Tiểu luận cuối kì | Kinh Tế Nhật Bản | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tiểu luận cuối kỳ trong môn học Kinh Tế Nhật Bản tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM là một cơ hội quan trọng cho sinh viên để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế của Nhật Bản và khả năng áp dụng các khái niệm và lý thuyết kinh tế vào thực tế. Tiểu luận thường yêu cầu sinh viên tìm hiểu và phân tích các vấn đề kinh tế đặc biệt của Nhật Bản, từ chính sách kinh tế đến cơ cấu kinh tế và mối quan hệ quốc tế. Sinh viên có thể được yêu cầu thảo luận về các chủ đề như sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, các ngành công nghiệp chính, chính sách tài khóa và tiền tệ, và ảnh hưởng của các yếu tố nội và ngoại vi mô đến nền kinh tế của đất nước này. Mục tiêu của tiểu luận là giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và viết lách trong lĩnh vực kinh tế Nhật Bản.
Môn: Kinh tế Nhật Bản
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487872
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NHẬT BẢN HỌC
MÔN HỌC: KINH TẾ NHẬT BẢN TIỂU LUẬN
ẢNH HƯỞNG CỦA BONG BÓNG IT ĐẾN
KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Giảng viên: Đinh Thị Kim Thoa
Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Phương
Mã số sinh viên: 2156191077
TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487872 1 MỤC LỤC
1. Ảnh hưởng của bong bóng IT đến nền kinh tế Nhật Bản:.......................................... 2
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:........................................................................... 9
2.1 Đối với các nhà đầu tư:....................................................................................... 9
2.2 Đối với các doanh nghiệp:................................................................................. 12
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG NHẬT............................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 17 lOMoAR cPSD| 41487872 2
1. Ảnh hưởng của bong bóng IT đến nền kinh tế Nhật Bản:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội
nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Nhiều khó khăn bao trùm lên quốc gia này như thất nghiệp, thiếu thốn lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và lạm phát nặng nề. Mãi đến những năm
1945 - 1950, nước Nhật mới bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, nền kinh tế
Nhật Bản thời kỳ này phát triển chậm chạp và phụ thuộc vào kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1975 trở đi, kinh tế nước này đã phát triển một
cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh
tế - tài chính lớn nhất thế giới. Việc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này có thể được
xem như một phép màu kì ảo. Song song với việc tăng trưởng kinh tế này, Nhật
Bản buộc phải nâng cấp công nghệ của mình bằng cách nhập khẩu các công nghệ
nước ngoài và sao chép nó. Sau khi sao chép, họ tiến hành cải tiến và nâng cao
chất lượng hơn so với đối thủ và đồng thời họ cũng hạ giá đồng yên để lấy lợi thế
xuất khẩu. Với lợi thế đó Nhật Bản được xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng
thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Sự phát triển kinh tế vượt trội này buộc các cá nhân,
doanh nghiệp Nhật Bản phải liên tục đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin như là
một công nghệ dành cho thương mại trong và ngoài nước Nhật.
