Tiểu luận cuối kì | Ngữ pháp học Tiếng Việt | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

ĐI HC QUC GIA THÀNH PH H CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐI HC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN
VĂN KHOA VĂN HC
TIU LUN GIA K
MÔN: NG PHÁP TING VIT
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU
ĐIẾU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Tên sinh viên:
1. Trần Minh Thục Trang: 2256140089
2. Lê Thị Phương Thảo: 2256140078
Lớp: K22 Văn học
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thùy Nương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
lOMoARcPSD| 41487147
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.
Lý do chọn đề tài:
2
2.
Đối tượng nghiên cứu:
3
3.
Đóng góp của đề tài:
3
4.
Cấu trúc của đề tài:
3
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG
4
1.
Khái niệm từ láy:
4
2.
Phân loại từ láy:
4
2.1 Bậc láy:
4
2.2 Từ láy xét mặt số lượng tiếng:
5
a. Từ láy đôi:
5
b. Từ láy ba: Đặc điểm rõ nhất là sự phối thanh. Kiểu phối thanh thường gặp
là:
6
c. Từ láy tư: phần lớn có phần gốc là một từ láy đôi, một số ít có phần gốc
từ ghép.
6
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 6
1.
Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương:
7
2.
Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương: 7
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU ĐIẾU CỦA
NGUYỄN KHUYẾN
7
1.
Giới thiệu bài thơ Thu điếu:
7
2.
Từ láy và giá trị nghệ thuật trong Thu Điếu của Nguyễn Khuyến:
8
2.1 Từ láy trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên và những liên tưởng sâu xa của
tác giả:
8
2.2 Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong thơ:
9
CHƯƠNG V: PHONG CÁCH NGÔN NG
10
1.
Khái quát về phong cách ngôn ngữ
10
2.
Nhìn chung về ngôn ngữ nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến:
10
CHƯƠNG VI: PHẦN KẾT
11
1.
Kết luận:
11
2.
Tài liệu tham khảo:
12
1
lOMoARcPSD| 41487147
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Tuân đã từng bộc bạch rằng: “Ở đâu lao động tđó sáng
tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà
còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người
khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy
nhưng sử dụng ng tạo thì văn sẽ bề thế kích thước. vốn
không biết sử dụng chỉ như nhà giàu gi của. Dùng chữ như đánh cờ
tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn
không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…”
Chính vì thế khi không lạkhi trên mảnh đất Văn học Việt Nam màu mỡ
luôn luôn những dấu ấn đặc sắc từ nhiều tác phẩm được chắp bút bởi
những nghệ sĩ đa tài luôn mang trong mình tâm hồn thi sĩ đầy sáng tạo.
ngữ pháp Tiếng Việt của chúng ta cũng nhờ vậy mà dần phát triển, trở
nên phong phú đa dạng hơn hết. Để mỗi khi nhìn lại, mảnh đất n
chương ấy trải qua bao vết chai sạn của thời gian vẫn luôn khắc
khoải những tác phẩm mang trong mình màu sắc đặc trưng riêng biệt,
mang nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu xa và phù hợp với mọi thời đại.
Và một trong những loại hình ngữ pháp được sử dụng nhiều trong văn thơ
Việt Nam nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp nào đó của sự vật hiện ợng, đồng
thời thể hiện cảm xúc và phong cách của người sáng tác chính là từ láy.
Từ láy nếu xét về phương diện cấu tạo bao giờ cũng phần lặp âm đầu, vần
hoặc lặp cả âm đầu vần. Ngoài ra, từ láy ng một phương tiện tác giả
thông qua đó gửi gắm thông điệp sâu sắc, ấn tượng qua tác phẩm của mình. Bởi
sự đa dạng của các loại từ láy sự biến đổi sáng tạo không ngừng của người
nghệ sĩ nên góc nhìn từ đó cũng sẽ trở nên đa chiều, giàu cảm xúc hơn.
Nguyễn Khuyến - một nhà thơ lớn của dân tộc cuối thế kỉ XIX, ông còn được
mệnh danh nthơ làng cảnh của Việt Nam với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn
đặc biệt trong lòng độc giả. Thơ ông mang đậm dấu ấn quê hương và phong cách
vận dụng ngữ pháp thu hút. Một trong những tác phẩm đó chính là bài thơ “Thu
Điếu” - bài thơ nằm trong tập thơ về mùa thu gồm 3 bài Thu điếu, Thu Vịnh
Thu Điếu rất nổi tiếng của ông. Nếu Thu Ẩm những nỗi buồn sâu triền miên
khó dứt nỗi được thể hiện tận sâu trong đôi mắt của nthơ, Thu Vịnh
những nỗi buồn thẹn, nuối tiếc chưa giúp được cho dân chúng trong thời suy
đồi của phong kiến, thì Thu Điếu chính khúc ca về một làng quê yên
2
lOMoARcPSD| 41487147
bình chiều thu - cũng chính nơi ông đã sinh ra. qua đó không độc giả còn
cảm nhận được những tâm tình tác giả đã khéo léo lồng ghép vào cảnh thu
nơi vùng quê êm ả bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của mình.
Qua cách sử dụng từ của Nguyễn Khuyến, ta có thể cảm nhận được những
suy nghĩ về thời chiến thông qua cách dùng thu hút của mình. lẽ thơ
của ông luôn gắn liền với sự phát triển của Tiếng việt, và vì chính ông cũng
người sự nghiệp thơ ca phát triển trong giai đoạn suy tàn của chế độ
phong kiến Việt Nam.
Nhóm đã chọn đề tài Từ láy trong tác phẩm Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
để làm chủ đề cho bài nghiên cứu lần này. Nhóm sẽ tìm hiểu về sự thành
công của tác phẩm thông qua khía cạnh từ láy nghệ thuật trong việc sử
dụng từ láy trong việc miêu tả cảnh, cảm xúc và thể hiện những tầng lớp ý
nghĩa sâu xa mà tác giả đã ẩn ý gửi gắm qua bài thơ.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Từ láy trong bài thơ “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến.
Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, phân loại, phân tích tổng hợp, so sánh và
liên hệ.
3. Đóng góp của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu từ láy trong Thu Điếu, nhóm sẽ liệt kê các từ láy và
phân loại chúng, đồng thời phân tích khía cạnh nghệ thuật phong cách sử
dụng đặc trưng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. Qua đó giải thích do
sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh và lí giải vì sao
sự nghiệp của ông gắn liền với thời kỳ phát triển của Tiếng việt cũng những
những ẩn ý đằng sau cách dụng từ láy bài thơ tả cảnh của tác giả.
4. Cấu trúc của đề tài:
Phần tiểu luận này được chia thành 5
chương: Chương I: Mở đầu
Chương II: Giới thiệu chung về từ láy
Chương III: Giá trị từ láy trong tác phẩm văn chương
Chương IV: Phân tích từ láy trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
Chương V: Phong cách ngôn ngữ
Chương VI: Phần kết
3
lOMoARcPSD| 41487147
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm từ láy:
Từ láy lớp từ sức diễn tả, gợi tả, gợi cảm cao nên được sử dụng nhiều
trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống trong văn chương. Đặc biệt, từ láy
thường được dùng trong thơ ca, bởi chúng khả năng lớn trong việc tạo âm
thanh, tạo hình ảnh một cách nét giúp cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức
năng giao tiếp chức năng duy. Đã nhiều cách giải hiện tượng này
một cách khác nhau diễn ra trong lịch sử ngôn ngữ học. Điều này cũng dễ
giải láy một hiện tượng đa diện, phức tạp, đầy thú xét cả về phương
diện hình thái – cấu trúc cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học.
Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Từ y những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết
(với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh,
tức quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi,
thanh sắc, thanh ngang nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh
nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa".
Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy, nói chung, từ được cấu tạo bằng
cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ
giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và về
nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa".
Nguyễn Nguyễn Trứ lại cho rằng: "Từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại là một
loại từ đơn trong đó có sự láy lại hoặc là toàn bộ âm tiết, hoặc là phần phụ âm
đầu hay phần vần trong kết cấu âm tiết của hai yếu tố tạo thành. Giữa hai âm
tiết thường có mối quan hệ thanh điệu theo những quy luật nhất định”.
2. Phân loại từ láy:
Từ láy thường được phân loại dựa vào hai cơ sở:
- Bậc láy (hay bước láy, thế hệ láy)
- Số lượng tiếng (láy đôi, láy ba, láy tư)
2.1 Bậc láy:
Bậc láy là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy.
Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và láy bậc hai.
Láy bậc một: từ do phương thức láy được thực hiện lần thứ nhất tạo ra.
