Tiểu luận duy vật biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Qui luật phủ định của phủ định là một trong ba qui luật cơ bản của phép biệnchứng duy vật, nó chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sựvật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự vận động và phát triểnsự vật, hiện tượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1:
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về qui luật phủ định của phủ định
Qui luật phủ định của phủ định là một trong ba qui luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật, nó chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự
vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự vận động và phát triển sự vật, hiện tượng.
Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới; sự vật
hiện tượng mới ra đời là tiền đề cho sự phát triển.
Phủ định biện chứng là quá trình vận động, biến đổi của bản thân sự vật theo
khuynh hướng cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, thay thế cái cũ, nhưng tiến bộ hơn
cái cũ, hoàn thiện hơn cái cũ.
Phủ định biện chứng có ba đặc trưng cơ bản là: tính khách quan, tính phổ biến và tính kế thừa.
+ Phủ định biện chứng có tính khách quan là do nguyên nhân bên trong của sự vật,
hiện tượng, nó là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng đó.
+ Phủ định biện chứng mang tính phổ biến vì nó diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy.
+ Phủ định biện chứng còn có tính kế thừa tức là kế thừa những yếu tố tích cực của
cái cũ để đưa vào cái mới đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, không phù hợp và lạc hậu. 1
Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu
thuẫn bên trong của chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh
và chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.
Phủ định biện chứng là vô tận. Mỗi lần phủ định sự vật mới ra đời, nhưng nó
không tồn tại vĩnh viễn mà lại bị cái mới khác phủ định nó. Ví dụ như khi tư bản
chủ nghĩa ra đời sẽ phủ định xã hội phong kiến; xã hội chủ nghĩa ra đời sẽ phủ định tư bản chủ nghĩa...
Chu kỳ của phủ định biện chứng thường là 2 lần. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự
vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó; phủ định lần thứ
hai sự vật dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn cái cũ. Ví dụ điển hình
như ta gieo hạt thóc xuống đất rồi từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ rồi từ đó phát
triển thành cây lúa rồi từ cây lúa cho ra bông lúa.
Qui luật phủ định khái quát quá trình phát triển của sự vật. Tuy nhiên sự vật phát
triển không theo con đường thẳng tắp mà theo con đường “xoáy chôn ốc”.
Vận dụng qui luật để giải thích chủ trương của Đảng trong việc xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay
Theo Ph.Ăng-ghen từng viết: “Phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô
cùng phổ biến và chính vì vậy mà có tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn
về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”1. Vì vậy mà đối với việc
xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta, qui luật này cũng có ý
nghĩa rất quan trọng trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định rằng: “Phát triển con người toàn
diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn 2
hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ
quốc”2. Điều này đã cho thấy rằng xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,
“phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”3 là nhiê k
m vụ quan trọng hàng đầu.
Nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa thể hiện được tình yêu nước, yêu cách
mạng, tinh thần dân chủ, độc lập, tự cường và tính hiện đại. Đậm đà bản sắc dân
tộc là sự kết hợp giữa cái truyền thống và cái hiện đại, đổi mới bản sắc dân tộc phù
hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở việc loại bỏ những truyền
thống, phong tục, tập quán cổ hủ, những quan niệm lạc hậu như trọng nam kinh nữ,
bói toán, chế độ hôn nhân đa thê, tục cướp vợ,... đồng thời phải biết tiếp thu những
giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cha ông, phát huy và giữ gìn nền văn hóa
bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kì đổi mới. Ta có thể thấy những hình ảnh áo
dài cách tân Việt Nam mang tên “thiên thần áo xanh” (với tinh thần toàn quốc
chống đại dịch Covid – 19) được tân hoa hậu Miss Grand International 2021 –
Nguyễn Thúc Thùy Tiên khoác trên mình mang ra sàn đấu nhan sắc quốc tế hay
hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama đến phố cổ Hà Nội để thưởng thức món
bún chả,... đã tạo nên dấu ấn đặc sắc về văn hóa của Việt Nam đối với bạn bè quốc
tế. Nhưng bên cạnh đó, trong thời kì “toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, vì vậy mà
Việt Nam chúng ta cũng cần phải tiếp thu những cái tinh hoa văn hoá, khoa học,
giáo dục của thế giới, nhưng tiếp thu có chọn lọc, chứ không phải “phủ định sạch
trơn” mà trên cơ sở “hội nhập nhưng không hòa tan”. Đó chính là thể hiện quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về qui luật phủ định của phủ định. Câu 2:
Phân tích quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người 3
* Con người là thực thể của sinh học – xã hội
Về phương diện sinh học, con người là một bộ phận của tự nhiên, là kết quả của
quá trình tiến hóa lâu dài trong tự nhiên. Vì vậy con người con người là một thực
thể sinh học. Con người có những bản năng tự nhiên, bản năng sinh học.