Vào những năm 1990 máy tính cá nhân (PC - Personal Computer), phần
mềm, viễn thông và Internet đã nhanh chóng được chấp nhận trong kinh doanh và
sử dụng cá nhân. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế toàn cầu. Trong thời kỳ hoàng kim này, hàng loạt các tiến bộ về
công nghệ máy tính đã xuất hiện, hệ điều hành Windows 95 ra đời với nhiều đột
phá khiến cho nhu cầu sử dụng máy tính tăng cao. Nhu cầu đó đã khởi động một
cuộc chiến khốc liệt về phần cứng khiến cho giá cả mỗi chiếc máy tính cá nhân
giảm nhanh chóng. Hai điều này đã đưa máy tính đến với từng công ty khiến cho
năng suất lao động tăng cao (1,25% mỗi năm so với 0,02% tối đa của giai đoạn
1972 – 1995). Sự ảnh hưởng của máy tính cá nhân đến năng suất lao động không lOMoAR cPSD| 41487872 3
chỉ hỗ trợ cho các ngành trực tiếp sử dụng chúng, mà nó còn hỗ trợ gián
tiếp và cực kỳ hiệu quả cho tất cả các ngành khác. Những công việc như tính
toán thu chi, quản lý nhân sự, nghiên cứu,… đều hưởng lợi ích lớn từ sự
xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của máy tính cá nhân.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng khuyến khích
sự ra đời của hàng loạt các công ty, dịch vụ công nghệ và sự kỳ vọng lớn của
các nhà đầu tư. Khi ấy các nhà đầu tư đã bắt đầu đầu cơ chứng khoán
ngành công nghệ trên quy mô lớn, gây ra cơn sốt trên toàn thế giới. Bằng
chứng là cuối những năm 1990, nhiều công ty công nghệ đã bán cổ phiếu
trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Hầu hết các cổ đông
ban đầu (bao gồm cả nhân viên của họ) đều có thể trở thành triệu phú sau
một đêm. Tuy nhiên, đến đầu năm 2000, thực tế bắt đầu thấm sâu vào tâm
trí, các nhà đầu tư sớm nhận ra giấc mơ đầu tư chứng khoán ngành công
nghệ là một bong bóng đang căng và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Việc bong bóng IT bị nổ đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới kinh tế
toàn thế giới trong đó, Nhật Bản là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng
nề nhất. Tuy nhiên, những tác động ấy chủ yếu xuất phát từ những yếu tố toàn
cầu chứ không phải từ nội bộ quốc gia Nhật Bản. Dưới đây là một số ảnh
hưởng chính của bong bóng IT đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán:
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2000, chỉ số NASDAQ đã giảm từ 5000 xuống
còn 2000 (xem hình 1.1). Trên thị trường chứng khoán Nhật những cổ phiếu công
nghệ cao trị giá hàng tỷ USD đã biến mất khỏi bản đồ ngay khi chúng vừa mới
xuất hiện. Cơn bán tháo chạy hoảng loạn xảy ra ngay sau đó khi các nhà đầu tư
mất nghìn tỷ đô la. Điển hình là Yahoo Nhật Bản: giá mỗi cổ phiếu của họ là
khoảng 25.000 đô la Mỹ vào ngày 05/01/1998, sau hai năm tăng 5.450% và đạt mức
cao nhất gần 1,5 triệu đô la Mỹ vào ngày 23/02/2000 và từ đó đến ngày 30/12/2002
giá giảm xuống còn 15.000 đô la Mỹ, giảm 99,1%. Nhiều công ty lOMoAR cPSD| 41487872 4
công nghệ làm ăn bê bối được đưa ra ánh sáng cho thấy họ đã thổi phồng
thu nhập một cách giả tạo, báo cáo tài chính không chính xác số liệu nhầm
thổi phồng kết quả kinh doanh… Cách làm ăn bê bối này tạo ra hình ảnh
tiêu cực rất dai dẳng về các công ty Internet của Tokyo sau sự sụp đổ của
bong bóng IT phần lớn được dựng lên bởi những ấn tượng sai lầm về họ.
Việc bê bối của nhiều công ty công nghệ đã làm cho nhiều cổ đông bị tê liệt.
Giai đoạn này chúng ta chứng kiến rõ nét sự phát triển của bong bóng IT và
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán luôn theo sau: giá cổ phiếu rớt xuống
sàn kéo theo một đợt bán tháo cổ phiếu của hầu hết các nhà đầu tư ... hàng
ngàn người mất trắng tài sản, thị trường chứng khoán sụp đổ. Khi mọi việc
vỡ lở thì các nhà đầu tư chỉ còn lại trên tay những tờ giấy vô giá trị.