Thông thường đây từ láy 2 tiếng, tuy nhiên cũng gặp không ít từ láy 4
tiếng, từ láy 3 tiếng thuộc bậc một ít gặp hơn. VD:
- vàng vàng, đẹp đẽ
4
lOMoARcPSD| 41487147
- sạch sành sanh
- không khổng khồng không
Láy bậc hai: từ láy được tạo ra do phương thức láy được thực hiện lần
thứ hai đối với một cái vốn đã là từ láy. Thông thường cái vốn là từ láy bậc
một trở thành phần gốc trong từ láy bậc 2 cho nên phần gốc này luôn luôn
có nghĩa. VD:
mõm mòm mõm mòm
mom ấp úng ấp a ấp úng
lấp lánh lấp la lấp lánh
Tóm lại, bậc láy một hiện thực ngôn ngữ, tuy nhiên cách xác định còn vấn
đề phải tiếp tục xem xét và có lẽ những cứ liệu lịch sử sẽ có sức mạnh thuyết phục
nhiều hơn. thể thấy, bậc láy quan hệ với mặt số lượng tiếng trong từ láy
nhưng chúng không tương ứng một - một với nhau và không quy định lẫn
nhau.
2.2 Từ láy xét mặt số lượng tiếng:
Xét mặt số lượng tiếng trong từ láy người ta thường dừng lại 3 lớp: từ láy đôi,
từ láy ba, từ láy tư. Trong đó, từ láy đôi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu không
chỉ chiếm số lượng tuyệt đối chính vì hội đủ các đặc trưng bản chất
của hiện tượng láy xét ở mặt cấu tạo âm thanh cũng như cấu tạo nghĩa.
a. Từ láy đôi:
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng (âm
tiết) trong từ. Âm tiếng Việt nhìn chung cấu tạo chặt chẽ gồm ba bộ
phận lớn: phụ âm đầu, vần âm điệu. Ba bộ phận này liên kết với nhau
làm thành chỉnh thể trọn vẹn âm tiết. Khi xem xét từ láy đôi, căn cứ vào
yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể phân biệt các kiểu:
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận, gồm có: từ láy âm, từ láy vần
Từ láy toàn bộ: Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn
bộ tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn tiếng gốc, giảm nhẹ
ở tiếng láy) và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn trọng âm
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ
kéo dài)
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu (được
phân biệt theo 2 đặc trưng bằng/ trắc và âm vực cao/âm vực thấp)
5
lOMoARcPSD| 41487147
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng thêm sự khác biệt phụ âm cuối. Sự biến
đổi này xảy ra chủ yếu từ tiếng gốc sang tiếng láy theo quy tắc thành đôi:
một âm ồn chuyển đổi với một âm vang mũi.
Từ láy bộ phận:
1. Từ láy âm: từ láy âm là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác
biệt ở tiếng gốc và tiếng láy.
2. Từ láy vần: là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng
gốc và tiếng láy.
b. Từ láy ba: Đặc điểm rõ nhất là sự phối thanh. Kiểu phối thanh thường gặp
là:
- Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường gặp thanh huyền hơn thanh ngang)
- Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về trắc/ bằng hoặc về âm
vực cao/ thấp
Ví dụ về đối lập trắc/ bằng: dửng dừng dưng
Ví dụ về đối lập âm vực cao/ thấp: khít khìn khịt
Đa số từ láy ba là từ láy toàn bộ, một số ít là từ láy vần (khác phụ âm đầu, như:
lơ tơ mơ, tù lù mù…)
c. Từ láy tư: phần lớn có phần gốc là một từ láy đôi, một số ít có phần gốc là
từ ghép.
Từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Một số kiểu thường gặp như:
1. Láy qua vần - a, à hoặc ơ.
VD: ấm a ấm ớ ← ấm
sớn sa sớn sát ← sớn sát
2. Láy bằng biến thanh. VD:
bổi hổi bồi hồi ← bồi hồi
3. Láy bằng cách xen và biến âm.
VD: lơ thơ lẩn thẩn ← thơ thẩn
4. Láy bằng tách xen và láy toàn bộ.
VD: hôi hối ha hả ← hối hả
hăm hăm hở hở ← hăm hở
VD có phần gốc là từ ghép
nói nói cười cười → nói cười
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
6
lOMoARcPSD| 41487147
1. Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương:
Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nhà văn, nhà t“vị tướng” điều
khiển “đạo quân” ngôn từ. Nếu chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác
màu sắc, đường t, hình khối...thì văn học lại lấy ngôn từ làm chất liệu
để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Không ngôn từ thì không thể tác
phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn).
2. Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn
chương:
Trong ngôn ngữ dân tộc, từ láy một lớp từ đặc biệt. cấu tạo rất độc
đáo về hình thức ngữ âm mang tính biểu cảm rất cao. Nói như tác giả Đỗ
Hữu Châu thì “Mỗi từ láy một nốt nhạc về âm thanh chưa đựng trong
mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác… kèm theo sự ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những
cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức
thông qua các giác quan hướng nội hướng ngoại của người nghe tác
động mạnh mẽ vào họ”. Cho nên từ láy công cụ tạo hình đắc lực của văn
học nghệ thuật, nhất là đối với thơ ca. Nhận định này đã cho thấy rõ tác dụng,
tầm quan trọng của từ láy đối với việc sáng tạo văn chương. thế, trong tác
phẩm của mình, các nvăn, nhà thơ rất chú ý đến việc sử dụng từ láy. Trên
thi đàn Việt Nam, rất nhiều nhà văn nhà thơ đã vận dụng từ láy một cách
sáng tạo, độc đáo để viết lên những vần thơ, trang văn hấp dẫn làm say lòng
người, và Nguyễn Khuyến là một nhà thơ như thế.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU ĐIẾU
CỦA NGUYỄN KHUYẾN
1. Giới thiệu bài thơ Thu điếu:
Thu điếu, hay còn được gọi Câu cá mùa thu là bài thơ nằm trong chùm thơ
thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến được viết viết
vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà ở ẩn năm 1884.
Bài thơ như những nốt trầm bổng nhẹ nhàng về một mùa thu với nét đẹp
tĩnh lặng nơi làng quê xưa, toát lên không chỉ là vẻ đẹp yên bình mà còn là
cảm xúc man mác buồn và cô đơn của của một nhà Nho nặng tình với quê
hương đất nước. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện những trăn trở của tác giả
đối với xã hội lúc bấy giờ.
7
lOMoARcPSD| 41487147
2. Từ láy và giá trị nghệ thuật trong Thu Điếu của Nguyễn Khuyến:
2.1 Từ láy trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên và những liên tưởng sâu xa
của tác giả:
Puskin đã từng viết rằng: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ
sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác
phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút.”
phải chăng sự bay bổng của những nốt thăng trầm luyến láy bài thơ
“Thu Điếu” mang lại chính sự khởi nguồn từ tiếng nhạc lòng của người
nghệ Nguyễn Khuyến. Để cho trải qua bao thế hệ phát triển của
Tiếng Việt, bài thơ “Thu Điếu” vẫn sức hút riêng trong lòng độc giả. Góp
phần tạo nên thành công đó chính những nốt ngân luyến láy người
nghệ đa tài Nguyễn Khuyến đã khéo léo lồng ghép vào trong đứa con tinh
thần của mình, để bài thơ về mùa thu yên nh mãi những sắc hương tươi
mới và thu hút trong vườn thơ ca mênh mông của Việt Nam.
Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp từ láy bộ phận “lạnh lẽo”, được Nguyễn Khuyến sử
dụng không chỉ đơn thuần miêu tả cái lạnh giá của nước hồ vào ngày trời thu yên
ả nơi ông sinh ra, mà thông qua đó ông đã gợi cho độc giả một không khí hiu hắt
đượm buồn của cảnh vật. Tuy làng quê yên bình, hữu tình, nhưng tất cả
cũng không thể bù đắp cho tâm trạng u uẩn, nhiều lắng lo của nhà thơ.
Phải chăng tác giả đã ẩn ý rằng lạnh lẽo không chỉ đến từ cảnh vật xung
quanh còn đến từ lòng người mang nhiều trăn trở, tâm sự chưa lời
giải đáp. Hay chính cái tâm trạng u uẩn đó cũng toát ra cái vẻ lạnh lẽo làm
giá lạnh mọi thứ xung quanh.
câu thứ hai của bài thơ, tác giả tiếp tục sử dụng một từ láy nữa đó chính
“tẻo teo”. Nếu hiểu đơn giản nhất, chính những nhỏ nhất, nhỏ đến
mức khó có thể thấy được. Dụng ý của ông chính là chỉ chiếc thuyền câu nhỏ bé ở
tít tận nơi xa xăm. Trong âm “eo” được lặp lại đã vừa tả về sự nhỏ bé, vừa
gợi lên hình ảnh về một chiếc thuyền câu đang mỗi mỗi thu hẹp, nhỏ bé dần tận
nơi nước lênh đênh tít xa, để rồi dần dần thoát khỏi tầm mắt của nhà thơ. dây
thông qua cách dùng từ nhấn mạnh âm eo của từ láy tẻo teo, Nguyễn Khuyến
đã thể hiện quan điểm rằng nếu một sự vật nào đó dần khuất xa khỏi tầm mắt, ta
sẽ không còn thể thấy được nó, mọi thứ bắt đầu dẫn loãng đi mất
tầm kiểm soát. Qua đó, độc giả càng thêm thấu hiểu về nỗi trăn trở, về những
điều bất bình mà tác giả đã nhìn thấy nhưng mọi thứ đã dần
8
lOMoARcPSD| 41487147
vượt ra ngoài tầm ngắm của. lẽ con thuyền đó đang chất chứa những
những bất bình, những thăng trầm về hội phong kiến ông luôn đau
đáu suy nghĩ lúc bấy giờ.
Cuối cùng lửng, lửng thuộc loại láy phụ âm đầu. đây, Nguyễn
Khuyến vừa gợi hình ảnh đám mây trắng đang lưng chừng đọng lại giữa
