-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và cách rèn luyện kỹ năng này | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và cách rèn luyện kỹ năng này | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu gồm 18 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở Lý luận báo chí và Truyền thông 2 tài liệu
Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 18 tài liệu
Tiểu luận Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và cách rèn luyện kỹ năng này | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp và cách rèn luyện kỹ năng này | Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu gồm 18 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở Lý luận báo chí và Truyền thông 2 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 18 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP
VÀ CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÀY.
Họ và tên: Nguyễn Thanh Hòa MSSV: 1803 2038 Ngành: Tâm lý học
Môn học: Tâm lý học giao tiếp
Giảng viên: Nguyễn Hạnh Liên Hà Nội, 2019 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
KỸ NĂNG LẮNG NGHE.......................................................................................2
1. Nghe (Hear) khác với Lắng nghe (Listen).........................................................2
2. Lợi ích của việc lắng nghe.................................................................................3
3. Các cấp độ nghe................................................................................................4
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe hiệu quả......................................5
5. Những hiểu lầm thường gặp về lắng nghe.........................................................6
LẮNG NGHE TÍCH CỰC (ACTIVE LISTENING)..........................................10
KẾT LUẬN............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15 MỞ ĐẦU
Giao tiếp là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của
loài người. Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với
người, được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông
tin, xây dựng chiến lược tương tác, thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác nhằm
đạt được mục đích nào đó. Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận
hành các mối quan hệ xã hội giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu
nhất định và nhằm đạt được mục đích nào đó (PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình
Tâm lý học Giao tiếp 2016).
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm
về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào những hoàn cảnh khác
nhau, vào quá trình giao tiếp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Để đánh giá cũng
như hình thành kỹ năng giao tiếp cần dựa vào những khía cạnh, những biểu hiện cụ
thể của kỹ năng giao tiếp: khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp, khả năng hiểu
được ngôn ngữ không lời, khả năng linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp, khả
năng nhận thức đối tượng giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp,…
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng
và cần thiết. Kỹ năng lắng nghe là một trong những chìa khóa để con người có thể hiểu nhau hơn.
Bài tiểu luận còn đề cập đến một kỹ năng lắng nghe là lắng nghe tích cực
(Active Listening) và cách tôi đã và đang trau dồi, rèn luyện kỹ năng này. 1 KỸ NĂNG LẮNG NGHE
1. Nghe (Hear) khác với Lắng nghe (Listen)
Nghe là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe là quá
trình vật lý và hoàn toàn tự nhiên. Lúc chúng ta ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.
Lắng nghe là một kỹ năng và nó đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực tập trung, cả
về tinh thần và đôi khi cả về thể chất. Lắng nghe có nghĩa là chú ý không chỉ vào
câu chuyện, mà còn cả cách kể, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng nói và cách người
khác sử dụng cơ thể của mình. Nói cách khác, lắng nghe có nghĩa là nhận thức được
cả thông điệp bằng lời nói và không bằng lời nói. Khả năng lắng nghe hiệu quả phụ
thuộc vào mức độ ta cảm nhận và hiểu những thông điệp này.
Một nghiên cứu năm 1946 của Giáo sư Edgar Dale là Cone of Experience
(Nón kinh nghiệm) đã chỉ ra rằng chúng ta chỉ nhớ từ 25-50% những gì chúng ta
nghe. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, đồng nghiệp, khách hàng
hoặc vợ/ chồng của bạn trong 10 phút, họ chỉ chú ý chưa đến một nửa cuộc trò chuyện.
Một nghiên cứu khác của Adler, R. và các cộng sự năm 2001 đã cho thấy
trung bình chúng ta dùng 45% thời gian cho việc lắng nghe, nhiều hơn so với 30%
nói, 16% đọc và 9% viết. 2
Như vậy, “Cách cơ bản và mạnh mẽ nhất để kết nối với người khác là lắng
nghe. Chỉ là lắng nghe. Có lẽ điều quan trọng nhất chúng ta từng dành cho nhau là
sự quan tâm của chúng ta” (Tiến sĩ Rachel Naomi Remen).
