Tiểu luận giữa kỳ môn Luật thương mại quốc tế
Tiểu luận giữa kỳ môn Luật thương mại quốc tế
Môn: Luật thương mại quốc tế (LTMQT)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
GVHD: Th.S Nguyễn Minh Bách Tùng Thành viên nhóm: Họ tên MSSV Trần Thị Phương Linh K214081843 Nguyễn Ngọc Vy Vy K214080588 Tạ Thị Kim Ngân K214080575 Phan Cao Hương Vy K214081847 Bùi Thị Mai Duyên K214081839
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC
I. Giới thiệu cơ chế 2
1. Giới thiệu về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: 2
2. Những hạn chế của DSU 3
3. Giới thiệu về biện pháp trả đũa thương mại: 4
II. Tác động của cơ chế trả đũa thương mại: 5 1. Về kinh tế: 5 2. Về chính trị: 7 3. Về pháp lý: 7 4. Ví dụ chứng minh: 9 5. Kết luận: 17
Tài liệu tham khảo 18 1 ĐỀ BÀI: Cho nhận định:
There is statement said: “ WTO’s Dispute Settlement Mechanism is a well-functioning
dispute settlement system supports WTO Members in the resolution of their dispute in
an efficient and transparent manner…”
Chọn 1 trong 2 ý sau để viết một bài tiểu luận ngắn trình bày quan điểm về nhận định
bên trên. Trích dẫn tình huống minh chứng.
1. Give your opinion about the retaliation mechanism. Is it really effective?
2. Give your opinion about the impact of this mechanism on developing countries. Is it really effective?
Nhóm em chọn ý kiến 1 I.
Giới thiệu cơ chế
1. Giới thiệu về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các quy định về giải
quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử
GATT 1947. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định trong Hiệp
định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc
thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong
khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp
lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế
các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực
này. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ
tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất
xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp. 2
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt
được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các
bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan” . Xét ở mức
độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp
thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều
nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắc thương mại quốc tế.
Qua hơn một thập kỷ thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp này đã tỏ rõ ưu
thế của mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong
khuôn khổ WTO. Hiệu quả này đạt được chủ yếu dựa trên các quy định hết sức chặt
chẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua quyết
định mới (cơ chế đồng thuận phủ quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời
hạn cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được
coi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán Uruguay.
2. Những hạn chế của DSU
Năm 2020, khi WTO tròn 25 năm ra đời và phát triển, Tổng giám đốc WTO
khẳng định: “Trong một phần tư thế kỷ qua, WTO đã giúp thay đổi quan hệ kinh tế
quốc tế”. Thật vậy, WTO ra đời đã mang lại nhiều giá trị kinh tế cho tất cả các quốc
gia thành viên và tạo ra một sự ủng hộ về chủ nghĩa thương mại đa phương. Để có thể
duy trì được các thỏa thuận thương mại và sự cân bằng hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ
của các thành viên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đóng một vai trò cốt lõi và
thiết yếu đối với hiệu quả hoạt động của WTO. Trong các phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế, WTO được xem là một cơ chế tích cực nhất với 595
vụ tranh chấp được đưa ra và hơn 350 phán quyết được ban hành. Việc các quốc gia
thành viên tin tưởng và sử dụng rộng rãi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã
phản ánh sự thành công của cơ chế này so với những cơ chế giải quyết tranh chấp
quốc tế khác. Tuy nhiên, DSU cũng có những hạn chế nhất định, khiến nó không phải
là một cơ chế hoàn hảo. 3
Thứ nhất, thời gian giải quyết tranh chấp càng ngày càng kéo dài so với quy
định tại DSU. Thời gian giải quyết một tranh chấp thương mại thông qua DSU có thể
kéo dài từ vài tháng đến vài năm, gây ra sự bất ổn cho thương mại quốc tế. Bên cạnh
đó, chi phí tham gia giải quyết tranh chấp cũng khá cao, khiến các nước đang phát
triển gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ chế này.
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.
DSU là một cơ chế pháp lý, nhưng quá trình giải quyết tranh chấp có thể bị ảnh hưởng
bởi yếu tố chính trị. Điều này có thể dẫn đến việc các nước có lợi thế về kinh tế hoặc
chính trị có thể giành được lợi thế trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, các vấn đề pháp lý khác trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Sau 26 năm áp dụng, ngay trong chính cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đã bộc lộ
những hạn chế như không thể cung cấp một giải pháp cuối cùng cho tranh chấp hay
không có biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời để bảo vệ lợi ích thương mại cho bên thắng kiện.
3. Giới thiệu về biện pháp trả đũa thương mại:
Trả đũa thương mại là biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm
bảo lợi ích của Bên thắng kiện trong thời gian Bên thua kiện không thể thực hiện được
khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) (giai đoạn trong khi chờ đợi
Bên thua kiện thực hiện khuyến nghị), cụ thể là không thống nhất được mức bồi
thường sau 20 ngày khi hết thời hạn hợp lý. Các biện pháp này không làm chấm dứt
nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của Bên vi phạm. Thành viên thực hiện biện pháp trả
đũa yêu cầu phải phù hợp với thủ tục quy định trong DSB và phải có sự chấp thuận từ
DSB (DSB nghiêm cấm trả đũa đơn phương không được thông qua).
