Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐHCN)
Trường: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã
thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Thời gian đã qua lâu rồi, nhưng những lời tuyên ngôn của Bác đã
đọc tại quãng trường Ba Đình lịch sử vẫn luôn văng vẳng bên tai chúng ta.
Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng dân ta đã đấu
tranh rất anh dũng để có được độc lập ngày nay. Hết đánh Pháp ta lại đánh
Mỹ, ban đầu chỉ là những cuộc đấu tranh tự phát sau đó chuyển sang tự
giác nhưng hầu hết đều thất bại. Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào
bế tắc, nhiệm vụ cấp bách là phải tìm một con đường cách mạng mới.
Chính lúc đó Nguyễn Ai Quốc xuất hiện. Người sinh ra trong một gia đình
nhà nho nghèo trí thức, yêu nước muốn làm cách mạng nhưng Nguyễn Ai
Quốc không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Năm 1911
Nguyễn Ai Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Ở đây Người đã nhận thấy
nỗi khổ của nhân dân lao động, được tiếp xúc với luận cương của Lê Nin
người đã tìm thấy con đường đi mới cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trên bước đường tìm đường cứu nước và hình thành tư tưởng người đã
gặp không ít khó khăn thử thách nhưng với tấm lòng yêu nước và sự kiên
trì cuả mình Người đã vượt qua và tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Các văn
kiện như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Đường kách mệnh của
Bác đã góp phần rất lớn trong việc tìm ra thông tin cho cách mạng Việt
Nam cũng như cách mạng các dân tộc bị áp bức.
Quá trình hình thành tư tưởng của Bác trải qua 5 giai đoạn, nó dần dần
dược hoàn thiện và bổ sung vào những năm 1945-1969. Đây cũng là thời
điểm cách mạng tháng Tám thành công. Cuộc cách mạng này là kết qủa
của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và càng chứng minh đường lối
cứu nước của Bác hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết
tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Bài tiểu luận hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá
trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua 5 giai đoạn - 1 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
II- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm khoa học về cách
mạng Việt Nam. Hệ thống đó không thể hình thành tại một thời điểm mà
diễn ra với cả một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển hoàn thiện các quan
điểm của người. Chúng ta có thể khái quát quá trình ấy qua các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và ý chí cứu nứơc(1890-1911)
Tiểu sử Nguyễn Ai Quốc:
Cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là nhà nho cấp tiến, có lòng yêu
nước, thương dân, có tính cần cu, ý chí kiên cường vượt qua khó khăn,
gian khổ để đạt được mục đích và có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình
hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Cụ Nguyễn Sinh Sắc Bà Hoàng Thị Loan
Mẹ là bà Hoàng Thị Loan là người phụ nữ nhân hậu, đảm đang
sống chan hòa với mọi người và cũng có ảnh hưởng tới tư tưởng, tình
cảm của Nguyễn Tất Thành. - 2 - Bà Nguy ễn Thị Thanh Ông Nguy ễn Sinh Khiêm
Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh năm
1884. Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân
Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại
quê hương năm 1954, thọ 70 tuổi.
Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh năm
1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền
thụ kiến thức, mở mang văn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước
chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù
đày nhiều năm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời năm 1950, thọ 62 tuổi.
Bản thân: lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung sau đổi thành Nguyễn
Tất Thành, Sinh ngày 19/ 5/ 1890 tại Nam Đàn, Nghệ An.
Tư tưởng yêu nước yêu nước và ý chí cứu nước:
Ngay từ buổi thiếu niên, nhờ các bậc sinh thành và những người
thân dạy dỗ, Nguyễn Sinh Cung đã tiếp thu nền văn hóa Quốc học và
Hán học, bước đầu tiếp thu văn hóa phương Tây tại trường quốc học Huế.
Đã chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước, cuộc sống
nô lệ. Sự thống trị của kẻ xâm lược và tinh thần đấu tranh kiên cường
bất khuất của thế hệ cha anh.
Bên cạnh đo, Người đã nhận ra những sai lầm cơ bản của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám… Từ đó, Người đã tự định
hướng đi mới: Tìm hiểu bản chất từ tự do, bình đẳng, bác ái của nước
cộng hòa Pháp và các nước khác.
Hoài bão cứu nứơc, cứu dân trong Người bắt đầu hình thành
cùng quyết định chọn hướng đi, cách đi và mục đích đúng đắn.
2. Giai đoạn tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc(1911-1920) - 3 -
Đây là giai đoạn mà Nguyễn Tất Thành đã bôn ba 30 nước(các
nước tư bản lớn, nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc) để khảo sát
tình hình thực tiễn xã hội và cuộc sống của nhân dân lao động các nước đó.
Tìm tòi khảo nghiệm :
Ngày 5- 6 -1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Cảng
Nhà Rồng trên tàu Latouche Treville.
Tháng 10 - 1917: Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã
hướng Người đến cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và chịu ảnh
hưởng của cuộc Cách mạng vĩ đại đó.
Ngày 18 - 6 - 1919: Thay mặt những người Việt Nam yêu
nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân
An Nam đến hội nghị Vecxay (của các nước Đế Quốc thắng trận
sau chiến tranh thế giới thứ I). Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp
và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ,
quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam không
nhưng bản yêu sách đó được hội nghị chấp nhận.Vì vậy, “muốn
dược giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
Nội dung của Bản yêu sách gồm 8 điểm:
Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ
cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu
Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để
khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
Thay chế độ ra các xác lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ
bầu ra, tại nghị viện Pháp để giúp cho nghị viện biết được nguyện
vọng của người bản xứ.
