-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận: Cuốn sách các triều đại Việt Nam | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Cuốn sách các triều đại Việt Nam của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Nhập môn và phương pháp luận sử học 2 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận: Cuốn sách các triều đại Việt Nam | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Cuốn sách các triều đại Việt Nam của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn và phương pháp luận sử học 2 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: CUỐN SÁCH
CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tam Thảo
Học phần : Nhập môn và phương pháp luận sử học
MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 3
- Lý do chọn đề tài 3
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 5
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 6
- Phương pháp nghiên cứu. 6
- Cấu trúc đề tài 6
- NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: Thời kì cổ đại 7
Việt Nam thời dựng nước 7
CHƯƠNG II: Thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938 SCN) 8
- Nhà nước sau công nguyên Bắc thuộc lần thứ nhất 8
- Nước Vạn Xuân độc lập. 8
- Nhà Tùy - Đường và các cuộc khởi nghĩa (603 - 905) 9
- Thời kỳ tự chủ học Khúc dấy nghiệp (905 - 938) 9
CHƯƠNG III: Thời kì quân chủ (938 - 1945) 10
- Triều Ngô (939 - 965) 10
- Triều Đinh và sự thống nhất nước nhà 10
- Nhà Tiền Lê (980 - 1009) 11
- Triều Lý (1010 - 1225), sự phát triển của quốc gia phong kiến độc lập. 11
- Triều Trần (1225 - 1400) 12
1
- Triều Hồ (1400 - 1407) và nước Đại Ngu. 12
- Triều Hậu Trần (1407 - 1414) 12
- Triều Lê Sơ (1428 - 1527) 13
- Triều Mạc (1527 - 1592) 13
- Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng) (1533 - 1789) 13
- Triều Tây Sơn (1778 - 1802) 14
- Dòng dõi chúa Trịnh (1545 - 1786) 14
- Dòng dõi các chúa Nguyễn (1558 - 1802) 14
- Triều Nguyễn. 15
- KẾT LUẬN 16
- PHỤ LỤC 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Sử học (nói rộng ra là Khoa học Lịch Sử) là một trong những ngành trí thức sớm nhất của con người và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong kho tàng tri thức nhân loại cũng như trong mọi hoạt động của con người, trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Sử học đáp ứng một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ hoặc với cả
một quá khứ mù mịt.
Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực. Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài người, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, mà nhờ đó con người có thể đúc kết được các kinh nghiệm làm gương cho đời sau. Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc còn có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Vì vậy, muốn phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động phong phú, đa dạng.
Trong giáo dục hiện nay, tri thức lịch sử là một nội dung giáo dục tất yếu cần có trong nhà trường. Bởi, tri thức lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là tinh hoa, kinh nghiệm của cha ông góp phần vào sự phát triển hôm nay. Đó còn là hồn cốt, truyền lại những giá trị truyền thống tốt đẹp, nếu không có lịch sử thì ta sẽ không thể hiểu được nguồn gốc của cuộc sống hiện tại. Với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, mà văn hóa còn thì dân tộc còn. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”. Vì thế, có thể khẳng định, có lịch sử mới có tương lai. Học
3
lịch sử để dạy các em biết: tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, nếu chúng ta không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên. Vậy nên, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, lịch sử cần phải được giảng dạy tới rộng rãi các thế hệ học sinh, để tất thảy mọi người đều biết được cội nguồn của dân tộc, nguồn gốc văn hóa, trên cơ sở đó giúp ta thêm yêu nước hơn, quý trọng những giá trị lịch sử nước nhà.
Hiện nay, nhu cầu đọc sách, nghiên cứu các khoa học là nhu cầu không quá xa lạ đối với mỗi người trong thế kỉ 21 này. Với sự phát triển của giáo dục và văn hóa tri thức, việc nghiên cứu các loại sách về môn Lịch Sử là niềm đam mê của không nhỏ bộ phận người trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Đối với ở Việt Nam, thị trường sách luôn có sự năng động, đa dạng các loại, điều này đi liền với những tích cực và tiêu cực. Tích cực là chúng ta được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, được tiếp xúc với những tri thức ta muốn. Tiêu cực vì với sự đa dạng, nhiều chủng loại sách như này, nếu không có kinh nghiệm để chắt lọc sách, chắt lọc thông tin thì có thể khiến ta phải nhận về những kiến thức sai lệch, mà riêng đối với Lịch Sử, việc sai lệch là điều tối kỵ, đi ngược lại với tính khách vốn có của nó.