Biện pháp trả đũa thương mại có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
Tạm hoãn thi hành các nhượng bộ về thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa;
Tạm hoãn thi hành các cam kết ghi nhận tại các Danh sách phụ lục của GATS trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ; Tạm hoãn thi hành các nghĩa vụ quy định trong hiệp định khác của WTO 4
Trên nguyên tắc, theo Điều 22.3 DSU, việc trả đũa chỉ được thực hiện trong
phạm vi lĩnh vực liên quan đến vụ kiện. Tuy nhiên, WTO quy định trong trường hợp
việc áp dụng biện pháp trả đũa đối với lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc
không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong
một lĩnh vực khác. Như vậy, cơ chế trả đũa bao gồm “trả đũa song song” và “trả đũa chéo”
Trả đũa song song thực chất là việc Bên thắng kiện không phải thực hiện các
nhân nhượng thuế quan đối với hàng hoá của Bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà
Bên thắng kiện bị thiệt hại.
Trả đũa chéo là hình thức trả đũa nhằm vào lĩnh vực khác lĩnh vực bị thiệt hại
trong trường hợp việc trả đũa song song không thể thực hiện được (có thể trả đũa chéo
lĩnh vực – khác lĩnh vực nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một hiệp định;
hoặc trả đũa chéo hiệp định – trả đũa trong một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của
một hiệp định khác nếu việc trả đũa song song và trả đũa chéo lĩnh vực đều không thể thực hiện được)
Trả đũa được coi là một phản ứng của Bên thắng kiện đối với Bên thua trong
tranh chấp khi Bên thua kiện không tuân thủ phán quyết và khuyến nghị của DSB. Trả
đũa cũng được coi là một công cụ sử dụng bởi các thành viên cho rằng mình đã bị
thiệt hại do việc không tuân thủ của các thành viên vi phạm, nhằm để buộc thành viên
này thu hồi các biện pháp không phù hợp trong WTO. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa
chống lại các thành viên không thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB là lựa
chọn cuối cùng mà các thành viên khiếu kiện nên làm. Các cuộc đàm phán về việc bồi
thường được khuyến khích hơn là thực hiện biện pháp trả đũa. II.
Tác động của cơ chế trả đũa thương mại: 1. Về kinh tế:
Về lý thuyết, cơ chế trả đũa có thể đóng vai trò là động lực để bảo hộ mậu dịch
trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển. Tuy nhiên, một số chuyên
gia cho rằng việc áp dụng trả đũa như là biện pháp cưỡng chế là quá yếu và rất khó có 5
thể lường trước được hiệu quả kinh tế của nó đối với bên thắng kiện, đặc biệt trong
các vụ tranh chấp thương mại giữa các nước nhỏ với các nước lớn. Điều này khiến
cho cơ chế này tiềm ẩn một số hạn chế. Cụ thể là:
Tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển: Biện pháp trả đũa có tác
dụng cho các đối tác thương mại lớn của nước đang phát triển chứ không phải là cho
bản thân các nước đang phát triển. Mục tiêu cơ bản của biện pháp trả đũa là làm cho
bên vi phạm tuân thủ các phán quyết của DSB, trong khi đó các nước đang phát triển
có quyền lực kinh tế kém hơn, sẽ lo ngại về hiệu quả của nó, đặc biệt là khi họ đấu
tranh với các thành viên phát triển, những nước có quyền lực kinh tế mạnh hơn.
Tăng chi phí xuất nhập khẩu: Thuế quan trả đũa có thể làm tăng chi phí xuất
nhập khẩu của các nước bị trả đũa, khiến họ khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc
tế. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh số xuất khẩu và việc làm, khiến họ mất thị
trường và có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế thông qua việc
mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ đó dẫn đến những khó khăn trong việc giảm đói
nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong quốc gia đó, làm chậm
quá trình phát triển của đất nước.
Rủi ro tăng giá thành: Thuế quan trả đũa có thể làm giảm giá trị đồng nội tệ
của các nước, khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn và khiến người tiêu dùng khó
đáp ứng. Điều này có thể làm tăng lạm phát và khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
Gây hậu quả cho chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc áp dụng biện pháp trả đũa
giữa một số nước có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, thay đổi quy trình sản
xuất và vận chuyển hàng hóa thế giới.
Gây rủi ro cho thị trường toàn cầu: Các biện pháp trả đũa có thể gây rủi ro
cho thị trường toàn cầu và tạo ra sự không chắc chắn trong kinh doanh quốc tế. Điều
này có thể dẫn đến sự suy giảm trong đầu tư và thương mại quốc tế.
Thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ thương mại: Khi các quốc gia áp dụng biện pháp
trả đũa thương mại, nó sẽ tạo ra mối quan ngại về sự cạnh tranh thương mại công bằng 6
giữa các quốc gia. Điều này có thể dẫn đến việc các quốc gia áp dụng các biện pháp
bảo hộ thương mại nhằm hạn chế những mối lo ngại về thương mại quốc tế. 2. Về chính trị:
Cơ chế trả đũa thương mại có những tác động mạnh mẽ đối với mặt chính trị,
ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, sự ổn định chính trị và quyết định của các
chính trị gia. Các quốc gia sử dụng cơ chế trả đũa có thể tăng cường vị thế đàm phán
và tạo điều kiện để đạt được các thỏa thuận có lợi cho quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu các
biện pháp trả đũa khiến quan hệ quốc tế phát triển theo chiều hướng xấu đi có thể kéo
theo nhiều rủi ro chính trị như:
Gia tăng căng thẳng thương mại: Thuế quan trả đũa có thể làm gia tăng căng
thẳng thương mại giữa các quốc gia. Điều này có thể dẫn đến việc các quốc gia áp đặt
các biện pháp trả đũa lẫn nhau, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các nước đang phát
triển thường có nền kinh tế yếu đuối và còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Do đó,
khi họ bị áp đặt biện pháp trả đũa, họ có thể gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ và đối
phó với áp lực kinh tế. Đồng thời, việc áp dụng cơ chế trả đũa làm suy yếu quan hệ
giữa các quốc gia, thậm chí dẫn đến chiến tranh thương mại, gây hậu quả tiêu cực cho
tất cả các bên liên quan dẫn đến khó khăn trong việc viện trợ lẫn nhau để giải quyết
các thách thức chung như biến đổi khí hậu, an ninh, và phòng chống dịch bệnh.
Tăng cường rủi ro chuyển giao chiến tranh: Trong môi trường căng thẳng
quốc tế, cơ chế trả đũa có thể tăng cường rủi ro chuyển giao từ các mâu thuẫn thương
mại sang mâu thuẫn chính trị và thậm chí là chiến tranh.
Sự phản ứng từ dư luận: Cơ chế trả đũa có thể tăng cường chủ nghĩa quốc nội
và lòng tự trọng quốc gia, nhưng các quốc gia cũng có thể vướng phải sự chỉ trích của
dư luận nếu tạo nên các tình thế khó khăn cho người tiêu dùng khi không áp dụng cơ
chế này đúng theo quy định. 3. Về pháp lý:
Trả đũa là một biện pháp khắc phục để đảm bảo sự tuân thủ đúng với các
khuyến nghị và phán quyết của DSB, đem lại công bằng và bảo vệ các nước trong thời 7
hạn các nước đối phương thua kiện không thực hiện được các khuyến nghị của Cơ
quan giải quyết tranh chấp (DSB). Các biện pháp trả đũa thương mại thường bao gồm
việc tăng thuế quan hoặc áp đặt rào cản thương mại.
Cơ chế trả đũa trong khuôn khổ hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được
coi là một sáng kiến quan trọng để giải quyết vấn đề thi hành phán quyết của cơ quan
trọng tài quốc tế. Tuy vậy, xét về mặt pháp lý, cơ chế này vẫn có một số hạn chế như:
Vi phạm luật quốc tế: Các biện pháp trả đũa có thể dẫn đến việc vi phạm các
nguyên tắc của WTO hoặc các thỏa thuận thương mại quốc tế khác. Điều này có thể
khiến quốc gia thực hiện cơ chế trả đũa phải đối mặt với các vấn đề pháp lý tại các
phiên tòa hoặc tổ chức quốc tế.
Chi phí pháp lý: Các bước pháp lý như khiếu nại và tranh chấp liên quan đến
cơ chế trả đũa có thể mang lại rủi ro và chi phí pháp lý, đặc biệt là nếu các quốc gia
phải tham gia các phiên tòa hay quy trình pháp lý quốc tế.
Gây ảnh hưởng đến môi trường pháp lý thương mại quốc tế: Các biện pháp
trả đũa có thể tác động và làm thay đổi tiền lệ trong cách các quốc gia đối xử với tranh
chấp thương mại và tăng cường sự bất ổn trong hệ thống.
Như vậy, cơ chế trả đũa thương mại có thể là một công cụ hiệu quả để buộc
một quốc gia vi phạm tuân thủ các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy
nhiên, biện pháp này cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Do
đó, các quốc gia cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng biện pháp này.
Trên thực tế, các quốc gia phát triển có xu hướng sử dụng kiện cáo để có động
cơ áp dụng cơ chế trả đũa đối với các nước thua kiện vì họ có đủ nguồn lực về kinh tế,
chính trị, pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Ngược lại, các quốc gia đang phát
triển thì hạn chế sử dụng cơ chế trả đũa vì các quốc gia đang phát triển thường phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu để tăng cường tăng trưởng kinh tế. Họ cũng không có sức
mạnh kinh tế và tài chính để đối mặt với các biện pháp trả đũa mạnh mẽ từ các đối tác
thương mại lớn. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển có thể có nhu cầu hợp tác 8
quốc tế để thuận lợi hóa quy mô kinh tế của họ và nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
4. Ví dụ chứng minh:
VÍ DỤ 1: Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc xác nhận tạm ngừng
nhập khẩu nông sản Mỹ để đáp trả thuế quan mới của ông Trump
a) Tóm tắt tranh chấp:
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018, khi Tổng
thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc trị giá 50 tỷ USD, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không
công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Tháng 08/2019, Người phát ngôn của Bộ
Thương mại Trung Quốc cho biết các công ty Trung Quốc đã ngừng mua các sản
phẩm nông nghiệp của Mỹ để đáp trả mức thuế 10% mới của Tổng thống Mỹ Donald
Trump đối với 300 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ đang xuất
khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao sang Trung Quốc như: đậu nành, trái
cây,... Chỉ riêng đậu nành, tính đến ngày 25-7, Mỹ đã xuất khẩu 10,1 triệu tấn sang
Trung Quốc. Chủ tịch Liên hiệp Nông thôn Mỹ, Zippy Duvall cho biết, xuất khẩu
nông sản của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Đây
được xem là đòn trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc vì nông sản chính là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Mỹ. Cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đều lên án những hành động đáp
trả kinh tế của nhau và tuyên bố sẽ "trả đũa" không khoan nhượng.
