Tiểu luận: Công nghệ lắp ráp ô tô tại Nhật
Mẫu Tiểu luận môn công nghệ sản xuất và lắp ráp với đề tài: "Công nghệ lắp ráp ô tô tại Nhật" của sinh viên trường Đại học Cần Thơ giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô (DH19OTO)
Trường: Đại học Nam Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC --✧ ✧ TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ
Chủ đề: CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ TẠI NHẬT
GIÁO VIÊN: NGUYỄN PHỤ THƯỢNG LƯU LỚP: DH19OTO07 Thành viên: Nhóm 12 Nguyễn Trọng Dĩ MSSV: 192165 Cao Minh Thuận MSSV: 192060 Trần Đình Vinh MSSV: 192085 Nguyễn Minh Sang MSSV: 192105
Cần Thơ – 2022 Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đại
học Nam Cần Thơ đã đưa môn Công Nghệ Sản Xuất Và Lắp Ráp Ô Tô vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến giảng viên bộ môn TS. Nguyễn Phụ Thượng Lưu, trong quá trình học tập và
tìm hiểu bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Và Lắp Ráp Ô Tô, nhóm chúng em đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình cùng với tâm huyết của thầy
dành cho chúng em thông qua môn học này. Thầy đã giúp nhóm em tích lũy thêm
nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết sâu hơn về ngành công nghiệp ô
tô hiện nay và những kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập.
Có lẽ kiến thức là vô hạn và sự tiếp thu kiến thức của cá nhân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, trong quá trình hoàn thành bài
báo cáo và tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất
mong nhận được những góp ý của Thầy, để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Lời sau cùng, nhóm chúng em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, hạnh
phúc và ngày càng thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình. Xin cảm ơn Thầy! Trang 2 MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ TẠI NHẬT
1. KHÁI QUÁT V Ề Ề NGÀNH CÔNG NGHIỆP OTO NHẬT BẢN 7 1.1.
Hiện trạng của ngành sản xuấất ô tô của Nhật Bản 7 1.2.
Xu hướng toàn cấầu hóa trong cơ cấấu ngành công nghiệp sản xuấất ô tô 7 1.3.
Đánh giá các hãng xe ô tô Nhật 9 1.3.1. Ưu điểm xe ô tô Nhật 9 1.3.1.1. Giá trị thương hiệu cao 9 1.3.1.2. B ềần
bỉ, ổn định, độ tin cậy cao 9 1.3.1.3. Vận
hành chắấc chắấn và an toàn 10 1.3.1.4. Nhiề
n liệu tiềất kiệm, chi phí vận hành bình dấn 10 1.3.1.5. Chín
h sách bán hàng, hậu mãi tôất 10 1.3.1.6. Tinh thấần trách nhiệm cao 10 1.3.1.7. Mức độ phổ biềấn cao 10 1.3.1.8. Giữ
giá tôất, xe cũ d ề ễ bán lại 10 1.3.1.9. Đi
đấầu trong công nghệ “xe xanh” 11 1.3.2. Như ợc điểm xe ô tô Nhật 11 1.3.2.1. Thiềất
kề ấ còn khá bảo thủ 11 1.3.2.2. Tran g bị còn hạn c h ề ấ 11 1.4.
Một s ô ấ thương hiệu nổi bật 12 1.4.1. HON DA 12 1.4.2. MAZ DA 13 1.4.3. NISS AN 14 1.4.4. MIT SUBISHI 15 1.4.5. SUZ UKI 16 1.4.6. ISUZ U 17 1.5.
Giới thiệu v ề ầ Toyota 17 1.5.1. Nhà sáng lập 17 1.5.2. Tóm
tắất lịch sử phát triển của hãng Toyota qua các thời kỳ 19 1.5.3. Bàn
đạp để Toyota khẳng định vị thềấ trền trường quôấc t ề ấ 23 1.5.4. Toyot a vươn ra thềấ giới 25 1.5.5. Giới
thiệu v ề ầ Toyota Việt Nam 27 1.5.6. Đánh
giá hãng Toyota tại Việt Nam 28 1.5.7. Đánh giá dòng xe Toyota 29 1.5.7.1. Ưu điểm của dòng xe 29
Toyota 1.5.7.2.Nhược điểm dòng xe 29 Toyota Trang 3
2. QUÁ TRÌNH THIỀẾT K Ề Ế 31 2.1.
Nghiền cứu thị trường trước khi sản xuâất oto 31 2.2.
Lền ý tưởng thiềất kề ấ trước khi sản xuâất oto 31 2.3.
Nghiền cứu phát triển và thử nghiệm 31 2.4.
Hoàn thiện thiềất k ề ấ xe hơi, đảm bảo tính khả thi 32 2.5.
Cụ thể hóa thiềất kề ấ xe hơi trền mô hình đâất sét 33 2.6.
Mô hình ô tô đâầy đủ 33 2.7.
Lựa chọn châất liệu, màu sắấc ô tô 33 2.8. Nội thâất ô tô 34 2.9.
Thiềất k ề ấ taplo vô lắng 36
2.10. Thử nghiệm và sàng lọc các vật liệu đã được lựa chọn 36
2.11. Thử nghiệm và sàng lọc các chi tiềất ô tô phù hợp 37
2.12. Phề duyệt mô hình ô tô 37
2.13. Sản xuâất ô tô hàng loạt 37
3. QUY TRÌNH SẢN XUẤẾT 38 3.1. Chuẩn bị phụ tùng 38 3.1.1. Phụ tùng động cơ 38 3.1.2. Phụ tùng gâầm ô tô 38 3.1.3. Phụ tùng thân vỏ 40 3.1.4. Phụ tùng điện 40 3.1.5. Phụ kiện điềầu hòa 41 3.1.6. Các loại phụ tùng khác 41 3.2. Khung vỏ 42 3.2.1. Ngu yền liệu 42 3.2.2. Phân loại 45 3.2.2.1. Thân xe khung liềần 45 3.2.2.2. Thân xe khung rời 46 3.2.3. Cụ thể phâần cơ khí 46 3.2.4. Phâần sơn và h â ấp 48 3.3.
Lắấp đặt Khung Gâầm, Thân xe 48 3.3.1. Khu ng gâầm 48 3.3.2. Các loại khung gâầm ô tô 49 3.3.2.1. Khun g gâầm hình thang 49 3.3.2.2. Khun
g gâầm hình xương sôấng 50 3.3.2.3. Khun g gâầm nguyền khôấi 51 Trang 4 3.3.2.4. Khun g gâầm hình ôấng 52 3.3.2.5. Khun
g gâầm không gian băầng nhôm 53 3.3.3. Thân xe 55 3.3.4. Các loại thân xe 55 3.3.4.1. Seda n 55 3.3.4.2. Coup e 56 3.3.4.3. Hatc hback 56 3.3.4.4. Cros sover (CUV) 57 3.3.4.5. Xe thể thao đa dụng (SUV) 57 3.3.4.6. Xe MPV 58 3.3.4.7. Xe bán tải 58 3.4. Sơn xe 59 3.4.1. Quy
trình cơ bản của một dây chuyềần sơn ô tô 60 3.4.1.1.
Khung vỏ xe đi qua dây chuyềần tiềần xử lý(Pre-Treatment) và được
sơn điện ly (E-coat) sơn ED 60 3.4.1.2. Sâấy
khô lớp sơn ED trong lò sâấy 61 3.4.1.3. Đánh
bóng, bơm keo làm kín gâầm, bọc tiều âm 61 3.4.1.4.
Sơn primer và top coat trong các buôầng sơn paint booth và sâấy trong lò sâấy 62 Sơn Primer 62 3.4.1.5. Base coat: 62 3.4.1.6. Clear coat: 62 3.4.1.7.
Kiểm tra, sửa chữa, phủ sáp (Inspection, Repair, Wax, Spot repair)
trước khi chuyển sang dây chuyềần lăấp ráp. 63 3.4.2. Các
hệ thôấng, thiềất bị trong dây chuyềần sơn ô tô 63 3.4.3. Quy
trình sơn ô tô công nghệ điện ly 63 3.4.3.1. Tiềần xử lý/ Pretreatment 63 3.4.3.2. Sơn ED (sơn điện ly) 64 3.4.3.3. ED Oven 64 3.4.3.4. Đánh
bóng, phun PVC gâầm, phun keo làm kín 64 3.4.3.5. Sơn lót – Primer 64
3.4.3.6.Sâấy sơn lót – Primer oven 64
3.4.3.7.Sơn màu, sơn bóng – Top coat 64
3.4.3.8.Sâấy sơn màu, sơn bóng – Top oven 64 3.4.3.9.Kiểm tra 65 3.4.4.
Một s ô ấ ưu điểm của dây chuyềần sơn ô 65 tô 67 3.5. Lăấp đặt máy xe ô tô 68 3.6. Lăấp ráp nội thâất 68 3.6.1. Hệ thôấng điện cho xe 68 3.6.2. Máy phát điện Trang 5 3.6.3. Accu 69 3.6.4. Máy khởi động 69 3.6.5. Dây điện 70 3.6.6. Relay và câầu chì 71 3.6.7. Hệ
thôấng điềầu khiển trung tâm 71 3.6.8. Hệ thôấng đèn 72 3.6.9. Hệ thôấng thông tin 72
3.6.10. Hệ thôấng điềầu hoà 72 3.6.11. Hệ thôấ ng phụ 72 3.6.11.1. Hệ thôấng gạt nước: 72 3.6.11.2. Hệ
thôấng gương chỉnh/gập điện: 73 3.6.11.3. Hệ
thôấng khóa cửa & an ninh: 73 3.6.11.4. Hệ
thôấng cửa kính điện: 73 3.6.11.5. Hệ
thôấng chỉnh ghềấ điện: 73 3.6.11.6. Hệ
thôấng sâấy kính/gương: 74 3.6.11.7. Hệ
thôấng thông tin giải trí: 74 3.6.11.8. Hệ thôấng âm thanh: 74 3.6.11.9. Hệ thôấng an toàn 74 3.6.11.10. Hệ
thôấng điềầu khiển chạy tự động 75
4. KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM 76 4.1.
Hệ thôấng an toàn xe ô tô 76 4.2.
Kiểm tra trền thiềất bị 77 4.2.1. Độ
trượt ngang bánh xe dâễn hướng 77 4.2.2. Lực phanh chính 77 4.2.3. Cườn
g độ ánh sáng đèn chiềấu sáng 77 4.2.4. Khí thải 77 4.2.5. Âm lượng còi 77 4.3.
Thử chạy trền đường và thử kín nước 78 4.3.1. Chạy thử trền đường: 78 4.3.2. Thử kín nước 78 4.4. Kiểm tra va chạm 78 4.4.1. Hình nộm 78 4.4.2. Vùn g an toàn 79 4.4.3. Túi khí và dây an toàn 79 4.4.4.
Các bước tiềấn hành thí nghiệm an toàn trền xe 79 4.4.5.
Các trường hợp thử nghiệm va chạm của quy trình kiểm 80 định 82 4.4.6.
Sự câần thiềất của việc thử nghiệm va chạm ô tô 82 4.4.7.
Quy trình thử nghiệm va chạm xe điện 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 6
CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ TẠI NHẬT
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ NHẬT BẢN
1.1. Hiện trạng của ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản
Ngành ô tô hiện nay chiếm tới 20% tổng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất
Nhật Bản (50 nghìn tỉ yên). Và trong khi hầu hết các ông lớn trong các lĩnh vực
khác như điện tử, đồ gia dụng… đang chật vật thì ngành ô tô chiếm tới một nửa số
lãi trong toàn nền kinh tế, dù số lượng lao động trong ngành chỉ chiếm 10% tổng
số lao động trên toàn nước Nhật (5,47 triệu người). Những con số này cho chúng ta
thấy vị thế quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong nền kinh tế của Nhật Bản
nói chung và công nghiệp sản xuất Nhật Bản nói riêng. Đây là một ngành công
nghiệp có tính sáng tạo và định hướng công nghệ cao, với sự gia tăng sản xuất xe
hybrid và xe điện được đưa vào thị trường trong nước và toàn cầu, đồng thời gia
tăng cung và cầu trên quy mô quốc tế.
Người ta thường dùng những cụm từ như “kỳ diệu”, “nhanh chóng vượt
bậc”, “ngoài sức tưởng tượng”, v,v… để nói đến quá trình phát triển kinh tế của
Nhật Bản từ đống tro tàn chiến tranh, mà đi đầu là các ngành chế tạo. Và ngành
sản xuất ôtô của Nhật có lẽ là một trong những chủ đề làm tốn nhiều giấy mực nhất
với nhiều lời ngợi khen, ca tụng, bởi nó là một trong những biểu tượng về sự vươn
lên của công nghiệp Nhật Bản, là một ví dụ rõ nhất cho câu chuyện cổ tích về một
đảo quốc nghèo nàn trong thời gian ngắn đã vươn mình thành chàng khổng lồ
khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
1.2. Xu hướng toàn cầu hóa trong cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trang 7
Dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa, cơ cấu sản xuất của ngành ô tô
của Nhật Bản đã có những bước thay đổi to lớn trong 20 năm qua. Từ năm 1990
đến năm 2014, tổng số xe sản xuất trong nước Nhật giảm 3,71 triệu chiếc và số xe
tiêu thụ trong nước cũng giảm 2.34 triệu chiếc. Đặc biệt, sau cú sốc kinh tế
Lehman số lượng xe sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn gần 10 triệu chiếc (biểu đồ dưới).
Hình 1.1: Biểu đồ công nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản giai đoạn (1990-2014)
Hình 1.2: Biểu đồ thị trường kinh doanh ô tô Nhật Bản giai đoạn (1990-2014)
Để đối phó, các tập đoàn của Nhật tăng cường xây dựng chi nhánh và
chuyển dây truyền sản xuất ra nước ngoài, bằng chứng là số xe sản xuất tại hải
ngoại đã tăng 14,2 triệu chiếc. Tổng số lượng xe được sản xuất trong và ngoài Trang 8
nước của các hãng ô tô Nhật Bản theo số liệu năm 1990 là gần 17 triệu xe và sau
hơn 20 năm số lượng xe sản xuất được tăng lên đến hơn 27 triệu xe.
Số lượng sản xuất và bán ra của ngành sản xuất ô tô trên toàn thế giới Theo
số liệu của năm 2014 tổng hợp từ 50 quốc gia thì tổng số xe hơi được sản xuất trên
toàn thế giới vào khoảng 91,31 triệu chiếc. Như vậy sản lượng xe của các hãng xe
đến từ Nhật Bản chiếm gần 30% và dẫn đầu thế giới.
Số lượng xe sản xuất của top 5 quốc gia theo thứ tự lần lượt : Trung
Quốc (23,72 triệu chiếc), Mĩ (11,65 triệu chiếc), Nhật Bản (9,77 triệu chiếc), Đức
(6.12 triệu chiếc), Hàn Quốc (4,52 triệu chiếc). Cũng theo số liệu thống kê, tổng số
xe bán ra trong năm 2014 của 85 quốc gia trên toàn thế giới vào khoảng 87,67 triệu xe.
Số lượng xe sản xuất của top 5 công ty trên thế giới theo thứ tự lần lượt từ
trên xuống là: Toyota (9.998 triệu chiếc), VW (9,644 triệu chiếc), Renault – Nissan
(8,005 triệu chiếc), hyundai (7.592 triệu chiếc). Chúng ta thấy sự độc chiếm trên
bảng xếp hạng của các hãng xe hơi đến từ đất nước mặt trời mọc, khi mà vị trí số 1
và số 3 đều thuộc về các công ty Nhật Bản và liên doanh của họ.
1.3. Đánh giá các hãng xe ô tô Nhật
Ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản có một lịch sử độc đáo với nhiều
thương hiệu chia sẻ cách thức tương tự để thành công. Thường nổi lên từ các tập
đoàn công nghiệp lớn như các phân khu trong nửa đầu của thế kỷ 20, các nhà sản
xuất Nhật Bản đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa trong xe thương mại và cá
nhân nhỏ. Mãi cho đến năm 1960, ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản đã thành
công rất lớn trên thị trường quốc tế, để trở thành ba nước sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu năm 1973 là một sự thúc đẩy mạnh mẽ
cho ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản. Và họ tỏ ra vô cùng đáng tin cậy quá so
với xe Mỹ. Kể từ khi những chiếc xe Nhật Bản đã cho ra những chếc chi phí vận
hành thấp và độ tin cậy cao.
1.3.1. Ưu điểm xe ô tô Nhật
1.3.1.1. Giá trị thương hiệu cao Trang 9
Nhật Bản có đến 6 trên tổng số 15 thương hiệu ô tô lớn nhất toàn cầu. Đây
chính là yếu tố giúp xe ô tô Nhật tạo được sức hút mạnh mẽ.
Hình 1.3: Nhật Bản có đến 6 trên tổng số 15 thương hiệu ô tô lớn nhất toàn cầu
1.3.1.2. Bền bỉ, ổn định, độ tin cậy cao
Với khẩu hiệu “Chất lượng gắn liền với danh dự quốc gia”, chất lượng luôn là
tiêu chí mà các nhà sản xuất Nhật Bản đề cao hàng đầu. Chính chất lượng là
yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công vang dội cho ngành công
nghiệp ô tô Nhật. Hiện nay, chất lượng dường như đã gắn liền với hình của ảnh các dòng xe ô tô Nhật.
Chất lượng, độ bền là một trong những lý do vì sao xe Nhật được chuộng
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Khi nói đến xe ô tô bền, người ta sẽ
nghĩ ngay đến xe Nhật. Sự bền bỉ của xe Nhật đã được cả thế giới công nhận.
Thậm chí ở Việt Nam, nhiều người còn dùng cụm từ “nồi đồng cối đá” để mô
tả độ bền của xe ô tô Nhật. Chỉ cần là xe thương hiệu Nhật, dù nhập khẩu
nguyên chiếc hay lắp ráp trong nước đều được đánh giá cao.
Khi chọn xe oto Nhật, người mua có được sự tin cậy và an tâm rất lớn. Đây
không phải là điều mà hãng xe nào cũng có. Xe Nhật chất lượng không chỉ ở động
cơ, hộp số mà còn ở cả hệ thống khung gầm, hệ thống treo cùng nhiều bộ phận
khác. Tại Việt Nam, ô tô không chỉ là một phương tiện mà còn là một tài
sản có giá trị. Do đó, yếu tố bền bỉ thường được đề cao. Đây cũng chính là
nguyên nhân tại sao người Việt thích xe của Nhật.
1.3.1.3. Vận hành chắc chắn và an toàn
Tính an toàn luôn là yếu tố được các hãng xe ô tô Nhật chú trọng. Hệ thống
khung gầm và hệ thống an toàn thường được đầu tư nhiều. Điều này mang đến
cho xe hơi Nhật khả năng vận hành đằm chắc, ổn định và an toàn cao. Rất
nhiều mẫu xe Nhật đạt chuẩn an toàn 4 – 5 sao ASEAN NCAP hay EURO NCAP.
1.3.1.4. Nhiên liệu tiết kiệm, chi phí vận hành bình dân Trang 10
Chi phí sử dụng bình dân là thế mạnh nổi bật đặc trưng của xe ô tô Nhật. Xe
Nhật thường ưu tiên sử dụng động cơ dung tích nhỏ hoặc vừa phải để tối ưu mức
tiêu thụ nhiên liệu cũng như tính kinh tế nói chung. Song song đó, các hãng xe
Nhật thường cải tiến công nghệ động cơ, tối ưu hộp số, giảm trọng lượng khung
gầm… nhằm giúp mẫu xe của mình đạt được mức tiêu hao nhiên liệu tiết kiệm nhất.
1.3.1.5. Chính sách bán hàng, hậu mãi tốt
Các hãng xe ô tô của Nhật Bản không chỉ chú trọng về chất lượng sản phẩm mà
còn quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Đa phần người dùng đều đánh giá cao chất
lượng dịch vụ bán hàng, sau bán hàng như chăm sóc khách hàng, bảo hành, bảo
dưỡng… của các hãng oto của Nhật.
1.3.1.6. Tinh thần trách nhiệm cao
Vì với người Nhật “Chất lượng gắn liền với danh dự quốc gia”, gắn liền với
lòng tự tôn dân tộc nên tinh thần trách nhiệm của các hãng xe Nhật rất cao. Điều
này thể hiện rõ qua cách các hãng xe Nhật xử lý những sự cố lỗi xe. Nếu phát hiện
xe bị lỗi trong quá trình sản xuất, các hãng ô tô Nhật thường sẽ nhanh chóng mở
các đợt triệu hồi để khắc phục, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cao nhất cho khách hàng của mình
1.3.1.7. Mức độ phổ biến cao
Xe Nhật có độ phổ biến rất cao ở Việt Nam. Có mặt ở nước ta từ rất sớm, hệ
thống cơ sở vật chất, mạng lưới đại lý của các hãng xe hơi Nhật phát triển mạnh
hơn nhiều hãng khác. Điều này mang đến nhiều sự thuận tiện cho người dùng khi
mua xe cũng như bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa xe.