Từ đó Nguyễn Ai Quốc rút ra kết luận các dân tộc bị áp bức
muốn được độc lập tự do thật sự trước hết dựa vào lực lượng của
bản thân mình phải tự mình giải phóng cho mình.
Tháng 7-1920: Nguyễn Ai Quốc nghiên cứu bản sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc - 4 -
địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, nó
đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà người đang ấp ủ: độc
lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào. Như vậy, Nguyễn Ai Quốc
đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Ngày 25-12-1920: Nguyễn Ai Quốc tham gia đại hội Đảng Xã
hội Pháp họp ở Tua và Người đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng
Xã hội Pháp gia nhập Quốc Tế III; Người là một trong những
người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp và là chiến sĩ cộng sản đầu
tiên của Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến về
chất trong tư tưởng Nguyễn Ai Quốc. Người từ chủ nghĩa yêu
nước sang chủ nghĩa cộng sản đã tìm được con đường giải phóng
cho dân tộc Việt Nam. Người đã nói: “ muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".
3. Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930)
Đây là thời kỳ Nguyễn Ai Quốc có những hoạt động lý luận
và thực tiễn sôi nổi phong phú:
Người tham gia và hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu
thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp; tham gia sáng lập Hội liên
hiệp thuộc địa và là thành viên của Ban lãnh đạo hội, xuất bản
báo Le Paria nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lenin vào các
nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Tháng 6 – 1923, tại Matxcơva Nguyễn Ai Quốc tham dự
Hội Nghị Quốc tế nông dân và được bầu làm ủy viên đoàn chủ
tịch quốc tế nông dân. Sau đó(1924) người tham dự Đại Hội V
Quốc Tế Cộng Sản và đại hội của một số tổ chức Quốc tế như
Quốc tế thanh niên, Quốc tế cứu tế đỏ, Quốc tế công hội đỏ…
Ngày 11-11-1924 người tới Quảng Châu( Trung Quốc) trực
tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng
giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên, xuất bản báo Thanh niên, ra số đầu tiên
ngày 21-6-1925; mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ và đưa
họ về hoạt động trong nước. Đây là thời kỳ Nguyễn Ai Quốc tiến
hành việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đến tháng
2 -1930, Người tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức
Cộng sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - 5 -
Ngày 9-7-1925, Tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc cùng một
số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonexia…lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân
tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.
Các văn kiện của Người trong thời kỳ này như các bài viết
trên báo Le Parie, báo Nhân đạo, tác phẩm Bản án chế độ thực
dân pháp (1925), tác phẩm Đường kách mệnh (1927), các bài
viết trên báo Thanh niên và các văn kiện tại Hội nghị hợp nhất
như Chánh cương vắn tắt, Sách lựơc vắn tắt, Chương trình vắn
tắt và Điều lệ vắn tắt đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng
Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt Nam. những tác
phẩm có tính chất lí luận nói trên chứa`đựng những nội dung cơ bản sau đây:
Bản chất của chủ nghĩa thưc dân là ‘ăn cướp” và “giết
người’ . vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các
dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi
theo con đường cách vô sản và là một bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới . giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải
phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng
vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau,
nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân
tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản
chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ai Quốc muốn nhấn mạnh vai trò
tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc dịa trong cuộc đấu
tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc ‘dân tộc cách
mạng”, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.
Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng
đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột
nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành
dược thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nhân dân đi
theo, cần xây dựng khối công nông liên minh làm động lực
cho cách mạng. Đồng thời, cần phải thu hút tập hợp rộng rãi
các giai cấp xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc. - 6 -
Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có Đảng
lãnh đạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mac-Lênin và phải có một
đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì lý tưởng của
Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải
phóng giai cấp công nhân và nhân loại
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ
không phải là việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập
hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ
thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn
Ai Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
Khi nói sự kiện Nguyễn Ai Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là dấu
mốc khẳng định sự hình thành cơ bản tư tưởng của Người về con
đường cách mạng ở Việt Nam, chúng ta cần nắm vững một số điểm dưới đây:
Các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ai
Quốc soạn thảo là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Các quan điểm về cách mạng Việt Nam là sự kết
tinh các quan điểm, nhận định của Người, khởi đầu từ lúc ra
đi tìm đường cứu nước đến việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-lênin
và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc-con
đường của Cách mạng Tháng Mười Nga- con đường cách mạng vô sản.
Các văn kiện của Hội nghi thành lập Đảng do Nguyễn Ai
Quốc soạn thảo thể hiện rõ những quan điểm của Người về
mục tiêu cách mạng Việt Nam. Đó là: “làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”;
nghĩa là đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong
kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và qua đó đi lên chủ nghĩa
xã hội. Cuộc cách mạng ấy là sự nghiệp của toàn dân tộc, do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Khi xác định các lực lượng cách mạng, các văn kiện của
Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo đaư
thể hiên những quan niệm cơ bản về đại đoàn kết dân tộc,
gồm tất cả các giai cấp tầng lớp yêu nước, kể cả tư sản dân tộc
trung, tiểu địa chủ, lấy liên minh công nông làm nòng cốt.
Về vấn đề xây dựng Đảng các văn kiện của Hội nghị thành
lập Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo và một số tác phẩm
trước đó, đặc biệt là cuốn Đường kách mệnh, Người đã xác - 7 -