Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu

Thông tin:
20 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

757 379 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trần Hải Anh – 19H1010016 - 010400510805
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Thu Hoài
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
lOMoARcPSD| 40342981
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 0
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ ...................................................................... 1
1.1. Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945 ........................................................ 1
1.2. Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939 .......................................................... 2
CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI ........ 3
PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 ...................................... 3
2.1. Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám....... 3
2.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa ........................................ 6
2.3. Cách mạng tháng Tám bùng nổ ....................................................................... 7
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY ..................... 10
3.1. Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền thực tiễn
và nắm bắt tình hình thế giới ................................................................................ 10
3.2. Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh bất diệt, đánh tan mọi kẻ thù ................... 11
3.3. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách
mạng ...................................................................................................................... 13
3.4. Chớp lấy thời cơ để tiến tới thắng lợi ............................................................ 15
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 17
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn trong quá
khứ. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mọi khó khăn đều
được giải quyết một cách tài tình. Đảng đã góp công lớn cho nền độc lập dân chủ
của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam ngày nay.
lOMoARcPSD| 40342981
1
Ở thời điểm hiện tại, sau ba làn sóng dịch bệnh Covid-19 tấn công ở khắp các
ngõ ngách trên thế giới, dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nước ta đã trở thành
một trong số ít những nước trên thế giới được đánh giá cao về phòng chống dịch
bệnh. Tuy nhiên, ở làn sóng dịch lần thứ tư, các nước châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng đã bị biến chủng Delta hoành hành nặng nề. Một số kẻ đã đăng tin
giả, tin sai sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, và nhằm mục đích bôi
xấu Đảng, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước ta.
Tôi muốn viết bài này để nhắc lại một trong những giai đoạn khó khăn nhất
trong lịch sử Việt Nam là giai đoạn 1939 – 1945, Đảng đã chèo lái con đường
ViệtNam như thế nào để dành lấy thắng lợi. Đồng thời những bài học đã để lại của
thế thế hệ trước cho thế hệ sau này, và cách vận dụng nó cho công cuộc kiến thiết
đất nước trong bối cảnh toàn cầu đang biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung và dịch bệnh tấn công hiện nay.
Do hạn chế về mặt kiến thức, luận cho nên bài tiểu luận không thể tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp của giảng viên để bài làm có thể
hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1. Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945
Vào tháng 9-1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến
với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Tháng 4 -1940, Quân Đức đánh thẳng vào Pháp. Nước Pháp bại trận sau 6
tuần chiến đấu phải hiệp định đình chiến vào ngày 20 6 1940. Theo đó,
chính phủ Pháp, do Pê-Tanh làm Quốc trưởng, nắm quyền tự trị và làm tay sai cho
Đức.
Tại châu Á, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến, sau khi chiếm
được phần Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tn. Tháng 9 – 1940, quân
Nhật nhảy vào chiếm khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
lOMoARcPSD| 40342981
2
1.2. Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939
Giai đoạn 1930 – 1939, Cách mạng Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến
quan trong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt
to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, đánh một nốt son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc. Năm 1930-1931, phong trào Xô Viết bùng nổ tại Nghệ An và
Hà Tĩnh, nhân dân nổi dậy dành lấy chính quyền, đã nguồn cổ vũ mạnh mẽ trong
phòng trào dành độc lập trong nước.
Nhiều hội nghị được tiến hành như hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10-1930) đã đưa ra Cương lĩnh chính trị
và đề ra đường lối cách mạng của dân tộc, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng
Sản Đông Dương (3-1935) đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến
địa phương, và các các chức quần chúng.
Nhìn chung đây là giai đoạn khó khăn của Đảng, thách thức một lực lượng
chính trị vừa thành lập, còn non trẻ trước sự đàn áp dã man cửa thực dân, Nguyễn
Ái Quốc bị cầm tù ở Trung Quốc và tình hình thế giới có nhiều biến động. Những
sự việc này đã tạo tiền đề cho việc thay đổi đường lối đấu tranh của Đảng ta , và
cũng là một cuộc tập duyệtt cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
lOMoARcPSD| 40342981
3
CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945
2.1. Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng
Tám.
Năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra, cuốn không ít quốc gia dân tộc vào vòng
xoáy của nó mà viễn cảnh hết sức ảm đạm. Khi đó, Đảng Cộng Sản Đông Dương
vẫn kịp thời lui về hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm về nông thôn, đồng thời vẫn
chú trọng thành thị. Khi phân tích cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai,Đảng đã dự báo
về một trào lưu cách mạng khi hết thảy dân chúng bị áp bức sẽ thừa cơ nổi dậy bẻ
xiềng nô lệ kéo dài đã hàng thế kỷ. Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định chiến
tranh chính là tác nhân thúc đẩy thời cơ cách mạng nhanh chóng chín muồi, cần
phải chuyển từ tích luỹ lực lượng sang đấu tranh trực diện đánh đổ cường quyền.
Đối với cách mạng Việt Nam, cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ và
trực tiếp, đặt ra nhiều vấn đề mới về chiến lược và sách lược. Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (11-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) phân tích tình
hình và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại
xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”
1
. Đảng Cộng sản
Đông Dương coi việc làm cho mỗi cá nhân “có ý thức về sự tồn vong của dân tộc và
sự liên quan mật thiết của vận mạng dân tộc với lợi ích cá nhân mình; đặt quyền lợi
dân tộc lên trên các quyền lợi khác, thống nhất lực lượng dân tộc”
2
là điều kiện cốt
yếu, là con đường duy nhất đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến trái chiều về đường lối cách mạng trong Đại hội
Trung ương 11-1940, Trung ương Đảng vẫn còn nhiều trăn trở, chưa thật dứt khoắt
với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Phải đến tháng
51941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì phiên họp lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
1
Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.536
2
Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.544
lOMoARcPSD| 40342981
4
Đảng đã tạo nên bước ngoặt quan trọng cả về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hội nghị đã nêu rõ những nội dung quan
trọng:
Một là, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp
bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật, bởi
nhân dân ta đang chịu cảnh “một cổ ai tròng”, tình thế hết sức khó khăn dưới hai
tầng áp bức Pháp Nhật, “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân
tộc nguy vong không lúc nào bằng”
3
. Từ đó, xác định rõ kẻ thù của cách mạng:
“Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả
dân tộc Đông Dương”.
Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận
dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Hội nghị
quyết định thay đổi chính sách, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết
một cách nhuần nhuyễn quan hệ giữa cách mệnh phản đế và điền địa. Đặt nhiệm vụ
thu góp toàn lực đem tất cả ra quyết giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng
Cộng Sản Đông Dương tập trung “lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương,
không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ”, với tiêu chí
duy nhất: Yêu nước thương nòi, đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là yếu trên quan
điểm đó, một mặt, Đảng ra sức kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, muôn người
như một cùng chung tay vì việc nghĩa; mặt khác, đánh giá đúng thái độ của các lực
lượng chính trị khác nhau trong xã hội để có chủ trương đoàn kết, tập hợp, “thêm
bạn bớt thù”. ĐCSĐD nhất quán thực hiện chính sách hợp tác giữa các lực lượng
cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là tư duy mới xem tất cả
những người dân Việt Nam yêu nước là thành phần nồng cốt, phục vụ cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc so với lối chủ trương cũ xem hai lực lượng công – nông là lực
lượng chính.