2. Lợi ích của việc lắng nghe
Đối với người nghe, lắng nghe có tác dụng:
Thu thập được nhiều thông tin hơn. Khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu thập được
nhiều thông tin hơn từ phía người nói để có nhiều căn cứ, cơ sở hơn khi quyết định
một vấn đề gì đó. Hơn nữa, theo tâm lý thông thường thì người ta chỉ muốn nói với
những ai biết lắng nghe nên khi được lắng nghe, người ta sẽ chia sẻ nhiều hơn.
Tạo bầu không khí lắng nghe trong giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.
Khi người khác đang nói, chúng ta lắng nghe thì đến lượt chúng ta nói, họ cũng sẽ
chú ý lắng nghe. Làm được điều này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và tạo nên sự hài lòng đối với nhau.
Đối với người nói, lắng nghe mang lại những lợi ích sau:
Thỏa mãn được nhu cầu của người nói. Khi nói, ai cũng có nhu cầu được
người khác quan tâm, lắng nghe nên khi bạn lắng nghe, tức là bạn đã thỏa mãn nhu
cầu của người nói. Điều này cũng sẽ tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nói. 3
Khuyến khích người nói thể hiện quan điểm, ý tưởng của mình. Khi được
lắng nghe, người nói sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và sẽ thoải mái chia sẻ những
suy nghĩ, quan điểm, ý tưởng của mình.
3. Các cấp độ nghe
Không nghe, tức là không quan tâm, không chú ý, bỏ ngoài tai tất cả những
gì người nói đang nói. Biểu hiện của cấp độ này là nói chuyện riêng hay làm việc
khác khi người nói đang nói.
Nghe giả vờ, là tỏ vẻ chú ý lắng nghe nhưng thực chất lại đang suy nghĩ về
một vấn đề khác hoặc không quan tâm và không hiểu được thông tin mà người nói
đang truyền đạt. Việc gật đầu, chăm chú nghe nhưng không nêu được nội dung và
thỉnh thoảng có những hành vi, cử chỉ trái ngược với nội dung mà người nói muốn
truyền tải là những biểu hiện của nghe giả vờ.
Nghe có chọn lọc, là người nghe chỉ nghe một phần thông tin và nghe những
gì mình quan tâm, ưa thích. Biểu hiện của cấp độ này là lâu lâu nói chuyện hoặc làm việc riêng.
Nghe chăm chú, là khi người nghe tập trung chú ý vào lời nói của người nói
và đánh giá hoặc xem xét kỹ lưỡng những gì đang được nói. Khi ta lắng nghe một
cách nghiêm túc, ta sẽ có một tinh thần cởi mở và không bị thiên vị bởi những
khuôn mẫu hoặc những ý tưởng định sẵn. Bằng cách này, ta sẽ trở thành một người
lắng nghe tốt hơn và mở rộng kiến thức và nhận thức của về người khác và các mối quan hệ.
Nghe thấu cảm, là khi ta có thể hiểu được cảm xúc của người nói và đặt bản
thân mình vào vị trí của người nói. Lắng nghe thấu cảm liên quan đến một sự kết
nối sâu sắc của chúng ta với người khác, đó là một nhận thức và hiểu biết về quan
điểm của người khác. Các nhà tham vấn, nhà trị liệu và các chuyên gia sử dụng cấp
độ lắng nghe này để hiểu và giúp đỡ các thân chủ, khách hàng của họ. Kiểu lắng
nghe này không liên quan đến việc đưa ra phán xét hoặc đưa ra lời khuyên mà nhẹ
nhàng khuyến khích người nói giải thích và giải thích về cảm xúc và cảm xúc của 4
họ. Các kỹ năng như làm rõ và phản ánh thường được sử dụng để giúp tránh những hiểu lầm.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe hiệu quả
Theo D. Torrington, 70% các thông báo bằng miệng không đươc chú ý đến,
bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được những ý
nghĩ sâu sắc trong lời nói của người khác thì càng hiếm hơn. Điều này chứng tỏ
rằng, để lắng nghe hiệu quả không chỉ đơn giản là muốn lắng nghe thì đừng nói mà
còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe.
