
Nam tại thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các
nước khác trong khu vực và trên thế giới, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục hạn
chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước. Nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, trong suốt thời gian qua, Đảng đã nhất quán chủ trương
phải tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ
những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng
rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với
các nước khác”. Đây chính phương hướng trước tiên nhất khởi đầu cho các chủ trương tiếp
theo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các
quốc gia, các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập
trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.
Đại hội IX của Đảng đã đánh dấu lần đầu tiên Đảng ta đặt trọng tâm chủ trương “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
Theo đó, trong những năm qua, việc hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp
định thương mại tự do (FTA) luôn được đặt ra trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và
Chính phủ như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hô – i nhâ – p kinh
tế quốc tế, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam
là Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về
hội nhập quốc tế, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
Hành Trung ương Đảng Khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới, và gần đây nhất là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
Chủ trương của Đảng:
Trong các Nghị quyết và Chỉ thị nêu trên, quan điểm chỉ đạo, chủ trương lớn được
Đảng và Chính phủ quán triệt về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập vào các FTA là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát
triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một
chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và
năng lực của đất nước.
Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với
chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới,
tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu vực và đa phương.
Thứ tư, xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với
các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý,
phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp
bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Thứ năm, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có
tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan
hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác.
Thứ sáu, chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng
trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa
bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tham gia xây dựng
Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do
ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố
quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra về hội
nhập kinh tế quốc tế, ta đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương
và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM), trở thành thành viên
của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế là một hướng đi đúng
đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng đã lựa chọn, thể hiện một sự thay đổi thức thời trong tư
duy và bắt kịp với xu thế của thời đại. Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. Việc thực
hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói
riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia
tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải
thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là minh chứng rõ
nét nhất cho con đường đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn.
1.2. Khái quát về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
1.2.1. Giới thiệu về Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản năm 1990 với sự xuất hiện của khái niệm kinh tế
bong bóng Nhật Bản được bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 và thực sự khủng
hoảng tài chính ở cực điểm năm 1997-1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nền kinh tế thực
của khủng hoảng tài chính Nhật Bản những năm 1990 chỉ giới hạn ở trong nước.
Biểu đồ 1.1. Tình hình kinh tế Nhật Bản trong thập niên mất mát
(Nguồn: https://anbvietnam.vn)
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1990 có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền
kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, nó vừa là một yếu tố để cho Nhật Bản nhận thấy được
những thiếu sót của mình trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước và đồng thời chỉ ra được
những nguyên nhân của sự thất bại một cách rõ ràng nhất. Từ đó chính phủ Nhật có căn cứ để
xác định và ban hành những chính sách phù hợp hơn, vực dậy nền kinh tế đang tụt dốc và tiến
tới sự phát triển như ngày nay. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ được sự thay đổi diện mạo của
kinh tế Nhật Bản (phục hồi, rơi vào khó khăn và tiếp tục vực dậy để phát triển) qua từng thời kỳ như sau:
Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải (2000 – 2005)
Trải qua một thập kỷ đầy khó khăn với đất nước Nhật Bản thì bước sang một thập kỷ
mới và cũng là khỏi đầu của một thiên niên kỷ mới, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản trong thời
điểm này vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.
Chủ yếu khó khăn của thời kỳ này là những khoản nợ khó đòi và sự khủng hoảng
trong mô hình phát triển của Nhật. Vào năm 2001, thủ tướng Nhật Bản là Koizumi đã lập tức
tiến hành việc giải quyết những khoản nợ khó đòi này bằng rất nhiều những biện pháp khác
nhau. Có thể nêu ra một số những biện pháp mà chính phủ Nhật sử dụng như: xóa nợ, sáp
nhập và mua lại các ngân hàng cũng như những tổ chức tài chính làm ăn thua lỗ. Thực hiện
chủ trương cải cách cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
Giai đoạn suy thoái nghiêm trọng (2006 – 2010)
Giai đoạn này tỷ lệ lạm phát cơ bản tại Nhật đã tăng lên mức 1,2% và cũng chính là
mức tăng mạnh nhất tính từ năm 1998. Có rất nhiều những công ty đã rơi vào tình trạng phá
sản do giá nguyên liệu và năng lượng tăng, tỷ giá đồng nội tệ cao và sự thay đổi điều luật
cũng như những tiêu chuẩn về xây dựng đã làm cho hoạt động trong lĩnh vực này bị đóng băng.
Đầu tháng 3 năm 2006, trái phiếu cho các món nợ 10 năm của chính phủ Nhật đã tăng
lên mà vẫn chỉ trả 1,65% một năm trong khi đó, khoản công trái tương tự của chính phủ Mỹ trả tới 4,75%.
Từ đây cũng diễn ra một loạt những hệ quả nghiêm trọng khác tác động vào tổng thể
nền kinh tế Nhật Bản thời điểm đó. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhưng vẫn thiếu hụt lao động
có trình độ chuyên môn cao, nhất là những lao động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Xuất
hiện tình trạng có nhiều công ty phải đi nhập khẩu lao động từ nước ngoài. Đây cũng là thời
điểm diễn thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giai đoạn phục hồi của tình hình kinh tế Nhật Bản (từ 2010 đến nay)
Nhờ nỗ lực thực hiện những biện pháp chống khủng hoảng nên đến tháng 4 năm
2009, kinh tế Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy được sự dừng lại của suy thoái. Các hoạt động sản
xuất và xuất khẩu được trở lại đặc biệt phải để đến thành công và vai trò của ngành điện máy
và ô tô. Nhật Bản nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài cho các sản phẩm linh kiện và phụ tùng.
Sự hồi phục kinh tế Nhật Bản đã được phản ánh rõ nét thông qua sự tăng trưởng thị
giá chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức
24.000 Yên, đây cũng là lần đầu tiên trong khoảng 26 năm giá chứng khoán Nhật tăng đến
mức cao như vậy. Chứng tỏ đây chính là dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát ngày càng rõ
nét. Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những
nhận xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một
lần nữa được tái hiện lại.
Tìm hiểu thêm về 4 vùng kinh tế Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản là chúng ta sẽ nhận ra ngay đây là một quốc đảo với nổi bật là sự
phát triển vùng kinh tế lớn. Đó là đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư và đảo Hô-cai-đô.
Vùng kinh tế thuộc đảo Hôn-su là khu vực có diện tích rộng nhất và dân số ở đây
cũng tập trung khá đông đúc. Nền kinh tế ở vùng này cũng được đánh giá là có sự phát triển
thần ký nhất. Có thể kế đến những trung tâm công nghiệp lớn ở đảo này như Tô-ki-ô, I-ô-cô-
ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên một chuỗi đô thị lớn hàng đầu Nhật Bản.
Vùng kinh tế thuộc đảo Kiu-xiu chủ yếu tập trung phát triển các ngành thuộc công
nghiệp nặng. Nơi đây cũng không thiếu các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-
xa-ki. Khu vực miền Đông Nam của đảo này trồng rất nhiều cây công nghiệp và rau quả.
Vùng kinh tế Xi- cô-cư nổi tiếng với hoạt động khai thác quặng đồng. Tuy nhiên
ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Ở đây cho trung tâm Cô-chi vừa có sự phát triển
tốt hơn và có nhiều điều hấp dẫn dành cho bạn tận hưởng.
Vùng kinh tế Hô-cai-đô có diện tích rừng bao phủ phần lớn quần đảo này. Dân cư ở
đây thưa thớt và tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp như khai thác than, sắt, luyện
kim đen, sản xuất giấy. Các trung tâm công nghiệp: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.
Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây
Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản
từ năm 2000 đến nay nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản đang có sự suy yếu
đi. Tình trạng kinh tế tính đến tháng 3 năm 2019 đã giảm đi 0,9 điểm trong mức 99,6 điểm.
Tình trạng suy giảm này có thể là do chính sách tăng thuế tiêu thụ lên thêm 2% (từ 8% lên
10%) và vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hoạt động xuất khẩu linh kiện cũng ghi nhận sự sụt giảm như cầu trong những năm
gần đây đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc nội của doanh nghiệp.