Ba là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi
hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, các dân tộc trên
3
Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 112
lOMoARcPSD| 40342981
5
cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng
thành lập một quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận
và coi trọng”
4
. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông
Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba
dân tộc chống kẻ thù chung.
Bốn là, phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu
bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh
đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự
thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Những ước chuyển biến lớn nhất mà hội nghị đã mang lại không chỉ là mang
lại làn gió đổi mới trong sự nghiệp cách mạng mà còn là thống nhất về việc thành
lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay còn gọi là Việt Minh.
Trong giai đoạn 1941-1943, Phát – Nhật tăng cường đàn áp phong trào cách
mạng Việt Nam, nhiều quyết định sai lầm được đưa ra khiến các cuộc khởi nghĩa
thất bài, nhiều chiến sĩ cấp cao tại mặt trận Việt – Minh bị xử bắn, Hồ Chí Minh bị
tống giam tại Trung Quốc trong một năm, tình thế rất khó khăn. Trước quân thù tàn
bạo các chiến sĩ cộng sản đã nêu cao ý chí kiên cường bất khuất và giữ vững niềm
tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng.
Dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng với chủ trương “liên hiệp hết thảy các giới
đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt
tôn giáo và xu hướng chính trị”
5
, mặt trận Việt Minh nhanh chóng có được sự ủng
hộ không chỉ của hai giai cấp công nhân, nông dân, mà còn của tầng lớp trí thức, địa
chủ yêu nước tiến bộ, tư sản dân tộc, tăng ni, giáo sĩ, phật tử Tầng lớp trí thức tiến
bộ ngả về phía Việt Minh, hoạt động trong các hội truyền bá chữ quốc ngữ. Từ miền
núi đến miền xuôi, từ ngoài Bắc vào trong Nam, một cao trào cứu nước phát triển
4
Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 113
5
Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Hà Nội, 2000, tr.461
lOMoARcPSD| 40342981
6
mạnh mẽ, khối đoàn kết dân tộc lớn mạnh chưa từng có, tạo bước đột phá về chất
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trên quan điểm “cuộc cách mạng Đông Dương phải được kết liễu bằng một
cuộc khởi nghĩa võ trang”
6
, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Trung ương
Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những
đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu bảo vệ nhân
dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc
Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm. Tháng 11-1941, tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên
Cao Bằng (gồm 13 người) được thành lập. Cuối 1944, trước đòi hỏi gấp rút của tình
hình, khi ngày khởi nghĩa đang đến gần, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, ĐCSĐD
thành lập lực lượng vũ trang làm đòn bẩy cho cao trào cách mạng toàn quốc bùng
nổ. Chọn trong hàng ngũ những đội du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ, đội viên
kiên quyết, hăng hái nhất, tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực, tháng
12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Vài ngày sau khi
thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập hai chiến công vang
dội hạ đồn Phai Khắt (ngày 25-12) và đồn Nà Ngần (ngày 26-12).
Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng
Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện;
Một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản
chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
Đầu năm 1945,Thế chiến thứ hai đang dần khép lại, quân Đồng Minh thắng
chỉ còn là vấn đề thời gian. Ở Việt Nam, Pháp ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng
Minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị cho Pháp.
Nhật đã tiên liệu trước điều này, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp, độc
6
Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.129
lOMoARcPSD| 40342981
7
chiếm Đông Dương, dựng chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim lên làm bù nhìn,
phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít.
Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vTrung ương Đảng họp ngày
123- 1945 đưa ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị
nhận định: cuộc đảo chính đã tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những
điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp Nhật” được
thay bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Ở khu căn cứ địa Cao Bắc – Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
và Cứu quốc quân phối hợp lại thành một lực lượng chính trị của quần chúng giải
phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) làm trung
tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc
quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải
phóng quân.
Dựa vào tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đã ra sức tổ chức
một cách bài bản, quy rộng lớn, thống nhất từ Bắc xuống Nam, chỉ đợi thời
chín mùi để lần đầu tiên thoát khỏi ách thống chính của chủ nghĩa thực dân
phát xít.
2.3. Cách mạng tháng Tám bùng nổ
Giữa tháng 8-1945, cục diện thế chiến thứ hai đã ngã mũ, quân đồng minh tiến
công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Giữa trưa 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện trên
sóng phát thanh của Nht bản.
Tuy nhiên, thách thức mới lại đến, Hội nghị Ianta tháng 2 – 1945 và Hội nghị
Posdam tháng 7-1945 đều thống nhất cho Pháp tiếp tục cai quản Đông Dương và
quân Đồng minh sẽ vào Việt Nam để áp giải lính Nhật. Sau khi vào được Việt Nam,
quân Đồng minh sẽ phối hợp với Pháp đặt lại chế độ thực dân cũ là rất cao. Như
lOMoARcPSD| 40342981
8
vậy, thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định: từ khi Nhật đầu
hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Ngày 12-8-1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong
khu. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ba Khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân
lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa
Tại miền Bắc, chiều 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, một đơn
vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải
phóng thị trấn Thái Nguyên. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền tỉnh luỹ sớm nhất cả nước.
Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945,
hàng vạn dân nội, ngoại thành xuống đường biểu tình. Quần chúng cách mạng đã
lần lượt chiếm được Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh Sát Trung ương, Sở Bưu điện,
… Tối cùng ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội dành thắng lợi.
Ở Huế, ngày 20 – 8, Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Ngày 23-8, Uỷ
ban lãnh đạo quần chúng nhân dân đã chiếm chính quyền thành công.
Tại Sài Gòn, Xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh vào
ngày 25-8. Các đơn vị “Xung phong công đoàn”, “Thanh niên tiền phong”, công
nhân, nông dân các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, kéo về thành phố. Quần
chúng chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Bưu điện,… giành được chính quyền ở Sài
Gòn
Nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn, thành thị tiếp nối nhau khởi nghĩa. Đồng
Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành lấy chính quyền sau cùng vào ngày 28 – 8.