Tốc độ tư duy
Thông thường, tốc độ nói của một người trưởng thành là 125 từ/ phút trong
khi tốc độ suy nghĩ của con người nhanh gấp 4 lần nên thời gian dùng để suy nghĩ
nhiều hơn là để lắng nghe, nghĩa là chúng ta thường bị phân tán tư tưởng. Do vậy,
khi nói về một vấn đề gì đó, chúng ta nên nói ngắn gọn và cũng không nên nói quá
chậm rãi vì sẽ dễ khiến người nghe mất tập trung. Sở thích
Người ta thường chỉ nghe những gì mà mình thích. Khi gặp những vấn đề
không phù hợp với mình thì thường không muốn nghe và không nghe.
Sự phức tạp của vấn đề
Khi nghe một vấn đề phức tạp, nằm ngoài hiểu biết hay ít liên quan đến
chúng ta, thì chúng ta thường có xu hướng bỏ ngoài tai và không lắng nghe nữa.
Thiếu kiên nhẫn
Lắng nghe đòi hỏi phải kiên nhẫn vì không phải lúc nào người nói cũng nói
những gì ta muốn nghe. Chính vì vậy, trong thực tế, thường xảy ra tình trạng cả hai
người cùng tranh nhau nói hay cùng nói. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường
có ý kiến đáp lại và nói ngay ra những suy nghĩ của bản thân. Nếu không biết kiềm
chế và kiên nhẫn nghe người khác nói thì việc lắng nghe sẽ không hiệu quả.
Thiếu kỹ năng lắng nghe 5
Cũng giống như những kỹ năng khác, muốn lắng nghe tốt thì phải có sự tập
luyện và để tập luyện hiệu quả thì phải có những bài tập cụ thể. Vì vậy, việc trang bị
kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là điều không đơn giản nếu như không muốn nói
và cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Thiếu quan sát khi nghe
Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến thính giác mà còn cần các giác
quan khác, nhất là thị giác vì thông tin không chỉ truyền qua ngôn ngữ mà còn cả
những yếu tố phi ngôn ngữ nữa.
Những định kiến tiêu cực
Khi có định kiến về người đối thoại hoặc vấn đề mà người đối thoại đề cập
đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và hiệu quả lắng nghe. Trong những
trường hợp đó, hiệu quả lắng nghe sẽ bị giảm sút đáng kể.
Những thói quan xấu khi lắng nghe
Trong khi nghe, không ít người thường mắc phải những thói quen xấu như:
cắt ngang lời người nói, đoán trước ý của người nói, giả vờ chú ý,… Những điều
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả lắng nghe.
5. Những hiểu lầm thường gặp về lắng nghe
Có một số quan niệm sai lầm hoặc lầm tưởng phổ biến về việc lắng nghe có
thể ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta và làm cho quá trình lắng nghe kém hiệu quả.
Điều quan trọng là, để phát triển kỹ năng nghe, thì hiểu những quan niệm sai
lầm về lắng nghe là cách chúng ta có thể loại bỏ chúng và cải thiện kỹ năng lắng nghe của bản thân.
Quan niệm sai lầm thứ nhất: Thật khó để học cách lắng nghe
Quan niệm sai lầm đầu tiên về lắng nghe là các kỹ năng liên quan rất khó
học. Tất cả chúng ta đều học cách lắng nghe từ khi còn nhỏ và dành nhiều thời gian
để lắng nghe. Chúng ta lắng nghe tốt như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, 6
động lực lắng nghe và tính cách của chúng ta. Lắng nghe trở nên tự nhiên đến mức
chúng ta có thể phát triển những thói quen xấu và trở nên bực bội về quá trình này.
