-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Luật Hôn nhân và gia đình đề tài "Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành"
Tiểu luận môn Luật Hôn nhân và gia đình đề tài "Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hôn nhân & gia đình 3 tài liệu
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 142 tài liệu
Tiểu luận môn Luật Hôn nhân và gia đình đề tài "Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành"
Tiểu luận môn Luật Hôn nhân và gia đình đề tài "Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành" giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hôn nhân & gia đình 3 tài liệu
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 142 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36477832 Tên đề tài:
Kết hôn trái pháp luật và quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. HNGĐ: Hôn nhân và Gia đình
2. BLDS: Bộ luật Dân sự 2005
3. BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
4. CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
5. TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: Thông tư
liên tịch số 01/1016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi
hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
6. Nxb: Nhà xuất bản
7. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
8. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao 9. BTP: Bộ Tư pháp 1 lOMoARcPSD| 36477832 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát
triển của con người. Với mục đích ban đầu nhằm duy trì và phát triển nòi giống, dần dần
sự chung sống giữa nam và nữ được pháp luật thừa nhận với ý nghĩa cao cả hơn hết là
xây dựng gia đình. Kết hôn là bước khởi đầu để hình thành nên gia đình. Hôn nhân
không chỉ mang giá trị trong mối quan hệ tình yêu nam nữ mà còn có ý nghĩa đối với sự
phát triển của đất nước. Xây dựng gia đình hạnh phúc là kim chỉ nam cho đường lối của
Đảng và Nhà nước ta qua bao giai đoạn lịch sử. Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình vào tháng 10 -
1959: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là
gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”1.
Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, trong
đó, quan hệ hôn nhân, việc kết hôn giữa vợ chồng cũng không ngoại lệ. Thực tế đã có
nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan
hệ gia đình, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các bên chủ thể, mà còn tác
động đến lối sống và đạo đức xã hội, gây trì trệ cho việc phát triển của nước nhà. Kết
hôn trái pháp luật không còn là một vấn đề quá mới mẻ đối với hầu hết mọi người, nhưng
luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và ưu tiên tìm cách giải quyết.
Bài tiểu luận của chúng em với tên đề tài “Kết hôn trái pháp luật và quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành” nhằm tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ngày nay, hướng xử lý bằng cách hủy việc kết hôn
trái pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật
HNGĐ 2014). Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấn đề
kết hôn trái pháp luật, đồng thời đề xuất phương hướng để hoàn thiện quy định của pháp
luật, giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc kết hôn trái pháp luật đã gióng lên hồi chuông
cảnh báo trong toàn xã hội, không chỉ riêng ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Tính
cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc kết hôn trái pháp
luật như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã
1 Hồ Chí Minh toàn tập, 2011. 2 lOMoARcPSD| 36477832
hội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Dân sự của Nguyễn Huyền Trang2. Hay
“Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự năm
2016 của Nguyễn Tài Dương3.
Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí chuyên ngành được đăng tải trên các Tạp
chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát,… đề cập đến việc kết hôn trái pháp luật và hủy
kết hôn trái pháp luật như “Về giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật, kết hôn không đúng
thẩm quyền và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”
của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Lan - trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2019 được
phát hành ngày 10/4/2019…
Có thể thấy, vấn đề kết hôn trái pháp luật đã được các tác giả nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau nhưng đa số dựa trên những quy định của Luật HNGĐ 2000 và chưa
cập nhật hết các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn. Bài tiểu luận của chúng em sẽ thể
hiện được góc nhìn mới, quan điểm mới phù hợp với thực trạng cũng như quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành – Luật HNGĐ 2014.
3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nhìn nhận bao quát đề tài dưới nhiều góc độ khác
nhau từ lý luận cho đến thực tiễn nhưng sẽ tập trung vào các quy định trong pháp luật
Việt Nam hiện hành về việc kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật, chủ yếu là Luật HNGĐ 2014.
• Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
- Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận kết hôn trái pháp luật trong lĩnh vực HNGĐ;
- Làm sáng tỏ khái niệm, các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, chủ thểcó
thẩm quyền, căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Đưa ra cách thức xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật HNGĐ 2014;
- Nhìn nhận thực trạng kết hôn trái pháp luật ngày nay, từ đó nêu ra những bấtcập
cũng như kiến nghị phương thức giải quyết hợp lý, có khả năng thi hành, góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật, hủy
kết hôn trái pháp luật – đặc biệt là các quy định trong Luật HNGĐ 2014. Đồng thời, tìm
2 Tác giả chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh quan niệm kết hôn trái pháp luật, những quy định về
kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như thực tiễn kết hôn trái pháp luật hiện nay.
3 Luận văn tập trung vào khía cạnh hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật, do được viết sau khi
Luật HNGĐ năm 2014 có hiệu lực nên tác giả đã phân tích được một số điểm mới, cũng như bất cập việc áp dụng
pháp luật hiện hành, từ đó kiến nghị giải pháp để sửa đổi. 3 lOMoARcPSD| 36477832
hiểu về thực trạng kết hôn trái pháp luật trong xã hội ngày nay, thông qua đó đề ra các
phương hướng và giải pháp mang tính khả thi cao.
Phương pháp nghiên cứu: Tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
cụ thể như phương pháp khái quát, phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý
thuyết. Dựa trên nền tảng và xuất phát điểm là các tri thức lý luận (các quan điểm, lý
thuyết), từ đó đi sâu vào bản chất của vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện,
bao quát đối với thực tiễn cuộc sống.
5. Ý nghĩa thực tiễn của và kết cấu đề tài nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các vấn đề được đặt ra, bài tiểu luận đã thể hiện một cách chi
tiết về việc kết hôn trái pháp luật và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ
đó nêu ra những bất cập, thiếu sót khi áp dụng pháp luật cho tình huống thực tiễn, nhằm
đề xuất phương hướng hoàn thiện Luật HNGĐ góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu
biết của mỗi người trong quy định về hôn nhân, làm giảm tỷ lệ người dân kết hôn trái pháp luật.
Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương (không tính Lời mở đầu, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo):
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái
pháp luật theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy kết hôn trái pháp luật.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết của pháp luật Việt Nam về xử lý hủy kết hôn
trái pháp luật - Phương hướng và giải pháp. Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP
LUẬT VÀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Nhìn từ góc độ xã hội, lịch sử loài người đã chứng minh rằng, khi con người vừa
thoát ra khỏi cuộc sống hoang dã của động vật, khái niệm kết hôn chưa được biết đến.
Lúc này, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà chỉ đơn thuần là quan hệ “tính giao”4, sự liên
kết giữa họ nhằm thỏa mãn những bản năng thuần túy. Thực tế lúc bấy giờ, do điều kiện
tự nhiên quyết định, nên con người phải chấp nhận cuộc sống ăn ở chung, chồng chung
vợ chạ như Ph.Ănghhen đã viết “Đấy là hình thức quần hôn, một hình thức hôn nhân
4 Mang tính bầy đàn và bừa bãi, có nghĩa là mọi người đàn bà đều thuộc về mọi người đàn ông và ngược lại, điều
này được coi là phù hợp với tập quán lúc bấy giờ. 4 lOMoARcPSD| 36477832
trong đó cả từng nhóm đàn ông và cả từng nhóm đàn bà đều là sở hữu của nhau. Trong
đó ghen tuông khó lòng phát triển5. Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển của nhân
loại, dần dần sự liên kết giữa đàn ông và phụ nữ không chỉ còn là sự ràng buộc đơn thuần
mà nó là sự liên kết mang tính xã hội, thể hiện những giá trị văn minh của con người
trong mối quan hệ đặc biệt được gọi là "hôn nhân".
