Tiểu luận Triết học khái niệm con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ cổ chí kim con người luôn là đề tài trung tâm muôn thuở của các cuộcnghiên cứu về mặt khoa học nói chung và triết học nói riêng, con người làyếu tố cơ bản quan trọng trong đời sống phát triển xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU:
Từ cổ chí kim con người luôn là đề tài trung tâm muôn thuở của các cuộc
nghiên cứu về mặt khoa học nói chung và triết học nói riêng, con người là
yếu tố cơ bản quan trọng trong đời sống phát triển xã hội. Người ta sống
trên cõi đời này, ai cũng biết rằng mình là người chứ không phải vật
nhưng mấy ai định nghĩa được bản chất của con người. Từ xa xưa, bản
thân con người đã tìm hiểu về nguồn gốc của mình, về bản chất của mình.
Triết học Mác Lenin-”kim chỉ nam” cũng đã nghiên cứu con người nhưng
theo một hệ thống thống nhất không tách rời, xem xét một cách toàn diện,
cụ thể khác với các lĩnh vực khoa học khác. 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1.1 Khái niệm con người
Theo triết học Mác- Lênin:
- Con người là thực thể sinh học - xã hội:
+Con người là một thực thể sinh vât, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.
Giới tự nhiên là tiền đề vật chất cho sự tồn tại của con người. Con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ
của con người. Về phương diện sinh học, con người phải tuân theo quy
luật của tự nhiên, như quy luật di truyền, quy luật tiến hóa sinh học, quy
luật biến dị và các quá trình sinh học của giới tự nhiên...
+ Con người là một thực thể xã hội, có các hoạt động xã hội.
Con người khác với các loài động vật thuần túy ở chỗ con người có tư
duy và hoạt động có mục đích. Theo C.Mác mặt xã hội của con người thể
hiện qua quá trình lao động sản xuất, con người lao động để tạo ra của cái
vật chất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của bản thân và đồng loại. Lao
động chính là yếu tố quan trọng hình thành nên bản chất xã hội con người
và nhân cách của con người. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Khác với động vật, tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài
người”, con người không thể tách rời khỏi xã hội.
- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình.
+Trong quá trình phát triển cải biến, con người đã làm ra lịch sử của mình
và đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử.
- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
+Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người, vì thế con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng đồng thời lại là
chủ thể của lịch sử. Lịch sử con người do chính con người tạo ra, hoạt
động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất là hoạt động
lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi động vật.
+ Con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử.
Con người tồn tại, phát triển và chịu ảnh hưởng ở trong một hệ thống môi
trường tự nhiên xác định.
Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Môi trường xã hội khiến
con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội.
Tóm lại, con người là một thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt
xã hội. Hai mặt này đối lập nhau, nhưng qui định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau. 1.2 Bản chất con người:
- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Để nhấn mạnh bản chất con người, Mác đã viết “Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”
+Bản chất con người được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực, cụ thể là trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Quan hệ xã hội tạo
nên bản chất con người, mà không phải chỉ là sự kết hợp đơn giản mà là
sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội
+Bản chất con người được qui định bởi các mối quan hệ xã hội, là mối
quan hệ giữa người và người. Mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác
nhau nhưng không tách rời mà tác động qua lại lẫn nhau. Các quan hệ xã
hội như: quan hệ kinh tế, quan hệ vật chất, quan hệ sản xuất, qua hệ tinh
thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp...
+Bản chất con người luôn gắn liền với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất
định. Con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua đó, tác động vào
thế giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát
triển của chính con người.
+Các quan hệ xã hội thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn bản chất con
người cũng sẽ thay đổi theo.
2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2.1 Về mặt lý luận:
Theo triết học Mác-Lenin nói riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung về
quan điểm bản chất con người là cơ sở nền tảng phương pháp luận cho
mọi hoạt động của con người:
+ Trong nhận thức, sẽ sai lầm nếu xem xét một con người theo một mặt,
khía cạnh, phương diện mà đánh giá bản chất của người đó. Để đánh giá
một con người chúng ta cần xem xét một cách toàn diện, phải đặt con
người đó trong tổng thể các quan hệ cả về phương diện tự nhiên lẫn
phương diện xã hội của người đó, song phải coi trọng hơn việc xem xét
con người từ phương diện xã hội.
+Trong việc xây dựng thái độ sống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh
học, nhưng phải coi trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đứa xã hội, tránh rơi
vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm tường.