b) Phân tích tác động của biện pháp trả đũa thương mại:
Theo AFP, hội đồng do WTO thành lập để giải quyết tranh chấp trong cuộc
chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhận thấy rằng "biện pháp
áp thuế bổ sung" của Trung Quốc là không phù hợp với một loạt các điều khoản của
Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu Dịch (GATT). Theo Việc Trung Quốc áp dụng
biện pháp trả đũa Mỹ bằng cách áp thuế nhập khẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị giá
3 tỷ USD) từ Mỹ, bao gồm: hoa quả, rượu, ống thép, lợn và nhôm tái chế. Hành động
này của Trung Quốc đã vi phạm Điều XIII khoản 1 của Hiệp định chung về Thuế quan 9
và Thương mại (GATT): “ Không một sự cấm hay hạn chế nào sẽ được bất kỳ một
bên ký kết nào áp dụng với việc nhập khẩu bất kỳ một sản phẩm nào có xuất xứ từ
lãnh thổ của một bên ký kết khác hay với một sản phẩm xuất khẩu đến lãnh thổ của
bất kỳ một bên ký kết khác, trừ khi những sự cấm đoán hạn chế tương tự cũng được áp
dụng với sản phẩm tương tự có xuất xứ từ một nước thứ ba hay với một sản phẩm
tương tự xuất khẩu đi một nước thứ ba.”
Việc Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ đã gây ra những tác động
tiêu cực đối với quốc gia này.
Tác động tiêu cực đầu tiên là việc tạo ra tình hình căng thẳng giữa các quốc gia
đồng thời cũng làm gia tăng căng thẳng thương mại do các quốc gia áp đặt các biện
pháp trả đũa lẫn nhau. Sau đòn trả đũa của Trung Quốc, Mỹ đã đưa ra các động thái
ngăn chặn sự hình thành các liên minh kinh tế giữa Trung Quốc với các quốc gia khác.
Các động thái chính gồm thực thi Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Đạo luật Sáng
kiến Trấn an châu Á (ARIA) 2018, các hiệp định hợp tác và các lệnh trừng phạt nhằm
lôi kéo và răn đe các nước khỏi vòng tay Trung Quốc. Nhìn vào giải pháp thực thi, có
thể thấy Mỹ áp dụng giải pháp cây gậy và củ cà rốt: các lợi ích kinh tế có được từ các
hiệp định thương mại (đặc biệt với “điều khoản thuốc độc”) hay viện trợ, tài trợ và
đầu tư là những củ cà rốt hữu hiệu giúp Mỹ lôi kéo các nước xa rời Trung Quốc để
xích lại gần Mỹ; trừng phạt hoặc cấm vận, thậm chí răn đe quân sự là những cây gậy
chủ lực giúp Mỹ răn đe các quốc gia có ý định liên minh hoặc liên kết với Trung
Quốc. Mỹ đã đạt được những thành công nhất định như dưới sức ép của Mỹ, EU đã
không đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề thương mại hay Canada buộc phải bắt
Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei... dù biết rằng sự đáp trả mạnh mẽ của Trung
Quốc sẽ đến ngay sau đó.
Thứ hai, điều này sẽ khiến Trung Quốc bị Mỹ áp đặt mức thuế quan nhập khẩu
trả đũa ở mức cao hơn. Đầu tháng 5/2019, xung đột thương mại Mỹ - Trung tiếp tục
leo thang khi Mỹ chính thức áp thuế từ mức 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời, đe dọa sẽ áp thuế 25% lên lượng hàng hóa
nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh tiến hành các biện pháp trả đũa. Việc
Mỹ áp dụng thuế quan nhập khẩu cao đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ 10
làm cho hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Hậu quả là hoạt động xuất khẩu sang thị trường chủ lực bị đình trệ dẫn tới sản xuất tại
Trung Quốc suy giảm, các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc từ đó làm gia
tăng tỷ lệ thất nghiệp và gây bất ổn cho xã hội. Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh
tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đã có dấu hiệu suy giảm, theo
NCBN, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2018 chỉ đạt 6,6%, thấp nhất trong
28 năm qua và trong năm 2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,1%, tiếp tục giảm
so với năm trước đó, đánh dấu năm giảm thứ 3 liên tiếp do những căng thẳng thương chiến với Mỹ.