Ngày 2 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lầm thời Việt Nam, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân
và thế giới: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập
lOMoARcPSD| 40342981
9
Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặc lớn cho lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan
xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật
trong 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị hàng chục thế kỷ và lập nên n
nước Việt Nam – nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 – 1945 đã
chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mác Lênin được
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh ở Việt Nam. Các cán bộ Đảng và Việt Minh từ
trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ
phát động quần chúng dành chính quyền. Do đó, Cách mạng tháng Tám là một
chiến thắng tất yếu và có tính lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt
Nam: kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, vận mệnh
dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
lOMoARcPSD| 40342981
10
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY
3.1. Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền
thực tiễn và nắm bắt tình hình thế giới
Trong giai đoạn 1930-1938, chủ trương đường lối của Đảng còn mang tính rập
khuôn, đặt nặng lý thuyết, không nhìn thấy được thực tiễn của xã hội. Khác với
Liên Xô – trước cách mạng tháng Mười, dù người dân Nga vẫn bị bốc lột nặng nề
nhưng nước Nga vẫn là nước độc lập, do người Nga làm chủ. Nhiệm vụ của họ cấp
thiết là phải lật độ giai cấp thống trị là phong kiến – tư sản, đưa giai cấp công nhân
lao động Nga lên nắm quyền. Do đó mâu thuẫn chính của nhà nước Xã hội chủ
nghĩa đầu tiên là mâu thuẫn giai cấp. Trong khi đó, người dân Việt Nam không chỉ
bị bốc lột bởi giai cấp địa chủ phong kiến, mà còn bởi đế quốc thực dân. Luận
cương chính trị tháng 10- 1930 muốn giải quyết hai mâu thuẫn đó đồng thời. Tuy
nhiên, với lực lượng còn mỏng, ta yếu địch mạnh thì không thể tiến hành theo ch
trương đã đề ra. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thấy được thực tiễn
của Việt Nam, xem độc lập dân tộc là trên hết, đoàn kết tất cả các tầng lớp yêu nước
Việt Nam lại và đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tớc mắt, trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, Đảng ta
nên đặt mục tiêu theo tình hình thực tiễn xã hội, đổi mới và hoàn thiện hệ thống
chính trị. Dựa vào thực tiễn cho thấy nước ta không thể bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa được, mà phải dựa vào tư bản chủ nghĩa để
có bước nhảy lên chủ nghĩa xã hội. Chính phủ đã vận dụng kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác – lênin và thực tiễn bằng cách cho phép nền kinh tế nhiều thành phần được
hoạt động, thu hút FDI từ khác nơi trên thế giới, không chỉ làm bạn với các nước xã
hội chủ nghĩa mà còn chủ động giao lưu học hỏi, chuyển giao công nghệ với tất cả
các nước trên thế giới. Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần phát huy sức mạnh tổng
hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại Cách mạng
công nghiệp 4.0. Theo đó, Việt Nam cần phát huy vị thế chiến lược về địa - chính
trị, địa - kinh tế, địa - công nghệ... để xây dựng chiến lược tăng cường kết nối, như
kết nối hạ tầng “cứng” (về giao thông, cảng biển,...) và hạ tầng “mềm” (về kỹ thuật
lOMoARcPSD| 40342981
11
số, dữ liệu, nhân lực...). Kết nối giữa các nhóm nước, tiểu vùng trong ASEAN và
các nước trong Liên Hiệp Quốc
Tuy nhiên, Chính phủ cho phép nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ nhưng
không nên để một số tập đoàn trong và ngoài nước làm lũng đoạn nền kinh tế, ảnh
hướng đến chính trị Việt Nam để phục vụ mục đích các nhân của họ . Chính phủ
nên và sẽ là một trong những đầu tàu dẫn dắt các thành phần kinh tế đi theo một
định hướng xã hội chủ nghĩa chung, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Thực tiễn đã cho thấy, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một trong những quốc
gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002
đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45
triệu người thoát ngo. Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng
dưới sự chỉ đạo của Đảng, nền kinh tế tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương.
Ngay thời kỳ đầu của dịch bệnh, Covid-19 chỉ mới lây lan sang một vài nước
và chủ yếu tại Trung Quốc, ngay lúc các nước còn chủ quan và xem thường loại
Virus này, Đảng và Chính phủ đã chủ động phòng ngừa dịch bệnh, cách ly toàn b
các trường hợp F0, F1, F2, xây dựng mạng lưới y tế vững vàng trước dịch bệnh,
tuyên truyền cho toàn bộ người dân biết về độ nguy hiểm , các triệu chứng của loại
bệnh này. Không những thế, khi dịch mới xuất hiện ở một vài địa phương, nhưng
chính phủ vẫn chủ trương dãn cách toàn bộ hội toàn nước Việt Nam. Kết quả, dải
đất hình chữ S đã là một trong những nước phòng chống dịch tốt nhất năm 2020, tạo
điều kiện ổn định kinh tế - chính trị xã hội. Một phần của những chính sách này
được lấy từ bài học lịch sử sau sắc giai đoạn 1939-1945 , thời kỳ mà Trung ương
Đảng luôn luôn nắm bắt tình hình của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mà đưa ra
những quyết định chủ trương phù hợp.
3.2. Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh bất diệt, đánh tan mọi kẻ thù.
Bài học lịch sử vẫn còn đó, khi dân tộc Việt Nam đồng lòng lại, có thể đánh
đuổi bất cứ quân xâm lược nào, cho dù đó có là những cường quốc Pháp, Nhật,…
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam có thể “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
lOMoARcPSD| 40342981
12
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước”.
Mỗi người dân Việt Nam phải nhận thức được rằng Đại đoàn kết dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng thực sự là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khi nước ta đang có sự phát triển vượt bậc, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, nhưng vẫn còn đâu đó những thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta,
những chiêu trò “diễn biến hoà bình”. Khi mạng xã hội đang phát triển như vũ bão,
người trẻ chưa đủ kiến thức đang chê bai các chính sách của Nhà nước, lợi dụng
nhiều kẻ hở chưa được giải quyết, các thế lực phản động ra sức đăng những bài viết,
video bịa đặt ,cóp nhặt hoặc tự dựng lên để xuyên tạc tình hình, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết nhất trong thời
bình để bảo vệ nền độc lập và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Năm 2020, lũ lụt ở miền trung diễn ra triền miên, lợi dụng tình hình khó khăn
đang diễn ra, đã có hành vi chia sẻ bài viết mang tính cóp nhặt những hình ảnh lấy
từ những nguồn thông tin không chính xác trên mạng và đổ lỗi cho đồng bào miền
Trung. Họ cho rằng, đồng bào miền Trung đã quay lưng một cách đáng trách với
những việc làm từ thiện của nhân dân cả nước (vứt quần áo, bánh chưng cứu trợ...).
Mục đích của việc này là để tạo nên sự kì thị, vẽ nên bức tranh rất xấu về hình
ảnh người dân vùng lũ, nhằm khoét sâu vào tâm lý, tư tưởng, thái độ và cách nhìn
nhận của những người đã và đang có ý định làm từ thiện sẽ suy nghĩ lại, thậm chí
dừng hành động cứu trợ của mình. Việc này gây mất đoàn kết trong nhân dân.
Do đó, nếu cứ tiếp tục để điều này diễn ra thì hậu quả sau này sẽ khôn lường.
Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách về phòng chống tin giả, tin sai sự thật, phạt
nhiều cá nhân có dấu hiệu vi phạm cụ thể như :thành lập Đội xử lý tin trên không
gian mạng phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự Đại hội Đảng XIII; thành lập
Đội phản ứng nhanh để kịp thời ứng phó đối với tình hình dịch bệnh COVID-19,
lOMoARcPSD| 40342981
13
góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của đơn vị. Thường xuyên trao đổi
thông tin với Ban Chỉ đạo 35, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền
thông xử lý các thông tin xấu, độc.
Hơn nữa, Đảng cần phải tuyên truyền, chia sẻ thông tin về mục đích của
những thông tin giả, sai sự thật nhằm tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý tò mò,
đổ lỗi cho chính quyền và một bộ phận người dân. Thông qua việc kích động, p
hoại tư tưởng, gây chia rẽ này, các đối tượng ý đồ tập hợp một bộ phận quần chúng
nhân dân thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch để hình thành những lực lượng chống
Đảng, Nhà nước sau này.
Tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ thế hiện trong chiến tranh dành độc lập,
mà còn trải dài ở tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ,đời sống,… từ trung ương
đến địa phương. Muốn đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, việc nâng cao khối đại
đoàn kết đang là điều hết sức quan trọng. Vì thế, Mặt trận Tổ quốc phải tiếp tục phải
làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan
đảng và nhà nước ở Trung ương cũng như các địa phương. Chủ động phối hợp với
chính quyền giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp
phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Luôn đối thoại, lắng nghe,
học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của
nhân dân; tin dân và tôn trọng dân; đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.
3.3. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi của
cách mạng
Giai đoạn 1939-1945, con đường cách mạng đang lúc đầy cam go, thử thách
nhất, trong lúc Đảng vẫn là một tổ chức chưa nhiều người dân biết đến, đến tận cuối
năm 1944 mới thành lập một đội quân với vũ khí thô sơ, lạc hậu và phải đối phó với
những bọn thực dân phát xít hùng mạnh, nhưng Đảng ta vẫn luôn vững vàng chèo
lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao phong ba bão táp, qua bao thác
ghềnh để đi tới bến bờ vinh quang.
lOMoARcPSD| 40342981
14
Trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh
đạo của Đảng được tạo dựng từ năng lực hoạch định và thực thi các quyết sách
chính trị đúng đúng đắn và những thắng lợi to lớn đạt được trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoảng cách của các quốc gia đang ngày càng bị
thu hẹp và xoá nhoà, tiến trình giao lưu, học hỏi lẫn nhau đang diễn ra nhanh chóng.
sự bùng nổ thông tin đã ảnh hưởng nhất định đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta. Không vì thế mà nhân dân Việt Nam đã quên nhưng công lao của Đảng, đặc
biệt phần lớn thế hệ trẻ, sinh viên vẫn đang có niềm tin tuyệt đối vào Đảng. Tuy
nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên đang giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng
cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một
số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược truyền thống của Đoàn, trái
với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.
Để giải quyết vấn đề cần phải phối hợp nhiều ban ngành đoàn thể lại với nhau:
Một là, tập trung xây dựng, mở rộng mạng lưới các trung tâm hoạt động thanh
niên, nhà văn hóa thiếu nhi... trên cơ sở nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và
kinh phí xã hội hóa; tổ chức các điểm văn hóa thanh niên theo cụm dân cư; tổ chức
các hội thi, hoạt động văn hóa dân gian; tổ chức các cuộc vận động sáng tác tác
phẩm văn học, nghệ thuật dành cho thanh niên.
Hai là, làm tốt công tác truyền thông của Đoàn. Trong đó, tận dụng ưu thế tích
cực của các mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền,
định hướng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên,
thanh niên.
Ba là, Phát huy vai trò “tự phát hiện và tự chữa bệnh” của mỗi thanh niên.Bởi
suy đến cùng, mọi phương thức tác động của các chủ thể “chữa bệnh” chỉ có hiệu
quả khi và chỉ khi “người bệnh” chủ động tiếp nhận, biến quá trình “điều trị” thành
quá trình “tự điều trị”. Theo đó, cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
lOMoARcPSD| 40342981
15
thanh niên nâng cao năng lực tự nhận thức và chỉ ra những biểu hiện “lâm sàng” đối
với bạn bè, đồng chí, đồng đội; đồng thời, cần có cơ chế để khuyến khích thanh niên
tích cực, chủ động phòng ngừa “bệnh” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện,
hoàn cảnh với tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò quyết định thực hiện thắng
lợi các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà
nước; đồng thời, quyết định vị trí, vai trò của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
3.4. Chớp lấy thời cơ để tiến tới thắng lợi
Đảng ta đã rất khôn ngoan khi lựa chọn thời cơ giữa lúc quân Phát xít đầu
hàng và quân đồng minh chưa tiến vào nước ta. Cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra 15 ngày
nhưng đã dành lấy chính quyền ở toàn Việt Nam mà chưa cuộc khởi nghĩa nào lúc
trước thực hiện được.
Nếu biết vận dụng, nắm bắt tốt cơ hội và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử
thách thì sẽ biến điều bất lợi thành có lợi.Tình hình thế giới và trong nước đều có
những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đang xen lẫn nhau. Chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Corona hoành hành, đều tạo động lực cho nền
kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, bên cạnh đó, cũng tạo ra áp lực, rào cản cho chính
phủ và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chúng ta cần nhìn nhận và xác định minh bạch những khó khăn, thách thức,
rào cản cần phải phá bỏ và vượt nó từ đó bắt thêm được nhiều cơ hội mới, biệt là
thực trạng nhiều cán bộ, Đảng viên có xu hướng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống được nhân dân phản ánh qua những phương tiện truyền thống đại chúng, gây
xói mòn lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Nếu phá bỏ được những rào cản
này, cũng chính là cơ hội để chúng ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách
thức, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện
thắng lợi mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Từ bài học về sự lãnh đạo Đảng, đối với những cá nhân, đặc biệt là sinh viên,
có thể tự mình nâng cao ý thức, chủ động học tập, rèn luyện một phẩm chất đạo đức
lOMoARcPSD| 40342981
16
cách mạng, để có thể nắm bắt được thời cơ, đưa bản thân mình lên tầm cao mới
thông qua những chương trình, cuộc thi mà Trường, xã hội tổ chức. Từ đó, sinh viên
có nền tảng phục vụ cho công việc sau này, góp phần xây dựng một nước Việt Nam
vững mạnh.
lOMoARcPSD| 40342981
17
KẾT LUẬN
Giai đoạn 1939 – 1945 đã thể hiện tài thao lược, tính toán xuất chúng của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một giai đoạn cực kỳ khó khăn, trước sự
biến động liên tục trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Nhiều chính sách
sai lầm của giai đoạn trước đã được khắc phục, chỉnh sửa một cách hiệu quả ở trong
thời kỳ này.
Đảng đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm thay đổi đường lối của cách mạng Việt
Nam dựa trên thực tiễn xã hội. Với sự chuẩn bị chu đáo cộng với sự hy sinh của các
đồng chí cán bộ, Đảng đã hợp nhất nhân dân Việt Nam lại làm một, tiến tới Tổng
khởi nghĩa toàn quốc. Chứng minh được chiến thắng của cách mạng tháng Tám là
chiến thắng mang tính tất yếu của lịch sử. Cách mạng tháng Tám cũng là niềm tự
hào của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ này đã đánh dấu nhiều sự kiện trọng đó là : Sự thành lập của
Mặt trận Việt Minh và Đội tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của quân đội
nhân dân Việt Nam.
Từ lịch sử đã để lại cho Đảng và cá nhân mỗi người nhiều bài học tuy cũ
nhưng vẫn quý báu dù trong thời đại công nghệ kỹ thuật tân tiến. Những điều này
đã dạy cho chúng ta biết rằng luôn nắm vững lý thuyết nhưng phải nhìn nhận vào
thực tiễn, nắm bắt thời cơ để vươn mình, trở thành một nước văn mình, giàu mạnh.