Dưới góc độ xã hội, kết hôn6 được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng.
Đây là sự liên kết đặt biệt nhằm tạo dựng các mối quan hệ gia đình. Một trong những
chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình
duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của nhân loại.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiện
pháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo
quy định của pháp luật. Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sự chính
thức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn. Tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của
mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng. Đối
với pháp luật Việt Nam, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được Nhà nước thừa nhận
mới được coi là hợp pháp. Kết hôn là cánh cửa mở ra cuộc sống hôn nhân, là cơ sở hình
thành gia đình, làm phát sinh các quan hệ thiết yếu trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hôn, tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ
2014, các nhà làm luật đã quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam
và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn”. Đồng thời điều kiện kết hôn như thế nào, trình tự thủ tục kết
hôn ra sao, pháp luật nước ta cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ.
1.1.2. Điều kiện kết hôn theo pháp luật
Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi về mặt pháp lý đối với hai bên nam, nữ và chỉ
khi thỏa mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Luật HNGĐ 2014
quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện tại khoản 1 Điều 8 của Luật này7. Theo đó:
Về độ tuổi: Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn,
nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và tuổi được tính theo tuổi tròn dựa
vào ngày, tháng, năm sinh.
Về sự tự nguyện: Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùng
chung sống với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người. Nam, nữ tự quyết đối
5 Xem C.Mác – Ph.Ăngghen, tuyển tập 6, Nxb.Sự thật, Hà Nội 1994, tr.62.
6 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng" [99, tr. 467]. 5 lOMoARcPSD| 36477832
với việc kết hôn một cách chủ quan theo ý muốn của họ và không bị tác động bởi bất kỳ
ai. Tính tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua việc nam, nữ cùng trực tiếp ký chứng
nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về năng lực hành vi dân sự: Theo quy định thì người kết hôn phải là người không
bị mất năng lực hành vi dân sự và điều kiện để bị coi là một người mất năng lực hành vi
dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 20158. Quy định này nhằm đảm bảo tính
tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng – con cái.
Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Theo quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014.
7 Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014.
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản2 Điều 5 của Luật này”.
8 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định
tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi
không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự".
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1.2.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Từ khái niệm và những điều kiện kết hôn đã phân tích như trên, thì khi đăng ký kết
hôn nếu hai bên nam nữ thỏa mãn đủ theo các điều kiện được pháp luật quy định về độ
tuổi, về sự tự nguyện, về năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp cấm kết
hôn, thì hôn nhân đó được xem là hợp pháp, có giá trị pháp lý. Nếu vi phạm điều kiện
kết hôn thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Quyền kết hôn là quyền của mỗi người,
nhưng khi kết hôn thì họ phải tuân thủ theo sự điều chỉnh của pháp luật, phải tuân thủ
các điều kiện mà Nhà nước đặt ra, như C.Mác khẳng định tại Bản dự luật về ly hôn:
“Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân một
khi người đó kết hôn. Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, cũng như người bơi
lội không sáng tạo, không phát minh ra tự nhiên và những quy luật về nước và trọng 6 lOMoARcPSD| 36477832
lực. Vì thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự
tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân”7.
Như thế, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định
và được điều chỉnh bởi Luật HNGĐ, hiện nay là Luật HNGĐ 2014. Theo khoản 6 Điều
2 Luật này quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn
theo quy định tại Điều 8 Luật này”. Có thể hiểu, kết hôn trái pháp luật là hình thức kết
hôn không được pháp luật thừa nhận, dù việc kết hôn này được cơ quan hộ tịch cấp Giấy
chứng nhận kết hôn nhưng việc kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai
chủ thể do vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định. Và để xác định xem đâu là kết hôn
trái pháp luật thì cần phải đáp ứng đủ hai tiêu chí:
Thứ nhất, việc kết hôn đảm bảo điều kiện hình thức (tức là có tiến hành đăng ký kết hôn);
Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều kiện nội dung (tức điều kiện kết hôn).
Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật, do quan hệ hôn nhân không
được Nhà nước công nhận nên việc kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên chủ thể. Bên cạnh đó, hành vi kết hôn trái pháp
luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ, gia tăng
tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như các chính sách
quản lý của Đảng và Nhà nước ta, khiến cho các cơ quan khó có thể nắm bắt chính xác
số liệu, vấn đề về hộ tịch, khai sinh, các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh
chấp. Việc để hiện tượng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến trong quần chúng
nhân dân sẽ làm suy thoái giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống tốt đẹp của mỗi con người,
trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
1.2.2. Các yếu tố dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, điều này xuất phát từ
các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, từng hoàn cảnh riêng biệt. Trong đó,
tiêu biểu là do ảnh hưởng kinh tế - xã hội, văn hóa và con người.
• Về kinh tế - xã hội
Từ trước đến nay, kinh tế luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết
định đối với đường hướng phát triển của một quốc gia. Nền kinh tế ngày càng phát triển
là một điểm đáng mừng đối với các quốc gia, tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã tác động đến lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội tạo ra những
thay đổi đáng kể về quan niệm tình yêu và hôn nhân. Hôn nhân vốn dĩ là điều rất thiêng
liêng cao cả, đề cao vai trò, trách nhiệm của người trong cuộc trước, nhưng lại dần bị
7 C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, (tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội. 7 lOMoARcPSD| 36477832
chuyển hóa thành những thỏa thuận, hợp đồng với mục đích kinh tế mà coi nhẹ mục
đích xây dựng gia đình, như việc kết hôn “giả” để được xuất cảnh, đi xuất khẩu lao động,
nhập tịch nước ngoài. Trớ trêu thay, kết hôn giả lại gây ra hậu quả thật. Nhiều người
“tiền mất tật mang”, phải bỏ học, vay nợ cả nghìn USD để đưa cho môi giới nhằm lo thủ
tục kết hôn với người nước ngoài, nhưng khi đến nơi lại không thể ly hôn với người bảo
lãnh vì người bảo lãnh đã “cao bay xa chạy”, không ít người sau nhiều tháng sống chui
trên đất khách quê người thì bị trục xuất về nước.
Bên cạnh đó, phát triển quá mức của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến lối sống, thay
đổi quan điểm về tình yêu và hôn nhân của một số thanh niên. Cần nên hiểu rằng, đi
cùng với tăng trưởng kinh tế là yêu cầu về tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế mà đời
sống tinh thần, đạo đức xuống cấp sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước.
• Về văn hóa truyền thống, ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu
Đất nước Việt Nam từ xưa đến nay nổi tiếng với nền tinh hoa văn hóa truyền thống
có từ ngàn đời, 54 dân tộc anh em với 54 màu sắc, nét văn hóa đặc trưng riêng biệt.
