Tiểu luận: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 24 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công tác xã hội với người khuyết tật
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC HỖ
TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Sinh viên : Phạm Thị Phương Linh
Mã sinh viên 219101004
Lớp : CTXH D2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đinh Thị Kiều Oanh
Hà Nội, năm 2022
ĐIỂM | ||
Cán bộ chấm thi 1 | Cán bộ chấm thi 2 |
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Nghĩa |
NVCTXH | Nhân viên công tác xã hội |
KTVĐ | Khuyết tật vận động |
TEKT | Trẻ em khuyết tật |
TKT | Trẻ khuyết tật |
MỤC LỤC
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng 6
Chương 2: Đặc điểm tâm lý và một số vấn đề của trẻ khuyết tật vận động. 8
- Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật vận động 8
- Vấn đề gặp phải của trẻ em khuyết tật vận động trong cuộc sống 10
- Nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động 11
- Các cơ sở chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động 12
Chương 3: Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng 15
1
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng 15
- Một số giải pháp hỗ trợ giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng 18
2
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa : Các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
ngành Công tác xã hội - Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa, cùng các thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành môn học. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Kiều Oanh đã tận tình giảng dạy và cho chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất,cho chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình làm bài em còn thiếu kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế của bản thân, cũng như những khó khăn tác động tới trong thời gian học tập. Cho nên tiểu luận không tránh khỏi có những thiếu sót, đó là tiền đề của em để hoàn thành bản thân, cũng như củng cố thêm kiến thức để bài tập hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là mầm non , là thế hệ tương lai của đất nước. Nếu được nuôi dưỡng và bồi đắp về tri thức, đạo đức tốt trẻ em sẽ xây dựng một đất nước giàu đẹp trong tương lai. Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những ưu tiên, quan tâm hàng đầu của xã hội.Chính vì vậy mà Đảng, nhà nước nói chung và các gia đình nói riêng cũng luôn không ngừng tạo điều kiện để cho trẻ em được phát triển toàn diện về mặt thể chất và tâm lý.
Hiện nay già hóa dân số đã và đang diễn ra tại nhiều quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động trong đó không thể kể đến Việt Nam chúng ta. Thế hệ trẻ em ở Việt Nam đã trở thành mối quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là nhịp cầu nối xuyên suốt giữa các thế hệ thành viên trong gia đình. Để trẻ em có thể phát triển toàn diện về cả mặt tinh thần lẫn vật chất thì trẻ em cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và giúp đỡ thường xuyên của gia đình và toàn xã hội nhất là đối với trẻ em nói riêng và nhóm trẻ em khuyết tật nói chung.
Nhưng hiện nay một sốtrẻ khuyết tật đang được xem như là rào cản trong cộng đồng, người trong xã hội coi trẻ khuyết tật là gánh nặng đối với sự phát triển của xã hội, những người này họ thường xem nhẹ khả năng của trẻ trong quá trình trẻ vượt qua khiếm khuyết của mình vươn lên tự tin phát triển khả năng bản thân mình. Nhiều người khi có thành viên trong gia đình mình là người khuyết tật họ kì thị, xấu hổ, hắt hủi. Từ những rào cản đó mà trẻ khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bản thân trẻ cảm thấy mình vô dụng hay tự ti, mặc cảm với khiếm khuyết của mình, điều này khiến trẻ khuyết tật thu mình chính những yếu tố đó đã kìm hãm sự phát triển cũng như tương lai sau này của các em.
Công tác xã hội có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa đó, việc phát triển nghề công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp ở Việt Nam là một điều rất cần thiết, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội có hiệu quả. Ngày nay công tác xã hội đã và đang đưa vào các lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ những đối tượng yếu thế như người nghèo, trẻ em, người cao tuổi,…đặc biệt trẻ khuyết tật cũng là một đối tượng đang
4
được quan tâm. Việt Nam là một nước đang phát triển, số lượng người khuyết tật, trẻ khuyết tật chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với dân số cả nước (khoảng 6,4%). Mặc dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan tâm và hỗ trợ đối với người khuyết tật nhưng đời sống của họ đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì những khó khăn và nhu cầu của họ nên việc quan tâm và xây dựng các mô hình trợ giúp là một điều hết sức cần thiết đối người khuyết tật, nhằm giúp cho trẻ khuyết tật nâng cao năng lực của mình và hòa nhập cộng đồng . Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng.
- Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
……………………………………..
5
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của đề tài
Trẻ em
Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi sớm hơn”. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm trẻ em theo Luật Trẻ em vừa được kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Tại điều 1 của Luật trẻ định nghĩa rằng “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Luật trẻ em, 2016).
Trẻ em khuyết tật vận động
- Khái niệm trẻ khuyết tật:
Trẻ khuyết tật là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động.
- Khái niệm trẻ khuyết tật vận động:
Theo luật Người Khuyết tật 2010 thì trẻ em khuyết tật vận động là “ tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình,… dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau, gây ra sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập… Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng:
- Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt, khoèo, liệt chân tay.
- Trẻ em khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận động não bộ.
6
+ Đối với dạng thứ nhất thì những trẻ này vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức. Khi trẻ có khiếm khuyết đơn thuần về vận động thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhận thức như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh. Trẻ khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác. Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong nước…
+ Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều cản trở cho hoạt động nhận thức của trẻ, thậm chí là trình độ nhận thức ở mức độ nặng. Hoạt động nhận thức của loại trẻ này cũng có những hạn chế tương tự như trẻ chậm phát triển trí tuệ và còn bị ảnh hưởng thêm của khuyết tật vận động. Song cũng cần lưu ý những trường hợp khuyết tật vận động do bại não gây nên thì hoạt động nhận thức của trẻ hầu như không bị ảnh hưởng song trẻ khó có thể biểu đạt được suy nghĩ, hành động, lời nói một cách bình thường do sự cản trở của khuyết tật vận động
Công tác xã hội
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010): Công tác xã hội được xem là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Theo IFSW và IASSW (2011): Công tác xã hội được xem như một là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống.
7
Từ những quan niệm trên về công tác xã hội, theo Nguyễn Hồi Loan “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp nhất định được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.
Nhân viên CTXH
Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội Quốc tế, nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo và trang bị kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các thân chủ tiếp cận được nguồn lực cần thiết thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân và môi trường, vận động chính sách xã hội vì lợi ích của cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn. ( Nguyễn An Lịch, 2013).
Hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là nhập vào hòa vào cộng đồng ấy, chơi chung trong một sân chơi cùng chấp nhận luật chơi chung, cùng bình đẳng như nhau trong cộng đồng.
Hỗ trợ
Hỗ trợ có thể được hiểu như là những biện pháp chuyên dụng nhằm duy trì những điều kiện đủ để tồn tại cho các đối tượng yếu thế trong hoạt động đời sống của mình . Trong hệ thống công tác xã hội, hỗ trợ không chỉ là hoạt động nhất thời mà là hoạt động thường xuyên mang tính kế hoạch với ý nghĩa đáp ứng một phần yêu cầu của các đối tượng CTXH (Nguồn : Giáo trình “Nhập môn Công tác xã hội” , Lên Văn Phú, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội,3/2008,tr63).
Đặc điểm tâm lý và một số vấn đề của trẻ khuyết tật vận động
Trẻ em khuyết tật vận động dễ bị kích động, khó kiểm soát phản ứng do bị phân biệt đối xử và thiếu tôn trọng. Ngoài ra trẻ khuyết tật vận động thường có tâm lý mặc cảm tự ti. Luôn cho rằng số phận mình không được may mắn, là gánh nặng cho người thân, gia đình. Do đó họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với
8
mọi người. Trong quá trình tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng và hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình khó khăn thường người khuyết tật có cảm giác bị bỏ rơi.
Biểu hiện qua nhận thức:
Trẻ em khuyết tật vận động cho rằng mình mình bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng, không thừa nhận họ, nhận thức bị bóp méo, sai lệch, không phản ánh hiện thực khách quan. Người khuyết tật vận động thấy mình là nạn nhân của các dịch vụ không thể tiếp cận được, của sự phân biệt hơn là làm chủ bản thân và ít khi quyết định được vận mệnh của mình, không biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực. Mọi tình huống trong xã hội, họ bị cản trở về đi lại nên cảm thấy mình thiệt thòi, bất hạnh và cô đơn.