Các kỹ năng cần thiết để nghe hiệu quả không khó học - chìa khóa để phát
triển kỹ năng lắng nghe của chúng ta là luyện tập và áp dụng nhất quán các kỹ năng
nghe tốt trong tất cả các tình huống giao tiếp cụ thể. Đó là cách để thực hành lắng
nghe. Lắng nghe hiệu quả giúp chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc hơn và có khả năng
phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn với những người xung quanh.
Quan niệm sai lầm thứ hai: Tôi là người biết lắng nghe
Nói chung, mọi người đánh giá quá cao khả năng nghe của chính họ và đánh
giá thấp khả năng nghe của người khác. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nghĩ
rằng chúng ta là người lắng nghe tốt hơn những người khác. Điều này có nghĩa là
những người khác có xu hướng nghĩ rằng họ là người lắng nghe tốt hơn bản thân
chúng ta. Lắng nghe hiệu quả chỉ có thể được đo lường bằng sự hiểu biết mà ta đạt
được - điều này chắc chắn sẽ thay đổi cho các tình huống khác nhau và cho những người khác nhau.
Lắng nghe tốt không phải là một kỹ năng mà chúng ta sinh ra đã có, nó
không phải là một món quà tự nhiên. Không có thực hành và đào tạo, chúng ta
không có khả năng là người nghe đặc biệt hiệu quả. Tin rằng mình là người biết
lắng nghe tốt hơn những người khác là một điều không đúng, trừ khi chúng ta dành
thời gian để học và thực hành kỹ năng nghe của mình trong một khoảng thời gian.
Quan niệm sai lầm thứ ba: Người thông minh là người nghe tốt hơn
Không có mối liên hệ giữa các biện pháp truyền thống về khả năng nhận
thức, trí thông minh - (IQ) và mức độ chúng ta lắng nghe. Mặc dù thông minh và có
vốn từ vựng tốt có thể giúp xử lý thông tin và hiểu biết dễ dàng hơn, nhưng những
phẩm chất này không nhất thiết làm cho những người thông minh nghe tốt hơn. Ví
dụ, những người rất thông minh có thể dễ cảm thấy nhàm chán với một cuộc trò
chuyện và “điều chỉnh”, suy nghĩ về những điều khác và do đó không lắng nghe. 7
Những người có trí tuệ cảm xúc cao hơn (EQ), mặt khác, có nhiều khả năng
là người lắng nghe tốt hơn. Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng của một người để
đánh giá, xác định và quản lý cảm xúc của họ và cảm xúc của người khác. Trí tuệ
cảm xúc là thước đo khả năng của một người để xem xét nhu cầu cảm xúc của
người khác - đánh giá các nhu cầu đó thường xuất hiện thông qua việc lắng nghe tốt.
Quan niệm sai lầm thứ 4: Nghe giống như Lắng nghe
Có thính giác tốt không làm cho chúng ta trở thành một người nghe tốt.
Chúng ta có thể có thính giác tốt nhưng kỹ năng nghe lại kém. Nghe tốt cho phép
chúng ta nghe và giải thích âm thanh, nhưng nghe nhiều hơn chỉ đơn giản là nghe.
Lắng nghe hiệu quả có nghĩa là tập trung vào ý nghĩa của những từ ta nghe và đặt
chúng vào ngữ cảnh để đạt được sự hiểu biết.
Người nghe tốt cũng đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ được gửi từ người nói.
Giọng nói, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể nói chung, lắng nghe hiệu quả không hoàn
toàn phụ thuộc vào khả năng nghe của chúng ta, mà bao gồm các giác quan và quá trình nhận thức khác.