Các khoản chi phí duy trì vận hành của xe ô tô Nhật cũng ở mức “mềm”.
Tiền bảo dưỡng, giá phụ tùng linh kiện xe Nhật thấp hơn nhiều so với xe châu Âu.
1.3.1.8. Giữ giá tốt, xe cũ dễ bán lại
Nổi tiếng với độ bền bỉ cao, chi phí sử dụng bình dân… xe Nhật không chỉ
được ưa chuộng ở thị trường ô tô mới mà còn rất đắt hàng ở thị trường ô tô cũ. Xe
Nhật là xe giữ giá tốt nhất hiện nay cũng là xe dễ bán lại nhất. Bởi mua xe mới
người ta có thể chọn nhiều hãng khác, nhưng nếu mua xe ô tô cũ thì tâm lý chung
vẫn ưu tiên xe Nhật hàng đầu.
1.3.1.9. Đi đầu trong công nghệ “xe xanh”
Các hãng ô tô Nhật đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ “xe xanh”, có thế
mạnh lớn về xe điện hybrid, xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro. Toyota Nhật Bản là
công ty có doanh số bán xe hybrid lớn nhất thế giới.
1.3.2. Nhược điểm xe ô tô Nhật
1.3.2.1. Thiết kế còn khá bảo thủ
Các hãng xe hơi Nhật Bản thường khá bảo thủ trong thiết kế, đặc biệt là khi so
với sự đầu tư, trau chuốt bóng bẩy của xe Hàn. Đa phần xe Nhật theo phong Trang 11
cách trung tính, ưa nhìn. Điều này giúp xe Nhật bền dáng, phù hợp với đa dạng
nhóm khách hàng khác nhau, nhưng lại không thực sự ấn tượng hay đặc sắc.
Đây được xem là một nhược điểm lớn ở xe Nhật. Bởi theo xu hướng chung
hiện nay, người mua bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thiết kế.
Tuy nhiên, những năm gần đây không ít hãng xe hơi Nhật Bản cũng đã dần dần
cải tiến, thay đổi ngôn ngữ thiết kế của mình nhằm tăng tính hấp dẫn và cạnh tranh hơn trên thị trường.
1.3.2.2. Trang bị còn hạn chế
Xe ô tô Nhật thường sẽ không sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ lái, trang bị tiện
nghi, hệ thống an toàn hiện đại…bằng xe Hàn, xe Mỹ cùng phân khúc. Trong
trường hợp xe Nhật sở hữu hệ thống trang bị ngang ngửa với xe khác thì giá bán
cũng sẽ thường cao hơn khá nhiều.
Có thể thấy, điểm mạnh của xe Nhật chính là tính thực tế. Xe Nhật bền bỉ, tiết
kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng bình dân, giữ giá tốt… đem đến tính kinh tế
cao. Bên cạnh đó, xe cũng bền dáng, rộng rãi, dễ sử dụng, phù hợp với đại đa số
người dùng… rất tiện dụng.
Điểm mạnh của xe Nhật là tính thực tế, đổi lại điểm hạn chế của xe Nhật chính
là các yếu tố về mặt thẩm mỹ và cảm xúc. Với phân khúc xe phổ thông giá rẻ,
người ta sẽ khó tìm được thiết kế bóng bẩy, trang bị hiện đại hay khối động cơ
khủng… trên những chiếc ô tô của Nhật.
Vì thế, nếu muốn tìm một mẫu xe cá tính, nổi trội hay giá bán cạnh tranh thì xe
Nhật sẽ hiếm khi phù hợp. Tuy nhiên nếu muốn có một chiếc ô tô an toàn, ổn định,
kinh tế thì xe Nhật là lựa chọn tốt hàng đầu.
Với phần đông người dùng, ô tô là một tài sản lớn, các yếu tố chất lượng, tiện
dụng, kinh tế… sẽ thường là tiêu chí quan trọng. Do đó, đây chính là lý do vì sao
người Việt thích xe Nhật.
1.4. Một số thương hiệu nổi bật Trang 12
Hình 1.4: Một số thương hiệu ô tô nổi bật
Các thương hiệu trong nước như Suzuki, Nissan, Mazda và Mitsubishi…
đặc biệt không thể không nhắc đến TOYOTA thống trị thị trường ô tô Nhật
Bản, với xe ô tô sản xuất ở nước ngoài được coi là biểu tượng địa vị do chi phí bảo
dưỡng cao ngất ngưởng so với xe nhập khẩu. Các hãng sản xuất ôtô Nhật không
chỉ liên kết với các công ty hàng đầu của các nước công nghiệp tiên tiến mà còn
thiết lập quan hệ hợp tác và sản xuất với công ty của nhiều nước đang phát triển,
trong đó có các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, v,v… Trong số 11 hãng sản xuất ôtô của
Nhật Bản, đến 8 hãng có mặt tại Việt Nam là Toyota, Hino, Isuzu, Mitsubishi,
Suzuki, Mazda, Daihatsu và Công ty công nghiệp nặng Fujijyuko. 1.4.1. HONDA
Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất toàn cầu của Nhật Bản với số
lượng hơn 14.000.000 chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng bắt đầu sản xuất
động cơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm.
Theo đó, trong lịch sử hãng xe hơi Nhật Bản này đã sản xuất chiếc xe ô tô
Honda Trước tiên chính là S500 ra đời vào năm 1963 và tại thời điểm đó hãng này
chiến thắng với việc kinh doanh xe gắn máy trong gần 20 năm.
Năm 1972 doanh số bán chạy nhất của công ty là Honda Civic. Ở thế hệ Đầu
tiên này, Honda Civic được hãng xe Nhật trang bị động cơ 4 xilanh cho công suất
50 mã lực. Xe rất nhiều phiên bản gồm coupe, 3 cửa, hatchback 5 cửa, station wagon 5 cửa,…
Và đến năm 1986 Honda chính là hãng ô tô Nhật Bản đi đầu tạo nên các
Chiếc xe sang trọng, đưa tên thương hiệu Acura vào thị trường Mỹ năm 1986. Đây
cũng là lúc logo Honda trở thành một trong logo các hãng xe ô tô Nhật Bản được
thế giới biết đến nhiều nhất.
Doanh số bán các loại xe ô tô tại Việt Nam tăng 38% so với các năm trước
đây. Có đến 1.634 chiếc ô tô các loại được bàn giao đến tay khách hàng trong khắp
cả nước. Trong tất cả các sản phẩm xe ô tô, SUV Honda CR-V 2020 có doanh số
bán tốt nhất với 935 chiếc xe được bán đến người dùng. Con số này chiếm đến
57% tổng doanh số của thương hiệu Honda tại Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2020. Trang 13
Hình 1.5: Honda CR-V là dòng xe được yêu thích nhất của hãng
Điểm nổi bật của thương hiệu Honda đó là những chiếc ô tô hiện đại và tiện
nghi. Nội thất được trang bị rất đầy đủ các thiết bị an toàn, giải trí và ghế ngồi
thoải mái. Dịch vụ của Honda rất đa dạng với các chính sách bảo hàng, gia hạn bảo
hành để tăng giá trị của xe. 1.4.2. MAZDA
Mazda là một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất xe hơi của Nhật Bản.
Hãng xe được thành lập vào năm 1920 ở thành phố Hiroshima. Chiếc xe mang đến
thành công đầu tiên của hãng này đó là R360 được sản xuất vào năm 1960. Sau đó,
Mazda đối diện với nguy cơ phá sản do khủng hoảng dầu mỏ.
Hình 1.6: Mazda CX-5 với thiết kế KODO độc đáo Trang 14
Dòng xe Mazda CX-5 bán chạy nhất trong phân khúc SUV vào tháng 9 năm
2020 đạt mức 1.267 chiếc bán ra. Và Mazda 3 là dòng xe bán chạy nhất trong phân
khúc hạng C đạt mức 652 chiếc xe bán ra.
Điểm nổi bật trong thiết kế mới của từng chiếc xe Mazda đó là kiểu dáng
thiết kế sang trọng, lấy con người làm trung tâm. Trong đó, các tính năng an toàn
ứng dụng công nghệ Skyactiv luôn được cải tiến đi cùng thiết kế KODO sống động.
Hình 1.7: Động cơ Skyactiv do chính hãng phát triển
Lợi ích, dịch vụ khi khách hàng mua dòng Mazda ở các đại lý lớn hay nhỏ lẻ
đều như nhau. Ngoài cung cấp chính sách bảo hành, dịch vụ sửa chữa và bảo
dưỡng thì hãng còn hỗ trợ tư vấn cho khách hàng khi có bất kỳ trục trặc nào xảy ra. 1.4.3. NISSAN
Thương hiệu Nissan rất nổi tiếng trên thế giới và được nhiều khách hàng yêu
thích. Nissan là tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ 3 tại Nhật Bản. Dòng xe bán chạy
nhất của Nissan đó là Sunny. Doanh số đạt được ở những năm 2015, 2016 rất cao
nhưng sau đó đã giảm xuống. Bây giờ thương hiệu đang tập trung vào dòng xe
Nissan Sentra 2020 với nhiều cải tiến. Trang 15
Hình 1.8: Nissan Navara được ưa chuộng với khả năng off-road vượt trội
Điểm nổi bật mà từng chiếc xe ô tô Nissan được tạo ra đó là chất lượng cao
và luôn luôn cải tiến, thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nissan đã
xuất hiện vào năm 1919 khi bắt đầu nhập khẩu máy móc để sản xuất
ô tô. Từ đó cho đến nay thương hiệu này không ngừng phát triển với nhiều
chiếc xe ngày càng chất lượng. Dịch vụ của Mitsubishi cũng bao gồm sửa chữa,
bảo hành, bảo dưỡng và tư vấn hỗ trợ như các thương hiệu khác. 1.4.4. MITSUBISHI
Mitsubishi là một hãng sản xuất ô tô nằm trong tập đoàn công nghiệp lớn
nhất của Nhật Bản. Thương hiệu được sáng lập vào năm 1870 với lĩnh vực đầu tiên
là đóng tàu. Sau đó không lâu thì hãng xe này chuyển sang sản xuất ô tô và đã đạt
được nhiều thành công trên thế giới.
Dòng xe Xpander được bán chạy nhất trong tất cả dòng xe mà Mitsubishi
sản xuất. Doanh số bán được của dòng xe này tính trong 3 quý năm 2020 là 9.906 chiếc.
Thiết kế vẻ bề ngoài của các dòng Mitsubishi rất ấn tượng với phần đầu
khỏe khoắn, cứng cáp. Dòng xe này được trang bị động cơ mạnh mẽ nên việc di
chuyển trên các dạng địa hình đồi núi rất tốt.
Dịch vụ của Mitsubishi làm hài lòng nhiều khách hàng với chính sách bảo
dưỡng, bảo hành cùng cung cấp phụ tùng chính hiệu khi có nhu cầu thay thế. Trang 16
Hình 1.9: Mitsubishi Xpander Cross mới với không gian nội thất rộng 1.4.5. SUZUKI
Tập đoàn Suzuki được thành lập tháng 3/1909 o Hamamatsu (Nhật Bản)
với tên gọi Suzuki Loom Manufacturing Company. Ban đầu, là một công ty
chuyên sản xuất khung dệt đóng góp lớn cho ngành tơ lụa khổng lồ của Nhật Bản.
Sau đó, Suzuki gia nhập ngành kinh doanh xe máy với sản phẩm đầu tiên là xe đạp
gắn máy nhãn hiệu “Power Free” sản xuất năm 1952 và tham gia vào ngành công
nghiệp ô tô từ năm 1955 với nhãn hiệu xe hơi “Suzulight”, góp phần vào sự ra đời
của cuộc cách mạng ô tô ở Nhật Bản.
Năm 1996, Suzuki chính thức đặt chân vào Việt Nam với mục tiêu trở
thành một trong những hãng xe hàng đầu tại thị trường đầy tiềm năng này.
Được đón nhận nồng nhiệt bởi người dân Việt với dòng sản phẩm sành điệu
Suzuki Viva, Sport, Công ty Việt Nam Suzuki tiếp tục cho ra mắt những dòng sản
phẩm chất lượng trong những năm sau đó. Hiện tại, Suzuki đang phân phỐi các
dòng xe ô tô du lịch như Ciaz, Ertiga, Vitara và Swift.
Với nỗ lực không ngừng, các loại xe ô tô thương hiệu Suzuki đã tạo dựng
được uy tín với các đặc trưng nổi trội, như bền, tỐt, dễ bảo trì và sửa chữa, đồng
thời hoạt động không chỉ như những cộng sự đắc lực trong công việc, mà còn như
những người bạn thân thiết trong cuộc sỐng. Trang 17 1.4.6. ISUZU
Công ty được mang đến từ năm 1916 sau nhiều thay đổi và đổi tên, đến năm
1934, Bộ trưởng Bộ Công thương đã đặt tên cho Mẫu xe tải là Isuzu, với
nghĩa là “fifty bells” (50 cái chuông), tương tự tên của một dòng sông ở Nhật
Bản. Cho tới năm 1949, tên của công ty chính thức được đổi thành Isuzu Motors Ltd.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH ô tô Isuzu Việt Nam được thiết kế xây
dựng năm 1995, là doanh nghiệp liên doanh Việt Nam – Nhật Bản hoạt động trong
lĩnh vực tiến hành lắp ráp và phân phỐi những sản phẩm xe thương mại nhãn hiệu
Isuzu – tên thương hiệu top đầu thế giới về xe thương mại và động
cơ diesel. Công ty Isuzu Việt Nam hiện cung cấp cho thị trường những sản
phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng, gồm các đời xe tải nhẹ, xe tải
trung, xe tải nặng, khung gầm xe bus và xe bán tải. Các mẫu sản phẩm này đang
được phân phỐi thông qua hệ thỐng đại lý chính thức (I-mark salon) trải dài từ
Bắc đến Nam của Isuzu Việt Nam. Ở kề bên đó, hệ thỐng I-mark salon còn thực
hiện các dịch vụ sửa chữa, bảo hành – bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng chính hãng. 1.5.
Giới thiệu về Toyota
Công ty Toyota Motor Corporation được thành lập ngày 28/8/1937. Nói đến
việc các hãng ô tô Nhật Bản, phải nhắc tới Toyota. Nhiều năm liền, hãng xe này
luôn đứng đầu trong các thương hiệu xe ô tô nổi tiếng thế giới. Hiện tại, Toyota
đang ở vị trí thứ 8 trong sỐ những tên thương hiệu đắt giá nhất toàn thế giới và là
hãng xe ô tô duy nhất luôn có mặt trong các bảng xếp hạng đánh giá bán xe hơi của quỐc tế.
Toyota gia nhập thị trường Việt năm 1995. Toyota được xem là tên thương
hiệu hàng đầu, in đậm vào tiềm thức của người tiêu sử dụng Việt, bởi sự bền
chắc, khắc phục, hình dạng đẹp nhất và nhất là giữ
giá…, phù hợp với tâm
trạng mua xe của người Việt Nam.
Tại Việt Nam, Toyota phân phỐi 10 Mẫu xe từ model cỡ nhỏ đến dòng
SUV, MPV và xe chở khách 16 chỗ, gồm Toyota Yaris, Toyota Vios, Corolla Altis,
Camry, Innova, Land Cruiser, Land Cruiser Prado, Fortuner, Hilux và Hiace. Trong
đó, xe Toyota Vios, Innova và Fortuner là 3 Mẫu xe bán chạy nhất và luôn góp mặt
trong bảng xếp hạng 10 xe ô tô bán tỐt nhất hàng tháng ở Việt Nam.
1.5.1. Nhà sáng lập
- Năm 1896: Sakachi Toyoda và phát minh xe ô tô tự động.
- Năm 1890, Sakachi đã cải tiến xe ô tô thủ công bằng gỗ và đã nhận được bằng
chế độ phát sáng đầu tiên. Tiếp theo đó, ông chế tạo thành công máy Ôm động lực
khổ vải chạy bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1896. Vô cùng ấn tượng với các đỐi
tượng phát minh của Sakachi, Công ty Platt Brothers & Co., Ltd của Anh, Trang 18
nhà sản xuất máy Ôm và máy sợi hàng đầu của thế giới, đề nghị mua lại bản quyền
của ông. Chính sỐ tiền này đã giúp con trai ông, Kiichiro Toyoda, có thể trang trải
chi phí trong công việc nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng tiến vào công nghiệp ô-tô.
- Có thể nói, khời nguồn của Tập đoàn ô tô Toyota ngày nay chính là chiếc xe ô tô
động lực và chiếc máy thêu tự động do ông tổ Sakachi Toyoda phát minh ra.
- Năm 1933: Tiến vào công nghiệp ô tô.
- Có thể nói, sự gia nhập vào công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda
AutomaticLoom Works chuyên sản xuất máy thêu tự động (nay là tập đoàn
Toyota) chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào
tháng 09 năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là
Kiichiro Toyoda. Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu
A đầu tiên. Thắng 05 Năm 1935, động cơ này lần đầu tiên được sử dụng cho loại
xe chở khách “Mẫu A1”. Khi đó, General Motors và Ford đã thỐng lĩnh thị trường
ô-tô, gây ra những quan sợ cho Bộ Công Thương Nhật Bản. Kết quả là chính phủ
Nhật Bản đã ban hành luật sản xuất ô-tô yêu cầu các công ty phải
công bỐ sản lượng sản xuất thực tế để có thể thực hiện được cấp phép sản
xuất theo đạo luật này. Chính vì lý do này. Kiichiro đã xúc tiến nhanh việc sản
xuất hàng loạt đỐi với mẫu xe tải.
Toyoda Kiichiro sinh năm 1894, là con trai cả của nhà phát minh nổi tiếng
khi đó là Toyoda Sakichi. Từ nhỏ, do ảnh hưởng của bố, ông đã được tiếp xúc
nhiều với máy móc. Sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 ở tỉnh Miyagi, ông vào học tại
trường đại học Tokyo Teikoku. Sau khi tốt nghiệp, Toyota Kiichiro làm ở bộ phận
nghiên cứu sản phẩm của công ty của bố. Chính ông là người phát minh ra máy dệt
tự động loại G, tạo nên một kỷ nguyên mới trong ngành dệt khi đó. Hồi đó, công ty
dệt may lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh – Plat đã yêu cầu được mua lại bản quyền sáng chế đó của ông.
Năm 1929, Toyoda Kiichiro đến Anh để ký hợp đồng bản quyền sáng chế và
nhân dịp đó ông dã dành thời gian để đi tham quan các nhà máy sản xuất ô tô ở
Anh. Thời đó là thời thế giới đang chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp
nặng và Kiichiro cũng đã sớm nhận ra tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp
ô tô. Cũng trong năm đó, Kiichiro đã sang tận Mỹ để tham quan công ty sản xuất ô
tô Ford ở Detroit. Ông đã rất ngạc nhiên khi thấy phương pháp sản xuất theo dòng
chảy chuyên nghiệp của Ford thời đó.
Sau thời gian tham quan và học tập ở nước ngoài, Kiichiro quay về với quyết tâm
phát triển công ty sản xuất máy dệt tự động TOYOTA nhưng công ty của ông hồi
đó gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông đã phải nghiên
cứu và phát triển thêm sản phẩm máy kéo sợi khi đó để đa dạng hóa kinh doanh. Trang 19
Năm 1931, công ty đã nghiên cứu và ra mắt sản phẩm máy kéo sợi High Draft,
chính thức trở thành nhà sản xuất đa dạng trong lĩnh vực dệt may. Kể từ năm 1931
đến 1937, Kiichiro đã có 32 sáng chế liên quan đến dệt may. Cùng trong thời gian
đó, ông cũng đã có những chuẩn bị để bước chân vào ngành sản xuất ô tô.
Hình 1.10: Toyoda Kiichiro
1.5.2. Tóm tắt lịch sử phát triển của hãng Toyota qua các thời kỳ
1934: chế tạo thành công thành công động cơ ô tô kiểu mẫu A đầu tiên.
1935: Model đầu tiên Toyota A1 được đưa vào sản xuất đại trà. Cuối năm này, mẫu
xe Toyota G1 chính thức ra mắt thị trường Nhật Bản. Trang 20
Hình 1.11: Toyota A1
1936: Chiếc sedan Toyota AA sau nhiều năm nghiên cứu đã được hoàn thành vào
tháng 5/1936 (chính là chiếc A1 đổi tên), đánh dấu việc công ty Toyoda bắt đầu sản
xuất xe thương mại, đây cũng là chiếc xe đầu tiên do chính người Nhật chế tạo và sản xuất.