Các ngành kinh tế của Nhật Bản trong những năm gần đây
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên nhất là tài nguyên cho ngành nông nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi nhưng người Nhật luôn biết cách để biến đổi và áp dụng mang lại
hiệu quả cao nhất. Họ luôn áp dụng kỹ thuật, công nghệ hàng đầu cho ra năng suất cao và đảm bảo an toàn.
Chúng ta có thể kể đến những ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật Bản như: nông-lâm-
ngư nghiệp, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, ngoại thương xuất nhập khẩu,
hoạt động đầu tư, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch giải trí…
Mỗi ngành nghề đều có những thế mạnh riêng và điều quan trọng là Nhật bản luôn nỗ
lực để hoàn thiện nhất trong các ngạch, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, con người
Nhật Bản cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo không ngừng. Đó chính là điểm mấu chốt giúp
Nhật Bản có thể tồn tại, vực dậy sau khủng hoảng và có được sự phát triển của một nền kinh
tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên thì dân số Nhật Bản đang ở trong giai đoạn già
hóa và điều này là một bất lợi cho sự phát triển chung các ngành kinh tế tại Nhật. Nhưng
đồng thời nó cũng mở ra những có hội cho lao động quốc tế có thể được XKLĐ Nhật Bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.2. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên
công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản là nước tài trợ
ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ ba, thương mại lớn
thứ tư của Việt Nam. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD; nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD; xuất
khẩu đạt 14 tỷ USD. Về đầu tư trực tiếp, lũy kế đến tháng 9/2020, Nhật Bản có 4.595 dự án
FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,87 tỷ USD, đứng thứ hai trong
tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 9 tháng năm 2020, Nhật Bản có
209 dự án cấp mới, 100 dự án tăng vốn và 448 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư
là 1,73 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn
nhất, tổng giá trị vay cho đến tháng 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷ
USD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).
Biểu đồ 1.2: Số vốn và số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
(Nguồn: Biểu đồ do JETRO lập theo dữ liệu của MPI)
Ngoại trừ thời gian chịu tác động của Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1998, và
sự phá sản của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers năm 2008, kể từ năm 1993, số dự án đầu
tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng tăng lên (Biểu đồ 3). Với tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam tính đến năm 2012 là 28,7 tỷ USD, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của
Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam).
Để giúp Việt Nam xúc tiến đầu tư nước ngoài, Nhật Bản đã nhanh chóng triển khai
hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện, đường xá, cầu, cảng biển, vv…; đồng thời hỗ trợ
hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống kiểm tra, chứng nhận sản phẩm công nghiệp,… để có
thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về môi trường đầu tư. Việc các bộ luật cơ bản như Luật
Dân sự sửa đổi, Luật Tố tụng Dân sự được thông qua là những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó,
Nhật Bản cũng phát huy “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”, là diễn đàn đối thoại giữa
chính phủ và khối tư nhân, để hỗ trợ Việt Nam về phần cứng và phần mềm.
Điểm đặc biệt ở đây là tuy sự hỗ trợ được thực hiện theo kinh nghiệm của Nhật Bản,
nhưng không phải là sự vận dụng cứng nhắc theo khuôn mẫu Nhật Bản mà là dựa trên sự trao
đổi, thảo luận giữa Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra cơ chế và đường lối phù hợp với Việt Nam.
Phương thức hợp tác dựa trên sự tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa
hai nước của Nhật Bản đã mang lại kết quả là tìm ra những cơ chế phù hợp với xã hội Việt Nam.
Sự hỗ trợ theo chiến lược tổng hợp đã góp phần xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Từ năm 2014, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, hợp tác nông nghiệp có bước đột phá. Tháng 9/2015, hai bên đã ký kết
"Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản" và ký lại Tầm
nhìn chung sửa đổi vào tháng 5/2018.
Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc
Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt
Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 230.000
người. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt
Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011), Việt Nam
đã cử 470 y tá và điều dưỡng viên sang Nhật Bản; Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập
sinh kỹ năng (tháng 6/2017); Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ lao động kỹ năng đặc định
(tháng 5/2019); tiếp tục trao đổi về khả năng đàm phán Hiệp định Bảo hiểm xã hội.
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình
thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo
dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số
lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để
nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao (gồm Đại học Cần Thơ,
Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội), đang hợp tác xây
dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại
một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã
ký Biên bản hợp tác về các biện pháp giảm thiểu tình trạng du học sinh Việt Nam vi phạm
pháp luật tại Nhật Bản (tháng 10/2018).
Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và
kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày; từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực
nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã
trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản
mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực
hiện từ ngày 1/5/2005. Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều
lần (từ ngày 30/9/2014, nới lỏng hơn từ ngày 15/2/2016) và thị thực một lần (từ 20/11/2014)
cho công dân Việt Nam; đơn giản hóa thủ tục xin visa ngắn hạn dành cho người có vị trí
trong xã hội (cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước, nhân viên doanh nghiệp tư nhân, nhà tri
thức - văn hóa) từ ngày 1/3/2019.
Ngày 19/6/2020, Chính phủ hai nước ra thông cáo báo chí về việc Việt Nam và Nhật
Bản nhất trí sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước. Ngày 22/7/2020,
Nhật Bản đơn phương áp dụng quy chế Residence Track cho phép nhập cảnh Nhật Bản số
lượng giới hạn (dưới 100 người/ngày) các đối tượng cư trú lâu dài tại Nhật Bản (thực tập
sinh…); từ ngày 29/7/2020, bắt đầu tiếp nhận hồ sơ cấp visa cho đối tượng này. Ngày
15/9/2020, hai nước đã mở lại đường bay thương mại (4 chuyến/tuần). Hiện các bộ, ngành
hai nước đang tích cực trao đổi về quy chế đi lại ưu tiên cho đối tượng là doanh nhân, nhà
đầu tư, chuyên gia, kỹ sư… làm việc ngắn ngày.
Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam và
Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác. Trong đó các cặp quan hệ hợp tác tiêu biểu: Thành
phố Hồ Chí Minh – Osaka; Thành phố Hồ Chí Minh – Nagano; Đà Nẵng – Sakai; Hà Nội –
Fukuoka; Đà Nẵng – Yokohama; Thành phố Hồ Chí Minh – Yokohama; Đồng Nai – Hyogo;
Bà Rịa - Vũng Tàu – Kawasaki; Phú Thọ - Nara; Huế - Kyoto; Hưng Yên – Kanagawa; Hải
Phòng – Niigata; Nam Định – Miyazaki; Quảng Nam – Nagasaki; Cần Thơ – Hyogo.
Từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến quan hệ đối tác chiến lược sâu
rộng Việt – Nhật trên nhiều lĩnh vực. Hai nước đã phải hủy, hoãn một số hoạt động đối ngoại.
Hợp tác lao động, du lịch chịu tác động, lượng khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam 5
tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 200.346 người, đứng thứ tư (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga),
giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tháng 4 và tháng 5 không có trao đổi khách
du lịch do các biện pháp hạn chế đi lại. Việc phái cử lao động Việt Nam sang Nhật Bản tạm
thời bị gián đoạn do hai nước áp dụng biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh.
Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức. Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Suga Yoshihide (12/10/2020),
điện đàm 2 lần với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (ngày 4/5 và 4/8/2020). Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh 2 lần điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi
Toshimitsu (tháng 3 và 6/2020); hai bên phối hợp lập trường tại Hội nghị đặc biệt ASEAN +
3 về ứng phó với dịch COVID-19 (ngày 14/4/2020). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần
gửi Thư và Điện thăm hỏi tới Thủ tướng Abe Shinzo. Chính phủ và Quốc hội Việt Nam hỗ trợ
tổng cộng 1.190.000 khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản. Chính phủ Nhật
Bản đã hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế thông qua hợp tác song phương cũng như qua các tổ
chức quốc tế, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ theo nhu cầu của Việt Nam; đưa công dân
Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản vào đối tượng được cấp khoản
tiền hỗ trợ 100.000 Yên/người (khoảng 950 USD).
Một số địa phương của Việt Nam chủ động hỗ trợ Nhật Bản đối phó với dịch bệnh.