Có thể thấy rằng, việc Trung Quốc trả đũa thương mại Mỹ đã khiến cho mối
quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Cuộc chiến thương mại Mỹ
- Trung đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và khiến cho tình hình an
ninh khu vực trở nên bất ổn.
VÍ DỤ 2: Tranh chấp giữa Ấn Độ - Trung Quốc:
a) Tóm tắt tranh chấp:
Làn sóng tẩy chay Trung Quốc từ thực phẩm, hàng tiêu dùng cho đến các ứng
dụng di động ở Ấn Độ đã bùng nổ và được đẩy lên cao trào sau cuộc đụng độ đẫm
máu ở biên giới giữa Ấn và Trung. Biên giới Trung - Ấn trải dài 4.056 km với ít nhất
20 khu vực tranh chấp, thung lũng Galwan chỉ là một trong số đó. Trong cuộc đụng độ
vào tháng 06/2020, Ấn Độ cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc đã xâm lấn và đưa ra
yêu sách đối với một dải lãnh thổ dài 60km2, ngoài ra cuộc cận chiến vào ngày 15 và
16 tháng 6 năm 2020 đã dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ đã làm dấy lên sự phẫn
nộ và người dân Ấn kêu gọi sự tẩy chay các hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc.
Theo đó, Chính phủ Ấn Độ đã đặt lệnh cấm 59 ứng dụng phổ biến với lý do “vì an
ninh quốc gia”, danh sách này bao gồm các ứng dụng truyền thông xã hội TikTok, Mi
Community, Weibo, WeChat và BeautyPlus.
b) Phân tích tác động của biện pháp trả đũa thương mạ: 11
Theo Guardian, các quan chức chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch triển khai các
rào cản thương mại và tăng thuế nhập khẩu với khoảng 300 mặt hàng Trung Quốc.
Đối với lĩnh vực viễn thông, Bộ Viễn thông Ấn Độ đã lệnh cho các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông thuộc sở hữu nhà nước và các công ty tư nhân khác cấm mọi hợp đồng
ký kết với Trung Quốc trong tương lai cũng như mọi hoạt động nâng cấp thiết bị có
liên quan tới đối tác Trung Quốc. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng sẽ bị cấm
tham gia bỏ thầu trong các dự án tương lai, trong đó chắc chắn bao gồm cả những kế
hoạch nâng cấp dịch vụ di động thế hệ thứ tư (4G) tại Ấn Độ.
Không dừng lại ở đó, đỉnh điểm là các ứng dụng của Trung Quốc cũng bị vấp
phải làn sóng tẩy chay dữ dội. Chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng mạng xã hội
Trung Quốc, bao gồm TikTok, WeChat, và UC Browser. Không những vậy, trước khi
ứng dụng “Remove China Apps” bị gỡ bỏ trên Google Play, đã nhận được hàng triệu
lượt tải trong ít ngày tại Ấn.
Một Bộ trưởng trong nội các Ấn Độ kêu gọi tẩy chay các nhà hàng bán “đồ ăn
Trung Quốc”. Các món ăn của Trung Quốc được biến tấu theo phong cách Ấn Độ từ
lâu trở nên quen thuộc và phổ biến tại quốc gia Nam Á này. Chính phủ Ấn Độ dù
không công khai tuyên bố tẩy chay hàng hóa của Trung Quốc nhưng yêu cầu tất cả các
tổ chức và công ty nhà nước hủy bỏ việc ký kết những hợp đồng mới với công ty Trung Quốc.
Ngành đường sắt thông báo hủy một dự án được giao cho một nhà thầu Trung
Quốc vào năm 2016. Theo một số nguồn tin, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các công ty
thương mại điện tử hiển thị nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ bán.
Kim ngạch thương mại song phương, vốn giảm 15% kể từ năm tài chính 2018,
dự kiến bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi New Delhi cân nhắc áp đặt thêm thuế
quan và thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Tuy hành động tung đòn trả đũa Trung Quốc của Ấn Độ được cho là sẽ giúp
nước này thúc đẩy các thương hiệu và hệ sinh thái của quốc gia, nhưng việc này
không thực sự dễ dàng thực hiện khi xét đến nhiều yếu tố vì bất cứ biện pháp trả đũa 12
nào về mặt thương mại cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt
là trong thời kỳ suy thoái hiện nay.
Thứ nhất, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ sau Mỹ.
Nhưng ngay cả đối với sản phẩm do Ấn Độ sản xuất, một phần lớn trong chuỗi cung
ứng vẫn phụ thuộc vào các linh kiện được nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia
khác. Một nghiên cứu của Counterpoint Research và IIM-B tuyên bố rằng nội địa hóa
các thành phần ở Ấn Độ vẫn còn dưới 30%, chưa đến một nửa so với 70% nội địa hóa
thành phần được tìm thấy ở Trung Quốc. Phần lớn các nhà sản xuất hàng điện tử gia
dụng cũng cho biết họ sẽ bị tê liệt nếu không thể nhập khẩu các linh kiện quan trọng
từ Trung Quốc. Hơn nữa, một phần lớn mạng lưới viễn thông của Ấn Độ được xây
dựng trên thiết bị do Huawei và ZTE cung cấp. Chi phí thay thế linh kiện do Trung
Quốc sản xuất hoặc thậm chí xây dựng các sản phẩm thay thế (do Trung Quốc cấp
phép bằng sáng chế) không phải là con số nhỏ. Do đó, việc tẩy chay hàng hóa Trung
Quốc sẽ khiến người dân tại Ấn Độ ít được tiếp cận với hàng hóa giá rẻ, đẩy chi phí
sản xuất tăng cao, khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn do đó, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.
Thứ hai, Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng trở nên hội nhập về mặt kinh tế
trong những năm gần đây. Bắc Kinh đã thâm nhập sâu vào lĩnh vực công nghệ của
New Dehli khi các công ty như Alibaba và Tencent bơm hàng tỷ USD vào các công ty
khởi nghiệp của Ấn Độ như Zomato, Paytm, Big Basket và Ola. Điều này khiến các
tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc trở thành “một phần không thể tách rời” trong hệ
thống kinh tế xã hội và công nghệ của Ấn Độ. Theo một nhà phân tích tại Gateway
cho biết: “Đã có hơn 90 phi vụ đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp ở
Ấn Độ, hầu hết được thực hiện trong hơn 5 năm qua. Ước tính có tới 18 trong số 30
công ty khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD, có nhà đầu tư Trung Quốc.” Do đó, việc
tách biệt công ty Ấn Độ và các nhà đầu tư Trung Quốc là hành động không hề đơn
giản và tốn nhiều chi phí.
Việc Ấn Độ áp dụng biện pháp trả đũa thương mại đối với Trung Quốc vì
những hành động tranh chấp ở biên giới nhưng sâu xa trong đó mục đích thực sự đó là
Ấn Độ muốn bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc 13
vào việc sử dụng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vậy nhưng có thể thấy được
rằng hầu hết các linh kiện quan trọng đều nhập từ Trung Quốc nên khi áp dụng biện
pháp trả đũa thương mại, quốc gia này phải đối mặt với tình hình kinh tế bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước bị gián đoạn, đẩy chi phí sản xuất
tăng cao. Lúc này, quốc gia hứng chịu phần thiệt hại nhiều nhất đó là Ấn Độ. Vì vậy,
cần có biện pháp khác tốt hơn biện pháp trả đũa thương mại nếu không muốn tình
hình kinh tế cũng như mối quan hệ song phương trở nên trầm trọng.
VÍ DỤ 3: Tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Australia
a) Tóm tắt tranh chấp:
Trung Quốc và Australia vốn có quan hệ thương mại hòa bình với nhau. Tuy
nhiên vào năm 2018, quan hệ giữa hai Bên có dấu hiệu rạn nứt khi Australia cấm cửa
công nghệ 5G của Huawei và ra luật mới chống can thiệp và tình báo nước ngoài mà
Trung Quốc được cho là đích nhắm tới. Căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang
khi Thủ tướng Australia Scott Morrison ra lời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về
nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Điều này khiến Trung Quốc không chấp nhận
được nên đã sử dụng các biện pháp đánh vào các lợi ích của Australia, bắt đầu từ
tháng 5/2020. Đầu tiên là việc áp thuế chống bán phá giá hơn 73% và thuế chống trợ
cấp gần 7% đối với lúa mạch Australia. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục đặt ra các rào cản
thương mại cho những mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu của Australia như bông, gỗ,
than, đồng, đường, len, thịt bò, thịt cừu, tôm hùm, rượu vang… Ở chiều ngược lại,
Australia cũng áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp ở một số sản phẩm của
Trung Quốc, đồng thời hủy bỏ một số thỏa thuận được các chính quyền địa phương ký
với Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại giữa Australia và Trung Quốc bắt đầu lao
dốc không ngừng từ năm 2020 khi hai bên liên tục trả đũa nhau thông qua các biện
pháp tăng mức độ đánh thuế.
b) Phân tích tác động của biện pháp trả đũa thương mại
Hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu từ Australia sang Trung Quốc phải đối mặt
với các rào cản ngày càng tăng như: Rượu, lúa mì, tôm hùm, gỗ, thịt bò và lúa
mạch….Trung Quốc đã áp đặt mức thuế 80% đối với lúa mạch của Australia, làm tê 14
liệt hoạt động thương mại trị giá tới 1,5 tỷ AUD (khoảng hơn 1 tỷ USD) mỗi năm. Sau
đó áp đặt các mức thuế tương tự đối với rượu vang, cấm một số cơ sở sản xuất thịt và
tạm dừng nhập khẩu gỗ, than và tôm hùm của Australia, vào cuối năm 2020, Trung
Quốc đã cố định mức thuế 80% đối với lúa mạch của Australia trong vòng 5 năm.
Đến tháng 5/2021, Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia của Trung Quốc đã
đình chỉ vô thời hạn Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc - Australia, diễn đàn
kinh tế chính giữa hai nước, với cáo buộc Australia nhắm mục tiêu không công bằng vào Trung Quốc.
Không bị động trước sự trả đũa ấy, Australia đã áp thuế chống bán phá giá và
chống trợ cấp với trục bánh xe đường sắt, tháp gió và các sản phẩm bồn rửa bằng thép
không gỉ. Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng tuyên bố hủy bỏ một số thỏa thuận được
các chính quyền địa phương ký với Trung Quốc, trong đó có 2 thỏa thuận liên quan
đến Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI).
Trước hành động trả đũa Australia mạnh mẽ đó thì Trung Quốc cũng đã phải
gánh chịu nhiều hậu quả đối với nền kinh tế cũng như là sự tác động tiêu cực đến đời
sống xã hội tại quốc gia này.
Thứ nhất, giá than luyện cốc ở Trung Quốc, nhiên liệu cần cho ngành luyện
thép của nước này, đã tăng lên mức cao nhất trong 4 năm sau khi Bắc Kinh cấm nhập
khẩu than từ Australia một cách không chính thức và đối mặt với sự chậm trễ trong
việc đảm bảo nhập khẩu từ Mông Cổ. Có thể thấy việc cấm nhập khẩu này đã làm cho
giá than tăng vọt và vượt quá mức, gây nên nhiều hệ quả xấu ảnh hưởng đến việc sản
xuất tại quốc gia này. Được biết Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới và
nguồn nhập khẩu than lớn nhất của nước này là Australia. Than là nguồn năng lượng
mà nền kinh tế tỷ dân này chủ yếu dựa vào, ngay cả khi họ đã cam kết với các kế
hoạch cho năng lượng tái tạo. Trung Quốc là quốc gia mua than nhiệt lớn thứ 2 của
Australia, một loại than được sử dụng để sản xuất điện. Do đó, tình trạng này đã làm
cho giá than trở nên cao hơn và số lượng bị thiếu hụt trầm trọng, ảnh hưởng nhiều đến
nền kinh tế của Trung Quốc. 15
Thứ hai, tình trạng mất điện xảy ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Việc phân bổ
điện đã diễn ra ở các tỉnh Hồ Nam và Chiết Giang do tình trạng thiếu hụt và "có rất ít
phạm vi" để tăng cường sản lượng từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Các thành phố,
chủ yếu ở miền nam đất nước, đã áp đặt các lệnh giới hạn sử dụng điện ngoài giờ cao
điểm cho các nhà máy kể từ giữa tháng 12. Thậm chí, tại Trung tâm công nghệ của
Thâm Quyến, cắt điện luân phiên kéo dài tới 1 tuần. Các vụ mất điện là minh chứng
cho thấy giá than tăng cao ảnh hưởng không ít tới việc cung cấp điện cho quốc gia này.
Thứ ba, động thái chống lại Australia của Trung Quốc cũng làm ảnh hưởng đến
các mối quan hệ hợp tác cũng như việc đầu tư vào một số lĩnh vực của quốc gia này bị
chậm lại. Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà xuất khẩu lớn của
Australia đã khiến các thỏa thuận đầu tư song phương bị sụp đổ và các cuộc thảo luận
liên chính phủ bị hủy bỏ. Điển hình là Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc –
Australia đã bị trì hoãn trong gần 4 năm, chưa kể đến thực tế là các cuộc tiếp xúc
chính thức cấp cao đã bị phía Trung Quốc đình chỉ hoàn toàn kể từ tháng 4/2020.
Quyết định của Trung Quốc đã đưa quan hệ song phương đang rơi xuống một mức
thấp kỷ lục trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh việc Trung Quốc phải chịu một số tác động ảnh hưởng
đáng kể đến nền kinh tế nhưng song song với đó Australia cũng chịu những ảnh
hưởng không kém trước các áp đặt thuế quan của Trung Quốc lên mặt hàng của Australia.
Thứ nhất, theo ước tính của chính phủ Australia, các hạn chế thương mại của
Trung Quốc đã khiến xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc giảm 30%. Điều này đã gây
thiệt hại lớn đến nhiều ngành công nghiệp của Australia như khai thác và chế biến gỗ.
Đồng thời, điều này cũng đã làm cho hàng loạt công nhân thất nghiệp. Theo ước tính
của chính phủ Australia, khoảng 10.000 việc làm đã bị mất do tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Thứ hai, theo ước tính những người trồng ngũ cốc ở Australia đã chịu thiệt hại
từ 30-40 AUD/tấn (khoảng 500 triệu AUD/năm) trong xuất khẩu lúa mạch làm thức 16
ăn chăn nuôi sau khi Trung Quốc áp đặt thuế quan. Australia đã phải chật vật trong
việc tìm thị trường mới cho lúa mạch, các hộ nông dân trồng lúa mạch phải chịu nhiều
tổn thất khi phải bán giá thấp hơn với chi phí và công sức mình bỏ ra.
Thứ ba, trước khi tranh chấp nổ ra, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất
của Australia. Kim ngạch thương mại song phương đạt 171 tỷ USD Mỹ. Sau 2 năm
căng thẳng thương mại gia tăng, giá trị thương mại của Australia với Trung Quốc tại
hầu hết các ngành đã giảm mạnh. Đầu tư của Trung Quốc tại Australia đã giảm 50%
so với 4 năm trước đây.
