Tiểu luận Tổ chức hoạt động trải nghiệm | Đại học sư phạm Hà Nội 2
Tiểu luận Tổ chức hoạt động trải nghiệm | Đại học sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm (SP)
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Họ và tên: LÊ THỊ QUỲNH ANH Ngày sinh: 17/03/1996 Nơi sinh: Thanh Hoá
Lớp: K2.2022 NVSP Tiếng anh tiểu học – CNV
MÔN: Tổ chức Hoạt động trải nghiệm
Họ và tên: Lê Thị Quỳnh Anh
Ngày/tháng/năm sinh: 17/03/1996 Nơi sinh: Thanh Hoá
Số điện thoại: 0346778465
Địa chỉ email: quynhanhanh2612@gmail.com Đề bài
Câu 1: Trình bày các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học. Bài làm
I. Các mạch nội dung của Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học:
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với
lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động
hướng đến tự nhiên; bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt
động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự
nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của đại phương được tích
hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những ấn đề cơ bản hoặc thời sự về
văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp
II. Yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học.
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần
hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với
mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Những biểu hiện
của các phẩm chất này có thể được mô tả như sau:
- Yêu nước: Rung cảm và thể hiện thái độ yêu thương, niềm tự hào đối
với cảnh quan thiên nhiên, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước,
truyền thống yêu hoà bình…; Thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn người lao
động, người có công với nước; Tích cực, chủ động vận động người khác tham
gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phát huy giá trị các di sản văn hoá của
quê hương, đất nước và chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác
tham gia các hoạt động xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn
sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nhân ái: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần
không chỉ cho bản thân, người thân mà còn cho cộng đồng; Thiết lập được
mối quan hệ hài hòa với người xung quanh, mang lại cảm xúc tích cực cho họ
và thể hiện tôn trọng sự khác biệt của mọi người; Tích cực, chủ động vận
động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, hành
vi phi đạo đức, hành vi thiếu ý thức xã hội và tham gia các hoạt động từ thiện
và hoạt động phục vụ cộng đồng; Thể hiện lòng trắc ẩn đối với nhân loại, con
người nói chung và cảm thông, khoan dung với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi loại nhiệm vụ được giao, cố gắng
vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; Luôn tìm kiếm sách, báo, tư liệu từ
các nguồn khác nhau để đọc mở rộng hiểu biết và thực hiện các nhiệm vụ
được giao; Tham gia công việc trong gia đình, lao động sản xuất theo yêu cầu
thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân; Tích cực tham gia
các công việc phục vụ cộng đồng và tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị
cho nghề nghiệp tương lai.
- Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm cá nhân trước mọi
người trong quá trình hoạt động và cuộc sống; Thành thật với bản thân, nhận
thức và hành động theo lẽ phải; Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ
người tốt, điều tốt, không bao che hành động xấu; Thể hiện sự công tâm,
minh bạch trong các quan hệ và không dùng những gì không thuộc về mình.
- Trách nhiệm: Xây dựng được hình ảnh cá nhân khoẻ mạnh về thể chất
và tinh thần; Thể hiện được trách nhiệm trong tổ chức cuộc sống gia đình,
góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; Có ý thức trách nhiệm trong
học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai; Chủ động, tích
cực tham gia và vận động người khác tham gia lao động công ích, tham gia
các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững, tham gia các hoạt động giáo dục các vấn
đề xã hội… và đánh giá được hành vi chấp hành kỷ luật, pháp luật của bản
thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỷ luật, vi phạm pháp.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực:
a. Năng lực thích ứng với cuộc sống:
– Tự quyết định được một số vấn đề có liên quan đến bản thân trong cuộc
sống; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng.
– Vận dụng linh hoạt những hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của
cá nhân để tự bảo vệ mình, thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ trong các tình huống.
– Điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của bản thân để thích ứng được với sự
đa dạng và biến đổi của cuộc sống; giao tiếp hiệu quả trong những tình huống giao tiếp đa dạng.
– Chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ.
– Biết làm chủ các mối quan hệ trong cuộc sống thực cũng như trong môi
trường giao tiếp ảo, đặc biệt là qua Internet phân tích và lựa chọn được con
đường phát triển của bản thân.