Việt Nam cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gần 600 chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật
Bản quay trở lại Việt Nam làm việc; đón hơn 5.100 công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Nhật Bản về Việt Nam.
Việc đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm chính thức Việt Nam lần này là
cơ hội khẳng định với cộng đồng quốc tế về một Việt Nam an toàn, hiệu quả trong đối phó
dịch COVID-19, đồng thời đề cao thành tựu đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao vị
thế quốc tế, triển khai đường lối đối ngoại, quyết tâm hội nhập quốc tế của Việt Nam.
1.2.3. Ý nghĩa của quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Với đặc điểm trình độ kinh tế và thế mạnh hàng hóa khác biệt, cơ cấu mặt hàng của
hai nước có sự bổ sung cho nhau, theo đó, Nhật Bản có thế mạnh về các mặt hàng công nghệ
cao, máy móc thiết bị trong khi Việt Nam có lợi thế về nhóm hàng nông lâm thủy sản và công
nghiệp nhẹ. Sự bổ sung đó giúp quan hệ thương mại tạo thế đôi bên cùng có lợi, hạn chế cạnh
tranh trực tiếp và dễ tìm được tiếng nói chung hơn trong các thỏa thuận thương mại.
Với Việt Nam, việc hợp tác với Nhật Bản tạo điều kiện xuất khẩu các mặt hàng sang 1
thị trường lớn khó tính, đồng thời tạo cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam,
góp phần phát triển kinh tế, trình độ khoa học công nghệ, kĩ thuật, ứng phó với biến đổi khí
hậu.Ngoài ra, quan hệ thương mại với Nhật Bản giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt ,tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các mô hình kinh tế giữa 2 bên.
Với Nhật Bản, việc hợp tác với Việt Nam là 1 bước đi quan trọng trong chính sách
đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Đồng thời, mở rộng, tăng cường
mối quan hệ với các nước Đông Nam Á thông qua Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ổn định
của khu vực và thế giới, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT
NAM VÀ NHẬT BẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
2.1. Các hiệp định thương mại
2.1.1. Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJEPA)

Là Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, VJEPA được ký kết
25/12/2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận
song phương mang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây
dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu ngay khi hiệp
định có hiệu lực (2009) và kéo dài 18 năm (kết thúc 2026).Các mặt hàng được cắt giả xuống
0% tập trung vào các năm 2019 và năm 2025.Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ
thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
Về mức cam kết chung trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam
cam kết tự do hóa đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do
hóa đối với 94,53% kim ngạch thương mại.
Vào năm cuối của lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện hiệp định, Việt Nam
cam kết tự do hóa đối với 92,95% kim ngạch thương mại.
Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên ASEAN Harmonised
Tariff Nomenclature 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng thuế.
Số dòng thuế còn lại là các dòng thuế ô tô chưa lắp ráp và các dòng thuế không cam
kết cắt giảm.Theo VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt
Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018.
Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức
cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.Đến năm 2026, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ
bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn
chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu
của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Thực hiện theo lộ trình đã cam kết, ngày 14/2/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông
tư số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo VJEPA
giai đoạn 2015 – 2019. Theo đó, kể từ ngày 1/4/2015 sẽ có thêm 150 dòng hàng được cắt
giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu
lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.
Thuế quan được cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính,
sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây
là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong
nước chưa đáp ứng được, trong đó nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) 0%.
Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng
sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%. Với các ưu đãi như vậy, hàng Việt sẽ có cơ hội lớn để
thâm nhập thị trường Nhật Bản, đặc biệt là các sản phẩm nông, thủy sản và hàng dệt may.
Tuy nhiên, dù được ưu đãi về thuế, song Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ
hội này không phải là chuyện dễ bởi Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất
thế giới với tiêu chuẩn kỹ thuật cao và quy trình nghiêm ngặt.
Các Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thường
xuyên cập nhật thông tin, nắm rõ lộ trình cắt giảm thuế của từng mặt hàng Để có thể hưởng
được những lợi thế đó, các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ nội dung của hiệp định, từng
điều khoản đối với lĩnh vực mình quan tâm.
Phải tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm sẽ xuất sang Nhật Bản, chẳng hạn
thủy sản phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời phải có giá cạnh tranh
với doanh nghiệp các nước khác, đồng thời để các Doanh nghiệp tận dụng VJEPA nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh, cần sự chung tay của rất nhiều các đơn vị liên quan, đòi hỏi sự phối
hợp đồng bộ từ Chính phủ, các cơ quan chức năng, ngân hàng và từ chính bản thân các
Doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu hội nhập.
2.1.2. Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP)
ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào tháng 4 năm 2008.
Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa
ASEAN và Nhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực.
Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Đến tháng 7 năm 2009, các nước
Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản đã thông qua Hiệp định AJCEP.
Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản có cách tiếp cận hoàn
toàn khác so với đàm với trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc,
ASEAN-Hàn Quốc, đó là được kết hợp giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương.
Việt Nam cùng với các nước ASEAN 6 đã tiến hành đàm phán với Nhật Bản trong cả hai
khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Một số nét chính khi Nhật Bản thúc đẩy việc đàm
phán trên cả hai kênh này:
(1) Tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do với ASEAN với mục tiêu biến
ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản
xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN.
(2) Tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể.
(3) Tự do hoá 90%kim ngạch trong vòng 10 năm(kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản 2006)
(4) Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ASEAN- Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ
thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục
nhạy cảm.Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP theo từng năm
trong Lộ trình có chiều hướng giảm.
Về lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định:
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN
2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại là các dòng
thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
(1) Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số
dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối
với 26,3% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối
với 33,8% dòng thuế. Vào năm 2023 và 2024 (sau 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định)
cam kết xoá bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm
2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
(2) Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức
thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025.
(3) Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế
suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023).
(4) Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong
cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
(5) Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế. Tỷ lệ dòng Tỷ lệ kim Phân loại thuế (%) ngạch (%) Trong vòng 10 năm 62,2 65,1 Trong vòng 15 năm Danh mục xóa 25,7 13,8 bỏ thuế quan Trong vòng 16 năm 0,7 0,3 Tổng 88,6 79,2 Danh mục nhạy
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2025 0,6 2,1 cảm-không xóa
Thuế giảm xuống 50% vào năm 2023 0,8 0,2
X giữ nguyên mức thuế suất cơ sở 3,3 5,3 bỏ thuế quan Tổng 4,8 7,6 Danh mục loại Không cam kết 6,0 13,3 trừ Danh mục CKD ô tô Không cam kết 0,6 0,0 Tổng 100 100
Bảng 2.1. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP (Nguồn: trungtamwto.vn)
(Danh mục phân loại trên được phân tích theo số liệu trong Biểu cam kết của Việt Nam dựa
trên AHTN 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008)
Mức thuế suất khẩu cam kết:
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 và kết
thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và
2024.Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công
nghiệp. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện,
máy móc cơ khí, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào
năm 2008 (ngay khi Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.468 dòng thuế được xoá bỏ thuế
quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,6%, còn lại là các mặt hàng
nông nghiệp. Sau 10 thực hiện Hiệp định (năm 2018) sẽ có khoảng 5.846 số dòng thuế được
xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 91,2%. Kết thúc lộ trình
giảm thuế (năm 2025), tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan sẽ lên đến 8.321 dòng, các
mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập
trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp. Ngành 2008 2018 2025 Nông nghiệp 127 505 1.129 Cá và sản phẩm cá 1276 8 157 Dầu khí 0 1 9 Gỗ và sản phẩm gỗ 86 291 502 Dệt may 18 6631 893 Da và cao su 23 153 238 Kim loại 273 640 8845 Hóa chất 640 1.171 1.376 Thiết bị vận tải 85 186 235 Máy móc cơ khí 220 553 725 Máy và thiết bị điện 709 1.075 1.261 Khoáng sản 48 262 350 Hàng chế tạo khác 233 370 601 Tổng 2.468 5.846 8.321
Bảng 2.2. Bảng phân tán số dòng thuế xóa bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam theo
Hiệp định AJCEP (Nguồn: trungtamwto.vn)
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
ASEAN-Nhật Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ
thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục
nhạy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5%/50%
vào năm 2025/2023…). Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP
theo từng năm trong lộ trình có chiều hướng giảm dần.
