-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiếng Việt 3 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Em vui đến trường | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Em vui đến trường gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Vào năm học mới (CTST) 16 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Tiếng Việt 3 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Em vui đến trường | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Em vui đến trường gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Vào năm học mới (CTST) 16 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Khởi động
Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trên đường tới trường theo gợi ý:
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý những điều em quan sát được trên đường tới trường:
- Cây cối: cây phượng đang ra hoa, cây sấu với chùm quả xanh mượt, cây bàng
xanh, cây bằng lăng, những bồn hoa nhỏ...
- Nhà cửa: những dãy nhà san sát, những cửa hàng bán đồ ăn đông đúc, những
cửa hàng áo quần vẫn chưa mở cửa...
- Mọi người: vội vàng đi làm đi học, đủng đỉnh đi dạo, đi tập thể dục...
Khám phá và luyện tập
Đọc trang 16 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi: Em vui đến trường Chú chim sâu nho nhỏ Hót véo von trên cành Trái mặt trời chín đỏ Mỉm cười cùng cây xanh. Đón chào một ngày mới
Nắng hồng lên bốn phương Lòng em vui phơi phới
Bước tung tăng tới trường.
Tiếng trống vừa giục giã Trang sách hồng mở ra Giọng thầy sao ấm quá Nét chữ em hiền hòa. Em vui cùng bè bạn Học hành càng hăng say Ước mơ đầy năm tháng Em lớn lên từng ngày. Nguyễn Lãm Thắng - Giải nghĩa từ:
● phơi phới: phấn chấn, vui tươi, đầy sức sống
✪ Câu hỏi, bài tập:
1. Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu.
2. Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
3. Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
4. Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?
★ Học thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích.
Hướng dẫn trả lời:
1. Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu là:
- Hình ảnh: chú chim sâu, trái mặt trời, mây xanh, nắng hồng - Âm thanh: hót véo von
2. Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy: vui phơi phới
3. Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên:
- niềm vui của bạn nhỏ khi đến trường
- quyết tâm học tập chăm chỉ và tiến bộ của bạn nhỏ
- ước mơ và sự trưởng thành của bạn nhỏ khi được học tập ở trường
4. Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ có vần giống là:
- Chú chim sâu nho nhỏ - Mặt trời chín đỏ
- Hót véo von trên cành - Mỉm cười cùng cây xanh
- Đón chào một ngày mới - Lòng em vui phơi phới
- Nắng hồng lên bốn phương - Bước tung tăng tới trường
- Tiếng trống vừa giục giã - Trang sách hồng mở ra - Giọng thầy sao ấm quá
Câu 2: Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính:
b. Chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
Viết trang 18 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Nghe - viết: Em vui đến trường (từ Đón chào ngày mới... đến hết)
Hướng dẫn trả lời:
>> Tải file giấy chính tả tại đây: Nghe - viết: Em vui đến trường trang 18
Câu 2: Chọn tiếng ở chiếc nhãn phù hợp với tiếng ở quyển vở để tạo thành từ ngữ đúng:
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3: Tìm 3 - 4 từ ngữ:
a. Có hai tiếng cùng bằng đầu bằng: ● Chữ s (M: sẵn sàng) ● Chữ x (M: xinh xắn)
b. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng: ● Chữ g (M: gọn gàng) ● Chữ r (M: rộn ràng)
Hướng dẫn trả lời:
a. Có hai tiếng cùng bằng đầu bằng:
● Chữ s: sẵn sàng, sung sướng, sung sức, sần sùi, sừng sững, sân si, săn sóc...
● Chữ x: xinh xắn, xấp xỉ, xập xình, xúng xính, xâm xấp, xì xào, xì xầm, xì xụp...
b. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
● Chữ g: gọn gàng, gân guốc, gắt gỏng...
● Chữ r: rộn ràng, rắn rỏi, rưng rưng, rì rầm, rì rào, rủng rỉnh, răm rắp...
Luyện từ và câu trang 18 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Tìm từ ngữ:
a. Gọi tên 2 - 3 đồ dùng học tập.
b. Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập.
c. Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập.
Hướng dẫn trả lời:
a. Gợi ý tên các đồ dùng học tập: sách giáo khoa, tập vở, bút mực, bút chì, tẩy bút
chì, gọt bút chì, thước kẻ, lọ mực, bút màu, cặp sách...
b và c. Gợi ý từ chỉ hình dáng, màu sắc và hoạt động sử dụng đồ dùng học tập:
Đồ dùng học tập Hình dáng Màu sắc Công dụng thước kẻ hình chữ
nhật, đa dạng (trong suốt, đo độ dài, kẻ mỏng xanh ngọc, vàng đường thẳng, vẽ nhạt...) hình... bút chì
hình trụ, lớn bằng vỏ màu xanh đương, viết, vẽ khung hình cái đũa ruột màu xám trước khi tô màu tẩy bút chì hình hộp chữ nhật màu trắng tẩy vết bút chì
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc
cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ
dùng học tập vào cặp. Thật tuyệt vời khi em được mang chiếc cặp mới tới trường! Nguyễn Khánh Mỹ
a. Tìm các câu kể được dùng:
b. Cuối các câu kể em tìm được ở bài tập a có dấu gì?
Hướng dẫn trả lời:
a. Các câu kể được dùng để: Để giới thiệu Để kể, tả
Chiếc cặp sách này là món quà của ông Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh
nội tặng em nhân dịp năm học mới. dương rất đẹp.
Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp.
b. Cuối các câu kể em tìm được có dấu chấm.
Câu 3: Đặt 1 - 2 câu kể để:
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập.
b. Kể tả về một đồ dùng học tập.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập:
- Đây là chiếc cặp sách của em.
- Trên bàn là những chiếc bút mực của em.
- Thước kẻ là đồ dùng không thể thiếu trong giờ toán.
b. Kể tả về một đồ dùng học tập.
- Chiếc thước kẻ có màu xanh dương.
- Bút mực có lớp vỏ làm từ nhựa cứng trong suốt.
- Cặp sách có không gian rất rộng, để được nhiều sách vở. Vận dụng
Chơi trò chơi Bức tranh mùa thu
- Chia sẻ với bạn về một trong hai bức tranh dưới đây theo gợi ý:
- Nói 1 - 2 câu về hình ảnh em thích nhất trong bức tranh đã chọn.