Biểu hiện qua xúc cảm:
Tình cảm luôn cảm thấy mình thua thiệt và bất hạnh, luôn cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội, có những dự đoán bi quan và luôn sống trong sợ hãi. Khi có những khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận giao thông hay công trình công cộng đều có tư tưởng đổ lỗi hoặc đi từ cảm xúc oán trách này đến oán trách khác.
Biểu hiện qua hành vi:
- Không phát huy khả năng của bản thân, có thể dẫn đến hủy hoại bản thân, ngại giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy rõ sự thua kém.
- Khi ở trong hoàn cảnh khó khăn, các em thường có những phản ứng như:
+ Thường ở trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi
+ Hay nhớ lại những sự kiện bạo lực, những hình ảnh xấu
+ Thường tự ti, mặc cảm và né tránh giao tiếp khiến trẻ khó tạo lập mối quan hệ xã hội
+ Dễ có giá trị, suy nghĩ, hay nhận định sai lệch
+ Dễ có những hành vi chống đối như ăn cắp, lừa dối... và cho đó là cách thức để tồn tại.
9
+ Thường hay cáu giận, bực tức
+ Khó khăn trong hoà nhập với môi trường xung quanh
+ Dễ có xung đột với bố mẹ, anh chị em, ông bà... trong gia đình
+ Hay có cảm giác cô đơn, bị mọi người xa lánh
+ Dễ có nghi ngờ những người xung quanh
+ Tinh thần bị suy sụp do mất mát, tổn thương trẻ phải trải qua.
Vấn đề gặp phải của trẻ em khuyết tật vận động trong cuộc sống
Về học tập khuyết tật vận động hì bị ảnh hưởng ít hơn nhưng do khiếm khuyết của các em tạo nên sự khó khăn trong đi lại cũng gây ra không ít cản trở đối với các em. Có những môn học như thể dục trẻ khuyết tật vận động sẽ không thể tham gia được. Đối với trẻ khuyết tật vận động cần một hình thức giáo dục đặc biệt hơn để phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này yêu cầu đến cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía cơ quan giáo dục, chính quyền và từ phía gia đình không tốt , thì việc duy trì học tập tốt lên cao hầu như là bất khả thi. Thực tế cho thấy hình thức giáo dục này chưa được phổ biến rộng rãi nên nhiều trẻ vẫn chưa tiếp cận được hay tiếp cận một cách khó khăn hoặc không có điều kiện tiếp cận với các hình thức học tập và trị liệu phù hợp với bản thân mình.
Các yếu tố ví dụ như: môi trường sống, hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi trẻ khuyết tật vận động cũng là cơ sở quyết định và hình thành nên tính cách của chính đứa trẻ nói chung và trẻ khuyết tật vận động nói riêng. Hoặc có thể chính hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, những biến cố hay sự kiện đã thay đổi cuộc đời của trẻ và hình thành nên tâm lý của trẻ..Đối với trẻ khuyết tật vận động tâm lí của trẻ có phần phức tạp hơn so với những trẻ bình thường khác. Một số trẻ khuyết tật vận động bị ảnh hưởng tâm lý lúc nào cũng tự trách mình, dằn vặt hay thù hận một điều gì đó do trước đây xảy ra biến cố , sự kiện không may mà bản thân trẻ lại trở thành trẻ khuyết tật vận động.Tâm lý chung của hầu hết trẻ khuyết tật là mặc cảm, tự ti, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những trẻ bình thường
10
khác thì trẻ khuyết tật vận động cũng vậy. Ở những trẻ khuyết tật vận động nhìn thấy được sự thiếu hụt hay chẳng hạn như khuyết chi trẻ có các biểu hiện tâm lý như mặc cảm về ngoại hình trẻ để ý hay chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể trên cơ thể của mình , sợ bị người khác soi mói, phê phán, đánh giá đến nỗi có trẻ khuyết tật bị ám ảnh, trầm cảm hặc stress gây ra sự khổ đau. Khi giao tiếp và tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng hay giao lưu ở chỗ đông người với trẻ khuyết tật vận động có thể coi là ám ảnh đối với trẻ, trẻ khuyết tật vận động rất e ngại hay trốn tránh, sợ hãi, sợ ánh mắt của những trẻ bình thường khác, sợ sự phân biệt kì thị , sợ mình không được chào đón. Điều đó là một rào cản lớn đối với trẻ khuyết tật vận động nó ngăn cách trẻ em khuyết tật vận động với môi trường xã hội bên ngoài, khiến trẻ khó hòa nhập với cộng đồng.