2.1.3. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007.
Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định EPA vào ngày 25/12/2008.
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Cũng như Hiệp định AJCEP, đây là một Hiệp
định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
a. Cam kết trong Thương mại dịch vụ
Nhìn chung, mức cam kết chi tiết Việt Nam đưa ra trong VJEPA hầu như không khác
với cam kết gia nhập WTO. Chỉ có sự khác biệt trong phần quy định chung về chương dịch
vụ trong cả Hiệp định VJEPA trong đó đáng chú ý có một số điểm mới liên quan đến các định
nghĩa, mức độ bảo hộ cạnh tranh (trong dịch vụ viễn thông...)
b. Cam kết trong lĩnh vực lao động
Ngoài các cam kết theo WTO, hai bên đồng ý tiếp nhận khách kinh doanh, nhận y tá
nếu đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu luật pháp của nước tiếp nhận trong thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn.
Ngoài ra, Nhật Bản còn chấp nhận:
(1) Dành khoản vay ODA lãi suất ưu đãi cho Việt nam đào tạo mỗi năm 200- 300 y tá
Việt Nam tại Nhật bản và cho phép y tá đào tạo tại Nhật bản được làm việc lâu dài (tới 7 năm) tại Nhật bản;
(2) Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định tay nghề cho Việt Nam, trong đó có nghề y
tá, hộ lý; hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ cho nghề y tá, hộ lý;
(3) Trong trong vòng 1 năm kể từ khi ký kết EPA, sẽ nối lại đàm phán về di chuyển
lao động với Việt Nam để cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, hộ lý và các ngành nghề khác.
Như vậy, trong các FTA mà Việt Nam tham gia, các cam kết về lao động chủ yếu liên
quan đến phương thức 4, di chuyển thể nhân (Mode 4) trong thương mại dịch vụ. Việc đàm
phán và mức độ cam kết nói chung dựa trên nền cam kết trong WTO với một số bổ sung
không lớn. Những kết quả đạt được trong đàm phán về di chuyển lao động nói chung còn rất
khiêm tốn, việc triển khai thực hiện các cam kết đã đạt được vẫn còn có nhiều thách thức phía trước.
c. Cam kết trong Thương mại hàng hóa ♦ Về mức cam kết chung
Trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối
với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53%
kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện
Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại. ♦ Danh mục cam kết
Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong
đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô
và các dòng thuế không cam kết cắt giảm, cụ thể:
Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số
dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối
với 27,5% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối
với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực
hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng.
Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan
chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
Danh mục nhạy cảm thường: chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất
cơ sở và xuống 5% vào năm 2024/2006.
Danh mục nhạy cảm cao: chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao
(giảm xuống 50% vào năm 2025).
Danh mục không xoá bỏ thuế quan: thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ
trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất cơ sở và được đàm phán sau 5
năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.
Danh mục loại trừ: chiếm 4,6% số dòng thuế. Phân loại
Tỷ lệ kim ngạch (%) Danh mục xóa bỏ thuế Trong vòng 10 năm 87,6 quan Trong vòng 12 năm 2 Trong vòng 15 năm 2,8 Trong vòng 16 năm 0,5 Tổng 92,9 Danh mục nhạy cảm-
Thuế giảm xuống 5% vào năm 2023 0,5
không xóa bỏ thuế quan Thuế giảm xuống 5% vào năm 2026 1,8
Thuế giảm xuống 50% vào năm 2024 0,1
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở 3,2
T/suất giữ nguyên mức t/suất cơ sở và 0
được đàm phán lại sau 5 năm Tổng 5,6 Danh mục loại trừ Không cam kết 1,5 Danh mục CKD ô tô Không cam kết 0 Tổng 100
Bảng 2.3. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong EPA (Nguồn: trungtamwto.vn)
♦ Mức thuế suất cam kết:
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA sẽ bắt đầu từ năm 2009 và kết
thúc vào năm 2026. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và
2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy:
vào năm 2009 (năm dự kiến Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.586 dòng thuế được xoá bỏ
thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%, còn lại là các mặt
hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) có khoảng 6.996 số dòng
thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 90,1%. Đến
năm 2025, tổng số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan lên đến 8.548 dòng, các mặt hàng công
nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các
ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp. Ngành 2009 2019 2025 Nông nghiệp 134 592 157 Cá và sản phẩm cá 6 45 262 Dầu khí - 9 9 Gỗ và sản phẩm gỗ 86 426 502 Dệt may 59 893 1378 Da và cao su 23 167 899 Kim loại 281 863 601 Hoá chất 696 1280 965 Thiết bị vận tải 85 222 360 Máy móc cơ khí 220 628 731 Máy và tiết bị điện 709 1.160 1.283 Khoáng sản 54 274 1.129 Hàng chế tạo khác 233 437 272 Tổng 2.586 6.996 8.548
Bảng 2.4. Bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt
Nam trong hiệp định EPA (Nguồn: trungtamwto.vn)
Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam-Nhật Bản (Biểu EPA) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất
cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm (áp
dụng thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5% (2024/2026) hoặc
50% (2025)…. Chính vì vậy, mức thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu EPA theo từng
năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm dần.
2.1.4. Thực trạng mối quan hệ hiện nay Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng Tỷ trọng Năm từ Việt Nam từ Nhật Bản (tổng tỷ trọng (tổng tỷ trọng sang Nhật vào Việt Nam xuất nhập của xuất nhập của Bản(tỷ đô) Nhật Bản) Việt Nam) (tỷ đô) 2010 7,7 9 1,14%(1463,7) 10,63%(157) 2011 11 10,4 1,27%(1678,4) 10,51%(203,6) 2012 13 11,6 1,46%(1684,6) 10,78%(228,2) 2013 13,5 11,5 1,61%(1548,1) 9,4%(264) 2014 14,6 12,8 1,82%(1502,3) 9,2%(298) 2015 14,4 14,4 2,3%(1250,3) 8,8%(327,7) 2016 14,6 15 2,3%(1251,8) 8,42%(351,5) 2017 16,8 16,6 - 7,79%(428,3) 2018 18,8 19 - 7,86%(480,4) 2019 20,4 19,5 2,79%(1426,4) 7,7%(518) 2020 19,2 20,3 - 7,26%(543,9)
Bảng 2.5. Tỷ trọng xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản tăng liên tục với mức tăng trưởng ổn định từ
2010 đến 2020 tuy chỉ có năm 2015 và 2020 đà tăng bị chững lại, đồng thời, sự chênh lệch
giữa xuất và nhập của 2 nước có xu hướng càng ngày càng giảm, cán cân thương mại dần trở
nên cân bằng.Điều này cho thấy sự cân bằng trong trao đổi thương mại giữa 2 nước cũng như
mức độ giao thương ngày càng phát triển và thể hiện 1 tiềm năng to lớn trong việc tiếp tục
hợp tác kinh tế sâu rộng giữa 2 bên .Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất nhập khẩu của 2 nước có sự
chênh lệch nhất định đến từ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế .Không chỉ có vậy , tỷ
trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản cũng có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm.Với
Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Nhật Bản giảm dần từ từ xuyên suốt 2010
cho đến nay, cho thấy sự đa dạng hóa các đối tượng trao đổi thương mại của Việt Nam ,phù
hợp với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng theo chủ trương của Đảng, Nhà Nước. Ngược lại,
với Nhật Bản, tỷ trọng trao đổi thương mại với Việt Nam ngày càng tăng cho thấy Việt Nam
đang dần trở thành 1 đối tác tin cậy, quan trọng ,có chỗ đứng với 1 trong những nền kinh tế
hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định của Việt Nam trên thương trường quốc tế S Kim ngạch (USD) T HS Hàng hóa T 2010 2013 2016 2019 Hàng điện 1 ‘85 1,407,499,050 2,383,665,630 4,178,685,500 6,215,700,612 tử 2 ‘62 Quần áo và 31,222,990 36,399,435 12,813,322 8,774,771 phụ kiện (không dệt kim) Quần áo và 3 ‘61 phụ kiện 1,231,930 1,539,839 3,815,338 2,722,690 (dệt kim) 4 ‘03 Thủy sản 25,188,250 57,194,195 73,003,577 136,177,561 Động cơ và 5 ‘84 thiết bị cơ 2,134,784,440 2,263,198,125 2,789,144,584 2,801,336,184 khí Nguyên liệu 6 ‘27 83,809,480 71,697,248 67,462,075 89,015,384 hóa thạch Gỗ và sản 7 ‘44 4,503,550 5,128,764 7,115,653 6,938,906 phẩm gỗ Giày dép và 8 ‘64 2,068,970 1,769,549 3,605,253 5,723,353 linh kiện 9 ’94 Đồ nội thất 15,792,310 12,601,665 34,915,066 43,245,468 1 Sản phẩm ‘39 789,062,490 951,090,337 1,011,119,699 1,418,570,942 0 nhựa
Bảng 2.6. Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào Nhật Bản
(Nguồn: tổng hợp từ UN Comtrade)
Trong giao dịch thương mại quốc tế, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các sản
phẩm truyền thống thuộc các lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản và các ngành sử dụng nhiều sức
lao động. Trong đó, tám sản phẩm liên quan đến nhóm sử dụng nhiều lao động (‘62, ‘61, ‘03,
‘64, ‘94) và tài nguyên (‘27, ‘44, ‘94) và hai sản phẩm liên quan đến công nghệ là hàng điện
tử (85) và động cơ, thiết bị cơ khí (84).