Hình 1.1 Sự thay đổi chỉ số tổng hợp NASDAQ từ năm 1994 - 2005
Nguồn: http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/8558257.stm lOMoAR cPSD| 41487872 5
Tác động đến ngành công nghiệp công nghệ Nhật Bản:
Như đã nói ở trên, ngành công nghệ Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào
các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ, do đó, sự kiện nổ bong bóng công nghệ đã
có tác động không hề nhỏ tới Nhật Bản. Đặc biệt là đối với các công ty sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ. Sự giảm giá trị của các công ty
công nghệ trên thị trường quốc tế đã khiến cho doanh số bán hàng và lợi
nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản giảm nhanh chóng. Nhiều doanh
nghiệp Nhật Bản cũng bị mất một lượng lớn vốn đầu tư và phải tiến hành
cắt giảm chi phí, giảm nhân sự và tạm dừng các dự án đang triển khai. Từ
đó dẫn đến họ phải đối mặt với việc giảm giá trị cổ phiếu, giảm quy mô kinh
doanh hay thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Điều này đã gây ra một giai
đoạn suy thoái trong ngành công nghiệp công nghệ Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau giai đoạn khủng hoảng này, ngành công nghiệp công
nghệ Nhật Bản đã hồi phục và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Việc học hỏi và
rút kinh nghiệm từ những sai lầm của thời kỳ bong bóng IT đã giúp các
doanh nghiệp cải thiện quản lý rủi ro và đề cao sự bền vững trong phát
triển. Mặc dù bong bóng IT đã gây ra sự suy thoái tạm thời trong nền công
nghiệp công nghệ Nhật Bản nhưng nó cũng đồng thời đóng vai trò quan
trọng cho sự phát triển của Nhật Bản sau này. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là
một trong những nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và có nhiều công
ty công nghệ nổi tiếng như Sony, Toshiba, Panasonic, Nintendo…
Tác động đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Nhật Bản:
Bong bóng IT nổ đã khiến cho kinh tế toàn cầu giảm tốc độ tăng trưởng và
nhiều công ty, đặc biệt là các công ty xuất khẩu, phải đối mặt với giảm giá trị đơn
đặt hàng xuất khẩu. Nhật Bản, một quốc gia xuất khẩu lớn, cũng là một quốc gia
phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ sự giảm mạnh của thị trường quốc tế.
Trước khi bong bóng It vỡ, ngành công nghiệp công nghệ Nhật Bản đang trên đà
phát triển mạnh mẽ và việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ điện tử đã tạo ra lOMoAR cPSD| 41487872 6
nhiều nguồn doanh thu cho quốc gia. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã khiến cho
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm công nghệ giảm sút đột ngột và đồng thời cũng
khiến cho thị trường quốc tế bị ảnh hưởng. Nhiều công ty công nghệ Nhật Bản
lớn như Sony và Panasonic cũng gặp khó khăn trong việc bán hàng ra nước
ngoài. Điều này đã gây ra sự suy thoái trong ngành công nghiệp xuất khẩu và
làm cho doanh thu xuất khẩu Nhật Bản giảm mạnh trong một thời gian dài.
Nhìn vào hình 1.2, ta thấy tỷ lệ xuất khẩu ròng của Nhật Bản trong hai năm
2000 - 20001 đã giảm mạnh từ 9,5% xuống còn -7,7%.
Cùng với đó, bong bóng IT cũng đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể
đến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Bong bóng vỡ, các công ty công nghệ lao
đao, nhiều công ty phá sản, hàng loạt công việc mất đi khiến cho thị trường
lao động gặp khó khăn. Điều này đã dẫn đến giảm đòn bẩy trong nền kinh
tế, giảm đầu tư và tiêu dùng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. lOMoAR cPSD| 41487872 7
Hình 1.2 Phân tích tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản năm 1990 - 2001 (đơn vị:%)
Nguồn: Văn phòng nội các “Kế toán Kinh tế Quốc gia” lOMoAR cPSD| 41487872 8
Tuy nhiên, sau giai đoạn khủng hoảng, Nhật Bản đã thực hiện nhiều
biện pháp để phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chính phủ và các công ty đã đẩy
mạnh việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, tạo ra các lĩnh
vực mới và cải thiện quản lý rủi ro tài chính. Có thể nói, những bài học từ
bong bóng IT đã giúp Nhật Bản thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm
đảm bảo sự ổn định và bền vững trong tương lai.
Từ đây, ta thấy hiện tượng bong bóng IT cùng nhiều nhân tố khác đã góp
phần tạo nên sự thịnh vượng về kinh tế ở Nhật Bản vào những năm đầu và những
năm tiếp theo của thập niên 90, thời kỳ mà ở Nhật Bản người ta gọi là “nền kinh tế
mới”. Nhưng cũng chính việc bong bóng IT bị vỡ đã là một trong những tác nhân
chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế Nhật Bản những năm cuối thập niên
90. Việc vỡ bong bóng IT là bài học xương máu không thể nào quên của các
nhà đầu tư, các doanh nghiệp và là cú huých mạnh mẽ giúp họ nhìn nhận lại
thực trạng sâu bên trong hoạt động của các công ty. Hệ quả vỡ bong bóng
IT thì vô cùng khủng khiếp, thậm chí có thể cuốn bay tài sản của các nhà
đầu tư và khiến cho nền kinh tế Nhật Bản đang thịnh vượng bước vào suy
thoái và khủng hoảng trầm trọng nhiều năm sau đó. lOMoAR cPSD| 41487872 9
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Sự kiện bong bóng IT cuối những năm 1990 đầu năm 2000 là một sự
kiện kinh tế tài chính nổi bật trên toàn thế giới và cũng là một bài học đắt
giá cho các nhà đầu tư và các công ty trên thị trường tài chính toàn thế giới.
Thông qua sự kiện này, ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho
cả các nhà đầu tư lẫn các công ty tại Việt Nam.
2.1 Đối với các nhà đầu tư:
Thận trọng khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó:
Vào thập niên 90, tiềm năng phát triển của Internet được mở ra và đã
tạo nên trào lưu đầu tư vào các công ty Internet. Ở thời điểm ấy, người
người nhà nhà đổ xô vào mua các cổ phiếu công nghệ mà không quan tâm
rằng đó là doanh nghiệp như thế nào, làm ăn ra sao,... Thậm chí có nhiều
người con quan niệm rằng chỉ cần mua cổ phiếu công nghệ là sẽ trở nên
giàu có, còn ai bỏ lỡ cơ hội này thì sẽ là những kẻ thất bại. Ngay cả khi chỉ
số P/E trung bình của toàn bộ cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng đến mức kỷ lục
và bong bóng IT có nguy cơ bị vỡ, rất nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra vô cùng
lạc quan. Chính sự chủ quan và thiếu kiến thức khi chạy theo trào lưu đầu
tư này mà rất nhiều nhà đầu tư đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Qua sự kiện này, các nhà đầu tư rút ra được bài học là cần phải thận trọng
khi đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào. Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển và
ngày càng có nhiều mô thức mới được ra đời. Chính vì vậy, ta không nên vội vàng
tin tưởng vào những lời quảng cáo của truyền thông về tiềm năng phát triển của
bất kỳ mã cổ phiếu nào. Thay vào đó, hãy tự mình tìm hiểu, nghiên cứu, tích lũy
kiến thức về đầu tư, lĩnh vực kinh doanh và thị trường để có thể nhận định đúng
về tình hình và xu hướng phát triển của công ty mà mình muốn đầu tư. Không nên
quá tự mãn vào bản thân mà vội vàng quăng tiền của mình vào một nơi mà mình
không hiểu rõ về nó. Việc thiếu kiến thức và hiểu biết khi tham gia lOMoAR cPSD| 41487872 10
đầu tư tài chính cũng giống như tham gia một canh bạc, khả năng thua chiếm
phần nhiều hơn khả năng thắng. Bên cạnh đó, ta cũng nên tham khảo ý kiến
của các chuyên gia hoặc ủy thác đầu tư cho các công ty môi giới uy tín để có thể
đưa ra quyết định đúng đắn nhất, tránh chạy theo xu hướng đám đông. Mong
muốn kiếm lời một cách nhanh chóng từ các xu hướng của số đông cũng là một
trong các nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sai lầm. Thay vì cố gắng đạt tỷ suất
sinh lời lớn nhất trong thời gian ngắn, cách nhà đầu tư nên đặt mục tiêu sinh
lời trong thời gian dài và bền vững. Việc cẩn trọng nhất có thể trong quyết định
đầu tư sẽ giúp ta hạn chế rủi ro một cách tối thiểu.