Vì thế, người viết đã chọn ra một cuốn sách, có sự chính xác cao, có tính khái quát về lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, sự thịnh vượng, sự suy yếu của từng triều đại trong lịch sử Việt Nam cũng như phản ánh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời bấy giờ. Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn bao quát nhưng vẫn có đủ kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam, người viết xin có những nghiên cứu và chia sẻ với độc giả cuốn sách Các triều đại Việt Nam, cuốn sách do hai nhà sử học Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng biên soạn. Trong đó, tác giả Quỳnh Cư viết từ đầu tới hết triều Hồ, và Đỗ Đức Hùng là tác giả nối tiếp đó viết đến hết.
Là người con của nước Việt Nam, chúng ta đều đã biết, lịch sử phong kiến Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm của từng triều đại, có những lúc đất nước
thịnh vượng, cường mạnh, sánh ngang với nhiều cường quốc thời bấy giờ, có những lúc phải rơi vào cảnh đô hộ, bị áp bức bởi các thế lực bên ngoài hoặc do cát cứ trong nội bộ đất nước. Nhưng nhìn chung, nổi bật lên đó là ý chí tự lực, tự cường, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, xâm lăng của quân thù, tinh thần đoàn kết và truyền thống giữ nước anh dũng của nhân dân ta.
Thông qua cuốn sách Các triều đại Việt Nam sẽ cho chúng ta có sự khái quát về tình hình chính trị, kinh tế cũng như tình hình xã hội qua từng giai đoạn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây là một tập biên khảo có hệ thống, tận dụng những thành tựu của khoa học lịch sử kết hợp với tham khảo các bộ sách cổ nhất của các nhà sử học xưa và nay. Các tác giả sẽ cung cấp cho bạn đọc một lịch trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa, từ các vua Hùng đến vua Bảo Đại. Các tác giả cố gắng khai thác các chi tiết, các giai thoại gắn với mỗi vị vua, các ông hoàng, bà chúa giúp độc giả dễ đọc, dễ nhớ. Đó là lí do khiến cho đây là cuốn sách cung cấp tri thức Lịch sử đáng để chúng ta tìm đọc và nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tham khảo về nhiều nguồn sử liệu khác nhau về lịch sử phong kiến Việt Nam bao gồm sử liệu xuất bản và sử liệu truyền miệng. Trong đó, sử liệu xuất bản gồm có: Việt Nam sử lược, Các triều đại Việt Nam...
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: cuốn sách “Các triều đại Việt Nam”.
Phạm vi thời gian: từ thời Hồng Bàng (2879 - 258 TCN) tới thời nhà Nguyễn chấm dứt (1945)
5
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: nhằm hiểu rõ, làm rõ hơn tiến trình Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến
Nhiệm vụ nghiên cứu: hệ thống, tóm lược, bình luận các nội dung quan trọng trong mỗi giai đoạn lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Cấu trúc đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính:
- Thời kì cổ đại (2879 - 111 TCN)
- Thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938 SCN)
- Thời kì quân chủ (938 - 1945)
- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Thời kì cổ đại
Việt Nam thời dựng nước:
- Truyền thuyết Kinh Dương Vương và Hồng Bàng Thị (2879 - 258 TCN) Theo truyền thuyết, thủy tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, lấy con gái
Thần Long sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, Sùng Lãm nối ngôi vua xưng Lạc Long Quân, lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ. Từ đó ra đời truyền thuyết về Lạc Long Quân, Âu Cơ, giải thích cho nguồn gốc xuất hiện của thủy tổ nhóm Bách Việt
- Nước Văn Lang và các vua Hùng:
Nước ta được chia làm 15 bộ. Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, quan giúp việc là Lạc Hầu, con trai vua gọi Quan lang, con gái vua là Mỵ nương.
Trong 15 bộ lạc, bộ lạc Văn Lang mạnh nhất, bộ lạc có thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác được gọi là vua Hùng, theo tục cha truyền con nối.
- Nhà Thục và nước Âu Lạc (257 - 258 TCN)
An Dương Vương tên là Thục Phán, cháu vua nước Thục. Chuyện xưa kể rằng Hùng Vương có người con gái, vua Thục nghe tin sai sứ cầu hôn. Lạc Hầu can rằng Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn thôi. Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu sau phải diệt nước Văn Lang. Đến đời Thục Phán đem quân mấy lần nhưng toàn thua, nhân lúc Vua Hùng đang say sưa yến tiệc đem quân sang đánh. Nước Văn Lang mất rơi vào tay nhà Thục, cải quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa
- Nhà Triệu và nước Nam Việt (207 - 111 TCN)
Năm 207 (TCN), Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu, đổi tên là Nam Việt. Đến năm 111 (TCN) thì bị nhà Tây Hán thôn tính, đổi là giao chỉ bộ. Nhà Triệu trải qua 5 đời vua.