Ngoài những phong tục tập quán tốt đẹp góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội thì vẫn còn
tồn tại một số hủ tục, nét văn hóa lạc hậu gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở hiệu
quả thi hành pháp luật. Chẳng hạn tục “cướp vợ”8 của chàng trai H’Mông trên Tây Bắc.
Tuy nhiên, ngày nay phong tục này đã bị biến dạng. Vì muốn có thêm người làm, bất
chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình đã tổ chức “cướp” con gái nhà người khác làm
vợ cho con mình một cách đầy bạo lực, không màng đến ý nguyện của người con gái.
Một cô gái đã bị bắt đi thì khó lòng mà trở về nhà cha mẹ theo tục lệ của người H’Mông.
Ngoài ra còn các hủ tục khác như tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Đây đều là những
cuộc hôn nhân trái pháp luật, là phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, trở thành vật cản,
gánh nặng truyền đời đối với cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số. Hủ tục
không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thể thay đổi nếu những người
đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt9.
• Về con người - khả năng hiểu biết và trình độ nhận thức
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ kết hôn trái pháp luật là sự
hiểu biết, khả năng nhận thức và tư duy của mỗi người. Tuy tác hại của việc kết hôn trái
pháp luật đã được tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng, nhưng việc mang pháp luật
đến gần hơn với mọi người vẫn còn bị hạn chế ở nhiều vùng miền, nhất là ở những vùng
cao, vùng xa hẻo lánh, thiếu thốn nhiều điều kiện, người dân có trình độ thấp, khó lòng
tiếp xúc với các phương tiện thông tin chính thống, không được phổ cập kiến thức về
8 Với tập tục này, thì vào mùa xuân chàng trai Mông sẽ đến chợ, nếu bắt gặp cô gái mà mình cảm thấy “ưng bụng”
thì sẽ rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai người hợp ý, chàng trai sẽ đưa cô gái
về nhà sống thử, sau đó sang nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.
9 Tổng hợp văn học Việt Nam, Tập 30, tr.34. 8 lOMoARcPSD| 36477832
pháp luật đầy đủ và kịp thời. Ở các vùng này, việc kết hôn hầu hết đều theo phong tục,
tập quán tổ tiên truyền lại mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật, có nhiều người
dân chỉ làm đám cưới ở bản làng mà không tiến hành đăng ký kết hôn.
Không chỉ ở vùng thôn quê xa xôi, mà cũng có rất nhiều người ở vùng thành thị có
tư tưởng lệch lạc, vi phạm chuẩn mực, đạo đức xã hội, chẳng hạn như việc ngoại tình.
Ở Việt Nam, ngoại tình là vấn đề đáng bị lên án trong xã hội nhưng một số đàn ông Việt
Nam vẫn cho đó là bình thường, bởi với họ chuyện ngoài luồng thường là để giải tỏa
cảm xúc chứ ít khi là tình yêu. Có thể thấy quan niệm của mỗi người ảnh hưởng rất nhiều
đến nhận thức và hành vi của họ. Quan niệm, suy nghĩ lệch lạc sẽ dẫn đến hành vi sai
trái, chỉ khi có hiểu biết đầy đủ, tư duy hiện đại nhưng phù hợp thì con người mới có
được xử sự đúng đắn, góp phần nâng cao sự tiến bộ xã hội.
1.1.3. Khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người kết hôn, gia đình và
xã hội, vì thế, cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo cho các điều kiện kết
hôn được tuân thủ một cách chặt chẽ. Theo quy định của Luật HNGĐ 2014, các biện
pháp xử lý kết hôn trái pháp luật gồm: Hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc xử lý hành
chính hoặc xử lý hình sự. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào chủ thể, tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm. mà áp dụng các biện pháp khác nhau.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật hay còn gọi là biện pháp tiêu hôn được đề cập khá
sớm trong lịch sử pháp luật HNGĐ Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nào giải
thích “hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Có thể hiểu, hủy việc kết hôn trái pháp luật là
biện pháp làm cho việc kết hôn trái pháp luật không còn tồn tại hoặc làm cho việc kết
hôn trái pháp luật không còn giá trị nữa. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của
Trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ: “Hủy việc kết hôn trái pháp
luật được hiểu là biện pháp chế tài của Luật HNGĐ đối với trường hợp nam nữ kết hôn
không tuân thủ đầy đủ các điều kiện được Luật HNGĐ quy định”10.
Từ định nghĩa cho thấy, việc hủy kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ của Nhà
nước đối với quan hệ kết hôn trái pháp luật. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của
dân, do dân và vì dân. Tất cả các chính sách pháp luật của Nhà nước đều được xây dựng
và thực hiện vì lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật còn bảo đảm trật tự cũng
như lợi ích chung của xã hội. Để đạt được mục đích đó thì mỗi công dân phải có ý thức
trong việc tuân thủ pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh.
“Hủy” trong hủy kết hôn trái pháp luật chính là sự không đồng tình của Nhà nước đối
với hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn trong Luật HNGĐ. Theo quy định, Tòa án là
cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật. Khi Tòa án ra quyết định hủy việc
10 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 9 lOMoARcPSD| 36477832
kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trước đó không
có giá trị pháp lý. Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau, họ buộc phải
chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Tòa án sẽ phải gửi cho cơ quan
đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của Tòa án về
hủy việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài có ý nghĩa quan trọng với mục
đích xử lý người có hành vi vi phạm tính nghiêm minh của pháp luật, tính pháp chế của
xã hội, góp phần vào việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình tự nguyện, tiến bộ, xây
dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỦY
KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Để xây dựng môt đất nước ̣ phát triển, môt xã hộ i văn minh, tiến bộ thì không thệ̉
không nhắc đến môt gia đình hạnh phúc. ̣ Nhưng, liêu có thể tạo nên mộ t gia đình lànḥ
mạnh, hạnh phúc không khi đó là gia đình dựa trên nền tảng cuôc hôn nhân trái pháp̣
luâṭ? Vì vậy, muốn hình thành và phát huy tốt hết thảy chức năng của một gia đình, xây
dựng môt nền móng vững chắc ̣ trong mối quan hệ hôn nhân thì viêc xử lý trường̣ hợp
kết hôn trái pháp luât ̣ là vấn đề thiết yếu và được ưu tiên hàng đầu. Và để đảm bảo cho
quyền lợi của các bên cũng như viêc tuân thủ pháp luậ t về kết hôn thì việ c xử lỵ́ kết
hôn trái pháp luât cần được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luậ t định.̣
2.1. NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Để hạn chế được tình trạng kết hôn trái pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiều thì
việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn có ý
nghĩa rất quan trọng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luât ̣ HNGĐ 201411, khoản 1
Điều 29 BLTTDS12, Tòa án nhân dân nơi môt trong các bên đăng ký kết hôṇ trái pháp
luât là cơ quan có thẩm quyền hủy việ c kết hôṇ trái pháp luật đó. Nhưng Tòa án chỉ có
thể hủy kết hôn khi có yêu cầu từ các chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật theo Điều 10 Luật HNGĐ 2014.