Trẻ khuyết tật vận động bị kỳ thị ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Ra đường hay thậm chí trong trường học cũng có thể nghe thấy những câu như : “Ôi con bé kia bị cụt tay, cụt chân kìa; trông gớm quá, đừng chơi với nó…”. Thực tế cho thấy người khuyết tật đang hàng ngày bị kỳ thị, đối xử mà chưa có sự can thiệp. Trẻ khuyết tật vận động đến tuổi đến trường không được tiếp nhận, không được đi học không được vui chơi như bạn bè trang lứa, có rất ít bạn bè chơi cùng và thường xuyên bị bắt nạt thậm chí chửi rủa, có những lời nói khiến trẻ khuyết tật vận động tổn thương. Không chỉ có sự kỳ thị từ phía xã hội mà ngay tại chính gia đình trẻ , ngôi nhà thân yêu tưởng chừng như sẽ chấp nhận các em cũng có sự kỳ thị và đối xử. Do cha mẹ vẫn có suy nghĩ, sự thiếu hiểu biết: trẻ khuyết tật vận động chỉ ngồi một chỗ không làm được việc gì, ăn bám nuôi tốn cơm gạo.Thậm chí cha mẹ ít giành sự quan tâm đối với trẻ hay nhiều trường hợp trẻ bị cha mẹ đánh đập, bạo hành…
Nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động
Mọi trẻ em KTVĐ lớn lên cũng có những nhu cầu giống như những đứa trẻ bình thường khác. Trẻ em KTVĐ cũng có nhu cầu ăn, mặc, ở, vui chơi học hành… trẻ KTVĐ và trẻ bình thường đều có những nhu cầu như nhau: nhu cầu của loài người.
Để hiểu rõ nhu cầu của trẻ em KTVĐ không phải là đơn giản, bởi lẽ có thể các em tự nhận thức thấy và tự biểu đạt nhu cầu thông qua hành vi thói quen,
11
nhưng cũng có những trẻ em KTVĐ không thể hiện và không xuất hiện những nhu cầu nếu không được kích thích. Các em cũng cần được vui chơi, cần được giúp đỡ, cần được đến trường học và tham gia các hình thức học tập. Không những thế trẻ KTVĐ cần được tôn trọng, có bạn bè và được yêu thương. Hơn nữa các em cũng cần được mạo hiểm và thử thách trong giới hạn, được tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
Trẻ em KTVĐ với những hạn chế do khuyết tật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thể chất và tinh thần vì vậy các em có những nhu cầu cấp bách, đòi hỏi phải hỗ trợ, kích thích nhu cầu cũng như mong muốn nỗ lực để đáp ứng của chính bản thân trẻ, giúp các em có thể tham gia họat động và hòa nhập với xã hội dễ dàng.
Các cơ sở chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động
Quyền lợi chung của TKT được nêu lên trong Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật vào ngày 13/12/2006 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua “Về quyền của TKT”.
Cụ thể: trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều
quy định riêng đối với TEKT như sau:
- Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của TEKT và tôn trọng quyền của TEKT trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.
- Điều 7. TEKT.
- Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo TEKT được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.
- Trong tất cả các hoạt động có liên quan tới TEKT, thì những lợi ích tối ưu nhất của một TKT phải được quan tâm hàng đầu.
- Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo TEKT có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan tới trẻ em, quan điểm của các em sẽ được xem xét 1 cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các em, giống như các trẻ em khác và sẽ có những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó.
12
- Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi”.
- Điều 18, Khoản 2: “TEKT phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch, và trong khả năng tối đa có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc”.
- Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng TEKT không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc hoặc chương trình giáo dục Trung học cơ sở vì lý do bị khuyết tật”.
- Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng TEKT được tiếp cận bình đẳng như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống giáo dục”.
* Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với TEKT.
- Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho TEKT, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
- Luật Người Khuyết tật: Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Luật bao gồm có 10 chương, 53 điều. Trong đó:
+ Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và
hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em”.
+ Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, TEKT”.
+ Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp”.
+ Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
- Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004:
13
Điều 52 quy định: “TEKT, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho TKT, tàn tật. Được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.