+Trong cuộc sống phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo
đồng thời phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi các tác động tiêu cực từ
hoàn cảnh điều kiện lịch sử.
+Cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan
hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng phát triển được những con người
hướng đến mục tiêu “Chân-thiện-mĩ”. Mặt khác, phải chú ý giải quyết
đúng đắn mối quan hệ xã hội- cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá
mức cá nhân hoặc xã hội. 2.2 Về thực tiễn:
Trung thành và phát triển sáng tạo học thuyết Mác- Lênin, hiểu được tầm
quan trọng của con người, vì con người là chủ thể sáng tạo chân chính ra
lịch sử, là lực lượng quyết định sưj phát triển của lịch sử. Trong suốt hành
trình xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân
chủ và giàu mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định rõ giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng xã hội, đất nước,
đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành chủ nhân của một nước độc lập.
Trong hành trình lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến
việc chăm lo con người sao cho con người lao động có công ăn việc lam,
sao cho ai cũng được ấm no hạnh phúc. Người nói “Nói một cách tóm tắt,
mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động
thoát nạn bần cũng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và sống một cuộc đời hạnh phúc”. Người đã tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc ta đó là con đường cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc đời dành cả cho cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn khẳng định “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
luôn gắn với tư tưởng độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc,vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong bối cảnh thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội của Đảng khẳng định “Xã hội xã
hội chủ nghĩa là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân làm chủ
đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện để phát triển cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo”.
Đến Nghị quyết Đại hội khóa VIII Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước”.
Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn xem con người là trung tâm của chiến
lược phát triển, đồng thời cũng là chủ thể phát triển.
+Ý thức được vị trí vai trò quyết định của con người Đảng luôn chú trọng
đến việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện,
trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, nhân phẩm. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
+“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sach chủ nghĩa cá nhân” kết hợp
đấu tranh chống suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, chống lại những
thói hư tật xấu, những đặc tính tiêu cực của con người Việt Nam đang cản
trở những bước tiến của chính con người và xã hội.
+Đảng luôn coi trọng công tác giáo dục, đào tạo- xem như quyết sách
hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng phát triển con người Việt Nam. Xây
dựng con người gắn liền với vận mệnh đất nước.
+Đảng luôn quán triệt chính sách xã hội đúng đắn, đảm bảo công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ được kết hợp chặt chẽ. Phát triển hài
hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho mọi thành viên trong xã
hội về ăn, ở, học tập, nghỉ ngơi, khám chữa bệnh. Tạo điều kiện cho
người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Khuyến khích làm giàu
hợp pháp, xóa đói giảm nghèo bền vững, thu hẹp tình trạng chênh lệch giàu- nghèo trong xã hội.
+Chú trọng về sức khỏe, thể chất nhân dân, nhà nước thực hiện chính
sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Các chính sách trợ giúp xã hội
được mở rộng như thực hiện cấp bảo hiểm y tế hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, những người nghèo.
- Thời gian gần đây, đại dịch SARS-CoV-2 bùng phát trên diện rộng, làm
thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người và nền kinh tế bị ảnh
hưởng nặng nề. Đảng và nhà nước đã có những chính sách khắc phục và
thu hẹp mức ảnh hưởng đến con người.
+Tích cực ngăn chặn những nguy cơ lây lan dịch bệnh như hỗ trợ tiêm
Vaccine cho mọi người dân hoàn toàn miễn phí, chữa bệnh cho những
bệnh nhân đã nhiễm viruss COVID_19 miễn phí.
+Thực hiện chính sách học tập trực tuyến cho sinh viên, học sinh đảm
bảo học sinh, sinh viên được tiếp cận với kiến thức mới hiệu quả.
+Khắc phục những tác động tiêu cực của COVID_19 gây ra như sử dụng
chính sách: gói hỗ trợ an sinh xã hội (cho các đối tượng bị mất hoặc giảm
việc làm, giảm mạnh thu nhập, các đối tượng nghèo, đối tượng yếu
thế…), và gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất kinh
doanh khác bị dừng, giảm sản xuất kinh doanh, hay bị phá sản. LỜI KẾT:
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin là
nền tảng lý luận cho việc phát huy vai của con người trong sự nghiệp phát
triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã vận dụng
sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều kiện lịch sử
xã hội Việt Nam. Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim
chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp phát triển
đất nước của nhân dân.