-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại"
Tiểu luận môn Lịch sử triết học phương Tây với đề tài: Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại của Nguyễn Thu Phúc giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Lịch sử Triết học phương Tây 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Tiểu luận "Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại"
Tiểu luận môn Lịch sử triết học phương Tây với đề tài: Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại của Nguyễn Thu Phúc giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Lịch sử Triết học phương Tây 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
Đề tài: Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hương Sinh viên: Nguyễn Thu Phúc Mã sinh viên: 2050010037 Lớp: Triết k40
Hà nội, tháng 6 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC HY
LẠP CỔ ĐẠI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI 4
III. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 5
1. Hêraclit (520 – 460 tr. CN). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2. Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 tr. CN). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
3. Platôn (427 – 347 tr. CN). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
4. Arixtốt (384 – 322 tr. CN). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
IV. ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA
DUY TÂM TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI. . . . . . . . . . . . . . . . 12
KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .17
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 1 MỞ ĐẦU
Triết học ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế
kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ,
Hy Lạp. Các nền Triết học này đóng vai trò quan trọng, nền tảng và là khởi
nguồn cho các hệ thống lý luận xuất hiện và tồn tại đến tận ngày nay.
Có thể nói lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Đây là một trong những quy luật nội tại của sự phát triển các
tư tưởng triết học trong lịch sử. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại diễn ra rất gay gắt.
Từ lý do trên em xin phép làm rõ vấn đề “Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại.” NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT
HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Hy Lạp là cái nôi của văn minh phương tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn
như Athens ra đời sớm. Thương mại cũng phát triển từ rất sớm với các hải
cảng và đảo rải rác trên biển Egée. Đó là nơi hội tụ những điều kiện hết sức
thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, bao gồm triết học, phát triển mạnh mẽ.
Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế kỷ VIII-VI trước công
nguyên cùng với những mô hình nhà nước thành bang cũng góp phần tạo
nền tảng cho triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng. Triết học Hy
Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc 2
các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch
sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ
rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie,
vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã
tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở
rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy
đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng
tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư
tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh châu Âu và
của cả nhân loại. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: "Không có chế độ nô lệ
thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp,
không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là
nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có châu Âu hiện đại
được". Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên
mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống
trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức
khoa học (khoa học tự nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần
thoại. Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện
tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình
thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là
nơi đầu tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần
thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý,
về con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống
đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các
nước phương Đông. Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là
những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như
vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó 3
là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: "Các nhà
triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời
đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó
nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học". Triết học Hy
Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau: - Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời
kỳ sơ khai) - Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh) - Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI
Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và
cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau:
- Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủnô thống trị
.- Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái,
duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần.
- Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các
lĩnh vực khác nhau, nhằm xâydựng một bức tranh về thế giới như một hình
ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
- Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ. 4
III. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Hêraclit (520 – 460 tr. CN)
Hêraclit là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Khác với các nhà
triết học phái Milê, Hêraclit cho rằng không phải là nước, apeirôn, không
khí, mà chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật.
“Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng
thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”. Lửa không chỉ là cơ sở của mọi
vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. “Cái chết của lửa – là sự ra đời
của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái
chết của nước sinh ra không khí, từ cái chết của không khí – lửa, và ngược lại”.
Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng siêu nhiên
thần bí nào tạo ra. Nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang
không ngừng bùng cháy và tàn lụi”.
Ví toàn bộ vũ trụ tựa như ngọn lửa bất diệt, Hêraclit đã tiếp cận được
với quan niệm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới.
– Dưới con mắt của Hêraclit, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều
thay đổi, vận động, phát triển không ngừng.
Luận điểm bất hủ của Hêraclit: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
– Hêraclit thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập
nhưng trong các mối quan hệ khác nhau. 5
Chẳng hạn, “một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu nếu đem so nó với con người”.
Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các
cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau.
Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi, sự
vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ
mãi không ngừng. Vì thế, đấu tranh là vương quốc của mọi cái, là quy
luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập
luôn diễn ra trong sự hài hoà nhất định.
2. Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 tr. CN)
Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Nổi
bật trong triết học duy vật của Đêmôcrít là thuyết nguyên tử.
– Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn
nhỏ bé và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh
cửu, không thay đổi, trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa.
Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Theo quan niệm của Đêmôcrít, các sự
vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên. Tính đa dạng của
nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật.
Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành
vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng.
– Linh hồn, theo Đêmôcrít, cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ
các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc 6
lớn, luôn luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động.
Do đó, linh hồn có một chức năng quan trọng là đem lại cho cơ thể sự
khởi đầu vận động. Trao đổi chất với môi trường bên ngoài cũng là một
chức năng của linh hồn và được thực hiện thông qua hiện tượng thở của con người.
Như vậy, linh hồn là không bất tử, nó chết cùng với thể xác.
– Đêmôcrít phân nhận thức con người thành dạng nhận thức do các cơ
quan cảm giác đem lại và nhận thức nhờ lý tính.
Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý.
Còn nhận thức lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép
đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa
dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.
– Đêmôcrít đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức.
Theo ông, phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc làm.
Con người cần hành động có đạo đức.
Còn hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần
nói chung, đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới.
3. Platôn (427 – 347 tr. CN)
Platôn là nhà triết học duy tâm khách quan. 7
– Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là học thuyết về ý niệm.
Trong học thuyết này, Platôn đưa ra quan niệm về hai thế giới: thế giới
các sự vật cảm biết và thế giới ý niệm.
Theo ông, thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng
đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận
động, trong chúng không có cái gì ổn định, bền vững, hoàn thiện.
Còn thế giới ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể,
là thế giới của đúng đắn, chân thực và các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm.
Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự
vật cảm biết của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm.
Thế giới ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm
biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước… là do ý niệm siêu tự nhiên về cái
cây, con ngựa, nước… sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy bằng nhau
là vì trong đầu ta đã có sẵn ý niệm về sự bằng nhau.
Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và “không tồn
tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ
siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất. Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có
tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất.
Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất duy tâm khách quan rõ nét.
– Lý luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. 8
Theo ông, tri thức là cái có trước các sự vật cảm biết mà không phải là
sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Do vậy
nhận thức con người không phải là phản ánh các sự vật của thế giới
khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những
cái đã lãng quên trong quá khứ.
Trên cơ sở đó, Platôn phân hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đúng
đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm, tri thức
của linh hồn trước khi nhập vào thể xác và có được nhờ hồi tưởng. Loại
thứ hai lẫn lộn đúng sai, là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm
tính, ở đó không có chân lý.
– Những quan niệm về xã hội của Platôn thể hiện tập trung trong quan
niệm về nhà nước lý tưởng.
Ông đã phê phán ba hình thức nhà nước trong lịch sử và xem đó là
những hình thức xấu. Một là, nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên
sự khát vọng giàu có, ham danh vọng đưa tới sự cướp đoạt. Hai là, nhà
nước quân phiệt là nhà nước của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà
nước đối lập giữa giàu và nghèo đưa tới các tội ác. Ba là, nhà nước dân
chủ là nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu –
nghèo trong nhà nước này hết sức gay gắt.
Còn trong nhà nước lý tưởng, sự tồn tại và phát triển của nhà nước lý
tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà
các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội.
4. Arixtốt (384 – 322 tr. CN)
– Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác coi Arixtốt là bộ óc bách khoa nhất
trong số các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp. 9
Triết học của ông cùng với triết học của Đêmôcrít và Platôn làm nên giai
đoạn phát triển cao nhất của triết học Hy Lạp.
Là bộ óc bách khoa, Arixtốt đã nghiên cứu nhiều ngành khoa học: triết
học, lôgíc học, tâm lý học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, đạo đức học, mỹ học.
– Sự phê phán của Arixtốt đối với Platôn là sự đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học.