2.1.1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luât HNGĐ 2014 thì ̣ “Người bị cưỡng ép kết
hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình
yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án
11 Khoản 1 Điều 11 Luật HNGĐ năm 2014.
“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự”.
12 Điều 29 BLTTDS. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án “1.
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”. 10 lOMoARcPSD| 36477832
hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Như đã biết, kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng, đồng
thời được pháp luật HNGĐ ghi nhận và quy định những điều kiện riêng về quyền lợi
cũng như trách nhiêṃ , nghĩa vụ của các bên trong suốt cuôc hôn nhân. Và mộṭ trong số
những điều kiện kết hôn là phải đảm bảo sự tự nguyện khi đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp “bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối
kết hôn” dẫn đến viêc xác lậ p quan hệ hôn nhân là bất hợp pháp, hoàn toàn không dựạ
trên ý chí của các chủ thể trực tiếp tham gia tạo lâp quan hệ hôn nhân, từ đó gây những ̣
hê lụy không đáng có. Chính vì vậ y, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể, những ̣ người
kết hôn nhưng “không tự nguyên” có thể tự mình yêu cầu hoặ c đề nghị các cá ̣ nhân là
vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con,
người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
tổ chức là Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy viêc kết hôn trái pháp luậ t.̣
Sở dĩ, pháp luât quy định cho những cá nhân này có quyền tự mình yêu cầu là vì ̣
có trường hợp, tại thời điểm kết hôn, họ không thể hiên sự tự nguyệ n kết hôn, họ bị lừạ
dối, bị cưỡng ép đến dẫn đến cuôc hôn nhân không như ý muốn nhưng sau khi kết hôṇ
và sống chung môt khoảng thời gian, họ đã thông cảm, thấu hiểu với nhau và muốṇ cùng
nhau xây dựng gia đình thì trên thực tế sự tự nguyên đã đạt được và cuộ c hôṇ nhân vẫn được xem là hợp pháp.
Do đó, viêc quy định như trên là hợp tình và hợp lý, thể hiệ n được ý chí và
quyềṇ tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào viêc kết hôn.̣
2.1.2. Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật
của các bên kết hôn
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luât HNGĐ 2014 thì ̣ “Vợ, chồng của
người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ
hoăc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luậ t”̣ có quyền yêu
cầu Tòa án hủy viêc kết hôn trái pháp luậ t do việ c kết hôn vi phạm quy định tại điểm
a,̣ c và d khoản 1 Điều 8 Luât này, bao gồm các vi phạm về độ tuổi, về nhận thức và các ̣
trường hợp cấm kết hôn.
Việc quy định cha, mẹ, con có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là
hoàn toàn hợp lý, nhằm bảo vệ những người có quan hệ huyết thống, liên quan mật thiết
với chủ thể kết hôn trái pháp luật, do trong trường hợp này, quyền và lợi ích hợp pháp
của họ có thể bị ảnh hưởng từ việc kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh đó, việc quy định về
người giám hộ, người đại diện theo pháp luật góp phần mở rộng phạm vi người có quyền 11 lOMoARcPSD| 36477832
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể trực
tiếp tham gia quan hệ kết hôn và những người liên quan khác.
Cần lưu ý rằng, những chủ thể này chỉ được quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái
pháp luât trong 3 trường hợp nêu trên mà không có quyền yêu cầu đối với trường ̣ hợp vi
phạm sự tự nguyên. Vì như đã nêu ở mục 2.1.1 thì sự tự nguyệ n do các chủ thệ̉
trong quan hê hôn nhân quyết định và nếu họ không có đề nghị yêu cầu thì các cá nhâṇ
này không được tự ý yêu cầu Tòa án. Viêc họ có tự nguyệ n hay không, có muốn tiếp ̣
tục chung sống với nhau và xây dựng gia đình hay không là do ý chí chủ quan của hai
vợ chồng và những người thân không có quyền tự ý định đoạt về sự tự nguyên đó.̣
2.1.3. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
Không chỉ có cá nhân mới có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luât mà các cợ
quan, tổ chức - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
khi phát hiên những vi phạm về độ tuổi, nhậ n thức, điều kiệ n cấm kết hôn thì cũng có ̣
quyền yêu cầu Tòa án hủy viêc kết hôn trái pháp luậ t để bảo vệ pháp luậ t, bảo vệ ̣ quyền
và lợi ích của công dân trong viêc kết hôn.̣ Cũng giống như các cá nhân quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này thì cơ quan không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hủy kết
hôn nếu thuôc trường hợp vi phạm sự tự nguyệ n mà chỉ có thể yêu cầụ khi có đề nghị
của cá nhân bị xâm phạm quyền.
2.1.4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác
Theo khoản 3 Điều 10 Luât này thì “̣ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện
việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm
b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Nhằm đảm bảo được tối đa quyền lợi của các cá nhân trong khi xác lâp quan hệ̣
hôn nhân, pháp luât mở rộ ng thêm đối tượng được quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà ̣
nước về gia đình, về trẻ em, Hôi liên hiệ p phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp ̣
luât. Các đối tượng đó có thể là bất cứ ai, cơ quan, tổ chức nào khi phát hiệ n ra hành
vị kết hôn trái với quy định của luât, trái với đạo đức xã hộ i thì có quyền đề nghị. Sau
khị nhân được đề nghị của các chủ thể trên, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về
trẻ ̣ em, Hôi liên hiệ p phụ nữ xem xét và nếu nhậ n thấy đây đúng là mộ t cuộ c hôn
nhâṇ trái pháp luât thì họ sẽ thực hiệ n các thủ tục để yêu cầu Tòa án hủy kết hôn.̣
2.2. CĂN CỨ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI
QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.2.1. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn
Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn tại điểm
a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên”. Tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích của mỗi người thì hai
bên nam nữ có quyền đăng ký kết hôn miễn là đủ độ tuổi luật định. Quy định này được 12 lOMoARcPSD| 36477832
ban hành dựa trên các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, y học lẫn truyền thống đạo
đức trong việc xác định độ tuổi nam, nữ phát triển hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Họ có
khả năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ cũng như đủ chín chắn để
gánh vác gia đình, thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ hôn nhân gia đình
nhằm đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bền vững.
Về cách tính tuổi thì theo quy định của pháp luật hiện hành, tuổi kết hôn phải tính
theo tuổi tròn dựa vào ngày, tháng năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày
tháng năm sinh thì căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 TTLT số 01/201613:
“a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng
sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày
sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh;”.
Tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh mà độ tuổi kết hôn trong pháp luật của
các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau. So sánh với pháp luật của một số nước trên
thế giới, quy định về tuổi kết hôn của nước ta có những điểm khác biệt nhất định.