tầng không trung của bầu trời mênh mông. Phải chăng đó cũng chính
những bâng khuâng, suy nghĩ của nhà thơ đang đọng lại lưng chừng giữa trắc
trở đang quẩn quanh mơ màng mà nhà thơ vẫn chưa tìm được câu trả lời.
2.2 Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong thơ:
số lượng Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến phần ít hơn các nhà thơ
cùng thời với ông, tuy nhiên ông đã những đóng góp đáng kể vào tiến
trình phát triển chữ Nôm xét theo phương diện sử dụng từ láy trong thơ.
Cách sử dụng từ láy của Nguyễn Khuyến luôn đặc sắc gây dấu ấn riêng. Cụ
thể trong bài Thu Điếu, một khung cảnh về mùa thu đã được ông vẽ ra vừa yên
bình đơn sơ, vừa mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.
Chính những Từ láy tuy không quá nhiều nhưng đđể ông thể vừa mô
tả chân thực những động thái của sự vật, làm sống động thêm khung cảnh
thiên nhiên giữ những ngày thu u uất, vừa thể hiện được biến đổi tinh vi
trong cảm xúc chủ quan của Nguyễn Khuyến.
Thoạt nhìn đó chỉ khung cảnh dân giả yên bình, nhưng những động từ mạnh
như từ láy đã thể hiện tâm trạng túng quẫn, buồn pha chút bất lực về tầng
lớp trí thức đang ở chính quê hương với những tàn tích của phong kiến.
Bằng sự gắn tha thiết với thiên nhiên cách sử dụng tài tính các từ láy,
không chỉ cảnh quan thiên nhiên Bắc Bộ được hiện ra trông rất thơ, mà tấm lòng
yêu quê hương, đất nước cùng những nỗi băn khoăn, trăn trở về hội nước ta
thời ấy cũng được Nguyễn Khuyến bộc lộ rõ ràng hơn hết. Tất cả đã tạo nên một
vẻ thuần Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính.
Khác với 2 bài thơ trong chùm thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, Thu
Điếu phần ít những từ láy hơn, nhưng hiệu quả nghệ thuật không vì thế ít
lại, nhờ vậy ta thể thấy được cách dùng từ tài tình của Nguyễn Khuyến, khi
qua những từ ít ỏi có thể vừa miêu tả cảnh quê, vừa bộc lộ những suy nghĩ sâu xa
của mình một cách rất tinh tế đầy tính nghệ thuật. thể nói nếu Thu ẩm
những day dứt, xót xa được gửi vào rượu thì Thu Điếu chính là bản ca đầy
9
lOMoARcPSD| 41487147
luyến láy mà nỗi trăn trở của Nguyễn Khuyến đều đã được gửi vào khung
cảnh yên ã ngày thu trước mặt của ông.
CHƯƠNG V: PHONG CÁCH NGÔN NG
1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ
Từ điển thuật ngữ văn học viết: Phong cách sáng tác (phong cách nghệ
thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái
nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong
trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Trong nghĩa rộng: Phong cách là
nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho
tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một
sắc thái thống nhất. (Lê Bá Hán Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256).
Phong cách văn học còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách
riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của
một dân tộc và "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời" (Tô Hoài).
Chẳng hạn, qua những biểu hiện của phong cách Nguyễn Khuyến trong chùm
thơ thu, đặc biệt là Thu điếu, thể hiện cái hồn của cảnh vật quê hương xứ sở và
dấu ấn từ sự “tranh chấp" giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Nôm.
2. Nhìn chung về ngôn ngữ nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến:
Nguyễn Khuyến đã mang mang đến cho lịch sử văn học dân tộc một giọng
nói riêng, tức một thứ ngôn ngữ nghệ thuật không lặp lại. Có thể khái quát
đây là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật rất mực trong sáng - tinh tế và nhẹ
nhàng - thấm thía, giàu tính tạo hình và biểu cảm, giàu hàm ý và khả năng
gợi mở, liên tưởng. Nguyễn Khuyến vừa sáng tác bằng chữ Hán, vừa sáng
tác bằng chữ Nôm. Giữa hai bộ phận thơ này của ông có một mối quan hệ
đặc biệt. Nguyễn Khuyến trở thành một hiện tượng phong cách lớn, độc
đáo, một trong những lý do quan trọng chính là nhờ ông biết xử lý năng
động và hiệu quả mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán
trong vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ thơ. Đây là một trong những cơ sở để
có thể xác định tính thống nhất trong sự đa dạng của phong cách tác giả.
Những điểm khác nhau kể cả những điểm tương đồng, gần gũi nhau trong ngôn
ngữ thơ Khuyến thể hiện ở cả hai bộ phận thơ Hán Nôm nhưng biểu hiện tập
trung thể hiện cao nhất tính thống nhất của phong cách, của nghệ thuật ngôn
10
lOMoARcPSD| 41487147
ngữ thơ Nguyễn Khuyến nằm ở ngôn ngữ láy và ngôn ngữ màu sắc của tác
giả. Đặc sắc của chất thơ, “tính thơ” vai trò hữu hiệu của trong thực
hiện chức năng thi ca cũng được bộc lộ ở đây.
CHƯƠNG VI: PHẦN KẾT
1. Kết luận:
Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng,
một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như
có đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức) và Shê - khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà
văn không có một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn”.
Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần
ăng ten nhanh nhạy để nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng, phải biết tổng hợp, đánh
giá, phân tích để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ,
câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã
công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có biệt tài trong việc sử dụng từ láy nhằm
nhiều mục đích nghệ thuật khác nhau. Đầu tiên, phương thức láy với Nguyễn
Khuyến rất quan trọng, kể cả trong thơ Hán và thơ Nôm. Nguyễn Khuyến rất
ít dùng từ láy âm ngẫu nhiên mà chủ yếu dùng từ láy âm thực sự, nhà thơ
không chỉ chú ý sự hoà phối ngữ âm mà còn rất chú ý sự hoà phối ngữ nghĩa.
Thứ hai, từ láy ở cả hai bộ phận thơ phần lớn là từ láy gợi hình, điều này cho
thấy nhà thơ thiên về thị giác, quan sát. Ta cũng đã thấy rõ trong bài thơ Thu
Điếu khi tác giả đã đem đến cho người đọc những liên tưởng về cảm xúc, về
một khung cảnh mùa thu ảm đạm hiu quạnh pha chút đượm buồn nơi quê
hương hữu tình. Cuối cùng, với vốn từ láy và nghệ thuật láy của mình, đặc
biệt ở thơ Nôm, Nguyễn Khuyến không chỉ có đóng góp làm giàu cho ngôn
ngữ thi ca tiếng Việt mà còn đưa nó lên một trình độ mới trong tạo hình và
biểu cảm, trong khái quát sắc màu, trạng thái của hiện tượng đời sống.
Trong mối liên hệ chặt chẽ với tất cả những yếu tố trên, Nguyễn Khuyến đã
mang đến cho lịch sử văn học dân tộc một giọng nói riêng không lặp lại thể hiện
ở yếu tố vừa là “đầu tiên” vừa là “cuối cùng”: ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là một
thứ ngôn ngữ tinh diệu, giàu tính tạo hình và biểu cảm, nhẹ nhàng mà thấm thía,
giàu hàm ý, giàu chất thơ, “tính thơ”. Đặc sắc này của ngôn ngữ nghệ thuật và
nghệ thuật ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến được thể hiện trên nhiều phương diện
và do nhiều thủ pháp khác nhau. Nhưng nó đặc biệt được thể hiện qua hiện
11
lOMoARcPSD| 41487147
tượng song ngữ cùng cách xử lý năng động, tinh tế mối quan hệ ảnh
hưởng hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán và nghệ thuật láy.
Tiểu luận đã cho thấy những bước chuyển của Tiếng Việt trong lối thơ đầy
thu hút tinh tế của Nguyễn Khuyến, ông đã khai thác nhưng hiệu quả
của từ láy để khi đưa đến từng trang tđều gợi lên một khung cảnh
bình n dân dã, thông qua đó bày tỏ những suy còn trắc trở đau đáu
trong trái tim đầy tính thi của nhà thơ. Thông qua những gì đã phân
tích, nhóm hy vọng sẽ đem đến cho độc giả cái nhìn rõ ràng và đặc sắc hơn
trong việc vận dụng tláy trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nói chung
và trong bài thơ Thu Điếu nói riêng. Từ đó có cái nhìn phản tư và đa chiều
hơn khi tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học.
2. Tài liệu tham khảo:
Báo Ngôn Ngữ & Đời sống: Cách sử dụng từ láy trong thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến.
https://vjol.info.vn/index.php/NNDS/article/view/13613/12438
Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy được sử dụng trong bài thơ Câu cá
mùa thu (Nguyễn Khuyến). https://theki.vn/hieu-qua-nghe-thuat-cua-cac-
tu-lay-duoc-su-dung-trong-bai-tho -cau-ca-mua-thu-nguyen-khuyen/
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Sự hình thành và các đặc trưng), 2001.
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbFfqyznFpy2001.1.21#TIU
LUN NG PHÁP TING VIT
Ng Pháp Hc Tiếng Việt (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại
hc Quc gia Thành ph H Chí Minh)
| 1/13