Đặc biệt là sự phê phán đối với học thuyết ý niệm của Platôn. Theo
Arixtốt, ý niệm của Platôn là không có lợi cho nhận thức của con người, vì
nó thuộc về thế giới bên kia – là cái phi thực thể, do đó nó không có lợi cho
cắt nghĩa tri thức về các sự vật của thế giới quanh ta, dựa vào nó con người
không thể nhận biết được thế giới bên ngoài.
– Giá trị của triết học Arixtốt còn thể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên.
Tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận
động và biến đổi. Thông qua vận động mà giới tự nhiên được biểu hiện ra.
Vận động không tách rời vật thể tự nhiên. Vận động của giới tự nhiên có
nhiều hình thức: sự tăng và giảm; sự thay đổi về chất hay sự chuyển hóa; sự
ra đời và tiêu diệt; sự thay đổi trong không gian, v.v.
Quan niệm về giới tự nhiên của Arixtốt cũng biểu hiện sự dao động giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Giới tự nhiên, theo ông vừa là vật
chất đầu tiên, cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là hình dáng (cái đưa từ bên ngoài vật chất).
Nhận thức luận của Arixtốt có một vai trò quan trọng trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. 10
Lý luận nhận thức của ông được xây dựng một phần trên cơ sở phê phán
học thuyết Platôn về “ý niệm” và “sự hồi tưởng”.
Trong lý luận nhận thức của mình, Arixtốt thừa nhận thế giới khách quan là
đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc, kinh nghiệm và cảm giác. Tự nhiên
là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai.
Cảm giác có vai trò quan trọng trong nhận thức, nhờ cảm giác về đối tượng
mà có tri thức đúng, có kinh nghiệm và lý trí hiểu biết được về đối tượng. Ở
đây, Arixtốt đã thừa nhận tính khách quan của thế giới.
Về các giai đoạn của nhận thức, Arixtốt thừa nhận giai đoạn cảm tính là
giai đoạn thứ nhất, giai đoạn nhận thức trực quan (ví dụ sự quan sát nhật
thực, nguyệt thực bằng mắt thường). Còn nhận thức lý tính là giai đoạn thứ
hai, giai đoạn này đòi hỏi sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra tính tất yếu của hiện tượng.
Sai lầm có tính chất duy tâm của Arixtốt ở đây là thần thánh hóa nhận thức
lý tính, coi nó như là chức năng của linh hồn, của Thượng đế.
Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức luận của Arixtốt chứa đựng các yếu tố
của cảm giác luận và kinh nghiệm luận có khuynh hướng duy vật.
Arixtốt cũng có những nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề của lôgíc học và phép biện chứng.
Ông hiểu lôgíc học là khoa học về chứng minh, trong đó phân biệt hai loại
luận đoán từ cái riêng đến cái chung (quy nạp) và từ cái chung đến cái riêng (diễn dịch). 11
Ông cũng trình bày các quy luật của lôgíc: quy luật đồng nhất, quy luật
cấm mâu thuẫn trong tư duy, quy luật bài trừ cái thứ ba.
Arixtốt còn đưa ra phương pháp chứng minh ba đoạn (tam đoạn luận), v.v.
Phép biện chứng của Arixtốt ngoài sự thể hiện ở các quan niệm về các vật
thể tự nhiên và sự vận động của chúng, còn thể hiện rõ trong sự giải thích về cái riêng và cái chung.
Khi phê phán Platôn tách rời “ý niệm” như là cái chung khỏi các sự vật
cảm biết được như là cái riêng, Arixtốt đã cố gắng khảo sát cái chung trong
sự thống nhất không tách rời với cái riêng. Theo ông, nhận thức cái chung
trong cái đơn lẻ là thực chất của nhận thức cảm tính.
– Đạo đức học được Arixtốt xếp vào loại khoa học quan trọng sau triết học.
Trong đạo đức học ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề phẩm hạnh. Theo ông
phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất, là lợi ích tối cao mà mọi công dân cần phải
có. Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm về hạnh phúc.