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản tăng đều qua các năm. Dù các nhóm sản phẩm sử dụng nhiều lao động và tài nguyên
chiếm phần thông trong các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, các sản phẩm liên
quan đến công nghệ đều chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam sang Nhật Bản. S HS Hàng hóa Kim ngạch (USD) T 2010 2013 2016 2019 T Máy móc 1 ‘84 và thiết bị 634,337,182 853,354,928 1,126,520,431 1,370,418,585 cơ khí Máy móc, 1,836,492,487 2,258,478,637 3,456,443,686 5,221,942,183 2 ‘85 thiết bị điện 3 ‘72 Sắt thép 30,985,397 86,028,825 57,164,987 162,064,395 Động cơ 4 ‘87 278,049,115 400,512,753 491,551,462 581,689,009 và thiết bị Nhựa 194,683,784 5 ‘39 403,112,075 576,229,219 882,702,887 nhiên liệu Hàng hóa 6 ‘99 không 149,376,360 145,469,317 152,078,665 254,302,082 phân loại Thiết bị y 7 ‘90 231,721,738 263,956,401 324,871,502 416,207,758 tế Sợi 8 ‘54 filaments 8,369,778 15,356,145 24,238,335 44,993,547 nhân tạo Cao su và 9 ‘40 66,707,122 97,068,311 134,024,876 205,527,681 sản phẩm 1 Sản phẩm ‘73 69,672,807 114,090,921 212,610,539 378,485,734 0 từ sắt thép
Bảng 2.7. Mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam từ Nhật Bản
(Nguồn:tổng hợp từ UN Comtrade)
Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản được phản ánh trong bảng 3.3 với
những đặc điểm sau: Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tập trung vào máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải và chúng đều tăng dần theo từng giai đoạn; trừ sắt thép và hàng
hóa không phân loại có kim ngạch tăng giảm bất thường. Trong đó, một vài sản phẩm có kim
ngạch cao vượt trên mốc hàng tỉ USD (‘84,’85). Thứ hai, các cụm sản phẩm liên quan tới
thực phẩm, nông sản, nhiên liệu chiếm tỉ lệ rất nhỏ hoặc hoàn toàn không tồn tại trong cơ cấu
nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
Hầu hết sản phẩm NK của Việt Nam gắn với nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước với các mặt hàng: máy móc, thiết bị vận tải hay nguồn đầu nguyên
liệu đầu vào, do vậy cơ cấu nhập khẩu đã phản ánh được xu hướng nhập khẩu của Việt Nam
từ Nhật Bản trong các giai đoạn kể trên. 2.2. Đánh giá 2.2.1. Thành tựu
Trong giai đoạn năm TK 1992 - 2011, tổng kim ngạch viện trợ của Nhật Bản cho Việt
Nam lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 415 nghìn tỷ VNĐ, 19,7 tỷ USD).
Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các nhà tài
trợ quốc tế dành cho Việt Nam.
Cải tạo, xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu: Tính đến nay, kể cả
những công trình đang thi công, NB đã hỗ trợ VN cải tạo và xây dựng tổng cộng 3.309 km
đường bộ và 287 cây cầu. Đặc biệt, NB đã hỗ trợ VN cải tạo và xây dựng 650 km quốc lộ,
tương đương 70% trong hệ thống đường cao tốc quốc gia của Việt Nam.
Hỗ trợ nâng cấp 3 bệnh viện trọng điểm và sản xuất vắc xin: Chất lượng ngành y tế
được nâng cao thông qua hỗ trợ nâng cấp ba bệnh viện trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung,
Nam là Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM;
xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi; đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng các nhà máy phát điện với tổng công suất 4.500 MW: Nhật Bản đã và đang
hỗ trợ cho nguồn điện có tổng công suất 4.500 MW (bằng 14% tổng công suất phát điện cả
nước), gồm cả các công trình đang được thi công; xây dựng các trạm biến áp, đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành điện.
Ý nghĩa hiệu quả các hiệp định đem lại
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn
diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và
các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm
thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu (NK) giữa các nước ASEAN và Nhật Bản.
Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị NK từ Nhật Bản
trong 16 năm và 69% giá trị NK trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối
với gần 94% giá trị NK từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản
ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Đã có
3.718 thương vụ xuất nhập khẩu (XNK) thông qua Hiệp định AJCEP, với kim ngạch 17 tỷ
USD, đứng đầu trong số các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại
khu vực (RTA) mà Nhật Bản đã ký kết. Trong đó, có rất nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt
Nam như dệt may, da giày, thủy sản…
Như vậy, có thể khẳng định AJCEP là một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ
thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể như:
Khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu (XK) đối với mặt hàng nông thuỷ sản. Hàng Việt
Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong XK ra thế giới. 61 mặt hàng chiếm 70% giá trị xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định AJCEP
có hiệu lực và 144 mặt hàng chiếm 83% giá trị xuất khẩu sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm.
AJCEP mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng XK cho Việt Nam vì đa số các mặt hàng
được giảm thuế nhiều nhất cung là các mặt hàng XK chủ lực sang thị trường Nhật Bản. Ngay
khi Hiệp định có hiệu lực, 95% số dòng thuế chiếm đến 94,5% giá trị XK sản phẩm công
nghiệp XK từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ có mức thuế 0%. Trong thời gian 10 năm, 98% số
dòng thuế chiếm 98% giá trị thương mại các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sẽ không bị áp thuế NK.
Tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Khi Nhật
Bản áp dụng thuế NK 0% đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam XK sang Nhật Bản, ngành
Dệt may sẽ đạt lợi ích rất lớn, vì chỉ tính riêng XK sản phẩm này đã đạt 700 triệu USD.
Các DN trong nước có cơ hội tiếp cận các máy móc, thiết bị, nguyên liệu chất lượng
cao từ Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư. Việc giảm thuế trong các nhóm
hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ là động lực quan trọng để các DN Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Nguồn vốn đầu tư ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Tính đến
năm 2012, Nhật Bản có 1113 dự dán đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 17 tỷ USD, chiếm
10,675 trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, các DN Việt Nam ngày càng
được tiếp cận với nguồn vốn ODA một cách dễ dàng hơn.
2.2.2. Hạn chế
Ngoài những lợi ích mà Hiệp định đã mang lại ở trên, thì nó cũng làm nảy sinh một số rủi ro. Cụ thể:
Khi tham gia ký kết AJCEP, Việt Nam và các nước đối tác phải cùng nhau thực hiện
cam kết giảm thuế đối với những hàng hóa nằm trong danh mục giảm thuế theo lộ trình. Khi
đó, cơ hội XK hàng hóa vào các nước thành viên của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên,
một tác động ngược lại của AJCEP là làm tăng nguy cơ nhập siêu do Việt Nam cũng phải
thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến hàng hóa trong nước phải chịu
nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hóa NK từ các nước thành viên trong AJCEP được
hưởng mức thuế ưu đãi thấp.
Việc tham gia nhiều hiệp định khác nhau sẽ dẫn tới gánh nặng về thủ tục hải quan,
quy tắc xuất xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm nguồn lực và làm tăng
gánh nặng chi phí giao dịch. Một vấn đề nảy sinh từ những khu vực thương mại tự do là cần
đảm bảo hàng hóa XK từ khu vực này được sản xuất bởi một hoặc nhiều nước thành viên chứ
không phải được sản xuất và NK từ một nước thứ 3 rồi kê khống rằng được sản xuất trong
khu vực. Để đề phòng trường hợp này, quy tắc về xuất xứ đã được xây dựng, trong đó yêu
cầu cụ thể hàm lượng giá trị được sản xuất cung cấp bởi một thành viên.Yêu cầu và thủ tục
hành chính liên quan đến quy tắc về xuất xứ khác nhau tùy thuộc vào từng hiệp định thỏa
thuận.Chính những quy tắc về xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này đã
gây tác động tới việc thực thi ưu đãi cho các thành viên trong khối.
Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn
đề quan trọng nhất trong XK hàng nông sản, thủy sản, nhất là vào thị trường Nhật Bản. Kể từ
ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (sửa đổi) đối với tất
cả các lô hàng thực phẩm NK vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư
lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng
hóa chất cho phép. Tôm XK của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
100%. Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các
nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép XK quả tươi có hạt như
thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Hàng công nghiệp chế
tạo của Việt Nam XK sang Nhật, gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu
chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế.
Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện
dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt.
Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém đối với DN
vừa và nhỏ. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu: Từ thiết
kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến quản lý chất lượng. Đồng thời, hàng hóa vào thị
trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông, nên đến tay người tiêu dùng giá
cả khá cao so với giá NK.
Khả năng mâu thuẫn về chính sách. Trong FTA, một thành viên có thể áp đặt thuế bổ
sung đối với hàng hóa NK vì bất kỳ lý do nào đó, mặc dù việc này có thể dẫn tới hành động
trả đũa của những thành viên bị ảnh hưởng. Trong khi, theo WTO, các thành viên phải tuân
thủ cam kết về mức thuế ràng buộc và không được phép nâng mức thuế này cao hơn mức
cam kết, khi mức thuế áp dụng thấp hơn nhiều so với mức ràng buộc, một thành viên có thể
nâng mức thuế này lên đáng kể và tạo nên sự không chắc chắn trong chính sách thương mại
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
3.1.
Triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
Kể từ tháng 3/2014 đến nay, sau khi Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên
thành” đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”, mối quan hệ giữa
hai nước, đặc biệt là thương mại phát triển vô cùng tốt đẹp và nhanh chóng. 2 vị thủ tướng
Nhật Bản gần nhất là Shinzo Abe và Suga Yoshihide đều chọn Việt Nam làm nơi công du đầu
tiên sau khi nhậm chức cũng cho thấy tầm quan trọng chiến lược trong hợp tác và phát triển
của Việt Nam đối với Nhật Bản và ngược lại.Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước
vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy,
do ở trình độ khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn
là cạnh tranh với nhau.Trong tương lai gần cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia
không có nhiều thay đổi mà chỉ có tăng về qui mô thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, mặc dù diễn biến dịch Covid vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra
cản trở lớn tới trao đổi thương mại giữa 2 nước, một số địa phương của Việt Nam đã chủ
động hỗ trợ Nhật Bản đối phó với dịch bệnh. Việt Nam cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho gần
600 chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản quay trở lại Việt Nam làm việc.
Với bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang tiếp tục
phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực, chúng ta đều lạc quan về tình
hình thương mại giữa 2 nước sau khi dịch Covid qua đi sẽ sớm trở lại bình thường và có
những bước tiến vững chắc, sâu rộng hơn nữa.
3.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Trong thời gian tới, Việt Nam-Nhật Bản cần tiếp tục cụ thể hoá “quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam-Nhật Bản” thông qua việc tăng cường giao lưu cấp cao, thúc đẩy hợp tác giữa
các địa phương, coi trọng giao lưu nhân dân và trí thức. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần
kết hợp tiềm năng lớn của Việt Nam về con người, tài nguyên với ưu thế vượt trội của Nhật
Bản về vốn, thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp
tác, nhất là về công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Hai bên cũng
cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
tận dụng điều kiện thuận lợi là Nhật Bản có trình độ giáo dục cao, môi trường học tập nghiên
cứu ưu việt và Việt Nam có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu đào tạo tay nghề
cao và sau đại học rất lớn. Trong quan hệ giữa hai nước cũng có một số vụ việc gây ảnh
hưởng xấu, nhưng trên nền tảng hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã cùng nhau giải quyết
ổn thỏa những vấn đề nảy sinh. Sau đây là một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
- Nhật từ phía nhà nước Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.2.1. Giải pháp chung từ phía nhà nước
Một là, nhà nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài
hạn với Nhật Bản, trong đó đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù
hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nước. Nhật Bản là một trong
số không nhiều những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu mà hiện nay chúng ta đang có
quan hệ hợp tác phát triển cũng như trao đổi thương mại quốc tế. Vì vậy, nhất thiết chúng ta
phải có chiến lược thúc đẩy hợp tác dài hạn với quốc gia này để phát huy có hiệu quả cao
nhất việc khai thác các lợi thế so sánh trong quan hệ trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ
giữa hai nước. Từ đó chúng ta mới có thể chủ động và kịp thời có các giải pháp hiệu quả cao
trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản.
Hai là, tăng cường hơn nữa hợp tác song phương ở nhiều cấp độ giữa các nguyên thủ
quốc gia, các bộ ngành liên quan với nhau, hoặc giữa chính phủ với hiệp hội các doanh
nghiệp, tổ chức và ngay cả ở cấp độ doanh nghiệp. Việt Nam cần tích cực tổ chức các sự kiện
giao lưu, hay các chương trình hành động cụ thể để chào đón và khuyến khích các doanh
nghiệp, các tổ chức, địa phương của Nhật Bản sang tìm hiểu cơ hội hợp tác với các doanh
nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nên thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là
loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn ở cả hai quốc gia mà chưa được khai thác hết tiềm năng.
Ba là, cần chú ý nâng cao tính hiệu quả hơn nữa việc thu hút và sử dụng FDI cũng
như sử dụng ODA của Nhật Bản bằng việc đưa ra các chính sách thuế tốt để khuyến khích
các doanh nghiệp thực hiện Luật thuế tốt hơn nữa và cũng nhằm tránh gian lận thuế của các
doanh nghiệp giữa hai nước và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát các hoạt động đầu
tư này. Điều này vừa thể hiện sự mong muốn hợp tác cửa Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề
cho quan hệ thương mại quốc tế, hơn nữa còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cũng như là gia
tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường thế giới nói chung.
Bốn là, bên cạnh những dự án lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đã nhận
được sự đầu tư từ phía Nhật như đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao
Hòa Lạc và các dự án Việt Nam mong muốn và mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư
vào như dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng
nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác…, chúng ta cần có những chương trình cụ thể về
phát triển các ngành mũi nhọn, ngành xuất khẩu và ngành công nghiệp phụ trợ. Vấn đề phát
triển công nghiệp phụ trợ là bắt buộc nếu Việt Nam muốn nâng cao giá trị gia tăng trên những
mặt hàng xuất khẩu. Chúng ta cơ bản có lợi thế so sánh về tài nguyên và nguồn nhân công rẻ,
cái chúng ta còn thiếu là vốn, công nghệ, và mô hình tổ chức quản lý. Mà Nhật Bản lại là một
quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và
phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam đã có nền tảng hợp tác kinh tế lâu
dài, đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác chung với Nhật Bản.Vì vậy, Việt Nam nên hướng việc
thu hút FDI từ Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa.