7
CHƯƠNG II: Thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938 SCN)
- Nhà nước sau công nguyên Bắc thuộc lần thứ nhất
Sau khi xâm lược Nam Việt, nhà Hán đổi thành Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận. Đặt mỗi quận một viên Thái thú để trông coi mọi việc và đặt Thứ sử để giám sát. Ở Giao Chỉ, các Lạc tướng, Lạc hầu vẫn được giữ nguyên, tục cha truyền con nối như trước.
Nhiều viên thái thú đến cai trị, đa số đều là những kẻ tàn bạo. Trong đó dưới ách đô hộ của Tô Định, gánh nặng thuế và cống nạp đè lên vai người dân... khiến cho Giao Chỉ quằn quại trong cảnh hãm hại, giết chóc dân lành. Từ ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập nổ ra như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43); Khởi nghĩa Bà Triệu (248)...
- Nước Vạn Xuân độc lập
Lý Bôn tức Lý Bí là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). Ông là người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương (thời Nam Bắc triều), sáng lập ra nhà Tiền Lý.
Tháng Hai năm Giáp Tý - 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.
Đầu năm 545, nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu cùng với tên tướng khát máu Trần Bá Tiên chia hai đường thuỷ bộ kéo sang xâm lược nước ta.Ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị ốm nặng nên đã trao quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Ngày 20 tháng Ba năm Mậu Thìn (13/4/548) Lý Nam Đế mất.
- Nhà Tùy - Đường và các cuộc khởi nghĩa
Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tuỳ đã thôn tính Giao Châu dễ dàng. Năm Tân Tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Khâu Hoà làm Đại tổng quản sang cai trị Giao Châu. Đến năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. Đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta còn gọi là An Nam khởi đầu từ đấy. Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là viên “đô hộ” hoặc “kinh lược sứ”.
Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỷ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy giành độc lập. Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687); Mai Thúc Loan (722); Phùng Hưng (766- 791); Dương Thanh (819-820)...
- Thời kỳ tự chủ họ Khúc dấy nghiệp
Khúc Thừa Dụ (905 - 907). Năm Ất Sửu (905) nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi lên lập chính quyền độc lập tự chủ. Năm Đinh Mão (907) Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền cho con là Khúc Hạo.
Khúc Hạo (907 - 917). Năm 907, nhà Hậu Lương phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ Tiết độ sứ. Những cải cách về hành chính, kinh tế của Khúc Hạo đã thể hiện tinh thần tự chủ và quyết tâm xây dựng một nhà nước độc lập. Năm 917, Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ.
Khúc Thừa Mỹ (917 - 923). Khúc Thừa Mỹ kế nghiệp và nhậm chức Tiết độ sứ của nhà Lương chứ không thần phục nhà Hán. Năm 923, vua Nam Hán đem quân sang đánh và bắt được Khúc Thừa Mỹ.
Dương Đình Nghệ và Kiều Công Tiễn (931 - 938). Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ, tướng của Khúc Hạo, mộ quân chiếm thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt chức Tiết Độ sứ. Nền độc lập mới giành được lại bị đe doạ.
9
CHƯƠNG III: Thời kì quân chủ (938 - 1945)
- Triều Ngô
Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang nước Nam Hán xin quân cứu viện. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.
Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu.
- Triều Đinh và sự thống nhất nước nhà
Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Do được nuôi dạy tử tế, lại tiếp thu được kinh nghiệm cuộc sống, khí chất cũng như tính cách, sự khôn ngoan, quyết đáp chốn quan trường, lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược.
Năm 944 Ngô Quyền mất, năm 945 Dương Tam Kha chiếm ngôi. Từ năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương. Cuộc loạn 12 sứ quân này là kết quả từ quá trình phân hóa xã hội thời kỳ bắc thuộc, các tầng lớp không thống nhất nhau đã tạo ra cát cứ. Trong hoàn cảnh đó, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.
Để thực hiện tốt cuộc dẹp loạn này, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến đánh theo hình thức tiến đánh từng đội quân một. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại và tướng lĩnh đã chịu đầu hàng. Theo đó sau thời gian hình thành và phát triển lực lượng, Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành được sứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước.
- Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư. Nhà Tiền Lê bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt.
Lê Hoàn sinh năm 941. Ông theo Nam Việt Vương Đinh Liễn, lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi.
Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn, ông lên ngôi vua, niên hiệu là Lê Đại Hành.
Khi vua Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh ngôi, Lê Long Đĩnh cướp ngôi của anh trai, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
- Triều Lý, sự phát triển của quốc gia phong kiến độc lập
Nhà Lý (1010-1225), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt
Nhà Lý bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076) và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước.
11
- Triều Trần (1225 - 1400)
Nhà Trần tồn tại 175 năm, quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long. Nhà Trần bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý.
Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển. Chính sách chia thực ấp cho các thân tộc, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là mấu chốt khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào 1285 và 1287.
- Triều Hồ
Nhà Hồ là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu năm 1400.
- Triều Hậu Trần
Nhà Hậu Trần (1407 - 1413) do Giản Định đế - Trần Ngỗi thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình. Nước Đại Ngu thời này bị nhà Minh đổi tên trở lại thành Giao Chỉ.
Do quân mới lập, Giản Định đế phải chạy vào Nghệ An, viên Đại tri châu Hóa châu là Đặng Tất giết quan nhà Minh, dẫn quân từ Hóa châu ra theo phò, nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa. Năm 1408, quân Hậu Trần tiến quân ra Bắc, đánh bại quân Minh ở trận Bô Cô, bao vây các thành.
Năm 1409, Giản Định đế giết 2 tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, khiến cho 2 người con của họ là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất mãn, kéo quân mình trở về Nghệ An lập Trần Quý Khoáng lên làm Trùng Quang đế. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy bắt được Giản Định đế tôn làm Thượng hoàng, chia quân đánh quân Minh. Quân Minh sau khi được tăng viện liền tiến hành chiến tranh, quân nhà Hậu Trần sau những chiến thắng ban đầu, dần thất thế, phải lui về Nam và thất bại hoàn toàn vào năm 1414.
- Triều Lê Sơ
Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Triều Mạc
Nhà Mạc là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592– tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.
Tuy nhiên, sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn tiếp tục chống nhà Hậu Lê thời kỳ Lê Trung Hưng đến tận năm 1677 tại Cao Bằng.
- Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng)
Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
13
- Triều Tây Sơn (1545 - 1786)
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) thành lập trong hoàn cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung Hưng.
Theo cách gọi của phần lớn sử gia thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn).
Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc-Trịnh-Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ bị sụp đổ. Tuy nhiên việc vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ đã khiến ưu thế của Tây Sơn chuyển vào tay Nguyễn Ánh, một hậu duệ của Chúa Nguyễn cũng sinh trưởng trên đất Đàng Trong trong thế kỷ 18 với nhiều biến động lớn của lịch sử. Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn.
- Dòng dõi chúa Trịnh (1545 - 1786)
Chúa Trịnh là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu. Tổng cộng có 11 chúa Trịnh chính thức (nếu tính luôn Trịnh Kiểm là có 12 chúa) cai quản xứ Đàng Ngoài trong hơn 2 thế kỷ.
- Dòng dõi các chúa Nguyễn (1558 - 1802)
Chúa Nguyễn là cách gọi về một vương triều cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa vào miền nam Việt Nam, bắt đầu từ giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây
Sơn tiêu diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn cũng là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo lấy Trịnh Kiểm, sau này trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn.
Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của Nhà Lê Trung Hưng, nhưng trên thực tế, các chúa Nguyễn cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập với vua Lê. Tổng cộng có 10 chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.
12. Triều Nguyễn
Nhà Nguyễn (1802 - 1945) được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802 - 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt, năm 1804 - 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều Nguyễn được coi là trải qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn thứ nhất (1802-1858) là giai đoạn độc lập, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
15
Giai đoạn thứ hai, (1858-1945) là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.
KẾT LUẬN
Qua cuốn sách các triều đại Việt Nam của tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng đã cho người đọc chúng ta có cái nhìn tổng thể về lịch sử trung đại Việt Nam gắn với các triều đại phong kiến. Đất nước ta đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã không ít lần bị xâm lược, vận mệnh đất nước trải qua biết bao thăng trầm... tất cả điều ấy đã được thể hiện đầy đủ qua cuốn Các triều đại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là cuốn sách bổ ích cho những người muốn tìm hiểu Lịch sử Việt Nam nói chung và Lịch Sử trung đại Việt Nam nói riêng.
So với các cuốn sách về lịch sử, cuốn Các triều đại Việt Nam có số lượng trang không quá nhiều, tuy nhiên, nó lại chứa lượng kiến thức khá lớn, kiến thức bao quát về các triều đại Việt Nam từ triều nhà Nguyễn trở về trước.
