Tiểu luận môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tiểu luận môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu

Thông tin:
20 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tiểu luận môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

3.4 K 1.7 K lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TIỂU LUẬN
Môn học : Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Người hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thị Lan Hương
Họ và tên: Lã Thị Thanh Huyền
Ngày sinh: 23/03/1999
Số báo danh: 32
Lớp: NVSP tiếng anh THCS/THPT K04.2022 NEC
2023
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
“Thầy cô hãy trình bày tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình"
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................5
1. Định nghĩa thuyết trình............................................................................................5
2. Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình...............................................5
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH.....................................7
1. Phương diện đánh giá...............................................................................................7
1.1. Chuẩn bị bài thuyết trình...................................................................................7
1.2. Trình bày bài thuyết trình................................................................................12
2. Tiêu chí cụ thể đánh giá thuyết trình.....................................................................16
2.1. Nội dung thuyết trình........................................................................................16
2.1.1. Bố cục và tổ chức.........................................................................................16
2.1.2. Tính giáo dục................................................................................................16
2.1.3. Tính khoa học..............................................................................................16
2.1.4. Tính sáng tạo................................................................................................17
2.2. Kỹ thuật thuyết trình........................................................................................17
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp..........................................................................................17
2.2.2. Kỹ năng tổ chức...........................................................................................17
2.2.3. Kỹ năng trình bày.........................................................................................18
2.2.4. Kỹ năng trả lời câu hỏi................................................................................18
2.3. Hình thức...........................................................................................................18
3. Mẫu đánh giá thuyết trình......................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..............................................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thị trường lao động sẽ ngày
càng những đòi hỏi khắt khe hơn đội ngũ người lao động. Bên cạnh kiến
thức chuyên môn về nghề nghiệp đòi hỏi đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp
còn phải được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác, để phục vụ hữu hiệu cho
hoạt động nghề nghiệp của mình. một trong số những kỹ năng cần thiết đó
chính là kỹ năng thuyết trình.
Các bạn thể thấy rằng, trong hội hiện đại ngày nay kỹ năng thuyết
trình được biết đến một kỹ năng mềm cùng cần thiết. Không phải chỉ
những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hay các giảng viên đại học, giáo viên mới
phải thành thạo kỹ năng thuyết trình, mà hầu hết người lao động trong các nghề
nghiệp khác nhau, từ một người bán hàng, một nhân viên tiếp thị làm việc cho
một công ty thương mại dịch vụ nào đó, hay nhân viên ngân hàng, nhân viên
vấn bảo hiểm, cho đến một giám đốc dự án, giám đốc đào tạo, giám đốc
thương hiệu, hay giám đốc kinh doanh,mọi doanh nhân, ai cũng cần sử dụng
đến kỹ năng quan trọng này. Một bài thuyết trình chất lượng không chỉ cần
nội dung thông tin đáng tin cậy mà còn phải có khả năng tương tác, thuyết phục
và gửi thông điệp một cách rõ ràng. Vậy nên bài tiểu luận này tập trung vào việc
trình bày các tiêu chí để đánh giá bài thuyết trình. Việc nắm vững những tiêu chí
đánh giá này sẽ giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của giáo viên, nhà đào tạo để
từ đó, nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin giao tiếp trong một
buổi thuyết trình.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Định nghĩa thuyết trình
Thuyết trình trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề
nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người
nghe”. Như vậy, bản chất của thuyết trình được thể hiện khá nét những yếu tố
sau: người nói, người nghe, nội dung nói sử dụng những phương tiện nào
kết quả của việc nói.
Kỹ năng thuyết trình chính là năng lực sử dụng ngôn ngữ nói nhằm tạo ra
hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuyết trình
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: phong cách của người thuyết trình;
cấu trúc nội dung bài thuyết trình; khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ
trợ cho bài thuyết trình; không gian, thời gian hay địa điểm diễn ra buổi thuyết
trình,….
2. Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình
Việc đánh giá bài thuyết trình một hoạt động quan trọng trong quá trình
nghiên cứu thực hiện bài tiểu luận về văn bằng phạm. Đây một phần
không thể thiếu để kiểm tra và cải thiện kỹ năng thuyết trình của người trình bày.
Trong bối cảnh việc trình bày thông tin diễn đạt ý kiến ngày càng trở nên
quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy, việc nắm vững các tiêu chí đánh giá bài
thuyết trình là một yếu tố quan trọng để thành công trong công việc giảng dạy.
Đánh giá bài thuyết trình giúp người trình bày nhận biết được ưu điểm
nhược điểm của bài thuyết trình, từ đó thể khắc phục hoàn thiện hơn. Qua
việc nhận được phản hồi từ người nghe, người trình bày thể đánh giá được
mức độ hiệu quả, thuyết phục hấp dẫn của bài thuyết trình. Điều này giúp họ
cải thiện khả năng truyền đạt thông điệp và tương tác với khán giả.
Ngoài ra, việc đánh giá bài thuyết trình cũng giúp người trình bày học hỏi
từ kinh nghiệm kỹ năng của những người khác. Những phản hồi đánh giá
xây dựng từ giảng viên, bạn bè hoặc đồng nghiệp là một nguồn cẩm nang quý giá
để khám phá những góc nhìn mới, phương pháp trình bày hiệu quả hơn áp
dụng những kỹ thuật tốt nhất vào các bài thuyết trình sau này.
Việc đánh giá bài thuyết trình không chỉ một hoạt động định lượng
còn một quá trình phát triển nhân. giúp người trình bày nâng cao kỹ
năng giao tiếp, sự tự tin khả năng thuyết phục. Đồng thời, việc đánh giá bài
thuyết trình cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo chất lượng
giảng dạy, giúp người trình bày trở thành những giáo viên xuất sắc khả
năng tương tác tích cực với học sinh.
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
1. Phương diện đánh giá
1.1. Chuẩn bị bài thuyết trình
Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: Không chuẩn bị tức
là đã chuẩn bị để đón nhận sự thất bại. Để thuyết trình thành công, chúng ta luôn
phải giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác
chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ
hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ta nhiều
việc phải làm, tập trung vào các nội dung chính như sau:
- Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cũngLựa chọn vấn đề thuyết trình:
cần cân nhắc xem vấn đề hấp dẫn, thiết thực, ích phù hợp với người nghe
hay không? Người nghe được trang bị những kiến thức nào trước khi nghe thuyết
trình?... Cho nên việc chọn lựa đặt tên cho chủ đề thuyết trình khá khó khăn,
các bạn phải tự tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu dựa trên: sở thích, năng lực, sở
trường mối quan hệ ... hay những ý tưởng dã của mình trước đó. Khi đã có những
ý tưởng cho chủ đề sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên cho đề tài. Để đảm bảo cho
chất lượng bài thuyết trình, đề tài phải: Có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn,
có tính khả thi và phù hợp với sở thích, sở trường của người thuyết trình. Việc đặt
tên đề tài rất quan trọngtên đề tài phải chỉ đối tượng phạm vi trình bày.
Đối tượng sẽ trả lời cho câu hỏi thuyết trình cái gì, còn phạm vi sẽ chỉ rõ giới hạn
về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề cần trình bày.