1937: Sau khí chiếc Toyota AA ra mắt tại triển lãm Tokyo cùng bản mui xếp
(cabriolet) AB đã thúc đẩy chính phủ Nhật Bản trao cho Toyoda giấy phép chế tạo
ô tô, mở đường cho việc thành lập công ty ô tô và hãng Toyota chính thức ra đời.
Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt, Nhật Bản trở nên
hoang tàn và đổ nát. Nhưng may mắn các nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không
bị thiệt hại nhiều. Điều đó đã giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản
xuất những chiếc ô tô thương mại đầu tiên với mẫu Model SA.
1950: công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập.
1955: Thành công trong việc sản xuất xe con quy mô lớn với chiếc Toyopet Crown
hiện thực hóa giấc mơ sản xuất ô tô của Kiichiro Toyoda. Crown cũng là mẫu xe
đầu tiên của Toyota được xuất khẩu và giúp Toyota xâm nhập thành công thị trường Mỹ
Hình 1.12: Toyopet Crown là mẫu xe đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
1964: Toyota vươn ra ra thị trường thế giới với mẫu xe Corona và trở thành mẫu xe
bán chạy nhất tại Nhật Bản, mở đường cho việc phát triển chiếc Corolla vào năm Trang 21
1966. Corona cũng là chiếc xe Toyota đầu tiên nhập khẩu sang châu Âu sau màn ra
mắt ấn tượng tại triển lãm ô tô London năm 1965. Tính đến năm 2001 Corona đã trải qua 11 thế hệ.
1966: Toyota Corolla được giới thiệu vào tháng 11/1966 đúng vào thời kỳ xã hội
hóa ô tô tại Nhật Bản và được đánh giá bước nhảy dài của Toyota đối với việc sản
xuất phục vụ phân khúc xe phổ thông. Trong 6 tháng đầu kể từ khi ra mắt, Corolla
đã đạt kỷ lục về doanh số vượt qua Datsun Sunny để trở thành mẫu xe bán chạy
hàng đầu tại Nhật Bản trong 33 năm liên tiếp (1969 - 2001). Tính đến nay, tổng số
xe Corolla tiêu thụ trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng 40 triệu chiếc.
Hình 1.13: Toyota Corolla lần đầu được ra mắt vào năm 1966 - tiền thân của mẫu
Toyota Corolla Altis bây giờ.
1967: Toyota 2000GT ra đời là kết quả hợp tác giữa Toyota và Yamaha nhằm sản
sinh ra những mẫu xe hiệu suất cao ở Nhật Bản. Sự ra đời của 2000GT đã trở thành
nguồn cảm hứng cho Toyota sáng tạo nên chiếc Toyota 86 sau này - mẫu xe thể
thao bình dân dành cho mọi người.
1984: Mẫu xe lừng danh Camry của Toyota lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ, dựa
trên nền tảng là sự hợp tác kinh doanh giữa Toyota Motor và General Motors, đón
đầu xu hướng ô tô tiết kiệm nhiên liệu tại thị trường Mỹ sau cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1980. Cũng trong năm này, United Motor Manufacturing, Inc. được
thành lập để bắt đầu việc hợp tác sản xuất các mẫu xe nhỏ tại nhà máy của General
Motors tại Fremont, California. Trang 22
1986: Toyota thành lập Toyota Motor Manufacturing U.S.A., Inc. tại Kentucky và
bắt đầu đi vào sản xuất năm 1988.
1989: Giới thiệu biểu tượng logo mới của Toyota với 3 hình e-lip lồng vào nhau,
đây cũng là lần duy nhất thay đổi logo của hãng trong suốt gần một thế kỷ. Cũng
trong năm này Toyota Motor Corporation ra mắt thương hiệu xe sang Lexus và
giới thiệu tại thị trường Mỹ với slogan"The Purusuit of Per-fection'' (Theo đuổi sự hoàn hảo).
Hình 1.14: Logo Toyota là biểu tượng cho sự cam kết về chất lượng sản phẩm.
1992: Trung tâm sản xuất của Toyota tại Anh bắt đầu đi vào hoạt động.
1997: Toyota sản xuất thành công mẫu xe hybrid đầu tiên trên thế giới - Toyota
Prius đã đưa khái niệm sử dụng năng lượng hybrid hiệu quả đến với công chúng
nhờ tính thực tiễn, dễ sử dụng và giá cả phải chăng, mở đầu cho kỷ nguyên phát
triển công nghệ thân thiện với môi trường.
2005: Toyota đã thành lập một liên doanh với PSA Peugeot Citroen để sản xuất các
mẫu xe cỡ nhỏ đưa vào thị trường châu Âu dưới tên 3 thương hiệu là Peugeot, Citroen và Toyota.
2012: Toyota đạt dấu mốc kỷ lục với doanh số bán ra 200 triệu xe cộng dồn trên toàn cầu.
Trải qua hơn 80 năm có mặt trên thị trường với những biến cố lịch sử và
thách thức thời đại, Toyoa vẫn đang bước tiếp trên con đường phát triển của mình
và không ngừng tạo ra những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, bền bỉ hơn Trang 23
1.5.3. Bàn đạp để Toyota khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Sau thế chiến thứ II, đất nước Nhật Bản trở nên hoang tàn đổ và đổ nát. May
mắn là nhà máy Toyota tại Aichi không bị tàn phá. Đây chính là cơ hội để Toyota
bắt đầu quá trình phục hồi với việc sản xuất chiếc ô tô phương mại đầu tiên có tên Model SA.
Hình 1.15: Model SA
Chỉ trong 5 năm đã có 215 chiếc SA Toyopet xuất xưởng. Mẫu SD, một
phiên bản xe taxi, đã đạt doanh sỐ đáng ngạc nhiên với 194 xe bán ra chỉ trong 2
năm. Mẫu SF Toyopet đã trở thành chiếc ô tô phổ biến đầu tiên của hãng xe
Nhật Bản với động cơ được nâng cấp và được bổ sung thêm phiên bản cho xe taxi.
Ngay sau đó là sự ra đời của mẫu RH với sức mạnh động cơ 48 mã lực. Trang 24
Hình 1.16: Toyota Land Cruiser
Ngoài các mẫu xe trên, Toyota đã bắt tay vào sản xuất mẫu xe tải phổ thông
mang tên Land Cruiser. Năm 1955, Toyota tiến hành sản xuất chiếc xe sang đầu
tiên với tên gọi Toyota Crown. Xe được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích
1.5 lít kết hợp hộp sỐ 3 cấp. Tiếp đến là chiếc Corona sử dụng động cơ dung tích
1.0 lít. Cũng trong năm 1955, chỉ có 700 xe được sản xuất mỗi tháng, nhưng con
sỐ này tiếp tục tăng chóng mặt với 11.750 xe vào năm 1958 và 50.000 xe vào năm 1964.
1.5.4. Toyota vươn ra thế giới
Và khởi đầu quá trình vươn ra thế giới của Toyota là việc xuất khẩu Land
Cruiser và Toyopet sang thị trường Mỹ năm 1958. Vì lợi nhuận thu về không
mấy khả quan nên Toyota quyết định rút Toyopet khỏi Mỹ để tập trung phát
triển cho 2 mẫu xe chiến lược bao gồm Avaton và Camry.Vào năm 1959, Toyota
đã mở nhà máy đầu tiên ngoài vùng lãnh thổ Nhật Bản tại Bra-xin.
Sản phẩm “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là Tiara, hay còn gọi là Toyota
Corona PT20, sản xuất năm 1964. Mẫu xe 6 chỗ này sở hữu động cơ 70 mã lực và
đạt vận tỐc tỐi đa 144 km/h. Sau đó một năm, chiếc Toyota Corona ra đời có giá
dưới $2000. Ngay lập tức, doanh sỐ bán hàng đạt 6400 xe trong năm 1965 và tăng
lên 71.000 vào năm 1968 và “vọt” lên gần gấp đôi mỗi năm khi đạt 300.000 xe vào năm 1971.
Hình 1.17: Toyota Tiara 1964 Trang 25
CuỐi những năm 1950, Toyota Nhật Bản chỉ là 1 công ty rất bé trên thế
giới. Năm 1963, Toyota là hãng xe đứng thứ 93 trên thế giới và năm 1966 vượt lên vị trí thứ 47.
- Đến năm 1967, Toyota đặt dấu mỐc phát triển quan trọng tại thị trường Mỹ với
Corona sedan 4 cửa - đỐi thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle. Đáng chú ý nhất
là sự xuất hiện của Toyota Crown với 2 phiên bản wagon và sedan. Xe sở
hữu động cơ 6 xi-lanh hoàn toàn mới cho công suất 115 mã lực tại 5200
vòng/phút. Crown được trang bị hộp sỐ tay 4 cấp (tại thời điểm đó hộp sỐ tay 3
cấp khá phổ biến) hoặc hộp sỐ tự động 2 cấp (cho dù phần lớn người Mỹ đã quen
với hộp sỐ tự động 3 cấp). Tuy Crown chưa từng đạt doanh sỐ bán ra cao nhất
nhưng luôn luôn tỐt hơn nhiều so với những xe ngoại khác cùng phân khúc.
Hình 1.18: Toyota Crown 1967
Không lâu sau đó, Toyota lại giới thiệu đến người tiêu dùng Mỹ chiếc
2000GT danh tiếng với kiểu dáng của một mẫu xe thể thao của Anh: mui xe lớn,
gần như không có cabin và cỐp xe. Xe dùng động cơ 6 xi-lanh dung tích cho 150
mã lực đi kèm hộp sỐ tay 5 cấp. Đến năm 1966, 2000GT đã lập 16 kỷ lục thế giới
về tỐc độ và độ bền. Xe mất đến hơn 10 giây để gian tăng tỐc từ 0 lên 96 km/h.
Bù lại, xe có thể chạy trên đoạn đường 400 mét trong 15,9 giây và rất ổn định ở những khúc cua.
Năm 1969, Corolla được giới thiệu và chiếm được không ít cảm tình của
người Mỹ. Tiếp sau đó là những mẫu pick-up nổi tiếng nhờ sự ổn định, bền bỉ và đáng tin cây.
Toyota là thương hiệu xe hơi lớn nhất Thế giới, nhiều năm liền hãng xe
Nhật Bản luôn giữ vững ngôi vị sỐ 1 của mình trong bảng xếp hạng Top 10
hãng ô tô bán chạy nhất toàn cầu với doanh sỐ 8,75 triệu chiếc vào năm 2018 bỏ xa
đỐi thủ xếp thứ 2 là Volkswagen. Về chỉ sỐ tín nhiệm, Toyota cũng xếp thứ 2 Trang 26
trong Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất, xếp ở vị trí đầu tiên là Lexus - thuộc phân
khúc xe hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (Toyota).
Hai nguyên lí quan trọng nhất của hệ thỐng sản xuất của Toyota là “Just in
Time” mục tiêu nhằm giảm thiểu tỐi đa sự lãng phí bằng cách sản xuất những gì
cần thiết, khi nào cần và với sỐ lượng cần thiết. Thứ hai là “Jidoka” nhằm xây
dựng chất lượng trong từng quy trình.
Nhờ khoa học công nghệ phát triển cùng với xu hướng sử dụng xe ô tô ngày
một tinh tế và tiết kiệm nhiên liệu hơn, Toyotakhông ngừng nghiên cứu để cho ra
đời những đứa con tinh thần có giá trị nhất. Phải kể đến là những mẫu xe
đang làm mưa làm gió tại Việt như
Toyota Camry, Innova hay mẫu Toyota Hybrid Crown.
Hình 1.19: Trụ sở chính tại thành phố cùng tên Toyota, Aichi, Nagoya và
Tokyo, Nhật Bản.
1.5.5. Giới thiệu về Toyota Việt Nam Trang 27
Công ty TNHH ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm
1995, đây là liên doanh có sỐ vỐn đầu tư ban đầu lên đến 89,6 triệu USD từ Tập
đoàn Toyota Nhật Bản (chiếm 70% cỔ phần) và TỔng công ty Máy Động Lực &
Máy Nông Nghiệp - VEAM (chiếm 20% cỔ phần) và Công ty TNHH KUO
Singapore (chiếm 10% cỔ phần). Nhà máy Toyota Việt Nam được đặt tại
phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với công suất lắp ráp và
sản xuất hàng năm đạt 90.000 chiếc. Hiện tại, Toyota cũng là một trong những
hãng xe có nhiều đại lý nhất tại Việt Nam với hơn 50 Showroom trải dài khắp các
tỉnh thành trên toàn quỐc.
Hình 1.20: Nhà máy Toyota Việt Nam được đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xuất hiện khá sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng
vỐn chỉ dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước.
Hiện tại, các sản phẩm của Toyota đã trở
nên phỔ biến và đa dạng hơn rất
nhiều với giá cả phải chăng, độ bền vượt trội và cực kỳ "lành", chất lượng dịch vụ
cũng là điểm cộng hàng đầu của hãng xe Nhật Bản khi công tác chăm sóc khách
sau bán hàng rất được chú trọng. Chính vì thế, không ngạc nhiên khi trên đường
phỐ Việt Nam, cứ 10 ô tô thì phải có đến phân nửa sỐ xe mang nhãn hiệu Toyota.
Kể từ khi thành lập từ năm 1995 đến nay, TMV không ngừng lớn mạnh và liên
tục phát triển cả về quy mô sản xuất và doanh sỐ bán hàng với nhiều mẫu xe luôn
nằm trong Top những ô tô bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam như Vios, Innova
và Fortuner. Hiện tại, Toyota Việt Nam cũng luôn giữ vị trí dẫn đầu
thị trường ô tô trong nước với doanh sỐ bán hàng cộng dồn đạt gần 400.000 chiếc.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, TMV luôn nỗ lực đóng góp tích
cực cho Ngân sách Nhà nước qua việc hoàn thành tỐt công tác thuế, cũng như
phần đóng góp thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Việt Nam
với nhiều hoạt động dài hơi, thiết thực và có ý nghĩa.
1.5.6. Đánh giá hãng Toyota tại Việt Nam Trang 28
Tại thị trường Việt Nam, Toyota là một trong những thương hiệu ô tô nhận
được nhiều sự quan tâm và cảm tình nhất từ người tiêu dùng, bởi chất lượng sản
phẩm đã được khẳng định theo năm tháng và tạo dựng được niềm tin nơi khách
hàng. Và một trong những điểm cộng rất lớn của Toyota Việt Nam đó chính việc
sở hữu hệ thỐng đại lý phân phỐi rộng rãi phủ khắp cả nước, cùng với phụ tùng,
phụ kiện rất dễ tìm kiếm và sửa chữa.
Hình 1.21: Các dòng xe Toyota có tiếng lành và rất bền bỉ, nếu sửa chữa thì
cũng dễ kiếm đồ.
Hãng xe Nhật đã sớm bước chân vào thị trường Việt Nam nên rất hiểu thói
quen và nhu cầu của người tiêu dùng, nên Toyota luôn đưa ra những chính sách
phát triển phù hợp để cạnh tranh với các đỐi thủ cùng phân khúc.
1.5.7. Đánh giá dòng xe Toyota
Định nghĩa từ "tỐt" với dòng xe Toyota tại thị trường Việt Nam thực sự khó
bởi theo như đánh giá của người tiêu dùng các mẫu xe Toyota vừa có mặt tỐt và
vừa có mặt hạn chế cần phải cải thiện. Chúng tôi đã tỔng hợp lấy ý kiến từ những
khách hàng đã mua và sử dụng xe Toyota và cả những người từ chỐi mua các sản
phẩm Toyota để mua xe hãng khác, cụ thể như sau:
1.5.7.1. Ưu điểm của dòng xe Toyota
Đầu tiên phải nói đến là xe Toyota rất bền, gần như chỉ việc thay dầu, đỔ xăng
và chạy trong 5 - 10 năm vẫn vô tư. Điều này thực sự không thể phủ nhận hãng xe
Nhật đã làm quá tỐt với các sản phẩm của mình.
Xe Toyota rất ít hỏng vặt, ở đây chúng tôi không nói đến việc do trang bị ít
option nên không có gì để hỏng mà đó là các lỗi hỏng vặt liên quan đến động cơ,
hộp sỐ, điều hòa, hệ thỐng điện... Công bằng mà nói nếu chỉ xét trên các yếu tỐ Trang 29
này thì xác suất lỗi, hỏng hóc trên dòng xe Toyota thấp hơn nhiều so với các hãng xe khác.
Trong trường hợp hỏng hóc cần thay thế sửa chữa thì phụ tùng xe Toyota
cũng rất dễ kiếm và giá thành rẻ, gần như bạn đến bất cứ garage nào cũng có
đồ để thay thế cho các dòng xe phỔ thông hãng như Vios hay Toyota Atis mà
không cần phải chờ đợi đặt hàng gì cả.
Về khả năng tiết kiệm nhiên liệu Toyota cũng làm khá tỐt điều này trên các
dòng xe của mình nhất là Vios, Toyota Altis hay Innova đều là những mẫu xe chủ lực của hãng.
Một điểm nữa nhiều khách hàng cũng cảm nhận thấy rõ khi so sánh các dòng xe
của Toyota với các mẫu xe hãng khác cùng phân khúc, xe Toyota luôn có không
gian nội thất lớn hơn. Với thiết kế thực dụng của hãng xe Nhật thì điều này cũng
dễ hiểu bởi các kỹ Toyota luôn cỐ gắng tỐi đa hóa không gian sử dụng dù có phải
hy sinh một vài yếu tỐ về kiểu dáng.
1.5.7.2. Nhược điểm dòng xe Toyota
Option tiện nghi nghèo nàn so với các dòng xe khác cùng phân khúc là điều mà
rất nhiều khách hàng phàn nàn khi mua xe Toyota, họ thường phải bỔ sung thêm
cho chiếc xe của mình đầu màn hình DVD để phục vụ nhu cầu giải trí trên xe.
Hình 1.22: Các mẫu xe Toyota phổ thông tại Việt Nam thường có option tiện
nghi khá nghèo nàn.
Hệ thỐng an toàn kém cũng là một trong những điều mà cộng đồng mạng hay
lôi ra chế giễu nhất đỐi với dòng xe Toyota nhất là ở hệ thỐng túi khí được mọi
người ví nó rất bền (đâm không bung). Còn về trang bị hệ thỐng phanh, hãng xe
Nhật đã có nhiều cải tiến đáng kể trong những năm gần đây khi ngay cả những
mẫu giá rẻ của hãng cũng đã có hệ thỐng cân bằng điện tử. Trang 30
Cảm giác lái chán cũng là điều nhiều người chưa ưng ở hãng xe này, thực ra
đỐi với phân khúc xe phỔ thông cũng hiếm thấy hãng nào mang lại được cảm giác
lái tỐt khiến chúng tôi cảm thấy hài lòng, chỉ khi bước lên mức giá tầm 1 tỷ thì sự
khác nhau về cảm giác lãi giữa Toyota và các hãng khác mởi trở nên rõ rệt và đúng
là các xe của Toyota thường mạng lại cảm giác lái kém hơn so với hãng khác.
Dịch vụ sau bán hàng và chế độ bảo - bảo dưỡng của Toyota Việt Nam có tỐt không ?
Về dịch vụ chăm sóc khách sau bán hàng, Toyota Việt Nam có phong cách khá
chuyên nghiệp khi nhắn tin thỐng báo, lên lịch hẹn bảo dưỡng xe rất nghiêm
chỉnh, quá trình bảo dưỡng xe cũng nhanh khách hàng không phải chờ đợi lâu.
Chế độ bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km cộng với độ bền của xe Toyota thì
thực sự cũng không có gì nhiều để nói. Trong suỐt quá trình hoạt động hơn 20
năm của mình, Toyota Việt Nam chưa ghi nhận thấy trường hợp nào khách hàng
phàn nàn, kiện cáo về dịch vụ bảo hành cả.
2. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ
2.1. Nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất oto
Thị trường sản xuất oto biến động không ngừng và có mức cạnh tranh đến
“nghẹt thở”, vì thế trước khi tiến hành sản xuất oto, cần có bước nghiên cứu sâu về thị trường.
Các hãng sản xuất xe phải nghiên cứu kỹ lưỡng về các dòng xe đang có
trên thị trường, dự đoán được mẫu xe tiên tiến hơn mà người dùng sẽ mong
muỐn trong khoảng thời gian 5 năm sắp tới.