Thường xuyên theo dõi tin tức của thị trường:
Một trong những lý do gây ra những thiệt hại nặng nề của vụ nổ bong
bóng IT trong những năm 2000 là do các nhà đầu tư đã quá chủ quan, “ngủ
quên trên chiến thắng” mà không chịu thường xuyên theo dõi thị trường để
kịp thời nhận ra các rủi ro. Đặc tính của thị trường là luôn luôn biến đổi
không ngừng nghỉ và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Hơn nữa, trong thời
đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng như hiện nay, sự thay đổi
của thị trường luôn có thể xảy ra một cách bất ngờ. Chính vì vậy cần phải
liên tục theo dõi tin tức kinh tế, xu hướng phát triển của thị trường và phân
tích thị trường để nắm bắt được những cơ hội tiềm năng và kịp thời đưa ra
giải pháp trước mọi tình huống. Bên cạnh những yếu tố kinh tế, những yếu
tố về chính trị - xã hội và chính sách của Nhà nước cũng có tác động không
hề nhỏ tới thị trường chứng khoán. Do đó việc theo dõi và liên tục cập nhật
tin tức ở mọi lĩnh vực cũng vô cùng cần thiết. Khả năng thích nghi với biến
động thị trường là một trong những yếu tố quan trọng để có thể tồn tại trên
thị trường chứng khoán biến động liên tục và đầy rủi ro như hiện nay. lOMoAR cPSD| 41487872 11
Đa dạng hóa giá trị gia tăng và đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Nói về sự kiện bong bóng IT những năm 2000, theo tờ Times, có rất
nhiều người thậm chí đã bỏ cả công việc chính của mình và dành cả ngày
chỉ để sống chết với cổ phiếu công nghệ tại các sàn giao dịch. Qua đó, ta
thấy được rủi ro thất bại của bong bóng IT xuất phát một phần do các nhà
đầu tư quá phụ thuộc vào một mô hình kinh doanh duy nhất mà không đa
dạng hóa giá trị gia tăng. Việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới và phát
triển các dịch vụ khác nhau giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào một lĩnh vực
duy nhất và tăng khả năng thích nghi với biến động thị trường.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nên đầu tư vào các công ty thuộc nhiều
ngành nghề khác nhau, gồm cả các ngành đang tăng trưởng hay ngành đã ổn
định, chứ không nên đầu tư vào nhiều công ty của một ngành duy nhất. Việc
này giúp cho các nhà đầu tư tránh được nguy cơ mất trắng khi một thị trường
nào đó thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bởi rất ít khi xảy ra tình trạng tất cả
các ngành cùng đi lên hay đi xuống trong cùng một thời kỳ với cùng tốc độ.
Nếu ta đa dạng hóa các danh mục đầu tư thì khi một loại tài sản giảm giá, các
tài sản khác trong danh mục có thể tăng giá và bù đắp được phần nào rủi ro.
Ngoài ra, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng giúp tăng khả năng sinh lời cho
các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa này không phải là một điều dễ
dàng bởi vì không có nhiều người am hiểu tất cả các kiến thức về các lĩnh vực
một cách bao quát. Vì vậy, việc luôn luôn trao dồi kiến thức cho bản thân vẫn
là quan trọng nhất đối với những nhà đầu tư chứng khoán. lOMoAR cPSD| 41487872 12
2.2 Đối với các doanh nghiệp:
Cân đối giữa thu - chi và đảm bảo nguồn thu bền vững:
Khuynh hướng chi tiêu của hầu hết các công ty dot-com trong thời kỳ
bong bóng IT đều cho thấy, các doanh nghiệp này đã chi rất nhiều tiền vào
việc quảng cáo để xây dựng thị trường trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này lại là cung
cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm công nghệ, dịch vụ với mức giá
thấp hoặc miễn phí. Điều này khiến cho các khoản thu của doanh nghiệp
không đủ để bù vào các khoản chi và từ đó dẫn tới liên tục bị thua lỗ.