Về phương diện xã hội, do hoạt động xã hội mà con người hình thành mối quan hệ
giữa người với người. Với tư cách là một thực thể xã hội, con người bị quy luật xã
hội chi phối: như đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, pháp luật...
* Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt của mình
Quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự khác biệt giữa con người và các động
vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền
tảng của sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình,
tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển. Đây là điểm
khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người với các
động vật khác. Quan niệm này được Ph. Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm Tác
dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người4.
* Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
C. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt
động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành
những con người như đang tồn tại. Con người là sản phẩm của lịch sử và của bản 4
thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để
lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
* Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người là chủ thể của lịch sử, bởi vì thông qua lao động sản xuất và hoạt động
chính, con người đã thúc đẩy tự nhiên, xã hội phát triển từ thấp đến cao.
Con người là sản phẩm của lịch sử vì đời sống con người gắn liền với những điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử, của gia đình, xã hội, với những truyền thống văn hóa, tập
quán, đạo đức pháp luật của xã hội nhất định.
* Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Theo Các-Mác: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội”5. Con người mang bản chất xã hội vì bản chất con người bị các điều kiện
xã hội đương thời quy định như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người
cũng sẽ thay đổi theo. Trong tất cả các quan hệ tham gia hình thành bản chất con
người thì quan hệ giữ vai trò quyết định là quan hệ vật chất – kinh tế.
Liên hệ với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Con người vừa là mục tiêu, vừa là nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con người là chủ thể lịch sử xã hội. Quan điểm
đó đã được cụ thể hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp tục được Đảng Cộng sản
Việt Nam cụ thể hóa vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế mà
tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã lấy tư tưởng “lấy dân
làm gốc” đồng thời chỉ rõ: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có 5
sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình,
xã hội và Tổ quốc”6 và phương châm: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức,
kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng
làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội
nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”7. Vì vậy mà ta có thể thấy rằng, để một đất nước
có thể phát triển theo chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh” thì yếu tố con người nắm giữ một vai trò to lớn, là nhân tố quyết định, là yếu
tố tiên quyết cho việc xây dựng đất nước.
Để có thể làm điều đó, con người Việt Nam cần phải luôn chủ động học hỏi, sáng
tạo, ứng dụng các khoa học kĩ thuật công nghệ vào đời sống, đặc biệt cần có tinh
thần trách nhiệm, tự giác, siêng năng và đúng giờ trong công việc, lao động và học
tập. Đồng thời phải đào tạo các thế hệ trẻ có tri thức, có chuyên môn, có đạo đức,
có lối sống lành mạnh và tốt đẹp, hướng tới chân – thiện – mỹ, không ỷ lại, thụ
động và vi phạm “thuần phong mỹ tục”, vi phạm pháp luật. Vì Bác Hồ đã căn dặn
rằng: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng
hoa đẹp”8. Bên cạnh đó, đặc biệt là các đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước cần có
tinh thần trách nhiệm cao hơn, làm việc với mục tiêu “vì nước vì dân”, “dân là trên
hết” để chống tình trạng tham nhũng, hối lộ trong bộ máy nhà nước, nhằm tạo lòng
tin cho nhân dân, tạo một đất nước hòa hợp ý Đảng lòng dân, một đất nước công
bằng, văn minh và phát triển phồn vinh. 6