Khi chọn chủ đề, thông thường ta rất nhiều điều muốn nói. Tuy nhiên,
nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man không
trọng tâm. Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải giới hạn
các vấn đề thuyết trình, phải phân tích xem: Đâu ý chính, đâu ý phụ, ý nào
“bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói. Thông thường, ta sẽ ưu tiên
nói những ý “bắt buộc” trước, còn thừa thời gian thì sẽ cho thêm các ý “cần”, các
ý “nên nói” để thuyết trình sau cùng.
- Thông tin thuyết trình có phong phú, chính xác và gây hấp dẫn với người
nghe; có phù hợp với đối tượng, có giá trị thuyết phục. Bài thuyết trình được xây
dựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề
nhưng thuyết trình cho các đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói, chọn
lựa thông tin cho bài nói cũng khác nhau. Người thuyết trình phải có đủ thông tin
về chủ đề, nắm vững và hiểu chính xác các thông tin sẽ trình bày. Cần nghiên cứu
kỹ các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan để nắm chắc nội dung thuyết trình.
Để bài thuyết trình hay, thông tin phong phú, người thuyết trình phải
thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề sẽ thuyết trình. Điều này sẽ
giúp ta tự tin hơn trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình.
Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi
thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa
ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa.
- Phân tích thính giả và diễn giả: Thành công của một bài thuyết trình
không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả cả của thính giả. Phân
tích diễn giả thính giả giúp chúng ta những giải pháp hữu hiệu cho bài
thuyết trình của mình.“Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng”.
* Phân tích thính giả (Người nghe)
Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình, đáp ứng nhu
cầu thính giả. Những thông tin cần thu thập để phân tích thính giả: Tuổi tác, nghề
nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc. Khi phân tích thính giả,
chúng ta cần trả lời một số câu hỏi: Đối tượng người nghe mình ai? Họ làm
công việc gì? Tại sao họ lại nghe mình? và họ sẽ nghe như thế nào?...
Ngoài ra, qui người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình.
Nếu chỉ ít người nghe, bạn thể trả lời những câu hỏi của người nghe một
cách cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày. Nếu
đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường
hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự
chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình.
*Phân tích diễn giả (Người nói):
Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt
được gì? Quan hệ với thính giả ra sao? thể ảnh hưởng tới thính giả như thế
nào? Ta đã am hiểu về vấn đề trình bày chưa? Đã nắm vững nội dung, đủ
liệu, thông tin để trình bày hay không?Năng lực, cương vị của bản thân dễ
được người nghe chấp nhận hay không? Từ đó, ta thể xác định phương pháp
tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.
- Đề cương mạch lạc, logic đảm bảo chuyển tải được nội dung và phù hợp
có mục đích buổi thuyết trình.
*Xây dựng cấu trúc cho bài thuyết trình (bố cục)
Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian nhờ thiết kế, tạo ra một
kết cấu hợp lý. Cũng làm từ Các bon nhưng Than bùn thì rẻ còn Kim cương thì
siêu đắt, điều đó bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Tương tự như vậy, cùng một
bài thuyết trình, có người nói hay, có người nói dở. Điều này phụ thuộc nhiều yếu
tố, một trong những yếu tố quan trọng là việc lựa chọn nội dung sắp xếp theo
cấu trúc hợp lý.
Bất kỳ một bài văn hay một bài thuyết trình nào đó đều 3 phần:
(1) Mở bài, (2) Thân bài (3) Kết luận. Tuy nhiên, việc tổ chức thể hiện các
phần như thế nào lạivấn đề khác. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều
có những câu hỏi trong đầu như: Làm thế nào để có một mở bài hay, sắc nhọn, lôi
cuốn người nghe? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ, nội dung phong phú,
phù hợp với đối tượng nghe mình? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ
nhớ đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên thể trả lời bằng cách thiết kế
được cấu trúc bài chặt chẽ, logic. Cấu trúc bài bài thuyết trình được phỏng
giống như “ . Cái đinh”
Phần mở bài được mô phỏng giống như cái mũi đinh phải thật sắc nhọn thì
mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy, phần mở bài phải ngắn gọn, sắc sảo,
bao hàm được chủ để thuyết trình để : thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu
thuyết trình; tạo bầu không khí ban đầu; giúp người nghe chuyển từ trạng thái
thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.
Phần thân bài được phỏng giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần
chắc chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Điều này
có nghĩa là, phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ
kinh nghiệm của người nghe, thời gian bối cảnh của hội trường. Một bài
thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài không phù hợp (giổng
như lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền). Ngược lại một bài thuyết trình quá dài,
nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn cũng không phù hợp
(giống như lấy đinh đóng thuyền để đóng guốc). Vì vậy, muốn có bài thuyết trình
hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe.
Nếu phần Mở bài được như mũi đinh và thân bài được như thân đinh
thì phần kết luận giống như đinh để giữ cho chiếc đinh đó đóng được chắc
chắn và không bị tụt vào bên trong. Giống như vậy, sau khi trình bày xong, người
thuyết trình cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của bài, giúp cho thính
giảlưu lại những điểm quan trọng ấn tượng về diễn giảbài thuyết trình.
Phần kết luận nhất thiết phải tóm tắt cho được những nội dung quan trọng đã
trình bày.
Khi ta đã xây dựng được dàn bài bản, điều ta cần làm tiếp theo làm
thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục,
cuốn hút được người nghe (phần này sẽ được giới thiệu ở phần sau).
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, luận chứng hợp lí.
Bài viết cần được chuẩn bị một cách chu đáo. Người thuyết trình thể
soạn thảo sẵn nội dung trình bày dưới hình thức một bản đề cương chi tiết các ý
cần phải trình bày và những dẫn chứng, những số liệu để minh họa.
- Chuẩn bị các phương tiê ]n h^ trợ
Thường thì thuyết trình không chỉ nói không còn các thiết bị
công cụ hỗ trợ. Căn cứ vào điều kiện thực tế khi thuyết trình: Đối tượng thuyết
trình, hội trường, cơ cở vật chất hiện có, cũng như năng lực bản thân để chuẩn bị
và lựa chọn cho mình những phương tiện hỗ trợ phù hợp. Các thiết bị và công cụ
hỗ trợ chủ yếu được sử dụngkhi thuyết trình hiện nay là máy chiếu Projector dùng
để chiếu các slide đã chuẩn bị bằng phần mềm Power Point, Video hoặc các file
sử dụng phần mềm khác; bảng viết bằng phấn (bảng đen); bảng viết bằng bút dạ
(bảng trắng); bảng giấy (giấy A0 hoặc A1), thẻ màu…
- Chuẩn trước những tình huống phản hồi.
Phần đặt trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình khi còn quan trọng hơn
chính bài thuyết trình. Do thời gian dành cho bài thuyết trình hạn, chúng ta
không thể nói được tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình. Để
chủ động, người thuyết trình nên suy nghĩ trước những tình huống có thể sẽ bị hỏi
hoặc đề nghị làm rõ sau khi thuyết trình. Nếu không chuẩn bị trước, khi bị hỏi, có
thể sẽ không trả lời được và rơi vào tình trạng lúng túng, không lối thoát, đặc biệt
là với những người ít kinh nghiệm trong thuyết trình.
- Luyện tập trước bài thuyết trình và chỉnh sửa
Bước cuối cùng quan trọng nhất thường hay bị bỏ qua nhất, đó tập
luyện trước khi thuyết trình. Sau khi đã chuẩn bị được nội dung dàn ý bản,
cũng nên tập trước bài thuyết trình.