Một điều thú vị là nghe là một quá trình thụ động - giống như hơi thở -
chúng ta làm điều đó mà không cần suy nghĩ. Lắng nghe, tuy nhiên, là một kỹ năng
học được và một quá trình tích cực. Bộ não của chúng ta phải làm việc chăm chỉ
hơn để xử lý thông tin mà chúng ta nghe và nhìn thấy để hiểu ý nghĩa của thông
điệp. Hiểu là mục tiêu của sự lắng nghe.
Quan niệm sai lầm thứ năm: Chúng ta lắng nghe tốt hơn khi chúng ta già đi
Mọi người không tự động trở thành người nghe tốt hơn khi họ già đi. Nếu
không có thực hành và suy nghĩ có ý thức về việc lắng nghe, thì lắng nghe sẽ không
được cải thiện, mà nó thực sự có thể trở nên tồi tệ hơn.
Khi chúng ta già đi, chúng ta có được kinh nghiệm và hiểu biết về thế giới
xung quanh, khả năng lắng nghe của chúng ta có khả năng được cải thiện. Việc
chúng ta sử dụng năng lực này và thực sự lắng nghe hiệu quả hơn tùy thuộc vào tính 8
cách của chúng ta, tình huống cụ thể và nên tránh bất kỳ thói quen xấu nào chúng ta có thể gặp phải.
Thật dễ dàng để chọn thói quen xấu khi lắng nghe - theo cách tương tự như
việc chọn thói quen xấu cho các kỹ năng khác mà chúng ta sử dụng thường xuyên.
Khi chúng ta học lái xe, chẳng hạn, chúng ta được dạy sử dụng gương, ra hiệu và
giữ cả hai tay trên vô lăng - ở vị trí 10 đến 2. Khi sự tự tin được cải thiện, con người
có xu hướng chọn thói quen xấu - họ ít có khả năng tập trung hoàn toàn vào việc lái
xe, quá trình này trở nên “tự động” hơn.
Quan niệm sai lầm thứ sáu: Ảnh hưởng của giới
Nói chung, và không “cố gắng” rập khuôn thì đàn ông và phụ nữ coi trọng
giao tiếp khác nhau. Phụ nữ có xu hướng đặt giá trị cao hơn về kết nối, hợp tác và
thông điệp cảm xúc, trong khi đàn ông thường quan tâm nhiều hơn đến sự thật và có
thể không thoải mái khi nói về và lắng nghe các chủ đề cá nhân hoặc cảm xúc.
Điều này không có nghĩa là phụ nữ là người lắng nghe tốt hơn nam giới hoặc
ngược lại, nhưng có thể có sự khác biệt trong cách giải thích thông điệp. Trong một
cuộc trò chuyện, đàn ông và phụ nữ có thể hỏi các loại câu hỏi khác nhau của người
nói để làm rõ thông điệp - do đó, cách giải thích cuối cùng của họ về cuộc trò chuyện có thể khác nhau. 9
LẮNG NGHE TÍCH CỰC (ACTIVE LISTENING)
Để cải thiện kỹ năng lắng nghe của bản thân, tôi đã và đang luyện tập kỹ
năng “lắng nghe tích cực” (active listiening).
Lắng nghe tích cực là kỹ năng được sáng tạo và phát triển bởi nhà tâm lý học
người Mỹ nổi tiếng – Carl Rogers và cộng sự của ông Richard E. Farson.
Lắng nghe tích cực là một cách quan trọng để mang lại những thay đổi bên
trong con người ta. Mặc dù quan niệm phổ biến rằng lắng nghe là một cách tiếp cận
thụ động, nhưng các bằng chứng lâm sàng và nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng lắng
nghe một cách “nhạy cảm” (sensitive) là cách hiệu quả nhất để thay đổi tính cách cá
nhân và phát triển nhóm. Lắng nghe mang lại sự thay đổi trong thái độ của mọi
người đối với bản thân họ và những người khác; nó cũng mang lại những thay đổi
trong những giá trị và triết lý cá nhân cơ bản của mỗi chúng ta. Những người đã
được lắng nghe theo cách mới và đặc biệt này đã trở nên trưởng thành hơn về mặt
cảm xúc, cởi mở hơn với kinh nghiệm của họ, ít đi sự bảo thủ hơn, nhiều hơn sự tự
chủ và ít sự độc đoán hơn.