Preview text:


ĐI HC QUC GIA THÀNH PH H CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU
ĐIẾU CỦA NGUYỄN KHUYẾN Tên sinh viên:
1. Trần Minh Thục Trang: 2256140089
2. Lê Thị Phương Thảo: 2256140078 Lớp: K22 Văn học
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thùy Nương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487147 MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Đối tượng nghiên cứu: 3
3. Đóng góp của đề tài: 3
4. Cấu trúc của đề tài: 3
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG 4
1. Khái niệm từ láy: 4
2. Phân loại từ láy: 4 2.1 Bậc láy: 4
2.2 Từ láy xét mặt số lượng tiếng: 5 a. Từ láy đôi: 5
b. Từ láy ba: Đặc điểm rõ nhất là sự phối thanh. Kiểu phối thanh thường gặp là: 6
c. Từ láy tư: phần lớn có phần gốc là một từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. 6
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 6
1. Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương: 7
2. Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương: 7
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU ĐIẾU CỦA NGUYỄN KHUYẾN 7
1. Giới thiệu bài thơ Thu điếu: 7
2. Từ láy và giá trị nghệ thuật trong Thu Điếu của Nguyễn Khuyến: 8
2.1 Từ láy trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên và những liên tưởng sâu xa của tác giả: 8
2.2 Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong thơ: 9
CHƯƠNG V: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ 10
1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ 10
2. Nhìn chung về ngôn ngữ nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến: 10
CHƯƠNG VI: PHẦN KẾT 11 1. Kết luận: 11
2. Tài liệu tham khảo: 12 1 lOMoAR cPSD| 41487147
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Tuân đã từng bộc bạch rằng: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng
tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà
còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người
khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy
nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà
không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ
tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn
không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…”
Chính vì thế khi không lạ gì khi trên mảnh đất Văn học Việt Nam màu mỡ
luôn luôn có những dấu ấn đặc sắc từ nhiều tác phẩm được chắp bút bởi
những nghệ sĩ đa tài luôn mang trong mình tâm hồn thi sĩ đầy sáng tạo. Và
ngữ pháp Tiếng Việt của chúng ta cũng nhờ vậy mà dần phát triển, trở
nên phong phú và đa dạng hơn hết. Để mỗi khi nhìn lại, mảnh đất văn
chương ấy dù có trải qua bao vết chai sạn của thời gian vẫn luôn khắc
khoải những tác phẩm mang trong mình màu sắc đặc trưng riêng biệt,
mang nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu xa và phù hợp với mọi thời đại.
Và một trong những loại hình ngữ pháp được sử dụng nhiều trong văn thơ
Việt Nam nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp nào đó của sự vật và hiện tượng, đồng
thời thể hiện cảm xúc và phong cách của người sáng tác chính là từ láy.
Từ láy nếu xét về phương diện cấu tạo bao giờ cũng có phần lặp âm đầu, có vần
hoặc lặp cả âm đầu và vần. Ngoài ra, từ láy cũng là một phương tiện mà tác giả
thông qua đó gửi gắm thông điệp sâu sắc, ấn tượng qua tác phẩm của mình. Bởi
sự đa dạng của các loại từ láy và sự biến đổi sáng tạo không ngừng của người
nghệ sĩ nên góc nhìn từ đó cũng sẽ trở nên đa chiều, giàu cảm xúc hơn.
Nguyễn Khuyến - một nhà thơ lớn của dân tộc cuối thế kỉ XIX, ông còn được
mệnh danh là nhà thơ làng cảnh của Việt Nam với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn
đặc biệt trong lòng độc giả. Thơ ông mang đậm dấu ấn quê hương và phong cách
vận dụng ngữ pháp thu hút. Một trong những tác phẩm đó chính là bài thơ “Thu
Điếu” - bài thơ nằm trong tập thơ về mùa thu gồm 3 bài Thu điếu, Thu Vịnh và
Thu Điếu rất nổi tiếng của ông. Nếu Thu Ẩm là những nỗi buồn sâu triền miên
khó mà dứt nỗi được thể hiện tận sâu trong đôi mắt của nhà thơ, Thu Vịnh là
những nỗi buồn thẹn, nuối tiếc vì chưa giúp được cho dân chúng trong thời suy
đồi của phong kiến, thì Thu Điếu chính khúc ca về một làng quê yên
2 lOMoAR cPSD| 41487147
bình chiều thu - cũng chính là nơi ông đã sinh ra. Mà qua đó không độc giả còn
cảm nhận được những tâm tình mà tác giả đã khéo léo lồng ghép vào cảnh thu
nơi vùng quê êm ả bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của mình.

