-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co chọn lọc hay nhất | Văn mẫu 7
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co như thế nào? Cùng tham khảo một số mẫu dưới đây nhé. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 7 55 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co chọn lọc hay nhất | Văn mẫu 7
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co như thế nào? Cùng tham khảo một số mẫu dưới đây nhé. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Với truyền thống văn hóa từ lâu đời, Việt Nam ta có rất nhiều các trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay. Một trong số những trò chơi đó là trò chơi kéo co.
1. Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co mẫu 1
Việt Nam ta là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, với các tục lệ các món ăn và đặc biệt là các trò chơi có từ rất lâu đời và được lưu truyền tới ngày nay. Một trong số các trò chơi dân gian được nhiều đối tượng yêu thích đó chính là trò chơi kéo co.
Kéo co hay còn gọi khác là kéo dây. Đây là một môn thể thao và là một trò chơi dân gian xuất hiện phổ biến trên thế giới hiện nay không chỉ ở Việt Nam. Kéo co là một môn thể thao có tính đồng đội và môn sử dụng sức mạnh đây là một trò chơi rèn luyện sức khỏe mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết mang tính đồng đội cao đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi trong các dịp lễ hội tại Việt Nam. Kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức ở các hội hè, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia vào các dịp lễ, Tết.
Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ rất lâu. Theo các nghiên cứu trò chơi này đã xuất hiện từ thời cổ đại với những hình ảnh chạm trổ trên những ngôi mộ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức các cuộc thi kéo co từ 2.500 năm trước Công Nguyên. Khi đó người ta sử dụng các loại dây khác để kéo co chứ không sử dụng loại dây thừng như hiện nay. Theo các tài liệu ghi chép kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống. Tại Hy Lạp cổ đại khoảng 500 năm trước Công Nguyên trò chơi kéo co đã được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
Tại châu Âu kéo co xuất hiện 1000 năm sau Công Nguyên và có tên gọi là kéo ra. Trong đó người ta sẽ dùng da động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Cuộc thi đấu kéo co đầu tiên tại đất nước Anh được ghi nhận vào thế kỷ 16.
Không chỉ là một trò chơi dân gian kéo co đã trở thành một môn thể thao hiện đại và có mặt trên đấu trường Olympic từ khoảng năm 1916 đến năm 1917. Tuy nhiên năm 1920 ủy ban Olympic đã quyết định giảm bớt số lượng vận động viên tham gia thế vận hội Olympic. Vì vậy một số môn thể thao đã bị loại bỏ trong đó có môn kéo co.
Trò chơi dân gian kéo co không chỉ có mặt ở Việt Nam mà còn có mặt ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới như Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và tại Việt Nam đã được Unesco ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại. Ở Hàn Quốc kéo co là nghi lễ phổ biến của người dân địa phương và tại Việt Nam trò chơi kéo co được tổ chức tại nhiều địa phương trên khắp cả nước và biết tới từ lâu đời lưu truyền cho tới ngày hôm nay.
Luật chơi kéo co ở mỗi nơi có những luật chơi khác nhau, nhưng phổ biến là cách chơi chia thành hai đội. Mỗi đội sẽ dùng sức mạnh để kéo cho phần dây bên kia ngã về phía mình. Giữa sợi dây có một chiếc khăn đỏ. Bên nào kéo đoạn dây có khăn đỏ về phía của mình trước sẽ thắng. Đội chơi có khi là hai bên nam, hai bên nữ hoặc lẫn lộn bên nam bên nữ và thường mọi người sẽ chọn những người chưa vợ, chưa chồng để có đủ sức khỏe để tham gia trò chơi này. Một cột trụ để giữa sân chơi sẽ có dây thừng buộc dài căng đều ra hai phía. Hai bên cùng nhau nằm đấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay Bô lão sẽ ra hiệu lệnh hai bên ra sức kéo sao cho sợi dây kéo về bên mình là thắng.
Trò chơi này cần đòi hỏi sức bền và tinh thần đoàn kết lớn. Trong khi chơi tay chúng ta có thể dễ bị phỏng rộp đau rát nhưng khi giành chiến thắng đó là cảm giác vô cùng tuyệt vời. Kéo co là một trò chơi đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của người chơi và các cổ động viên. TRong khi tham gia mọi người đều reo hò, cổ vũ để tiếp sức tinh thần cho các đội tham gia. Trò chơi kéo co thường được xuất hiện trong các dịp lễ hội để gắn kết tình cảm mọi người với nhau, thể hiện tình tinh thần đoàn kết.
Hiện nay có rất nhiều các trò chơi khác đã thu nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên trò chơi kéo co luôn được mọi thế hệ mọi đối tượng yêu thích và đặc biệt nó đã làm khởi động các dịp lễ hội trở nên vui vẻ hơn.
2. Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co mẫu 2
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, có rất nhiều các trò chơi được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên những giá trị văn hóa truyền thống thì luôn được người dân Việt Nam gìn giữ một trong những giá trị truyền thống đó là trò chơi dân gian Việt Nam kéo co.
Trò chơi kéo co đã được con người phát hiện ra từ đó sớm khoảng 2.500 trước Công Nguyên. Trò chơi được tìm thấy từ những vết tích cổ đại được vẽ trên các ngôi mộ Ai Cập. Tại các quốc gia phong kiến ở Trung Quốc cũng rất ưa chuộng trò chơi này, đặc biệt ở nhà đường và thời Tống từ 550 năm trước Công Nguyên. Hy Lạp cũng đã chọn môn kéo co là môn thi đấu trong thế vận hội. Thời xa xưa người ta không sử dụng dây mà sử dụng da cừu, da dê để là vật dụng kéo co để rèn luyện sức khỏe và giải trí.
Luật chơi kéo co rất đơn giản, thông thường sẽ có hai đội tùy thuộc vào số lượng người tham gia mà ban tổ chức sẽ chia ra hai đội để cân bằng. Thông thường các độ kéo co sẽ là nam với nam hoặc nữ với nữ hoặc cả nam cả nữ. Đối tượng tham gia trò chơi thường được lựa chọn những người có sức khỏe tốt, sức bền dẻo dai và có tính hiếu thắng cao.
Dụng cụ kéo co sẽ thường là dây thừng. Giữa sợi dây sẽ buộc một chiếc khăn màu. Vị trí khăn nằm ngay và kẻ. Sau khi nhận được có báo hiệu từ trọng tài hay đội sẽ ra sức kéo dây thừng và kéo về phía mình. Nếu khăn lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Một số nơi sẽ thay thế khăn bằng cột tre được cắm giữa sân. Nếu không sử dụng dây thừng người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất kéo tay đan vào nhau những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng khi vào tư thế sẵn sàng. Đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để bắt nhịp cho các đội trọng tài và những người xung quanh sẽ reo hò và cổ vũ. Thường để phân thắng bại trò chơi sẽ phải đấu ba vòng liên tiếp và thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn phổ biến ở các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Campuchia. Đặc biệt nó còn được tổ chức ở Olympic
Kéo co là một trò chơi rèn luyện thể thao sức khỏe và tăng tính bền bỉ và sự đoàn kết của người chơi. Đây là một bộ môn thể thao vui nhộn làm khối động được tổ chức tại các dịp lễ hội, các hội trại để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa mọi người.
Cho dù hiện nay có rất nhiều các trò chơi khác nhau. Tuy nhiên kéo co vẫn đóng một vai trò quan trọng trong các dịp lễ hội và thường được mọi lứa tuổi mọi người yêu mến. Vì nó không chỉ giúp làm không khí được khuất động mà còn giúp tăng tinh thần đoàn kết của đội chơi cũng như gìn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.