Xã hội có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, song, theo Arixtốt, hạnh
phúc phải gắn liền với hoạt động nhận thức, với ước vọng là điều thiện.
Tóm lại, triết học của Arixtốt tuy còn những hạn chế, dao động giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông vẫn xứng đáng là bộ óc vĩ
đại nhất trong các bộ óc vĩ đại của triết học cổ đại Hy Lạp.
IV. ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ
NGHĨA DUY TÂM TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
Hy Lạp bị phân hoá thành hai bộ phận chính là chủ nô dân chủ và chủ nô
quý tộc. Chủ nô dân chủ có tư tưởng cấp tiến thường đứng trên lập trường 12
duy vật vô thần và dựa trên những tri thức khoa học để chống lại những thế
lực tôn giáo, bảo thủ, khởi xướng những cải cách dân chủ, thúc đẩy xã hội
phát triển. Trái lại bộ phận chủ nô quý tộc có tư tưởng bảo thủ chống lại chủ
nô dân chủ thường đứng trên lập trường duy tâm tôn giáo lạc hậu và phản
động. Đây là cơ sở cội nguồn cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong triết học Hy Lạp cổ đại mà đại biểu là
Đêmôcrít đứng trên lập trường duy vật vô thần và Platôn đứng trên lập
trường duy tâm tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại về sau này được Lênin khái quát
là cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít và Platôn trong triết học. Đây
chính là cuộc đấu tranh ý thức hệ của hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô
quý tộc trong triết học Hy Lạp cổ đại.
Về Bản thể luận, Đêmôcrít kiên định lập trường duy vật vô thần. Theo ông
khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều
nhà triết học trước đó đã quan niệm mà là nguyên tư, là vật chất. Ông đã kế
thừa và phát triển thuyết nguyên tử của Lơxíp lên một trình độ mới. Nguyên
tử vận động trong chân không, khi kết hợp lại thì thành sự vật, khi tách rời
thì sự vật mất đi. Theo Đêmôrít nguyên tử là những hạt vật chất rất nhỏ
nhiều vô hạn không thể phân chia được, không khác nhau về chất mà khác
nhau về hình dạng, tư thế và trình tự sắp xếp. Chính sự khác nhau này mà
tạo nên sự khác nhau giữa các sự vật. Sự xuất hiện hay mất đi của các sự vật
hiện tượng là kết quả của sự kết hợp hay phân tán của nguyên tử. Đêmôcrít
đã dùng thuyết nguyên tử để giải thích sự hình thành vũ trụ. Ông cho rằng
vũ trụ là một khoảng không vô cùng tận trong đó chứa vô số các hành tinh
khác nhau. Sự hình thành vũ trụ là do cơn lốc nguyên tử xô đẩy làm cho các
nguyên tử to nặng thì ở tâm, các nguyên tử nhẹ, nhỏ thì ở xa tâm. Nhờ đó 13
mà các hành tinh kể cả trái đất được tạo nên (Đây là một phát kiến vĩ đại của
ĐêmôCrít mà các nhà khoa học bây giờ vẫn còn đang tìm hiểu). Nét đặc sắc
trong triết học duy vật của Đêmôcrít là chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sở
dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bị bất lực trước những hiện
tượng khủng khiếp của thiên nhiên. Đêmôcrít cho rằng sự sống của con
người là kết quả của sự biến đổi tự nhiên, bắt đầu từ sinh vật sống ở dưới
nước rồi đến động vật có vú. Trải qua sự biến đổi lâu dài của giới tự nhiên
mới thành con người. Con người theo Đêmôcrít là động vật có khả năng học,
có cảm giác, năng động; linh hồn con người là tổng thể các nguyên tử.