– Tìm được động lực cho bản thân trong hoạt động và biết lôi cuốn mọi
người cùng tham gia hoạt động hướng tới mục tiêu chung.
– Chủ động chuẩn bị bước vào môi trường học tập nghề nghiệp hoặc tham
gia cuộc sống lao động với những yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn.
b. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:
– Đề xuất được các mục tiêu hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tập
thể và chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đặt ra.
– Tuân thủ quy định, kỷ luật của nhóm, tập thể, cộng đồng khi tham gia hoạt
động, làm tròn trách nhiệm được giao và hỗ trợ, giúp đỡ những người cùng tham gia hoạt động.
– Đánh giá được hiệu quả, giá trị của hoạt động; tự đánh giá kết quả rèn
luyện và sự trưởng thành của bản thân, điều chỉnh bản thân phù hợp với yêu cầu hoạt động.
– Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp và tiến bộ
của bạn trong hoạt động và chân thành góp ý về những điều bạn cần hoàn thiện.
– Giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh, quản lí được các yếu tố bất
thường trong hoạt động và trong các mối quan hệ.
– Tổ chức, điều hành hoạt động nhóm hiệu quả và tạo được động lực cho mọi người.
– Đề xuất được các giải pháp khác nhau cho những vấn đề đặt ra, thực hiện
được giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, có căn cứ khoa học, đánh
giá được hiệu quả của các giải pháp, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải
quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
c. Năng lực định hướng nghề nghiệp:
– Giới thiệu được một số công việc/nghề truyền thống ở địa phương và/hoặc
một số nghề phổ biến ở Việt Nam.
– Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của một số nghề/nhóm nghề.
– Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, khả năng có liên
quan đến nghề nào đó và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực và phẩm
chất cần có của người lao động.
– Phân tích được các chương trình học, các cơ sở đào tạo… liên quan đến nghề nghiệp tương lai.
– Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giáo dục phổ
thông và lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn.
– Xác định được con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Câu 2: Từ yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hãy xây
dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm gồm: - Tên chủ đề - Nội dung của chủ đề
- Mục tiêu của của đề
- Phương tiên và thiết bị dạy học
- Các hoạt động tổ chức cho học sinh để đạt được yêu cầu cần đạt đó Bài làm
I. Tên chủ đề: Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường (HĐTN lớp 3)
Em với môi trường (Hoạt động trải nghiệm lớp 3)
II. Nội dung của chủ để:
- Tìm hiểu thực trạng môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường
III. Mục tiêu của chủ đề - Năng lực đặc thù:
+ Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi trong phòng,
chống ô nhiễm môi trường. - Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Tự quan sát, tìm hiểu về thực trạng môi trường nơi mình sống.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn những hiểu biết của
mình về bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường. - Phẩm chất:
+ Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những thông điệp mà bạn đưa ra.
+ Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu những ý tưởng phòng, chống ô
nhiễm môi trường phù hợp, sáng tạo.
+ Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
IV. Phương tiện và thiết bị dạy học: 1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các bức tranh về tình trạng ô nhiễm môi trường
2. Học sinh: SGK, bút viết
V. Các hoạt động tổ chức cho học sinh để đạt được yêu cầu cần đạt:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
- GV cho học sinh hát và hoạt động khởi - HS thực hiện mua hát.
động theo bài hát Em yêu cây xanh.
+ Trao đổi về nội dung bài bát + HS trao đổi
- GV dẫn dắt vào bài mới => Ô nhiễm môi - HS lắng nghe.
trường đang xảy ra xung quanh chúng ta,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
và hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. Chúng ta
cần chung tay bảo vệ môi trường.
2. Khám phá: - Mục tiêu:
+ Học sinh nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
+ Khảo sát được thực trạng môi trường xung quanh. - Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Khảo sát thực trạng môi trường quanh em.
* Chia sẻ về biểu hiện của ô nhiễm môi trường. - HS xem.
- GV cho học sinh xem một đoạn video ngắn
về tình trạng ô nhiễm môi trường.. - HS quan sát
- GV chiếu một vài hình ảnh: Sự cố tràn dầu
ra biển, khói bụi thành phố....
- HS những hình ảnh trên cho ta
+ Những hình ảnh này nói lên điều gì?
thấy môi trường đang bị ôi nhiễm.