Qua cách sử dụng từ của Nguyễn Khuyến, ta có thể cảm nhận được những
suy nghĩ về thời chiến thông qua cách dùng thu hút của mình. Vì có lẽ thơ
của ông luôn gắn liền với sự phát triển của Tiếng việt, và vì chính ông cũng
là người có sự nghiệp thơ ca phát triển trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhóm đã chọn đề tài Từ láy trong tác phẩm Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
để làm chủ đề cho bài nghiên cứu lần này. Nhóm sẽ tìm hiểu về sự thành
công của tác phẩm thông qua khía cạnh từ láy và nghệ thuật trong việc sử
dụng từ láy trong việc miêu tả cảnh, cảm xúc và thể hiện những tầng lớp ý
nghĩa sâu xa mà tác giả đã ẩn ý gửi gắm qua bài thơ.

2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Từ láy trong bài thơ “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến.
Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, phân loại, phân tích tổng hợp, so sánh và liên hệ.
3. Đóng góp của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu từ láy trong Thu Điếu, nhóm sẽ liệt kê các từ láy và
phân loại chúng, đồng thời phân tích khía cạnh nghệ thuật và phong cách sử
dụng đặc trưng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. Qua đó giải thích lí do vì
sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh và lí giải vì sao
sự nghiệp của ông gắn liền với thời kỳ phát triển của Tiếng việt cũng những
những ẩn ý đằng sau cách dụng từ láy bài thơ tả cảnh của tác giả.

4. Cấu trúc của đề tài:
Phần tiểu luận này được chia thành 5
chương: Chương I: Mở đầu
Chương II: Giới thiệu chung về từ láy
Chương III: Giá trị từ láy trong tác phẩm văn chương
Chương IV: Phân tích từ láy trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
Chương V: Phong cách ngôn ngữ
Chương VI: Phần kết 3 lOMoAR cPSD| 41487147
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm từ láy:
Từ láy là lớp từ có sức diễn tả, gợi tả, gợi cảm cao nên được sử dụng nhiều
trong ngôn ngữ giao tiếp đời sống và trong văn chương. Đặc biệt, từ láy
thường được dùng trong thơ ca, bởi chúng có khả năng lớn trong việc tạo âm
thanh, tạo hình ảnh một cách rõ nét giúp cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức
năng giao tiếp và chức năng tư duy. Đã có nhiều cách lý giải hiện tượng này
một cách khác nhau diễn ra trong lịch sử ngôn ngữ học. Điều này cũng dễ lí
giải vì láy là một hiện tượng đa diện, phức tạp, đầy lý thú xét cả về phương
diện hình thái – cấu trúc cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học.