Đêmôcrít phủ nhận quan điểm duy tâm tôn giáo về linh hồn và cho rằng linh
hồn cũng chết đi cùng với thể xác, mọi quan niệm về thế giới bên kia, về
thiên đường chỉ là bịa đặt. Tuy nhiên về bản thể luận ông cũng có một số
hạn chế nhất định đó là: Một mặt ông phê phán các quan điểm duy tâm cho
rằng có một lực lượng siêu nhiên tồn tại bên ngoài chi phối mọi sự vận động
biến đổi của thế giới, nhưng mặt khác ông lại thừa nhận có linh hồn. Ông
cho rằng sự vật không có linh hồn còn sinh vật thì có linh hồn và linh hồn
được cấu tạo bởi nguyên tử (Hạn chế)
Đối lập với Đêmôcrít, Platôn lại đứng trên lập trường duy tâm thần bí. Ông
khẳng định bản nguyên của thế giới là “thế giới ý niệm” mà ông gọi là
những ý tưởng có trước, một thế giới trừu tượng bất biến.
Điểm nổi bật trong triết học duy tâm Platôn là “học thuyết về ý niệm” trong
học thuyết này ông đưa ra quan niệm về hai thế giới đó là: Thế giới các sự
vật cảm tính (Đây là thế giới không chân thực) Thế giới ý niệm (Là đúng
đắn, là chân thực). Ông cho rằng thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ
một lực lượng tinh thần đó là “ý niệm” từ ý niệm “nhà” sinh ra những cái
nhà cụ thể, từ ý niệm “cây” sinh ra các cây cụ thể. Như vậy thế giới các sự 14
vật cảm tính chỉ là sản phẩm của thế giới ý niệm, các sự vật cảm tính chỉ là
cái bóng của thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm thì tồn tại chân thực, bất biến
nó sinh ra vạn vật trên thế giới, còn thế giới các sự vật cảm tính thì không
tồn tại thực (đây là quan điểm duy tâm thần bí) Ông lấy ví dụ: Thế giới ý
niệm tựa như đoàn người đi qua hang động, cáibóng của đoàn người in trên
vách đá là các sự vật cảm tính. Từ đó ông rút ra kết luận: Chỉ có đoàn người
là tồn tại thực, còn những cái bóng của họ là các sự vật cảm tính phụ thuộc vào đoàn người đó.
Sự đối lập còn được thể hiện trong quan niệm về vận động. Khi quan niệm
về vận động, Đêmôcrít cho rằng các nguyên tử vận động vĩnh viễn và vốn có
không tách khỏi vật chất, nguyên tử vận động trong chân không (không gian)
chân không là điều kiện của nguyên tử vận động (điều đó có nghĩa là vật
chất vận động trong không gian và thời gian vô cùng, vô tận. Platôn lại cho
rằng các sự vật hiện tượng trên thế giới vận động là do linh hồn, linh hồn do
thánh tạo ra. Linh hồn thế giới làm cho vũ trụ vận động còn linh hồn cá biệt
thì làm cho các sự vật hiện tượng vận động. Về con người và sự sống con
người thì Platôn lại cho rằng: con người được cấu thành từ thể xác và linh
hồn. Thể xác con người được cấu thành từ các yếu tố lửa, nước, không khí,
đất, khi con người chết đi phần xác sẽ mất đi còn phần hồn lại bay vào vũ trụ.
Linh hồn của con người là sản phầm của linh hồn vũ trụ, được tạo ra từ thượng đế.