Thông qua sự kiện lịch sử này, các doanh nghiệp rút ra được một bài
học cho mình là cần cân đối giữa thu - chi và đảm bảo các nguồn thu bền
vững. Trước khi lên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp cần phải có kế
hoạch kinh doanh một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng, kế hoạch phát triển dịch
vụ và định hướng để phát triển công ty lâu dài. Các doanh nghiệp cần hiểu
rõ về nguồn vốn của mình, cần cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi tiêu,
tránh tối đa việc chi quá nhiều cho một khoản nào đó nhưng lại không thể
đảm bảo được khoản thu để bù lỗ. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển
được trên thị trường thì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là vô cùng
cần thiết. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo được các nguồn
thu bền vững trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Tạo dựng các giá trị thực và bền vững:
Trong thời kỳ bong bóng IT, sự tăng trưởng và tiềm năng tương lai được
xem là quan trọng hơn lợi nhuận thực tế. Vì vậy, các công ty công nghệ đã chú
trọng vào việc thu hút các nhà đầu tư hơn là tạo ra một mô hình kinh doanh bền
vững và tạo ra lợi nhuận thực tế. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã đưa ra
những cam kết và dự án vượt xa thực tế khiến cho kỳ vọng của các nhà đầu tư
cũng được đẩy lên quá cao và không trùng khớp với thực tế. Từ đó, việc không lOMoAR cPSD| 41487872 13
thực hiện được các cam kết và dự án đã đề ra đã dẫn đến sự thất vọng, mất
niềm tin của các nhà đầu tư và sự sụp đổ của các doanh nghiệp sau này.
Sự kiện này chính là một bài học xương máu giúp cho các doanh nghiệp
nhìn thẳng vào thực trạng, đưa việc hoạt động kinh doanh về đúng giá trị thực.
Các doanh nghiệp nên tránh xa các chiêu trò như đẩy giá chứng khoán lên cao
so với giá trị thật hay sử dụng truyền thông, cam kết nâng cao giá trị công ty
nhanh chóng để gây nhiễu loạn tâm lý nhà đầu tư. Thay vào đó, cần phải tập
trung vào việc phát triển sản phẩm cốt lõi tạo ra giá trị và lợi nhuận bền vững,
lâu dài; tập trung xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh thực chất với
những biện pháp thực tế giúp tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai. Từ việc
cung cấp các giá trị thật cho khách hàng, các doanh nghiệp mới xây dựng được
lòng tin từ phía người tiêu dùng và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quản lý tài nguyên con người hiệu quả:
Sự ra đời và phát triển của nhiều công ty công nghệ trong thời kỳ bong
bóng IT đã dẫn đến một cuộc chạy đua thu hút nhân viên. Các doanh nghiệp
dot-com cần tuyển dụng một cách nhanh chóng để có thể đáp ứng được sự tăng
trưởng và nhu cầu phát triển nhanh chóng. Do đó, họ đã đề ra các chính sách
tuyển dụng linh hoạt và quy trình tuyển dụng nhanh. Việc này đã giúp các
doanh nghiệp thu hút được số lượng lớn ứng viên trong một khoảng thời gian
ngắn. Tuy nhiên, sự tăng số lượng nhân viên trong thời kỳ bong bóng IT đã
dẫn đến sự quá tải và thừa cung. Khi sự phát triển của các doanh nghiệp này