- Góc độ bảo vệ trẻ khuyết tật về mặt y tế, xã hội
Hướng trợ giúp TKT về mặt y tế xã hội có một vị trí đáng kể trong tổng thể các biện pháp quan tâm xã hội về giáo dục chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, sinh hoạt đời sống cho những TKT.
Những người làm công tác chăm sóc và bảo vệ TKT phải luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết hàng loạt vấn đề có tính chất pháp lí tâm lí học, sư phạm học, có tính chất y tế, xã hội.
Các cán bộ quản lí cần phải nắm được các chính sách cũng như quyền lợi của TKT để để đảm bảo trong công tác chăm sóc và bảo vệ TKT, cũng như các thủ tục gửi họ đi giám định y tế xã hội, xác định nguyên nhân và nhóm khuyết tật mức độ mất khả năng lao động, xác định các hình thức khối lượng và thời hạn phục hồi chức năng cho họ cũng như các biện pháp về mặt xã hội, nêu lên những kiến nghị để chăm sóc và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
Sự trợ giúp về mặt y tế, xã hội sẽ làm dịu nỗi đau của TKT, thức đẩy quá trình phục hồi tâm lí cho trẻ. TKT cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về đời sống cho trẻ.
- Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến trẻ khuyết tật
Sự quan tâm đến TEKT không thể thiếu các cán bộ cơ quan quản lí tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Hệ thống quản lý các công việc về TKT nhiều cấp nhiều góc độ này đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của đối tượng đặc thù này. Song một vấn đề chính còn tồn tại là khâu tổ chức phải làm thủ tục đầy đủ chứng nhận mức độ khuyết tật.[5].
Đối với người khuyết tật phải có tấm lòng bao dung, từ tâm. Tham gia vào việc đảm bảo cho TKT có những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với TEKT tại Trung tâm được thực hiện thông qua các cơ cấu tổ chức của nhà nước, tổ chức phi chính phủ
14
và các hiệp hội. Hiện nay nhiều tổ chức xã hội, ở nhiều quốc gia đã có nhiều chương trình hành động tích cực đưa TKT hòa nhập vào cộng đồng (các kì PARAGAMES).
- Các Thông tư, Nghị định:
Thông tư số: 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT- Thông tư liên tịch quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lựcQuy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động hòa nhập cộng đồng
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Nhân viên công tác xã hội kết nối chặt chẽ với ngành Y tế để đảm bảo nhu cầu của trẻ KTVĐ trong tiếp cận với các dịch vụ về nâng cao sức khỏe, dự phòng, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và dụng cụ trợ giúp. Ví dụ: được tiếp nhận thông tin về chăm sóc sức khỏe, được phát hiện và can thiệp sớm, được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hay được cung cấp các vật dụng phù hợp với tình trạng khuyết tật như xe lăn, xe lắc... hỗ trợ tìm kiếm các cửa hàng xe lăn, cơ sở sản xuất xe lăn, thông tin cần biết về xe lăn, sửa chữa xe lăn...
Nhân viên công tác xã hội thông qua đánh giá, chuẩn đoán các vấn đề và nguồn lực của trẻ để điều phối, cung cấ[ các dịch vụ phù hợp. Bản thân tất cả các
15
TEKTVĐ đều có nhiều dạng mức độ khuyết tật khác nhau, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nhiều trẻ tuổi nhỏ, bệnh nặng tất cả mọi sinh hoạt như vệ sinh thân thể, thay quần áo, di chuyển, ăn uống đều phải do người thân chăm sóc Nhân viên xã hội có thể giới thiệu và cung cấp cho các em những dịch vụ hỗ trợ tại nhà như người giúp việc, người chăm sóc y tế hay các trung tâm dành riêng cho trẻ khuyết tật vận động.
Phối hợp với ngành Giáo dục và hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện cho việc tiếp cận giáo dục và học tập suốt đời đối với trẻ KTVĐ, ví dụ như trẻ khuyết tật vận động được đi học hòa nhập trong hệ thống trường học các cấp từ mầm non, tiểu học... cho đến đại học tùy thuộc vào khả năng của trẻ, được hỗ trợ công cụ học tập phù hợp với dạng tật. Còn đối với trẻ khuyết tật vận động dạng nặng không thể tham gia vào mô hình giáo dục hòa nhập thì nhân viên xã hội kết nốt những trung tâm, các trường giáo dục chuyên biệt ở đó thì sẽ có chương trình học cũng như cơ sở vật chất phù hợp với đối tượng trẻ KTVĐ.