Carl Rogers năm 1980 đã nói rằng “Lắng nghe là một công việc khó khăn mà
chúng ta sẽ không thể thực hiện được trừ khi chúng ta có sự tôn trọng và quan tâm
sâu sắc đến người khác ... chúng ta lắng nghe không chỉ bằng tai, mà còn bằng mắt,
tâm hồn, trái tim và trí tưởng tượng, điều đó là tốt. Chúng ta lắng nghe những gì
đang xảy ra trong chính chúng ta cũng như những gì đang diễn ra bên trong con
người mà chúng ta đang nghe. Chúng ta lắng nghe lời của người khác, nhưng chúng
ta cũng lắng nghe những thông điệp được chôn vùi trong lời nói. Chúng ta lắng
nghe đến giọng nói, ngoại hình và ngôn ngữ cơ thể (body language) của người
khác ... Chúng ta chỉ đơn giản là cố gắng để tiếp thu mọi thứ mà người nói đang nói 10
bằng lời nói và không bằng lời mà không cần thêm, bớt hoặc sửa đổi bất kỳ điều gì”.
Lắng nghe tích cực nhằm mục đích mang lại những thay đổi trong con người.
Để đạt được kết quả này, có những điều chúng ta cần làm và cũng có những điều mà chúng ta cần tránh.
Trước hết là những điều mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta gặp phải một
người đang có những vấn đề trong cuộc sống, phản ứng thông thường của chúng ta
là cố gắng thay đổi cách nhìn của người ấy, giúp người ấy nhìn thấy tình hình của
mình theo cách mà chúng ta nhìn thấy hoặc cách mà chúng ta muốn người ấy nhìn
thấy nó. Nhưng điều mà chúng ta hiếm khi nhận ra là, trong những trường hợp này,
chúng ta thường đang đáp ứng nhu cầu nhìn thế giới theo những cách nhất định của
bản thân mình. Chúng ta thường gặp khó khăn trong việc khoan dung và hiểu những
hành động khác với những hành động mà chúng ta tin rằng điều ấy là nên làm. Tuy
nhiên, nếu chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi nhu cầu gây ảnh hưởng và định
hướng người khác theo con đường của mình, thì lúc ấy chúng ta đã cho phép bản
thân lắng nghe với sự thấu hiểu và đó chính là sự thay đổi quan trọng nhất trong quá
trình rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực này.
Một vấn đề mà người nghe phải đối mặt là việc đáp ứng nhu cầu cho các
quyết định, phán xét và đánh giá. Người nói liên tục hỏi những lời khuyên nhưng,
người ấy cũng biết rằng đó là một biểu hiện của việc che dấu cảm xúc hoặc nhu cầu
mà bản thân mình đang lo lắng. Người nói không thể nói những cảm xúc này một
cách cởi mở mà phải ngụy trang chúng cho chính mình và cho người khác dưới một
hình thức chấp nhận được.
Chúng ta thường có xu hướng đưa ra lời khuyên dựa vào hiểu biết của mình,
nhưng đó lại chính là rảo cản để người nói tự thể hiện bản thân mình và cũng là rào
cản trong các mối quan hệ của người đó. Mặc dù nhận được lời khuyên nhưng
những lời khuyên ấy hiếm khi được dùng đến. Giống như việc một thực tập sinh trẻ
đầy hoài bão có lẽ sẽ không trở nên kiên nhẫn hơn chỉ vì được cho lời khuyên rằng
“con đường thành công trong kinh doanh là một chặng đường dài và khó khăn, và 11
bạn cần phải kiên nhẫn”. Có lẽ sẽ hữu ích hơn khi nói với anh ta rằng “chỉ có một
người trong số một trăm người có thể là được bổ nhiệm cho vị trí quản lý cao nhất”.