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết
(với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh,
tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi,
thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh
nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa".
Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy, nói chung, là từ được cấu tạo bằng
cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ
giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và về
nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa".
Nguyễn Nguyễn Trứ lại cho rằng: "Từ láy đôi trong tiếng Việt hiện đại là một
loại từ đơn trong đó có sự láy lại hoặc là toàn bộ âm tiết, hoặc là phần phụ âm
đầu hay phần vần trong kết cấu âm tiết của hai yếu tố tạo thành. Giữa hai âm
tiết thường có mối quan hệ thanh điệu theo những quy luật nhất định”.

2. Phân loại từ láy:
Từ láy thường được phân loại dựa vào hai cơ sở:
- Bậc láy (hay bước láy, thế hệ láy)
- Số lượng tiếng (láy đôi, láy ba, láy tư) 2.1 Bậc láy:
Bậc láy là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy.
Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và láy bậc hai.
Láy bậc một: là từ do phương thức láy được thực hiện lần thứ nhất tạo ra.
Thông thường đây là từ láy 2 tiếng, tuy nhiên cũng gặp không ít từ láy 4
tiếng, từ láy 3 tiếng thuộc bậc một ít gặp hơn. VD:

- vàng vàng, đẹp đẽ 4 lOMoAR cPSD| 41487147 - sạch sành sanh
- không khổng khồng không
Láy bậc hai: là từ láy được tạo ra do phương thức láy được thực hiện lần
thứ hai đối với một cái vốn đã là từ láy. Thông thường cái vốn là từ láy bậc
một trở thành phần gốc trong từ láy bậc 2 cho nên phần gốc này luôn luôn có nghĩa. VD:

mõm mòmmõm mòm
mom ấp úng
ấp a ấp úng
lấp lánhlấp la lấp lánh
Tóm lại, bậc láy là một hiện thực ngôn ngữ, tuy nhiên cách xác định còn là vấn
đề phải tiếp tục xem xét và có lẽ những cứ liệu lịch sử sẽ có sức mạnh thuyết phục
nhiều hơn. Có thể thấy, bậc láy có quan hệ với mặt số lượng tiếng trong từ láy
nhưng chúng không tương ứng một - một với nhau và không quy định lẫn
nhau.
2.2 Từ láy xét mặt số lượng tiếng:
Xét mặt số lượng tiếng trong từ láy người ta thường dừng lại ở 3 lớp: từ láy đôi,
từ láy ba, từ láy tư. Trong đó, từ láy đôi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu không
chỉ vì chiếm số lượng tuyệt đối mà chính là vì nó hội đủ các đặc trưng bản chất
của hiện tượng láy xét ở mặt cấu tạo âm thanh cũng như cấu tạo nghĩa.
a. Từ láy đôi:
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng (âm
tiết) trong từ. Âm tiếng Việt nhìn chung có cấu tạo chặt chẽ gồm ba bộ
phận lớn: phụ âm đầu, vần và âm điệu. Ba bộ phận này liên kết với nhau
làm thành chỉnh thể trọn vẹn là âm tiết. Khi xem xét từ láy đôi, căn cứ vào
yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể phân biệt các kiểu:
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận, gồm có: từ láy âm, từ láy vần
Từ láy toàn bộ: Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn
bộ tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn ở tiếng gốc, giảm nhẹ
ở tiếng láy) và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn trọng âm

- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ kéo dài)
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu (được
phân biệt theo 2 đặc trưng bằng/ trắc và âm vực cao/âm vực thấp) 5 lOMoAR cPSD| 41487147
- Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối. Sự biến
đổi này xảy ra chủ yếu từ tiếng gốc sang tiếng láy theo quy tắc thành đôi:
một âm ồn chuyển đổi với một âm vang mũi.

Từ láy bộ phận:
1. Từ láy âm: từ láy âm là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác
biệt ở tiếng gốc và tiếng láy.
2. Từ láy vần: là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng
gốc và tiếng láy.
b. Từ láy ba: Đặc điểm rõ nhất là sự phối thanh. Kiểu phối thanh thường gặp là:
- Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường gặp thanh huyền hơn thanh ngang)
- Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối lập nhau về trắc/ bằng hoặc về âm vực cao/ thấp
Ví dụ về đối lập trắc/ bằng: dửng dừng dưng
Ví dụ về đối lập âm vực cao/ thấp: khít khìn khịt
Đa số từ láy ba là từ láy toàn bộ, một số ít là từ láy vần (khác phụ âm đầu, như:
lơ tơ mơ, tù lù mù…)
c. Từ láy tư: phần lớn có phần gốc là một từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép.
Từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Một số kiểu thường gặp như:
1. Láy qua vần - a, à hoặc ơ.
VD: ấm a ấm ớ ← ấm ớ
sớn sa sớn sát ← sớn sát
2. Láy bằng biến thanh. VD:
bổi hổi bồi hồi ← bồi hồi
3. Láy bằng cách xen và biến âm.
VD: lơ thơ lẩn thẩn ← thơ thẩn
4. Láy bằng tách xen và láy toàn bộ.
VD: hôi hối ha hả ← hối hả
hăm hăm hở hở ← hăm hở
VD có phần gốc là từ ghép

nói nói cười cười → nói cười
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 6 lOMoAR cPSD| 41487147
1. Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn chương:
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Nhà văn, nhà thơ là “vị tướng” điều
khiển “đạo quân” ngôn từ. Nếu chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác
là màu sắc, đường nét, hình khối...thì văn học lại lấy ngôn từ làm chất liệu
để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Không có ngôn từ thì không thể có tác
phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn).

2. Vai trò của từ láy trong việc thể hiện tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương:
Trong ngôn ngữ dân tộc, từ láy là một lớp từ đặc biệt. Nó có cấu tạo rất độc
đáo về hình thức ngữ âm và mang tính biểu cảm rất cao. Nói như tác giả Đỗ
Hữu Châu thì “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh và chưa đựng trong
mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác… kèm theo sự ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những
cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức
thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác
động mạnh mẽ vào họ”. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của văn
học nghệ thuật, nhất là đối với thơ ca. Nhận định này đã cho thấy rõ tác dụng,
tầm quan trọng của từ láy đối với việc sáng tạo văn chương. Vì thế, trong tác
phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý đến việc sử dụng từ láy. Trên
thi đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã vận dụng từ láy một cách
sáng tạo, độc đáo để viết lên những vần thơ, trang văn hấp dẫn làm say lòng
người, và Nguyễn Khuyến là một nhà thơ như thế.