Ngoài ra một số trẻ KTVĐ gia đình không có kinh tế để điều trị cũng như cho trẻ đi học nhiệm vụ của nhân viên xã hội là kết nối trẻ em KTVĐ với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội. Nhân viên công tác xã hội giới thiệu cho trẻ em KTVĐ những nguồn lực mà họ không biết hoặc chưa biết, giúp họ có thêm kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để vượt qua khó khăn đang gặp phải. Ví dụ như giúp gia đình trẻ em KTVĐ kết nối với ngân hàng chính sách để vay vốn làm kinh tế hay giúp gia đình các em kết nối với các nguồn lực , các nhà hảo tâm để có kinh tế từ đó giúp gia đình các em khắc phục những khó khăn và cải thiện cuộc sống.
Nhân viên công tác xã hội là người quản lý ca
Quản lý ca chính là một công cụ mà NVCTXH tiếp cận hỗ trợ cho TEKT tiếp cận với các dịch vụ xã hội, kết nối với các nguồn lực bên trong và bên ngoài, để đáp ứng tốt nhất cho trẻ em KTVĐ các nhu cầu về vật chất, tinh thần, tâm lý xã hội, giúp đảm bảo an sinh và thực hiện tốt các quyền cũng như chức năng xã hội của họ. Đây cũng là một quá trình có sự tham gia của trẻ KTVĐ và gia đình của trẻ vào việc xác định vấn đề, lên kế hoạch giải quyết vấn đề và hỗ trợ thực hiện các kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu mong muốn.
16
Ví dụ, khi một trẻ khuyết tật vận động do tai nạn thương tích, các dịch vụ cần cung cấp cho trẻ thường là: khám điều trị bệnh tật, chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ phương tiện đi lại hoặc người chăm sóc, hỗ trợ giáo dục và hỗ trợ tâm lý…
Nhân viên công tác xã hội là nhà giáo dục
- Trẻ khuyết tật vận động phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tinh thần cũng như vật chất trẻ bị suy giảm chức năng xã hội. Do đó để thích ứng với cuộc sống, trẻ khuyết tật vận động cần phải có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo về bản thân và các kỹ năng xã hội. Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu, các lớp tập huấn, hoặc được lồng ghép trong tiến trình trợ giúp.
- Không chỉ quan tâm đến bản thân trẻ mà nhân viên công tác xã hội còn tham vấn cả cho gia đình trẻ khuyết tật vận động. Nhân viên công tác xã hội cần cung cấp các thông tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho gia đình trẻ những cách thức chăm sóc, ứng xử phù hợp với từng đối tượng trẻ khuyết tật vận động. Tuyên truyền các chính sách của đảng và Nhà nước về chế đô, chính sách đối với trẻ em khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật biết để gia đình các em làm thủ tục cho các em được hưởng những chế độ đó đúng với quy định.
- Nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhận vai trò như là một giáo viên can thiệp sớm. Bằng các bài tập về vận động thô, vận động tinh, nhân viên công tác xã hội hỗ trợ trẻ cải thiện những khiếm khuyết trẻ mắc phải, giúp trẻ cải thiện khả năng về vận động hướng trẻ đến mô hình giáo dục hòa nhập. [
Nhân viên xã hội đóng vai trò là người biện hộ
Nhân viên công tác xã hội là người đóng góp tiếng nói, biện hộ quyền lợi cho người khuyết tật, tham gia phát triển chính sách cũng như tổ chức những chương trình phát triển xã hội có sự tham gia của trẻ KTVĐ vào quá trình ra quyết định, cũng như giám sát, lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan tới cuộc sống của trẻ. Trẻ em khuyết tật vận động khó hòa nhập cộng đồng do bị mọi người kỳ thị và đối xử. Cụ thể trong nhiều trường hợp thực tế trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em khuyết tật đang ngày bị phân biệt kỳ thị, đối xử có một số nhóm đối tượng xấu đã lợi dụng trẻ em KTVĐ có em thì cụt tay hay cụt chân , bắt các em hàng ngày phải đi bán hàng rong hay xin tiền về cho chúng nếu không chúng sẽ cho nhịn ăn và đánh đập. Vì thế rất đến đội ngũ NVCTXH, cần một
17
người biện hộ lên tiếng bảo vệ, đại diện nói lên nhu cầu của các em,bảo vệ các em ra khỏi các hình thức đó. biện hộ những chính sách và pháp luật liên quan tới pháp luật.[
Một số giải pháp hỗ trợ giúp trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng
Từ phía gia đình trẻ KTVĐ
- Gia đình phải luôn quan tâm, chăm sóc trẻ cả về vật chất và tinh thần, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Có những trẻ bị khuyết tật vận động chỉ cần tập luyện phục hồi chức năng cũng đem lại kết quả tốt. Một số trẻ phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị mới có hiệu quả như chương trình phục hồi chức năng, phẫu thuật, nắn, bó bột, sử dụng dụng cụ chỉnh hình... Phần lớn các trẻ khuyết tật cơ quan vận động, việc điều trị, tập luyện có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm đến vài năm nên gia đình cần hết sức kiên trì, hợp tác. [1]
- Bố mẹ thường xuyên nói chuyện chia sẻ và động viên tinh thần để trẻ luôn giữ được thái độ lạc quan.