Ví dụ như theo pháp luật Cộng hòa Síp (Cyprus) quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp
là 18 tuổi, nhưng những người từ 16 đến dưới 18 tuổi vẫn có thể kết hôn, miễn là có lý
do chính đáng chứng minh cho cuộc hôn nhân và được người giám hộ hợp pháp của họ
đồng ý bằng văn bản. Tòa án quận cũng có thể tự mình cho phép kết hôn giữa những
người trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, nếu cha mẹ của hai bên nam, nữ từ chối vô
cớ hoặc trong trường hợp không có người giám hộ hợp pháp14. Hầu hết các nước phương
Tây quy định tuổi kết hôn của nam và nữ dao động trung bình ở khoảng cách hai tuổi,
nữ 16 tuổi và nam 18 tuổi được phép kết hôn nếu được sự đồng ý của cha mẹ hoặc Tòa
án như Đức, Bồ Đào Nha.... Một số nước cho phép người chưa thành niên kết hôn nhưng
phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp như Nhật Bản, Campuchia,
các bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…Đặc biệt, có nước quy định tuổi kết hôn theo
nguyên tắc chỉ có người thành niên và độ tuổi thành niên tùy thuộc vào từng quốc gia
như Luật Hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định tuổi kết hôn của nam là từ
đủ 22 tuổi và nữ từ đủ 20 tuổi.
Với xã hội tiến bộ ngày nay, cách nhìn nhận của con người về hôn nhân gia đình
đã trở nên đúng đắn hơn rất nhiều, hiện tượng vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi chỉ
còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu số. Và đường lối xử lý của Nhà nước cũng
hết sức mềm dẻo, có thể căn cứ vào tình trạng thực tế của cuộc hôn nhân mà có trường
hợp xử hủy kết hôn trái pháp luật, có trường hợp không hủy kết hôn, nhằm hạn chế một
13 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP.
14 Nguồn: Department of State Country Reports on Human Rights Practices for 2015
(http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/). 13 lOMoARcPSD| 36477832
phần thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất của con người mà hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật để lại.
2.2.2. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định”. Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùng chung
sống với nhau của hai người. Nam, nữ tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ quan
theo như ý muốn của họ mà không chịu bất cứ sự ép buộc, tác động bởi bất kỳ ai, bất kỳ
yếu tố nào. Và sự tự nguyện đó phải được biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc nam,
nữ cùng trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Ngoài ra, Luật HNGĐ không quy định cơ chế đại diện trong kết hôn đồng
thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết hôn không
đảm bảo sự tự nguyện.
Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi người, do đó việc kết hôn
phải do người kết hôn tự nguyện quyết định. Yếu tố tự nguyện là yếu tố quan trọng khởi
nguồn cho cuộc hôn nhân hợp pháp, là cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của hai bên
và đặc biệt là đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự do lựa chọn trong hôn nhân.
2.2.3. Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 luật HNGĐ 2014 thì người kết hôn phải
là người "không bị mất năng lực hành vi dân sự" và điều kiện để bị coi là một người mất
năng lực hành vi dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 201515. Quy định này
nhằm đảm bảo tính logic với quy định về sự tự nguyện kết hôn, bởi một người bị mất
năng lực hành vi dân sự thì không thể nào tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hôn được.
Trong thực tiễn vẫn có những trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng không có yêu cầu Tòa
án tuyên người đó là người mất năng lực hành vi dân sự. Vì thế, họ vẫn đủ điều kiện kết
hôn, trong khi đó việc kết hôn này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng
như gia đình và xã hội. Vì vậy, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức
tuân thủ pháp luật cũng như ý thức tôn trọng quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi
người tự giác thực hiện, tránh tình trạng quy định điều kiện chỉ mang tính chất hình thức.
15 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
"Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn
căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự.". 18 Khoản 1 Điều 13 Luật HNGĐ 2014. 14 lOMoARcPSD| 36477832
2.2.4. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm các trường hợp cấm kết hôn
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều
5 Luật HNGĐ 2014. Cụ thể: Kết hôn giả tạo
Khái niệm “kết hôn giả tạo” được định nghĩa tại khoản 11 Điều 3 Luật HNGĐ
201418. Theo đó, việc kết hôn giả tạo không vì mục đích xây dựng gia đình mà nhằm
muốn đạt được những lợi ích riêng thông qua quan hệ hôn nhân gia đình. Pháp luật
HNGĐ Việt Nam cấm việc kết hôn giả tạo nhằm loại bỏ những trường hợp đáng tiếc
không nên có, như một người phụ nữ có thể kết hôn với một người nước ngoài hoặc
người Việt Nam định cư tại nước ngoài để nhập quốc tịch nước ngoài nhằm hưởng một
số ưu đãi của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ hôn nhân, làm
gia tăng số lượng người nhập cảnh “trái phép” một cách hợp pháp, gây hao hụt ngân
sách hay quyền lợi từ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, nghiễm nhiên trở thành công dân
của một nước mà không thông qua bất cứ một bài kiểm tra cũng như chưa đủ tiêu chuẩn
để đáp ứng cho một xã hội hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, kết hôn giả tạo có thể làm gia
tăng tình trạng ly hôn sau khi người kết hôn đạt được mục đích của mình.
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
Hiện nay, mặc dù nhận thức người dân đã tăng cao, đa số nam nữ kết hôn ở tuổi
luật định, nhưng vẫn còn các trường hợp nam, nữ lấy vợ, lấy chồng rất sớm, hay còn gọi
là nạn tảo hôn. Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm việc tảo hôn bởi lẽ nó sẽ đánh mất
đi tương lai của những đứa trẻ - nạn nhân của tình trạng này, làm mất đi cơ hội học tập,
có việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của mẹ và trẻ.
Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mà việc tảo hôn còn ảnh hưởng
lớn đến xã hội khi chất lượng dân số bị tác động mạnh bởi tình trạng này. Các cặp bố
mẹ trẻ chưa phát triển đầy đủ tâm sinh lý khiến cho tỷ lệ những đứa trẻ mang khiếm
khuyết về mặt cơ thể tăng cao hơn bình thường, tạo thêm gánh nặng cho vợ chồng, cho
xã hội. Vì thế Nhà nước ta xem đây là một vấn nạn cần phải bài trừ.
Kết hôn là một quyền thiêng liêng chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, Nhà nước
luôn đề cao tính tự nguyện và đặt sự tự nguyện là điều kiện bắt buộc trong hôn nhân.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 319, có thể thấy, việc cưỡng ép kết hôn là do một trong
hai bên ép buộc bên kia kết hôn với mình hoặc một trong hai bên bị người khác ép buộc
kết hôn thông qua việc tác động lên tinh thần là chủ yếu. Hiện nay, mặc dù tình trạng
này không còn thường xuyên diễn ra nhưng vẫn có thể dễ dàng bắt gặp thông qua việc
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của những cặp phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình hay vì
“môn đăng hộ đối” mà ép buộc hoặc ngăn cản con mình kết hôn. Tất cả việc này đều
trái với tinh thần tự nguyện của pháp luật HNGĐ Việt Nam hiện nay. 15 lOMoARcPSD| 36477832
Lừa dối để kết hôn là một trong hai người đã nói sai sự thật về người đó làm cho
người kia lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.
19 Khoản 9 Điều 3 Luật HNGĐ.
“Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để
buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ”
việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, để xác định
lừa dối thì phải xem đây là lừa dối hoàn toàn, bởi lẽ người bị lừa dối ở đây cũng có thể
đang vì mục đích riêng của mình, nhằm đạt những lợi ích cụ thể mà đồng ý kết hôn,
hoàn toàn không phải vì tình yêu. Và việc xác định như vậy không phải là dễ.