Đồng thời, nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng vào Đảng
và Nhà nước của nhân dân. Bên cạnh đó,luôn luôn cảnh giác với những thế lực thù
địch, âm thầm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và suy giảm niềm tin của nhân dân
vào Đảng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt
Nam,
NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội
lOMoARcPSD| 40342981
18
2. Đảng Cộng sản Việt Nam 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Đảng Cộng sản Việt Nam 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
| 1/20

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trần Hải Anh – 19H1010016 - 010400510805
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI:
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Thu Hoài
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 lOMoAR cPSD| 40342981 MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 0
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ ...................................................................... 1
1.1. Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945 ........................................................ 1
1.2. Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939 .......................................................... 2
CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI ........ 3
PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 ...................................... 3
2.1. Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám....... 3
2.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa ........................................ 6
2.3. Cách mạng tháng Tám bùng nổ ....................................................................... 7
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY ..................... 10
3.1. Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền thực tiễn
và nắm bắt tình hình thế giới ................................................................................ 10
3.2. Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh bất diệt, đánh tan mọi kẻ thù ................... 11
3.3. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách
mạng ...................................................................................................................... 13
3.4. Chớp lấy thời cơ để tiến tới thắng lợi ............................................................ 15
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 17
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn trong quá
khứ. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mọi khó khăn đều
được giải quyết một cách tài tình. Đảng đã góp công lớn cho nền độc lập dân chủ
của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam ngày nay. lOMoAR cPSD| 40342981
Ở thời điểm hiện tại, sau ba làn sóng dịch bệnh Covid-19 tấn công ở khắp các
ngõ ngách trên thế giới, dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nước ta đã trở thành
một trong số ít những nước trên thế giới được đánh giá cao về phòng chống dịch
bệnh. Tuy nhiên, ở làn sóng dịch lần thứ tư, các nước châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng đã bị biến chủng Delta hoành hành nặng nề. Một số kẻ đã đăng tin
giả, tin sai sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, và nhằm mục đích bôi
xấu Đảng, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước ta.
Tôi muốn viết bài này để nhắc lại một trong những giai đoạn khó khăn nhất
trong lịch sử Việt Nam là giai đoạn 1939 – 1945, Đảng đã chèo lái con đường
ViệtNam như thế nào để dành lấy thắng lợi. Đồng thời những bài học đã để lại của
thế thế hệ trước cho thế hệ sau này, và cách vận dụng nó cho công cuộc kiến thiết
đất nước trong bối cảnh toàn cầu đang biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung và dịch bệnh tấn công hiện nay.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý luận cho nên bài tiểu luận không thể tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp của giảng viên để bài làm có thể hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1.
Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945
Vào tháng 9-1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến
với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Tháng 4 -1940, Quân Đức đánh thẳng vào Pháp. Nước Pháp bại trận sau 6
tuần chiến đấu và phải ký hiệp định đình chiến vào ngày 20 – 6 – 1940. Theo đó,
chính phủ Pháp, do Pê-Tanh làm Quốc trưởng, nắm quyền tự trị và làm tay sai cho Đức.
Tại châu Á, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến, sau khi chiếm
được phần Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Tháng 9 – 1940, quân
Nhật nhảy vào chiếm khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 1 lOMoAR cPSD| 40342981 1.2.
Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939
Giai đoạn 1930 – 1939, Cách mạng Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến
quan trong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt
to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, đánh một nốt son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc. Năm 1930-1931, phong trào Xô Viết bùng nổ tại Nghệ An và
Hà Tĩnh, nhân dân nổi dậy dành lấy chính quyền, đã nguồn cổ vũ mạnh mẽ trong
phòng trào dành độc lập trong nước.
Nhiều hội nghị được tiến hành như hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10-1930) đã đưa ra Cương lĩnh chính trị
và đề ra đường lối cách mạng của dân tộc, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng
Sản Đông Dương (3-1935) đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến
địa phương, và các các chức quần chúng.
Nhìn chung đây là giai đoạn khó khăn của Đảng, thách thức một lực lượng
chính trị vừa thành lập, còn non trẻ trước sự đàn áp dã man cửa thực dân, Nguyễn
Ái Quốc bị cầm tù ở Trung Quốc và tình hình thế giới có nhiều biến động. Những
sự việc này đã tạo tiền đề cho việc thay đổi đường lối đấu tranh của Đảng ta , và
cũng là một cuộc tập duyệtt cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 2 lOMoAR cPSD| 40342981
CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945
2.1. Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám.
Năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra, cuốn không ít quốc gia dân tộc vào vòng
xoáy của nó mà viễn cảnh hết sức ảm đạm. Khi đó, Đảng Cộng Sản Đông Dương
vẫn kịp thời lui về hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm về nông thôn, đồng thời vẫn
chú trọng thành thị. Khi phân tích cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai,Đảng đã dự báo
về một trào lưu cách mạng khi hết thảy dân chúng bị áp bức sẽ thừa cơ nổi dậy bẻ
xiềng nô lệ kéo dài đã hàng thế kỷ. Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định chiến
tranh chính là tác nhân thúc đẩy thời cơ cách mạng nhanh chóng chín muồi, cần
phải chuyển từ tích luỹ lực lượng sang đấu tranh trực diện đánh đổ cường quyền.
Đối với cách mạng Việt Nam, cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ và
trực tiếp, đặt ra nhiều vấn đề mới về chiến lược và sách lược. Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (11-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) phân tích tình
hình và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại
xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”1. Đảng Cộng sản
Đông Dương coi việc làm cho mỗi cá nhân “có ý thức về sự tồn vong của dân tộc và
sự liên quan mật thiết của vận mạng dân tộc với lợi ích cá nhân mình; đặt quyền lợi
dân tộc lên trên các quyền lợi khác, thống nhất lực lượng dân tộc”2 là điều kiện cốt
yếu, là con đường duy nhất đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến trái chiều về đường lối cách mạng trong Đại hội
Trung ương 11-1940, Trung ương Đảng vẫn còn nhiều trăn trở, chưa thật dứt khoắt
với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Phải đến tháng
51941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì phiên họp lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
1 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.536
2 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.544 3 lOMoAR cPSD| 40342981
Đảng đã tạo nên bước ngoặt quan trọng cả về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hội nghị đã nêu rõ những nội dung quan trọng:
Một là, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp
bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật, bởi vì
nhân dân ta đang chịu cảnh “một cổ ai tròng”, tình thế hết sức khó khăn dưới hai
tầng áp bức Pháp – Nhật, “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân
tộc nguy vong không lúc nào bằng”3. Từ đó, xác định rõ kẻ thù của cách mạng:
“Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”.
Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận
dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Hội nghị
quyết định thay đổi chính sách, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết
một cách nhuần nhuyễn quan hệ giữa cách mệnh phản đế và điền địa. Đặt nhiệm vụ
thu góp toàn lực đem tất cả ra quyết giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng
Cộng Sản Đông Dương tập trung “lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương,
không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ”, với tiêu chí
duy nhất: Yêu nước thương nòi, đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là yếu – trên quan
điểm đó, một mặt, Đảng ra sức kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, muôn người
như một cùng chung tay vì việc nghĩa; mặt khác, đánh giá đúng thái độ của các lực
lượng chính trị khác nhau trong xã hội để có chủ trương đoàn kết, tập hợp, “thêm
bạn bớt thù”. ĐCSĐD nhất quán thực hiện chính sách hợp tác giữa các lực lượng
cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là tư duy mới xem tất cả
những người dân Việt Nam yêu nước là thành phần nồng cốt, phục vụ cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc so với lối chủ trương cũ xem hai lực lượng công – nông là lực lượng chính.