đã không thể duy trì và xảy ra cuộc suy thoái kéo dài, nhiều công ty đã phải cắt
giảm nhân sự hoặc đóng cửa do không đủ tài chính để tiếp tục hoạt động. Kết
quả là làn sóng sa thải đã lan rộng trong ngành công nghệ, dẫn đến sự thất
nghiệp của một số lượng lớn nhân viên, đời sống của người dân trở nên vô cùng
khó khăn. Việc này cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên toàn cầu sau này. lOMoAR cPSD| 41487872 14
Thông qua sự kiện bong bóng IT, các doanh nghiệp cần rút ra được bài học
trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực nhân công một cách hiệu quả. Đầu tiên,
các tổ chức cần thiết lập các quy trình tuyển dụng chặt chẽ để thu hút nguồn nhân
lực phù hợp với yêu cầu công việc. Quy trình này bao gồm việc đánh giá kỹ năng,
kinh nghiệm và giá trị của ứng viên nhằm đảm bảo cho sự phát triển của doanh
nghiệp. Tiếp theo là cần tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và nâng cao kỹ
năng của mình nhằm nâng cao hiệu suất làm việc và gia tăng giá trị cho doanh
nghiệp. Bằng việc quản lý tài nguyên con người hiệu quả, các doanh nghiệp có thể
tận dụng được tối đa nguồn nhân lực và đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
Tổng kết lại, việc học hỏi kinh nghiệm từ các sự kiện trong quá khứ là
vô cùng cần thiết để ngăn chặn những sai lầm lặp lại và phát triển một nền
kinh tế bền vững. Sự kiện vỡ bong bóng IT chính là một bài học xương máu
cũng như một lời cảnh tỉnh cho toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Thông qua sự kiện này, ta đã nhận ra được nhiều bài học quan trọng
và cần phải áp dụng triệt để để đảm bảo sự ổn định và phát triển một môi
trường kinh doanh công nghệ thông tin bền vững tại Việt Nam. lOMoAR cPSD| 41487872 15
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG NHẬT IT
バブルの崩壊は世界経済に多くの深刻な影響をもたらしたが、日本はその中で
も最も深刻な影響を受けた国の一つだ。IT
バブル崩壊が日本に与えた最初の影響は株式市場の崩壊だ。この期間中、IT
バブルの発展と、その後必ず続く株式市場の崩壊がはっきりと見えた。株価は
底値まで下落し、ほとんどの投資家による株式の売却につながり、すべての資
産を失う人が多く、株式市場は崩壊した。次に、IT
バブルが日本のテクノロジー産業に悪影響を及ぼした。国際市場におけるテク
ノロジー企業の価値の低下により、日本企業の売上高と利益は急速に減少した
。多くの日本企業も多額の投資資本を失い、コストを削減し、人員を削減し、進
行中のプロジェクトの中断を余儀なくされた。最後に、IT
バブルは日本の輸出と経済成長に影響を与えた。IT
バブルの崩壊により世界経済は減速し、輸出企業を中心に多くの企業が輸出
受注額の減少に直面した。日本も国際市場の急激な下落によって大きな影響
を受けている国でもある。ソニーやパナソニックなどの日本の大手テクノロジー
企業の多くも、海外での販売に困難を抱えている。これにより輸出産業は不況
となり、日本の輸出収入は長期にわたって大幅に減少した。それに伴い、テクノ
ロジー企業の倒産し、相次ぐ雇用の喪失が労働市場を困難にしていた。これに
より、経済のレバレッジが低下し、投資と消費が減少し、日本の経済成長率が 低下した。 IT
バブルの崩壊を通じて、ベトナムの投資家と企業の両方にとって多くの教訓を学
ぶことができた。投資家にとって、どの分野に投資する場合でも注意が必要だ。投
資したい企業の状況や発展傾向を正しく判断できるよう、投資や事業分野や市場
などについて自ら調べ、調査し、知識を蓄積すべきだ。さらに、投資家は、潜在的
な機会を把握し、あらゆる状況に対して迅速に解決策を提供するために、経済ニ
ュースや市場発展傾向や市場分析を継続的に監視する必要がある。最後に、新
たなビジネスチャンスを模索し、単一分野への依存を最小限に抑えるさまざまなサ
ービスを開発すべきだ。さらに、投資家は、単一の業界の多数の企業に投資する
のではなく、さまざまな業界の企業に投資する必要もある。 lOMoAR cPSD| 41487872 16
そして、企業にとって、IT
バブルの崩壊は、収入と支出のバランスを取り、持続可能な収入源を確保する
必要があるという教訓を学ぶのに役立つ。次に、企業は、株価を実際の価値よ
りも高く押し上げたり、メディアを利用して投資家の心理をかき乱したりするよう
な手口から遠ざかるべきだ。代わりに、持続可能な価値と利益を生み出す製品
の開発に焦点を当てり、ビジネスプランと戦略の構築に焦点を当てる必要があ
る。最後に、企業は人材の管理と効果的な活用について教訓を学ぶことは必