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ THU ĐIẾU
CỦA NGUYỄN KHUYẾN
1. Giới thiệu bài thơ Thu điếu:
Thu điếu, hay còn được gọi là Câu cá mùa thu là bài thơ nằm trong chùm thơ
thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến được viết viết
vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà ở ẩn năm 1884.

Bài thơ như những nốt trầm bổng nhẹ nhàng về một mùa thu với nét đẹp
tĩnh lặng nơi làng quê xưa, toát lên không chỉ là vẻ đẹp yên bình mà còn là
cảm xúc man mác buồn và cô đơn của của một nhà Nho nặng tình với quê
hương đất nước. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện những trăn trở của tác giả
đối với xã hội lúc bấy giờ.
7 lOMoAR cPSD| 41487147
2. Từ láy và giá trị nghệ thuật trong Thu Điếu của Nguyễn Khuyến:
2.1 Từ láy trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên và những liên tưởng sâu xa
của tác giả:
Puskin đã từng viết rằng: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ
sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác
phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút.”
Và phải chăng sự bay bổng của những nốt thăng trầm luyến láy mà bài thơ
“Thu Điếu” mang lại chính là sự khởi nguồn từ tiếng nhạc lòng của người
nghệ sĩ Nguyễn Khuyến. Để dù cho có trải qua bao thế hệ phát triển của
Tiếng Việt, bài thơ “Thu Điếu” vẫn có sức hút riêng trong lòng độc giả. Góp
phần tạo nên thành công đó chính là những nốt ngân luyến láy mà người
nghệ sĩ đa tài Nguyễn Khuyến đã khéo léo lồng ghép vào trong đứa con tinh
thần của mình, để bài thơ về mùa thu yên bình mãi là những sắc hương tươi
mới và thu hút trong vườn thơ ca mênh mông của Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp từ láy bộ phận “lạnh lẽo”, được Nguyễn Khuyến sử
dụng không chỉ đơn thuần miêu tả cái lạnh giá của nước hồ vào ngày trời thu yên
ả nơi ông sinh ra, mà thông qua đó ông đã gợi cho độc giả một không khí hiu hắt
đượm buồn của cảnh vật. Tuy làng quê có yên bình, có hữu tình, nhưng tất cả
cũng không thể bù đắp cho tâm trạng u uẩn, nhiều lắng lo của nhà thơ.
Phải chăng tác giả đã ẩn ý rằng lạnh lẽo không chỉ đến từ cảnh vật xung
quanh mà còn đến từ lòng người mang nhiều trăn trở, tâm sự chưa có lời
giải đáp. Hay chính cái tâm trạng u uẩn đó cũng toát ra cái vẻ lạnh lẽo làm
giá lạnh mọi thứ xung quanh.

câu thứ hai của bài thơ, tác giả tiếp tục sử dụng một từ láy nữa đó chính là
“tẻo teo”. Nếu hiểu đơn giản nhất, nó chính là những gì nhỏ bé nhất, nhỏ đến
mức khó có thể thấy được. Dụng ý của ông chính là chỉ chiếc thuyền câu nhỏ bé ở
tít tận nơi xa xăm. Trong âm “eo” được lặp lại đã vừa mô tả về sự nhỏ bé, vừa
gợi lên hình ảnh về một chiếc thuyền câu đang mỗi mỗi thu hẹp, nhỏ bé dần tận
nơi nước lênh đênh tít xa, để rồi dần dần thoát khỏi tầm mắt của nhà thơ. Ở dây
thông qua cách dùng từ và nhấn mạnh âm eo của từ láy tẻo teo, Nguyễn Khuyến
đã thể hiện quan điểm rằng nếu một sự vật nào đó dần khuất xa khỏi tầm mắt, ta
sẽ không còn có thể thấy rõ được nó, mà mọi thứ bắt đầu dẫn loãng đi và mất
tầm kiểm soát. Qua đó, độc giả càng thêm thấu hiểu về nỗi trăn trở, về những
điều bất bình mà tác giả đã nhìn thấy nhưng mọi thứ đã dần
8 lOMoAR cPSD| 41487147
vượt ra ngoài tầm ngắm của. Có lẽ con thuyền đó đang chất chứa những
những bất bình, những thăng trầm về xã hội phong kiến mà ông luôn đau
đáu suy nghĩ lúc bấy giờ.

Cuối cùng là lơ lửng, lơ lửng thuộc loại láy phụ âm đầu. Ở đây, Nguyễn
Khuyến vừa gợi hình ảnh đám mây trắng đang lưng chừng ứ đọng lại giữa
tầng không trung của bầu trời mênh mông. Phải chăng đó cũng chính là
những bâng khuâng, suy nghĩ của nhà thơ đang đọng lại lưng chừng giữa trắc
trở đang quẩn quanh mơ màng mà nhà thơ vẫn chưa tìm được câu trả lời.

2.2 Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong thơ:
Dù số lượng Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến có phần ít hơn các nhà thơ
cùng thời với ông, tuy nhiên ông đã có những đóng góp đáng kể vào tiến
trình phát triển chữ Nôm xét theo phương diện sử dụng từ láy trong thơ.
Cách sử dụng từ láy của Nguyễn Khuyến luôn đặc sắc và gây dấu ấn riêng. Cụ
thể trong bài Thu Điếu, một khung cảnh về mùa thu đã được ông vẽ ra vừa yên
bình đơn sơ, vừa mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.
Chính những Từ láy tuy không quá nhiều nhưng đủ để ông có thể vừa mô
tả chân thực những động thái của sự vật, làm sống động thêm khung cảnh
thiên nhiên giữ những ngày thu u uất, vừa thể hiện được biến đổi tinh vi
trong cảm xúc chủ quan của Nguyễn Khuyến.
Thoạt nhìn đó chỉ là khung cảnh dân giả yên bình, nhưng những động từ mạnh
như từ láy đã thể hiện tâm trạng túng quẫn, buồn bã pha chút bất lực về tầng
lớp trí thức đang ở chính quê hương với những tàn tích của phong kiến.

Bằng sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên và cách sử dụng tài tính các từ láy,
không chỉ cảnh quan thiên nhiên Bắc Bộ được hiện ra trông rất thơ, mà tấm lòng
yêu quê hương, đất nước cùng những nỗi băn khoăn, trăn trở về xã hội nước ta
thời ấy cũng được Nguyễn Khuyến bộc lộ rõ ràng hơn hết. Tất cả đã tạo nên một
vẻ thuần Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính.
Khác với 2 bài thơ trong chùm thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, Thu

Điếu có phần ít những từ láy hơn, nhưng hiệu quả nghệ thuật không vì thế mà ít
lại, nhờ vậy ta có thể thấy được cách dùng từ tài tình của Nguyễn Khuyến, khi
qua những từ ít ỏi có thể vừa miêu tả cảnh quê, vừa bộc lộ những suy nghĩ sâu xa
của mình một cách rất tinh tế và đầy tính nghệ thuật. Có thể nói nếu Thu ẩm là
những day dứt, xót xa được gửi vào rượu thì Thu Điếu chính là bản ca đầy 9 lOMoAR cPSD| 41487147
luyến láy mà nỗi trăn trở của Nguyễn Khuyến đều đã được gửi vào khung
cảnh yên ã ngày thu trước mặt của ông.