Để xử lý những trường hợp này, pháp luật Việt Nam cũng khá linh hoạt và mềm
dẻo. Cơ bản tất cả mọi sự việc đều phải được giải quyết một cách “thấu tình đạt lý”,
không thể cứ cứng nhắc theo pháp luật mà còn phải vì quyền lợi của đôi bên và cả con
cái của họ. Tòa án phải xem xét hôn nhân từ lúc kết hôn cho tới lúc đưa ra xem xét, giải
quyết, lựa chọn phương án tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
cho người vợ, người chồng và con của họ.
Kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng
Trên nguyên tắc hiến định16, khoản 1 Điều 2 Luật HNGĐ 2014 khẳng định: “Hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Hôn nhân phải được
xây dựng trên nguyên tắc một vợ, một chồng. Vì vậy, pháp luật HNGĐ cấm hành vi:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
đang có chồng, có vợ”17. Và để hiểu như thế nào là phù hợp về “Người đang có vợ, có
chồng” sẽ căn cứ theo khoản 4 Điều 2 TTLT số 01/2016.
Tuy nhiên, có những trường hợp người có nhiều vợ hoặc nhiều chồng nhưng vẫn
được Nhà nước thừa nhận. Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc
chồng ở miền Nam, tập kết ra Bắc (1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước
thống nhất thì họ trở về đoàn tụ gia đình và thực tế đã tồn tại một người có hai vợ hoặc
hai chồng. Đây là những trường hợp do ảnh hưởng của chiến tranh, hoàn cảnh đất nước
thay đổi nên không được coi là trái pháp luật. Khi giải quyết các trường hợp này, quyền
và lợi ích của tất cả các bên đều được pháp luật quan tâm, bảo vệ.
Đối với trường hợp người bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo Điều 71 BLDS 2015,
sau khi tuyên bố chết thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ chấm dứt, tức là vợ hoặc chồng
16 Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
“Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.
17 Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014. 16 lOMoARcPSD| 36477832
của họ có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp người bị tuyên bố
chết đó trở về và được Tòa án hủy bỏ tuyên bố chết mà vợ hoặc chồng của họ đã kết hôn
với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau vẫn có hiệu lực pháp luật và
không bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng là một trường hợp cấm
kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số trường hợp cố tình
vi phạm với nhiều lý do khác nhau và để giải quyết thì cần xem xét một cách cụ thể
nhằm bảo toàn quyền và lợi ích của các bên.
Kết hôn với những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ
trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 thì cấm hành vi “Kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Chưa bàn đến chuyện trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, việc kết
hôn giữa những người trong trực hệ sẽ làm gia tăng tỷ lệ khiếm khuyết ở những đứa trẻ
được sinh ra là kết quả của mối quan hệ này. Do đó, pháp luật hôn nhân cấm kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, những
người có họ trong phạm vi ba đời với nhau để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe
mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã hội.
Xét về quy chuẩn đạo đức thì việc kết hôn trong trực hệ, giữa những người cùng
họ trong phạm vi ba đời là một việc đi ngược với tập quán tốt đẹp của dân tộc. Không
chỉ cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống, Luật HNGĐ còn cấm kết
hôn giữa những người có quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha,
mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Cơ bản những người này không có quan hệ máu
mủ với nhau nhưng để bảo vệ quan hệ trong gia đình, tôn trọng thứ bậc trên dưới, cũng
như để phù hợp với đạo đức xã hội nên luật pháp Việt Nam quy định cấm các hành vi
này. Bên cạnh đó, điều kiện cấm này còn giúp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng các mối
quan hệ phụ thuộc mà ép buộc hay cưỡng ép kết hôn.
2.3. XỬ LÝ YÊU CẦU HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.3.1. Nguyên tắc xử lý chung
Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn khi không đủ điều kiện được quy định tại
Điều 8 Luật HNGĐ 2014 đều là trái với pháp luật và sẽ bị Tòa án tuyên hủy nếu như có
yêu cầu và có đầy đủ các căn cứ việc kết hôn đó không đủ điều kiện. Tuy nhiên, để đảm
bảo cho quyền và lợi ích của các bên liên quan thì Tòa án phải có trách nhiệm đánh giá 17 lOMoARcPSD| 36477832
đúng hoàn cảnh, tình hình thực tế, xem xét về mối quan hệ tình cảm giữa các bên từ đó
đưa ra cơ, phương án xử lý đúng đắn nhằm bảo đảm sự thấu tình đạt lý, đạt hiệu quả cao
trong việc áp dụng pháp luật chứ không chỉ xử lý một cách tuyến tính.
2.3.2 Xử lý cụ thể trong các trường hợp kết hôn trái pháp luật
Như đã trình bày ở phần trên thì về nguyên tắc chung việc kết hôn trái pháp luật
phải bị Tòa án tuyên hủy. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể thì Tòa án phải xem
xét, tùy vào hoàn cảnh sự vi phạm hay thực trạng quan hệ giữa hai bên trong thời gian
chung sống mà tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy việc kết hôn đó.
Theo quy định tại Điều 11 Luật HNGĐ 2014 và Điều 4 TTLT số 01/2016 quy định
về xử lý yêu cầu kết hôn trái pháp luật thì khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan
đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và
điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều
11 của Luật HNGĐ để quyết định.
Theo đó, lúc kết hôn cả hai bên chưa đủ điều kiện kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa
án giải quyết mà cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn tại Điều 8 của Luật HNGĐ thì giải quyết như sau:
• Nếu cả 2 bên có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan
hệ hôn nhân đó. “Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm
các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này” (khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ 2014);
• Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên
yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không
có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ
tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc
kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật HNGĐ.
Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai
bên kết hôn vẫn không đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật HNGĐ thì thực hiện như sau:
• Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
• Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn
nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định
của pháp luật HNGĐ có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định
việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc 18 lOMoARcPSD| 36477832
kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ và pháp luật tố tụng
dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã
có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông
tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết
các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.
2.4. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Việc kết hôn dù hợp pháp hay trái pháp luật đều làm phát sinh quan hệ nhân thân,
quan hệ cha, mẹ, con và quan hệ tài sản. Và hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái
pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật HNGĐ 2014. Đường lối xử lý việc hủy kết
hôn trái pháp luật khác với việc ly hôn trong đó, trọng tâm là về quan hệ nhân thân, tài
sản và cấp dưỡng. Đây cũng chính là thái độ thể hiện sự phân biệt của pháp luật đối với
hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tuân thủ pháp luật. Các chủ thể tham gia vào việc
kết hôn trái pháp luật phải gánh chịu những hệ quả pháp lý bất lợi so với vợ chồng trong việc ly hôn18.