要だ。人的資源を効果的に管理することで、企業は人的資源を最大限に活用
し、高い業務効率を実現できる。 lOMoAR cPSD| 41487872 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Khoa Kinh tế và Quản lý công. (2022). Bong bóng Dotcom. Đại học
Mở TP. Hồ Chí Minh
2. Lưu Ngọc Trịnh. (2003). Kinh tế Nhật Bản năm 2002: Lại một năm
nữa thất vọng. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1(43), tr. 3-11
3. Nghiên cứu Nhật Bản. (2004). Giải pháp nào cho nền kinh tế Nhật
Bản. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1(49), tr. 21-25
4. Nguyễn Huy Dũng. (2002). Suy thoái kinh tế Nhật Bản và những
giải pháp của thủ tướng Koizumi. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3(39), tr. 3-9
Tài liệu tham khảo nước ngoài:
5. 芦立剛樹 Ashidate Takeki (2010), IT
バブルが発生した諸要因分析の研究 :
リスク経験ナレッジ有無の影響に関する考察-Nghiên cứu phân tích các yếu
tố gây ra bong bóng IT: Xem xét ảnh hưởng của việc sở hữu kiến thức về
kinh nghiệm rủi ro, 北陸先端科学技術大学院大学-Viện Khoa học và
Công nghệ tiên tiến Nhật Bản
6. Nilabhra Bhattacharya - Elizabeth Demers - Philip Joos. (2010).
The Relevance of Accounting Information in a Stock Market Bubble:
Evidence from Internet IPOs. Journal of Business Finance & Accounting
7. Peter Robert Whalee - Laura Heredia Amin. (2003). Bursting the
dot.com "Bubble': A Case Study in Investor Behaviour. Technology
Analysis & Strategic Management
8. 櫻井宏二郎 Sakurai Kojiro (2018), 日本経済論-史実と経済学で学ぶ
-Luận kinh tế Nhật Bản - Học hỏi từ sự thật lịch sử và Kinh tế học,
株式会社日本評論社-Công ty Cổ phần Nihon Hyoronsha lOMoAR cPSD| 41487872 18
Tài liệu tham khảo Internet:
9. Anfin. (2023). Bong bóng Dotcom là gì? Bài học xương máu từ sự
kiện lịch sử này. Trích xuất từ: https://www.anfin.vn/blog/bong-bong-dotcom 10.
BSC. (2019). Lưu ý khi đầu tư chứng khoán. Trích xuất từ:
https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/656046-luu-y-khi-dau-tu-chung- khoa n 11.
Finhay. (2022). Quá Trình hình thành bong bóng Dotcom và những
bài học từ quá khứ. Trích xuất từ: https://www.finhay.com.vn/bong-bong-dotcom 12.
Ngô Xuân Bình. (2013). Suy thoái kinh tế Nhật Bản đầu những năm
1990 - Khía cạnh điều chỉnh chính sách tài chính. Trích xuất từ:
http://www.inas.gov.vn/450-suy-thoai-kinh-te-nhat-ban-dau-nhung-nam-
1990-kh ia-canh-dieu-chinh-chinh-sach-tai-chinh.html 13.
Tạp chí điện tử VNEconomy. (2009). Hai thập kỷ mất mát của
Nhật Bản. Trích xuất từ: https://vneconomy.vn/hai-thap-ky-mat-mat-cua- nhat-ban.htm# 14.
Tạp chí Ngân hàng. (2023). Bong bóng bất động sản ở Nhật Bản
những năm 1980 và 1990 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Trích xuất
từ: https://tapchinganhang.gov.vn/bong-bong-bat-dong-san-o-nhat-ban-
nhung-nam-1 980-va-1990-mot-so-khuyen-nghi-doi-voi-viet-nam.htm 15.
VNSC. (2023). Bong bóng Dotcom là gì? Bài học của sự kiện này
đối với nhà đầu tư. Trích xuất từ: https://www.vnsc.vn/bong-bong-dotcom/ 16.
Yuanta. (2022). Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì? Đặc điểm
và tầm quan trọng. Trích xuất từ: https://yuanta.com.vn/tin-tuc/da-dang-
hoa-danh-muc-dau-tu-la-gi-dac-diem-va-ta m-quan-trong