Bước nghiên cứu thị trường này cũng giúp các hãng xe xác định được các
đỐi thủ cạnh tranh, có hướng đi mới về thiết kế oto để không bị “lỗi mỐt ” khi vừa
tung ra thị trường sản phẩm mới.
Nghiên cứu thị trường cũng giúp xác định được khách hàng mục tiêu từ đó
hoạch định phân khúc khách hàng và thực hiện các kế hoạch cho việc đầu tư chi
phí, tính toán nguyên vật liệu và quy trình sản xuất oto chuẩn nhất.
2.2. Lên ý tưởng thiết kế trước khi sản xuất oto
Sau khi đã khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, các hãng sẽ tiến
hành lên ý tưởng thiết kế với mẫu xe mới hội tụ các “tinh hoa” của những dòng xe
tỐt nhất hiện nay, đồng thời nâng cấp thêm những tính năng vượt trội để thu hút khách hàng.
Ý tưởng thiết kế sẽ được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và có thể điều
chỉnh trên công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình 3D trong máy tính, giúp nhà thiết kế
hình dung được kiểu dáng, màu sắc,… của chiếc xe trong tương lai. Trang 31
Dựa trên những mô phỏng của ý tưởng 3D, hàng xe sẽ tiến hàng đắp mô hình
xe bằng chất liệu đất sét, mô hình mô phỏng này sẽ được các chuyên gia điều
chỉnh trực tiếp cho đến khi hoàn thiện đúng với nhu cầu và mong muỐn của ý tưởng thiết kế.
Để tính toán được các tham sỐ chính xác hơn, xác định được khả năng
chỐng chịu và chạm, tính khả thi khi xe lăn bánh và sự liên kết theo tỉ lệ thực giữa
các bộ phận, linh kiện của xe,… các kỹ sư khí động học sẽ tham gia vào khâu thiết
kế này nhằm đánh giá và bỔ sung những điều kiện trên.
Sau khi mô hình đất sét được chấp nhận, nhà thiết kế và kỹ sư sẽ tiến hàng
tạo xe nguyên mẫu theo tỉ lệ 1:1 với chiếc xe này.
2.3. Nghiên cứu phát triển và thử nghiệm
Chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên ra đời cũng là lúc cần tiến hành thử nghiệm,
quá trình thử nghiệm thường được thực hiện với thời gian ròng rã lên đến 10-15
tháng tùy thuộc vào dòng sản phẩm.
Môi trường tiến hành thử nghiệm thường là nơi vận hành o những khi
đường tách biệt, để tránh sự “dòm ngó” của đỐi thủ, tránh để lộ thông tin,
những chiếc xe nguyên mẫu này sẽ được “ngụy trang” kỹ bằng lớp decal hoặc băng dính bên ngoài.
Hình 2.1: Xe được ngụy trang trong quá trình thử nghiệm sản xuất oto
Xe sẽ được thử nghiệm trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa
hình hiểm trở, gồ ghề,… nhằm khắc phục những khuyết điểm và hoàn thiện xe trước khi sản xuất.
Những chiếc xe còn được thử nghiệm đo hệ sỐ cản khí động học trong
hầm gió. Thử nghiệm các mức độ va chạm để kiểm tra độ cứng của khung
gầm, mức độ an toàn,…
Các quá trình thử nghiệm xe sẽ được tiến hành trong mọi điều kiện thời tiết,
địa hình để khắc phục những khuyết điểm. Các trung tâm nghiên cứu liên Trang 32
tục phân tích dữ liệu trong quá trình thử nghiệm để thay đỔi hoặc phát triển các
công nghệ mới sao cho phù hợp.
Những chiếc xe còn được thử nghiệm đo hệ sỐ cản khí động học trong
hầm gió. Thử nghiệm các mức độ va chạm để kiểm tra mức độ an toàn, độ cứng của khung gầm.
2.4. Hoàn thiện thiết kế xe hơi, đảm bảo tính khả thi
Hình 2.2: Các bộ phận trên ô tô được chi tiết hoá và tái cấu trúc trong bước
hoàn thiết kế mô hình xe hơi
Vẫn là mô hình ô tô được vẽ trên bản thảo, nhưng thay vì thô sơ như
bước phác họa, mô hình ô tô lúc này đã có nhiều điều chỉnh để cân đỐi, hài hòa
giữa sáng tạo nghệ thuật và tính ứng dụng trong thực tế.
Dựa trên những hệ thỐng động cơ sẵn có, cơ cấu truyền động và các yêu cầu
an toàn, mọi bộ phận trên ô tô sẽ được chi tiết hóa và tái cấu trúc trong quá trình này.
Các bộ phận trên ô tô được chi tiết hoá và tái cấu trúc trong bước hoàn
thiết kế mô hình xe hơi
2.5. Cụ thể hóa thiết kế xe hơi trên mô hình đất sét
Từ các bản vẽ 2D, thiết xe hơi được cụ thể hoá bằng cách chuyển thành mô
hình 3D thông qua các phần mềm thiết kế. Nhờ đó, người nhìn dễ dàng hình dung
cấu trúc của sản phẩm một cách khách quan và toàn diện hơn. Trang 33
Sau đó, từ các bảng vẽ và hình chiếu, mô hình vật lý bằng đất sét sẽ được
dựng lên. Lúc này, mô hình chỉ là bản thu nhỏ thay vì kích thước thật để tiết
kiệm thời gian. Chỉ khi mô hình là lựa chọn cuỐi cùng mới được thực hiện ở kích thước thực.
Hình 2.3: Mô hình ô tô bằng đất sét được dựng lên với kích thước thu nhỏ
2.6. Mô hình ô tô đầy đủ
Phần lớn mô hình ở giai đoạn này đều làm từ đất sét. Tuy nhiên, một sỐ chi
tiết đã được thay thế bằng vật liệu tỔng hợp hoặc polymer để giảm trọng lượng.
Nếu muỐn tăng thêm độ chân thực cho mô hình đầy đủ này, các kỹ sư có
thể sử dụng các chất liệu khác thay vì đất sét. Mục đích cuỐi cùng của công
đoạn này là tạo nên sản phẩm mô hình với kích thước thực và quảng bá hình cảnh với công chúng.
2.7. Lựa chọn chất liệu, màu sắc ô tô
Công đoạn này được thực hiện sau khi đã hoàn thiện quá trình thiết kế nội,
ngoại thất. Tất cả những yếu tỐ như màu sơn, chất liệu, cách trang trí các chi
tiết… đều được săn lùng và lựa chọn tỉ mỉ. Đây cũng là công đoạn tìm kiếm loại
vật liệu, màu sắc tỐi ưu nhất để ứng dụng vào hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chi tiết nhỏ.
Bên cạnh đó, việc bỐ trí các chi tiết trên bảng táp lô và vô lăng cũng được
chọn lọc và điều chỉnh một cách công phu nhằm tạo ra một thiết kế hoàn hảo đến tay người tiêu dùng. Trang 34
Hình 2.4: Các nhà thiết kế cần phải săn lùng chất liệu, màu sắc tối ưu nhất cho
từng chi tiết trên ô tô Thiết kế nội thất oto
Nội thất sang trọng nâng tầm nội cấp chiếc xe của bạn
2.8. Nội thất ô tô
Nội thất ô tô là một trong những thành phần quan trọng giúp người dùng cảm
nhận chất lượng chiếc xe của mình, ngoài việc trông đẹp mắt, nội thất ô tô cần phải
có chức năng và độ bền cao. Vậy thiết kế nội thất ô tô có những điều đặc biệt gì?
Hãy tìm hiểu cùng EMBRACE ngay nhé.
Khi đề cập đến thiết kế nội thất ô tô, hầu hết mọi người nghĩ người thiết
kế sẽ vẽ một bản phác thảo rồi biến nó thành hiện thực. Nhưng thực tế nội
thất phải được tạo kiểu và đòi hỏi chú ý đến chi tiết, cũng như tính thực tế và thoải
mái ở phần ngoại thất xe.
Nội thất ô tô bắt đầu bằng bản vẽ trên giấy và các mô hình kỹ thuật sỐ Cũng
như thiết kế bên ngoài, thiết kế nội thất ô tô bắt đầu bằng bản phác
thảo. Những bản thảo này được thực hiện đầu tiên trên giấy, và sau đó với thiết kế
được hỗ trợ bởi máy tính (CAD). Các chi tiết nhất sau đó được đưa ra trong mô
hình đất sét. Mặc dù mô hình đất sét có từ những năm 1930, ngày nay vẫn được coi
là phần thiết yếu, ngay cả trong thời đại công nghệ. Khi nhìn vào mô hình đất sét,
kỹ sư sẽ nhìn thấy mọi thứ theo tỷ lệ mà trong mô hình ảo có thể họ sẽ không nhận
ra. Sau đó, họ tinh chỉnh nó và đây như một sự kết hợp giữa các quy trình kỹ thuật
sỐ và chỉnh sửa trên mô hình đất sét.
Thiết kế nội thất cũng cần chú trọng đến các chức năng trên xe Trang 35
Thiết kế nội thất là một thách thức khi nó phải phù hợp với một loạt các trình
điều khiển và phù hợp với người sử dụng. Phải có đủ công tắc để kiểm soát các
tính năng và phải đủ dễ dàng để tiếp cận và sử dụng. Các nhà thiết kế phải quyết
định màu sắc và vải cho ghế ngồi, và loại thảm được dùng trên xe. Bên cạnh đó,
các kỹ sư cũng phải kết hợp các tính năng an toàn như túi khí, kể cả ở hai bên ghế
và phía trên cửa sỔ bên. Túi khí cho hành khách ngồi phía trước cần một bảng điều
khiển chuyên dụng trong táp lô, được trang bị vật liệu mỏng để túi khí mở ra có thể
đẩy qua nó. Tùy thuộc vào thiết kế, bảng điều khiển có thể nằm trên một đường
may để che đi đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thiết kế nội thất phải phù hợp với chủ đề của chiếc xe, và một chiếc xe sang
trọng sẽ có một diện mạo khác với một chiếc mui trần thể thao hoặc một chiếc xe
gia đình. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các vật liệu được sử dụng: các mô hình
pricier có thể sẽ có bọc da mềm, trong khi một chiếc xe gia đình ít tỐn kém sẽ có
chỗ ngồi thân thiện với trẻ em, dễ lau chùi. Bất kể chất liệu vải là gì, bọc ghế là
chỗ tiếp xúc trực tiếp với hành khách và họ sẽ tiếp xúc với nó hàng ngàn lần. Hầu
hết các ghế thường sẽ có vật liệu siêu bền ở bên cạnh đệm, nơi mọi người trượt vào
trong xe, cũng như trên bảng điều khiển và cửa ra vào nơi người ngồi nghỉ tay. Tất
cả các vật liệu được kiểm tra, mài mòn, làm phai màu và thử nghiệm ở nhiệt độ
cực thấp, cực cao hoặc độ ẩm cao. Nếu có sử dụng chất liệu vải, vải phải được lựa
chọn cẩn thận, nếu kích thước phần dùng vải quá lớn nó cũng sẽ thu hút quá nhiều
sự chú ý của người dùng. Màu sắc cũng ảnh hưởng đến nội thất, màu sắc quá đậm
hoặc quá nhạt sẽ mang đến cảm giác ngột ngạt hoặc cũ kĩ khi người dùng nhìn vào nó.
Ngay cả chất liệu da cho nội thất xe ô tô cũng có thể khác nhau, tùy thuộc
vào chiếc xe. Da bò tự nhiên có nhược điểm hoặc các vết sẹo không hoàn hảo. Một
sỐ xe pricier có da trơn, trông sang trọng nhưng tạo ra chất thải có hại cho môi
trường. Các nhà thiết kế nội thất ô tô phải làm việc với nhà cung cấp da trong suỐt
quá trình thiết kế để xem xét chất liệu da được ứng dụng trên xe sẽ như thế nào.
Thảm không chỉ là một phần của thiết kế nội thất ô tô mà còn thực hiện chức năng
giảm thiểu tiếng ồn trên đường bên trong cabin. Nó phải có khả năng thu gấp để
phù hợp với phần không gian trên sàn xe và lên các cạnh của bảng điều khiển trung
tâm. Các nhà thiết kế nội thất phải xem xét loại sợi và cách dệt thảm. Chất liệu
không dệt thường được sử dụng trong thân cây, và các loại vải này phải đặc biệt
bền và dễ làm sạch sau khi bị bám bẩn. Vật liệu nội thất phải có chức năng, nhưng
các nhà thiết kế cũng phải xem xét trọng lượng của chúng
theo tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. Mỗi phần có vẻ không quan trọng lắm
nhưng mỗi thứ cộng lại cũng làm tăng trọng lượng của xe.
Các nhà thiết kế luôn tìm kiếm các cảm hứng thiết kế ngoài các mẫu ô tô ví
dụ như: phong cách thời trang, xu hướng nội thất,…vì các mỐt này sẽ không bị
thay đỔi nhanh chóng. Đây là một quá trình dài mà không thể phát triển chỉ trong
vòng vài tháng như thời trang. Thiết kế nội thất ô tô cần có sự cân bằng Trang 36
giữa kỹ thuật và thiết kế. Hi vọng những tin tức trong bài viết đã cung cấp cho bạn
đọc những thông tin thú vị.
2.9. Thiết kế taplo vô lăng
Với sự phát triển của công nghệ và thay đỔi về gu thẩm mĩ, nội thất của
những mẫu xe cũng được cải tiến theo từng giai đoạn. Nhiều mẫu ô tô vẫn được
các hãng duy trì sản xuất qua hàng thập kỷ, thế nhưng các bộ phận trong khoang
điều khiển, đặc biệt là thiết kế vô-lăng, bảng đồng hồ táp-lô,... đã hoàn toàn khác
biệt so với cách đây 40 năm.
Khác biệt nhất có lẽ là ở các phiên bản hiện nay đều được trang bị đồng hồ
kỹ thuật sỐ hiển thị đa chức năng và màn hình giải trí trung tâm cỡ lớn tích hợp
hàng tá công nghệ - thứ mà cách đây 40 năm chưa hề có.
Vô-lăng ngày nay được thiết kế dày dặn, mềm mại với rất nhiều phím
bấm phía trên, trong khi những chiếc vô-lăng của thập niên 80 rất đơn giản, chủ
yếu dùng với mục đích đánh lái.
2.10. Thử nghiệm và sàng lọc các vật liệu đã được lựa chọn
Mỗi vật liệu hay màu sơn được lựa chọn không những cần đạt yếu tỐ
thẩm mỹ mà còn phải bền màu với thời gian và không quá dễ nứt vỡ trong các
cuộc kiểm tra về độ bền. Các cuộc kiểm tra được tiến hành trong điều kiện
khắc nghiệt như nóng và lạnh, ánh sáng mặt trời trực tiếp, tiếp xúc với tay chân
con người… sẽ cho biết khả năng chỐng chịu của vật liệu khi sử dụng hàng
ngày. Tuy chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm nhưng các tác nhân sẽ được mô
phỏng như thật. Ví dụ như đèn nhiệt tạo môi trường ánh nắng, bàn tay robot
đóng vai trò tác nhân con người không ngừng tiếp xúc và cọ sát, trời mưa, tuyết rơi
nhân tạo, nước nóng và nước lạnh được xả trực tiếp vào với cường độ ngày càng
tăng... Nếu vượt qua tất cả, vật liệu và màu sắc được lựa chọn. Ngược lại, các nhà
thiết kế sẽ phải chọn vật liệu và màu sắc khác.
Mặc dù phần lớn ô tô là thép nguyên chất nhưng các sản phẩm làm từ dầu
mỏ (nhựa và vinyl) đã chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong các thành phần ô tô. Các vật
liệu trọng lượng nhẹ có nguồn gỐc từ dầu mỏ đã giúp làm nỔi bật một sỐ mẫu xe
tới 30%. Khi giá nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng, nhu cầu sử dụng xe nhẹ hơn,
tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Việc giới thiệu một mẫu ô tô mới thường mất từ ba đến năm năm từ khi
thành lập đến khi lắp ráp. Ý tưởng cho các mô hình mới được phát triển để đáp ứng
các nhu cầu và sở thích chưa được đáp ứng. CỐ gắng dự đoán thị hiếu của người
dùng trong năm năm là một kỳ công không hề nhỏ, nhưng các công ty ô tô đã thiết
kế thành công những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của công chúng. Với sự trợ
giúp của thiết bị thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính, các nhà thiết kế phát triển các
bản vẽ ý tưởng cơ bản giúp họ hình dung ra diện mạo của chiếc xe được đề xuất.
Dựa trên mô phỏng này, họ xây dựng các mô hình đất sét có thể được nghiên cứu
bởi các chuyên gia. Các kỹ sư khí động học cũng xem xét các mô hình, nghiên cứu
các thông sỐ dòng khí và nghiên cứu tính khả thi trong
các thử nghiệm va chạm. Chỉ sau khi tất cả các mô hình đã được xem xét và Trang 37
chấp nhận, các nhà thiết kế công cụ mới được phép bắt đầu xây dựng các công cụ
sẽ sản xuất các bộ phận thành phần của mô hình mới.
2.11. Thử nghiệm và sàng lọc các chi tiết ô tô phù hợp
Sau khi lựa chọn được một sỐ chất liệu, màu sắc… để trang bị lên ô tô, đội
ngũ kỹ sư sẽ tiến hành thử nghiệm, sàng lọc.
Quá trình này giúp nhà sản xuất đánh giá được độ bền màu, khả năng
chỐng chịu, tính an toàn… của các vật liệu, từ đó tìm ra được lựa chọn tỐi ưu nhất.
Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện khắc nghiệt như
nóng, lạnh, mưa gió, ánh sáng mặt trời trực tiếp, tiếp xúc với tay chân con người…
Nếu không vượt qua những điều kiện này, nhà thiết kế sẽ phải lựa chọn chất liệu
và màu sắc khác thay thế.
Cho tới thời điểm này, những chi tiết nội, ngoại thất vẫn còn rời rạc nhưng
các kỹ sư đã có thể mường tượng ra mẫu xe tương lai. Dựa vào đó, họ sẽ đánh giá
và đưa ra quyết định có nên sản xuất mẫu xe này hay không.
2.12. Phê duyệt mô hình ô tô
Khi mẫu thiết kế xe hơi được phê duyệt, hình ảnh chiếc ô tô sẽ được sử dụng
để quảng bá rộng rãi. Mục đích của việc tiếp thị mô hình ô tô này là để khảo sát ý
kiến người tiêu dùng, tiếp thị kinh doanh hoặc đi xa hơn nữa.
2.13. Sản xuất ô tô hàng loạt
Từ những phản hồi của người tiêu dùng khi quảng bá sản phẩm ra thị
trường, hãng xe sẽ quyết định việc sản xuất hàng loạt. Từ đó, họ sẽ thay đỔi
một sỐ chi tiết sao cho phù hợp, kèm theo đó là hoàn thiện các thông sỐ sản
phẩm, thông tin cần thiết cho dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn đánh giá cho chiếc xe đầu tiên…
Mỗi sản phẩm ô tô đều phải trải qua quá trình lâu dài với nhiều công đoạn khác
nhau. Theo đó, mỗi chiếc ô tô cần mất khoảng 4-6 năm để hoàn thiện. Chưa kể
trong quá trình thiết kế cần có những thay đỔi, cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường. Trang 38
3. QUY TRÌNH SẢN SUẤT
3.1. Chuẩn bị phụ tùng
ĐỐi với mỗi hãng xe, dòng xe khác nhau sẽ có những loại phụ tùng xe hơi
khác nhau. Nhưng phụ tùng xe chủ yếu bao gồm các loại sau:
3.1.1. Phụ tùng động cơ
Động cơ là trái tim của một chiếc xe, đây là bộ phận phức tạp nhất của xe, là
sự kết hợp giữa nhiều chi tiết để giúp chiếc xe vận hành đúng cách. Mỗi loại xe sẽ
được trang bị khỐi cộng cơ khác nhau, cấu tạo khác nhau.
Hình 3.1: Phụ tùng động cơ là những linh kiện quan trọng nhất cáa một chiếc xe
PhỔ biến nhất vẫn là động cơ xăng và động cơ dầu. Bởi vì là bộ phận hoạt
động với tần suất lớn nhất nên theo thời gian phụ tùng động cơ sẽ xuỐng cấp,
khiến vận hành của chiếc xe trở nên kém hơn rất nhiều.