Về nhận thức luận, Đêmôcrít đứng trên lập trường duy vật. Ông cho rằng
đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan và mục tiêu của nhận thức là
đạt tới hiểu biết bản chất của sự vật. Còn Platôn lại đứng trên lập trường duy
tâm. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức lại là “thế giới ý niệm” Theo
Đêmôcrít thì ông cho rằng có hai dạng nhận thức là nhận thức mờ tối và 15
nhận thức trí tuệ. Nhận thức mờ tối là do cảm giác mang lại nhưng chưa sâu
nhưng là cơ sở của trình độ nhận thức lý tính. Nhận thức trí tuệ là nhận thức
được bản chất của sự vật đây là nhận thức đáng tin cậy. Platôn lại tuyệt đối
hoá nhận thức lý tính. Ông cho rằng nhận thức cảm tính chỉ là những “tưởng
tượng”, những kiến giải về cái bóng của “ý niệm” nên nó không chân thực,
chỉ có lý tính ở trình độ trực giác trí tuệ mới thấy được “ý niệm”, đó mới là
chân thực. “trực giác trí tuệ” là quá trình hồi tưởng của linh hồn. Linh hồn
nhớ lại những gì mà nó đã quên trong “ý niệm”
Về Lôgích học, hai ông đều có công phát triển lôgíc học, nhưng trong đó
tính chất đối lập cũng rất rõ. Nếu Đêmôcrít coi công cụ của nhận thức, nhấn
mạnh phương pháp quy nạp nhằm vạch ra bản chất của giới tự nhiên, thì
Platôn lại xem xét lôgíc xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý
niệm”, coi trọng phương pháp diễn dịch
Về chính trị - xã hội, Đêmôcrít đứng trên lập trường của tầng lớp dân chủ
chủ nô chống lại chủ nô quý tộc, ông đề cao dân chủ nhưng dân chủ với chủ
nô còn nô lệ thì phải làm theo số phận. Ông đề cao đạo đức con người,
hướng đạo đức vào cuộc sống hiện thực. Hạt nhân của nó là lương tâm trong
sáng, tinh thần lành mạnh của từng cá nhân. Tư tưởng về đời sống kinh tế xã
hội là cơ sở của đời sống đạo đức. Theo ông một người có đạo đức là người
sống đúng mực, không gây hại cho người khác. Phẩm chất con người không
phải là lời nói mà là việc làm, hạnh phúc của con người là khả năng trí tuệ,
đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái. Ngược lại Platôn, ông
xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc vì vậy những quan niệm về chính trị xã
hội, về đạo đức mang nặng tính giai cấp. Platôn hướng đạo đức vào đời sống
của “thế giới ý niệm” trong sự tha hoá của nó mà thành thiện, ác, thành sự
thông thái và lòng dũng cảm. Platôn cho rằng, chỉ có tầng lớp các nhà triết 16
học và quý tộc mới có đạo đức thanh cao. Còn đạo đức của dân thường là sự
kiềm chế dục vọng thấp hèn. Nô lệ không có đạo đức. Như vậy đạo đức của
Platôn là thứ đạo đức duy tâm tôn giáo, phân biệt đẳng cấp, hoàn toàn đối
lập với quan niệm về đạo đức học tiến bộ của Đêmôcrít.
Cuộc đấu tranh giữa đường lối Đêmôcrít và Platôn là sự phản ánh cuộc đấu
tranh quyết liệt giữa tầng lớp chủ nô dân chủ mà Đêmôcrít là người đại diện
với tầng lớp chủ nô quý tộc phản dân chủ mà Platôn là người đại diện.
Đêmôcrít ca ngợi chế độ dân chủ chủ nô, bảo vệ tự do, tình thân ái và lợi ích
cho công dân. Còn Platôn bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc, chống lại chủ nô dân chủ. KẾT LUẬN
Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy
Lạp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đấu tranh gia cấp trong chế độ đó.
Nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại ta càng thấy rõ tính chất gay gắt và
quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
thông qua đường lối triết học của Đêmôcrít và Platôn , qua đó nó cũng phản
ánh tính chất gay gắt và quyết liệt của cuộc đấu tranh ý thức hệ tư tưởng
giữa những lực lượng dân chủ tiến bộ, với những lực lượng, phản động, bảo
thủ, lạc hậu trong xã hội Hy Lạp cổ đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Triết học phương Tây, PGS. TS Nguyễn Tiến
Dũng, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
2. Triết học Hy Lạp cổ đại, wikipedia 17
Giáo trình Lịch sử Triết học phương Tây, Học việc Báo chí và Tuyên truyền 18
Document Outline
- HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌ
- Môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU
- NỘI DUNG
- 1.Hêraclit (520 – 460 tr. CN)
- 2.Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 tr. CN)
- 3.Platôn (427 – 347 tr. CN)
- 4.Arixtốt (384 – 322 tr. CN)
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO