Tiểu luận kết thúc học phần | ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Viết tiểu luận kết thúc học phần đòi hỏi sự tổng hợp và phân tích sâu sắc về kiến thức đã học, cũng như khả năng trình bày ý kiến một cách logic và rõ ràng. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự hiểu biết và quan điểm của mình về lĩnh vực nghệ thuật.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ~~~***~~~
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC CHỦ ĐỀ:
TRO TÀN RỰC RỠ - TRO TÀN RỒI MÀ ĐÃ RỰC RỠ CHƯA ? Giảng viên TS. Đào Lê Na
Sinh viên thực hiện Ngô Nguyễn Như Quỳnh MSSV 2156010224 Lớp học phần 01 Khóa 2021 - 2025
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 1 năm 2023 lOMoAR cPSD| 40749825 MỤC LỤC
A, LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
B, TRO TÀN RỰC RỠ - THỨ TÌNH YÊU ĐƠN GIẢN MÀ PHỨC
TẠP………………………………………………………………………………...1
I, GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………………………………...1
1, Tác giả Nguyễn Ngọc Tư………………………………………………………..1
2, Tác phẩm phim Tro tàn rực rỡ…………………………………………………..2
3, Tóm tắt tác phẩm phim Tro tàn rực rỡ…………………………………………..2
II, BI KỊCH CỦA BA NGƯỜI ĐÀN BÀ MONG MỎI ÁNH NHÌN CỦA TÌNH
YÊU………………………………………………………………………………..3
1, Nhàn – Càng rực rỡ bao nhiêu thì lại càng nhanh vụt tắt bấy nhiêu……………3
2, Hậu – Cả một đời bị ghẻ lạnh và chờ mong thứ tình yêu vô vọng không hồi
đáp…………………………………………………………………………………4
3, Loan – Khao khát được yêu và lại rơi vào vòng luẩn quẩn khi yêu chính kẻ đã
cưỡng bức mình…………………………………………………………………....5
4, Những con người bình dị bình lạng những cũng rất phi thường giữa dòng
đời……………………………………………………………………………….....6
III, GAM MÀU PHIM TƯƠNG PHẢN MẠNH MẼ VỚI ÁNH LỬA ĐỎ RỰC ĐỐT
SẠCH ĐI NHỮNG VẾT THƯƠNG LÒNG SẼ CHẲNG LÀNH………...............7
C, KẾT LUẬN: TRO TÀN RỰC RỠ - MỘT BỘ PHIM GIÀU TÍNH NHÂN
VĂN VÀ NGHỆ THUẬT NHƯNG RẤT ĐỜI, XEN LẪN BI THƯƠNG VÀ
KHÁT KHAO………………………………………………………………...7
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………......8 lOMoAR cPSD| 40749825
TRO TÀN RỰC RỠ - TRO TÀN RỒI MÀ ĐÃ RỰC RỠ CHƯA? A, LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, dựa vào nhu yếu người xem mà thị trường phim thương mại ngày càng
phát triển, số ít lại “có cảm quan tốt” với khái niệm về phim nghệ thuật. Song vẫn
không có nhiều sự chú ý hay đón nhận đặc biệt dành cho dòng phim nghệ thuật, bởi
tính chuyên môn và nội dung mang nhiều thủ pháp nghệ thuật khó có thể cảm thụ
được. Trong năm 2022, nhiều phim Việt chiếu thương mại chỉ dừng lại ở mức trung
bình, nếu không muốn nói là thảm hại, số lượng phim nghệ thuật cũng chỉ lác đác
được vài bộ thì cái tên “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trở thành
điểm sáng của dòng phim nghệ thuật nói riêng và nền điện ảnh Việt nói chung vào
cuối năm. Và sẽ như thế nào khi văn chương lại tiếp tục “nên duyên” cùng điện ảnh?
B, TRO TÀN RỰC RỠ - THỨ TÌNH YÊU ĐƠN GIẢN MÀ PHỨC TẠP
I, GIỚI THIỆU CHUNG
1, Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Cô thường được độc giả
gọi bằng những cái tên thân thương như cô Tư hay chị Tư. Cô là nữ nhà văn trẻ của
Hội nhà văn Việt Nam và cũng đã giành được rất nhiều giải thướng lớn. Tiêu biểu
trong đó là Giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, đây cũng là tiền đề để
cô cho xuất bản thêm nhiều tác phẩm và được giới mộ điệu đánh giá cao. Nổi bật
nhất là truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” đã gây tiếng vang lớn và mang về nhiều
giải thưởng danh giá. Tác phẩm cũng đã được chuyển thể thành kịch và phim điện ảnh vào năm 2010.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xem việc viết lách giống như cách để giải toả và
chiêm nghiệm về cuộc sống nên nội dung của các tác phẩm rất gần gũi, bình dị và sâu
sắc. Giọng văn Nam Bộ mềm mại, chất phác thể hiện được rõ các tình và cái đời 1 lOMoAR cPSD| 40749825
trong từng câu chuyện của miền Tây sông nước và cuộc đời con người nơi đây, để
độc giả dù có từng sống ở mảnh đất này hay không cũng có thể cảm nhận được
cái hồn của miền sông nước đầy nắng gió phương Nam này.
2, Tác phẩm phim Tro tàn rực rỡ
Tro tàn rực rỡ (tên tiếng Anh: Glorious Ashes) là một phim điện ảnh chính kịch
của Việt Nam năm 2022 do Bùi Thạc Chuyên làm đạo diễn kiêm biên kịch. Phim
được chuyển thể từ hai truyện ngắn nổi tiếng là “Tro tàn rực rỡ” và “Củi mục trôi
về” trong tập truyện ngắn Đảo của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bộ phim do Trần
Thị Bích Ngọc đảm nhiệm vai trò sản xuất với sự tham gia của các diễn viên Phương
Anh Đào (Nhàn), Bảo Ngọc Doling (Hậu), NSƯT Hạnh Thuý (Loan), Quang Tuấn
(Tam), Lê Công Hoàng (Dương), Thạch Kim Long (Khang),… Đây là tác phẩm điện
ảnh đã xuất sắc giành được giải thưởng cao nhất Khinh khí cầu vàng của Liên hoan
phim Ba Lục Địa tại Pháp. Đây cũng là tác phẩm Việt Nam đầu tiên được chọn tranh
giải ở hạng mục chính của Liên hoan phim Quốc tế Tokyo.
Hơn 2 giờ phim được công chiếu đã mất đến tận 7 năm để hoàn thành, bộ phim
bằng hai cốt truyện và ba tuyến nhân vật đã khai thác được những biến động, những
khao khát tình yêu và nỗi đau trong cuộc đời mỗi nhân vật. Từ đó mở ra một góc
nhìn khác về sự bao dung, tha thứ và chấp nhận nỗi đau của nhau trong câu chữ văn
chương của Nguyễn Ngọc Tư và nghệ thuật điện ảnh của Bùi Thạc Chuyên.
3, Tóm tắt tác phẩm phim Tro tàn rực rỡ
Phim lấy bối cảnh miền sông nước Cà Mau, xoay quanh câu chuyện tình yêu,
gia đình, khao khát hạnh phúc và cuộc đời khốn khổ của ba người phụ nữ tại xóm
Thơm Rơm. Những người phụ nữ nơi đây không hề có tiếng nói của mình, cuộc sống
của họ chỉ luẩn quẩn quanh ngôi nhà và người chồng, có người lại luẩn quẩn trong
chính cuộc sống của bản thân.
Ba nhân vật trung tâm của mạch phim là ba người phụ nữ Nhàn, Hậu và Loan.
Phim là sự kết hợp đan xen giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, thông qua góc
nhìn của Hậu để kể về cuộc sống hôn nhân của Nhàn và Hậu. Hậu là nạn nhân của 2 lOMoAR cPSD| 40749825
bạo lực tinh thần khi cô phải sống trong cảnh có chồng cũng như không, bị lạnh nhạt,
xa cách không khác gì người dưng từ người chồng của mình là Dương. Tuy vậy, Hậu
lại vô cùng yêu Dương và làm đủ mọi cách để có được sự chú ý từ Dương nhưng có
vẻ mọi thứ đều là công cốc.
Bởi trong tim Dương từ lâu đã yêu thầm Nhàn – người con gái đã có một gia
đình yên ấm với người chồng của mình là Tam. Hậu cũng biết điều đó và rất ghét
Nhàn, Dương chỉ để ý đến cô khi những câu chuyện mà cô kể cho nghe sau những
chuyến đi biển dài ngày có tên của Nhàn được nhắc đến. Dẫu vậy, cuối cùng người
ở bên Nhàn khi cuộc đời của cô rơi vào bể khổ lại chỉ có Hậu và Loan.
Loan là một người phụ nữ “điên điên khùng khùng” nhưng lại rất tốt tính. Do
những ám ảnh về quá khứ từng bị cưỡng hiếp năm 12 tuổi và bị vùi xuống sình đến
suýt chết mà cô dần trở nên ngây dại, ngờ nghệch. Rồi càng trêu đùa số phận hơn khi
cô lại nảy sinh tình cảm với Khang – tên đàn ông khốn nạn hại đời cô được ra tù và
vì mặc cảm tội lỗi hắn đã xuống tóc đi tu ở ngôi chùa nhỏ trong xóm.
Ba người phụ nữ với ba bi kịch tình yêu khác nhau nhưng đều chung số phận là
những người phụ nữ bị bỏ rơi. Hậu bị bỏ rơi vì chạy theo thứ tình yêu mãi cũng sẽ
không thuộc về mình; Nhàn bị giằng xé, đau khổ bởi chính hạnh phúc mà bản thân đã
xây dựng nên; còn hạnh phúc của Loan bị kìm nén bởi mặc cảm tội lỗi và định kiến
xã hội. Tuy vậy, họ không kêu la, oán trách mà dường như chấp nhận số phận của bản thân.
II, BI KỊCH CỦA BA NGƯỜI ĐÀN BÀ MONG MỎI ÁNH NHÌN CỦA TÌNH YÊU.
1, Nhàn – Càng rực rỡ bao nhiêu thì lại càng nhanh vụt tắt bấy nhiêu.
Trong mô tả của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Nhàn là một người phụ nữ mà
bất cứ người đàn ông nào khi đã về nhà cũng không muốn đi đâu nữa.”. Nói cách
khác, Nhàn chính là mẫu phụ nữ chuẩn mực, là người vợ trong mơ mà bất cứ người
đàn ông nào trong xóm Thơm Rơm cũng mong muốn cưới về.
Nhàn xinh đẹp, khéo léo, giỏi giang và có một gia đình hạnh phúc từ rất sớm.
Đoạn mở đầu và 1/3 thời lượng phim đã minh chứng cho điều đó. Nhưng mở đầu dù 3 lOMoAR cPSD| 40749825
“rực rỡ” đến mấy thì cuối cùng cũng chỉ còn lại đống “tro tàn”. Sau biến cố con gái
chết đuối, Nhàn đã mất hết tất cả, cuộc sống đảo lộn, mất đi một gia đình hạnh phúc
đang trọn vẹn, mất đi cả sự yêu thương, quan tâm từ người chồng.
Bất hạnh hơn nữa khi thân đàn bà như Nhàn, vừa phải chịu đựng vết thương
lòng, vừa phải gồng mình lên để vun vén lại gia đình và hơn thế nữa là cứu rỗi một
tâm hồn đang héo mòn dần đi là Tam – chồng của Nhàn.
Tam mê lửa. Ánh lửa đó làm Tam mê mẩn rồi đốt nhà hết lần này đến lần khác.
Vậy mà Nhàn vẫn cam chịu, vẫn lặng lẽ thu dọn tàn cuộc rồi lại cất nhà mới mà
không một lời oán thán chỉ vì “lâu lắm rồi em mới thấy anh Tam vui như vậy”.
Tam tìm thấy sự xoa dịu, giải thoát từ ánh lửa hung tàn và cũng kể từ đó trong mắt
Tam không còn thấy Nhàn, không còn thấy gì, ngoài lửa.
Khi nỗi đau đến cùng cực và sự tuyệt vọng ăn mòn Nhàn từng ngày, Nhàn đã cố
gắng nhưng vẫn không thể níu lại được một ánh nhìn từ Tam và Nhàn đã chọn cách
giải thoát khỏi sự giày vò đó. Câu thoại đơn giản nhưng thấm thía nỗi đau của Hậu
đã nói lên tất cả về thân phận của Nhàn: “Chị Nhàn không ra khỏi đám cháy như mọi
khi…chỉ làm vậy, vì hình như chỉ có trong đám cháy anh Tam mới thấy chỉ.”.
Cảnh cuối phim thật rực rỡ, đám cháy là ánh sáng duy nhất. Ngọn lửa đó là hy
vọng, là tình yêu cháy bỏng nhưng nếu không cẩn thẩn thì ngọn lửa đó cũng sẽ nuốt
chửng cả lẽ sống và cả niềm tin của chúng ta, để rồi kết thúc cũng chỉ còn lại đống tro tàn.
2, Hậu – Cả một đời bị ghẻ lạnh và chờ mong thứ tình yêu vô vọng không hồi đáp.
Bộ phim chọn góc nhìn từ nhân vật Hậu như một người kể chuyện, dẫn dắt khán
giả qua từng ngõ ngách miền quê sông nước, đồng thời cho người xem cảm nhận
được cá tính, cảm xúc của nhân vật khi theo dõi mạch phim.
Hậu và Dương là đôi vợ chồng trẻ, Hậu chưa chồng mà chửa nhưng cô lại hạnh
phúc với điều mà người đời khinh bỉ, dè bỉu, bởi vì đó là con của Dương và bởi vì
Hậu yêu Dương nhưng đó cũng chỉ là thứ tình yêu xuất phát từ một phía. Chính cái
thứ tình yêu ấy dường như đã giam cầm Hậu trong ngôi nhà đầy lạnh lẽo vì thiếu vắng bóng đàn ông. 4 lOMoAR cPSD| 40749825
Hậu là một người mẹ tốt khi vừa làm tròn bổn phận của một người mẹ và cũng
gần như là một người cha khi Dương chỉ suốt ngày ở ngoài biển mà không chịu về
thường xuyên. Hậu còn chưa bao giờ có được cơ hội làm trọn bổn phận của một
người vợ khi Dương luôn tỏ ra xa cách và lãnh đạm. Anh chỉ coi cô là một “người
vợ hờ”, người mẹ của đứa con – là kết quả của lần cả hai say xỉn khi đám cưới Nhàn.
Dương không đối xử tệ, cũng chưa từng làm chuyện có lỗi với cô nhưng lại chưa lần
nào đối tốt với cô cả.
Dù có như vậy thì Hậu vẫn cố gắng lấy lòng Dương, vẫn mong muốn Dương
nhìn cô dù chỉ một lần. Cứ mỗi khi trong xóm có chuyện gì, Hậu đều chạy ra xem để
có thể rả rích bên tai Dương mỗi khi anh về thăm nhà. Thế nhưng, anh không hề để
cô vào mắt. Chỉ khi câu chuyện mà cô kể có liên quan đến Nhàn thì Dương mới động
tâm và từ khi biết được điều đó, bất kì là chuyện gì liên quan tới Nhàn thì cô cũng ra
xem cho bằng được, cô còn học nấu ăn, may vá từ Nhàn – người mà cô vốn rất ghét,
nhưng Hậu đều gạt bỏ qua hết chỉ mong rằng được Dương chú ý đến.
Hậu phải làm người lớn, phải gồng gánh gia đình khi bản thân cô mới chỉ 17
tuổi. Dù có làm mẹ thì trong thâm tâm cô vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những ganh
ghét, những tật xấu chưa bỏ được. Hậu thấy vui khi xem cháy, khi chứng kiến Nhàn
trong hoàn cảnh khốn khổ đó, vì chỉ khi như vậy thì cô mới có lí do để gọi chồng
về nhà. Và rồi chỉ khi mọi thứ kết thúc, cô mới nhận ra là cô chẳng còn gì để níu
kéo Dương và mãi mãi cũng chẳng bao giờ lọt nổi vào mắt anh.
Thật chua xót và cảm thán cho Hậu, một cô gái rạng rỡ, mạnh mẽ, dám hết lòng
để yêu một người không yêu mình, rồi lại cả những hờn ghen rất đỗi thường tình và
cuối cùng là sự thương cảm cho số phận bi thương của người phụ nữ mà chồng mình yêu.
3, Loan – Khao khát được yêu và lại rơi vào vòng luẩn quẩn khi yêu chính kẻ đã cưỡng bức mình.
Loan không có mối quan hệ mật thiết với Nhàn hay Hậu, cô chỉ đơn giản là một
người đàn bà “đặc biệt” trong xóm Thơm Rơm. Loan thường xuất hiện trong những
phân cảnh mà Nhàn cần giúp đỡ. Cô cũng được ưu ái có một tuyến chuyện riêng kể
về cuộc đời mình. Đó là những cảnh trong chùa chơi đùa cùng với người đàn ông đã
khiến mình lâm vào cảnh “nửa tỉnh nửa điên”. 5 lOMoAR cPSD| 40749825
Năm 12 tuổi, Loan bị một tên đàn ông trong xóm làm nhục, rồi từ đó trở nên
"điên điên khùng khùng" trong mắt của bà con xóm Thơm Rơm. Một ngày nọ, kẻ đó
mãn hạn tù và trở về ở tại ngôi chùa nhỏ trong xóm. Loan tìm đủ mọi cách để đối đầu
với hắn, từ bắt rắn thả vào chùa, nhặt đá ném vào người nhưng hắn ta vẫn im lặng
chịu đựng. Dần dà, Loan lại có những cảm xúc kì lạ, trước sự thành tâm hối lỗi và
hắn cũng đã quy y cửa Phật, cô đã đem lòng yêu chính người đã cưỡng bức cô, khiến
cuộc đời cô thảm hại như bây giờ.
Và ngỡ là sau những thiệt thòi mà cô đã trải qua thì hạnh phúc cũng đã tới.
Nhưng không. Số phận một lần nữa trêu đùa, kể cả Loan đã chủ động thể hiện tình
cảm của mình thì người đàn ông đó cũng chưa lần nào nhìn thẳng vào mắt Loan,
chưa một lời hứa hẹn và từ chối nhưng hắn đã biệt tăm vì mặc cảm tội lỗi trong
quá khứ mà không thể chấp nhận yêu cầu của cô.
Tình yêu của cô có thể nhận về nhiều ý kiến trái chiều và cả tranh cãi nhưng dù
sao đi chăng nữa, người phụ nữ ấy vẫn khao khát tình yêu, muốn yêu và được yêu.
Đó là điều rất đáng trân trọng, là bản năng rất đỗi tự nhiên của người phụ nữ.
Câu chuyện của nhân vật Loan được thêm vào từ mẩu truyện trong “Củi mục
trôi về”. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến câu chuyện chính nhưng nó cũng
góp phần làm cho bức tranh về thân phận của những người phụ nữ miền Tây sông
nước trở nên đa sắc màu hơn. Tuyến truyện song song với những tình huống có
đôi lúc “dở khóc dở cười” của Loan “Khùng” càng giúp “Tro tàn rực rỡ” có tính
đa chiều và có nhiều chuyện để kể hơn.
4, Những con người bình dị bình lạng những cũng rất phi thường giữa dòng đời.
Giống như tựa đề phim, ngọn lửa và tro tàn xuất hiện xuyên suốt, ẩn dụ cho
niềm khao khát “được nhìn thấy”, được đáp lại tình yêu của mình từ những người đàn bà trong phim.
Ở tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người phụ nữ thường là trung tâm của những
câu chuyện. Họ sống một cuộc đời bình lặng, giản dị giữa dòng đời nhưng cái mong
ước yêu và được yêu thì luôn dâng trào mãnh liệt. Những người phụ nữ ấy mưu cầu
một hạnh phúc dài lâu chứ không phải qua loa “chỉ vài ba tháng, cùng lắm vài ba năm”. 6 lOMoAR cPSD| 40749825
III, GAM MÀU PHIM TƯƠNG PHẢN MẠNH MẼ VỚI ÁNH LỬA ĐỎ
RỰC ĐỐT SẠCH ĐI NHỮNG VẾT THƯƠNG LÒNG SẼ CHẲNG LÀNH.
Gam màu chủ đạo của bộ phim “Tro tàn rực rỡ” là gam màu lạnh, màu tro xám
âm u, bí bách bao trùm lấy không khí phim. Càng về sau, màu phim càng nhạt đi, hầu
như là tông màu trắng, đen, xám. Điều này càng làm cho cuộc đời của mỗi nhân vật
trong phim thêm phần u ám, mông lung. Thứ duy nhất có màu sặc sỡ là ngọn lửa mà
Tam đốt nhà, lửa cháy phừng phừng như muốn nuốt chửng tất cả. Nó đốt cháy đi
hạnh phúc, thiêu rụi cả những khổ sợ, tuyệt vọng và đốt luôn cả sự bình yên của con
xóm nhỏ. Cái còn lại cuối cùng là đống tro tàn bay đi theo gió.
Dù những bi kịch trong “Tro tàn rực rỡ” đều nặng nề, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
vẫn chọn cách khai thác câu chuyện phim một cách tối giản và nhẹ nhàng. Các nhân
vật trong phim được tiết chế cảm xúc trên khuôn mặt đến mức tối đa. Họ điềm nhiên
đối mặt với mọi biến cố như một cái lẽ thường tình mà không hề trách móc, than vãn
ai. Việc không để diễn viên thoại quá nhiều cũng như biểu lộ cảm xúc bị lố đã đưa
khán giả trở về đúng với vị trí là một người quan sát câu chuyện của nhân vật, biết
được nỗi đau mà họ đang trải qua nhưng lại không thể xoa dịu. Để sau cùng, khi phim
kết thúc, đọng lại trong cảm xúc là nỗi niềm day dứt khôn nguôi.
C, KẾT LUẬN: TRO TÀN RỰC RỠ - MỘT BỘ PHIM GIÀU TÍNH
NHÂN VĂN VÀ NGHỆ THUẬT NHƯNG RẤT ĐỜI, XEN LẪN BI THƯƠNG VÀ KHÁT KHAO.
Không như đa số phim hiện nay chỉ sản xuất với mục đích thương mại và giải trí,
“Tro tàn rực rỡ” là một bộ phim nghệ thuật, hướng nội dung và cái nhìn của khán giả
tới những giá trị nghệ thuật. Lồng ghép vào trong từng thước phim là những thông
điệp nhân văn về cuộc đời và con người. Họ đã cố gắng, đã kiên trì vun vén hạnh
phúc của bản thân. Họ đối diện với những tình huống khắc nghiệt của cuộc đời băng
một thái độ bình thản. Nhưng những con người ấy, họ cũng biết mệt mỏi, những vết
thương trong tim gặm nhấm họ từng ngày, bào mòn đi ý chí và khát vọng trong họ.
Từng vẻ mặt, tiếng hét xé lòng của các nhân vật trong phim đều lột tả một chân thực
sự cam chịu và bất lực trước số phận. Dù cho có hy sinh, có phải chịu thiệt thòi thì 7 lOMoAR cPSD| 40749825
cái thứ hạnh phúc và ao ước “được nhìn thấy” của những người phụ nữ khốn khổ ấy
cuối cùng cũng chỉ là đống tro tàn, xám xịt như chính cuộc đời họ.
D, TÀI LIỆU THAM KHẢO.
https://moveek.com/bai-viet/tro-tan-ruc-ro-kham-pha-nguyen-tac-van-hoc-xuat-sac- lam-nen-bo-phim/31147
https://divineshop.vn/tin-tuc/tro-tan-ruc-ro-bi-kich-cua-ba-nguoi-dan-ba-mong-moi-
cai-ngoai-dau-cua-nguoi-dan-ong/
https://ngoisao.vnexpress.net/tro-tan-ruc-ro-tan-tich-tinh-yeu-cua-nhung-nguoi-phu- nu-bi-bo-roi-4542473.html
https://saodaily.com/338-review-tro-tan-ruc-ro-d15205.html
https://bloganchoi.com/review-tro-tan-ruc-ro/#gsc.tab=0
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tro_t%C3%A0n_r%E1%BB%B1c_r%E1%BB%A1 8