- HS em cảm thấy rất lo lắng
+ Em cảm thấy như thế nào khi thấy những cho môi trường sống của hình ảnh này? chúng ta.
- HS ô nhiễm nguồn nước, ôi
+ Dấu hiệu nào cho biết môi trường đang bị nhiễm không khí: chất thải các ôi nhiễm
nhà máy, khói bụi của các nhà máy...
- HS chất thải sinh hoạt không
+Liên hệ thực tế: Kể thêm về những điều em qua xử lý, xả rác ra ao, hồ,
từng thấy thể hiện sự ôi nhiễm môi trường sông suối... xung quanh nơi e ở? - HS lắng nghe.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
* Khảo sát thực trạng môi trường.
- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hành - HS lắng nghe:
khảo sát thực trạng môi trường xung quanh: + Nhóm 1: Khu vực sân
+ Phân công địa điểm khảo sát cho các nhóm. trường, các bồn hoa.
+ Hướng dẫn ghi lại kết quả khảo sát vào + Nhóm 2: Khu vực nhà đa phiếu năng, sân bóng. + Nhóm 3: Khu vực cổng trường và xung quanh.
- Các nhóm thực hành khảo sát. - HS tham gia.
- Sau khi khảo sát, mời các nhóm chia sẻ kết - Các nhóm chia sẻ quả.
+ rất lo lắng về môi trường
+ Em thấy như thế nào sau khi khảo sát của chúng ta. xong? + HS: Do ý thức của con người.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm?
+ Lên kế hoạch bảo vệ môi trường.
+ Chúng ta cần phải làm gì để cải thiện?
* Sau khi thực hiện khảo sát, những hiện
tượng làm ôi nhiễm môi trường sẽ được phát
hiện. Chúng ta có thể nhận xét kết quả khảo
sát để đưa ra lời cảnh báo với mọi người về
sự cần thiết để bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động
khảo sát thực tế của các nhóm, tuyên dương
các bạn đã hoạt động tích cực. 3. Luyện tập - Mục tiêu:
+ HS xây dựng bài thuyết trình về phòng, chống ô nhiễm môi trường, sau đó
thi hung biện theo nhóm (3 học sinh). - Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Xây dựng bài thuyết trình về
phòng, chống ô nhiễm môi trường sau đó
thi hung biện theo nhóm.
- GV chia lớp thành các nhôm (3 học sinh) - HS thảo luận theo nhóm.
- GV phổ biến yêu cầu hoạt động: Các nhóm
thảo luận để xây dựng các bài thuyết trình về
phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- HS có thể vẽ mindmap hoặc chuẩn bị tranh, - HS thảo luận theo nhóm. ảnh để thuyết trình.
- HS thảo luận theo nhóm. GV hỗ trợ các nhóm còn lúng túng.
- GV mời một số nhóm lên trình bày sơ bộ ý tưởng của nhóm.
- HS và GV nhân xét, đóng góp chỉnh sửa - 3-4 nhóm thực hiện trước cho các nhóm. lớp.
- GV nhận xét chung, tuyên dương các nhóm - HS nhận xét, góp ý cho các
làm việc tích cực, sáng tạo. bạn.
- GV kết luận: Tham gia vệ sinh môi trường
xung quanh là một việc làm rất thiết thực, - HS lắng nghe.
phù hợp với lứa tuổi để giữu gìn môi trường
sống trong sạch. Các nhóm hãy về nhà chuẩn
bị tốt các bài thuyết trình dựa trên các ý - HS lắng nghe.
tưởng nhóm đã trình bày để buổi học sau thi đua giữa các nhóm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành:
- GV phát động phong trào “Bảo vệ môi trường quanh em”
+ GV giới thiệu phong trào “Bảo vệ môi - Học sinh lắng nghe.
trường quanh em”, học sinh sẽ tham gia
phong trào bằng cách thực hiện từ các việc
nhỏ nhất như giữ gìn vệ sinh quanh chỗ ngồi,
trong lớp học, nhặt rác khi thấy rác ở sân
trường hay quanh trường... Mỗi học sinh sẽ
được tích điểm khi thực hiện các hành động
và cuối mỗi tuần sẽ được tuyên dương và nhận phần quà nhỏ.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.