Một sỐ món phụ tùng động cơ quan trọng như: Lọc dầu động cơ, lọc
xăng, gioăng phớt đại ty, cao su chân máy chân sỐ, máy đề, điện động cơ, nắp
máy mặt máy, két làm mát, thăm dầu, bugi, piston, tay biên,…
3.1.2. Phụ tùng gầm ô tô
Phụ tùng gầm xe bao gồm 4 hệ thỐng dưới đây: Trang 39
– Hệ thỐng phanh xe: Hệ thỐng phanh rất quan trọng đỐi với một chiếc ô tô. Hệ
thỐng phanh trên xe bao gồm hệ thỐng phanh dừng và hệ thỐng phanh chính hay
còn gọi là hệ thỐng phanh trước và phanh sau. Phanh xe được thiết kế chú trọng
đến sự an toàn và bảo vệ người ngồi trên xe cũng như các phương tiện di
chuyển xung quanh. Vì hệ thỐng phanh sẽ hãm tỐc độ di chuyển của ô tô theo sự
điều khiển của người lái. Hệ thỐng phanh có cấu tạo chủ yếu là: đĩa phanh, má phanh và kẹp phanh.
– Hệ thỐng hộp sỐ: Hộp sỐ là một bộ phận quan trọng của ô tô, nó có tác dụng
tăng giảm mômen quay và truyền lực đến các bánh xe. Không có nó, xe của bạn
không thể di chuyển. Ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều trang bị cho ô tô
của mình hai loại hộp sỐ chính là sỐ tự động và sỐ tay. Trên thực tế, vẫn có một
sỐ loại hộp sỐ mới được phát triển trong vài năm trở lại đây.
– Hệ thỐng treo: Hệ thỐng treo có hai công dụng chính là đảm bảo an toàn cho
người lái và đảm bảo xe chạy êm ái, thoải mái. Nguyên lý cơ bản của hệ thỐng
treo cho phép các bánh xe dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với thân xe,
cần có độ cứng thích hợp để xe chuyển động trơn tru và có khả năng dập tắt nhanh
chóng các dao động, đặc biệt là các dao động có biên độ lớn. Hệ thỐng treo trên ô
tô được phân loại theo: Bộ phận đàn hồi,dẫn hướng và giảm chấn.
Giảm xóc ô tô được biết đến là hệ thỐng treo trên ô tô. Nhiệm vụ chính của hệ
thỐng giảm sóc là tạo sự thoải mái cho người ngồi trên xe khi xe di chuyển trên
những địa hình gồ ghề. Đồng thời, triệt tiêu các chấn động từ mặt đường đỐi với ô tô.
Hệ thỐng càng xe ô tô được thiết kế với khả năng chịu tải trọng lớn giúp
người lái dễ dàng và mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe. Giúp xe
tránh được các vấn đề như trượt ngã hay giúp giảm xóc khi va chạm vào mặt
đường mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe.
– Hệ thỐng lái: Các cấu tạo của từng bộ phận trong hệ thỐng lái của ô tô sẽ được
kết nỐi với nhau để điều khiển vô lăng và điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
Ma sát giữa lỐp và mặt đường sẽ được giảm bớt nhờ bánh đà nỐi với các bánh
răng, thanh dẫn hướng đến đơn vị phía trước.Phụ tùng thân vỏ
Đây là những phụ tùng ô tô cấu tạo bên ngoài xe để tạo nên kiểu dáng, thiết kế xe.
Vì vậy nên phụ tùng thân vỏ rất được người sở hữu xe quan tâm đến
Một sỐ loại phụ tùng xe ô tô thân vỏ phỔ biến nhất hiện nay: Nẹp ca lăng,
đèn pha, nắp capo, cửa xe, cản trước, cản sau, nẹp bước chân, gương đèn xe ô tô,
lưới tản nhiệt, lỐp xe, mâm xe, nóc xe… 40 Trang
Hình 3.2: Phụ tùng gầm ô tô
3.1.3. Phụ tùng thân vỏ
Phụ tùng thân vỏ ngoài các chức năng kỹ thuật còn có một nhiệm vụ quan
trọng khác đó là khiến khiến chiếc xe trở nên đẹp mắt, cá tính và mang màu sắc riêng của chủ nhân.
Vì là nơi tiếp xúc trực tiếp với các tác động từ bên ngoài nên các phụ tùng
thân vỏ rất dễ bị trầy xước, bóp méo. Vậy nên, nhiều người tìm đến các món phụ
kiện thân vỏ để làm mới cho chiếc xe hoặc hỗ trợ thêm cho tính năng chỐng ồn khoang cabin.
Một sỐ món phụ kiện thân vỏ quan trọng như vè chắn mưa, gương chiếu
hậu, đèn pha, cánh cửa, nẹp Ốp, ca lăng, chắn bùn…
Hình 3.3: Chắn mưa, gương chiếu hậu, đèn pha
3.1.4. Phụ tùng điện
Hình 3.4: Phụ tùng điện cũng là những bộ phận rất cần được theo dõi, bảo
dưỡng thường xuyên
Đây là những phụ tùng quan trọng trên xe ô tô, liên quan đến dòng điện, thiết bị
sử dụng điện trên xe. Nếu như không có những phụ tùng này có thể xe không thể
khởi động được hoặc xe di chuyển không đảm bảo an toàn. Trang 41
Một sỐ phụ tùng điện ô tô bạn cần thường xuyên kiểm tra như mô tơ quạt gió,
máy phát điện, nút khởi động, giàn nóng, két nước…
Ngoài các loại phụ tùng ở trên thì còn có các loại phụ tùng được phân theo chức
năng, bộ phận khác nhau như phụ tùng động cơ, phụ tùng điều hòa, phụ tùng gương đèn….
3.1.5. Phụ kiện điều hòa
Hệ thỐng điều hòa là một tiện nghi quan trọng của xe ô tô, đặc biệt là với
thời tiết và khí hậu của Việt Nam. Trên nhiều chiếc xe hiện đại, hệ thỐng điều hòa
rất được chú trọng để tạo nên những tiện nghi tỐi ưu nhất cho hành khách như
chức năng đa vùng, làm ấm, tạo mùi hương, giảm độ ẩm…
Một hệ thỐng điều hòa không khí trong xe ô tô sẽ bao gồm: Dàn lạnh,
quạt gió, dàn nóng, lỐc điều hòa, phin lọc ga, van tiết lưu, quạt gió, gas điều
hòa, hộp điều khiển, cảm biến…
3.1.6. Các loại phụ tùng khác
Ngoài ra trên một chiếc xe ô tô còn có rất nhiều phụ tùng linh kiện khác có
thể kể đến như: bộ ô van, thanh gài khớp, dây cao áp, bộ tản nhiệt các chỐt định
vị, thanh truyền, đỐi trọng, bánh đà, đĩa ma sát, càng mở ly hợp…
Nói tóm lại, với bất kỳ linh kiện nào dù nhỏ hay lớn đều đóng vai trò thiết
yếu cho sự vận hành của xe. Sẽ có những món phụ tùng khi bị hỏng sẽ biểu hiện ra
ngoài rất rõ, cũng có những phụ tùng phải đến khi kiểm tra mới phát hiện ra lỗi.
Đó là lý do vì sao các chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng theo đúng lịch định kỳ quy định.
Hình 3.5: thanh truyền, bánh đà, đĩa ma sát Trang 42 3.2. Khung vỏ
Hình 3.6: Khung xe
3.2.1. Nguyên liệu
Để tạo nên khung xe ô tô thì vật liệu chủ yếu là 4 vật liệu cơ bản: • Thép
Hình 3.7: Khung ô tô bằng thép
Thép là vật liệu dùng để sản xuất thân vỏ ô tô phổ biến nhất. Thép là một
loại hợp kim có thành phần chính gồm sắt và carbon. Thép có các đặc tính như
cứng, dễ uốn, sức bền cao và giá thành tương đối thấp nên phù hợp để sản xuất
thân vỏ ô tô. Thành phần carbon trong thép giúp tăng độ cứng của thép. Tỷ lệ
carbon càng cao thì thép sẽ càng cứng. Trang 43
Phần lớn các dòng xe ô tô hiện nay đều có thân vỏ làm bằng thép. Toàn bộ
khung xe trên, khung gầm dưới, bệ máy, dầm cửa, mái, các ốp tấm thân xe đều
được làm bằng thép. Không chỉ thế, thép còn được dùng ở nhiều bộ phận khác trên
xe như động cơ, ống xả… • Nhựa
Hình 3.8: Khung ô tô bằng nhựa
Nhựa cũng là một thành phần chính của ô tô. Nhựa chiếm 50% trong việc
chế tạo nên một chiếc khung xe và các bộ phận khác trên xe.
Nhựa có tính bền, rẻ, và dễ uốn nên việc sử dụng nhựa để chế tạo khung ô tô
là điều không có gì ngạc nhiên.
Ngoài ra nhiều bộ phận được làm từ nhựa như: tay nắm cửa, dây an toàn, túi
khí, đồng hồ, bảng điều khiển, thảm sản,… Và nhiều bộ phận khác nữa được làm từ nhựa.
Do tính chất trọng lượng nhẹ, nhựa đang ngày càng được sử dụng rộng rãi
cho cấu trúc thân, khung xe ô tô và động cơ trong sản xuất ô tô. • Nhôm
Nhôm là loại vật liệu mới đang dần dần được sử dụng nhiều hơn trong
ngành sản xuất ô tô. Nhôm có lợi thế nhẹ hơn thép đến 40%. Điều này giúp cải
thiện đáng kể hiệu suất vận hành của xe cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu. Bên
cạnh đó nhôm còn có ưu điểm khó bị ăn mòn, dễ chế tạo, có thể tái chế 100%…
Nhôm có độ cứng khá tỐt, khả năng chỐng xoắn cao. Một thanh nhôm với
cấu trúc nhiều ngăn bên trong sẽ gia tăng đáng kể độ cứng và độ chắc chắn. Điều
này giúp xe đạt được độ Ổn định tỐt, nhất là khi vào cua hay chạy tỐc độ cao. Một
ưu điểm đặc biệt khác của nhôm là khả năng hấp thụ xung lực khi va chạm rất tỐt nên cho độ an toàn cao Trang 44
Hình 3.9: Khung ô tô bằng nhôm
• Sợi cacbon
Sợi carbon là những sợi có đường kính 5 – 10 micromet, thành phần chủ yếu
là nguyên tử carbon. Ưu điểm của sợi carbon là độ cứng cao, độ bền kéo cao, khả
năng chịu nhiệt tỐt và đặc biệt là trọng lượng nhẹ. Do đó đây được xem là loại vật
liệu rất hấp dẫn trong chế tạo thân vỏ xe ô tô.
Sợi carbon được xem là loại vật liệu rất hấp dẫn trong chế tạo thân vỏ xe ô tô
Tuy nhiên do giá thành của sợi carbon cao nên loại vật liệu này chỉ được
sử dụng trên những mẫu xe thể thao cao cấp. Một sỐ hãng xe đã ứng dụng sợi
carbon trong chế tạo thân vỏ xe như: Lamborghini, Bugatti, Ferrari, Pagani, Koenigsegg, Mercedes-Benz…
Hình 3.10: Khung ô tô bằng sợi cacbon Trang 45
3.2.2. Phân loại
❖ Chúng ta thường biết, khung xe đều đi liền với vỏ xe. Cho nên, khi sản xuất
khung xe thì người ta thường gộp luôn sản xuất phần khung đỡ trong các chi tiết ở
vỏ xe như: nắp capo, cánh cửa, các rè chắn, phần đuôi…Khung đỡ rời được sản
xuất ở 2 dây chuyền hoàn toàn khác nhau. Sau đó gắn chung với nhau từ bộ khung
đỡ lực với khung đỡ vỏ:
- Với các loại xe khung rời vỏ. Khung đỡ được sản xuất riêng biệt ở một bộ
phận. Nó luôn là một loại thép chịu lực cao. Thường là dạng sắt T hoặc sắt chữ I
(chữ i hoa). Khi hàn lại thành khung đỡ theo đúng thiết kế. Chúng sẽ được đem đi mài phẳng
3.2.2.1. Thân xe khung liền
Với cấu trúc thân khung liền (unibody), thân xe và khung gầm bên dưới liền
nhau tạo thành một khối thống nhất. Ưu điểm cấu trúc unibody là trọng lượng nhẹ
(nhờ đó mà cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành và mức tiêu hao nhiên liệu), trọng
tâm thấp hơn (tăng độ ổn định xe)… Nhược điểm là khó sửa chữa, khả năng chịu
tải không cao… Các dòng xe sử dụng cấu trúc thân khung liền: sedan, hatchback, MPV, crossover…
Với cấu trúc thân khung liền (unibody), thân xe và khung gầm bên dưới
liền nhau tạo thành một khỐi thỐng nhất
Bên cạnh phần thân khung chính, thân vỏ xe còn gồm nhiều bộ phận khác như: Vỏ
xe gồm: nắp capo, lưới tản nhiệt, ba đờ sỐc, Ốp sườn xe, cánh cửa xe, nắp cỐp, cản sau…
Kính xe gồm: kính chắn gió, kính hậu, kính cửa sỔ…
Các phụ tùng thân vỏ gồm: gương chiếu hậu, đèn xe, tay nắm cửa
xe, gạt mưa, chắn bùn… Trang 46
Hình 3.11: Cấu trúc khung liền (unibody)
3.2.2.2. Thân xe khung rời
Hình 3.12: Cấu trúc thân khung rời (body on frame),
Với cấu trúc thân khung rời (body on frame), thân xe sẽ được đặt trên một
khung gầm riêng biệt. Thân xe và khung gầm tách biệt hoàn toàn và chỉ được gắn
kết lại với nhau khi lắp rắp.
Ưu điểm cấu trúc body-on-frame là dễ thiết kế và sửa chữa, ít tiếng vọng từ
gầm, khả năng chịu tải cao (chỐng xoắn tỐt), bền bỉ… Nhược điểm là trọng lượng
nặng nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất vận hành cũng như mức tiêu
thụ nhiên liệu, trọng tâm cao… Các dòng xe sử dụng cấu trúc thân khung
rời: SUV, xe bán tải, xe tải, xe chuyên dụng…
3.2.3. Cụ thể phần cơ khí
Khung xe thường gắn liền với vỏ xe. Do vậy, khi nói đến sản xuất khung xe
thì người ta thường nói luôn đến việc sản xuất phần khung trong đỡ các chi tiết ở
vỏ xe như: Nắp capo, cánh cửa, các rè chắn, phần đuôi…Với khung đỡ rời, chúng
được sản xuất ở 2 dây chuyền hoàn toàn khác nhau. Sau đó gắn chung với nhau từ
bộ khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe:
Với các loại xe khung rời vỏ. Khung đỡ được sản xuất riêng biệt ở một bộ
phận. Nó luôn là một loại thép chịu lực cao. Thường là dạng sắt T hoặc sắt chữ
I( chữ i hoa). Khi hàn lại thành khung đỡ theo đúng thiết kế. Chúng sẽ được đem đi
mài phẳng các điểm hàn và bề mặt sạch. Rồi được rửa qua bể ăn mòn. Sau đó đem
vào hấp và sơn tĩnh điện.Chu trình của nó diễn ra như sau:
Chọn mẫu sắt đặc cho từng đoạn nối khung -> Đo cắt -> Tạo hình -> Đo
điểm nối hàn -> Hàn nguội -> Làm sạch bề mặt -> Làm khô -> Công đoạn sơn -> Hấp. Khung vỏ xe
Trong cấu tạo ô tô con với khung rời. Khung lực thường là 2 thanh sắt đặc
dạng khỏe đi song song và gần bằng chiều dài của xe. Được nối với nhau bằng
những thanh sắt đặc hoặc ống chịu lực nhỏ hơn. Nó được chạy dạng hình như bên dưới:
Sản xuất khung vỏ: Cả 2 loại khung lực rời và khung lực liền đều phải sản
xuất phần khung đỡ vỏ này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất khung gầm xe ô tô này Trang 47
có sự khác nhau về mặt máy móc kỹ thuật. Còn về mặt lý thuyết chúng không khác
nhau nhiều. Nên chúng tôi sẽ nói tổng hợp cả 2 loại khung xe trên.
Loại khung vỏ thường là dạng thép có độ dày không lớn. Có thể uốn thành
các hình dạng cong, vuông khác nhau. Được sản xuất thành từng chi tiết nhỏ trong
tổng thể bộ khung. Sau đó hàn ráp lại với nhau tạo thành khung hoàn chỉnh và
được mang đi sơn – hấp. Hầu như quá trình này đến 90% làm bằng máy.
+ Chia cắt tôn lá: Đây là quá trình được thiết lập sẵn trong máy. Mỗi chi tiết sẽ
được tính toán sử dụng bao nhiêu tôn lá. Đi qua máy cắt sẽ đo và cắt chúng theo yêu cầu được đưa vào vi mạch.
+ Đột dập: Khi tôn lá được cắt xong sẽ được đưa đến máy đột dập. Thường loại
máy này là máy thủy lực được hỗ trợ chất lỏng bên trong là dầu thủy lực.
Nó giúp tạo hình và đột các lỗ cần thiết trong chi tiết phần nhỏ ở khung.
+ Gia cỐ chịu lực: Ở công đoạn này. Có những vị trí cần chịu lực sẽ được hàn
hoặc ép nhiều tấm lá tôn thích hợp và giỐng nhau. Để tạo độ dày cho chi tiết. Nhờ đó nó chịu lực tỐt hơn.
+ Cắt phần thừa: Sau khi hoàn thành các bước trên. Chi tiết khung nào cũng trải
qua quá trình cắt gọt. Nó giúp cho chi tiết đó thành hình theo đúng thiết kế. Không
còn những phần mép thừa…
Hàn các chi tiết mỐi nỐi lại với nhau:
Hàn là quá trình làm nóng các chi tiết kim loại để tạo mỐi nỐi. Thao tác này
thường được thực hiện bởi robot vì mỗi bộ phận cần được hàn với độ chính xác và
đáp ứng yêu cầu chất lượng. Hầu hết các nhà lắp ráp hiện đại đều sử dụng cảm
biến để đảm bảo các bộ phận được lắp đặt có thông sỐ kỹ thuật phù hợp. Vỏ xe
gồm: nắp capo, lưới tản nhiệt, ba đờ sốc, ốp sườn xe, cánh cửa xe, nắp cốp, cản
sau… đều được máy móc dập, đúc ra theo khuôn mẫu.
Hình 3.13: Nắp capo
Hình 3.14: Cửa xe Trang 48
3.2.4. Phần sơn và hấp
Khung vỏ thường được sơn tĩnh điện. Nên sau khi hoàn thành công đoạn cơ
khí, chúng sẽ được đem đi rửa sạch và tích điện vào phần khung.
Hình 3.15Sau khi khô và được tích điện, chúng được nhúng đều vào bể sơn chứa
điện tích trái cực.
Nhờ đó sơn bám thẳng và đều đến khi mọi điểm trung hòa điện mới thôi. Phần nào
cũng có điện tích bằng nhau nên sơn rất là đều.
Sau khi sơn xong chúng được đem đi hấp và kiểm tra.
Lưu ý: Sản xuất khung liền vỏ thì công đoạn làm sàn sẽ được gia cỐ chắc chắn hơn
loại khung không liền. Để nó đủ khỏe chịu lực.
3.3. Lắp đặt Khung Gầm, Thân xe
3.3.1. Khung gầm
Khung xe là bộ phận cơ sở cần được lắp đặt đầu tiên trước khi lắp ráp các
bộ phận khác. Khung xe được đặt trên dây chuyền và kẹp cỐ định vào băng
tải để tránh dịch chuyển sai vị trí làm ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt ô tô.
Người thợ cơ khí sẽ lắp lần lượt, những bộ
phận bên trong lắp trước, phía
ngoài, thùng xe và hệ truyền động, trục, cơ cấu lái được gắn sau cùng.
Việc lắp ráp tại các nhà máy ô tô lớn thường được thực hiện bởi các cánh
tay robot giúp đẩy nhanh tiến độ. Sau khi động cơ và hệ thỐng truyền động
được gắn lên xe, công việc còn lại sẽ do robot đảm nhiệm. Nó sẽ có nhiệm vụ hàn
khung, miếng lót sàn, giúp công nhân lắp hệ thỐng treo… Trang 49
Hình 3.16: Lắp đặt khung gầm ô tô
3.3.2. Các loại khung gầm ô tô
Một sỐ khung gầm phỔ biến hiện nay là khung gầm hình thang, khung
gầm liền khỐi, khung xương sỐng, khung hình
Ống và khung không gian bằng nhôm.
3.3.2.1. Khung gầm hình thang
Có thể nói, đây là một trong những loại khung gầm lâu đời nhất hiện nay.
GiỐng như tên gọi, loại khung gầm này có hình dáng giỐng như một cái thang.
Khung xe này thường được chế tạo từ chất liệu thép và được thiết kế độc đáo gồm
2 thanh dọc dài đỐi xứng đóng vai trò chịu lực chính với nhiều thanh ngắn bắt
chéo ở giữa 2 thanh. Nhờ kết cấu chặt chẽ như thế nên khung gầm này có thể chịu
được tải trọng lớn với các lực tác động theo chiều dọc khi phanh xe hoặc tăng tỐc.
Hơn nữa, các bộ phận của khung gầm này không được gắn cỐ định nên việc lắp
ráp, sửa chữa và thay thế cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của khung gầm hình thang là có độ cứng xoắn khá
yếu nên không chịu được tác động của trọng tải theo phương thẳng đứng hoặc bị
xóc nảy lên. Vì thế, khi lái xe có khung gầm này sẽ không đảm bảo an toàn khi đi
qua những đoạn cua hiểm hóc. Trang 50
Hình 3.17: Khung gầm ô tô có hình dạng như cái thang
3.3.2.2. Khung gầm hình xương sống
Khung gầm xương sỐng hay còn được gọi là khung gầm đơn, có cấu tạo
đơn giản chỉ gồm một Ống hình trụ có mặt cắt dọc theo trọng tâm của xe để nỐi
trục phía trước với phía sau xe, trông như một khung xương chính. Bên trong còn
có một khoảng trỐng cho trục lái. Vì thế, loại khung gầm này có khả năng chỐng
chịu với mọi địa hình phức tạp, rất thích hợp với các dòng xe thể thao cỡ nhỏ.
Nhược điểm lớn nhất của loại khung gầm này là việc lắp ráp, sửa chữa trục
truyền động của xe khá phức tạp, dẫn đến chi phí sản xuất và bảo dưỡng khung
gầm hình xương sỐng sẽ khá cao. Do đó, giá thành của những loại xe có sử dụng
khung này sẽ đắt hơn những loại xe khác trên thị trường. Trang 51
Hình 3.18: Khung gầm xe hình xương sống có chi phí sản xuất và bảo dưỡng khá cao
3.3.2.3. Khung gầm nguyên khối
Khung gầm nguyên khỐi được thiết kế với một kết cấu duy nhất nỐi liền với
lớp vỏ bao quanh tạo thành một khỐi trông như chiếc lồng. Loại khung gầm này
được cấu tạo từ các miếng nhỏ hàn lại với nhau bằng laze trong dây chuyền sản
xuất hơi nước nên khung gầm có độ cứng xoắn rất cao, có khả năng chỐng chịu
tỐt và độ an toàn cao. Hơn nữa, nhờ kết cấu giỐng chiếc lồng nên sàn xe sẽ nằm
liền với hệ thỐng gầm ô tô, vì thế trọng tâm của xe sẽ thấp hơn làm tăng sự Ổn
định khi chạy vào các đoạn cua.
Tuy nhiên, khung gầm nguyên khỐi không thích hợp để sản xuất với sỐ
lượng nhỏ bởi nó được làm từ một lượng kim loại lớn nên trọng lượng khá
nặng và chi phí để sản xuất từng khung gầm sẽ rất đắt đỏ. Hơn nữa, việc sửa chữa
và bảo dưỡng xe sẽ khá tỐn kém do các bộ phận gắn liền với nhau nên chỉ cần
khung xe hoặc gầm xe có hư hỏng sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thỐng khung gầm bị ảnh hưởng. Trang 52
Hình 3.19: Khung gầm ô tô nguyên khối không thích hợp để sản xuất với số lượng nhỏ
3.3.2.4. Khung gầm hình ống
Khung gầm xe hình Ống là khung xe dạng Ống thép. Chúng được kết cấu
từ nhiều Ống cắt hình tròn hoặc vuông đặt theo các hướng khác nhau nên rất
chắc chắn, có độ bền cao, khả năng chỐng chịu tỐt. Vì thế, loại khung gầm này
được đánh giá là tỐt nhất trong các loại khung gầm, đảm bảo được sự an toàn cho
khách hàng. Do đó, loại khung gầm này khá được ưa chuộng trong các loại xe đua tỐc độ cao.
Hình 3.20: Khung gầm xe ô tô hình ống khá được ưa chuộng trong các loại xe đua
tốc độ cao Trang 53
3.3.2.5. Khung gầm không gian bằng nhôm
Có kết cấu tương tự như khung gầm nguyên khỐi, tuy nhiên, điểm khác
biệt là loại khung gầm này sử dụng chất liệu từ nhôm, trong khi khung gầm
liền khỐi thường sử dụng chất liệu thép nguyên tấm là chủ yếu. Hơn nữa, trọng
lượng của khung gầm bằng nhôm cũng nhẹ hơn khung gầm liền khỐi rất nhiều, dẫn
đến giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn
Hình 3.21: Khung gầm xe ô tô bằng nhôm có trọng lượng nhẹ hơn khung gầm liền
khối rất nhiều ●
Chi tiết cấu tạo gầm xe ô tô con:
Nhắc đến cấu tạo ô tô, phần gầm rất quan trọng và giữ chức năng chính là giúp
xe di chuyển. Nói đến phần gầm thì nó không thể tách rời bộ phận lái được.
Chúng tôi cũng không nói thêm về bộ phận bánh lái trên xe nữa. Bởi bạn vừa
đọc bài cấu tạo ô tô con chung ở trên rồi.
Gầm xe được cấu tạo gồm trục cát đăng, cụm vi sai và 4 bánh xe di chuyển. - Trục cát đăng: Trang 54
Hình 3.22: Trục cát đăng
Đây là đoạn trụ ống có 2 đầu bánh răng hình quả dứa nối 2 bộ vi sai trước –
sau với nhau. Có chức năng truyền động lực từ động cơ ở bánh trước ra bánh sau
để làm cả 4 bánh xe di chuyển. Phần trục quay nhanh hay chậm thì sẽ quyết định tốc độ của xe ô tô.
Bánh răng hình đĩa gọi là bánh bao răng Bánh răng mặt trời
Hệ bánh răng hành trình.
Bánh răng mặt trời được nối với trục thẳng đến ổ trục của bánh xe. Bánh bao
răng sẽ được nối với các bánh răng khác trong hệ thống động cơ. Bên trong,
chúng được sử dụng các loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt để giúp các bánh răng chạy hiệu quả hơn. - Hệ thống bánh xe:
Có lẽ, trong các bộ phận cấu tạo ô tô con. Ai cũng thường xuyên để ý đến
hệ thống 4 bánh xe nhất. Tuy nhiên điều chúng tôi muốn bạn tìm hiểu không phải
là hơi bên trong mà là cấu trúc của chúng.
Mỗi bánh xe đều được cấu tạo gồm:
Lốp bao bên ngoài (bên trong có thể có săm – ruột) Vành – niềng Hệ thống phanh Trục bánh xe 3.3.3. Thân xe
Sau khi đã lắp đặt khung gầm sẽ đến phần lắp đặt thân xe. Đây là phần phức
tạp nhất của chiếc ô tô bởi có rất nhiều bộ phận cần được bắt vít và hàn trên thân xe.
Một sỐ công đoạn khó đòi hỏi sự tham gia của con người như lắp ráp các
bảng điện tử vào táp-lô, lắp đặt ghế…
Robot được sử dụng để ghép các mỐi nỐi, hàn chặt với nhau một cách
chính xác mà con người không thể đạt được. Robot có thể nhặt các tấm mui
nặng 90 kg và đặt chúng chính xác vào vị trí, chấm các mỐi hàn với độ chính xác Trang 55
khoảng 0,0001 inch. Các kỹ sư sẽ tham gia vào quá trình điều khiển và giám sát
quá trình lắp đặt của robot, tránh để xảy ra sai sót.
Hình 3.23: Lắp đặt thân xe ô tô
3.3.4. Các loại thân xe 3.3.4.1. Sedan
Kiểu xe du lịch, thân xe có 3 khoang riêng biệt gồm khoang động cơ,
khoang hành khách và khoang hành lý. Đây là kiểu xe phong cách sang trọng.
Hình 3.24: Sedan có 3 khoang riêng biệt 3.3.4.2. Coupe Trang 56
Kiểu thân xe này tương tự sedan nhưng có phần mái ngắn hơn và đổ dốc
nhiều về phía sau hơn. Đây kiểu xe mang phong cách năng động, thể thao.
Coupe có mái xe đỔ dỐc nhiều về phía sau
Hình 3.25: Hình ảnh thân xe Coupe 3.3.4.3. Hatchback
Kiểu thân xe này tương tự sedan nhưng chỉ có 2 khoang gồm khoang
động cơ và khoang hành khách thông nhau với khoang hành lý. Phía sau
khoang hành lý có cửa riêng. Đây kiểu xe mang phong cách nhỏ gọn, năng động, trẻ trung
Hatchback có 2 khoang gồm khoang động cơ và khoang hành khách thông nhau với khoang hành lý
Hình 3.26: Hình ảnh thân xe Hatchback
3.3.4.4. Crossover (CUV) Trang 57
Kiểu xe đa dụng gầm cao với thân xe xây dựng trên nền tảng xe du
lịch, có cấu tạo thân liền khung.
Hình 3.27: Hình ảnh thân xe Crossover
3.3.4.5. Xe thể thao đa dụng (SUV)
Kiểu xe thể thao đa dụng gầm cao, cấu tạo thân khung rời tương tự xe
tải. Xe thể thao đa dụng SUV có cấu tạo thân khung rời
Hình 3.28: Hình ảnh thân xe SUV 3.3.4.6. Xe MPV
Kiểu xe đa dụng, thân xe xây dựng trên nền tảng xe dung lịch, cấu tạo
thân liền khung. Khoang hành khách thông với khoang hành lý rất
rộng rãi, hướng đến đa chức năng vừa chở nhiều người lẫn vừa chở nhiều hàng hoá. Trang 58
Hình 3.29: Hình ảnh thân xe MPV
3.3.4.7. Xe bán tải
Kiểu xe hơi hạng nhẹ, có cabin kín phía trước và khu vực để hàng hoá
phía sau dạng mở hoặc đóng, cấu trúc thân khung rời.
Hình 3.30: Hình ảnh thân xe Bán Tải 3.4. Sơn xe
Sau khi lắp ráp thân xe hoàn thành, chiếc xe sẽ được treo lên giá cao để thực
hiện việc sơn xe. ở những nhà máy sản xuất xe hơi lớn, quá trình sơn xe sẽ được
thực hiện bằng robot để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Nhiệm vụ của
các kỹ sư lúc này chỉ là pha màu cũng như điều khiển robot. Ngược lại với
những dây chuyền sản xuất nhỏ thì các thợ sơn sẽ phải trực tiếp thực hiện công đoạn này.
Trước khi bắt đầu sơn, vỏ xe được đưa qua căn phòng sơn trắng và sáng
đèn, các công nhân sẽ dùng vải ngâm dầu hi-light lau sạch mọi vết bẩn. Khi
chiếu ánh đèn, loại dầu này cho phép mắt thường nhìn thấy bất kỳ khuyết tật Trang 59
nào trên tấm kim loại. Các khiếm khuyết sẽ được sửa chữa ngay tại chỗ bởi những
người thợ có tay nghề cao.
Khi vỏ xe được kiểm tra và sửa những khiếm khuyết, băng chuyền sẽ đưa
chiếc xe qua trạm làm sạch. Chiếc xe được tẩy mọi vết bẩn để đưa vào buồng sấy.
Chiếc xe sẽ đơn sơn chỐng gỉ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Sau cùng chiếc xe ô tô sẽ được sơn bóng và chuyển qua lò lấp ở nhiệt độ 135⁰C
Hình 3.31: Phun sơn
3.4.1. Quy trình cơ bản của một dây chuyền sơn ô tô
Sơn một chiếc xe không phải là dễ dàng như cách bạn thấy các nhân viên
thường làm tại các garage bạn đã từng qua. Bạn không thể chỉ cầm một cây cọ sắt
chà bề mặt và bắt đầu sơn xe của mình. Bạn phải chuẩn bị và tiến hành rất nhiều
công đoạn trước khi bắt đầu sơn xe. Chúng tôi sẽ nói về tất cả các bước cần thiết
để sơn một chiếc xe hơi. Tất nhiên, tùy thuộc cách xây dựng quy trình công nghệ
sơn của các hãng sơn và yêu cầu sơn, công suất, sỐ model xe và mức độ tự động
hóa của khách hàng, một sỐ công đoạn trong dây chuyền sơn có thể được lược bỏ
hoặc kết hợp vào trong các công đoạn khác, hoặc thêm vào. Theo đó các hệ thỐng
phụ trợ có thể được đơn giản hóa đi. Nhưng về cơ bản quy trình sơn bao gồm các bước sau:
Hình 3.32: Quy trình sơn ô tô 3.4.1.1.
Khung vỏ xe đi qua dây chuyền tiền xử lý(Pre-Treatment)
và được sơn điện ly (E-coat) sơn ED Tr ang 60
Quy trình làm sạch, sơn ED được tiến hành bởi hệ thống bể thép, bể inox
khối tích vài chục tới vài trăm m3/bể-Dây chuyền PT&ED có hệ thống bơm tuần
hoàn lọc sơn và kiểm soát các thông số kỹ thuật.
Trạm đầu tiên trong quy trình sơn là tiền xử lý, nơi các vỏ xe đi qua xưởng
sơn được làm sạch, rửa nược nóng, tẩy dầu mỡ và thường được phốt phát hóa
bề mặt để chuẩn bị cho lớp sơn tiếp theo. Bước thứ hai của quy trình là sơn tĩnh
điện sơn ED, phủ một lớp sơn lót chống ăn mòn bằng cách nhúng thùng xe trong
bể dẫn điện. Để đảm bảo rằng bên trong cũng được xử lý đúng cách, thùng xe được
ngâm trong suốt quá trìnpjh này.
Tại đây khung xe từ xưởng hàn thân vỏ di chuyển theo xe dolly hoặc băng
tải xích transverse, băng tải gắn đồ gá thân vỏ xe được đưa vào vị trí trước dây
chuyền được gắp bởi hệ thống cầu trục và nhúng qua các bể hoặc đồ gá trên băng
tải xoay 180 độ nhúng vỏ xe xuống bể. Trong suốt các công đoạn thuộc dây
chuyền sơn, thân xe được đặt trên các đồ gá gắn liền xe trolley trên ray đẩy hoặc
băng tải xích chạy bằng động cơ (floor conveyor) hoặc băng tải treo(hanger
conveyor) được lập trình.
Công nghệ sơn ED truyền thống hiện đang được sử dụng trong ngành ô tô
nhiều năm nay với bể nhúng phủ FRP và các bản điện cực anode. Công nghệ tiền
xử lý và sơn phủ tĩnh điện với Ecopaint WetSystem dựa trên công nghệ tiên tiến,
linh hoạt đang được Durr-hãng sơn ô tô của Đức ứng dụng cho các dây chuyền sơn ô tô mới đây.
Việc sơn một chiếc xe hơi đòi hỏi một môi trường thích hợp, không có bụi
xung quanh và độ ẩm cao. Các bể hóa chất, nước DI luôn cần được kiểm soát các
chỉ sỐ về nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, độ PH…để đảm bảo lớp sơn ED tỐt nhất.
Lớp sơn ED khung xe ô tô là lớp sơn quyết định độ bền của thân vỏ xe.
Trong quá trình sử dụng, lớp sơn màu trang trí bạn nhìn thấy bên ngoài có thể bị
xước, phá hủy làm lộ khung xe bên trong. Nếu quy trình sơn ED không tốt, kết cấu
xe sẽ bị ảnh hưởng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Điều này là không
được phép. Nó bảo vệ xe khỏi bị ăn mòn, đặc biệt là các hốc của thân xe không thể
tiếp cận dễ dàng bằng phương pháp sơn phun.
Hơn nữa, chất lượng sơn ED ảnh hưởng tới công đoạn sơn Primer và Top Coat sẽ nói sau đây. 3.4.1.2.
Sấy khô lớp sơn ED trong lò sấy
Lớp sơn tĩnh điện ED bám phủ trên thân xe sau khi ra khỏi bể sơn được sấy
ED trong lò sấy khí nóng Oven có thể lên tới 150 độ C. Các thông số nhiệt độ, thời
gian sấy của lò được lập trình PCL và kiểm soát theo từng model xe. Lò Oven
được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt – buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ
thống làm mát bằng quạt giúp giảm nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp. 3.4.1.3.
Đánh bóng, bơm keo làm kín gầm, bọc tiêu âm Trang 61
Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng
các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến
khu vực bắn keo làm kín, sealant và phun PVC gầm, sound damper trước khi
đi vào công đoạn kế tiếp.
Hình 3.33: Quy trình sơn 3.4.1.4.
Sơn primer và top coat trong các buồng sơn paint booth và
sấy trong lò sấy
Đây là các công đoạn sơn xịt spray painting trong các buống sơn được kiểm
soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Sơn bởi người hoặc cánh tay robot sơn dưới sự hỗ
trợ của hệ thống pha sơn(mixing), dập bụi sơn, hệ thống điều hòa, thông gió… Sơn Primer
Sơn primer làm nhẵn bề mặt đã có của lớp sơn nền ED, bảo vệ lớp sơn nền
chống rỉ và và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn, giúp phát hiện ra bất kỳ
bất thường nào của lớp nền và có thể được chà nhám dễ dàng.
Sơn Top coat với công đoạn sơn basecoat và clearcoat. Hai công đoạn sơn
này về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở yêu cầu kỹ thuật do công dụng của lớp nền
và lớp phủ bên ngoài. Sau khi sơn xong mỗi công đoạn, vỏ xe đều được đưa vào lò
sấy ở nhiệt độ cao trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Sơn top coat thường
có 2 công đoạn là sơn lớp base coat và clear coat. 3.4.1.5. Base coat:
Mang lại màu sắc chính cho thân xe, do đó nó đóng một vai trò quan trọng
trong việc tạo ấn tượng thị giác với khách hàng. 3.4.1.6. Clear coat:
Được sơn sau cùng. Nó bảo vệ xe khỏi các yếu tố bên ngoài như mưa nắng,
tuyết, bức xạ UV, bụi bẩn…
Các sửa chữa có thể được đan xen tại các khu vực buồng thuộc workzone xung quanh đó.
Tham khảo chiều dày các lớp sơn (tóc người có kích thước 0.1 millimeters=100 µm) Trang 62
ED: 17-22 µm
Primer: 30-35 µm
Basecoat: 10-20 µm
Clearcoat 30-50 µm 3.4.1.7.
Kiểm tra, sửa chữa, phủ sáp (Inspection, Repair, Wax, Spot
repair) trước khi chuyển sang dây chuyền lắp ráp.
Đây là các công đoạn cuối của dây chuyền sơn ô tô. Hiện nay công đoạn này
vẫn chủ yếu sử dụng con người dưới sự hỗ trợ của thiết bị hoặc robot cộng tác.
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy có thể có thêm
các dây chuyền sơn nhựa giúp sơn các chi tiết nhựa, bumper phục vụ lắp ráp xe hoàn thiện.
3.4.2. Các hệ thống, thiết bị trong dây chuyền sơn ô tô
Dây chuyền sơn ô tô là dây chuyền tuần tự đòi hỏi mỗi công đoạn phải luôn
đảm bảo chất lượng để không ảnh hưởng tới công đoạn tiếp theo. Vì vậy, ngoài hệ
thống chính, hệ thống phụ trợ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong dây chuyền.
Các hệ thống, thiết bị trong dây chuyền sơn ô tô bao gồm:
Hệ thống dây chuyền sơn PT-ED. Bồn, tank bể chứa dầu, chứa hóa chất, bể nhúng sơn…
Hệ thống cấp nước DI, RO, Boiler cấp nước nóng, Chiller giải nhiệt, hệ thống xử
lý nước thải, hệ thống bơm tuần, hệ thống lọc UF lọc sơn… Hệ thống sơn nhựa
Hệ thống băng tải, xích tải (Conveyor), hệ thống nâng hạ (hoist, cranes)
Lò sấy (Oven) sau mỗi công đoạn sơn. Hệ thống buồng đốt với đầu đốt gas, đốt
dầu burner tiếp nhiên liêu từ trạm dầu, trạm LPG.
Buồng sơn (Paint booth). Hệ thống cấp gió tươi cho dây chuyền (ASU, AHU) và
điều hòa không khí, cân bằng nhiệt độ và áp suất. Hệ thống dập bụi sơn, xử lý cặn sơn.
Hệ thống pha sơn tự động Mixing: 1 màu, 2 màu, 5 màu…và các thiết bị sơn.
Hệ thống, dây chuyền tẩy sơn, đốt JIG…
Khu vực các buồng phun keo, đánh bóng, sửa chưa (Workzone)
Hệ thống hệ thống cứu hỏa, khí nén, nước cấp, điện động lực, chiếu sáng…
Tùy thuộc mặt bằng và thiết kế mà dây chuyền sơn có thể được bố trí các công
đoạn trên mặt bằng nằm nối tiếp nhau hoặc song song, hoặc theo layers hầm-sàn- tầng.