2.4.1. Quan hệ nhân thân
Theo khoản 1 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp
luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”. Về nguyên tắc,
hôn nhân trái pháp luật sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, do đó ngay từ khi
bắt đầu quan hệ sống chung như vợ chồng thì hai bên nam, nữ đã không phát sinh và tồn
tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Luật HNGĐ 2014 đã quy định rõ hậu quả pháp lý của
hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với quan hệ nhân thân là buộc hai bên kết hôn trái
pháp luật phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nếu trước khi Tòa án tuyên bố hủy kết
hôn trái pháp luật mà các bên có thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau, thì quyền và
giữa vụ đó sẽ bị chấm dứt khi Tòa án ra quyết định tuyên bố hủy. 2.4.2. Quan hệ tài sản
Việc hai người kết hôn trái pháp luật sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng hợp
pháp, do đó tài sản mà họ tạo ra trong thời gian chung sống không phải là tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài sản chung theo phần.
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 thì: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”. Theo đó,
tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014, trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ giải quyết tương tự
trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Lúc
này, pháp luật sẽ ưu tiên giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng theo thỏa
18 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Tái bán có sửa đổi,
bổ sung), Nhà Xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, (183). 19 lOMoARcPSD| 36477832
thuận của các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ theo quy định của BLDS
và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người. Tài sản chung sẽ chia
theo phần và công sức đóng góp của các bên trong khối tài sản được chia, đóng góp
nhiều thì sẽ được hưởng phần tài sản nhiều hơn so với người đóng góp ít, nếu không
đóng góp thì không được chia tài sản. Trường hợp không có căn cứ để chứng minh được
bên nào đóng góp nhiều hơn thì tài sản sẽ được chia đôi.
Tuy nhiên cần lưu ý một điểm mới của Luật HNGĐ 2014 đó là, nguyên tắc giải
quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công
việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập19.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật do nam, nữ không phải
là vợ chồng nên giữa họ sẽ không phát sinh quan hệ cấp dưỡng, nhưng pháp luật không
cấm nếu hai bên có thỏa thuận tự nguyện hỗ trợ giúp đỡ nhau.
2.4.3. Quyền lợi con chung
Khoản 2 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con
được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn”. Có thể
thấy, pháp luật ưu tiên bảo vệ quyền lợi của trẻ em, tạo hoàn cảnh thuận lợi, điều kiện
tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Con sinh ra không phụ thuộc tình trạng hôn nhân
của cha mẹ, việc kết hôn dù đúng hay sai, dù hợp pháp hay trái pháp luật cũng không
ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
Trong trường hợp này, khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quyền lợi của
con sẽ được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn. Cha mẹ vẫn có các nghĩa vụ và
quyền như thương yêu, tôn trọng ý kiến con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con…
được quy định tại các điều thuộc Chương 5 - Quan hệ giữa cha mẹ và con, của Luật HNGĐ 2014.
Chương 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã hội.
Ngay từ khi quan niệm về kết hôn xuất hiện thì sau đó kết hôn trái pháp luật cũng dần
19 Khoản 2 Điều 16 Luật HNGĐ 2014. 20 lOMoARcPSD| 36477832
hình thành. Trong những giai đoạn trước, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội
cũng như các yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hôn trái pháp luật chủ yếu ở một số dạng
vi phạm như: Vi phạm độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, … Ngày nay, các yếu tố như
hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật vượt bậc đã tạo
ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự kiện kết hôn trái pháp luật. Để từ đó, việc kết
hôn trái pháp luật này diễn ra ngày càng đa dạng, đa hình thức. Dưới đây là một số vụ
việc điển hình của việc kết hôn trái pháp luật diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay.
3.1.1. Tảo hôn - vấn đề nhức nhối của xã hội ngày nay
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014, độ tuổi kết hôn với nam là từ đủ
20 tuổi trở lên, nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi này được đánh giá là khá phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vi
phạm pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn lại là một dạng vi phạm khá phổ biến, đặc biệt
xuất hiện nhiều ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng tảo hôn gia tăng kéo theo
nhiều hệ quả phức tạp của đời sống gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã
hội. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật HNGĐ 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy
chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 8 của Luật này. Tục tảo hôn thể hiện sự cổ hủ, lỗi thời của chế độ phong kiến
xưa, là rào cản làm suy tàn nguồn nhân lực tương lai của đất nước, kìm hãm nền kinh tế
- văn hóa xã hội phát triển.
Tại Gia Lai, nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số còn khá là phổ biến, ảnh
hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống trên địa bàn. Theo Sở Tư pháp
tỉnh Gia Lai, trong 5 năm (2011-2015) toàn tỉnh có khoảng 68.000 cặp vợ chồng đăng
ký kết hôn, trong đó gần 5.500 trường hợp tảo hôn (chiếm 6.42%), chiếm chủ yếu là
trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số người Bahnar và J’rai20. Địa phương điển hình
của vấn nạn tảo hôn này là tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn nói chung chiếm
khoảng 7%, huyện Mù Căng Chải có số vụ tảo hôn cao nhất tỉnh. Không riêng gì Mù
Căng Chải mà hầu hết ở thôn bản các đồng bào sinh sống đều có nạn tảo hôn.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do ý thức pháp luật của người dân ở đây
chưa cao, trình độ dân trí còn thấp và phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ.
Mặt khác, các biện pháp chế tài áp dụng để ngăn chặn tình trạng tảo hôn chưa có hiệu
quả cao. Phần lớn những đám cưới này chỉ được chính quyền phát hiện khi “gạo đã nấu
thành cơm”, vì thế nhiều cặp vợ chồng ngẫu nhiên làm bố làm mẹ ở tuổi đời con rất trẻ,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Về xử lý vi phạm hành chính đối
với các trường hợp tảo hôn còn chưa phù hợp, chẳng hạn Điều 47 Nghị định số
110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn như sau: Cảnh cáo
20 “Đẩy lùi nạn tảo hôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai”, theo dangcongsan.vn. 21 lOMoARcPSD| 36477832
hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy
chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người
chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan
hệ đó. Mức phạt này chưa đủ cao để có tính răn đe. Với đa số cặp vợ chồng nghèo, họ
sẽ không có khả năng nộp phạt, và trong trường hợp đó khả năng thực hiện các biện
pháp cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều không thể thực hiện được.
Vì tảo hôn xảy ra ở các vùng trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa am hiểu
nhiều về pháp luật, do đó có thể dẫn đến tình trạng không ai biết để yêu cầu Tòa án chấm
dứt quan hệ vợ chồng trái pháp luật đó nên Tòa án không thể biết được hết những cuộc
hôn nhân trái pháp luật để ra quyết định xử lý. Tình trạng này chỉ được xóa bỏ khi có sự
quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính và sự đồng thuận trách nhiệm của cộng đồng
các dân tộc và chính mỗi người dân.
3.1.2. Kết hôn giả - con đường nhập cư
Kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh đang là “trào lưu” trong xã hội ngày nay.
Hằng năm có hàng trăm hàng nghìn người Việt nhập cư bằng con đường kết hôn với
công dân Úc bị trục xuất về nước vì không vượt qua được những cuộc khảo sát về đời
sống riêng tư. Bộ Di trú Úc đã điều tra trên 1.150 cặp vợ chồng vì nghi ngờ họ chỉ là
“vợ chồng hờ”, kết quả là khoản 220 thị thực bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là một dịch
vụ phổ biến trong cộng đồng người Việt tại Úc. Bằng chứng là những dịch vụ hùa theo
kết hôn giả vẫn được quảng cáo trên các trang báo cộng đồng dưới nhan đề: “Chuyện
làm hồ sơ bảo lãnh chồng hoặc vợ, bảo đảm thành công 100%”.
Tình trạng này không chỉ xảy ra riêng ở Úc, thế nhưng nó thực sự đáng báo động
khi chính phủ Úc phải tìm cách ngăn chặn những cuộc hôn nhân phi pháp này. Điều này
để lại một hệ lụy cho xã hội, làm tăng thêm tỷ lệ ly hôn và làm ảnh hưởng xấu đến hình
ảnh quốc gia. Vấn nạn kết hôn giả để được nhập cư đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội.
3.1.3. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ - cảnh chung chồng
Câu chuyện “Cảm động chuyện hai chị em gái chung chồng” xảy ra ở Hương Sơn,
Hà Tĩnh được Báo VTC News đưa tin ngày 30/3/201721. Bài báo ca ngợi sự hy sinh của
người chị tên H vì thương em gái là P bị tai nạn trở thành người tàn phế mà đã kết hôn
với “em rể”. Theo như lời chị H thì đây là cách duy nhất để chị có thể gánh vác việc gia
đình, chăm sóc cho em gái suốt đời. Mặc dù xét về mặt đạo đức thì chị H có trái tim
nhân ái, giàu đức hy sinh nhưng dưới góc độ pháp luật, hành vi của chị đã vi phạm chế
độ hôn nhân một vợ một chồng của pháp luật HNGĐ Việt Nam.
21 https://vtc.vn/2-chi-em-lay-chung-mot-chong-o-ha-tinh-niem-hanh-phuc-la-ky-ar312310.html. 22 lOMoARcPSD| 36477832
Một câu chuyện khác cũng xảy ra ở Hà Tĩnh22, Bà Trần Thị T sau 4 lần mang thai
không thành đã quyết định cưới vợ lẽ cho chồng để “giữ chồng” đã khiến dư luận xôn
xao, nhiều người thì ngỡ ngàng bởi thật hiếm chuyện xảy ra giữa đời thường. Dù rằng
những hành động này bất hạnh đối với những người trong cuộc thế nhưng nếu đã làm
trái quy định của pháp luật thì có đáng để được ngợi ca, khi nó vi phạm nghiêm trọng
và sẽ là một biến tướng nguy hại đối với việc thực thi điều cấm kết hôn, nó là chất xúc
tác cho việc vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
Pháp luật phải luôn phản ánh được đầy đủ bản chất khách quan của các mối quan
hệ xã hội hiện thời. Trước sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội ngày càng đa
dạng và phức tạp, pháp luật ngày càng phải hoàn thiện hơn. Để có thể hoàn thiện hệ
thống pháp luật HNGĐ thì ta có những phương hướng và giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật nên được
hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ để đảm bảo thực hiện tốt
hơn quyền con người trong lĩnh vực kết hôn; bình đẳng giới; bảo vệ phụ nữ, trẻ em;
quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, Nhà nước
và xã hội. Các quan điểm về chế định kết hôn phải thể hiện rõ chủ trương của Đảng và
Nhà nước là hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội.
Thứ hai, hoàn thiện các chế định trên cơ sở kế thừa, phát huy các quy định hợp lý;
nâng cao các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cha ông ta; căn cứ trên thực tiễn
để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các quy
định mới ban hành phải đảm bảo giải quyết được các quan hệ xã hội mới phát sinh.
Thứ ba, Nhà nước cần đặt ra các chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nâng
cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết
hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà. Đồng thời, cần chú trọng, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền pháp luật tới các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, để người dân có thể
hiểu pháp luật một cách đúng đắn và chính xác nhất.
Thứ tư, phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên
quan. Bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế và bảo đảm các quyết
định của Tòa án được thi hành. Có như vậy, việc điều chỉnh của pháp luật mới đạt được
hiệu quả và việc áp dụng mới thuận lợi và có tính khả thi cao.
22 https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cuoi-vo-le-cho-chong-de-giu-chong-268489.html. 23 lOMoARcPSD| 36477832
Thứ năm, đáp ứng xu thế hội nhập thế giới, phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm
quốc tế về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, học hỏi những tiến bộ của văn hóa nhân
loại nhưng vẫn bảo đảm giá trị truyền thống của pháp luật Việt Nam. 24 lOMoARcPSD| 36477832 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, trước sự mở cửa hội nhập, giao thoa của
nhiều nền văn hóa, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: chính trị, văn hóa,
kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… đã hình thành nên nhiều suy nghĩ và phong cách
sống khác nhau. Những quan điểm mới mẻ về tình yêu và hôn nhân đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến những quan niệm truyền thống về gia đình của người Việt Nam. Vấn đề
kết hôn trái pháp luật đang diễn ra ngày một phổ biến với những hình thức phong phú
và phức tạp đã gây ra những nhức nhối cho gia đình và xã hội.
Qua việc nghiên cứu đề tài “Kết hôn trái pháp luật và quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành”, ta có thể đánh giá được vấn đề này trên nhiều góc độ, khía cạnh
khác nhau. Qua đó nhận thấy đây là một vấn đề pháp lý quan trọng với đời sống xã hội
và cần có sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này. Gia đình có bình đẳng, ổn định, hạnh
phúc, bền vững thì các vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hóa xã hội mới có thể phát triển nhanh chóng.
Để giải quyết được tình trạng này, bản thân mỗi người - đăc biệ t là những ngườị
đang muốn cùng nhau xây dựng môt mái ấm đúng nghĩa thì cần nhậ n thức sâu sắc hơṇ
về viêc kết hôn, về pháp luậ t để không phải gánh chịu những hậ u quả nghiêm trọng ̣
làm ảnh hưởng không chỉ đến bản thân, gia đình mà còn cả xã hôi. Nhưng để hạn chệ́
viêc này, không chỉ đòi hỏi ở mộ t phía các chủ thể tham gia vào mối quan hệ
hôn nhâṇ mà còn cần phải kết hợp với viêc giáo dục, vậ n độ ng, tuyên truyền mọi người
thực ̣ hiên đúng pháp luậ t đặ c biệ t là ở những nơi mà trình độ dân trí còn kém. ̣
Kết hôn là môt việ c rất thiêng liêng và cao quý, vì vậ y, hãy là mộ t người văṇ
minh, sáng suốt để có thể xây dựng môt gia đình hạnh phúc, mộ t đất nước phát triểṇ vững mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật: 1.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngày28/11/2013. 2.
Bộ luật Dân sự năm 2005 (Số 33/2005/QH11) ngày 14//06/2005. 3.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015. 4.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014. 5.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Số 22/2000/QH10) ngày 09/06/2000. 25 lOMoARcPSD| 36477832 6.
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về quy
định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 7.
Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao về
việchướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ
đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Nguồn khác:
1. C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), “Bản dự luật về ly hôn”, Các Mác và Ph. Ăngghen
toàn tập, (Tập 1), Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam (Tái bán có sửa đổi, bổ sung), Nhà Xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
3. Nguyễn Tài Dương (2016), Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp
luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
4. Nguyễn Huyền Trang, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp
luật trong tình hình xã hội hiện nay.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội. 26