CHƯƠNG V: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ
Từ điển thuật ngữ văn học viết: Phong cách sáng tác (phong cách nghệ
thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái
nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong
trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Trong nghĩa rộng: Phong cách là
nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho
tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một
sắc thái thống nhất.
(Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256).

Phong cách văn học còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách
riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của
một dân tộc và "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời" (Tô Hoài).
Chẳng hạn, qua những biểu hiện của phong cách Nguyễn Khuyến trong chùm
thơ thu, đặc biệt là Thu điếu, thể hiện cái hồn của cảnh vật quê hương xứ sở và
dấu ấn từ sự “tranh chấp" giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Nôm.

2. Nhìn chung về ngôn ngữ nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến:
Nguyễn Khuyến đã mang mang đến cho lịch sử văn học dân tộc một giọng
nói riêng, tức một thứ ngôn ngữ nghệ thuật không lặp lại. Có thể khái quát
đây là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật rất mực trong sáng - tinh tế và nhẹ

nhàng - thấm thía, giàu tính tạo hình và biểu cảm, giàu hàm ý và khả năng
gợi mở, liên tưởng. Nguyễn Khuyến vừa sáng tác bằng chữ Hán, vừa sáng
tác bằng chữ Nôm. Giữa hai bộ phận thơ này của ông có một mối quan hệ
đặc biệt. Nguyễn Khuyến trở thành một hiện tượng phong cách lớn, độc
đáo, một trong những lý do quan trọng chính là nhờ ông biết xử lý năng
động và hiệu quả mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán
trong vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ thơ. Đây là một trong những cơ sở để
có thể xác định tính thống nhất trong sự đa dạng của phong cách tác giả.
Những điểm khác nhau kể cả những điểm tương đồng, gần gũi nhau trong ngôn

ngữ thơ Khuyến thể hiện ở cả hai bộ phận thơ Hán và Nôm nhưng biểu hiện tập
trung thể hiện cao nhất tính thống nhất của phong cách, của nghệ thuật ngôn 10 lOMoAR cPSD| 41487147
ngữ thơ Nguyễn Khuyến nằm ở ngôn ngữ láy và ngôn ngữ màu sắc của tác
giả. Đặc sắc của chất thơ, “tính thơ” và vai trò hữu hiệu của nó trong thực
hiện chức năng thi ca cũng được bộc lộ ở đây.

CHƯƠNG VI: PHẦN KẾT 1. Kết luận:
Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng,
một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như
có đóng một dấu triện riêng
” (Anh Đức) và Shê - khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà
văn không có một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn
”.
Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát,
với chiếc cần
ăng ten nhanh nhạy để nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng, phải biết tổng hợp, đánh
giá, phân tích để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ,
câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã
công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có biệt tài trong việc sử dụng từ láy nhằm
nhiều mục đích nghệ thuật khác nhau. Đầu tiên, phương thức láy với Nguyễn
Khuyến rất quan trọng, kể cả trong thơ Hán và thơ Nôm. Nguyễn Khuyến rất
ít dùng từ láy âm ngẫu nhiên mà chủ yếu dùng từ láy âm thực sự, nhà thơ
không chỉ chú ý sự hoà phối ngữ âm mà còn rất chú ý sự hoà phối ngữ nghĩa.
Thứ hai, từ láy ở cả hai bộ phận thơ phần lớn là từ láy gợi hình, điều này cho
thấy nhà thơ thiên về thị giác, quan sát. Ta cũng đã thấy rõ trong bài thơ Thu
Điếu khi tác giả đã đem đến cho người đọc những liên tưởng về cảm xúc, về
một khung cảnh mùa thu ảm đạm hiu quạnh pha chút đượm buồn nơi quê
hương hữu tình. Cuối cùng, với vốn từ láy và nghệ thuật láy của mình, đặc
biệt ở thơ Nôm, Nguyễn Khuyến không chỉ có đóng góp làm giàu cho ngôn
ngữ thi ca tiếng Việt mà còn đưa nó lên một trình độ mới trong tạo hình và
biểu cảm, trong khái quát sắc màu, trạng thái của hiện tượng đời sống.

Trong mối liên hệ chặt chẽ với tất cả những yếu tố trên, Nguyễn Khuyến đã
mang đến cho lịch sử văn học dân tộc một giọng nói riêng không lặp lại thể hiện
ở yếu tố vừa là “đầu tiên” vừa là “cuối cùng”: ngôn ngữ nghệ thuậ
t. Đó là một
thứ ngôn ngữ tinh diệu, giàu tính tạo hình và biểu cảm, nhẹ nhàng mà thấm thía,
giàu hàm ý, giàu chất thơ, “tính thơ”. Đặc sắc này của ngôn ngữ nghệ thuật và

nghệ thuật ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến được thể hiện trên nhiều phương diện
và do nhiều thủ pháp khác nhau. Nhưng nó đặc biệt được thể hiện qua hiện
11 lOMoAR cPSD| 41487147
tượng song ngữ cùng cách xử lý năng động, tinh tế mối quan hệ ảnh
hưởng hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán và nghệ thuật láy.

Tiểu luận đã cho thấy những bước chuyển của Tiếng Việt trong lối thơ đầy
thu hút và tinh tế của Nguyễn Khuyến, ông đã khai thác nhưng hiệu quả
của từ láy để khi đưa nó đến từng trang thơ đều gợi lên một khung cảnh
bình yên dân dã, thông qua đó bày tỏ những suy tư còn trắc trở đau đáu
trong trái tim đầy tính thi sĩ của nhà thơ. Thông qua những gì đã phân
tích, nhóm hy vọng sẽ đem đến cho độc giả cái nhìn rõ ràng và đặc sắc hơn
trong việc vận dụng từ láy trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nói chung
và trong bài thơ Thu Điếu nói riêng. Từ đó có cái nhìn phản tư và đa chiều
hơn khi tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học.

2. Tài liệu tham khảo:
Báo Ngôn Ngữ & Đời sống: Cách sử dụng từ láy trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
https://vjol.info.vn/index.php/NNDS/article/view/13613/12438
Hiệu quả nghệ thuật của các từ láy được sử dụng trong bài thơ Câu cá
mùa thu (Nguyễn Khuyến). https://theki.vn/hieu-qua-nghe-thuat-cua-cac-

tu-lay-duoc-su-dung-trong-bai-tho -cau-ca-mua-thu-nguyen-khuyen/
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Sự hình thành và các đặc trưng), 2001.
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbFfqyznFpy2001.1.21#TIỂU
LUẬN NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Ngữ Pháp Học Tiếng Việt (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)