Lời động viên, khuyến khích cũng được coi là một cách mà ta thường hay
định hướng người khác theo một hướng nhất định hoặc thậm chí là kìm hãm người
khác. “Tôi chắc rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” không phải là một lời phản hồi hữu
ích cho một người đang vô cùng chán nản với vấn đề của mình. Nói cách khác thì
hầu hết các kỹ xảo và thủ thuật phổ biến dùng trong các mối quan hệ của con người
đã được chứng minh rằng ít được ta sử dụng đến để thiết lập các mối quan hệ mà ta
đang tìm kiếm hay quan tâm.
Bên cạnh những điều mà ta cần tránh thì có những điều chúng ta nên làm.
Đầu tiên là hãy lắng nghe để sao cho ta có thể hiểu được ý nghĩa của thông điệp một
cách hoàn chỉnh nhất. Bất kỳ một thông điệp nào cũng gồm có hai phần, một là nội
dung của thông điệp, hai là những cảm giác, thái độ bên trong nội dung đó. Trong
một số trường hợp, nội dung ít quan trọng hơn nhiều so với cảm giác, thái độ bên
trong nội dung ấy. Để có thể hiểu được thông điệp thì ta cần có sự chú ý đến người
nói. Chúng ta có thể cho người nói biết rằng chúng ta đang lắng nghe bằng cách
mỉm cười, sử dụng các biểu cảm khuôn mặt, thỉnh thoảng gật đầu và hãy chắc chắn
rằng chúng ta đang ở một tư thế cởi mở để đón nhận các thông tin của người nói.
Ngoài ra, chúng ta nên tập trung vào người nói, gạt đi những điều khiến bản thân bị
xao nhãng, phân tâm, đừng nên có tinh thần phản bác lại lời của người nói khi họ
không nói đúng ý mình. Các giả định, đánh giá và niềm tin cá nhân của chúng ta có
thể bóp méo những gì chúng ta nghe thấy. Là một người lắng nghe, vai trò của ta là
hiểu những gì đang được nói. Ta có thể phản hồi lại bằng cách đưa ra một vài câu
hỏi để làm rõ hơn thông điệp của người nói như "Ý bạn là gì khi bạn nói ..." "Ý bạn
là vậy đúng không?". Nếu khi ta cảm thấy đặc biệt khó tập trung vào những gì ai đó
đang nói, hãy thử lặp lại lời nói của anh ấy hoặc cô ấy - điều này sẽ củng cố thông
điệp của anh ấy và giúp ta tập trung. Trong mọi trường hợp, hãy thẳng thắn, cởi mở
và trung thực không chỉ với người nói mà còn với chính bản thân mình.
Hãy lưu ý các ám hiệu của người nói. Không phải tất cả các loại giao tiếp
đều được truyền đạt thông qua ngôn ngữ. Do đó, lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải 12
nhận thức được một số loại giao tiếp khác bên cạnh ngôn ngữ. Cách mà một người
do dự trong bài phát biểu của mình có thể cho chúng ta biết nhiều về cảm nhận của
người đó thông qua cách mà người đó nhấn mạnh, lên giọng ở một số câu hay cách
mà người đó lẩm bẩm. Chúng ta cũng nên lưu ý những điều như biểu cảm khuôn
mặt, tư thế cơ thể, cử động tay, chuyển động của mắt và hơi thở của người đó. Tất
cả những điều này đều góp phần giúp chúng ta hiểu được thông điệp mà người nói muốn truyền tải.
Tôi đã và đang trau dồi kỹ năng lắng nghe một cách tích cực thông qua các
giao tiếp hàng ngày, thông qua việc tham gia vào các Encounter Group (Nhóm gặp
gỡ). Lắng nghe được coi là một kỹ năng nhưng đối với tôi, nó còn hơn thế rất nhiều.