3.4.3. Quy trình sơn ô tô công nghệ điện ly
Sơn điện ly hay sơn nhúng ED là công nghệ sơn hiện đại được sử dụng trong
hoạt động sơn phủ bề mặt trong các nhà máy sản xuất ô tô. Quy trình sơn gồm các
bước chính: Tiền xử lý – Sơn ED – Sấy ED – Đánh bóng – Phun keo, PVC – Sơn
lót – Sấy – Sơn màu, sơn bóng – Sấy – Kiểm tra. 3.4.3.1.
Tiền xử lý/ Pretreatment Trang 63
Ban đầu thân xe được đưa từ xưởng hàn vào xưởng sơn để bắt đầu công đoạn tiền xử lý.
Công đoạn này có các bể rửa theo thứ tự: Bể tẩy dầu – Bể nước công nghiệp
– Bể hoạt hóa – Bể phốt phát – Bể nước DI. Tại đây thân xe sẽ được nhúng vào các
bể rửa kết hợp với các vòi phun để làm sạch tạp chất, bụi bẩn và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn ED.
Kết thúc công đoạn tiền xử lý, thân xe đã được làm sạch và phủ màng phốt
phát xốp tế vi để tạo chân bám cho màng sơn ở công đoạn tiếp theo. 3.4.3.2.
Sơn ED (sơn điện ly)
Thân xe trải qua công đoạn tiền xử lý được đưa đến các bể tiếp theo của
công đoạn sơn ED. Tại đây thân xe được nhúng vào bể sơn để tạo màng sơn bằng
công nghệ sơn điện ly âm cực. Sau khi ra khỏi bể sơn, thân xe được nhúng tiếp vào
các bể UF và bể DI để kết thúc công đoạn.
Trải qua công đoạn sơn điện ly, thân xe ô tô đã được phủ lớp màng sơn
chống oxy hóa. Với công nghệ sơn điện âm cực, màng sơn có độ dày đồng đều
nhau ở mọi vị trí. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn này. 3.4.3.3. ED Oven
Thân xe ô tô sau sơn ED được đưa đến lò sấy. Tại đây thân xe đi qua 2
buồng sấy sơ bộ và buồng sấy chính của lò. Lò được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt
– buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ thống làm mát bằng quạt giúp giảm
nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp. 3.4.3.4.
Đánh bóng, phun PVC gầm, phun keo làm kín
Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng
các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến
khu vực bắn keo làm kín và phun PVC gầm trước khi đi vào công đoạn kế tiếp. 3.4.3.5.
Sơn lót – Primer
Tại đây thân xe ô tô được phủ một lớp sơn lót trong buồng phun sơn Primer.
Công đoạn này có thể được thực hiện bởi Robot phun sơn hoặc người thợ phun sơn
với súng phun sơn tĩnh điện. Buồng phun sơn có hệ thống quạt hút, hầm nước dập
bụi sơn và hệ thống Damper điều chỉnh lưu lượng gió. 3.4.3.6.
Sấy sơn lót – Primer oven
Thân xe tiếp tục được đưa vào lò Primer để sấy lớp sơn lót. Nhiệt độ của lò
Primer được cài đặt thấp hơn so với lò ED. 3.4.3.7.
Sơn màu, sơn bóng – Top coat
Sau khi ra khỏi lò sấy Primer thân xe được đưa vào buồng sơn màu Top
coat. Tại đây thân xe sẽ được phủ lớp áo sơn với những màu sắc mà chúng ta nhìn
thấy trên những chiếc xe xuất xưởng sau này. Trang 64 3.4.3.8.
Sấy sơn màu, sơn bóng – Top oven
Để kết thúc cho việc tạo phủ sơn màu của thân xe, thân xe được đưa đến lò
sấy sơn màu. Sau khi đi ra khỏi lò sấy sơn màu, thân xe đã trải qua tất cả các công
đoạn của dây chuyền sơn ô tô. 3.4.3.9. Kiểm tra
Trước khi sang xưởng lắp giáp, thân xe đã sơn được đưa vào buồng kiểm tra.
Nếu việc sơn đã đảm bảo chất lượng, thân xe được chuyển sang xưởng tiếp theo
hoặc chuyển đến buồng sửa nếu phát hiện lỗi
3.4.4. Một số ưu điểm của dây chuyền sơn ô tô
Chất lượng sơn rất cao do tạo được màng sơn
o cả các vị trí hỐc, ngóc
ngách với độ đồng đều với các vị trí khác
So với các phương pháp sơn khác thì dây chuyền sơn ô tô công nghệ điện ly
có hiệu suất chuyển đỔi rất cao đặc biệt so với sơn phun
Lượng sơn dư thừa bám dính trên bề mặt thu hồi và sử dụng được giúp giảm chi phí
Dung dịch sơn ED là loại sơn gỐc nước nên giảm thiểu được những nguy cơ
ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nỔ cũng như giảm thiểu chi phí xây lắp hệ
thỐng xử lý nước thải, hệ thỐng PCCC
Dây chuyền sơn ô tô khép kín năng suất cao, giảm thiểu nhân công.
Hình 3.34: Kỹ sư pha màu
Trước khi bắt đầu sơn, vỏ xe được đưa qua căn phòng sơn trắng và sáng đèn.
Các công nhân sẽ dùng vải ngâm dầu hi-light lau sạch mọi vết bẩn. Khi chiếu ánh
đèn, loại dầu này cho phép mắt thường nhìn thấy bất kỳ khuyết tật nào trên
tấm kim loại. Các khiếm khuyết sẽ
được sửa chữa ngay tại chỗ bởi những
người thợ có tay nghề cao. Trang 65
Khi vỏ xe được kiểm tra và sửa những khiếm khuyết, băng chuyền sẽ
đưa chiếc xe qua trạm làm sạch. Chiếc xe được tẩy mọi vết bẩn để đưa vào
buồng sấy. Chiếc xe sẽ
được sơn chỐng gỉ cả bên trong lẫn bên ngoài.
• Bước sử lý nền, sơn lót chỐng gỉ được nhúng trong các bể sơn cực kỳ kỷ
lưỡng gần như 100% không thể thiếu sót ngỐc ngách nào. Để tạo ra bề mặt
hoàn hảo trước khi sơn màu.
• Điều kiện môi trường sơn: bạn có thể để ý tất cả đều trong phòng kín đảm bảo
đúng nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió, áp suất phun sơn đều được kiểm soát và đạt các con sỐ tỐt nhất.
• Robot phun sơn: được lập trình một cách chính xác lượng phun, áp suất phun,
tỐc độ phun, khoảng cách phhun chính xác tuyệt đỐi theo từng loại màu và biên
dạng của từng loại xe.
Hình 3.35: Các robot tự động sơn xe trong các nhà máy hiện đại
• Kiểm tra chất lượng bằng các công nghệ cao như sóng siêu âm phát hiện ngay lỗi
trên bề mặt sơn để xử lý, đo độ dày và độ bóng của sơn xe đạt các chỉ sỐ theo yêu cầu.
Đặc biệt là toàn bộ quá trình được robot thực hiện có thể làm việc 24/24 mà
xác suất sai sót gần như bằng 0. Và chỉ cho ra 2 kết quả là đạt hay không đạt theo
tiêu chí mà người lập trình đặt ra. Trang 66
Hình 3.36, 3.37: Robot kiểm tra chất lượng
Bên cạnh đó các linh kiện nhựa trên xe cũng được robot thực hiện công đoạn
sơn theo đúng quy trình đảm bảo độ chính xác cao.
Sau khi sơn xong trước khi đưa đến xưởng lắp ráp thân xe đã sơn được đưa
vào buồn kiểm tra. Nếu việc sơn đã đảm bảo chất lượng thân xe được chuyển sang
xưởng tiếp theo hoặc chuyển đến buồng sửa nếu phát hiện lỗi.
Ngoài ra hãng xe đến từ Nhật Bản lại tiếp tục đi lên tiên phong trong lĩnh
vực sơn xe với công nghệ mới. Công nghệ sơn tĩnh điện nguyên tử hoá hiện
đang được Toyota sử dụng tại nhà máy Takaoka và Tsutsumi, Nhật Bản sẽ được sử
dụng tại nhiều nhà máy hơn trong tương lai.
3.5. Lắp đặt máy xe ô tô
Khi hoàn hành sơn xe, sẽ tiến hành đến việc lắp đặt máy cũng như các hệ
thỐng dẫn điện bên trong của chiếc xe hơi. Thông thường công việc này được thực
hiện tự động bằng cánh tay robot dưới sự điều khiển và giám sát trực tiếp của các kỹ sư.
Hình 3.38: Lắp đặt máy xe và các phụ tùng bên trong Trang 67
Lắp ráp gồm hệ thỐng lái, hỐp sỐ, trục các đăng, vi sai, phuộc nhún, các hệ
thỐng treo, hệ thỐng truyền động,…
3.6. Lắp ráp nội thất
Sau khi liên hệ và nhận phụ tùng nội thất từ các nhà cung cấp từ những công
ty thược sở hữu của công ty và đỐi tác các công nhân sẽ lắp ráp vào xe.
Công nhân sẽ lắp ráp tất cả các hệ thỐng thiết bị và hệ thỐng dây điện, bảng
táp lô, đèn nội thất, ghế ngồi, cửa, trang trí, đèn pha, radio, loa và tất cả kính trừ
kính chắn gió ô tô, cột lái và bánh xe, bàn đạp phanh và ga, thảm, cản trước và sau.
Robot sẽ dùng cánh tay hút kính chắn gió khỏi hộp vận chuyển, dùng một lớp keo
bôi xung quanh viền và đặt vào khung chắn gió trên thân xe. Sau quá trình này
phần vỏ sẽ được kiểm tra chỐng nước để đảm bảo chiếc xe vận hành tỐt trong trời mưa.
Hình 3.39, 3.40: Nội thất ô tô
3.6.1. Hệ thống điện cho xe
Hệ thống điện ô tô rất quan trọng, được ví như “hệ thống dây thần kinh” bởi
cung cấp điện cho hơn 80% hệ thống, thiết bị trên xe.
3.6.2. Máy phát điện
Máy phát điện giúp tạo ra dòng điện cung cấp cho ắc quy và toàn bộ hệ thống,
thiết bị điện trên xe. Máy phát điện có 3 nhiệm vụ chính: phát điện, biến dòng điện
xoay chiều thành một chiều, chỉnh điện áp đầu ra. Tương ứng với các nhiệm vụ
này, máy phát điện cũng có 3 bộ phận chính: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.
Hoạt động của máy phát điện ô tô dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ: Máy
phát được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục khuỷu
quay sẽ dẫn động nam châm điện trong máy phát quay theo. Từ đó tạo ra từ trường
tác động lên cuộn dây ứng điện bên trong stator làm phát sinh ra dòng điện. Trang 68
Hình 3.41: Máy phát điện ô tô 3.6.3. Accu
Ắc quy (accu) ô tô có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện từ máy phát điện và cung
cấp ngược lại giúp xe khởi động cũng như duy trì hoạt động của các thiết bị điện
khi xe không nổ máy, máy phát điện chưa hoạt động. Bên cạnh đó, ắc quy còn hỗ
trợ cấp điện cho một số thiết bị trong trường hợp sử dụng dòng vượt quá dòng định
mức cho phép của máy phát.
Hình 3.42: Ắc quy (accu) ô tô
Trong điều kiện lý tưởng, tuổi thọ của đa số bình ắc quy ô tô ở mức 100.000 km
hoặc 4 – 5 năm. Tuy nhiên khi sử dụng thực tế, tuổi thọ ắc quy thường tầm 2 – 4
năm tuỳ vào thói quen sử dụng xe, chế độ bảo dưỡng, nhiệt độ… Người dùng nên
lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế ắc quy định kỳ.
3.6.4. Máy khởi động
Máy khởi động (còn gọi là máy đề, bộ đề hay củ đề) có nhiệm vụ làm quay
trục khuỷu động cơ để khởi động động cơ ô tô. Bởi muốn động cơ khởi động thì
trục khuỷu phải quay đến một tốc độ nhất định. Trang 69
Máy khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ để khởi động động cơ ô tô
Cấu tạo máy khởi động ô tô gồm có một motor điện một chiều. Khi người
lái bật chìa khoá xe/nhấn nút khởi động, ắc quy sẽ cấp điện, motor hoạt động làm
quay trục khuỷu động cơ. Thông thường để nỔ máy xe, trục khuỷu phải quay từ 40
– 60 vòng/phút với xe máy xăng, 80 – 100 vòng/phút với xe máy dầu.
Hình 3.43: Máy khởi động
3.6.5. Dây điện
Dây điện giúp kết nỐi và truyền tải dòng điện từ máy phát hay ắc quy đến toàn
bộ hệ thỐng điện trên ô tô. Với mỗi hệ thỐng, thiết bị điện, dây dẫn sẽ có màu sắc,
ký hiệu khác nhau để dễ dàng phân biệt khi cần kiểm tra, sửa chữa.
Dây điện giúp kết nỐi và truyền tải dòng điện từ máy phát hay ắc quy đến toàn
bộ hệ thỐng điện trên ô tô
Hình 3.44: Dây điện xe ô tô Trang 70
3.6.6. Relay và cầu chì
Relay (rơ-le) là một loại công tắc giúp tự động đóng ngắt mạch điện điều khiển,
điều khiển hoạt động của mạch điện động lực. Còn cầu chì có nhiệm vụ tự động
đóng ngắt dòng điện trên hệ thỐng dây dẫn khi xảy ra hiện tượng quá dòng. Cả hai
thiết bị này đều nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thỐng điện trên xe ô tô.
Relay và cầu chì giúp bảo vệ an toàn cho hệ thỐng điện trên xe ô tô
Nhà sản xuất thường bố trí relay và cầu chì chung với nhau thành cụm nằm trong
hộp cầu chì. Đa phần xe ô tô có hai hộp cầu chì. Một là hộp cầu chì động cơ nằm ở
bên dưới nắp capo, gần ắc quy xe. Cái còn lại là hộp cầu chì điện thân xe nằm ở
dưới taplo xe, trong khoang nội thất.
Hình 3.45: Cầu chì xe ô tô
3.6.7. Hệ thống điều khiển trung tâm
ECU (Electronic Control Unit) là hệ thống điều khiển điện tử trung tâm của
xe ô tô, hoạt động như một máy vi tính (computer). Đây được ví như “bộ não” điều
khiển, chi phối, can thiệp gần như toàn bộ hệ thống trên xe ô tô. Cấu tạo của ECU
gồm bộ nhớ trong, bộ xử lý và đường truyền. Trang 71
Hình 3.46: ECU
3.6.8. Hệ thống đèn
Hệ thống đèn ô tô có 3 chức năng chính: chiếu sáng, phát ra tín hiệu và
thông báo. Đây là một trong các thành phần chính của hệ thống điện thân xe ô tô.
Đèn xe được bố trí ở nhiều khu vực như đầu xe, gương chiếu hậu ngoài, đuôi xe và
bên trong khoang nội thất.
3.6.9. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin ô tô giúp cung cấp các thông số về vận hành cũng như
thông báo, cảnh báo tình trạng hoạt động của xe. Hệ thống này hiển thị qua cụm
đồng hồ sau vô lăng bao gồm các thông tin: tốc độ xe, vòng tua máy, nhiệt
độ nước làm mát, mức nhiên liệu, áp suất dầu, các đèn thông báo và cảnh báo…
Hình 3.47: Bảng hiển thị thông tin xe
Hệ thống thông tin ô tô giúp cung cấp các thông số về vận hành cũng như thông
báo, cảnh báo tình trạng hoạt động của xe 3.6.10.
Hệ thống điều hoà
Hệ thống điều hoà ô tô (còn gọi là hệ thống điện lạnh ô tô) giúp điều hoà không
khí bên trong khoang cabin, nhằm duy trì nhiệt độ ở mức thoải mái và dễ chịu
nhất. Điều hoà xe hoạt động theo nguyên lý biến đổi áp suất, nhiệt độ và tính
chất của chất làm lạnh để tạo ra hơi lạnh. 3.6.11.
Hệ thống phụ
Ngoài các hệ thống trên, ô tô còn có một số hệ thống phụ nhằm hỗ trợ lái xe cũng
như cung cấp các tiện nghi trên xe như:
3.6.11.1. Hệ thống gạt nước: Trang 72
Làm sạch kính lái, loại bỏ nước mưa giúp người lái có được tầm nhìn tốt nhất. Một
số xe còn tích hợp thêm hệ thống gạt mưa tự động.
Hình 3.48: Hệ thống gạt nước tự động
3.6.11.2. Hệ thống gương chỉnh/gập điện:
Giúp chỉnh gương, gập gương chiếu hậu ngoài nhanh chóng.
3.6.11.3. Hệ thống khoá cửa & an ninh:
Đảm bảo an toàn khi xe di chuyển cũng như đảm bảo an ninh khi xe đậu đỗ.
3.6.11.4. Hệ thống cửa kính điện: Giúp nâng hạ cửa kính.
3.6.11.5. Hệ thống chỉnh ghế điện:
Giúp điều chỉnh các hướng của ghế để có được tư thế ngồi thoải mái nhất. Trang 73
Hình 3.49:Hệ thống chỉnh ghế điện
3.6.11.6. Hệ thống sấy kính/gương:
Ngăn tình trạng đọng nước, đọng sương trên kính. Hệ thống sấy kính có
nhiều loại: sấy kính lái, sấy gương chiếu hậu, sấy kính sau…
3.6.11.7. Hệ thống thông tin giải trí:
Cung cấp các tính năng như: kết nối điện thoại thông minh (đồng bộ hoá),
điều khiển bằng giọng nói, định vị – bản đồ dẫn đường, thông tin giải trí (xem
video, nghe nhạc, radio, truy cập internet…), điều khiển các tính năng khác trên
xe, kết nối tính năng an toàn (camera 360 độ, camera lùi)… Người dùng có thể
thao tác, sử dụng hệ thống này thông qua màn hình điều khiển trung tâm.
Hình 3.50: Hệ thống thông tin giải trí ô tô
3.6.11.8. Hệ thống âm thanh:
Các loa xe được lắp ở nhiều vị trí trong khoang cabin tuỳ vào số lượng loa.
Ngoài ra, còn nhiều hệ thống, thiết bị điện khác trên xe như: camera hành trình, bộ
hiển thị kính lái HUD, cảm biến áp suất lốp, tẩu sạc, cổng sạc USB…
3.6.11.9. Hệ thống an toàn
Hệ thống an toàn trên ô tô gồm rất nhiều tính năng nhằm tăng cường bảo vệ
người lái và hành khách, hạn chế tối đa các rủi ro khi di chuyển trên đường. Các
tính năng này đều được điều khiển điện tử từ ECU. Trang 74
Hình 3.51: hệ thống an toàn trên xe
Hệ thỐng an toàn trên ô tô gồm rất nhiều tính năng nhằm tăng cường bảo vệ
người lái và hành khách
Một số tính năng an toàn phổ biến như: túi khí, hệ thống chống bó cứng
phanh, hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống hỗ trợ khỏi hành ngang dốc, hệ thống
cảnh báo chệch làn đường… 3.6.11.10.
Hệ thống điều khiển chạy tự động
Hệ thống điều khiển chạy tự động giúp giữ ga xe bằng cách tự động điều khiển góc
mở bướm ga để xe chạy theo tốc độ mà người lái cài đặt. Xe sẽ tự duy trì tốc độ
được ấn định, người lái không cần nhấn bàn đạp ga.
Hình 3.52: Hệ thống điều khiển tự động
Hệ thỐng điều khiển chạy tự động giúp tự động giữ ga xe theo tỐc độ mà người lái cài đặt Trang 75
Công nghệ này thường được gọi là hệ thống điều khiển hành trình Cruise
Control. Ngoài ra còn có một cấp độ cao hơn là hệ thống kiểm soát hành trình tự
động Adaptive Cruise Control. Nếu ở Cruise Control xe chỉ tự động chạy với tốc
độ người lái cài đặt, thì trên Adaptive Cruise Control xe có thể tự động điều chỉnh
tăng/giảm tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
4. KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM
Bất kỳ hãng xe nào khi xuất xưởng một mẫu xe mới đều phải đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật và mức độ an toàn. Quy trình kiểm định xe ô tô trước khi bán ra sẽ
giúp giảm thiểu tỐi đa rủi ro khi xảy ra sự cỐ.