1.2. Trình bày bài thuyết trình
Để bài thuyết trình hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người nghe, người
thuyết trình cũng cần phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định khi thuyết trình và
chúng tôi gọi đó là Quy tắc 3T: Trình bày khái quát những gì SẼ trình bày (thuyết
trình phần mở bài).Trình bày những CẦN trình bày trong (thuyết trình thân
bài). Trình bày tóm tắt những gì ĐÃ trình bày trong (thuyết trình phần kết luận).
a) Thuyết trình phần mở bài
Thuyết trình phần mở bài rất quan trọng, người nghe sẽ tập trung vào
người nói ngay từ ban đầu, nếu chúng ta mở đầu không tốt, khó gây ấn tượng tốt
cho người nghe, ảnh hưởng ngay đến tâm mong đợi của họ. vậy, thuyết
trình phần mở đầu phải thật sự ngắn gọn, sắc nét, tạo sự chú ý cho người nghe là
rất quan trọng. Phần này cần thể hiện được những nội dung sau:
* Tạo sự thích thú cho thính giả: Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học
thì chúng ta chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các cử chỉ
phi ngôn từ chúng ta chỉ 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với người nghe
(thính giả) bằng những nội dung chúng ta nói. Đây phần khó khăn nhất trong
thuyết trình vì: “Không hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”; “Vạn sự
khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi lọt”. Để thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ
ban đầu, người thuyết trình thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Một số cách
phổ biến là: Lấy một dụ, minh họa, kể một mẩu chuyện liên quan đến chủ
đề, số liệu thống kê, hoặc dẫn chứng, mở đầu bằng cách đặt câu hỏi, mở đầu bằng
một câu châm ngôn, mở đầu bằng một trò chơi, …
* Nêu tầm quan trọng của buổi thuyết trình: Người nghe cần biết được
tại sao lại buổi thuyết trình, nhằm khẳng định tầm quan trọng của nội dung
thuyết trình đối với họ. Như vậy, thu hút được sự quan tâm của họ vào chủ để mà
họ sắp được nghe.
* Giới thiệu tiêu đề của bài thuyết trình: Thông thường, sau khi nêu sự
cần thiết, cần nêu ngay tên của bài thuyết trình, thông thường, khi nói sự cần thiết
gắn liền với chủ đề, nên người nghe đôi khi không tách bạch được 2 ý này một
cách rõ ràng.
* Giới thiệu những nội dung chính của bài thuyết trình: giới thiệu khái
quát những nội dung chính sẽ trình bày giúp cho người nghe định hình được
những nội dung họ sẽ được nghe, nếu thấy không phù hợp thì thể không tiếp
tục nghe nữa để không lãng phí thời gian, hoặc trong những nội dung sẽ trình bày,
nội dung nào họ thấy hay và hữu ích họ có thể tập trung cao hơn.
* Đặt ra mục tiêu sau thuyết trình: yêu cầu của diễn giả đối với thính giả
sau khi nghe bài thuyết trình cần nắm được vấn đề hoặc sau khi nghe xong họ
có thể làm được gì...
b) Thuyết trình phần thân bài
*Lựa chọn nội dung quan trọng: xác định được đâu thông tin quan
trọng bắt buộc PHẢI truyền đạt, đâu thông tin NÊN truyền đạt cuối cùng
đâu thông tin THỂ truyền đạt. Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho
phép ta sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin nêncuối cùng
là thông tin có thể biết.
* Chia thành các phần dễ tiếp thu: thông thường được chia thành từ 2
đến 5 phần. Không nên chia quá nhiều phần, người nghe cảm thấy vấn đề vụn
vặt, thiếu hệ thống và logic.
*Sắp xếp các nội dung theo trình tự lôgic: Những nội được lựa chọn
trên, được sắp xếp với nhau theo một trật tự lôgíc nhất định. Lôgíc thể theo
trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả hoặc có thể theo thứ,
bậc... vậy, người thuyết trình cần đọc kỹ để xâu chuỗi lại các nội dung, giúp
cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ.
* Phân bổ thời gian phù hợp cho từng nội dung: Sau khi phân chia
thành các phần cơ bảnsắp xếp thì điều cần thiết là phải phân bổ thời gian phù
hợp cho từng nội dung. Đặc biệt, trong phần thân bài,cần chia ra từng nội dung
nhỏ, tùy theo độ dài, ngắn, khó, dễ khác nhau mà phân bổ thời gian cho phù hợp
để người nghe dễ tiếp thu.
c)Thuyết trình phần kết luận
Kết luận sẽ giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính đã trình bày. Hơn
nữa, kết luận chính là thông điệp cuối cùng ta gửi đến người nghe. Với thông điệp
cốt lõi này, người nghe thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài
thuyết trình. Do vậy, phần kết luận cần phải:
* Thông báo trước khi kết thúc:Việc thông báo này có thể thể hiện bằng
những cụm từ như: Tóm lại...; để kết thúc, tôi tóm tắt lại...; Việc thông báo này
còn giúp người nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông tin cốt lõi nhất
của bài thuyết trình.
* Tóm tắt điểm chính: tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp họ nhớ khái
quát lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt thể nêu lại
những đề mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.
Lưu ý: Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng là kiểm soát, làm chủ được nội
dung đang trình bày. Tránh tình trạng một số yếu tố khách quan bên ngoài tác
động làm quên mất đi trình tự hay nội dung đang thuyết trình. Để được bài
thuyết trình hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến
những yếu tố sau:
- Ngôn ngữ nói rõ ràng, biểu cảm, truyền đạt tốt những thông tin đến với người
nghe.
- Tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ: thể hiện sự tự tin, văn minh, lịch sự.
- Trang phục nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình. Tránh
những bộ quần áo cầu kì, kiểu cách, xa lạ với người nghe. Quần áo phù hợp sẽ
làm cho người thuyết trình thêm sự tự tin. Ngoài ra, dáng đi chững chạc cũng
thể hiện sự đường hoàng, tự tin của người thuyết trình. Khi bước ra chào, cần
tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười với người nghe.
- Kết hợp hài hòa, hợp sáng tạo, sinh động, hấp dẫn việc sử dụng đa
phương tiện khi thuyết trình.
- Khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng gây thiện cảm, khả năng xử tình huống
có vấn đề, …
2. Tiêu chí cụ thể đánh giá thuyết trình
2.1. Nội dung thuyết trình
Tiêu chí đánh giá nội dung bài thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng hiệu quả của bài thuyết trình. Nội dung nền tảng
của bài thuyết trình, cầu nối để truyền đạt thông điệp kiến thức cho khán
giả.
2.1.1. Bố cục và tổ chức
- Sắp xếp thông tin một cách logic sự liên kết giữa các phần, từ dễ đến
khó hoặc từ cụ thể đến chung. Sử dụng lập luận hợp lý, bằng chứng dụ
để thuyết phục khán giả.
- Đảm bảo nội dung bài thuyết trình đáp ứng đúng yêu cầu chủ đề mục đích
cụ thể đã đề ra, để đạt được mục tiêu thông qua bài thuyết trình.
2.1.2. Tính giáo dục
- Cung cấp những thông tin hữu ích, bổ sung mở rộng kiến thức của người
nghe về chủ đề được trình bày. Đồng thời, nội dung khuyến khích sự duy
phản biện, khám phá và sáng tạo.
- Đảm bảo sự cân bằng giữa thuyết thực tiễn, giữa thông tin chung
thông tin chi tiết. Cung cấp đủ thông tin thuyết để hiểu vấn đề cũng
đưa ra ví dụ và ứng dụng thực tế để minh hoạ và áp dụng.
2.1.3. Tính khoa học
- Đảm bảo rằng thông tin trình bày dựa trên các nguồn tin cậy, căn cứ khoa
học được kiểm chứng. Sử dụng các tài liệu tham khảo, số liệu, các
nghiên cứu mới nhất để tăng tính chất lượng và đáng tin cậy của nội dung.
2.1.4. Tính sáng tạo
- điểm nhấn trọng tâm ràng trong nội dung, được giải thích minh
họa một cách rõ ràng và sinh động. Sử dụng ví dụ, hình ảnh, video và công cụ
trình chiếu để tạo sự sinh động và thú vị cho nội dung.
- Tìm hiểusử dụng các tài liệu tham khảo đa dạng, không chỉ giới hạn trong
sách giáo khoa, để mở rộng thông tin và cung cấp dẫn chứng bổ sung.
- Tìm hiểu và áp dụng các tin tức, sự kiện mới nhất liên quan đến chủ đề để làm
cho nội dung thuyết trình cập nhật và thú vị hơn.
2.2. Kỹ thuật thuyết trình
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp
- Nói bằng giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để thể hiện thông điệp
một cách chính xác. Sử dụng giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, ấm áp khi giải
thích, thuyết phục để giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Sử
dụng giọng nói ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, mệnh
lệnh phải tuân thủ.
- Nhịp điệu vừa phải, ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng, lúc xuống
giọng, tùy theo mục tiêu của bài nói để cảm hóa được người nghe.
- Âm lượng vừa đủ nghe, không quá to hoặc quá nhỏ, phát âm chuẩn xác, không
nói ngọng, nói lắp.
- Duy trì liên hệ mắt với người nghe giúp tạo sự kết nối và sự tương tác.
2.2.2. Kỹ năng tổ chức
- Sắp xếp và phân bổ thời gian một cách hợp lý giúp bài thuyết trình không quá
dài hoặc quá ngắn đảm bảo tất cả các nội dung quan trọng được trình bày
một cách đầy đủ.
- Chuẩn bị các công cụ thiết bị hỗ trợ như slide, biểu đồ, video, máy chiếu,
âm thanh... Đồng thời, cần kiểm tra tính tương thích và đảm bảo rằng các công
cụ này hoạt động một cách trơn tru không gây mất đi sự chú ý của khán
giả.
2.2.3. Kỹ năng trình bày
- Các slide, biểu đồ, video, âm thanh được sử dụng trong bài thuyết trình được
thiết kế một cách chuyên nghiệp và hợp lý.
- Sắp xếp thông tin một cách logic và dễ hiểu trên các phương tiện trình chiếu.
- Sử dụng hình ảnh phù hợp, màu sắc hài hòa văn bản dễ đọc để làm cho
phương tiện trình chiếu hấp dẫn và dễ nhìn.
2.2.4. Kỹ năng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe một cách chân thành tập trung để hiểu câu hỏi khán giả đặt
ra. Đặt câu hỏi lại hoặc yêu cầu làmnếu cần thiết để đảm bảo sự hiểu đúng
và đầy đủ.
- Phản hồi mạch lạcsử dụng lý luận để giúpý kiến khi trả lời câu hỏi của
khán thính giả.
- Giữ sự lịch sự và tỉnh táo đối với những câu hỏi khó hoặc không liên quan.
2.3. Hình thức
- Người thuyết trình cần lựa chọn cho mình trang phục phù hợp với người nghe,
với hoàn cảnh và đặc điểm của nơi mình sẽ thuyết trình.
- Để thể hiện sự tôn trọng người nghe, cần trang phục chỉnh tề, phù hợp với khổ
người, màu da, khuôn mặt; không chỉ về kích thước còn về màu sắc, kiểu
dáng. Trang phục lịch sự, trang nhã phù hợp với ngành nghề hoặc sự kiện,
tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tôn trọng.
3. Mẫu đánh giá thuyết trình
Người thuyết trình: ………………………………………………………………
Chủ đề: …………………………………………………………………………..
Mục đích: ………………………………………………………………………..
Thang điểm đánh giá: 5 (xuất sắc); 4 (tốt); 3 (hài lòng); 2 (dưới trung bình); 1
(không hài lòng)
Tiêu
chí
Mô tả tiêu chí 5 4 3 2 1
Nội
dung
thuyết
trình
1. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng (giới thiệu,
các nội dung chính, kết luận vấn đề)
2. Bảo đảm chuẩn bị đầy đầy đủ những kiến thức
cơ bản về vấn đề cần trình bày
3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa học
4. Trình bày trọng tâm, ngắn gọn, làm nổi bật vấn
đề, không lan man
5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng liên quan
đến bài thuyết trình
6. Cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan
đến vấn đề
7. Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài
thuyết trình
Kỹ
thuật
thuyết
trình
8. Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình
chiếu (powerpoint, projector, tranh ảnh, sơ đồ tư
duy…)
9. Các công cụ hỗ trợ có hình thức tốt (hình ảnh
sắc nét, kích thước không quá nhỏ, cỡ chữ trình
chiếu hợp lý, dễ nhìn, phông nền làm nổi bật chữ
viết…)
10. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp nội dung
thuyết trình (hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ
đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)
11. Trả lời tốt những câu hỏi thảo luận mở rộng,
có sự sáng tạo trong câu trả lời
12. Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui
tươi)
13. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giao lưu bằng ánh
mắt với người nghe ( đảm bảo nắm bắt được
người nghe đang còn vướng mắc ở nội dung
nào,..)
14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng,
ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)
15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những
điểm quan trọng
16. Giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý
17. Trình bày bài thuyết trình theo đúng thời gian
quy định
Hình
thức
18. Ăn mặc lịch sự, phù hợp hoàn cảnh
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Kỹ năng thuyết trình chính một bước không thể thiếu trên con đường
thành công. Chúng ta không thể được gọi thành công khi không thể làm cho
mọi người nhận ra thành công của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó
nhưng hoàn toàn thể rèn luyện được. Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho
mình để rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn. điều quan trọng là,
bạn thuyết trình giỏi sẽ chuyển tải được nội dung đạt được mục tiêu thuyết
trình, bạn sẽ lôi cuốn người nghe cùng tham gia “tương tác”, bạn sẽ tăng sự tự tin,
tạo dựng được hình ảnh của bản thân vàbạn càng dễ thuyết phục người khác.
Để đánh giá một bài thuyết trình, chúng ta cần 3 yếu tố chính: nội dung,
yếu tố kỹ thuật hình thức. Tiêu chí đánh giá nội dung thuyết trình bao gồm cả
khả năng tổ chức nội dung, mang tính giáo dục, khoa họcđảm bảo tính logic,
tính thuyết phục, cân đối giữa các phần trong nội dung thuyết trình. Bên cạnh đó,
kỹ thuật thuyết trình cũng đóng vai trò then chốt, bao gồm kỹ năng giao tiếp, tổ
chức, trình bày khả năng trả lời câu hỏi một cách chuyên nghiệp. Một bài
thuyết trình thành công phải sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp, tạo sự
tương tác với khán giả sáng tạo trong việc trình bày thông tin. Từ tất cả các
yếu tố trên sẽ giúp người đánh giá đưa ra đánh giá toàn diện về bài thuyết trình.
| 1/20

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TIỂU LUẬN
Môn học : Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Người hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thị Lan Hương
Họ và tên: Lã Thị Thanh Huyền Ngày sinh: 23/03/1999 Số báo danh: 32
Lớp: NVSP tiếng anh THCS/THPT K04.2022 NEC 2023
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
“Thầy cô hãy trình bày tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình" MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................5
1. Định nghĩa thuyết trình............................................................................................5
2. Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình...............................................5
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH.....................................7
1. Phương diện đánh giá...............................................................................................7
1.1. Chuẩn bị bài thuyết trình...................................................................................7
1.2. Trình bày bài thuyết trình................................................................................12
2. Tiêu chí cụ thể đánh giá thuyết trình.....................................................................16
2.1. Nội dung thuyết trình........................................................................................16
2.1.1. Bố cục và tổ chức.........................................................................................16
2.1.2. Tính giáo dục................................................................................................16
2.1.3. Tính khoa học..............................................................................................16
2.1.4. Tính sáng tạo................................................................................................17
2.2. Kỹ thuật thuyết trình........................................................................................17
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp..........................................................................................17
2.2.2. Kỹ năng tổ chức...........................................................................................17
2.2.3. Kỹ năng trình bày.........................................................................................18
2.2.4. Kỹ năng trả lời câu hỏi................................................................................18
2.3. Hình thức...........................................................................................................18
3. Mẫu đánh giá thuyết trình......................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..............................................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thị trường lao động sẽ ngày
càng có những đòi hỏi khắt khe hơn ở đội ngũ người lao động. Bên cạnh kiến
thức chuyên môn về nghề nghiệp đòi hỏi đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp
còn phải được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác, để phục vụ hữu hiệu cho
hoạt động nghề nghiệp của mình. Và một trong số những kỹ năng cần thiết đó
chính là kỹ năng thuyết trình.
Các bạn có thể thấy rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay kỹ năng thuyết
trình được biết đến là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết. Không phải chỉ có
những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hay các giảng viên đại học, giáo viên mới
phải thành thạo kỹ năng thuyết trình, mà hầu hết người lao động trong các nghề
nghiệp khác nhau, từ một người bán hàng, một nhân viên tiếp thị làm việc cho
một công ty thương mại dịch vụ nào đó, hay là nhân viên ngân hàng, nhân viên
tư vấn bảo hiểm, cho đến một giám đốc dự án, giám đốc đào tạo, giám đốc
thương hiệu, hay giám đốc kinh doanh, và mọi doanh nhân, ai cũng cần sử dụng
đến kỹ năng quan trọng này. Một bài thuyết trình chất lượng không chỉ cần có
nội dung thông tin đáng tin cậy mà còn phải có khả năng tương tác, thuyết phục
và gửi thông điệp một cách rõ ràng. Vậy nên bài tiểu luận này tập trung vào việc
trình bày các tiêu chí để đánh giá bài thuyết trình. Việc nắm vững những tiêu chí
đánh giá này sẽ giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của giáo viên, nhà đào tạo để
từ đó, nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin và giao tiếp trong một buổi thuyết trình.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Định nghĩa thuyết trình
Thuyết trình là “trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề
nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người
nghe”. Như vậy, bản chất của thuyết trình được thể hiện khá rõ nét những yếu tố
sau: người nói, người nghe, nội dung nói và sử dụng những phương tiện nào và kết quả của việc nói.
Kỹ năng thuyết trình chính là năng lực sử dụng ngôn ngữ nói nhằm tạo ra
hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuyết trình
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: phong cách của người thuyết trình;
cấu trúc nội dung bài thuyết trình; khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ
trợ cho bài thuyết trình; không gian, thời gian hay địa điểm diễn ra buổi thuyết trình,….
2. Tầm quan trọng của việc đánh giá bài thuyết trình
Việc đánh giá bài thuyết trình là một hoạt động quan trọng trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận về văn bằng sư phạm. Đây là một phần
không thể thiếu để kiểm tra và cải thiện kỹ năng thuyết trình của người trình bày.
Trong bối cảnh mà việc trình bày thông tin và diễn đạt ý kiến ngày càng trở nên
quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy, việc nắm vững các tiêu chí đánh giá bài
thuyết trình là một yếu tố quan trọng để thành công trong công việc giảng dạy.
Đánh giá bài thuyết trình giúp người trình bày nhận biết được ưu điểm và
nhược điểm của bài thuyết trình, từ đó có thể khắc phục và hoàn thiện hơn. Qua
việc nhận được phản hồi từ người nghe, người trình bày có thể đánh giá được
mức độ hiệu quả, thuyết phục và hấp dẫn của bài thuyết trình. Điều này giúp họ
cải thiện khả năng truyền đạt thông điệp và tương tác với khán giả.
Ngoài ra, việc đánh giá bài thuyết trình cũng giúp người trình bày học hỏi
từ kinh nghiệm và kỹ năng của những người khác. Những phản hồi và đánh giá
xây dựng từ giảng viên, bạn bè hoặc đồng nghiệp là một nguồn cẩm nang quý giá
để khám phá những góc nhìn mới, phương pháp trình bày hiệu quả hơn và áp
dụng những kỹ thuật tốt nhất vào các bài thuyết trình sau này.
Việc đánh giá bài thuyết trình không chỉ là một hoạt động định lượng mà
còn là một quá trình phát triển cá nhân. Nó giúp người trình bày nâng cao kỹ
năng giao tiếp, sự tự tin và khả năng thuyết phục. Đồng thời, việc đánh giá bài
thuyết trình cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và chất lượng
giảng dạy, giúp người trình bày trở thành những giáo viên xuất sắc và có khả
năng tương tác tích cực với học sinh.
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
1. Phương diện đánh giá
1.1. Chuẩn bị bài thuyết trình
Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: Không chuẩn bị tức
là đã chuẩn bị để đón nhận sự thất bại. Để thuyết trình thành công, chúng ta luôn
phải giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác
chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ
hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ta có nhiều
việc phải làm, tập trung vào các nội dung chính như sau:
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình: Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cũng
cần cân nhắc xem vấn đề hấp dẫn, thiết thực, có ích và phù hợp với người nghe
hay không? Người nghe được trang bị những kiến thức nào trước khi nghe thuyết
trình?... Cho nên việc chọn lựa và đặt tên cho chủ đề thuyết trình khá khó khăn,
các bạn phải tự tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu dựa trên: sở thích, năng lực, sở
trường mối quan hệ ... hay những ý tưởng dã của mình trước đó. Khi đã có những
ý tưởng cho chủ đề sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài. Để đảm bảo cho
chất lượng bài thuyết trình, đề tài phải: Có ý nghĩa khoa học, có giá trị thực tiễn,
có tính khả thi và phù hợp với sở thích, sở trường của người thuyết trình. Việc đặt
tên đề tài rất quan trọng vì tên đề tài phải chỉ rõ đối tượng và phạm vi trình bày.
Đối tượng sẽ trả lời cho câu hỏi thuyết trình cái gì, còn phạm vi sẽ chỉ rõ giới hạn
về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề cần trình bày.
Khi chọn chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói. Tuy nhiên,
nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không
trọng tâm. Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải giới hạn
các vấn đề thuyết trình, phải phân tích xem: Đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào
“bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói. Thông thường, ta sẽ ưu tiên
nói những ý “bắt buộc” trước, còn thừa thời gian thì sẽ cho thêm các ý “cần”, các
ý “nên nói” để thuyết trình sau cùng.
- Thông tin thuyết trình có phong phú, chính xác và gây hấp dẫn với người
nghe; có phù hợp với đối tượng, có giá trị thuyết phục. Bài thuyết trình được xây
dựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề
nhưng thuyết trình cho các đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói, chọn
lựa thông tin cho bài nói cũng khác nhau. Người thuyết trình phải có đủ thông tin
về chủ đề, nắm vững và hiểu chính xác các thông tin sẽ trình bày. Cần nghiên cứu
kỹ các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan để nắm chắc nội dung thuyết trình.
Để có bài thuyết trình hay, thông tin phong phú, người thuyết trình phải
thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề sẽ thuyết trình. Điều này sẽ
giúp ta tự tin hơn và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình.
Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi
thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa
ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa. -
Phân tích thính giả và diễn giả: Thành công của một bài thuyết trình
không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả. Phân
tích diễn giả và thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài
thuyết trình của mình.“Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng”.
* Phân tích thính giả (Người nghe)
Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình, đáp ứng nhu
cầu thính giả. Những thông tin cần thu thập để phân tích thính giả: Tuổi tác, nghề
nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc. Khi phân tích thính giả,
chúng ta cần trả lời một số câu hỏi: Đối tượng người nghe mình là ai? Họ làm
công việc gì? Tại sao họ lại nghe mình? và họ sẽ nghe như thế nào?...
Ngoài ra, qui mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình.
Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một
cách cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày. Nếu có
đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường
hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự
chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình.
*Phân tích diễn giả (Người nói):
Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt
được gì? Quan hệ với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế
nào? Ta đã am hiểu về vấn đề trình bày chưa? Đã nắm vững nội dung, có đủ tư
liệu, thông tin để trình bày hay không?Năng lực, cương vị của bản thân có dễ
được người nghe chấp nhận hay không? Từ đó, ta có thể xác định phương pháp
tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.
- Đề cương mạch lạc, logic đảm bảo chuyển tải được nội dung và phù hợp
có mục đích buổi thuyết trình.
*Xây dựng cấu trúc cho bài thuyết trình (bố cục)
Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian là nhờ thiết kế, tạo ra một
kết cấu hợp lý. Cũng làm từ Các bon nhưng Than bùn thì rẻ còn Kim cương thì
siêu đắt, điều đó bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Tương tự như vậy, cùng một
bài thuyết trình, có người nói hay, có người nói dở. Điều này phụ thuộc nhiều yếu
tố, một trong những yếu tố quan trọng là việc lựa chọn nội dung và sắp xếp theo cấu trúc hợp lý.
Bất kỳ một bài văn hay một bài thuyết trình nào đó đều có 3 phần:
(1) Mở bài, (2) Thân bài và (3) Kết luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các
phần như thế nào lại là vấn đề khác. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều
có những câu hỏi trong đầu như: Làm thế nào để có một mở bài hay, sắc nhọn, lôi
cuốn người nghe? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ, nội dung phong phú,
phù hợp với đối tượng nghe mình? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ
nhớ và đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng cách thiết kế
được cấu trúc bài chặt chẽ, logic. Cấu trúc bài bài thuyết trình được mô phỏng
giống như “Cái đinh”.
Phần mở bài được mô phỏng giống như cái mũi đinh phải thật sắc nhọn thì
mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy, phần mở bài phải ngắn gọn, sắc sảo,
bao hàm được chủ để thuyết trình để : thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu
thuyết trình; tạo bầu không khí ban đầu; giúp người nghe chuyển từ trạng thái
thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.
Phần thân bài được mô phỏng giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần
chắc chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Điều này
có nghĩa là, phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ
và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường. Một bài
thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài là không phù hợp (giổng
như lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền). Ngược lại một bài thuyết trình quá dài,
nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn cũng không phù hợp
(giống như lấy đinh đóng thuyền để đóng guốc). Vì vậy, muốn có bài thuyết trình
hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe.
Nếu phần Mở bài được ví như mũi đinh và thân bài được ví như thân đinh
thì phần kết luận giống như mũ đinh để giữ cho chiếc đinh đó đóng được chắc
chắn và không bị tụt vào bên trong. Giống như vậy, sau khi trình bày xong, người
thuyết trình cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của bài, giúp cho thính
giảlưu lại những điểm quan trọng và có ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình.
Phần kết luận nhất thiết phải tóm tắt cho được những nội dung quan trọng đã trình bày.
Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là làm
thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục,
cuốn hút được người nghe (phần này sẽ được giới thiệu ở phần sau).
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, luận chứng hợp lí.
Bài viết cần được chuẩn bị một cách chu đáo. Người thuyết trình có thể
soạn thảo sẵn nội dung trình bày dưới hình thức một bản đề cương chi tiết các ý
cần phải trình bày và những dẫn chứng, những số liệu để minh họa.
- Chuẩn bị các phương tiê ]n h^ trợ
Thường thì thuyết trình không chỉ có nói không mà còn có các thiết bị và
công cụ hỗ trợ. Căn cứ vào điều kiện thực tế khi thuyết trình: Đối tượng thuyết
trình, hội trường, cơ cở vật chất hiện có, cũng như năng lực bản thân để chuẩn bị
và lựa chọn cho mình những phương tiện hỗ trợ phù hợp. Các thiết bị và công cụ
hỗ trợ chủ yếu được sử dụngkhi thuyết trình hiện nay là máy chiếu Projector dùng
để chiếu các slide đã chuẩn bị bằng phần mềm Power Point, Video hoặc các file
sử dụng phần mềm khác; bảng viết bằng phấn (bảng đen); bảng viết bằng bút dạ
(bảng trắng); bảng giấy (giấy A0 hoặc A1), thẻ màu…
- Chuẩn trước những tình huống phản hồi.
Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn
chính bài thuyết trình. Do thời gian dành cho bài thuyết trình có hạn, chúng ta
không thể nói được tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình. Để
chủ động, người thuyết trình nên suy nghĩ trước những tình huống có thể sẽ bị hỏi
hoặc đề nghị làm rõ sau khi thuyết trình. Nếu không chuẩn bị trước, khi bị hỏi, có
thể sẽ không trả lời được và rơi vào tình trạng lúng túng, không lối thoát, đặc biệt
là với những người ít kinh nghiệm trong thuyết trình.
- Luyện tập trước bài thuyết trình và chỉnh sửa
Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường hay bị bỏ qua nhất, đó là tập
luyện trước khi thuyết trình. Sau khi đã chuẩn bị được nội dung ở dàn ý có bản,
cũng nên tập trước bài thuyết trình.
1.2. Trình bày bài thuyết trình
Để có bài thuyết trình hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người nghe, người
thuyết trình cũng cần phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định khi thuyết trình và
chúng tôi gọi đó là Quy tắc 3T: Trình bày khái quát những gì SẼ trình bày (thuyết
trình phần mở bài).Trình bày những gì CẦN trình bày trong (thuyết trình thân
bài). Trình bày tóm tắt những gì ĐÃ trình bày trong (thuyết trình phần kết luận).
a) Thuyết trình phần mở bài
Thuyết trình phần mở bài là rất quan trọng, người nghe sẽ tập trung vào
người nói ngay từ ban đầu, nếu chúng ta mở đầu không tốt, khó gây ấn tượng tốt
cho người nghe, ảnh hưởng ngay đến tâm lý và mong đợi của họ. Vì vậy, thuyết
trình phần mở đầu phải thật sự ngắn gọn, sắc nét, tạo sự chú ý cho người nghe là
rất quan trọng. Phần này cần thể hiện được những nội dung sau:
* Tạo sự thích thú cho thính giả: Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học
thì chúng ta chỉ có 20 giây để gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các cử chỉ
phi ngôn từ và chúng ta chỉ có 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với người nghe
(thính giả) bằng những nội dung chúng ta nói. Đây là phần khó khăn nhất trong
thuyết trình vì: “Không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”; “Vạn sự
khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi lọt”. Để thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ
ban đầu, người thuyết trình có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Một số cách
phổ biến là: Lấy một ví dụ, minh họa, kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ
đề, số liệu thống kê, hoặc dẫn chứng, mở đầu bằng cách đặt câu hỏi, mở đầu bằng
một câu châm ngôn, mở đầu bằng một trò chơi, …
* Nêu tầm quan trọng của buổi thuyết trình: Người nghe cần biết được
tại sao lại có buổi thuyết trình, nhằm khẳng định tầm quan trọng của nội dung
thuyết trình đối với họ. Như vậy, thu hút được sự quan tâm của họ vào chủ để mà họ sắp được nghe.
* Giới thiệu tiêu đề của bài thuyết trình: Thông thường, sau khi nêu sự
cần thiết, cần nêu ngay tên của bài thuyết trình, thông thường, khi nói sự cần thiết
gắn liền với chủ đề, nên người nghe đôi khi không tách bạch được 2 ý này một cách rõ ràng.
* Giới thiệu những nội dung chính của bài thuyết trình: giới thiệu khái
quát những nội dung chính sẽ trình bày giúp cho người nghe có định hình được
những nội dung họ sẽ được nghe, nếu thấy không phù hợp thì có thể không tiếp
tục nghe nữa để không lãng phí thời gian, hoặc trong những nội dung sẽ trình bày,
nội dung nào họ thấy hay và hữu ích họ có thể tập trung cao hơn.
* Đặt ra mục tiêu sau thuyết trình: yêu cầu của diễn giả đối với thính giả
sau khi nghe bài thuyết trình cần nắm được vấn đề gì hoặc sau khi nghe xong họ có thể làm được gì...
b) Thuyết trình phần thân bài
*Lựa chọn nội dung quan trọng: xác định được đâu là thông tin quan
trọng bắt buộc PHẢI truyền đạt, đâu là thông tin NÊN truyền đạt và cuối cùng
đâu là thông tin CÓ THỂ truyền đạt. Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho
phép ta sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin nên và cuối cùng
là thông tin có thể biết.
* Chia thành các phần dễ tiếp thu: thông thường được chia thành từ 2
đến 5 phần. Không nên chia quá nhiều phần, người nghe cảm thấy vấn đề vụn
vặt, thiếu hệ thống và logic.
*Sắp xếp các nội dung theo trình tự lôgic: Những nội được lựa chọn ở
trên, được sắp xếp với nhau theo một trật tự lôgíc nhất định. Lôgíc có thể theo
trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả hoặc có thể theo thứ,
bậc... vì vậy, người thuyết trình cần đọc kỹ để xâu chuỗi lại các nội dung, giúp
cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ.
* Phân bổ thời gian phù hợp cho từng nội dung: Sau khi phân chia
thành các phần cơ bản và sắp xếp thì điều cần thiết là phải phân bổ thời gian phù
hợp cho từng nội dung. Đặc biệt, trong phần thân bài,cần chia ra từng nội dung
nhỏ, tùy theo độ dài, ngắn, khó, dễ khác nhau mà phân bổ thời gian cho phù hợp
để người nghe dễ tiếp thu.
c)Thuyết trình phần kết luận
Kết luận sẽ giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính đã trình bày. Hơn
nữa, kết luận chính là thông điệp cuối cùng ta gửi đến người nghe. Với thông điệp
cốt lõi này, người nghe có thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài
thuyết trình. Do vậy, phần kết luận cần phải:
* Thông báo trước khi kết thúc:Việc thông báo này có thể thể hiện bằng
những cụm từ như: Tóm lại...; để kết thúc, tôi tóm tắt lại...; Việc thông báo này
còn giúp người nghe chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông tin cốt lõi nhất của bài thuyết trình.
* Tóm tắt điểm chính: tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp họ nhớ khái
quát và lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt có thể là nêu lại
những đề mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.
Lưu ý: Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng là kiểm soát, làm chủ được nội
dung đang trình bày. Tránh tình trạng vì một số yếu tố khách quan bên ngoài tác
động làm quên mất đi trình tự hay nội dung đang thuyết trình. Để có được bài
thuyết trình hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những yếu tố sau:
- Ngôn ngữ nói rõ ràng, biểu cảm, truyền đạt tốt những thông tin đến với người nghe.
- Tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ: thể hiện sự tự tin, văn minh, lịch sự.
- Trang phục nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình. Tránh
những bộ quần áo cầu kì, kiểu cách, xa lạ với người nghe. Quần áo phù hợp sẽ
làm cho người thuyết trình thêm sự tự tin. Ngoài ra, dáng đi chững chạc cũng
thể hiện sự đường hoàng, tự tin của người thuyết trình. Khi bước ra chào, cần
tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười với người nghe.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí và sáng tạo, sinh động, hấp dẫn việc sử dụng đa
phương tiện khi thuyết trình.
- Khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng gây thiện cảm, khả năng xử lí tình huống có vấn đề, …
2. Tiêu chí cụ thể đánh giá thuyết trình
2.1. Nội dung thuyết trình

Tiêu chí đánh giá nội dung bài thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài thuyết trình. Nội dung là nền tảng
của bài thuyết trình, là cầu nối để truyền đạt thông điệp và kiến thức cho khán giả.
2.1.1. Bố cục và tổ chức
- Sắp xếp thông tin một cách logic và có sự liên kết giữa các phần, từ dễ đến
khó hoặc từ cụ thể đến chung. Sử dụng lập luận hợp lý, bằng chứng và ví dụ
để thuyết phục khán giả.
- Đảm bảo nội dung bài thuyết trình đáp ứng đúng yêu cầu chủ đề và mục đích
cụ thể đã đề ra, để đạt được mục tiêu thông qua bài thuyết trình.
2.1.2. Tính giáo dục
- Cung cấp những thông tin hữu ích, bổ sung và mở rộng kiến thức của người
nghe về chủ đề được trình bày. Đồng thời, nội dung khuyến khích sự tư duy
phản biện, khám phá và sáng tạo.
- Đảm bảo sự cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa thông tin chung và
thông tin chi tiết. Cung cấp đủ thông tin lý thuyết để hiểu rõ vấn đề và cũng
đưa ra ví dụ và ứng dụng thực tế để minh hoạ và áp dụng.
2.1.3. Tính khoa học
- Đảm bảo rằng thông tin trình bày dựa trên các nguồn tin cậy, có căn cứ khoa
học và được kiểm chứng. Sử dụng các tài liệu tham khảo, số liệu, và các
nghiên cứu mới nhất để tăng tính chất lượng và đáng tin cậy của nội dung.
2.1.4. Tính sáng tạo
- Có điểm nhấn và trọng tâm rõ ràng trong nội dung, được giải thích và minh
họa một cách rõ ràng và sinh động. Sử dụng ví dụ, hình ảnh, video và công cụ
trình chiếu để tạo sự sinh động và thú vị cho nội dung.
- Tìm hiểu và sử dụng các tài liệu tham khảo đa dạng, không chỉ giới hạn trong
sách giáo khoa, để mở rộng thông tin và cung cấp dẫn chứng bổ sung.
- Tìm hiểu và áp dụng các tin tức, sự kiện mới nhất liên quan đến chủ đề để làm
cho nội dung thuyết trình cập nhật và thú vị hơn.
2.2. Kỹ thuật thuyết trình
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp

- Nói bằng giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để thể hiện thông điệp
một cách chính xác. Sử dụng giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, ấm áp khi giải
thích, thuyết phục để giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Sử
dụng giọng nói rõ ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, mệnh lệnh phải tuân thủ.
- Nhịp điệu vừa phải, ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng, lúc xuống
giọng, tùy theo mục tiêu của bài nói để cảm hóa được người nghe.
- Âm lượng vừa đủ nghe, không quá to hoặc quá nhỏ, phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, nói lắp.
- Duy trì liên hệ mắt với người nghe giúp tạo sự kết nối và sự tương tác.
2.2.2. Kỹ năng tổ chức
- Sắp xếp và phân bổ thời gian một cách hợp lý giúp bài thuyết trình không quá
dài hoặc quá ngắn và đảm bảo tất cả các nội dung quan trọng được trình bày một cách đầy đủ.
- Chuẩn bị các công cụ và thiết bị hỗ trợ như slide, biểu đồ, video, máy chiếu,
âm thanh... Đồng thời, cần kiểm tra tính tương thích và đảm bảo rằng các công
cụ này hoạt động một cách trơn tru và không gây mất đi sự chú ý của khán giả.
2.2.3. Kỹ năng trình bày
- Các slide, biểu đồ, video, âm thanh được sử dụng trong bài thuyết trình được
thiết kế một cách chuyên nghiệp và hợp lý.
- Sắp xếp thông tin một cách logic và dễ hiểu trên các phương tiện trình chiếu.
- Sử dụng hình ảnh phù hợp, màu sắc hài hòa và văn bản dễ đọc để làm cho
phương tiện trình chiếu hấp dẫn và dễ nhìn.
2.2.4. Kỹ năng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe một cách chân thành và tập trung để hiểu câu hỏi mà khán giả đặt
ra. Đặt câu hỏi lại hoặc yêu cầu làm rõ nếu cần thiết để đảm bảo sự hiểu đúng và đầy đủ.
- Phản hồi mạch lạc và sử dụng lý luận để giúp rõ ý kiến khi trả lời câu hỏi của khán thính giả.
- Giữ sự lịch sự và tỉnh táo đối với những câu hỏi khó hoặc không liên quan. 2.3. Hình thức
- Người thuyết trình cần lựa chọn cho mình trang phục phù hợp với người nghe,
với hoàn cảnh và đặc điểm của nơi mình sẽ thuyết trình.
- Để thể hiện sự tôn trọng người nghe, cần trang phục chỉnh tề, phù hợp với khổ
người, màu da, khuôn mặt; không chỉ về kích thước mà còn về màu sắc, kiểu
dáng. Trang phục lịch sự, trang nhã và phù hợp với ngành nghề hoặc sự kiện,
tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tôn trọng.
3. Mẫu đánh giá thuyết trình
Người thuyết trình: ………………………………………………………………
Chủ đề: …………………………………………………………………………..
Mục đích: ………………………………………………………………………..
Thang điểm đánh giá: 5 (xuất sắc); 4 (tốt); 3 (hài lòng); 2 (dưới trung bình); 1 (không hài lòng) Tiêu Mô tả tiêu chí 5 4 3 2 1 chí Nội
1. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng (giới thiệu, dung
các nội dung chính, kết luận vấn đề) thuyết trình
2. Bảo đảm chuẩn bị đầy đầy đủ những kiến thức
cơ bản về vấn đề cần trình bày
3. Thông tin đưa ra chính xác, khoa học
4. Trình bày trọng tâm, ngắn gọn, làm nổi bật vấn đề, không lan man
5. Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng liên quan đến bài thuyết trình
6. Cập nhật các vấn đề mới mẻ, thời sự liên quan đến vấn đề
7. Biết chọn lọc nội dung làm điểm nhấn trong bài thuyết trình
8. Có sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ bài trình Kỹ
chiếu (powerpoint, projector, tranh ảnh, sơ đồ tư thuật duy…) thuyết trình
9. Các công cụ hỗ trợ có hình thức tốt (hình ảnh
sắc nét, kích thước không quá nhỏ, cỡ chữ trình
chiếu hợp lý, dễ nhìn, phông nền làm nổi bật chữ viết…)
10. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp nội dung
thuyết trình (hình ảnh phù hợp nội dung, các sơ
đồ bảng biểu thiết kế hợp lý…)
11. Trả lời tốt những câu hỏi thảo luận mở rộng,
có sự sáng tạo trong câu trả lời
12. Phong thái tự tin (đứng thẳng, nét mặt vui tươi)
13. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giao lưu bằng ánh
mắt với người nghe ( đảm bảo nắm bắt được
người nghe đang còn vướng mắc ở nội dung nào,..)
14. Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng,
ề à hoặc có những từ ngữ thừa (à, ờ, thì, mà, là…)
15. Tốc độ nói vừa phải, nhấn giọng ở những điểm quan trọng
16. Giọng nói truyền cảm, lên xuống giọng hợp lý
17. Trình bày bài thuyết trình theo đúng thời gian quy định Hình
18. Ăn mặc lịch sự, phù hợp hoàn cảnh thức
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu trên con đường
thành công. Chúng ta không thể được gọi là thành công khi không thể làm cho
mọi người nhận ra thành công của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó
nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được. Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho
mình để rút ngắn con đường đi đến thành công của bạn. Và điều quan trọng là,
bạn thuyết trình giỏi sẽ chuyển tải được nội dung và đạt được mục tiêu thuyết
trình, bạn sẽ lôi cuốn người nghe cùng tham gia “tương tác”, bạn sẽ tăng sự tự tin,
tạo dựng được hình ảnh của bản thân vàbạn càng dễ thuyết phục người khác.
Để đánh giá một bài thuyết trình, chúng ta cần 3 yếu tố chính: nội dung,
yếu tố kỹ thuật và hình thức. Tiêu chí đánh giá nội dung thuyết trình bao gồm cả
khả năng tổ chức nội dung, mang tính giáo dục, khoa học và đảm bảo tính logic,
tính thuyết phục, cân đối giữa các phần trong nội dung thuyết trình. Bên cạnh đó,
kỹ thuật thuyết trình cũng đóng vai trò then chốt, bao gồm kỹ năng giao tiếp, tổ
chức, trình bày và khả năng trả lời câu hỏi một cách chuyên nghiệp. Một bài
thuyết trình thành công phải sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp, tạo sự
tương tác với khán giả và sáng tạo trong việc trình bày thông tin. Từ tất cả các
yếu tố trên sẽ giúp người đánh giá đưa ra đánh giá toàn diện về bài thuyết trình.