Cuốn sách mang đến cho người đọc có cái nhìn tổng quan về lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ở đây, các triều đại được tác giả chia thành nhiều phần: Thời kì dựng nước; Thời kì sau công nguyên; Nước Vạn Xuân; Thời Tùy Đường và các cuộc khởi nghĩa; Triều Đinh; Nhà Tiền Lê; Nhà Lý; Triều Trần; Triều Hồ; Triều Hậu Trần; Triều Lê Sơ; Triều Mạc; Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng); Triều Tây Sơn; Dòng dõi chúa Trịnh; Dòng dõi chúa Nguyễn; Triều Nguyễn thời kì độc lập; Thời kì bắt đầu thuộc Pháp (từ vua Dục Đức trở về sau).
Tác giả đã có những nghiên cứu kĩ lưỡng về các triều đại trong lịch sử Việt Nam để có thể phân loại thành các giai đoạn chính. Lịch sử Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều biến động, nhiều sự kiện được ghi chép lại vào sử sách. Như là các cuộc chiến đấu, chống xâm lăng của dân tộc ta từ thời dựng nước, những biện pháp, chính sách xây dựng đất nước của các vị vua, những sự kiện diễn ra dưới thời vị vua, chúa,…. đều được tác giả giới thiệu. Các kiến thức được sắp xếp hợp lí, lối diễn đạt dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với kiến thức trong sách, tránh cảm giác khô khan, nhàm chán.
Điểm đặc biệt ở cuốn sách chính là việc tác giả đã đề cập họ Nguyễn (Đàng Trong) và họ Trịnh (Đàng Ngoài) (giai đoạn XVII – XVIII). Mặc dù không phải là là một triều đại riêng biệt, với người đứng đầu chỉ là “Chúa” nhưng 2 dòng họ này lại có ảnh hưởng lớn và tồn tại song song với triều đình.
Có thể nói cuốn sách Các triều đại Việt Nam chính là nhịp cầu gắn kết giữa ta đến với lịch sử dân tộc, cuốn sách giúp ta nắm được những kiến thức cơ bản, về các triều đại cai trị nước ta bấy giờ. Mong rằng, sẽ ngày càng có nhiều những cuốn sách có giá trị tri thức lịch sử như cuốn Các triều đại Việt Nam, ngày càng được phổ biến và lan tỏa tình yêu sử Việt đến mọi người.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam
- Chủ tịch Hồ Chí Minh -
17
PHỤ LỤC
Một số vị vua, hoàng đế cùng các triều đại tiêu biểu trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Lý Nam Đế(544-548) | Tiền Ngô Vương(898-944) | Đinh Tiên Hoàng(924- |
979) | ||
Nhà tiền Lý | Nhà Ngô | Nhà Đinh |
Lê Đại Hành(941-1005) | Lý Thái Tổ(974-1028) | Trần Thái Tông(1218- |
1277) | ||
Nhà tiền Lê | Nhà Lý | Nhà Trần |
Lê Thái Tổ(1385-1433) - Nhà Hậu Lê
Nguồn ảnh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vua_Vi%E1%BB%87t_Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2009), Các triều đại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin
- Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam sử lược, NXB Văn học
- https://giaoduc.net.vn/danh-gia-dung-thuc-chat-vai-tro-cua-mon-lich-su-va- nhung-doi-moi-can-thiet-post174689.gd
- https://hoc360.net/nha-tuy-duong-cac-trieu-dai-viet-nam/
- https://scov.gov.vn/dat-nuoc-con-nguoi/tom-tat-bien-nien-su-vn/vii.-nha-tien- ly-va-nha-trieu-58-nam-544-602-quoc-hieu-van-xuan-kinh-do-long-bien.html
- https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/11647/ho-khuc-day-nghiep-905-938- thoi-ky-tu-chu.html
- https://vansu.vn/viet-nam/nien-bieu-lich-su/10/nha-ngo--939-965-
- https://luatduonggia.vn/dinh-bo-linh-la-ai-tai-sao-dinh-bo-linh-thong-nhat- duoc-dat-nuoc/
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-tien-le
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-tran
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-hau-tran
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nam-bac-trieu/nha-mac
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/trinh-nguyen-phan-tranh/chua-trinh
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-tay-son
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/trinh-nguyen-phan-tranh/chua-trinh
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/trinh-nguyen-phan-tranh/chua-nguyen
- https://nguoikesu.com/dong-lich-su/nha-nguyen
- https://roong.home.blog/2020/09/23/review-sach-cac-trieu-dai-viet-nam- stt221/
19