Và “tích cực” là một điều gì đó mà ta khó có thể học được một cách “truyền thống”,
nó cần một khoảng thời gian trải nghiệm để bản thân tự có thể cảm nhận được.
Thông qua việc lắng nghe, tôi đã hiểu ra được nhiều điều. Ví như “lời khuyên tốt
nhất là không có lời khuyên nào cả”, ví như “ta không thể sửa chữa hay thay đổi
một con người vì họ không phải là một cỗ máy”. Ta không thể khiến một ai đó trở
nên “tích cực” hơn khi nói rằng “Hãy tích cực lên, đời còn đẹp lắm” được cả, nó có
thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
“Lắng nghe thực sự đem tới sự chập nhận, và khi họ biết bạn đang đứng
dưới góc độ của họ, họ sẽ bắt đầu hình thành một niềm tin vào khả năng phát triển
của mình”. Tôi cũng hiểu ra được rằng khi ta thực sự lắng nghe một ai đó, cũng là
lúc ta đang lắng nghe chính mình; lắng nghe không chỉ là để chúng ta hiểu và kết
nối người khác mà đó cũng là để chúng ta hiểu và kết nối với chính bản thân mình.
Khi chúng ta chấp nhận chính mình thì đó cũng là lúc chúng ta chấp nhận người khác.
Tiến sỹ Ian McWhinney đã từng nói rằng: “Bạn có thể học để trở thành một
người lắng nghe tốt hơn, nhưng nó không giống như cách bạn học để bổ sung cho
những gì mà bạn đã biết. Nó là việc lột bỏ đi những điều mà cản trở chúng ta lắng
nghe, những nỗi bận tâm của chúng ta, những nỗi sợ hãi của chúng ta, về cách
chúng ta trở lời những gì mà chúng ta nghe thấy”. 13 KẾT LUẬN
Lắng nghe là một điều quan trọng trong cuộc sống, là cách để con người có
thể thấu hiểu nhau, gắn bó với nhau. Cuộc sống sẽ bớt đau khổ, bế tắc hơn khi ta
biết cách lắng nghe lẫn nhau. Mỗi một con người là một có thể riêng biệt đầy độc
đáo với tính cách và cái tôi khác nhau, việc lắng nghe cho ta biết được rằng ta nên
trân trọng và thấu hiểu những sự khác biệt ấy, từ đó, ta có thể nhìn thấy thế giới
xung quanh dưới nhiều góc độ khác nhau, biết đâu ta sẽ tìm thấy một ánh sáng le lói
tích cực trong màn sương mù.
Để có thể lắng nghe một cách hiệu quả cần nhiều sự kiên trì và ý chí hơn ta
tưởng. Việc có nhiều trải nghiệm về lắng nghe cho ta biết được ta đang có những ưu
điểm gì và khuyết điểm gì để khắc phục.
“Nếu như tất cả chúng ta có thể học được cách lắng nghe, mọi thứ sẽ ở đúng
vị trí của nó. Lắng nghe là chìa khóa cho việc kiên nhẫn thực sự” (TS. Ian McWhinney). 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carl R. Rogers, Richard E. Farson (1957), Active Listening
2. PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chủ biên (2016), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
3. Kathryn Robertson (2005), Active Listening – More than just paying attention,
Tạp chí Australian Family Physician số 12, tháng 10 năm 2005.
4. Mind Tools (2019), Active Listening - Hear What People Are Really Saying,
https://www.mindtools.com/CommSkll/ActiveListening.htm 15 16
Document Outline
- MỞ ĐẦU
- KỸ NĂNG LẮNG NGHE
- 1. Nghe (Hear) khác với Lắng nghe (Listen)
- 2. Lợi ích của việc lắng nghe
- 3. Các cấp độ nghe
- 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe hiệu quả
- 5. Những hiểu lầm thường gặp về lắng nghe
- LẮNG NGHE TÍCH CỰC (ACTIVE LISTENING)
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO