-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu Luận Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí: Mô hình toà soạn báo trên thế giới và Việt Nam | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Tiểu Luận Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 24 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Tiểu Luận Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí: Mô hình toà soạn báo trên thế giới và Việt Nam | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Tiểu Luận Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí | Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 24 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổ chức cơ quan hoạt động báo chí 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 44 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN BÁO CHÍ
Đề số: 11 Giảng viên
: TS. Nguyễn Thị Trà My
Sinh viên thực
: Bế Ngọc Hoàng hiện
Mã sinh viên
: DTZ2157320101021 Học phần
: Tổ chức hoạt động của cơ
quan báo chí
Thái Nguyên, tháng 1/2022 MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu .............................................................................................................. 1
Phần II: Nội dung .......................................................................................................... 2
1.1 Mô hình toà soạn trên thế giới ............................................................................ 2
1.1.1 Thứ nhất, mô hình Tòa soạn hình tháp (tower-office) ................................. 2
1.1.2 Thứ hai, mô hình Tòa soạn “đảo” (island-office) ......................................... 2
1.1.3 Thứ ba, mô hình Tòa soạn hội tụ (focus-office) ........................................... 3
1.1.4 Thứ tư, mô hình Tòa soạn đa phương tiện ................................................... 5
1.1.5 Thứ năm, mô hình Tập đoàn truyền thông (media-group) ........................... 6
1.1.6 Thứ sáu, mô hình Trung tâm truyền thông (media-center) .......................... 7
2.1 Tình hình chất lượng hiện tại của đội ngũ phóng viên trong mô hình tòa soạn
hội tụ tại Việt Nam .................................................................................................. 8
2.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên trong mô hình tòa
soạn hội tụ tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ...................................................... 8
2.2.1 Nguồn nhân lực ............................................................................................ 8
2.2.2 Ví dụ đội ngũ phóng viên trong tòa soạn VnExpress ................................... 9
3.1 Phân tích quy trình sản suất báo điện tử ........................................................... 11
3.1.1 Thu thập dữ liệu lớn ................................................................................... 13
3.1.2 Xử lý dữ liệu ............................................................................................. 13
3.1.3 Thiết kế - trình bày ..................................................................................... 14
3.1.4 Đa dạng hóa bài báo ................................................................................... 15
3.1.5 Phóng viên đọc duyệt và điều chỉnh........................................................... 15
3.1.6 Xuất bản ..................................................................................................... 16
4.1 Liên hệ hiện nay quy trình sản suất báo điện tử đang sử dụng những công cụ gì? 16
Phần III: Liên hệ chung các phần .............................................................................. 19
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 20
Phần I: Mở đầu
Tình hình báo chí Việt Nam và thế giới hiện nay còn khó khăn. Có rất nhiều
thách thức mà báo chí ở Việt Nam và các nước khác phải đối mặt như khó khăn về
kinh tế, kiểm duyệt, hạn chế chính trị và hơn thế nữa. Họ có nhiệm vụ báo cáo về hành
động của mọi người, hành động đã diễn ra trong cộng đồng của họ và những gì họ thấy
đang xảy ra trên khắp thế giới. Các tổ chức báo chí đang bị đặt vào một tình thế khó
khăn ngày nay, do tin tức giả mạo và các phóng viên bị tấn công bởi những cá nhân
không muốn thông điệp của họ được nghe thấy.
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý
kiến về các vấn đề của công chúng. Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các
hình thức khác như văn học và điện ảnh.
Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, việc tiếp cận với thông tin miễn phí đóng
một vai trò chính trong việc tạo ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, cũng như phân
bổ quyền lực cân đối giữa chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội
khác. Việc tiếp cận thông tin có thể kiểm chứng được do báo chí thu thập bởi các
nguồn phương tiện truyền thông độc lập, tuân thủ các tiêu chuẩn báo chí, có thể khiến
các công dân bình thường có khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị.
Trong hơn hai thập kỷ qua, với sự ra đời của công nghệ số và sự phổ biến thông
tin trên Internet, vai trò và vị thế của báo chí cùng với các phương tiện thông tin đại
chúng đã thay đổi sâu sắc. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong việc duyệt báo khi
mọi người ngày càng đọc tin tức qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác,
thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thông qua các phương tiện khác, phương tiện
kỹ thuật số và phát triển khả năng xuất bản tin tức theo ngữ cảnh. Hệ thống thông tin
thời sự của nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo
phát thanh, báo truyền hình và báo mạng. Mọi loại hình truyền thông báo chí, đặc biệt
là các tổ chức tin tức, cần phải lựa chọn cho mình một hình thức phát triển thích hợp và năng động.
Qua học phần Tổ chức hoạt động cơ quan Báo chí, em nhận biết được các cơ
cấu tổ chức, mô hình tòa soạn trên thế giới và trong nước, quy trình sản xuất các tác
phẩm, sản phẩm báo chí. 1
Phần II: Nội dung
1.1 Mô hình toà soạn trên thế giới
Lịch sử phát triển của báo chí thế giới đã trải qua quá trình áp dụng
nhiều mô hình tổ chức hoạt động cơ quan báo chí khác nhau. Mô hình tổ chức hoạt
động cơ quan báo chí về cơ bản đều gắn với việc thực hiện tôn chỉ, mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí tác nghiệp và chất lượng sản phẩm báo chí. Dưới đây là một số mô hình:
1.1.1 Thứ nhất, mô hình Tòa soạn hình tháp (tower-office)
Mô hình Toà soạn hình tháp (tower-office) hay còn gọi là Mô hình truyền
thống, được áp dụng ngay từ thời kỳ đầu tiên khi ra đời báo chí định kỳ, hiện đại (đầu
thế kỷ XVII) ở các nước châu Âu như Đức, Bỉ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Mô hình này
được áp dụng phổ biến trong cấu trúc tổ chức bộ máy hoạt động công sở nói chung,
trong đó cấu trúc bởi 3 bộ phận: bộ phận lãnh đạo, quản lý; bộ phận chuyên môn,
nghiệp vụ; bộ phận hỗ trợ, phục vụ. Mô hình này trước đây có nhiều lợi thế, nhưng ở
thời điểm này, nó ít còn phù hợp, cần có sự thay thế bằng mô hình mới, hiện đại hơn.
1.1.2 Thứ hai, mô hình Tòa soạn “đảo” (island-office)
Được báo chí ở các nước phương Tây áp dụng khoảng những năm 80 của thế
kỷ XX, điển hình là ở Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch Ở châu Á,
các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng đã áp
dụng mô hình này. Các tập đoàn truyền thông o Mỹ như CNN (Cable News
Network), AP (Associated Press) cũng đã sớm áp dụng mô hình này để quản trị truyền
thông, báo chí hiệu quả.
Mô hình này cấu trúc hoạt động báo chí chung trong một không gian, tạo ra các
“hòn đảo”. Về bản chất, giống như một cái “chợ”, một “công xưởng” sản xuất các sản
phẩm báo chí mang tính chất “công nghiệp” làm báo. 2
(The Associated Press là hãng thông tấn cáa Hoa Kỳ và là cơ quan báo chí
lớn nhất trên thế giới)
Mô hình này khắc phục được những hạn chế của mô hình truyền thống như
giảm bớt sự cồng kềnh về bộ máy lãnh đạo, quản lý, người làm chuyên môn; giảm đầu
tư cơ sở vật chất, kỹ thuật; thể hiện tính dân chủ, công bằng trong lao động báo chí;
hình thành môi trường văn hóa báo chí, khích lệ sự sáng tạo của đội ngũ nhà báo; bước
đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin để quản trị cơ quan báo chí hiệu quả; đồng thời
hình thành một nền “công nghiệp báo chí” mang tính chất hoạt động kinh tế thương
mại báo chí rõ ràng. Tuy nhiên, mô hình Toà soạn “đảo” chỉ phù hợp triển khai áp
dụng được ở một số quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, trước đây, một số tòa soạn đã
thực nghiệm, tuy nhiên hiệu quả thấp, phải chuyển đổi về mô hình cơ quan báo chí
truyền thống. Nguyên nhân lớn nhất vẫn xuất phát từ góc độ văn hóa công sở và trình
độ quản trị cơ quan báo chí, nhất là vấn đề ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong
quản trị công sở. Mặt khác, vốn ban đầu của các tòa soạn là mô hình cơ quan báo chí
truyền thống, việc sáng tác tác phẩm và tổ chức sản xuất luôn được thực hiện thủ công,
trên cơ sở kỹ thuật đơn giản. 3
1.1.3 Thứ ba, mô hình Tòa soạn hội tụ (focus-office)
Ra đời ở các nước phương Tây và Mỹ vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX
và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXI, khi mà ngành công nghiệp công nghệ thông
tin phát triển ở mức độ cao, nhất là việc thế hệ Web 1.0 được nâng cấp lên 2.0 và phát
triển các đường truyền Internet băng thông rộng có dây và không dây cũng như các thế
hệ máy tính có cấu hình cao, các phần mềm tiện ích, tạo điều kiện tối đa để các nhà
báo, người làm truyền thông tác nghiệp.
(Mô hình tòa soạn hội tụ)
Mô hình Tòa soạn hội tụ được các cơ quan báo mạng điện tử ứng dụng tối đa
vận hành quản trị công sở sản xuất sản phẩm báo chí phi định kỳ, phi tuyến tính. Ở
thời điểm này, các cơ quan báo chí sản xuất các loại hình báo chí truyền thống, định kỳ
như báo in, phát thanh, truyền hình cũng đã “quan tâm” đến việc ứng dụng tối đa để
hình thành “Tòa soạn hội tụ” nhưng đều thất bại, do không thể phá bỏ được đặc tính
định kỳ và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí theo cách truyền thống;
Như vậy, mô hình Tòa soạn hội tụ chỉ thích hợp với các tòa soạn độc lập, xuất
bản duy nhất sản phẩm báo mạng điện tử.Trong tòa soạn áp dụng mô hình này sẽ có
một bàn “siêu biên tập” (super desk), hội tụ tất cả tin tức, dữ liệu thông tin từ các
nguồn khác nhau về, sau đó các biên tập viên sẽ tổ chức, biên tập, đăng tải trên các 4
định dạng sản phẩm báo mạng điện tử tương thích với các ứng dụng như máy tính để
bàn, máy tính xách tay, máy tính bản, điện thoại thông minh, di động; trao đổi thông
tin bằng các công cụ như: chatbox, inbox, email hoặc trên nền tảng của các trang mạng
xã hội như Twitter, Youtube, Facebook, Instagram, Zalo… Ngoài đáp ứng các tính
năng cung cấp thông tin tin tức báo chí nhanh nhất, Tòa soạn hội tụ được quản trị hệ
thống bằng công nghệ với các phần mềm tiện ích;
Hiện nay, ở Mỹ, Anh, Pháp, Áo, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc có khá nhiều báo mạng điện
tử áp dụng mô hình Tòa soạn hội tụ.Tờ báo điện tử 24 giờ của Thụy Điển đã áp dụng
mô hình này khá thành công từ năm 1999.
1.1.4 Thứ tư, mô hình Tòa soạn đa phương tiện
Thuật ngữ truyền thông đa phương tiện (multi-media) xuất hiện ở Mỹ từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Ban đầu, các nghệ sĩ đưa ra một ý tưởng mang tính mơ ước, đó
là trong các sản phẩm nghệ thuật của họ làm ra có khả năng tích hợp, biểu đạt được
bằng đa mã ngôn ngữ (văn bản, hình ảnh, ảnh thanh)... Tuy nhiên, ước mơ này không
trở thành hiện thực, bởi thời điểm này kỹ thuật - công nghệ truyền thông chưa có khả
năng tích hợp, biểu đạt thông điệp bằng đa mã ngôn ngữ.
Phải đến thập niên 1990, lúc này ngành công nghiệp công nghệ thông tin mới
bùng nổ, Internet phát triển, kết nối, sẻ chia, lưu trữ, tra cứu dữ liệu thông tin ở quy mô
toàn cầu. Các tòa soạn đã tận dụng tối đa các tiện ích của cộng nghệ thông tin ứng
dụng trong sản xuất sản phẩm báo chí.
Thuật ngữ “Cơ quan báo chí đa loại hình”, “Tòa soạn đa phương tiện” được các
nước như: Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Malaysia áp dụng để quản trị tòa soạn có ít nhất từ hai loại hình, sản phẩm báo chí trở lên.
Hiện nay, một số cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng đã thực nghiệm tổ chức
theo mô hình Tòa soạn đa phương tiện. Tuy nhiên, do chưa tường minh về mô hình và
hiểu đúng bản chất của thuật ngữ "multi-media", nên tổ chức hoạt động tòa soạn chưa hiệu quả.
Bản chất của mô hình này là “hiện đại hóa” mô hình Tòa soạn hình tháp và mô
hình Tòa soạn “đảo” dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Tòa soạn đa phương
tiện được hiểu đầy đủ bản chất bằng 5 chữ “đa” (multi), bao gồm: 5
1. Tòa soạn có khả năng tích hợp sản xuất đa loại hình báo chí trong một tòa
soạn. Điều này trước đây các tòa soạn áp dụng mô hình cơ quan báo chí truyền thống
chỉ sản xuất được một loại hình, sản phẩm báo chí (tòa soạn đơn phương tiện).
2. Tác phẩm và sản phẩm báo chí tích hợp biểu đạt bằng đa ngôn ngữ. Điều này
trước đây các cơ quan báo chí áp dụng theo mô hình cơ quan báo chí truyền thống ít có
khả năng thực hiện được.
3. Tòa soạn tận dụng tối đa kỹ thuật - công nghệ cao trong quản trị sản xuất sản
phẩm báo chí. Trong tòa soạn áp dụng mô hình quản trị này, nhà báo không chỉ là
người sáng tạo nội dung mà còn phải là một chuyên gia về công nghệ. Nếu như ở các
mô hình tổ chức cơ quan báo chí truyền thống coi việc sáng tạo nội dung là “vua” thì ở
mô hình này, đối với nhà báo, công nghệ còn phải được coi là “nữ hoàng”.
4. Tòa soạn hình thành mô hình “nhà báo đa năng”. Các nhà báo hoạt động
trong mô hình tòa soạn truyền thống thường được tổ chức phân công công việc theo
chức danh nghề nghiệp và chuyên môn chuyên sâu, do đó thường có sự phân lập rành
mạch về chức trách, nhiệm vụ cá nhân trong quy trình sáng tạo tác phẩm và tổ chức
sản xuất sản phẩm báo chí theo tính chất “đơn năng”. Tính chuyên biệt này có những
ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế, đặc biệt là đối với việc tác nghiệp báo chí
trong môi trường số hóa, tích hợp đa loại hình, phương tiện. Hình thành mô hình “nhà
báo đa năng” là để đáp ứng việc sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện và tổ chức
sản xuất sản phẩm báo chí đa loại hình trong điều kiện chuyển đổi từ mô hình cơ quan
báo chí truyền thống sang mô hình cơ quan báo chí đa phương tiện, trong điều kiện
không cho phép “phình to” tổ chức bộ máy cũng như tăng nhân lực lao động báo chí.
5. Tòa soạn tận dụng tối đa khả năng tương tác đa chiều trong các sản phẩm, tác
phẩm báo chí cũng như các dịch vụ xã hội xóa đi khoảng cách giữa công chúng với
báo chí, tạo nên sự dân chủ hóa trong truyền thông và tăng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của báo chí.
1.1.5 Thứ năm, mô hình Tập đoàn truyền thông (media-group)
Thực chất mô hình này là hoạt động sản xuất và buôn bán báo chí, được áp
dụng phổ biến ở các nước phương Tây và Mỹ. Ban đầu là các cơ quan báo chí làm ăn,
xây dựng được thương hiệu và mua các đơn vị báo chí nhỏ lẻ, sau đó thành lập tập
đoàn kinh doanh báo chí, chú trọng tính độc quyền và thương mại 6
hóa thông tin. Cơ chế báo chí ở Việt Nam không áp dụng được mô hình tập đoàn báo chí.
(British Broadcasting Corporation - Tập đoàn Truyền thông truyền hình,
radio & trực tuyến)
1.1.6 Thứ sáu, mô hình Trung tâm truyền thông (media-center)
Bản chất của mô hình này là được cấu thành một tổ chức truyền thông để hình
thành các dịch vụ thông tin báo chí với nhiều loại hình, sản phẩm truyền thông khác
nhau. Trước đây, mô hình “trung tâm truyền thông” cũng đã được hình thành ở các
nước phương Tây, Mỹ và một sỐ nước ở châu Á như Nhật Bản, Hàn QuỐc, Singapore,
Thái Lan cũng, sau đó dần bị thay thế bởi mô hình “tập đoàn truyền thông”.
Hiện nay, Quảng Ninh của Việt Nam, là địa phương đầu tiên trong cả nước thử
nghiệm áp dụng mô hình “trung tâm truyền thông” trên cơ sở sáp nhập Báo Quảng
Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh, Báo Hạ Long, Cổng thông tin điện
tử tỉnh Quảng Ninh thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh. Qua một thời gian
ngắn, trung tâm này chưa chính thức tổng kết, đánh giá về tính khả thi và hiệu quả
thực tế nên chưa thể khẳng định được đây là mô hình lý 7
tưởng cho các cơ quan báo chí áp dụng, đặc biệt là đỐi với các đơn vị báo chí địa
phương và các đơn vị báo chí trực thuộc các bộ, ngành, trong đó kể cả các đơn vị báo
chí được xác định là chủ lực trong thực hiện Quy hoạch báo chí.
Hiện nay, việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan báo chí rất quan trọng,
quyết định tính chất hoạt động báo chí chuyên nghiệp của nền báo chí cách mạng Việt
Nam. Ngày 1/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định sỐ 62/NĐ-CP về
vị trí việc làm và biên chế công chức, theo đó, các cơ quan báo chí cần xác định rõ vị
trí việc làm và biên chế nhân lực lao động báo chí. Nếu không thực hiện nghiêm tôn
chỉ, mục đích; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; lựa chọn mô hình hoạt
động thích hợp, sẽ khó có thể xác định được vị trí việc làm, vấn đề tiền lương, thu nhập
của các nhà báo. Đồng thời, điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng báo
chí, tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp, nhất là đỐi với việc thực hiện
các chính sách báo chí, trong đó có vấn đề tự chủ tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ
thuật - công nghệ và sử dụng nhân lực làm báo.
2.1 Tình hình chất lượng hiện tại của đội ngũ phóng viên trong mô hình
tòa soạn hội tụ tại Việt Nam.
Yếu tỐ con người cũng là một thách thức lớn. Trình độ của đội ngũ phóng viên
và biên tập viên không đồng đều gây khó khăn cho việc quản lý một tòa soạn tổng hợp.
Đội quân truyền thỐng cần thời gian để chuyển đổi nghề nghiệp “đa năng”, và lực
lượng trẻ “đa năng” cũng cần “đa năng”. Cần một khoảng thời gian tương tự để trau
dồi chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh báo chí cỐt lõi như phỏng
vấn, phân tích, điều tra ... Thách thức chính đỐi với các nhà quản lý là làm thế nào để
cân bằng một sỐ lượng đồng đều các nhà báo có kỹ năng, kinh nghiệm, có khả năng
triển khai chất lượng và độc đáo. các bài báo, các nhà báo trẻ, năng động có khả năng
tạo ra những bản tin thời sự “hợp thị hiếu”. Lượng độc giả đông đảo, điều này sẽ giúp
các tờ báo duy trì lợi thế cạnh tranh trong một tòa soạn hội tụ, nơi "nội dung là vua" và "công nghệ là vua". 8
2.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên trong mô
hình tòa soạn hội tụ tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
2.2.1 Nguồn nhân lực
Với xu hướng hội tụ truyền thông không ngừng các phương tiện, một nhà báo đa
năng phải là người có thể làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in,
báo điện tử mà còn sản xuất các sản phẩm truyền thông cho phát thanh và
truyền hình. Đặc biệt, các nhà báo làm việc tại các tòa soạn hội tụ phải có sự nhạy bén
trong việc chuẩn bị, xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau.
Thực tế, các tòa soạn hội tụ trên thế giới cho thấy, để xây dựng một tòa soạn hội
tụ thành công, trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn
nghiệp vụ tỐt, được đào tạo bài bản, có khả năng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại như
máy quay, máy ảnh, máy ghi âm… đồng thời am hiểu nhiều loại hình báo chí. Nâng
cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực ngay từ trên giảng đường đại học cần có các
khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về báo chí. Nhằm giúp sinh viên, phóng viên có
nền tảng phát triển trong thời đại thông tin phát triển. Nhà nước cần có những chính
sách, đãi ngộ phù hợp để phóng viên có thể phát huy hết khả năng của một nhà báo chuyên nghiệp.
2.2.2 Ví dụ đội ngũ phóng viên trong tòa soạn VnExpress
Phóng viên - bộ phận sản xuất tin tức cho đến cấp quản lý, chịu trách nhiệm xác
minh, biên tập, “nhấn nút” xuất bản tin tức, từ phóng viên ban thời sự, xã hội cho đến
ban đời sỐng, thể thao… tất cả đều hợp nhất về không gian làm việc, thay vì mỗi ban,
bộ phận được bỐ trí riêng rẽ theo từng phòng hay tòa nhà riêng biệt.
Với mô hình hội tụ này, lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã
tăng cường sự hợp tác với nhau thay vì tác nghiệp có phần riêng rẽ như trước. Khi xảy
ra những sự kiện, một hay một nhóm phóng viên sẽ thu thập tin tức, đồng thời chia sẻ
những thông tin thu thập được với nhau qua một phòng chung newsroom (tương tự
dạng chat nhóm nhưng có dung lượng lưu trữ lớn hơn). Ở đấy, các phóng viên (sử
dụng tài khoản riêng để hoạt động) sẽ thiết lập các hệ thỐng dữ liệu để tiện trao đổi.
Đặc biệt, thông tin thu được từ hiện trường sẽ 9
được chuyển về một cách nhanh nhất đến bàn siêu biên tập để các thư ký tòa soạn -
biên tập viên cao cấp quyết định lựa chọn phương thức nào để sản xuất thông tin.
Trong quy trình sản xuất tin, bài
Phóng viên VnExpress tự xác định đề tài qua các nguồn: ban thư ký, trưởng ban
chuyên môn, tự phóng viên đề xuất hay phóng viên có thể tự tìm hiểu hoặc qua các
nguồn khác từ sự kiện thời sự, sự phản ánh của độc giả. Sau khi đã xác định đề tài,
phóng viên sẽ tiếp cận thông tin, thực hiện thao tác nghiệp vụ, sau đó viết bài hoàn
chỉnh trên hệ thỐng phần mềm riêng của tòa soạn. Bài được đẩy cho cấp cao hơn, cho
đến khi lên mặt trang phải qua 3 cấp: biên tập viên (xác minh, biên tập thông tin) -
trưởng ban chuyên môn (xác minh, biên tập lần hai) - thư ký tòa soạn chuyên trách
(chịu trách nhiệm quản lý tin bài lên mặt trang). Với trường hợp những tin bài lớn, sự
kiện nóng thì nhiều phóng viên sẽ cùng thu thập tin tức để đảm bảo tính đa chiều, sự
chính xác, khách quan của thông tin.
Có thể dễ dàng nhận thấy qua quy trình, ngoài việc đáp ứng tiêu chí thông tin nhanh,
tòa soạn cũng rất chú trọng khâu xác minh, biên tập, kiểm định thông tin với nhiều tầng cấp
khác nhau. Qua đó, đảm bảo cân bằng được sự nhanh nhạy với chất lượng, độ tin cậy của thông tin.
Ưu điểm và thách thức đặt ra từ đội ngũ phóng viên cáa mô hình tòa soạn hội
tụ ở VnExpress Ưu điểm
Sự chuyển dịch sang mô hình hội tụ đã giúp VnExpress không ngừng củng cỐ
tỐc độ chuyển tải và chất lượng thông tin của tin, bài. Phóng viên hay đội ngũ nhân lực
giữa các ban chuyên môn với nhau dễ dàng trao đổi, đóng góp ý kiến lẫn nhau, ra và
tiếp nhận chỉ thị một cách nhanh chóng, đảm bảo sự tỐc độ - tiêu chí hàng đầu với một
tờ báo điện tử và cũng là mục tiêu, ưu thế quan trọng phải tạo lập trong môi trường tòa soạn hội tụ.
Dù quy trình sản xuất tin, bài có sự tham gia của nhiều cấp chỉnh sửa, biên tập,
xác minh, với sự tham gia của nhiều phóng viên, nhiều ban chuyên môn 10
trong tòa soạn nhưng luôn có sự hợp nhất về “hệ thỐng điều khiển”, qua đó dòng chảy
thông tin luôn được kiểm soát.
Phóng viên tòa soạn hội tụ ở VnExpress đã phần nào thể hiện thành công sự hội
tụ về nội dung tin tức - yếu tỐ quan trọng để quyết định một tòa soạn đủ khả năng
hướng đến hội tụ toàn diện hay không. Với những tin, bài lớn, sự kiện nóng VnExpress
không chỉ sử dụng đa nguồn tin từ nhiều phóng viên thu thập mà còn sản xuất ra những
tác phẩm báo chí đa phương tiện.
VnExpress có một đội ngũ phóng viên trẻ trung, năng động, có những sự am
hiểu, nắm bắt tỐt về công nghệ, kỹ thuật. Bên cạnh đó, tòa soạn luôn nhận được sự hỗ
trợ kịp thời về mặt công nghệ của tập đoàn FPT để tạo điều kiện tỐi đa cho phóng viên
trong môi trường tác nghiệp. Tòa soạn thường xuyên tổ chức nhiều khoa học ngắn hạn
bồi dưỡng kỹ năng đa phương tiện cho phóng viên với người đứng lớp là tổng biên tập,
thư ký tòa soạn hay các trưởng ban (mỗi khóa học sẽ có khoảng 30 - 40 người tham
dự). Duy trì được nhiệt huyết, sự đam mê và đặc biệt là khả năng thích ứng trong môi
trường làm việc đa phương tiện chính là lợi thế quan trọng trong việc vận hành tòa
soạn hội tụ của tờ báo.
Hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những ưu thế đã thể hiện được, đội ngũ phóng viên cũng gặp phải
không ít khó khăn, áp lực khi hoạt động trong mô hình tòa soạn hội tụ.
Trước hết, cũng như đa sỐ các tòa soạn hội tụ trên thế giới, việc bỐ trí các bộ
phận cùng làm việc trong cùng một mặt phẳng và thậm chí không có vách ngăn giữa
các bàn làm việc vô tình tạo ra độ “choáng” nhất định với phóng viên. Gần như không
hề có không gian riêng tư, khi tòa soạn bắt đầu làm việc cũng là lúc chỉ có tiếng lách
cách của bàn phím và thỉnh thoảng là sự trao đổi giữa các cá nhân với nhau. Tất cả tạo
nên một áp lực không nhỏ đến tiến trình và độ tập trung làm việc của phóng viên. Duy
trì không gian làm việc của tất cả các bộ phận trên một mặt phẳng mở là điểm tích cực
nhưng nếu tòa soạn bỐ trí thêm các vách ngăn nhỏ giữa các bàn thì sẽ đảm bảo sự hài
hòa giữa yếu tỐ thông suỐt trong việc liên hệ, trao đổi thông tin và tạo được tính riêng
tư nhất định cho cá nhân, qua đó tăng độ tập trung mà vẫn giữ mỐi liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. 11
Giải pháp để nâng cao hiệu quả
Đào tạo nhân lực “đa phương tiện”
Đội ngũ con người là một điều quan trọng. Trước hết, về gỐc rễ, cần chú trọng
đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đa phương tiện và có chương trình, kế hoạch rõ
ràng, hợp lý, kết hợp với việc liên kết cộng tác với các cơ sở đào tạo báo chí có tiếng
trên thế giới, đặc biệt là học hỏi, tham khảo từ các mô hình tòa soạn hội tụ đã hoạt
động hiệu quả. Các cơ quan báo chí phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng đội ngũ phóng viên đa phương tiện, thông qua việc tổ chức các khóa học bồi
dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên. Bản thân mỗi nhà báo phải không ngừng trau dồi
khả năng đa phương tiện của mình, từ việc tiếp cận, sử dụng được các thiết bị công
nghệ hiện đại cho đến việc rèn luyện khả năng viết tin, bài cho nhiều loại hình khác nhau.
3.1 Phân tích quy trình sản suất báo điện tử.
Báo mạng điện tử ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác nên nó kế thừa và
phát huy tính tích cực của các loại hình có trước. Hiện nay, báo mạng điện tử phần lớn
khai thác khả năng chuyển tải thông tin báo in thông qua dạng văn bản được xuất bản
trên mạng và công chúng tiếp thu thông qua màn hình máy tính, điện thoại di động...
Việc khai thác loại hình thông tin báo chí phát thanh và truyền hình chưa nhiều do các
điều kiện về hạ tầng cơ sở, đường truyền, thiết bị tích hợp... Vì vậy, trong quy trình
sáng tạo sản phẩm báo mạng điện tử, các bước tiến hành phụ thuộc nhiều vào những
yếu tỐ kỹ thuật như việc thiết kế các giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản thông tin trên mạng. 12
(Các bước cơ bản trong quy trình sáng tạo sản phẩm báo mạng điện tử)
Công ty công nghệ Đức AX Semantics mô tả 6 công đoạn của quy trình xuất
bản sản phẩm báo chí 4.0: (1) thu thập dữ liệu lớn; (2) nạp dữ liệu; (3) thiết kế dàn
trang; (4) đa dạng hóa bài báo; (5) phóng viên duyệt và điều chỉnh và (6) xuất bản. 13
3.1.1 Thu thập dữ liệu lớn
Kho dữ liệu khổng lồ của báo chí bao gồm: sỐ liệu theo dõi thời tiết, thị trường
chứng khoán, kết quả thi đấu thể thao, lịch trình các chuyến bay và tình trạng giao
thông… Phóng viên không cần đích thân theo dõi những sỐ liệu này. Sẽ có một phần
mềm làm báo kết nỐi với nguồn cung cấp dữ liệu từ các cơ quan quản lý sỐ liệu, như
cơ quan khí tượng thuỷ văn, sàn giao dịch chứng khoán, ban tổ chức các giải thi đấu, cơ
quan điều hành mạng lưới hàng không và giao thông công cộng. Dữ liệu hiển thị trên
máy tính hoặc bảng điện tử của các cơ quan này sẽ đồng thời chuyển đến phần mềm
biên tập của các cơ quan báo chí.
Các nguồn dữ liệu lớn sẽ tiếp tục được bổ sung do thiết bị và công nghệ thu
thập dữ liệu cá nhân sẽ ngày càng gia tăng , ví dụ điện thoại thông minh, đồng hồ
thông minh, kính thực tế ảo, mạng xã hội hoặc trình duyệt web.
Vì nguồn dữ liệu là những con sỐ, nên những gì đo lường được sẽ trở
thành nguyên liệu cho các sản phẩm báo chí 4.0. Các bản tin thời tiết, bản tin chứng
khoán, bản tin cảnh báo thiên tai, diễn biến và kết quả các trận thi đấu thể thao, là
những nội dung phù hợp nhất để truyền đến cho máy tính đảm nhận.
3.1.2 Xử lý dữ liệu
Đây là bước quan trọng nhất quyết định nội dung của bài báo. Lúc này các dữ
liệu được sắp đặt vào trong những mô hình cấu trúc có sẵn. Cấu trúc đa dạng về mặt
quy mô: cấu trúc cụm từ, cấu trúc câu, đoạn văn, cấu trúc bài, trạng thái tinh thần toàn
bài. Có hai cách để thiết lập cấu trúc.
Cách thứ nhất, đưa vào máy tính một lượng tin, bài khổng lồ, để máy tính tự
tổng hợp những cách dùng từ, cách viết câu lặp lại nhiều lần trong sỐ những tin bài đó.
Cách này giỐng như trong các lớp học tại trường báo chí, giảng viên đưa ra bài viết
mẫu để học viên phân tích và viết theo mẫu.
Cách thứ hai là nhập vào máy tính các cấu trúc có sẵn. Ví dụ: câu gồm chủ ngữ,
vị ngữ. Tin gồm có các thành tỐ việc gì, xảy ra ở đâu, khi nào, ai tham gia, xảy ra như
thế nào, vì sao. Thông tin mới nhất, quan trọng nhất đưa lên đầu, thông tin ít quan
trọng hơn đưa vào phần cuỐi bài. Cách này cũng giỐng như tại các trường báo chí,
giảng viên đưa sẵn các công thức 5W+1H (là 5 từ viết tắt của 14
các từ trong tiếng Anh gồm: What - điều gì đã xảy ra? Hậu quả như thế nào, When –
xảy ra khi nào? ,Where – địa điểm xảy ra, Who – liên quan đến ai, Why – vì sao,
nguyên nhân, How – bao nhiêu, như thế nào) cấu trúc tin hình tháp ngược, hoặc cấu
trúc bài đồng hồ cát.. để người học tìm các chi tiết sỐ liệu đưa vào các công thức có sẵn.
(Nguồn: sites.google.com)
Phần mềm không chỉ tái hiện kỹ thuật viết báo mà còn có các tư tưởng của nền
báo chí cũng có thể được. Nếu như báo chí phương Tây có xu hướng nhấn mạnh mặt
tiêu cực và mâu thuẫn để thu hút sự chú ý, thì báo chí phương Đông lại nhấn mạnh
mặt tích cực, ổn định chứ không nhấn mạnh đến sự phản cảm và luận chiến. Vì thế
phải tuân thủ cung cấp thông tin có tính định hướng đúng cho dư luận và chú trọng
xuất bản các thông tin tích cực, như những gì Chính phủ Trung QuỐc mong muỐn các nhà làm báo làm.
Nhưng bản chất của công việc mã hóa là lặp lại nhiều lần trên máy tính, ít tương
tác với người khác, nên khó thu hút các phóng viên vỐn ưa thích công việc có tính chất
di động, giao lưu và gặp gỡ mọi người trong các tầng lớp xã hội khác nhau. 15
3.1.3 Thiết kế - trình bày
Trong thiết kế trình bày các sản phẩm truyền thông, trí tuệ nhân tạo đã vượt xa
nhà thiết kế trong khả năng tùy chỉnh. Các ứng dụng thu thập thông tin một cách tự
động biết người dùng trang web nhìn vào điểm nào, nhìn trong bao nhiêu lâu, đọc đoạn
nào lâu hơn, bỏ qua đoạn viết nào, click chuột vào đâu, nhìn màu sắc nào lâu nhất. Sau
đó, ứng dụng tìm ra cách thiết kế, trình bày trang web cho phù hợp nhất với trải nghiệm của người dùng.
Mỗi bản tin do rô-bỐt viết không dài, chỉ 100 chữ như trong bản tin của Thời
báo Los Angeles, hay 300 chữ như tin đăng trên Nhật báo Đô thị Phương Nam. Máy
sẽ tự tìm ra từ khóa (key word) có ý nghĩa nổi bật nhất trong bài. Sau đó tự tìm ảnh
phù hợp nhất với từ khóa. Với chữ viết, ảnh và các định dạng thiết kế dàn trang có sẵn,
máy tính sẽ nhanh chóng hoàn thiện khâu trình bày bài báo.
3.1.4 Đa dạng hóa bài báo
Bằng các phần mềm dịch thuật, một bài báo có thể được máy tính dịch ra nhiều
ngôn ngữ khác nhau chỉ trong một vài giây. Xuất bản một bài bằng nhiều thứ tiếng
khác nhau còn là cách để người làm báo đến với nhiều người đọc hơn, thu hút quảng
cáo ở nhiều quỐc gia hơn.
Từ những thông tin của cá nhân người sử dụng, máy tính có khả năng thêm vào
bài báo một sỐ yếu tỐ cá nhân hóa để thể hiện sự kết nỐi trực tiếp giữa người dùng và
bài báo. Ví dụ, cụm nội dung sau được gửi vào thư điện tử của người đăng ký đọc báo:
“lời chào buổi sáng + tên độc giả + 1 câu giới thiệu bài báo + tóm tắt bài báo + đường
link liên kết tới bài báo + câu chào kết thúc + chữ ký của biên tập viên”. Cách làm này
giúp người đọc có cảm giác được giao lưu trực tiếp với người làm báo, bằng chính
ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp tạo mỐi quan hệ gắn bó và trở thành bạn đọc trung thành.
3.1.5 Phóng viên đọc duyệt và điều chỉnh
Đây là khâu duy nhất có sự tham gia trực tiếp của con người trong quá trình
làm báo thời 4.0. Tuy nhiên, phóng viên không cần kiểm chứng thông tin do rô-bỐt
hay phần mềm viết ra, vì dữ liệu đầu vào lấy từ nguồn có kiểm chứng, có cơ quan chịu trách nhiệm. 16
Những tin do máy làm chỉ nêu dữ liệu đơn thuần mà không có ý kiến bình luận
và cảm xúc. Vì vậy, nếu muỐn biến tin thành bài dài, phóng viên cần phỏng vấn
chuyên gia, phỏng vấn người dân có liên quan, để đưa thêm thông tin. Phóng viên đồng
thời là lập trình viên. Họ hoàn toàn là tác giả bài viết. Tại nhật báo Đô thị Phương
Nam, rô-bỐt viết báo tự động có bút danh là “Tiểu Nam”. Bút danh này được sử dụng
trong những tin về thông báo lịch trình và vé tàu xe.
Con người không thể bị thay thế hoàn toàn trong làm báo, đặc biệt là ở các chủ
đề cần nhiều phân tích cảm xúc và ý kiến cá nhân, như bình luận chính trị, phân tích
văn học nghệ thuật, phỏng vấn, ký sự. Chính vì thế, phóng viên nếu không muỐn bị
đào thải trong Cách mạng công nghiệp 4.0 thì phải tìm nhiều thông tin về cảm xúc và ý
kiến bình luận riêng của nguồn tin. Phần còn lại, dữ liệu, sỐ liệu, cái gì xảy ra bao giờ,
ở đâu, hãy để máy lo.
3.1.6 Xuất bản
Khi xuất bản bài báo sẽ hiện diện trên trang web, báo in, tự qua phần mềm đọc
trở thành tin phát thanh, gửi tin vào hộp thư điện tử, hộp thư mạng xã hội, tin nhắn vào
điện thoại cho từng người sử dụng.
Đây là mô tả quy trình xuất bản một tin bài dưới sự trợ giúp của máy tính. Trong
tương lai, khi tất cả loại máy móc kết nỐi với nhau trên nền tảng Internet, nghề báo
cũng sẽ không thể đứng ngoài cuộc chơi sỐ 4.0. Những công việc theo chu kỳ lặp lại
sẽ do máy tính làm. Hơn bao giờ hết phóng viên phải chủ động sáng tạo và đổi mới
mỗi ngày. Bởi lẽ, nếu phóng viên tự lặp lại chính mình sẽ không làm việc hiệu quả
bằng rô-bỐt và nhanh chóng bị đào thải.
4.1 Liên hệ hiện nay quy trình sản suất báo điện tử đang sử dụng những
công cụ gì?
Là một trong 03 sản phẩm, dịch vụ giành giải Vàng Stevie Awards châu Á - Thái
Bình Dương 2020, giải pháp Tòa soạn hội tụ (Smart Press) của Tổng công ty truyền
thông VNPT (VNPT-Media) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) đã được hàng chục báo điện tử và trang tin điện tử ứng dụng triển
khai với nhiều tính năng thông minh và hiện đại.
Theo sỐ liệu thỐng kê, mỗi người thường dành khoảng tám giờ mỗi ngày cho
nhu cầu tin tức, lướt web. Để đáp ứng nhu cầu giải trí, cũng như góp phần 17
hiện đại hóa công cụ phục vụ đọc báo của người Việt, nhiều tòa soạn báo đã không
ngừng nâng cấp, thay đổi nền tảng sản xuất tin bài mới để bắt kịp với cuộc cách mạng
4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển công nghệ truyền thông mới, báo chí
cũng không đứng ngoài cuộc, đặc biệt là các trang tin, báo điện tử.
Với sứ mệnh là tham gia dẫn dắt công cuộc chuyển đổi sỐ quỐc gia,
chuyển đổi sỐ cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thông,
VNPT cũng như các đơn vị thành viên đã để lại những dấu ấn nhất định bằng một nền
tảng sản xuất báo chí điện tử nhanh gọn, hiện đại, tiết kiệm chi phí và giầu tiện ích.
Smart Press là mô hình tòa soạn hội tụ hiện đại có sự hợp nhất giữa các phòng
(ban), chuyên môn trong tòa soạn, các phóng viên,biên tập viên cũng như lãnh đạo
cùng làm việc trong một không gian mở trên một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và
phân phỐi tin tức đa phương tiện làm hạt nhân.
(Nguồn: vnpt.com.vn)
Với những tính năng chính như hỗ trợ sản xuất báo điện tử, hỗ trợ sản xuất báo
in, hỗ trợ sản xuất báo hình và hỗ trợ điều hành tòa soạn… Smart Press hỗ trợ nâng cấp
toàn diện các module cũ của Báo điện tử. Với ưu điểm là có tính tương thích cao và
thao tác dễ dàng trên tất cả các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone, Smart Press hỗ
trợ tỐi đa các tòa soạn báo điện tử trước các thách thức của thời đại công nghệ sỐ. 18
Để có được giao diện với đầy đủ tính năng đáp ứng xu hướng báo chí hiện
đại, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm của VNPT-Media đã phải tìm hiểu và
nghiên cứu kỹ các hệ thỐng quản lý báo chí của rất nhiều tòa soạn báo. Trên cơ sở loại
bỏ những tính năng cũ không còn phù hợp với xu thế đọc báo trên các thiết bị công
nghệ hiện đại như màn hình nhỏ, tỐc độ tải chậm, không xem được video… SuỐt gần
bỐn tháng ròng rã hợp lực làm việc, các kỹ sư đã tổng hợp và thỐng nhất xây dựng
được một SmartPress mới, độc đáo, đáp ứng tương đỐi đầy đủ nhu cầu của người làm
báo trong thời đại công nghệ 4.0 và đặc biệt là kịp tiến độ triển khai cho 4 đỐi tác đầu
tiên là Đài PTTH tỉnh Nghệ an, Đài PTTH tỉnh Tuyên Quang, Báo Hưng Yên và Báo điện tử VnMedia…”.
SmartPress sẽ vẫn tiếp tục được các kỹ sư nâng cấp và hoàn thiện để đáp ứng sự
tin tưởng của khách hàng trên cả nước. VNPT tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và
dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi sỐ tại Việt Nam và hướng đến những sản phẩm
dịch vụ chất lượng quỐc tế. 19
Phần III: Liên hệ chung các phần.
Việc các cơ quan báo chí ngoài nhiệm vụ chính trị, tổ chức thông tin quảng cáo
để có nguồn thu, chi phí cho hoạt động nâng cao đời sỐng để họ tiếp tục gắn bó với
nghề, không trông chờ ỉ lại vào sự bao cấp của Nhà nước là một chủ trương đúng cần
phát huy. Đồng thời, phải thực sự xem báo chí là công cụ tuyên truyền chính trị phi lợi
nhuận để báo chí tập trung vào nhiệm vụ chính của mình, không bị chi phỐi kinh tế
ảnh hưởng chất lượng chính trị của báo chí.
Đổi mới báo chí hiện nay không chỉ đơn thuần là viết bài. Đó là về việc thích
ứng với thế giới truyền thông luôn thay đổi. Ngành báo chí đã trải qua rất nhiều thay
đổi trong hơn một thập kỷ qua, và có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng này sẽ còn tiếp
tục trong tương lai. Ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng mạng xã hội để
tìm tin tức của họ, do đó, các hình thức báo chí truyền thỐng ngày càng trở nên ít
quan trọng hơn. Sự thay đổi này đã khiến nhiều nhà báo phải suy nghĩ lại về những gì
họ làm và cách họ thực hiện. Sự thay đổi trong cách mọi người sử dụng thông tin là một
trong những bước phát triển quan trọng nhất trong những năm gần đây. Ngày nay, các
nhà báo phải sáng tạo hơn nhiều với việc sản xuất nội dung của họ vì thời gian dành
cho công việc điều tra sâu hoặc các tác phẩm dài dòng sẽ ít hơn. Họ cần tìm ra những
cách kể mới. Các nhà báo cũng đang đổi mới với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự
động hóa các nhiệm vụ báo cáo và cung cấp thông tin chi tiết cho câu chuyện của họ.
Hiện nay, triển khai Quy hoạch Báo chí đến 2025, các cơ quan báo chí dần tiến
đến cơ chế tự chủ về tài chính, điều này đặt ra bài toán khó khăn cho một sỐ cơ quan
báo chí. Nhà nước nên căn cứ vào tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, nhiệm vụ
chính trị của đất nước, tỉnh hay ngành để thông qua chính sách 20
đặt hàng, bổ sung kinh phí để báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền nhiệm vụ
chính trị có hiệu quả. Đồng thời, khi nhận xét đánh giá báo chí phải lấy hiệu quả chính
trị, ổn định xã hội làm thước đo cho một tờ báo, không nên nhìn vào sỐ lượng báo phát
hành hay sỐ lượng khán giả xem phim bộ nhiều tập phát sóng trên truyền hình để đánh
giá, có như vậy báo chí sẽ an tâm tập trung hơn cho nhiệm vụ báo chí “Cách mạng” của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. https://vi.wikipedia.org, truy cập ngày 05/02/2022.
2. Nguyễn Thị Trường Giang. Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử. H. NXB
Chính trị quỐc gia, 2014.
3. Quy chuẩn hoạt động báo chí theo theo ISO. Portal.tcnn.vn, ngày 23/4/2008.
4. (1) (2) (3) (4) (5) Quyết định sỐ 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
5. Báo cáo ngữ nghĩa AX, Phương tiện truyền thông 4.0 Tương lai cáa tin tức
được tạo ra bởi con người và máy móc, truy cập 05/02/2022
6. Báo cáo thời gian thực cáa Trung Quốc, trong kỷ nguyên cắt giảm báo chí, một
“Phóng viên robot”, “Trung Quốc”, truy cập ngày 05/02/2022
7. Các trang web: https://nguoilambao.vn/ https://ictpress.vn/ https://tuyengiao.vn/
https://www.daotaobaochi.com.vn/
https://www.quanlynhanuoc.vn/ 21
https://tuyengiao.vn/ https://vnpt.com.vn/ 22