Năm là, muốn đạt được những mục tiêu trên thì tất yếu Việt Nam cần tiếp tục cải
cách quản lý hành chính, hoàn thiện hơn nữa đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa hội
nhập kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, xúc tiến nhanh việc tham gia
của Việt Nam vào các “sân chơi” theo định chế kinh tế khu vực và quốc tế, trước mắt cần
tiến tới việc sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản. Tại
cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính APEC diễn ra đầu tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ chi 25 triệu USD thông qua Ngân hàng Phát
triển châu (ADB) hỗ trợ các nước ASEAN hiện đại hóa hải quan và cải thiện môi trường
thương mại giữa các nước. Hải quan Nhật Bản mong muốn sẽ có những hành động cụ thể
nhằm hiện thực hoá tuyên bố đó, nâng cao mối quan hệ hợp tác đã có từ lâu giữa Bộ Tài
chính và Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đang áp
dụng chương trình điện tử hóa quy trình thông quan với nhiều ưu điểm. Trên cơ sở chương
trình này, Hải quan Nhật Bản sẽ chia sẻ và xây dựng phiên bản tiếng Việt dành cho Hải quan
Việt Nam, và mong muốn có sự tham gia của cán bộ hải quan hai nước không chỉ trong quá
trình xây dựng mà trong quá trình vận hành, bảo hành.
Sáu là, tích cực triển khai và đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung của các chính
sách hỗ trợ - xúc tiến thương mại quốc tế Việt – Nhật. Bộ công thương, Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam (VIETADE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
cùng các đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực và chủ động
hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật
Bản (JETRO) trong việc cung cấp thông tin thị trường hai nước, là cầu nối cho các doanh
nghiệp của hai nước thông qua các hình thức như công bố thông tin trên website, phát hành
ấn phẩm số liệu hàng năm, chỉ dẫn luật pháp, hỗ trơ nghiên cứu thị trường. Đặc biệt rất nên tổ
chức các hội thảo, diễn đàn kinh tế song phương, hội chợ triển lãm thương mại (như EXPO)
… tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá được hàng hóa của mình, gặp gỡ
nhiều đối tác tiềm năng mới và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp
Một là, xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao
phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ
thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thương Việt Nam theo hướng năng động phù
hợp với thông lệ quốc tế, thị trường Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.
Hai là, sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng. Càng ngày các quốc gia trên
thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thương mại tinh vi, phổ biến nhất
là các rào cản kỹ thuật. Trước tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp
Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu
về chất lượng, tiêu chuẩn về quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất
lượng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực
đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có thể nhập khẩu máy
móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản. Như thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Việt – Nhật.
Ba là, Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là tất cả các
hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Bao
gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH), phát
triển sản phẩm và đưa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu và cuối cùng là
thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường đó thông qua các kênh phân
phối, quảng cáo, tiếp thị. Tìm hiểu về đối phương là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi
muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động và các xu
hướng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trường Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát
thị trường định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lược kinh
doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam cần theo sát diễn biến sư kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, tận
dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lượng tốt sang Nhật Bản.
Bốn là, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế
giới đã phát triển hơn rất nhiều, yếu tố con người ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết
định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con người mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao
nên khi hợp tác với người Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong
mắt đối tác. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi
về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và có tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần
trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ
máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trường hợp tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng
xấu đến danh tiếng cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.
3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
3.3.1. Khuyến nghị đưa ra đối với nhà nước
C ng cốố mốối quan h ủ chính tr ệ gi ị a Vi ữ t Nam - Nh ệ t B ậ n, tếốp t ả
ụ c tch cực hợp tác nhằằm
đóng góp cho hòa bình, n đ ổ nh,
ị h p ợtác và phát tri n.ể Là n c
ướđiếằu phốối quan hệ ASEAN - Nh t B ậ n ảgiai đo n ạ 2018 - 2021, y viến Ủ khống th ng ườ tr c ựH i đốằng ộ B o ả an Liến h p ợ quốốc nhi m ệ kỳ 2020 - 2021 và Ch t ủ ch ị ASEAN 2020, Vi t
ệ Nam cầằn phát huy vai trò để thúc đẩ y m nh mẽẽ h ạ
ơn nữ a quan hệ hợ p tác giữ a ASEAN và khu vự c sống Mế Cống v ớ i Nh ậ t B ả n, bao gốằm c khuốn kh ả ổH p tác ợ Ti u ể vùng Mế Cống m
ở rộ ng (GMS). Hai nướ c tếốp t ụ c cùng nhau và cùng c ng đốằng ộ
quốốc tếố thúc đ y h ẩ p
ợ tác trến bi nể bằằng nhiếằu hình thứ c, phù hợ p v ớ i lu t pháp quốốc ậ
tếố, nhầốt là Cống c c ướ a Liến ủ h p quốốc ợ
vếằ Luật Biển nằm 1982 nhằằm b ả o đ m ả an ninh, an toàn và t do ự hàng h i ả hàng khống, c u ứ h , ộ c u
ứ nạ n, phòng, chốống t ộ i
phạm trến biển, nghiến cứ u khoa họ c biể n, bả o v ệ mối tr ườ ng bi ể n…. T chổ c th ứ ng xuyến ườ và nhiếằu h n các ơ bu i t
ổ aọ đàm vếằ kinh tếố, chính trị giữ a 2 chính ph , nhằằm tằng c ủ ng ườ trao đ i kinh ổ nghi m, h ệ c h ọ i ỏ mố hình phát tri n
ể kinh tếố củ a Nhậ t đ ể áp d ng sao ụ cho phù h p ợ v i mố ớ
hình kinh tếố thị trườ ng đị nh hướ ng xã h ộ i chủ nghĩa ở Vi ệ t Nam. Tằng c ng ườ t ch ổ c nhiếằu ứ cu c
ộ đốối thoạ i giữ a chính phủ v ớ i doanh nghi ệ p và ng ượ c l i gi a 2 ạ bến, ữ đ nằốm ể bằốt, gi i quy ả ếốt nh ng
ữ khúc mằốc, vầốn đếằ thự c tr ạ ng hiệ n h ữ u nh ư
pháp lí ,thuếố quan,... nhằằm hốẽ tr doanh nghi ợ p 2 n ệ c
ướ đầằu tư , hợ p tác v ớ i nhau.
Tiếốp t c giụ m thuếố ả gi a ữ2 bến đốối v i ớ các m t
ặ hàng thếố mạ nh củ a nhau để tằng kim ng ch xuầốt ạ nh p kh ậ u, ẩ phát tri n tra ể o đ i th ổ ng ươ m i h ạ n ơ n a,
ữ phầốn đầằu nằm 2030 t ổ ng kim ng ch 2 bến đ ạ t 100 t ạ đố la Myẽ. ỷ
3.3.2. Khuyến nghị đưa ra đối với các doanh nghiệp
Tăng cường trao đổi các kĩ sư, nguồn nhân lực chất lượng cao để quan sát, học hỏi
cách làm việc ,từ đó giúp doanh nghiệp 2 bên hiểu hơn về môi trường kinh doanh, thế mạnh,
điểm yếu của mô hình làm việc, cũng như giúp 2 bên nghiên cứu thị trường đối tác dễ dàng
hơn. Tích cực tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến hoặc trực tiếp giữa các doanh nghiệp 2
nước, hoặc giữa các doanh nghiệp với các sinh viên cao đẳng đại học 2 bên - nguồn nhân lực
lao động nòng cốt trong tương lai, để giúp các em hiểu được nhu cầu, đòi hỏi từ các doanh
nghiệp, tăng cơ hội việc làm hay hợp tác kinh tế.
Đào tạo lao động lành nghề để có thể đáp ứng tốt thị trường lao động Nhật Bản tức là
nâng cao xuất khẩu lao động. Việt Nam có tiềm năng XKLĐ lớn, và hiện nay Nhật Bản tiếp
nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp,
chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp,
chế biến thực phẩm tăng mạnh. Tuy thị trường XKLĐ của Việt Nam rất rộng mở, nhưng chất
lượng nguồn lao động vẫn còn có nhiều hạn chế bao gồm tỉ lệ lao động trong độ tuổi đã qua
đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao nên chưa đáp ứng được chu cầu của lao
động Nhật Bản. Vì vậy cần phải nâng cao XKLĐ bằng cách chuyên nghiệp hóa nhiều khâu.
Mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu. Đây cũng là chính sách chung của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật
công nghệ. Tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường xuất - nhập khẩu, một yếu tố rủi ro
không thể xem thường. Nếu có biến động từ thị trường đó về nguyên phụ liệu đầu vào cho
sản xuất thì việc làm, thu nhập của người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu
bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế.
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam. Học tập kinh nghiệm Nhật Bản, Việt Nam
cần triển khai kế hoạch cụ thể, các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn
hóa Việt Nam với những thông điệp về một dân tộc có bề dày văn hóa đặc sắc, lịch sử hào
hùng, một đất nước có sức sống mãnh liệt, giàu tiềm năng, đạt nhiều thành tựu trong đổi mới,
người dân cần cù, sáng tạo, thân thiện, yêu chuộng hòa bình. Đồng thời, tăng cường giới
thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng
như những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn
hóa và các hoạt động thông tin đối ngoại trong công tác này.
Tăng cường tổ chức sự kiện nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản
phẩm, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giao thương với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu
Nhật Bản nhằm đưa sản phẩm Việt Nam thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối của
Aeon tại Nhật Bản và các nước…
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh như gạo, rau quả,
cà phê, thủy sản, giày dép. Cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch
chuyển vốn trong nội khối ở những nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước
ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới. KẾT LUẬN Kể từ khi Viê – t Nam và Nhâ –
t Bản chính thức thiết lâ – p quan hê – ngoại giao năm 1973 đến nay, mă –
c dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hê – giữa hai nước hiên – nay đã đạt
được những thành tựu đang kể và tương lai mối quan hê – này có nhiều điêu kiện phát triển hơn
nữa. Có thể thấy rằng từ khi Nhâ – t Bản thiết lâ – p quan hê – ngoại giao với Viê – t Nam cho đến nay, quan hê – Viê –
t – Nhật liên tục phát triển.
Đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta mô –t cái nhìn tổng quan về mối quan hê – thương mại Viê – t Nam – Nhâ –
t Bản để rồi từ đó đi đến những hiê –
p định cụ thể của hai nước đã kí kết,
thấy được thực tế hoạt động thương mại thông qua mô –
t số số liệu cụ thể trong những năm gần đây. Bao gồm: Hiê –
p định thương mại Viê – t – Nhâ –
t, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt
Nam ký kết với các nước, Sang kiến Viê – t Nhâ –
t, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư
Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, cả sự phối hợp
các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật và Hoạt đông xuất nhâ – p khẩu của Viê –
t Nam – Nhâ –t Bản. Và cuối cùng như mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra đanh
giá cả về mặt thuận lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vọng mối quan hê – Viê – t Nam - Nhâ – t Bản và đă – c biê –
t là giải pháp thúc đẩy quan hê – thương mai Việt Nam – Nhâ – t Bản. Chúng ta hy
vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế Nhâ – t Bản và khu vực, cùng
với quá trình đôi mới của Viê –
t Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc
gia tăng hơn nữa quan hê –
hai nước trong thiên niên kỷ mới nay, góp phần vào sự phát triển
kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.
DANH MỤC TÀI LIÊcU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
2. Nghị định 24/2012/NĐ-CP, 3/4/2012, Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
3. Nghị định 88/2019/NĐ-CP, 14/11/2019, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
4. Thanh Hương, 14/4/2020, Diễn biến thị trường vàng trong 3 tháng đầu năm.
5. Nguyễn Thị Bích Hòa, 25/2/2020, Nhận định giá vàng thế giới từ tuần 24/2/2020 tới
29/2/2020: Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 năm.
6. Trang Lê, Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, 6/2/2020, 5 biểu đồ cho thấy tại sao nền kinh tế toàn
cầu dễ bị tổn thương do virus corona
7. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3/2020, Số liệu thị trường vàng tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 TÀI LIỆU TIẾNG ANH
8. Adward E. Leamer (1995), The Heckscher-Ohlin Model in Theory and Practive, Princeton
Studies in International Finance.
9. Balassa, B. (1965), Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage, The
Manchester School of Economic Journal (97), 923-939.
10. Bandara, J. S., & Smith, C. (2002), Trade Policy Reforms in South Asia and Australia-South
Asia Trade: Inten-sities and Complementarities. South Asia Economic Journal, 3(2), 177-199.
11. Bano, S. & Scrimgeour, F. (2012), The Export Growth and Revealed Comparative
Advantage of the New Zealand Kiwifruit Industry. International Business Research, 1 February, pp. 73-82.
12. David Cheong (2010), Methods for Ex Ante Economic Evaluation of Free Trade
Agreements, Asian Development Bank, ADB Working Paper Series on Regional Economic Integration, No. 52. TÀI LIỆU WEBSITE 13. www . anbviẽtnam. vn : Kinh tếế Nh tậ B n
ả từ năm 2000 đếến nay, tại đị a chỉ :
https://anbviẽtnam.vn/tn-tuc-nhat-ban/kinh-tẽ-nhat-ban-tu-nam-2000-dẽn-nay.html, truy cập ngày 27/04/2021 14. www.vi.sblaw.vn: Hi p đ ệ nh song ph ị ng ươ Vi t Nam - Nh ệ
ật Bả n, tại đị a chỉ :
https://vi.sblaw.vn/hiẽp-dinh-song-phuong-viẽt-nam-nhat-ban-vjẽpa/, truy cập ngày 27/04/2021
15. www.trungtamwto.vn: Tóm tăết cam kếết c a V ủ i t Nam trong hi ệ p đ
ệ nh đốếi tác kinh tếế ị toàn di n ệ Vi t Nam - Nh ệ t B
ậ ả n EPA, truy cập tại: https://trungtamwto.vn/chuyẽn-dẽ/4353-
tom-tat-cam-kẽt-cua-viẽt-nam-trong-hiẽp-dinh-doi-tac-kinh-tẽ-toan-diẽn-viẽt-nam--nhat-
ban-ẽpa, truy cập ngày 27/04/2021
16. www.trungtamwto.vn: Tóm tăết cam kếết c a V ủ i t Nam trong hi ệ p đ
ệ nh đốếi tác kinh tếế ị toàn di n ASEAN - Nh ệ t B ậ ả n, tại đ a ch ị
ỉhttps://trungtamwto.vn/chuyẽn-dẽ/4352-tom-tat-
cam-kẽt-cua-viẽt-nam-trong-hiẽp-dinh-doi-tac-kinh-tẽ-toan-diẽn-asẽannhat-ban-ajcẽp, truy cập ngày 27/04/2021
17. www.jica.go.jp: Quan h đốếi tá ệ c Vi t Nam - Nh ệ tậ B n
ả từ quá khứ đếến tươ ng lai, tại đị a ch
ỉ https://www.jica.go.jp/viẽtnam/ẽnglish/officẽ/othẽrs/c8h0vm0000cydg8v-
att/gẽnẽral_04_01_vn, truy cập ngày 27/04/2021
18. www.customs.gov.vn: Tình hình xuấết khẩ u, nhậ p khẩ u hàng hóa củ a Vi ệ t Nam tháng 3 và quý I/2021, tại đ a ch ị
ỉhttps://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViẽwDẽtails.aspx?
ID=30710&Catẽgory=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i
%20quan&fbclid=IwAR0mz1qyHTQkCaUK52fusqDNfCwcSkFXq03aRHGigFD_Ck7SNARqNKn9
dvk, truy cập ngày 27/04/2021
19. www.hcmcpv.org.vn: Quan h đốếi tác chiếến l ệ c sấ ượ u r ng ộ
Việt - Nhậ t, tạ i đị a chỉ
https://hcmcpv.org.vn/tn-tuc/quan-hẽ-doi-tac-chiẽn-luoc-sau-rong-viẽt-nhat-phat-triẽn- toan-diẽn-1491870698?
fbclid=IwAR1WpWGm2mcML3cQyHiCv7n7HGSJcAk2q6L9Y9ohB4HdccRJKq_CqADpJVY, truy cập ngày 27/04/2021
20. www.comtradẽ.un.org: UN Comtrade Database, tại đị a chỉ: https://comtradẽ.un.org/, truy cập ngày 04/05/2021