- Nâng cao tính tự chủ của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày, trừ trường hợp liệt toàn thân, những trẻ KTVĐ với chức năng vận động chân tay được nên khuyến khích trẻ có thể làm những công việc tự phục vụ mình như ăn uống , lau rửa mặt, đánh răng nhằm khiến trẻ tự tin hòa nhập cuộc sống hơn.
- Gia đình cần có những dụng cụ hỗ trợ di chuyển, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; có những tấm nhựa chống trơn trượt ử nhà tắm để hỗ trợ trẻ.
- Lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng mức độ khuyết tật vận động của trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Từ phía nhà trường, giáo viên
- Nhà trường , giáo viên cần tiếp nhận và tạo điều kiện cho trẻ KTVĐ học tập và phát triển
- Giáo viên cần lập ra các nhóm bạn bè thân thiết, biết giúp đỡ nhau, xếp trẻ khuyết tật vào nhóm mà trẻ cảm thấy hợp
18
- Khi tổ chức các hoạt động, giáo viên khen, phê bình những việc làm tốt hoặc xấu của trẻ không nhấn mạnh đến khiếm khuyết của trẻ, tìm ra điểm mạnh , khả năng của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ thể hiện
- Trẻ KTVĐ có thể quá sức dẫn đến mệt mỏi, khả năng tham gia kém, ít tham gia hoạt động… thì giáo viên cần điều chỉnh khoảng thời gian cho từng hoạt động cụ thể phù hợp với mức độ của trẻ.
- Giáo viên sắp xếp trẻ ngồi bàn đầu để nhìn bảng dễ nhất hoặc dễ di chuyển, dễ tiếp cận với không gian và khu sinh hoạt chung nhất của lớp.
19
KẾT LUẬN
Tóm lại, trẻ khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khiến cho mọi hoạt động của trẻ phải dựa vào người khác. Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội cũng như sự khó khăn trong việc làm là những rào cản khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. Trên thực tế trẻ em khuyết tật hiện nay đang gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên do những đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ làm cho trẻ KTVĐ có biểu hiện mặc cảm, tự ti mang tính nặng nề, trẻ sợ ánh mắt kỳ thị, soi mói của cộng đồng. Vì vậy , bản thân trẻ khuyết tật cũng đã tự xây cho mình bức tường chắn đối với cộng đồng và xã hội. Tự thu mình với cộng đồng với bao khát vọng, ước mơ, cả một tương lai phía trước đang chờ thực hiện đã khép lại. Chính vì vậy, vai trò của nhân viên công tác xã hội không thể thiếu trong quá trình trợ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội có vai trò rất lớn trong quá trình trợ giúp cho trẻ khuyết tật vận động phải kể đến như vai trò điều phối- kết nối dịch vụ, vai trò biện hộ, vai trò giáo dục giúp các em vượt qua khó khăn, có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng có niềm tin yêu vào cuộc sống.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Hồi Loan (2010), Giáo trình công tác xã hội đại cương, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc Hội.
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11.
- Lên Văn Phú, Giáo trình Nhập môn công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội, 3/2008).
- Lê Văn Tạc (2016), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học, NXB Lao
động Xã hội.
- daihocthudo.edu.vn
21