Qua đó, có thể thấy được vụ tranh chấp giữa Australia và Trung Quốc đã gây
nên nhiều sự trì trệ cho nền kinh tế, tạo các áp lực đè lên người tiêu dùng, ảnh hưởng
đến sự phục hồi sau đại dịch Covid 19 và làm cho mối quan hệ hợp tác của cả hai bên
ngày càng căng thẳng. Cả hai nước đều không có lợi và đều chịu những thiệt hại đáng
kể khi mối quan hệ ngày càng tồi tệ về lâu dài. 5. Kết luận:
Cơ chế trả đũa thương mại giúp cho các thành viên WTO có cơ hội để đạt được
một giải pháp tích cực cho các tranh chấp cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của
mình theo các hiệp định WTO, đảm bảo họ hành động phù hợp với nghĩa vụ của mình
theo các hiệp định của WTO. Mặc dù cơ chế này có thể đóng vai trò như một phương
tiện để thực thi việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nhưng sự minh bạch, tính hiệu
quả và ý nghĩa đạo đức của nó cần được xem xét kỹ lưỡng. Vì khi có tranh chấp xảy
ra, cơ chế giải quyết tranh chấp có phần thiên vị, trong đó, các thành viên đang phát
triển có ít lợi thế hơn so với các thành viên phát triển. Không chỉ nguồn lực pháp luật
hạn chế, mà còn khó khăn về tài chính, lo ngại việc trả đũa, về sự thực thi các khuyến
nghị và phán quyết của DSB là hạn chế lớn cho các thành viên đang phát triển tham
gia có hiệu quả và đạt được thành công trong việc giải quyết tranh chấp tại WTO. Vì
vậy, cơ chế trả đũa thương mại không hoàn toàn là một hệ thống giải quyết tranh chấp
hiệu quả nhất, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Để đạt được sự cân bằng giữa việc giải quyết tình trạng mất cân bằng thương
mại và thúc đẩy một hệ thống kinh tế toàn cầu công bằng hơn đòi hỏi phải xem xét kỹ 17
lưỡng các phương pháp tiếp cận thay thế ưu tiên hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Các
nước đang phát triển cần được trao quyền thay vì làm suy yếu, thúc đẩy một trật tự
quốc tế công bằng và bền vững hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Trung tâm WTO, 2010, Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/174-gioi-thieu-ve-co-che-giai-quyet-tranh-chap-tro ng-wto
[2] Trung tâm WTO, 2010, Trình tự giải quyết tranh chấp
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/177-trinh-tu-giai-quyet-tranh-chap
[3] Bộ Công thương Ủy ban cạnh tranh quốc gia, 2019, Giải quyết tranh chấp theo cơ
chế giải quyết tranh chấp WTO đối với những nước đang phát triển
https://www.bvntd.gov.vn/tintuc_sukien/giai-quyet-tranh-chap-theo-co-che-giai-quyet-
tranh-chap-wto-doi-voi-nhung-nuoc-dang-phat-trien/ [4] Thư viện Pháp luật
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Thoa-thuan-248-WTO-VB-ghi-n
han-cac-quy-tac-va-thu-tuc-dieu-chinh-viec-giai-quyet-tranh-chap-dan-su-14989.aspx
[5] Trung tâm WTO, 2019, Trung Quốc xác nhận tạm ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ
để đáp trả thuế quan mới của ông Trump
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/13741-trung-quoc-xac-nhan-tam-ngung-nhap-khau-non
g-san-my-de-dap-tra-thue-quan-moi-cua-ong-trump
[6] Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Trung Quốc trả đũa việc Mỹ áp thuế
bằng ngừng mua nông sản
https://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-tra-dua-viec-ap-thue-cua-m
y-bang-tuyen-bo-ngung-mua-nong-san_78139.html
[7] Economist Intelligence, 2020, India steps up economic retaliation against China
https://www.eiu.com/n/india-steps-up-economic-retaliation-against-china/?fbclid=IwA
R3P6rpqx8qYU0Wm-JEH_k9PNIazlfJjVYJnavAXRZUBWkzRvReezsNTNAY 18
[8] Trung tâm WTO, 2020, Trung Quốc – Australia: Đột ngột đối đầu
https://trungtamwto.vn/file/20540/trung-quoc-australia-dot-ngot-doi-dau.pdf
[9] Báo Hà Nội mới, 2022, Tranh cãi thương mại Trung Quốc và Australia: Thêm một nấc thang căng thẳng
https://hanoimoi.vn/tranh-cai-thuong-mai-trung-quoc-va-australia-them-mot-nac-than g-cang-thang-460997.html
[10] Báo Kinh tế Đô thị, 2021, Trả đũa thương mại Australia: Trung Quốc có làm khó mình?
https://kinhtedothi.vn/tra-dua-thuong-mai-australia-trung-quoc-co-lam-kho-minh.html
[11] CafeF, 2021, Trả đũa Australia, Trung Quốc gánh hậu quả với những thành phố chìm trong bóng tối?
https://cafef.vn/tra-dua-australia-trung-quoc-ganh-hau-qua-voi-nhung-thanh-pho-chim
-trong-bong-toi-20210105105529502.chn 19