Quy trình kiểm định xe ô tô giúp các hãng xe kiểm tra chắc chắn chất lượng và độ
an toàn của từng xe trước khi đưa ra thị trường. Do đó, tất cả các hãng đều phải
tuân thủ nghiêm ngặt quy định và các bước kiểm tra theo quy chuẩn chung, đảm
bảo trang bị đủ các hệ thỐng an toàn cho xe.
Khi tất cả các công đoạn sản xuất đã hoàn thành, chiếc xe được lắp ráp hoàn chỉnh
sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có bất kỳ lỗi nào trước khi gửi đến
các đại lý ô tô. Quá trình này cũng liên quan đến việc kiểm tra bất kỳ sự không
hoàn hảo hoặc mâu thuẫn nào với ngoại thất hoặc nội thất. Một sỐ kiểm tra bao gồm:
4.1. Hệ thống an toàn xe ô tô
Hệ thỐng an toàn của ô tô gồm hai phần là an toàn chủ động và an toàn bị động. Trong đó:
Hệ thỐng an toàn chủ động: Bao gồm những trang bị trên xe với mục đích
giảm tỐi đa khả năng xảy ra va chạm, điển hình như: đèn xi nhan, đèn pha cỐt,
đèn hậu, đèn sương mù, hệ thỐng chỐng bó phanh ABS, hệ thỐng phân phỐi lực phanh điện tử EBD,...
Hình 4.1: Hệ thống an toàn trên ô tô giúp đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách
Hệ thỐng an toàn bị động: Là hệ thỐng chỉ được kích hoạt khi tai nạn xảy ra
nhằm đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách trên xe. Một sỐ trang bị phỔ biến
là: hệ thỐng túi khí, thanh giằng hấp thụ lực va chạm, dây đai an toàn,… Trang 76
Việc kiểm tra hệ thỐng an toàn thụ động trên xe của các nhà sản xuất
trước khi cung cấp ra thị trường là rất cần thiết, bao gồm kiểm định theo quy trình,
thực hiện các bước thí nghiệm an toàn và thử nghiệm va chạm. Tìm hiểu về quá
trình thiết kế các bài kiểm tra dành cho hệ thỐng an toàn thụ động trên ô tô trước
khi xuất xưởng để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn cần đảm bảo cho tài xế và hành khách.
4.2. Kiểm tra trên thiết bị
4.2.1. Độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng
Sử dụng thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng:
-Đưa xe vào vị trí kiểm tra (Thân xe song song với vạch chuẩn). -Giữ vững vôlăng lái.
-Giữ tốc độ xe ổn định không lớn hơn 5km/h khi đi qua thiết bị.
Yêu cầu: Độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng không được quá 5m/km.
4.2.2. Lực phanh chính
Sử dụng thiết bị kiểm tra lực phanh: - Kiểm tra lực phanh. -
Chênh lệch lực phanh giữa hai bên bánh. -
Lực phanh tay (phanh đỗ). Yêu cầu:
-TỔng lực phanh chính phải lớn hơn 5% trọng lƣợng xe không tải (So sánh với
bảng yêu cầu lực phanh). -
Chênh lệch lực phanh giữa hai bên bánh trên cùng một trục phải nhỏ hơn 25%.
- TỔng lực phanh tay phải lớn hơn 16% trọng lƣợng xe không tải (So sánh với
bảng yêu cầu lực phanh). -
Bề mặt con lăn và thiết bị phải khô ráo, đủ áp suất khí nén, bật motor
quay và để Ổn định trong 5s. Đạp bàn đạp phanh sau khi các bánh của một trục
trượt trên con lăn của thiết bị.
4.2.3. Cường độ ánh sáng đèn chiếu sáng
Sử dụng dụng cụ đo cƣờng độ ánh sáng đèn chiếu sáng: -
Đƣa xe vào vị trí kiểm tra. -
Điều chỉnh khoảng cách từ mặt đèn pha đến mặt nhận sáng của thiết bị. - Bật đèn chiếu xa. -
Nếu mỗi bên có nhiều hơn một đèn thì phải đo từng đèn, dùng tấm chắn chắn đèn còn lại.
Yêu cầu: Cƣờng độ sáng của đèn không nhỏ hơn 10.000Cd.
4.2.4. Khí thải
ĐỐi với các xe mới sản xuất lắp ráp, kết quả đo được không được lớn
hơn 51% khi đo bằng máy đo kiểu giấy lọc.
4.2.5. Âm lượng còi Trang 77 -
Bấm giữ liên tục trong 5s. -
Đo ở vị trí cách đầu xe 2m, cao 1,2m. -
Độ ồn 90db< λ >115db.
Độ ồn thực tế phải nhỏ hơn giá trị qui định ít nhất 10db.
4.3. Thử chạy trên đường và thử kín nước
4.3.1. Chạy thử trên đường:
( Trên đường thẳng, đường gồ ghề, qui trình chạy thử do nhà sản xuất qui định) -
Chạy 5 lượt trên các loại đường. -
Động cơ hoạt động trơn, không có tiếng ồn lạ. -
Tăng tỐc Ổn định, không có hiện tượng khựng động cơ. -
Ly hợp đóng ngắt nhẹ nhàng, sỐ ra vào trơn tru. -
Phanh hoạt động bình thường, không bị kẹt. -
Hệ thỐng lái bình thường. -
Thân xe và gương chiếu hậu không lắc mạnh khi xe vào đường xóc ở tỐc độ 20km/h. -
Không có tiếng ồn lạ phát ra từ thân, khung và gầm xe. -
Không rò rỉ nhiên liệu, chất lỏng. -
Không biến dạng, nứt gãy các mỐi ghép.
4.3.2. Thử kín nước
Kiểm tra sự kín nước trong khoang xe: - Áp lực nước 2kg/cm2. -
Thời gian thử từ 10-15 phút. Yêu cầu:
- Không có sự rò rỉ nước ở tất cả các vị trí trong khoang xe.
Sau khi tiến hành kiểm tra theo các danh mục như trên, phòng KCS sẽ gửi phiếu
báo lỗi cho đội sửa lỗi của từng xe tai khu vực kiểm tra chất lượng, đội sửa lỗi có
trách nhiệm sửa lỗi được ghi trong phiếu báo lỗi, khi đã sữa chữa xong báo cáo cho
nhân viên KCS kiểm tra lại, Nếu xe sau khi sửa chữa đạt yêu cầu của từng danh
mục như trên thì được phòng KCS cấp giấy chứng nhận xuất xưởng và được lưu kho.
4.4. Kiểm tra va chạm
4.4.1. Hình nộm
Sử dụng hình nộm là cách đánh giá mức độ ảnh hưởng của tài xế và hành
khách khi xe ô tô gặp sự cố. Trong quá trình kiểm tra, hình nộm sẽ được gắn Trang 78
cảm biến để xác định mức tổn thương của các bộ phận trên cơ thể như mặt, tay và chân.
Nếu các tổn thương này vượt quá giới hạn quy định, xe sẽ không đạt tiêu
chuẩn để cung cấp ra thị trường.
Hình 4.2: Hình nộm đánh giá mức độ tổn thương con người khi va chạm ô tô
Hình nộm Hybrid III được dùng nhiều nhất cho các thí nghiệm va chạm ô tô.
Các nhà sản xuất đã mô phỏng hình nộm này giỐng với cơ thể người thông qua
việc sử dụng các miếng đệm cao su và cột sỐng làm bằng kim loại xen kẽ. Để đảm
bảo tính chân thực nhất, hình nộm Hybrid III còn được sản xuất theo phần trăm
chiều cao và trọng lượng cơ thể từng giới tính. Bên cạnh việc gắn cảm biến, đầu và
đầu gỐi của hình nộm có thể được phủ một lớp sơn dầu mỡ để theo dõi vị trí tiếp xúc với xe khi va chạm.
4.4.2. Vùng an toàn
Cabin là vùng an toàn khi xe gặp sự cỐ va chạm. Khu vực này cần đảm bảo
có ít tác động do va chạm để các trang bị an toàn như túi khí và dây đai an toàn
phát huy tác dụng tỐt nhất. Quy trình kiểm định xe ô tô sẽ kiểm tra những tác động
có thể xảy ra đỐi với khu vực vùng an toàn khi xe gặp tai nạn.
4.4.3. Túi khí và dây an toàn
Ô tô cần trải qua bài đánh giá về tỐc độ bung túi khí. Cụ thể, tỐc độ bung túi
khí có đủ nhanh để đảm bảo an toàn hoặc tránh được những chấn thương nghiêm
trọng cho tài xế và hành khách trong trường hợp xe gặp tai nạn. Đồng thời, cần
kiểm tra chắc chắn rằng dây an toàn có khả năng giữ cho hình nộm hạn chế tỐi đa
va chạm với xe. Đây là hai yếu tỐ quan trọng trong hệ thỐng an toàn của ô tô.
4.4.4. Các bước tiến hành thí nghiệm an toàn trên xe Bước 1: Xe thí
nghiệm cần xả hết các loại dung dịch như dầu nhớt, nước làm mát... ra khỏi xe.
Việc này để tránh trong quá trình kiểm tra, các dung dịch này chảy ra bên ngoài
hoặc thiết bị khi va chạm. Trang 79
Bước 2: Lắp các loại máy đo và cảm biến ở quanh xe. Các máy đo và cảm biến
này đảm bảo cỐ định chặt chẽ vào thân xe.
Bước 3: Thực hiện lắp camera và đèn chiếu sáng trong và ngoài xe ở nhiều góc độ
khác nhau nhằm quay lại các hình ảnh trong quá trình thực hiện va chạm.
Bước 4: Đánh dấu các điểm thí nghiệm ở trên xe bằng decal và thước đo nhằm xác
định vị trí va chạm và hướng va chạm của xe.
Bước 5: Đưa xe thực hiện thí nghiệm đi cân sau khi tháo các dung dịch và lắp các loại máy vào xe.
Bước 6: Thực hiện đặt hình nộm vào trong xe. Hình nộm này được gắn cảm biến
để đánh giá mức độ tỔn thương của cơ thể khi xảy ra tai nạn và phản ánh tác động
của các va chạm thực tế lên con người.
Hình 4.3: Chọn hình nộm đặt trong xe
4.4.5. Các trường hợp thử nghiệm va chạm của quy trình kiểm định
Các trường hợp thử nghiệm va chạm trong quy trình kiểm định xe ô tô sẽ
bao gồm: Kiểm tra va chạm trực diện từ phía trước, va chạm bên sườn và chấn thương cỔ ghế.
Trong đó, kiểm tra va chạm trực diện từ phía trước thực hiện bằng cách để
xe thí nghiệm di chuyển với tỐc độ Ổn định và đâm vào mặt phẳng đủ cứng. Sau
khi xảy ra va chạm, hãng tiến hành kiểm tra hư hại của xe và lực tác động vào hình
nộm. Kiểm tra va chạm phía trước sẽ bao gồm cả bên người lái và bên hành khách. Trang 80
Hình 4.4: Kiểm tra va chạm trực diện xe ô tô
Kiểm tra va chạm bên sườn được mô phỏng bằng cách dùng một xe ô tô
khác đâm vào từ phía bên hông. Xe bị đâm sau đó sẽ được kiểm tra độ hư hại cửa
bên và hệ thỐng túi khí ở cửa, độ cứng của mui xe khi va chạm vào nóc và tỔn thương hình nộm.
Hình 4.5: Thử nghiệm va chạm ô tô từ mạn sườn xe
CuỐi cùng là kiểm tra chấn thương cỔ ghế bằng hệ thỐng mô phỏng va
chạm từ phía sau. Thí nghiệm sẽ đo mức độ tỔn thương ở cỔ của hình nộm và chất lượng xe.
Có thể thấy, quy trình kiểm định xe ô tô đóng vai trò quan trọng đỐi với tất
cả các hãng xe ô tô.. Các mô hình thử nghiệm chỉ được công nhận đủ tiêu chuẩn
khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn theo quy định. Trang 81
Hình 4.6: Thử nghiệm va chạm ô tô mô phỏng tình huống tai nạn thực tế
4.4.6. Sự cần thiết của việc thử nghiệm va chạm ô tô
Chỉ có các thử nghiệm va chạm ô tô mới có thể cung cấp thông tin xác minh
về cách pin sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp xảy ra va chạm. Ngoài ra,
thử nghiệm va chạm ô tô điện mang lại những lợi ích:
Cung cấp thông tin xác thực về hiệu suất an toàn của các thiết bị được lắp
đặt trên ô tô điện khi xảy ra va chạm.
Kiểm tra mức độ an toàn, mức độ phù hợp của xe với thị trường tiêu thụ để
nhà sản xuất chỉnh sửa cho phù hợp.
Thông qua thử nghiệm va chạm ô tô, nhà sản xuất có thể đánh giá sản
phẩm và tìm ra những lỗi phát sinh, khắc phục những chi tiết thiếu hụt, dư thừa
trên xe, tránh làm giảm hiệu suất an toàn của xe.
Đạt được các kết quả thử nghiệm xác nhận ưu điểm của sản phẩm và sự phù
hợp khi đưa vào ứng dụng thực tiễn.
Tạo lòng tin với người tiêu dùng thông qua các báo cáo thử nghiệm va chạm
ô tô, xác nhận sản phẩm đã hoàn thành các mô phỏng thử nghiệm sự cỐ pin trên diện rộng.
4.4.7. Quy trình thử nghiệm va chạm xe điện
Quy trình thử nghiệm va chạm xe hơi điện được IIHS và ANCAP
(Chương trình đánh giá ô tô mới của Úc) sử dụng khi những mẫu xe điện đầu tiên
được giới thiệu trên thị trường. Khi đó, thử nghiệm va chạm ô tô điện chưa
có hướng dẫn và tiêu chuẩn SAE cụ thể. IIHS và ANCAP đã lựa chọn các
phương pháp hay nhất được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô và các tỔ chức thử
nghiệm khác. Sau đó tiến hành thử nghiệm và phát triển chúng thành một quy trình
thử nghiệm va chạm xe hơi điện.
Quy trình thử nghiệm này bao gồm theo dõi nhiệt độ ắc quy, cách ly điện
của RESS khỏi xe và xác minh rằng việc ngắt kết nỐi pin tự động khỏi mạch biến
tần đã xảy ra sau một vụ va chạm.
Ngoài ra, RESS có thể xảy ra cháy nỔ khi va chạm nên các biện pháp
phòng chỐng cháy nỔ đã được thực hiện. CuỐi cùng, các quy trình thải bỏ phù
hợp được tuân thủ trước khi loại bỏ xe.
Khi tiến hành thử nghiệm pin ô tô điện, nhân viên làm việc với HEV/PEV
RESS được yêu cầu sử dụng đồ bảo hộ và các công cụ được thiết kế cho công việc
điện áp cao để đảm bảo an toàn như kính bảo hộ, găng tay, ủng cách nhiệt.
Bên cạnh đó, các dụng cụ cầm tay phải được cách nhiệt thích hợp và có các
tấm chắn chéo để ngăn tay trượt vào bất kỳ bộ phận nào không được cách nhiệt.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đỐi, bộ dụng cụ điện áp cao phải bao gồm một cực cách
điện có móc hoặc vòng lặp có thể sử dụng để kéo một kỹ thuật viên trong trường
hợp người này tiếp xúc với nguồn điện cao áp.
Sau khi đảm bảo an toàn HEV/PEV khi thử nghiệm va chạm, IIHS sẽ thu
thập thông tin về hệ thỐng truyền động điện từ nhà sản xuất xe và lập danh
sách kiểm tra chi tiết các quy trình cần tuân theo. Trang 82
Một sỐ thông tin IIHS thu thập từ nhà sản xuất xe nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cài đặt an toàn hệ thỐng giám sát và xử lý sau tai nạn đỐi với
thiết bị đã thử nghiệm xe: •
Vị trí ngắt kết nỐi dịch vụ thủ công (MSD) •
Vị trí của RESS và hệ thỐng dây điện cao áp •
Các vị trí kết nỐi được đề xuất để giám sát cách ly RESS •
Hướng dẫn tính phí/chuyển đỔi RESS •
Thông tin về các đặc tính hóa học của chất làm mát ắc quy •
Thông tin về màu sắc và vị trí của chất làm mát ắc quy •
Bản sao bảng dữ liệu an toàn vật liệu cho ắc quy hoặc các thành phần của ắc quy •
Thông tin về các mỐi nguy hiểm đỐi với RESS của xe thử nghiệm
MSD được sử dụng để cách ly RESS khỏi khung xe trong khi thiết bị thử
nghiệm được lắp đặt và thực hiện các phép đo trước khi va chạm. Nhân viên kiểm
tra cần xác định trạng thái MSD để biết khi nào xe an toàn thử nghiệm. Ví dụ, thử
nghiệm của IIHS là cỐ định khóa/phích cắm MSD vào nóc xe bằng dấu màu cam.
Nhân viên nên xem xét RESS được kết nỐi với hệ thỐng truyền động nếu không có chỉ báo này.
ĐỐi với các bài kiểm tra IIHS, một mạch giám sát được lắp đặt trên các đạo
trình âm và dương trên mặt Ổ đĩa của MSD. Phần này cho phép các phép đo
sau sự cỐ để xác định xem có xảy ra sự cỐ ngắt kết nỐi do lỗi khởi tạo của
RESS khỏi hệ thỐng truyền động hay không.
Các thiết bị đầu cuỐi của đầu dò thử nghiệm được bảo vệ khỏi sự va
chạm ngẫu nhiên của kỹ thuật viên và nhân chứng thử nghiệm. Cần cẩn thận không
can thiệp vào RESS của hệ thỐng dây điện cao áp khi lắp đặt thiết bị thử nghiệm khác.
Kiểm tra đầu tiên sau khi thử va chạm là xác nhận cách ly nguồn điện cao áp khỏi
khung xe. Điều này được thực hiện bằng cách đo điện áp giữa các điểm kiểm tra khác nhau trên màn hình.
Điện trở cách ly hơn 500 Ω/V được coi là an toàn và sẽ thể hiện sự tuân thủ
FMVSS 305 sau các thử nghiệm quy định. Kết quả đo này xác nhận ắc quy
cao áp được cách ly khỏi thân xe. Đồng thời từ xa, các nhân viên phòng thí
nghiệm khác kiểm tra trực quan các dấu hiệu của khói hoặc chất làm mát rò rỉ. Sau
khi cách ly điện của RESS được thiết lập, có thể thu gom chất làm mát bị rò rỉ.
Nhiệt độ của vỏ RESS được theo dõi trong suỐt quá trình xử lý sau va chạm. Để
phòng ngừa bỔ sung, MSD cần được gỡ bỏ ngay khi nhân viên thử nghiệm có thể
tiếp cận được.Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu cháy hoặc nhiệt độ tăng cao tại
RESS, xe thử nghiệm phải được chuyển ra khỏi phòng thí nghiệm ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
Kể từ khi vụ cháy sau vụ tai nạn từ cuộc thử nghiệm Chevrolet Volt được
báo chí đưa tin, IIHS đã đưa thêm một đề phòng và đánh giá rủi ro tiềm ẩn này.
HEV/PEV đã thử nghiệm được lưu trữ trong khoảng thời gian 2 tuần trong kho Trang 83
bảo quản nằm cách xa phòng thí nghiệm. Điều này giảm thiểu rủi ro thiệt hại tài
sản thế chấp trong trường hợp không xảy ra hỏa hoạn. Sau khoảng thời gian quan
sát này, pin điện áp cao của xe sẽ phóng điện theo quy trình khuyến nghị của nhà sản xuất.
Thử nghiệm va chạm ô tô điện giúp nhà sản xuất đánh giá được độ an toàn của pin
xe khi xảy ra va chạm, tránh trường hợp cháy nỔ gây nguy hiểm cho người dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
<1> Theo tài liệu của Bộ Phát Triển Công Nghiệp Nhật Bản tại hội nghị về Xe Hơi
Thế Hệ Mới, Đại Học Công Nghệ Nagoya
<2> Nhiều tác giả và nhiều dịch giả. Tủ sách Nhất Nghệ Tinh, Chuyên ngành kỹ
thuật ô tô và xe máy hiện đại, Nhà xuất bản trẻ
<3> Hồ Thanh Giảng. Công nghệ chế tạo phụ tùng ôtô - máy kéo – Nxb GTVT, 2001.
<4> ThS.Nguyễn Trường An. Giáo trình công nghệ lắp ráp ô tô trường CĐ giao thông vận tải HCM. 2015.
<5> PGS. TS Phạm Xuân Mai. Công nghệ chế tạo ô tô _NXB Đại học quỐc gia Thành phỐ HCM. 2020
<6> Industry attractiveness_2020
<7> Tài liệu và hình ảnh tìm kiếm trên internet với các từ khóa: car assembly
process in japan, Japanese auto industry, Toyota… Trang 84