Ba là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi
hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, các dân tộc trên
3 Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 112 4 lOMoAR cPSD| 40342981
cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng
thành lập một quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận
và coi trọng”4. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông
Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba
dân tộc chống kẻ thù chung.
Bốn là, phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu
bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh
đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự
thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
Những ước chuyển biến lớn nhất mà hội nghị đã mang lại không chỉ là mang
lại làn gió đổi mới trong sự nghiệp cách mạng mà còn là thống nhất về việc thành
lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay còn gọi là Việt Minh.
Trong giai đoạn 1941-1943, Phát – Nhật tăng cường đàn áp phong trào cách
mạng Việt Nam, nhiều quyết định sai lầm được đưa ra khiến các cuộc khởi nghĩa
thất bài, nhiều chiến sĩ cấp cao tại mặt trận Việt – Minh bị xử bắn, Hồ Chí Minh bị
tống giam tại Trung Quốc trong một năm, tình thế rất khó khăn. Trước quân thù tàn
bạo các chiến sĩ cộng sản đã nêu cao ý chí kiên cường bất khuất và giữ vững niềm
tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng.
Dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng với chủ trương “liên hiệp hết thảy các giới
đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt
tôn giáo và xu hướng chính trị”5, mặt trận Việt Minh nhanh chóng có được sự ủng
hộ không chỉ của hai giai cấp công nhân, nông dân, mà còn của tầng lớp trí thức, địa
chủ yêu nước tiến bộ, tư sản dân tộc, tăng ni, giáo sĩ, phật tử Tầng lớp trí thức tiến
bộ ngả về phía Việt Minh, hoạt động trong các hội truyền bá chữ quốc ngữ. Từ miền
núi đến miền xuôi, từ ngoài Bắc vào trong Nam, một cao trào cứu nước phát triển
4 Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 113
5 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Hà Nội, 2000, tr.461 5 lOMoAR cPSD| 40342981
mạnh mẽ, khối đoàn kết dân tộc lớn mạnh chưa từng có, tạo bước đột phá về chất
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trên quan điểm “cuộc cách mạng Đông Dương phải được kết liễu bằng một
cuộc khởi nghĩa võ trang”6, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Trung ương
Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những
đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu bảo vệ nhân
dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc
Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm. Tháng 11-1941, tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên ở
Cao Bằng (gồm 13 người) được thành lập. Cuối 1944, trước đòi hỏi gấp rút của tình
hình, khi ngày khởi nghĩa đang đến gần, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, ĐCSĐD
thành lập lực lượng vũ trang làm đòn bẩy cho cao trào cách mạng toàn quốc bùng
nổ. Chọn trong hàng ngũ những đội du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ, đội viên
kiên quyết, hăng hái nhất, tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực, tháng
12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Vài ngày sau khi
thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập hai chiến công vang
dội hạ đồn Phai Khắt (ngày 25-12) và đồn Nà Ngần (ngày 26-12).
Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng
Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện;
Một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản
chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2.2.
Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
Đầu năm 1945,Thế chiến thứ hai đang dần khép lại, quân Đồng Minh thắng
chỉ còn là vấn đề thời gian. Ở Việt Nam, Pháp ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng
Minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị cho Pháp.
Nhật đã tiên liệu trước điều này, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp, độc
6 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.129 6 lOMoAR cPSD| 40342981
chiếm Đông Dương, dựng chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim lên làm bù nhìn,
phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít.
Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngày
123- 1945 đưa ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị
nhận định: cuộc đảo chính đã tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những
điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được
thay bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
và Cứu quốc quân phối hợp lại thành một lực lượng chính trị của quần chúng giải
phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) làm trung
tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc
quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.
Dựa vào tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đã ra sức tổ chức
một cách bài bản, quy mô rộng lớn, thống nhất từ Bắc xuống Nam, và chỉ đợi thời
cơ chín mùi để lần đầu tiên thoát khỏi ách thống chính của chủ nghĩa thực dân – phát xít. 2.3.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ
Giữa tháng 8-1945, cục diện thế chiến thứ hai đã ngã mũ, quân đồng minh tiến
công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Giữa trưa 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện trên
sóng phát thanh của Nhật bản.
Tuy nhiên, thách thức mới lại đến, Hội nghị Ianta tháng 2 – 1945 và Hội nghị
Posdam tháng 7-1945 đều thống nhất cho Pháp tiếp tục cai quản Đông Dương và
quân Đồng minh sẽ vào Việt Nam để áp giải lính Nhật. Sau khi vào được Việt Nam,
quân Đồng minh sẽ phối hợp với Pháp đặt lại chế độ thực dân cũ là rất cao. Như 7 lOMoAR cPSD| 40342981
vậy, thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định: từ khi Nhật đầu
hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Ngày 12-8-1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong
khu. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ba Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân
lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa
Tại miền Bắc, chiều 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, một đơn
vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải
phóng thị trấn Thái Nguyên. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền tỉnh luỹ sớm nhất cả nước.
Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945,
hàng vạn dân nội, ngoại thành xuống đường biểu tình. Quần chúng cách mạng đã
lần lượt chiếm được Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh Sát Trung ương, Sở Bưu điện,
… Tối cùng ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội dành thắng lợi.
Ở Huế, ngày 20 – 8, Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Ngày 23-8, Uỷ
ban lãnh đạo quần chúng nhân dân đã chiếm chính quyền thành công.
Tại Sài Gòn, Xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh vào
ngày 25-8. Các đơn vị “Xung phong công đoàn”, “Thanh niên tiền phong”, công
nhân, nông dân các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, kéo về thành phố. Quần
chúng chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Bưu điện,… giành được chính quyền ở Sài Gòn
Nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn, thành thị tiếp nối nhau khởi nghĩa. Đồng
Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành lấy chính quyền sau cùng vào ngày 28 – 8.
Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lầm thời Việt Nam, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân
và thế giới: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập 8 lOMoAR cPSD| 40342981
Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặc lớn cho lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan
xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật
trong 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị hàng chục thế kỷ và lập nên nhà
nước Việt Nam – nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 – 1945 đã
chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh ở Việt Nam. Các cán bộ Đảng và Việt Minh từ
trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ
phát động quần chúng dành chính quyền. Do đó, Cách mạng tháng Tám là một
chiến thắng tất yếu và có tính lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt
Nam: kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, vận mệnh
dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. 9 lOMoAR cPSD| 40342981
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY 3.1.
Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền
thực tiễn và nắm bắt tình hình thế giới
Trong giai đoạn 1930-1938, chủ trương đường lối của Đảng còn mang tính rập
khuôn, đặt nặng lý thuyết, không nhìn thấy được thực tiễn của xã hội. Khác với
Liên Xô – trước cách mạng tháng Mười, dù người dân Nga vẫn bị bốc lột nặng nề
nhưng nước Nga vẫn là nước độc lập, do người Nga làm chủ. Nhiệm vụ của họ cấp
thiết là phải lật độ giai cấp thống trị là phong kiến – tư sản, đưa giai cấp công nhân
lao động Nga lên nắm quyền. Do đó mâu thuẫn chính của nhà nước Xã hội chủ
nghĩa đầu tiên là mâu thuẫn giai cấp. Trong khi đó, người dân Việt Nam không chỉ
bị bốc lột bởi giai cấp địa chủ phong kiến, mà còn bởi đế quốc thực dân. Luận
cương chính trị tháng 10- 1930 muốn giải quyết hai mâu thuẫn đó đồng thời. Tuy
nhiên, với lực lượng còn mỏng, ta yếu địch mạnh thì không thể tiến hành theo chủ
trương đã đề ra. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thấy được thực tiễn
của Việt Nam, xem độc lập dân tộc là trên hết, đoàn kết tất cả các tầng lớp yêu nước
Việt Nam lại và đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trước mắt, trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, Đảng ta
nên đặt mục tiêu theo tình hình thực tiễn xã hội, đổi mới và hoàn thiện hệ thống
chính trị. Dựa vào thực tiễn cho thấy nước ta không thể bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa được, mà phải dựa vào tư bản chủ nghĩa để
có bước nhảy lên chủ nghĩa xã hội. Chính phủ đã vận dụng kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác – lênin và thực tiễn bằng cách cho phép nền kinh tế nhiều thành phần được
hoạt động, thu hút FDI từ khác nơi trên thế giới, không chỉ làm bạn với các nước xã
hội chủ nghĩa mà còn chủ động giao lưu học hỏi, chuyển giao công nghệ với tất cả
các nước trên thế giới. Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần phát huy sức mạnh tổng
hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại Cách mạng
công nghiệp 4.0. Theo đó, Việt Nam cần phát huy vị thế chiến lược về địa - chính
trị, địa - kinh tế, địa - công nghệ... để xây dựng chiến lược tăng cường kết nối, như
kết nối hạ tầng “cứng” (về giao thông, cảng biển,...) và hạ tầng “mềm” (về kỹ thuật 10 lOMoAR cPSD| 40342981
số, dữ liệu, nhân lực...). Kết nối giữa các nhóm nước, tiểu vùng trong ASEAN và
các nước trong Liên Hiệp Quốc
Tuy nhiên, Chính phủ cho phép nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ nhưng
không nên để một số tập đoàn trong và ngoài nước làm lũng đoạn nền kinh tế, ảnh
hướng đến chính trị Việt Nam để phục vụ mục đích các nhân của họ . Chính phủ
nên và sẽ là một trong những đầu tàu dẫn dắt các thành phần kinh tế đi theo một
định hướng xã hội chủ nghĩa chung, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Thực tiễn đã cho thấy, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một trong những quốc
gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002
đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45
triệu người thoát nghèo. Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng
dưới sự chỉ đạo của Đảng, nền kinh tế tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương.
Ngay thời kỳ đầu của dịch bệnh, Covid-19 chỉ mới lây lan sang một vài nước
và chủ yếu tại Trung Quốc, ngay lúc các nước còn chủ quan và xem thường loại
Virus này, Đảng và Chính phủ đã chủ động phòng ngừa dịch bệnh, cách ly toàn bộ
các trường hợp F0, F1, F2, xây dựng mạng lưới y tế vững vàng trước dịch bệnh,
tuyên truyền cho toàn bộ người dân biết về độ nguy hiểm , các triệu chứng của loại
bệnh này. Không những thế, khi dịch mới xuất hiện ở một vài địa phương, nhưng
chính phủ vẫn chủ trương dãn cách toàn bộ xã hội toàn nước Việt Nam. Kết quả, dải
đất hình chữ S đã là một trong những nước phòng chống dịch tốt nhất năm 2020, tạo
điều kiện ổn định kinh tế - chính trị xã hội. Một phần của những chính sách này
được lấy từ bài học lịch sử sau sắc giai đoạn 1939-1945 , thời kỳ mà Trung ương
Đảng luôn luôn nắm bắt tình hình của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mà đưa ra
những quyết định chủ trương phù hợp. 3.2.
Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh bất diệt, đánh tan mọi kẻ thù.
Bài học lịch sử vẫn còn đó, khi dân tộc Việt Nam đồng lòng lại, có thể đánh
đuổi bất cứ quân xâm lược nào, cho dù đó có là những cường quốc Pháp, Nhật,…
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam có thể “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, 11 lOMoAR cPSD| 40342981
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Mỗi người dân Việt Nam phải nhận thức được rằng Đại đoàn kết dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng thực sự là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Khi nước ta đang có sự phát triển vượt bậc, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, nhưng vẫn còn đâu đó những thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta,
những chiêu trò “diễn biến hoà bình”. Khi mạng xã hội đang phát triển như vũ bão,
người trẻ chưa đủ kiến thức đang chê bai các chính sách của Nhà nước, lợi dụng
nhiều kẻ hở chưa được giải quyết, các thế lực phản động ra sức đăng những bài viết,
video bịa đặt ,cóp nhặt hoặc tự dựng lên để xuyên tạc tình hình, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Đây là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết nhất trong thời
bình để bảo vệ nền độc lập và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Năm 2020, lũ lụt ở miền trung diễn ra triền miên, lợi dụng tình hình khó khăn
đang diễn ra, đã có hành vi chia sẻ bài viết mang tính cóp nhặt những hình ảnh lấy
từ những nguồn thông tin không chính xác trên mạng và đổ lỗi cho đồng bào miền
Trung. Họ cho rằng, đồng bào miền Trung đã quay lưng một cách đáng trách với
những việc làm từ thiện của nhân dân cả nước (vứt quần áo, bánh chưng cứu trợ...).
Mục đích của việc này là để tạo nên sự kì thị, vẽ nên bức tranh rất xấu về hình
ảnh người dân vùng lũ, nhằm khoét sâu vào tâm lý, tư tưởng, thái độ và cách nhìn
nhận của những người đã và đang có ý định làm từ thiện sẽ suy nghĩ lại, thậm chí
dừng hành động cứu trợ của mình. Việc này gây mất đoàn kết trong nhân dân.
Do đó, nếu cứ tiếp tục để điều này diễn ra thì hậu quả sau này sẽ khôn lường.
Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách về phòng chống tin giả, tin sai sự thật, phạt
nhiều cá nhân có dấu hiệu vi phạm cụ thể như :thành lập Đội xử lý tin trên không
gian mạng phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự Đại hội Đảng XIII; thành lập
Đội phản ứng nhanh để kịp thời ứng phó đối với tình hình dịch bệnh COVID-19, 12 lOMoAR cPSD| 40342981
góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của đơn vị. Thường xuyên trao đổi
thông tin với Ban Chỉ đạo 35, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền
thông xử lý các thông tin xấu, độc.
Hơn nữa, Đảng cần phải tuyên truyền, chia sẻ thông tin về mục đích của
những thông tin giả, sai sự thật nhằm tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý tò mò,
đổ lỗi cho chính quyền và một bộ phận người dân. Thông qua việc kích động, phá
hoại tư tưởng, gây chia rẽ này, các đối tượng ý đồ tập hợp một bộ phận quần chúng
nhân dân thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch để hình thành những lực lượng chống
Đảng, Nhà nước sau này.
Tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ thế hiện trong chiến tranh dành độc lập,
mà còn trải dài ở tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ,đời sống,… từ trung ương
đến địa phương. Muốn đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no, việc nâng cao khối đại
đoàn kết đang là điều hết sức quan trọng. Vì thế, Mặt trận Tổ quốc phải tiếp tục phải
làm tốt hơn vai trò tập hợp, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh với các cơ quan
đảng và nhà nước ở Trung ương cũng như các địa phương. Chủ động phối hợp với
chính quyền giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp
phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Luôn đối thoại, lắng nghe,
học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của
nhân dân; tin dân và tôn trọng dân; đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.
3.3. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng
Giai đoạn 1939-1945, con đường cách mạng đang lúc đầy cam go, thử thách
nhất, trong lúc Đảng vẫn là một tổ chức chưa nhiều người dân biết đến, đến tận cuối
năm 1944 mới thành lập một đội quân với vũ khí thô sơ, lạc hậu và phải đối phó với
những bọn thực dân phát xít hùng mạnh, nhưng Đảng ta vẫn luôn vững vàng chèo
lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao phong ba bão táp, qua bao thác
ghềnh để đi tới bến bờ vinh quang. 13 lOMoAR cPSD| 40342981
Trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh
đạo của Đảng được tạo dựng từ năng lực hoạch định và thực thi các quyết sách
chính trị đúng đúng đắn và những thắng lợi to lớn đạt được trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoảng cách của các quốc gia đang ngày càng bị
thu hẹp và xoá nhoà, tiến trình giao lưu, học hỏi lẫn nhau đang diễn ra nhanh chóng.
sự bùng nổ thông tin đã ảnh hưởng nhất định đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta. Không vì thế mà nhân dân Việt Nam đã quên nhưng công lao của Đảng, đặc
biệt phần lớn thế hệ trẻ, sinh viên vẫn đang có niềm tin tuyệt đối vào Đảng. Tuy
nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên đang giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng
cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một
số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược truyền thống của Đoàn, trái
với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.
Để giải quyết vấn đề cần phải phối hợp nhiều ban ngành đoàn thể lại với nhau:
Một là, tập trung xây dựng, mở rộng mạng lưới các trung tâm hoạt động thanh
niên, nhà văn hóa thiếu nhi... trên cơ sở nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và
kinh phí xã hội hóa; tổ chức các điểm văn hóa thanh niên theo cụm dân cư; tổ chức
các hội thi, hoạt động văn hóa dân gian; tổ chức các cuộc vận động sáng tác tác
phẩm văn học, nghệ thuật dành cho thanh niên.
Hai là, làm tốt công tác truyền thông của Đoàn. Trong đó, tận dụng ưu thế tích
cực của các mạng xã hội trong việc tiếp cận và truyền đạt nội dung tuyên truyền,
định hướng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh niên.
Ba là, Phát huy vai trò “tự phát hiện và tự chữa bệnh” của mỗi thanh niên.Bởi
suy đến cùng, mọi phương thức tác động của các chủ thể “chữa bệnh” chỉ có hiệu
quả khi và chỉ khi “người bệnh” chủ động tiếp nhận, biến quá trình “điều trị” thành
quá trình “tự điều trị”. Theo đó, cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho 14 lOMoAR cPSD| 40342981
thanh niên nâng cao năng lực tự nhận thức và chỉ ra những biểu hiện “lâm sàng” đối
với bạn bè, đồng chí, đồng đội; đồng thời, cần có cơ chế để khuyến khích thanh niên
tích cực, chủ động phòng ngừa “bệnh” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện,
hoàn cảnh với tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò quyết định thực hiện thắng
lợi các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà
nước; đồng thời, quyết định vị trí, vai trò của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. 3.4.
Chớp lấy thời cơ để tiến tới thắng lợi
Đảng ta đã rất khôn ngoan khi lựa chọn thời cơ giữa lúc quân Phát xít đầu
hàng và quân đồng minh chưa tiến vào nước ta. Cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra 15 ngày
nhưng đã dành lấy chính quyền ở toàn Việt Nam mà chưa cuộc khởi nghĩa nào lúc
trước thực hiện được.
Nếu biết vận dụng, nắm bắt tốt cơ hội và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử
thách thì sẽ biến điều bất lợi thành có lợi.Tình hình thế giới và trong nước đều có
những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đang xen lẫn nhau. Chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Corona hoành hành, đều tạo động lực cho nền
kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, bên cạnh đó, cũng tạo ra áp lực, rào cản cho chính
phủ và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chúng ta cần nhìn nhận và xác định minh bạch những khó khăn, thách thức,
rào cản cần phải phá bỏ và vượt nó từ đó bắt thêm được nhiều cơ hội mới, biệt là
thực trạng nhiều cán bộ, Đảng viên có xu hướng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống được nhân dân phản ánh qua những phương tiện truyền thống đại chúng, gây
xói mòn lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Nếu phá bỏ được những rào cản
này, cũng chính là cơ hội để chúng ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách
thức, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện
thắng lợi mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Từ bài học về sự lãnh đạo Đảng, đối với những cá nhân, đặc biệt là sinh viên,
có thể tự mình nâng cao ý thức, chủ động học tập, rèn luyện một phẩm chất đạo đức 15 lOMoAR cPSD| 40342981
cách mạng, để có thể nắm bắt được thời cơ, đưa bản thân mình lên tầm cao mới
thông qua những chương trình, cuộc thi mà Trường, xã hội tổ chức. Từ đó, sinh viên
có nền tảng phục vụ cho công việc sau này, góp phần xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh. 16 lOMoAR cPSD| 40342981 KẾT LUẬN
Giai đoạn 1939 – 1945 đã thể hiện tài thao lược, tính toán xuất chúng của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một giai đoạn cực kỳ khó khăn, trước sự
biến động liên tục trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Nhiều chính sách
sai lầm của giai đoạn trước đã được khắc phục, chỉnh sửa một cách hiệu quả ở trong thời kỳ này.
Đảng đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm thay đổi đường lối của cách mạng Việt
Nam dựa trên thực tiễn xã hội. Với sự chuẩn bị chu đáo cộng với sự hy sinh của các
đồng chí cán bộ, Đảng đã hợp nhất nhân dân Việt Nam lại làm một, tiến tới Tổng
khởi nghĩa toàn quốc. Chứng minh được chiến thắng của cách mạng tháng Tám là
chiến thắng mang tính tất yếu của lịch sử. Cách mạng tháng Tám cũng là niềm tự
hào của Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ này đã đánh dấu nhiều sự kiện trọng đó là : Sự thành lập của
Mặt trận Việt Minh và Đội tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ lịch sử đã để lại cho Đảng và cá nhân mỗi người nhiều bài học tuy cũ
nhưng vẫn quý báu dù trong thời đại công nghệ kỹ thuật tân tiến. Những điều này
đã dạy cho chúng ta biết rằng luôn nắm vững lý thuyết nhưng phải nhìn nhận vào
thực tiễn, nắm bắt thời cơ để vươn mình, trở thành một nước văn mình, giàu mạnh.
Đồng thời, nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng vào Đảng
và Nhà nước của nhân dân. Bên cạnh đó,luôn luôn cảnh giác với những thế lực thù
địch, âm thầm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 17 lOMoAR cPSD| 40342981 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 3.
Đảng Cộng sản Việt Nam 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18