-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận văn hoá của dân tộc Dao - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận văn hoá của dân tộc Dao - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa đô thị 12 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tiểu luận văn hoá của dân tộc Dao - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận văn hoá của dân tộc Dao - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa đô thị 12 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI VĂN HÓA NGƯỜI DAO
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thạch Ngọc
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Huỳnh Văn Sử D22DL058
Đỗ Thị Thùy Trang D22DL107 Nguyễn Tiến Lợi D22DL121 Nguyễn Quốc Bảo D22DL049 Nguyễn Tuấn Dũng D22DL065 Lê Thị Thanh Hòa D22DL094 Lê Thị Như Ý D22DL108 Nguyễn Văn Cường D22DL185 Lớp: 22DDL
Năm học: 2022 – 2023
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2022 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
1. Lý do và mục đích chọn đề tài......................................................................5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................6
2.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề.......................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................8
5. Câu hỏi nguyên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................8
5.1. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................8
5.2. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................10
7. Bố cục của đề tài...........................................................................................10
CHƯƠNG 1.........................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TỘC NGƯỜI DAO VÀ MÔI
TRƯỜNG CƯ TRÚ, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC NHÓM ĐỊA PHƯƠNG.....12
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...........................................................12
1.2. Tộc người Dao...........................................................................................14
1.2.1. Tộc danh..............................................................................................14
1.2.2. Lịch sử tộc người................................................................................15
1.3. Môi trường cư trú.....................................................................................16
1.3.1. Môi trường cư trú tự nhiên................................................................16
1.3.2. Môi trường cư trú xã hội....................................................................16
1.4. Dân số và sự phân bố của một số nhóm địa phương.............................16
1.4.1. Dân số...................................................................................................16
1.4.2. Sự phân bố của một số nhóm địa phương........................................17
1.5. Đặc điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống..............................................17 2
CHƯƠNG 2............................................................................................................19
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DAO...........................................19
2.1 . Hoạt động kinh tế chiếm đoạt................................................................19
2.1.1. Hái lượm..............................................................................................19 2.1.2
Săn bắt.................................................................................................19
2.1.3. Đánh bắt cá..........................................................................................20
2.2. Hoạt động kinh tế sản xuất......................................................................20
2.2.1. Trồng trọt:...........................................................................................20
2.2.2. Chăn nuôi............................................................................................22
2.2.3. Thủ công nghiệp..................................................................................24
2.2.4. Một số ngành nghề khác....................................................................26
CHƯƠNG 3............................................................................................................28
VĂN HÓA XÃ HỘI...............................................................................................28
3.1. Tổ chức bộ máy buôn làng.......................................................................28
3.2. Dòng họ......................................................................................................29
3.3. Hôn nhân...................................................................................................30
3.4. Gia đình.....................................................................................................31
3.4.1. Cấu trúc gia đình................................................................................31
3.4.2. Cơ cấu trong gia đình.........................................................................32
3.5. Phong tục tập quán chu kì trong đời người............................................33
3.5.1. Cưới xin...............................................................................................33
3.5.2. Sanh đẻ.................................................................................................35
3.5.3. Tục cấp sắc..........................................................................................35
3.5.4. Tang ma................................................................................................36
CHƯƠNG 4............................................................................................................38
VĂN HÓA VẬT THỂ............................................................................................38
4.1. Buôn làng...................................................................................................38
4.2. Nhà cửa......................................................................................................38
4.3. Trang phục...................................................................................................41 3
4.4. Ẩm thực......................................................................................................44
4.5. Nhạc cụ.......................................................................................................46
4.6. Phương tiện vận chuyển...........................................................................48
CHƯƠNG 5............................................................................................................49
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ....................................................................................49
5.1. Tín ngưỡng................................................................................................49
5.2. Tôn giáo......................................................................................................50
5.3. Lễ hội..........................................................................................................50
5.4. Ca múa nhạc dân gian................................................................................55
5.5. Văn học dân gian.......................................................................................56
5.6. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí...........................................................57
KẾT LUẬN............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................59
PHỤ LỤC...............................................................................................................63
CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................................63 4 MỞ ĐẦU
1.Lý do và mục đích chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em khác nhau cùng
góp phần tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú và đầy màu sắc trên đất nước
chúng ta. Không chỉ đa dạng về thành phần dân cư, văn hóa Việt Nam còn đa dạng
về bản sắc theo vùng, miền và khu vực. Hiện nay, ở nước ta được phân làm bảy
hoặc tám vùng văn hóa khác nhau tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nhưng cho dù
là tám vùng văn hóa hay bảy vùng đi chăng nữa thì chung quy lại cũng đều chứng
tỏ được sự đa dạng, giàu có về văn hóa của mỗi vùng.
Vùng văn hóa Đông Bắc là khu vực bao gồm đồi núi thấp, đá vôi hiểm trở,
nhiều thung lũng, sườn dốc, máng trũng nằm bên tả ngạn sông Hồng. Nơi đây là
nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như: Tày, Thái, Kháng, Dao, Lô Lô,
Hmông, Sán Dìu, Sán Chay… thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau. Mỗi dân tộc gắn với
những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú trong
văn hóa nói chung và văn hóa vật thể, phi vật thể nói riêng.
Cùng với sự phát triển của đất nước hiện nay đã có sự giao lưu và tiếp xúc
giữa các nền văn hóa các dân tộc với nhau. Văn hóa của các dân tộc nơi đây nói
chung và người Dao nói riêng ít nhiều đã có sự tiếp xúc, giao thoa, mai mọt, và bị
biến đổi nhiều. Việc tìm hiểu văn hóa truyền thống và sự biến đổi của nó trong thời
kì phát triển và tiếp biến văn hóa sẽ giúp chúng ta đưa ra được những chính sách
kịp thời để xây dựng bảo tồn và phát huy những văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số cũng như dân tộc Dao ngày nay.
Người Dao có phẩm chất tốt đẹp đó là cần cù lao động, trung thực, trọng
nghĩa ân tình và tuân thủ phép nước. Văn hóa của dân tộc Dao đã trở thành một bộ
phận trong sự phát triển đa dạng văn hóa của Việt Nam. 5
Vì vậy, qua việc tìm hiểu văn hóa của dân tộc Dao, chúng tôi muốn tìm hiểu
những nét văn hóa đặc sắc của người Dao. Muốn biết họ giữ gìn, và phát huy
truyền thống văn hóa như thế nào ? Bằng cách nào họ giữ gìn cho các giá trị văn
hóa đó không bị mai mọt theo năm tháng ? Để từ đó có một cái nhìn tổng thể, toàn
diện hơn về văn hóa của họ. Từ đó đánh giá và rút ra được những giá trị văn hóa
tiêu biểu vẫn đang tồn tại hiện hữu trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi còn
muốn biết thêm về đời sống của họ từ xưa đến nay, cách canh tác, sản xuất, trồng
trọt, chăn nuôi và các nghề thủ công khác của họ như thế nào ? Đó là lý do và mục
đích chúng tôi chọn đề tài này.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này nghiên cứu từ tổng quát về lịch sử tộc người, môi trường cư trú
các hoạt động kinh tế sản xuất đến các hoạt động trong đời sống, văn hóa vật thể
và phi vật thể của người Dao nói chung và một vài nét văn hóa đặc trưng của các
nhóm địa phương khác nói riêng. Với kết quả nghiên cứu đề tài tiểu luận này
chúng tôi hi vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu nhỏ góp phần cho các công trình
nghiên cứu về văn hóa người Dao cũng như các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến người Dao
Làm nguồn tài liệu tham khảo.
.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không chỉ nghiên cứu một cách tổng quan
chung nhất về người Dao mà chúng tôi còn tìm hiểu sâu về những nét đặc sắc trong
văn hóa của họ để góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định
đúng đắn để phát huy bản sắc văn hóa trong thời kì tiếp biến văn hóa như hiện nay.
Giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của người Dao để làm cho
chúng ta cũng như chủ nhân của dân tộc ấy cần phải tôn trọng, giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa ấy không để cho nó bị mai một đồng, thời cũng làm cho chủ nhân 6
của nó hiểu thêm được sự cần thiết phải gạc bỏ đi những cái lỗi thời, lạc hậu,những
hủ tục không còn phù hợp với xã hội hiện nay
Mong muốn văn hóa cộng đồng của họ càng được nhiều người biết đến, đón
nhận, học hỏi, tìm hiểu…
. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời kì giao lưu và tiếp biến văn hóa như hiện nay việc hiểu biết thêm
về văn hóa của các dân tộc nói chung và dân tộc Dao nói riêng cũng là một điều
cần thiết. Bởi lẽ dân tộc nào cũng có những nét đặc trưng riêng vốn có của dân
tộc mình. Hiện nay, chúng ta đã bước vào thời đại công nghệ số với sự bùng nổ
của các ngành công nghiệp “ không khói ”. Du lịch cũng nằm trong các ngành
công nghiệp “không khói” và nó cũng đóng góp vào sự phát triển cho nền kinh tế
nước nhà cũng khá cao. Cho nên việc hiểu biết thêm về văn hóa của các dân tộc
giúp chúng ta phát triển thêm về du lịch, từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.
Văn hóa dân tộc cũng là một đề tài đã thu hút được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Trong đó, sự quan tâm thường hướng đến các văn hóa vật thể
và phi vật thể, các nghi lễ trong vòng đời của họ. Đáng chú ý hơn là các tác phẩm
như: Sơ luợc truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam của Vũ Ngọc
Khánh (chủ biên), 35 năm gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa các dân tộc Việt
Nam của bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, bức tranh văn hóa các dân tộc
Việt Nam ( Mosaique culturelle des ethnies du Vietnam = Cultural mosaic of
ethinic groups in Vietnam ) của Nguyễn Văn Huy, văn hóa các dân tộc Việt Nam
- thống nhất mà đa dạng” - nhiều tác giả, Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh
(Đồng chủ biên) đây có thể nói là những công trình, những tác phẩm nghiên cứu
đầy tâm huyết của các tác giả với bản sắc với đề tài văn hóa dân tộc. 7
Văn hóa của dân tộc Dao cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chú
ý đến nổi trội là một vài tác phẩm như: Người Dao ở Việt Nam (The Yao people
in Vietnam )- Nhiều tác giả ; Vũ Quốc Khánh (chủ biên); Người Dao của Chu
Thái Sơn (chủ biên) và Võ Mai Phương; Trang phục cổ truyền của người Dao ở
Việt Nam của Nguyễn Khắc Tụng và Nguyễn Anh Cường...v..v
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này đó là văn hóa người Dao ở các tỉnh
trung du và miền núi Bắc Bộ qua nhiều khía cạnh như lịch sử tộc người, môi
trường cư trú, hoạt động kinh tế nhưng tập trung sâu sắc ở văn hóa xã hội, văn hóa
vật thể đây có thể được xem là nét đặc trưng nhất của người Dao.
.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi thời
gian từ năm 1975 đến nay. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu dựa trên các tư liệu của
các công trình trước đó.
4.2.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian
Phạm vi đề tài này chúng tôi nghiên cứu ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc
Bộ như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh… và một số
tỉnh thành khác – Nơi người Dao tập trung sinh sống ở đây. Vì chưa có nhiều thời
gian và điều kiện về mặt kinh tế để đi trực tiếp nghiên cứu nên chúng tôi chỉ
nghiên cứu tổng hợp dựa trên các tài liệu mà các nhà nghiên cứu, tác giả trước đã
có và một chút hiểu biết của mình. Chúng tôi hy vọng sẽ có những đề tài lớn,
nghiên cứu sâu hơn và có giá trị thực tiễn hơn cho đề tài này
4.2.3. Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung 8
Trong khả năng hiểu biết có giới hạn của chúng tôi nên trong đề tài này
chúng tôi chỉ nguyên cứu ở các nội dung sau: lịch sử tộc người, môi trường cư trú
các hoạt động kinh tế sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa vật thể và phi vật thể. .
Câu hỏi nguyên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Người Dao sinh sống chủ yếu ở đâu ? Địa bàn cư trú của họ ?
- Hoạt động kinh tế chiếm đoạt của họ gồm những hoạt động nào ? Phát triển như thế nào ?
- Hoạt động kinh tế sản xuất của họ gồm những ngành nghề nào ? Phương
thức canh tác, sản xuất ra sao ?
- Công cụ lao động sản xuất của họ gồm những gì ?
- Nghề thủ công của họ gồm những loại hình thủ công nào ? Có phát triển không ?
- Tổ chức bộ máy buôn làng của họ ra làm sao ? Dòng họ của họ như thế nào?
- Họ theo chế độ mẫu huệ hay phụ quyền ?
- Hôn nhân và gia đình của họ như thế nào ?
- Các phong tục tập quán chu kì đời người như: sinh đẻ, cưới xin, ma chay
của họ gồm những nghi thức gì ? Có những kiên kỵ gì cần phải tránh ?
- Đơn vị cư trú của họ là gì ?
- Nhà ở của người họ có gì đặc biệt ?
- Trang phục của người nam là gì ? (Khố hay áo) gồm những phụ kiện gì đi
kèm theo ? Trang phục của người nữ là gì ? Gồm những phụ kiện gì đi kèm theo ?
- Ẩm thực của họ gồm những món ăn thức uống gì đặc trưng ?
- Nhạc cụ của họ gồm các loại nhạc cụ gì ? Cách chơi của một số loại nhạc cụ đó
- Phương tiện vận chuyển của họ là gì ? 9
- Họ có tín ngưỡng gì ? Tôn giáo của họ gồm những tôn giáo nào ?
- Họ có những lễ hội nào trong năm ?
- Ca nhạc dân gian gồm những thể loại nào ?
- Văn học dân gian gồm những thể loại gì ? Có đa dạng phong phú không ?
- Nghệ thuật trang trí của họ thể hiện ở đâu ? Phát triển như thế nào ? .2.
Giả thuyết nghiên cứu
Khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đặt ra các giả thuyết:
Thứ nhất người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà
Giang, Quảng Ninh, Lai Châu…
Thứ hai trong tộc người Dao còn phân chia làm nhiều nhóm khác nhau và
mỗi nhóm có một nét đặc trưng văn hóa riêng.
Thứ ba các gia đình của người Dao theo chế độ phụ quyền.
Thứ tư đơn vị cư trú của họ là bản và trưởng tộc là người có vai trò hết sức
quan trọng đối với đời sống cộng đồng.
Thứ năm văn học dân gian của người Dao vô cùng phát triển, phong phú và đa dạng. .
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: Dựa vào các công trình nghiên cứu trước,
các lý luận có trong các sách như: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các tộc người
ở Việt Nam, vùng văn hóa, Việt Nam sắc màu văn hóa, trang phục và nghề thủ
công của các dân tộc…các trang web đáng tin cậy có nội dung thông tin liên quan
đến người Dao mà trọng tâm để tham khảo, so sánh, đối chiếu. Chúng tôi thực
hiện đề tài này với sự tiếp thu có chọn lọc của các công trình nghiên cứu trước về
văn hóa người Dao và những đặc trưng trong truyền thống văn hóa của họ. .
Bố cục của đề tài 10
Trong bài tiểu luận này, ngoài các phần dẫn luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục hình ảnh ra thì chúng tôi trình bày bố cục của bài tiểu luận này thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, và cộng đồng nghiên cứu
tộc người Dao và môi trường cư trú, sự phân bố của các nhóm địa phương.
Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về địa bàng nghiên cứu như vị trí địa
lý của khu vực, dân số... Ngoài ra chúng tôi còn trình bày sơ lược về tộc người
Dao như lịch sử tộc người, tộc danh, cư trú và phân bố của một số nhóm địa phương.
Chương 2: Các hoạt động kinh tế của người Dao.
Trong chương này, chúng tôi trình bày các hoạt động kinh tế chiếm đoạt của
người Dao như: Hái lượm, săn bắt và một số hoạt động khác. Một vài hoạt động
kinh tế sản xuất, và trình bày được một số cách thức canh tác sản xuất.
Chương 3: Văn hóa xã hội
Sau khi trình bày chương 2 xong chúng tôi tiếp tục trình bày nội dung của chương
3. Chương này chủ yếu nói về văn hóa xã hội của người Dao như: Tổ chức bộ
máy buôn làng, dòng họ, gia đình, hôn nhân, các nghi lễ vòng đời của họ (cưới xin, ma chay, sinh đẻ..)
Chương 4: Văn hóa vật thể
Sang đến chương thứ 4 chúng tôi trình bày các nét văn hóa vật thể tiêu biểu của
họ như: Buôn làng, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, và nhạc cụ của họ.
Chương 5: Văn hóa phi vật thể
Tiếp nối chương 4, trong chương 5 chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và trình bày một
số nét văn hóa phi vật thể như: Tín ngưỡng và tôn giáo của họ, các lễ hội trong
năm, các bài ca hát, văn học dân gian của họ và nghệ thuật trang trí của họ.
Cuối cùng là phần kết luận : Phần này bao hàm tổng quát lại những nội dung của người dân Dao 11 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TỘC NGƯỜI DAO VÀ MÔI
TRƯỜNG CƯ TRÚ, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC NHÓM ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Vùng trung du miền núi phía bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và
thượng du, Tổng diện tích của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc
là 100.965 km², tổng dân số ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người, mật độ đạt 137
người/km². Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân
Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam
giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh phía Bắc là Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cùng 21 huyện, một thị
xã phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Xét về mặt địa lý, vùng này bao
gồm ba tiểu vùng là Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ và Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả
năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận
nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch. Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng
Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đây là một vùng biển giàu tiềm năng ở phía
đông nam.Trung du miền núi bắc bộ có một địa hình chia cắt mạnh chủ yếu là đồi
núi tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy điện, gồm hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.
Về địa hình: Trung du miền núi Bắc Bộ gồm hai vùng núi chính là vùng núi
Tây Bắc gồm các dãy núi cao và hiểm trở nhất nước ta, hướng núi từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều 12
đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m) và vùng núi Đông
Bắc với các dãy núi trung bình và thấp với hướng núi là cánh cung.Vùng đồi núi
Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông
Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối
núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn
cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn
và cánh cung Đông Triều. Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông
Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa
có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa
đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc
nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Về khoáng sản: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên
khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm,
đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy
nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí
cao. Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt
nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.
Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt
điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở
rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW,
Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện
Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW. Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ
quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim
loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm, chì (Chợ 13
Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm
vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc. Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong
Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La)….Các khoáng sản phi kim loại
đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm hai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Về sông ngồi: Thích hợp để phát triển thủy điện, các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.
Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được
khai thác. Nhà máy thủy điện Cát Bà trên sông Chảy (110 MW). Thủy điện Hòa
Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng thủy điện Sơn
La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW).
Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông.
Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là
việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng
với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
Về tài nguyên đất: Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất
feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở
trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi
như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh. .2. Tộc người Dao .2.1. Tộc danh
Tộc danh là dấu chỉ trước tiên giúp một tộc người tự phân biệt với những tộc
người khác, và phân biệt những tộc người khác với tộc người mà mình sở thuộc.
Nguồn gốc của các tộc danh có thể là những danh xưng tự gọi, nhưng thường xuất
phát từ cách gọi để phân biệt của các cộng đồng lân cận. Các cộng đồng người 14
thường dựa vào nơi cư trú hoặc một điểm đặc trưng, đặc thù về văn hóa của các
cộng đồng láng giềng để đặt tên cho họ. Do đó, các tộc danh ở Việt Nam thường
phản ánh xuất xứ và phản ánh cái nhìn của các cộng đồng người đối với nhau.
Tộc người (Ethnic) là một cộng đồng người hình thành và phát triển trong
lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có đặc trưng chung ổn định về ngôn ngữ, đặc
điểm sinh hoạt văn hoá văn hóa, có mối quan hệ nguồn gốc, có chung ý thức tự
giác tộc người và tên tự gọi. Ví dụ: tộc người Hmông, Thái, Chăm, Dao...
Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn.
Tên gọi khác: Miền, Dìu Miền, Mán.
Các nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy,
Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ
Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền,
Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông-Dao. .2.2.
Lịch sử tộc người
Tộc người là một phạm trù lịch sử. Nó ra đời là kết quả lâu dài của quá trình
lịch sử, xã hội và tự nhiên. Khi quá trình hình thành loài người kết thúc, con người
bước vào xã hội loài người, cộng đồng người đầu tiên đã là những cộng đồng tộc
người (thị tộc) xuất hiện vào thời đại cộng sản nguyên thủy cách đây khoảng 4-5 vạn năm.
Trong tiến trình lịch sử loài người, các tộc người đã hình thành và phát triển
trên những vùng lãnh thổ khác nhau ở khắp năm châu. Thông thường, mỗi tộc
người bao giờ cũng cư trú trên một khu vực địa lý nhất định gọi là lãnh thổ tộc
người. Tộc người sử dụng một ngôn ngữ riêng, khác so với ngôn ngữ của các tộc
người khác. Trong quá trình tộc người, các thế hệ đã tạo dựng nên các đặc trưng
văn hóa chung mang tính ổn định tạo thành bản sắc văn hóa tộc người. 15
Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo
dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con
cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
.3. Môi trường cư trú
.3.1. Môi trường cư trú tự nhiên
Người Dao thường làm nhà, sinh sống những nơi có địa hình bằng phẳng,
xen kẽ giữa các thung lũng và sống gần sông, suối, hồ, đầm… và quanh các vùng
lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như
Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao.
.3.2. Môi trường cư trú xã hội
Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người
Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất. Nhà
nửa sàn, nửa đất tiếng Dao là “gẳng pằng gẳng thin” là một trong nét độc đáo của
họ, nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền .Nhà ở phản ánh
quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính
là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của người Dao. Thông qua nhà ở chúng ta thấy
được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng
kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay
nhà ở người Dao đang có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ.
.4. Dân số và sự phân bố của một số nhóm địa phương .4.1. Dân số
Dân số: Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là
620.538 người. Theo tổng diều tra dân số năm 2019, người Dao ở Việt Nam có dân
số 891.151 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Dao cư trú
chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc 16
bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào
Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình,... Vị trí: 09/54 dân tộc
.4.2. Sự phân bố của một số nhóm địa phương
Dao Đỏ (Hùng Thầu Dào, Dao Coóc Ngáng, Dao Quý Lâm) tại Yên Bái,
Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang , Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng): tại Hòa
Bình, Ba Vì, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn La, Yên Bái
Dao Thanh Phán (Dao Coóc Mùn, Dao Đội Ván, Dao Lô Gang, Dao Dụ
Kiùn, Dao Thêu) tại Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn
Dao Tiền (Dao Đeo Tiền): tại Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Dao Quần Trắng: tại Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang (còn gọi
là Dao Họ ở Yên Bái, Lào Cai)
Dao Thanh Y: tại Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh
Dao Áo Dài (Dao Tuyển, Dao Chàm, Dao Slán Chỉ) tại Yên Bái, Lào Cai,
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn)
.5. Đặc điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống
Về trang phục: Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai
loại, áo dài và áo ngắn. Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy
hoặc quần, y phục thêu rất sặc sỡ. Bộ y phục của người phụ nữ Dao là chiếc áo
được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa
văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Theo quan niệm của đồng bào Dao, nhìn vào cách
thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ sẽ biết được người phụ nữ khéo hay
không, có đảm đang hay không. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn
toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều 17
loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in
hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta
dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi
nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm
chàm. Còn đàn ông Dao, trước đây để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài
trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.
Về phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao, do địa hình hiểm trở họ
thường đi bộ là chủ yếu và quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng
đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng. Ở những nơi thuận tiên
đi lại phương tiện vận chuyển của người Dao vẫn có nhiều nét tương đồng với các
dân tộc khác trên khắp đất nước ta về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng
sử dụng. Chẳng hạn, xe bò, xe ngựa để chở hàng; tàu thuyền, máng để di chuyển
trên sông suối, đường bộ thì dùng đi bộ, đi ngựa... 18 CHƯƠNG 2
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DAO
.1 . Hoạt động kinh tế chiếm đoạt .1.1. Hái lượm
Xuất hiện từ lâu đời mà hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
của người Dao. Địa điểm người dân tìm kiếm thường là trong rừng, dưới sông,
suối,...Thành phẩm sau hái lượm thường là củi đốt, rau cỏ, hoa quả, nấm, măng,
mật ong, hay các loại thuốc lá, rễ cây chữa bệnh,...Những thu phẩm trên không
những góp phần cung cấp thực phẩm cho những bữa ăn hằng ngày, bù đắp thiếu
hụt lương thực mà còn phục vụ cho đời sống điển hình như cho việc chăn nuôi, buôn bán...
Ở một số vùng, người Dao gần đây tuy đã phát triển vườn nhà, vườn rừng và
trên thực tế thì các loại lâm thổ sản đang dần suy giảm nhưng hái lượm vẫn được
duy trì một cách thường xuyên. Tùy thuộc vào mùa vụ đồng bào vẫn có thói quen
tìm kiếm các nguồn lợi từ trong rừng, những đám nương nghỉ hưu canh miễn là có
rau cỏ hay củ quả bất cứ thứ gì có thể sử dụng được, có thể phục vụ cho đời sống
của họ là họ sẽ thu hái vào.
Đặc biệt, hiện nay việc hái lượm không chỉ do người phụ nữ và trẻ em thực
hiện mà còn có sự tham gia của những người đàn ông do chim thú ngày càng khan
hiếm dẫn đến việc săn bắn của những người đàn ông này gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó những thứ cần hái lượm có thể tìm kiếm ngay trong rừng. .1.2 Săn bắt
Là tập quán kinh tế lâu đời ở tộc người Dao. Gồm có săn bắt chim, thú trong
rừng và đánh bắt cá ở sông, suối,...Lúc trước họ thường săn bắn tập thể nhưng 19
những năm gần đây khi diện tích rừng già ngày càng suy giảm và ít chim thú, đồng
bào Dao đã chuyển dần sang hình thức săn bắn cá nhân.
Nếu như lúc trước họ thường săn bắt những con thú lớn thì nay việc săn bắt
này đã giảm dần và hầu như mất hẳn nhưng việc săn bắn những con thú nhỏ bằng
bẫy vẫn còn tồn tại. Dụng cụ phục vụ cho việc săn bắt này thường là bẫy kẹp đặt
trên các nương thảo quả, nương bắp,...
Một số nghiên cứu của người Dao ở vùng ở vùng Long Hồ và vùng tái định
cư thủy điện Sơn La cho rằng: người Dao họ sử dụng các loại bẫy thô sơ, tự tạo để
bẫy chim và chuột rừng trong mùa ngô, mùa lúa chín hoặc những lúc nông nhàn.
Cách thức mà tộc người Dao dùng bẫy rất đơn giản chủ yếu dùng các loại bẫy sập,
bẫy thòng lòng, bẫy lồng,... Nguyên liệu để tạo nên những chiếc bẫy này thường là tre, nứa..
Sản phẩm mà loại bẫy mang lại thường là các con vật nhỏ như: sóc, kỳ đà,...
nhưng điển hình nhất vẫn là chuột đồng hoặc chuột rừng. Còn loại bẫy có mồi
được treo bằng dây là dụng cụ chính dùng để bẫy chim. Ngoài việc dùng bẫy để
săn bắt người Dao vẫn thường xuyên săn rình theo hình thức cá nhân để săn bắt
những con thú nhỏ quý như: lợn rừng, hoẳng , nhím, chồn, bìm bịp, chim gáy,.... .1.3. Đánh bắt cá
Lúc trước diễn ra chủ yếu tại những nơi gần sông, suối, ao, hồ,...Nhưng hiện
nay người dân đã không còn thường xuyên đi đánh bắt cá ở dưới ao, hồ.
Nguyên nhân một phần là do nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt,
một phần khác là do đất nước hiện nay phát triển một số người đã sử dụng xung
điện để đánh bắt cá khiến cho cá đã ít mới lại càng ít hơn. 20
Đặc biệt nhất chính là sự ô nhiễm môi trường nước cũng gây ảnh hưởng
không ít đến sự phát triển của thủy sản. Do đó, để có thể cung cấp đủ thức ăn cho
hằng ngày thì nay đồng bào Dao đã chuyển sang phát triển chăn nuôi đào ao thả cá.
.2. Hoạt động kinh tế sản xuất .2.1. Trồng trọt:
Nương, thổ canh hốc đá, ruộng nước là những hình thức canh tác phổ biến
của người Dao. Và tùy từng nhóm, từng vùng địa lý mà cách thức canh tác này có
những điểm nổi bật khác nhau như: người Dao Đỏ hay những đồng bào sống trên
cao họ sẽ trồng trọt trên những nương thổ canh hốc đá. Ở vùng thấp với người Dao
Quần Trắng, Dao Áo Dài, Dao Thanh Y thì làm ruộng nước. Phần giữa thì đa số
người Dao sẽ làm ruộng nước du canh hoặc định canh.
Thời gian và thời vụ thực hiện mỗi khâu làm nương được người Dao căn cứ
vào nông lịch hàng năm. Một số ví dụ điển hình cho các khâu của tộc người Dao
như là chọn đất để phát đám nương mới, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch...
Việc gieo trồng của người Dao lúc bấy giờ chủ yếu theo truyền thống, họ
trồng xen canh nhiều loại cụ thể là trồng xen lúa hoặc ngô với các loại dưa, rau củ,
rau dền, mướp, bí,...Nhưng trong khoảng thời gian trở lại đây, đồng bào Dao đã có
những thay đổi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên nhiều địa phương
nương rẫy vẫn tồn tại nhưng người Dao đã tập trung phát triển hơn các loại cây
như sắn, cao su, cây giồng riềng nhất là các giống ngô lai( NK54, NK66 NK4300,...).
Từ sau năm 1986 diện tích loại nương du canh giảm dần bất đầu giữ được sự
ổn định đồng thời diện tích loại nương thâm canh tăng lên. So với nương du canh
rất dễ bị bạc màu canh tác có thời hạn ( ngắn vụ hơn thăm canh) thì loại thâm canh
không những cho phép canh tác nhiều vụ mà còn có thể trồng luân canh đan xen. 21
Có thể áp dụng công nghệ vào những việc cày bừa, bón phân,...các tiến bộ của
khoa học kỹ thuật như gieo trồng các giống mới ngắn ngày, đạt năng suất
cao,...việc người Dao chuyển dần sang làm nương thâm canh này là điều tất yếu.
Còn về loại nương du canh đã bạc màu không sử dụng đến họ dùng để phát
triển những loại cây trồng lâu năm như gỗ, quế, cây ăn quả,...Một số các loại
nương du canh còn được đồng bào Dao phát triển thành vườn rừng. Ngoài ra, sau
năm 90 người Dao đã có những chú trọng hơn trong việc canh tác ruộng bậc thang
trên cơ sở để gieo trồng lúa nước và cho năng suất ổn định. Ngoài các loại cây
trồng chủ yếu như lúa, ngô, sắn và các loại hoa màu. Tộc người Dao ở một số nơi
còn phát triển những cây có giá trị hàng hóa như trồng chuối, dứa, cây cao su,...
Một bài viết của tác giả Bùi Xuân Đinh biết rằng người Dao và người
Hmông ở các tỉnh thuộc các xã gần đường biên giới đều có quan hệ hợp tác sản
xuất với Trung Quốc. Đặc biệt là cây cao su cây có lợi nhuận cao hơn so với các
loại cây trồng khác nên người Dao đã tận dụng nương rẫy của mình để gieo trồng
các loại cây này rồi bán sang Trung Quốc cho thu nhập rất đáng kể. Việc người
Dao sống định canh, định cư giúp cho đời sống của đồng bào không còn khó khăn.
Họ không cần đi phá rừng làm rẫy mà vẫn có đủ ăn thậm chí là dư thừa lương thực.
Biến đổi nói trên góp phần làm cơ sở cho đồng bào phát triển các nghề khác như:
phát triển đặc sản Quế ở Yên Bái, phát triển chè ở Lai Châu hay trồng mía ở Hòa
Bình. Một số bộ phận người Dao sinh sống định cư ở phía Nam phát triển trồng
cây cao su, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước phát triển các loại
cây trồng như cà phê, hồ tiêu, cây điều,...ngoài ra họ còn có nghề trồng bông-dệt
vải đáp ứng được nhu cầu đời sống lẫn tin thần.
Dụng cụ trồng trọt chính của người Dao thường là dao, quắm và rìu ( phục
vụ cho việc phát nương), cây cuốc, liềm,....Ngày nay đất nước phát triển học còn
áp dụng các loại máy móc hiện đại như máy cày,... 22 .2.2. Chăn nuôi
Cũng giống như các tộc người khác tộc người Dao cũng có nghề chăn nuôi.
Ở các vùng lưng chừng núi họ thường nuôi trâu, bò lợn, gà và ở vùng cao thì họ nuôi ngựa, dê,...
Việc chăn nuôi các gia súc lớn như trâu, bò, ngựa nhằm làm sức kéo hay bán
để trang trải cuộc sống. Còn lợn hay các loại gia cầm như gà, vịt,...chủ yếu là làm
thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày hay các lễ vật trong các ngày lễ ,tết, cưới sinh,...
Hiện nay, khi đất nước đã chuyển cơ cấu sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa thì đồng bào Dao cũng có những sự thay đổi về mặt chăn
nuôi. Nếu như lúc trước người Dao theo lối sản xuất truyền thống tự cấp, tự túc thì
nay họ đã kết hợp chăn nuôi để bán lấy tiền. Chuyển đổi phương pháp chăn nuôi,
bỏ đi các phương pháp lạc hậu, không mang lại hiệu quả,...điều đặc biệt hơn là họ
đã biết đến vay vốn để phát triển chăn nuôi cải thiện đời sống.
Những năm gần lại đây đã xuất hiện những hộ gia đình người Dao ở Na
Hang chăn nuôi với quy mô nhỏ và vừa. Một số địa phương khác đã xuất hiện chăn
nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp và gần đây nhất khi nhắc về chăn nuôi thành
công không thể nào bỏ qua ông Nguyễn Văn Nam dân tộc Dao cư ngụ tại Yên
Bình. Người dân sở hữu một khu trang trại rộng gần 500m2 với 6 con lợn nái, 30
con lợn thịt mỗi năm xuất bán được trên 4 tấn thịt lợn hơi. Từ chăn nuôi lợn mỗi
năm cũng mang lại cho gia đình ông trên 100 triệu đồng. Có thấy nhờ việc tham
gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học về kỹ thuật chăn nuôi lợn do các cơ
quan chuyên môn tổ chức mà gia đình ông Nam từ một hộ nghèo đã vươn lên có
cuộc sống tốt đẹp hơn.Ông Bảo - Bí thư chi bộ thôn Khe Móc, xã Tân Hương,
huyện Yên Bình nói: “Khe Móc là thôn còn khó khăn của xã Tân Hương với trên
80% dân số là dân tộc Dao. Những năm qua, nhân dân trong thôn cũng đã thực 23
hiện có hiệu quả công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tiêu biểu nhất là
mô hình chăn nuôi và phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông Đặng Văn Nam
đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhiều hộ dân trong thôn cũng thường xuyên
đến để trao đổi, học tập kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế trên chính
mảnh đất quê hương”. Đó là một trong những minh chứng cho thấy ngành chăn
nuôi của người Dao ngày nay ngày càng phát triển. Trên thực tế có thể khảo sát
cho rằng ngoài việc chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn (gồm lợn rừng hay lợn lai kinh tế ở
Bắc Cạn) thì cộng đồng người Dao còn nuôi mật ong ở Lạng Sơn hoặc Bắc Giang,
nuôi nhím ở Quảng Bình và một số nơi còn nuôi cả ba ba.
.2.3. Thủ công nghiệp
Nghề thủ công nghiệp của đồng bào Dao ở đây rất đa dạng, như một bài viết
của tác giả Vi Văn An cho thấy người Dao ở Hà Giang có nghề rèn truyền thống.
Với dụng cụ rèn gồm đe bú, kìm, chạm chăt, bễ thổi vào lò nung cùng với các
nhiên liệu bằng than củi, sắt, thép,...họ đã làm ra các sản phẩm như: dao, cuốc,
thuổng, riều, lưỡi bào, đục,...sản phẩm mà người dân làm ra vừa gắn liền với sản
xuất điển hình là trồng trọt vừa giúp người dân có thêm thu nhập. Gia đình ông Lý
Ngọc Diên ở Tuyên Quang là một trong số ít hộ người Dao trong thôn còn gìn giữ
nghề rèn truyền thống, ông Diên chia sẻ: “Sự tỉ mỉ, khéo léo đều có thể được rèn
luyện qua quá trình làm nghề song yêu cầu đầu tiên và xuyên suốt của nghề rèn là
người thợ rèn phải có sức khỏe tốt. Người thợ cả và thợ phụ phải có sự phối hợp
nhịp nhàng, lực búa giáng xuống thanh thép phải đều nhau; độ mạnh yếu biến hóa
với từng phần của sản phẩm. Trước đây, lò rèn chỉ đỏ lửa vào dịp mùa xuân nhưng
nay hoạt động quanh năm, ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình còn bán tại các
chợ phiên trên địa bàn”. Ngoài ra nhiều nơi còn làm súng hỏa mai, súng kíp, đúc
những hạt đạn bằng gang. 24
Về đan lát: đây được xem là một trong những ngành truyền thống của người
Dao. Nguyên liệu chính dùng để đan là tre, nứa, mây, song, mai, vầu, trúc,...tùy
thuộc vào từng loại cây sẽ tạo ra các loại sản phẩm đồ dùng khác nhau. Các loại
sản phẩm phục vụ cho việc kiếm thức ăn, đánh bắt, làm bẫy chuột, giỏ đi nương
rẫy,...Hai đồ dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi với
các sản phẩm như Dậu, giỏ đựng hạt giống, che mồm trâu bò,...
Nhắc đến các nghề thủ công của người Dao không thể không nhắc đến nghề
nấu rượu đặc biệt là ở Bình Liêu và hầu như gia đình người Dao Thanh Phán nào
cũng biết nấu rượu. Nổi bật là món rượi ngô với nguyên liệu chính là những loại
ngô hạt mẩy đều, không bị mối mọt, được ngô nếp nương là tốt nhất, nước phải
thật tinh khiết và trong sạch và được nấu từ chõ gỗ, tốt nhất gỗ của cây xa mộc.
Với phương pháp nấu cách thủy ở dưới chõ đổ nước ở giữa đặc một lớp mình tre
hoặc trúc sau đó cho ngô đã lên men rắc đều lên trên lớp mành rồi đặt một chiếc
chảo to đựng nước lạnh lên trên miệng chõ (nước lạnh sẽ có tác dụng làm ngưng tụ rượu).
Thêu thùa, may vá là một nghề đặc biệt thể hiện trí tuệ sự khóe léo của
người phụ nữ Dao điển hình ở đây là người Dao Thanh Phán. Các họa tiết được họ
thêu lên vải thường không cố định Mà được truyền miệng, lưu trữ bằng trí nhớ.
Thời gian làm ra thành phẩm tùy thuộc vào độ khó của vật ví dụ như để hoàn thành
một đôi gấu quần thì cần ít nhất ba tháng thêu liên tục, với đôi vạt áo thì thời gian
ngắn hơn thông thường cần khoảng thời gian là hai tháng. Điều đặc biệt nghề thêu
của đồng bào dao sản phẩm cuối cùng không phải mặc vải đang thêu mà là mặt
ngược lại. Những bé gái khi lớn lên vẫn được các bà, các mẹ truyền dạy cho cách
thêu những hoa văn trên trang phục truyền thống. Họ quan niệm rằng nếu như
không biết tự thêu, không mặc trang phục dân tộc khi mất đi tổ tiên sẽ không nhận
và trở nên bơ vơ. Riêng nghề dệt vải thì hiện nay dần bị mai một đi, để dệt ra một 25
tấm vải tốn kém rất nhiều sức lực, thời gian nay kinh tế thị trường lại mang đến
cho họ sự tiện lợi tiết kiệm sức lực bởi vì chợ luôn sẵn có các loại vải, đồ mặc với
nhiều mẫu mã phong phú, giá thành lại hợp lý nên buộc họ phải thích ứng để tồn
tại phát triển trước sự chuyển hướng nền kinh tế của nước ta.
Nghề mộc của tộc người Dao đến nay vẫn tồn tại nhưng chỉ tiến hành theo
vụ hay phục vụ cho việc làm nhà cửa, làm chuồng trại cho gia súc, làm quan tài
cho người mất. Nghề bạc ( gồm thợ bạc, trảm bạc) sản xuất chủ yếu là những đồ
trang sức như vòng, cổ vòng chân, dây bạc, hộp đựng trầu,...
Nghề làm giấy bảng của người Dao Đỏ và Dao Tiền được dùng để chép sách
cuốn, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma một số
nơi người dân còn làm cả giấy đó.
Ngoài các ngành trên người Dao còn có các ngành khác như: làm trống,
hương cúng, làm ngói phục vụ cho đời sống cũng như góp phần làm gia tăng thu
nhập. Có thể nói các nghề thủ công của đồng bào Dao đã có từ lâu đời mang đậm
hương vị truyền thống. Nhưng có lẽ là do những biến đổi về cơ chế kinh tế buộc họ
phải thay đổi mới có thể thích ứng và thường thì họ sẽ chia theo hai xu hướng thay
đổi hoặc mai một hoặc thay đổi để thích ứng, phát triển.
.2.4. Một số ngành nghề khác
Thương mại và dịch vụ: chủ yếu là trao đổi và buôn bán.
Lúc trước việc buôn bán rất ít người thực hiện do người dân họ quan niệm
rằng: mua bán lẻ để kiếm tiền là làm ăn bất chính. Tuy vậy sau khi kinh tế được
cải cách thì đồng bào Dao đã tích cực tham gia buôn bán dưới nhiều hình thức
nhưng vẫn chỉ là nghề phụ so với ngành trồng trọt.
Cho đến gần đây đồng bào dao vẫn chủ yếu bán các loại hàng hóa mà tự
người dân làm ra như các sản phẩm từ nông nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi, 26
dược liệu. Họ đầu tư sản xuất phục vụ cho đời sống sinh hoạt và nâng cao chất
lượng cuộc sống có chi phí được lấy từ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm khác.
Tuy nhiên trên cơ sở tác động mạnh mẽ của cơ chế mới thì gần đây tộc
người Dao đã có những giao lưu hội nhập với các tộc láng giềng. Một số ít người
Dao đã tiến hành buôn bán tại nhà, tại chợ hoặc ở những nơi có đông người qua lại
thậm chí họ còn mang hàng đi bán rông. Trâu bò gầy vẫn được mua về vỗ béo rồi
đem đi bán lấy lãi. Hay nghề bán thuốc được xem là nghề khá phổ biến của người
Dao. Dược liệu chế tạo ra thuốc được tìm thấy ở trong rừng thường được chế tạo
dưới dạng băm nhỏ, phơi khô. Tầm hoạt động các bài thuốc của đồng bào Dao đã
lan rộng ra khắp các tỉnh ngoài như lá thuốc tắm của người Dao Đỏ ở Sa Pa.
Chị Lý Tá Mẩy là một trong số ít phụ nữ ở Tả Phìn kinh doanh dịch vụ tắm
thuốc người Dao đỏ. Mỗi tháng, chị đón hơn chục khách. Dẫn đầu đưa một đoàn
du khách đi rừng lấy lá thuốc và học cách sử dụng thảo dược, chị Lý Tá Mẩy vừa
đeo gùi lên vai vừa cầm con dao quắm, thoăn thoắt leo lên sườn núi lưng nhà mình
để lấy lá. "Có cây ở rừng, nhưng có cây phải trồng ở vườn kia", Lý Mán Mẩy chỉ
ra mảnh vườn rộng trước nhà, "không phải ai cũng biết nhặt cây thuốc đâu. Cả bản
có hơn chục người thôi", vừa hái lá chị vừa giới thiệu và trả lời du khách vanh
vách về công dụng từng loại cây.
Các cây thuốc, bài thuốc của người Dao đã chữa được bệnh nan y mà y học
hiện đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn hay chi phí quá mắc vượt ngoài khả năng của
người nghèo. Từ nghề thuốc của chị Lý Tá Mẫy nói riêng và nghề thuốc của đồng
bào Dao đã đóng góp không ít cho đời sống xã hội khi vừa có giá trị vật chất vừa có giá trị tinh thần. 27
Một số ngành nghề khác của tộc người Dao: lao động làm thuê, môi giới
buôn bán. Đặc biệt là người giao đi làm thuê làm công nhân ở các công ty xí
nghiệp hay đi xuất khẩu lao động,... CHƯƠNG 3 VĂN HÓA XÃ HỘI .1.
Tổ chức bộ máy buôn làng
Trưởng bản: Từ xưa đến nay, bản của người Dao vẫn vận hành theo phương
thức tự quản, theo truyền thống của dân tộc. Ở đó, hình thành bộ máy do người
đứng đầu gọi là chẩu thiêu hoặc tả dét lảng chiếu - người Dao Đỏ, giằng châu -
người Dao Áo Dài, mo chiêu - người Dao Thanh Phán, áy mo - người Dao Thanh
Y, lảng cố - người Dao Tiền. Chẩu thiêu, giằng cố, mo chiêu, áy mo, lảng cố đều
mang nghĩa chủ bản hay gốc bản.
Những người này giữ vai trò trụ cột, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của
bản. Trưởng bản trong bộ máy tự quản là do dân cử theo những tiêu chuẩn của tập
quán quy định. Họ là những người có uy tín, được quần chúng suy tôn bởi những
chuẩn mực như biết làm tổ chức kinh tế gia đình; hiểu biết những quy ước luật
tục, phong tục tập quán và lịch sử của bản; có khả năng ứng xử và giao tiếp; luôn
chăm lo, bảo vệ cuộc sống của dân bản. 28
Thầy cúng: Trong bộ máy tự quản truyền thống ở các bản người Dao tại các
tỉnh được nghiên cứu và nơi khác còn có thầy cúng chuyên cúng miếu bản(miểu
miến). Người này là nam giới đã được cấp sắc, biết cúng giỏi và được “thần miếu”
chấp thuận cho cúng các loại ma thờ ở miếu bản trong các dịp cúng hàng năm.
Theo tập quán của người Dao, người được chọn cúng miếu bản phải là
người thuộc dòng họ đầu tiên đến khai phá lập bản, hoặc người của dòng họ đông
nhất trong bản cũng có thể chấp nhận làm công việc này. Do đó, ở nhiều nơi nhân
vật này thường nằm trong bộ máy tự quản của bản, cũng có khi là trưởng bản.
Trưởng họ: Là người đứng đầu một họ, người này là con trai thứ nhất của
chi thứ nhất hay còn gọi là chi trưởng. Trưởng họ thường cha truyền con nối.
Trong trường hợp không có con trai nối dõi thì trưởng họ chỉ truyền lại trong nội
bộ chi trưởng, không truyền lại cho các chi dưới. Trưởng họ có trách nhiệm trông
nom nhà thờ họ nếu có, tổ chức các kì cúng lễ, chủ trì các nghi lễ lớn trong dòng họ.
Tóm lại, trưởng họ là những người có quyền uy lớn nhất trong dòng họ.
Trưởng họ thông thường phải am hiểu các quy định, các bài cúng của dòng họ
mình, hiểu biết thành thạo phong tục tập quán dân tộc mình, có tài ứng xử, giỏi lí
lẽ, giỏi về tổ chức và có kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất, có phẩm chất
tốt, biết quan tâm chăm sóc và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong dòng họ.
Trưởng họ còn còn có vai trò nhất định trong việc tham gia cùng những người
trong bộ máy quản lí bản giải quyết một số công việc liên quan đến dòng họ cũng như của bản.
Già bản: Là một trong những nhân vật có vị trí quan trọng trong bản người
Dao nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung. Già bản là người được kính nể trọng
vọng do sự cống hiến của họ cho bản, do phẩm chất, đạo đức, tư cách và là những
người nắm giữ kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn dân bản trồng trọt, bảo vệ mùa 29
màng, xem thời tiết, xem các ngày kiêng kị đối với việc đồng áng, động viên dân
bản làm cầu, đường, đắp suối, làm máng nước… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù, không giữ bất cứ một cương vị nào trong bộ máy của bản, nhưng
tiếng nói của già bản vẫn rất quan trọng. Già bản trong các bản Dao không chỉ là
chỗ dựa tinh thần cho dân bản mà còn là người nắm giữ chìa khóa của kho tàng
văn hóa dân tộc với những hiểu biết sâu sắc, quý báu được đúc kết qua nhiều thế
hệ, rất cần được giữ gìn, trao truyền cho các thế hệ sau.
Những nhân vật khác có uy tín: Là những người có tư cách đạo đức, có tri
thức, biết tính toán làm ăn, sẵn sàng giúp đỡ người khác, ý kiến của họ được dân
nghe, dân tin nên có ảnh hưởng khá sâu rộng trong cộng đồng làng, bản. .2. Dòng họ
Theo truyền thống, tộc người Dao ở nước ta có các họ như Bàn, Triệu, Đặng,
Lý, Chu, Sằm, Trần, Lôi, Phượng, Dương, Trịnh, Phùng, Hoàng, Trương…trong
đó đông đảo nhất là các họ Bàn, Đặng, Lý. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả
riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau. .3. Hôn nhân
Hôn nhân là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống của đồng bào
Dao.Tuy nhiên do có địa bàn cư trú khác nhau và sự phân chia thành các nhánh
dân tộc khác nhau, nên mỗi nhánh dân tộc Dao (Người Dao Đỏ, hay người Dao
Trắng…) sẽ có các nghi lễ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì họ đều theo mô típ sau: 30
Độ tuổi kết hôn: Thời gian trước đây, các cô bé và cậu bé người Dao khi đến
tuổi 12-13 thì cha mẹ đã lo việc tìm vợ hoặc gả chồng cho con mình. Nhưng ngày
nay, các chàng trai và cô gái người Dao cũng không kết hôn quá sớm.
Nguyên tắc hôn nhân: Dân tộc Dao thực hiện theo nguyên tắc ngoại hôn
dòng tộc. Người Dao không chấp nhận hai người cùng họ lấy nhau, cho đến nay
chưa thấy có gia đình người Dao nào mà hai vợ chồng cùng họ. Và họ cũng
không chấp nhận hai anh em trai của ghia đình họ này lấy hai chị em gái của gia
đình họ kia. Người Dao cũng thực hiện nguyên tắc một vợ một chồng, sau hôn lễ cư trú bên nhà chồng.
Nam nữ dân tộc Dao thường chủ động trong việc tìm bạn đời cho riêng
mình. Trai gái người Dao thường tận dụng các dịp như đi chợ, đi lễ hội, đi chơi
làng bạn bè, làng họ hàng,... để làm quen nhau. Khi đôi trai gái có tình ý với
nhau, chàng trai sẽ tặng cho cô gái một vật kỉ niệm như khăn mùi xoa, nhẫn hoặc
vài đồng tiền và lúc này cô gái cũng tặng lại cho chàng trai vật kỉ niệm vòng tay, nhẫn, đèn pin,…
Nam nữ thanh niên Dao cũng không quá khắt khe trong quan hệ tiền hôn
nhân. Tuy nhiên đôi trai gái sẽ phải lấy nhau nếu để có bầu. Trường hợp có bầu
mà không lấy nhau, người con trai sẽ phải chịu phạt, bồi thường danh dự cho
người con gái khoảng 5 đồng bạc trắng. Và sau này nếu cô gái được người con
trai nào đó lấy làm vợ thì tiền thách cưới sẽ được giảm đi 5 đồng bạc trắng.
Ở người Dao để tiến tới hôn nhân thường có bốn bước: bước thứ nhất nhà
trai đến nhà gái xin số mệnh để so tuổi cô gái với tuổi chàng trai → bước thứ hai
nhà trai sang nhà gái báo tin kết quả so tuổi. Nếu so tuổi thuận và nhà gái ưng
thuận thì xin thách cưới và viết hôn thư → bước thứ ba nhà trai đưa cho nhà gái
một nửa sổ tiền mặt và các đồ sính lễ khác → bước thứ tư là tổ chức lễ cưới. 31 .4. Gia đình
.4.1. Cấu trúc gia đình
Gia đình người Dao là gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ, người đàn ông làm
chủ gia đình. Mỗi gia đình nhỏ bao gồm một cặp vợ chồng, các con chưa lập gia
đình cùng với ông bà. Bên cạnh đó, cũng có loại gia đình nhỏ gồm hai cặp vợ
chồng hoặc gia đình gồm bố mẹ và cặp vợ chồng con gái ( nếu chồng cô gái ở rể).
Mặc dù, cấu trúc gia đình người Dao hiện nay có nhiều biến đổi, tuy nhiên
vẫn bắt gặp nhiều dấu hiệu của một gia đình đa hệ:“Một gia đình có 4 thé hệ với
3 cặp vợ chồng cùng sinh sống dưới một mái nhà, có cơ sở kinh tế chung và tiêu
dùng chung ”. Hiện nay, vẫn còn một số ngôi nhà rộng dài, được chia làm nhiều
ngăn, để làm buồng ngủ cho ông bà, cha mẹ, con trai, con gái,...
Cơ cấu gia đình người Dao nước ta hiện nay tuy đã giảm dần về số lượng
thành viên nhưng vẫn ở mức khá quy mô: ”Gia đình người Dao thường có quy
mô lớn, số hộ có từ 8 người trở lên chiếm 26%, từ 5-7 người chiếm 47%, quy mô
gia đình lớn là gánh nặng đối với người phụ nữ trong cuộc sống…”. Từ năm 1986
đến nay, dưới sự tác động của cơ chế thị trường và sự biến đổi của các giá trị văn
hóa, gia đình người Dao ở nước ta đã và đang chuyển đổi theo xu hướng từ quy
mô lớn, đông người sang quy mô nhỏ, ít người.
.4.2. Cơ cấu trong gia đình
“ Ở gia đình, những nét đẹp trong quan hệ giữa các thành viên thế hiện ở
tính dân chủ, bình đẳng, thương yêu lẫn nhau, không kể con đẻ hay con nuôi vẫn
còn là nét nổi bật. Mọi người trong gia đình luôn nghe lời nhau, sinh hoạt nề nếp,
nhìn nhau mà làm để có thành quả lao động xứng đáng…”
Giống như nhiều dân tộc khác, sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ người Dao
luôn mong muốn sinh được con trai. Bởi họ quan niệm người con trai vừa là chủ,
vừa là người đóng vai trò chủ đạo trong các công việc gia đình hay những vấn đề 32
liên quan đến dòng họ, với người bên ngoài. Tuy nhiên tư tưởng này hiện nay
không còn khắt khe nữa, bởi hiện nay họ đã có tập quán lấy rể đời cho con gái và
nhận con nuôi. Có thể với tập quán này không chỉ thể hiện mối quan hệ khá đặc
biệt ( quan hệ giữa con nuôi và con đẻ, con trai và con rể đời…) mà còn đảm bảo
giữ được tính bền vững trong sự phát triển của mỗi dòng họ người Dao khi gia
đình không sinh được con trai. Đây là nét đặc trưng không mang tính sinh lý mà mang tính xã hội.
Theo tập quán của người Dao quan hệ trong gia đình tuy phụ quyền là hình
thái đặc trưng, người đàn ông có vai trò quyết định trong mọi tình huống. Song,
đối với công việc hệ trọng như nhà nước, cưới xin, cấp sắc cho con trai… đều có
sự bàn bạc của các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Trong điều kiện kinh tế và
hội nhập hiện nay, người đàn ông lại càng quan trọng hơn đến sự bàn bạc và
thống nhất giữa vợ và các thành viên khác trong gia đình. Mối quan hệ giữa bố
chồng - con dâu, mẹ vợ - con rể trong gia đình hiện nay đã được rộng mở hơn. “
Con dâu - bố chồng, anh chồng đã có thể ngồi ăn cùng mâm” “ con cái được giáo
dục phép tắc ứng xử kính trọng người trên, hiếu khách. Trẻ con ít khi bị đánh, con
nuôi được đối xử như con đẻ.”
.5. Phong tục tập quán chu kì trong đời người .5.1. Cưới xin
Dân tộc Dao là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy chiếm số
lượng dân số ít, nhưng lễ cưới của người Dao lại mang nhiều nét đặc sắc độc đáo.
Trước kia người Dao thực hiện nghi thức cưới hỏi khá cầu kì, gồm 5 bước: Nghi
thức hỏi tuổi, thách cưới - hẹn ngày đặt trầu, lễ đặt trầu, lễ cưới và tổ chức lễ lại
mặt. Ngày nay, dù lễ cưới đã được làm đơn giản hóa nhưng những nét đặc trưng
vẫn còn được lưu giữ lại. 33
Về nghi thức hỏi tuổi, dù cha mẹ sắp đặt hôn nhân, hay các cặp đôi tự tìm
hiểu, yếu thương nhau rồi đi đến quyết định hôn nhân thì bao giờ cũng phải nhờ
thầy xem tuổi. Khi hợp tuổi sẽ tiến tới chọn ngày để tổ chức lễ cưới.
Về lễ thách cưới, tùy theo từng nhóm địa phương sẽ có những lễ vật thách
cưới khác nhau. Chẳng hạn, ở người Dao Quần Trắng, đồ lễ gồm một đôi gà
thiến, một con lợn 30kg, 10 lít rượu, một đồng bạc trắng và 50.000 đồng tiền mặt
sang nhà gái và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Ở người Dao Đỏ,
thường thách cưới từ 6-30 đồng bạc trắng, 1-5 xách rượu, 60-100kg lợn, gạo tẻ,
gạo nếp, một đôi gà trống, mái, bộ trang phục cô dâu đầy đủ theo truyền thống.
Không chỉ riêng Dao Quần Trắng hay Dao Đỏ mà ở những nhóm địa phương
khác, lễ vật thách cưới của họ cũng nhiều và phong phú như thế bởi dưới thời
phong kiến, chuyên trăm năm của đôi trai gái người Dao nhiều khi trở thành
những cuộc gả- bán con cái. Bở thế, đến ngày nay, dân tộc Dao ít nhiều vẫn còn
còn chịu ảnh hưởng của quan niệm đó.
Lễ cưới: Nhìn chung khi tổ chức lễ cưới ở người Dao đều sẽ tổ chức theo
các bước của một lễ cưới truyền thống. Nghi lễ đón dâu xưa nay vẫn vậy, người
Dao quan niệm “đi lẻ về chẵn” bởi thế khi nhà trai đón dâu, thường đi lẻ 7 hoặc 9
người để kh đi về tính cả cô dâu và người đưa dâu bên nhà gái số người về là
chẵn. Sau khi rước dâu về nhà trai, sẽ tiến hành các nghi lễ truyền thống dưới sự
chứng kiến của họ hàng hai bên và của những người đến tham dự. Tuy nhiên,
trong các nhóm địa phương lại có những nét đặc sắc riêng biệt.
+ Cách thức nhất: Ở nhóm địa phương Dao Đỏ hay Dao Lù Gang, Lù Đạng,
khi tổ chức lễ cưới nhà trai không phải đến nhà gái đón dâu mà cô dâu được cha
mẹ, anh chị em họ hàng đưa đến nhà trai. Trên đường sang nhà trai đoàn đưa dâu
kiêng không được đi dưới máng nước mà phải bước qua, nếu không bước qua
được thì phải tháo máng nước bởi họ quan niệm đi dưới máng nước sau này sẽ
gặp hạn, làm ăn không may mắn. Từ nhà mình đến gần nhà chồng, cô dâu sẽ 34
dừng chân để thay quần áo, mặc áo cưới, đội mũ cưới. Sau khi đón dâu giữa
đường, đoàn nhà trai dẫn đoàn đưa dâu về nhà trai. Đến trước cửa nhà, cô dâu sẽ
đứng trước cửa chính để thầy cúng làm lễ giải hạn. Thầy cúng sau khi cúng sẽ
chặt đứt cổ con gà sống đã chuẩn bị trước đó và quăng đi thật xa với ngụ ý tất cả
các loại hạn của cô dâu đã bị xua đuổi đi theo con gà. Chỉ khi nào con gà sống lại
thì bạn của cô dâu mới quay lại. Trong đám cưới của người Dao có tục thổi kèn,
tục này thể hiện sự long trọng, vui tươi trong đám cưới. Người ta thổi nhiều bài
với nhiều nội dung khác nhau như bài đón nhà gái và vòng đan kết thông gia, bài
mừng lễ gia tiên, bài mời cơm, bài đưa tiễn dâu. Lễ lại mặt các cô dâu, chú rể
được thực hiện sau 3 - 7 ngày.
+ Cách thứ hai: Trước khi làm lễ cưới, người con trai phải qua bước trẩu
công ( làm công tại nhà gái). Tục này chỉ có ở người Dao Tiền, khi người con trai
vừa ý với người con gái sẽ nhờ người đánh tiếng và xin lá số để so tuổi. Nếu nhà
gái đồng ý và so tuổi không có vấn đề gì, nhà trai sẽ xin cho con trai đến làm
công. Thời gian làm công từ 3 - 4 ngày sau đó sẽ trở về nhà mình. Khoảng 1 - 2
tháng sau, người con trai đến nhà cô gái để làm công. Lần này anh ta được phép
chung chăn gối với cô gái - vợ tương lai. Sau vài ngày làm việc người con trai sẽ
trở về nhà. Sau lần này, anh ta có thể được nhà gái cho phép làm lễ cưới hoặc yêu
cầu tiếp tục làm công thêm một thời gian nữa. Cho phép cưới hay chưa cho phép
cưới là quyền của bố mẹ cô gái trên cơ sở đánh giá nhân cách chàng trai. Nếu
nhiều lần đi làm công mà chưa cưới được vợ, nhưng vẫn có thể có con. Trường
hợp như vậy, chàng trai sẽ ra về tay không, con để lại cho vợ, chàng trai tiếp tục
tìm chỗ để “làm công”. Lễ cưới của người Dao Tiền được tổ chức nghiêm túc,
mời bà con họ hàng đến dự đông đủ. Lễ vật sẽ được đem qua nhà gái sẽ được
chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu. Nếu trường hợp gia đình chưa chuẩn bị đủ lễ vật có
thể “cưới tạm”. Cưới tạm chỉ cần 1 con lợn và thịt ướp chua. Đôi vợ chồng nào 35
cưới tạm rồi đến khi con gái đi lấy chồng mà vẫn chưa cưới chính thức thì phải
mổ một con lợn cúng tổ tiên và mời bà con đến dự xin giá.
Lễ lại mặt: Cuối cùng, khoảng một tuần sau đám cưới, khi chọn được ngày
tốt, chú rể cùng đại diện nhà trai sẽ sang nhà cô dâu để tổ chức lễ lại mặt. Nghi lễ
này có ý nghĩa là chú rể thể hiện sự tôn kính chào hỏi bề trên, ra mắt nhà vợ. Do
đó, những người đến dự lễ này chỉ có anh em ruột thịt của hai bên gia đình dòng
họ, để chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới, tạo không khí vui vẻ, gần gũi
và gắn kết giữa hai bên gia đình. .5.2. Sanh đẻ
Người Dao đẻ ở nhà buông ngủ của mẹ, đẻ ngồi, tay bám vào sợi dây buộc
từ trên đòn tay nhà thả xuống. Người đỡ đẻ phải là mẹ chồng hoặc là chồng. Đứa
trẻ lọt lòng, chờ khi nào cất tiếng khóc mới bế lên và tắm rửa bằng nước nóng.
Chờ lâu mà đứa bé chưa khóc, người ta dựng sách cúng quạt vào mặt nó, tin rằng
làm như vậy đứa bé sẽ khóc. Những đứa trẻ dùng sách quạt thường được đặt tên
là Slâu (sách). Sản phụ không kiêng khem quá khổ, mà thường ăn cơm nếp với
thịt gà hoặc chân giò với thuốc bổ (thuốc nam). Nhà có người đẻ, trước nhà cắm
cành lá xanh hoặc hoa chuối rừng làm dấu hiệu kiêng cử.
.5.3. Tục cấp sắc
Tục cấp sắc ( lập tịch) là một tục lệ rất phổ biến của người Dao. Tất cả đàn
ông đều phải trải qua lệ này mới được công nhận sự trưởng thành. Trong lễ cấp
sắc, người thụ lễ được thầy cúng cấp cho một bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với
nội dung nói về lai lịch người thụ lễ, nguyên do thị lễ và các điều khuyên răn. Tục
cấp sắc có thể được thực hiện trước hoặc sau khi lấy vợ tùy theo quan niệm của
từng nhóm Dao sắc. Tên lập tịch có nghĩa là làm trong sạch, bởi khi làm lễ, người
ta sẽ thắp đèn đặt lên vai, trên đầu người thụ lễ, với quan niệm ánh sáng sẽ xua
đuổi, làm tiêu tan mọi chất bẩn và tội lỗi trong người. 36
Cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn 7 đèn cao nhất là 12 đèn. Sau khi thụ lễ cấp sắc,
trở về với đời thường, người được cấp sắc được cộng đồng người Dao tôn trọng,
do quan niệm rằng, qua cấp sắc con người mới có tâm, có đạo đức biết phân biệt
phải trái, còn về đời sống tâm linh, sau khi thụ lễ người cấp sắc sẽ được cấp tên
âm, để khi chết về với tổ tiên mới được nhận là con cháu Bàn Vương và cho tiễn
linh hồn về Dương Châu ( Trung Quốc). 3.5.4. Tang ma
Người Dao quan niệm vạn vật đều có linh hồn, con người gồm 2 phần: Thể
xác và linh hồn. Đồng bào Dao tin rằng con người khi chết, sang thế giới bên kia
cũng sẽ sinh hoạt ăn, ở, mặc như người sống, nên nếu không lo ma chay chu đáo sẽ
bị người chết về quấy rối, làm con cháu ốm đau. Khi gia đình có người chết( người
đã cấp sắc) chủ nhà ra sân bắn chỉ thiên ba phát súng để báo cho Ngọc Hoàng biết.
Nếu người chết là người đứng đầu làng thì người ta phải chọc thủng nóc nhà và
gương đặt ngay tại lỗ thủng đó rồi mới bắn súng. Họ báo cho dân làng đồng thời tổ
chức lễ tắm rửa bằng nước lá, cắt tóc, thay quần áo, quấn khăn rồi đem đặt dưới
bàn thờ. Khi gia đình có người chết, mọi người không được khóc ngay. Tang chủ
phải đeo dao và buộc dây ngang thắt lưng, đem theo hai gói muối, một chai rượu
và vàng hương đến đặt trước nhà thầy Tào và lạy ba lạy. Thầy Tào nhận lễ và đem
lại đặt trên bàn thờ Tam thanh làm lễ cúng, sau đó tang chủ mời và mời thầy đến
“cầm đầu ma”. Trước khi khâm liệm, họ vệ sinh sạch sẽ, quan tài và cho vào quan
tài tro bếp, lót giấy đỏ, rồi rắc thóc ngô và để quần áo người chết vào. Khi khâm
liệm xong, người ta dán giấy xanh, giấy tím và giấy đen có vẽ hình mặt trời, mặt
trăng vào quan tài. Lễ cúng gồm lợn, gà, vài trắng, rượu, gạo, giấy rơm, lương.
Trong khi thầy cúng hành lễ các con cái phải ngồi xổm, con gái và con dâu phải để
xõa tóc chứ không được vấn đầu hay đội khăn. Khi khâm liệm, người Dao rất
kiêng giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong gia đình. 37
Vì như vậy hồn người chết sẽ bắt hồn người sống cùng đi. Nếu không nhớ giờ sinh thì phải tránh mặt.
Ngày nay, dân tộc Dao theo tục thổ táng, nhưng trước đây, có lẽ các nhóm
Dao đều có tục hỏa táng, nay chỉ còn tục hỏa táng ở người Dao Áo Dài và Dao
Quần Trắng. Trước khi khiêng người chết ra khỏi cửa, gia đình làm lễ chia của cho
người chết mang theo. Khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, chân ra trước đầu ra sau,
khiêng thẳng đến nơi chôn cất và không ngừng nghỉ. Trước khi hạ huyệt thầy cúng
đứng phía đầu người chết gọi hồn những người đưa ma lại, không cho đi theo qua
thế giới bên kia. Thông thường người Dao khi chôn người chết chân người chết
hướng về phía núi là đẹp quay ra sông suối là không tốt, ngoài ra người còn tính
đến sinh khắc giữa tuổi người chết và hướng sau khi chôn cất, những người đưa ma
đi thẳng về nhà tang chủ không ngoái lại đằng sau vì sợ hồn mình theo ma đi mất.
Về nhà, người ta đốt giấy trình báo tổ tiên về việc đã chôn cất người chết. Ba ngày
sau đó, gia đình lại mời thầy về lập bàn thờ cho người chết ở bên trái, thấp hơn bàn
thờ tổ tiên. Muốn người chết chính thức nhập về với tổ tiên, người ta phải làm ma
khô hay còn gọi là ma chay. Việc làm chay sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện
mỗi gia đình. Nếu chuẩn bị đủ thực phẩm, người ta thường tổ chức làm chay trong
3 ngày 3 đêm và mời nhiều thầy cúng về để làm các thủ tục ma chay mời bà con
anh em, họ hàng, bà con đến chứng kiến. CHƯƠNG 4 VĂN HÓA VẬT THỂ .1. Buôn làng
Các nhóm dân tộc Dao thường sống thành các bản phân tán, là những cộng
đồng nhỏ cách nhau hàng km. Người Dao làm nương rẫy thường sống thành bản 38
tập trung, số nóc trung bình chỉ từ 5 đến 7 nóc nhà. Các xóm tạm bợ kết hợp nhà
ngẫu nhiên; chúng thay đổi thường xuyên. Hầu hết các xóm là nơi sinh sống của
người Dao, họ luân chuyển giữa các vùng khác nhau. Điều này cho phép họ
sống cạnh nhau mà không có xung đột.
Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa mới của thôn còn nhiều
thách thức. Một ngôi nhà mới cần nước gần đó; một con suối hoặc sườn đồi là
những địa điểm tối ưu cho một ngôi làng. Những người định cư tập trung tại các
ngôi làng trên sườn đồi do gần suối và nguồn nước. Tuy nhiên, những địa điểm
tiềm năng nông nghiệp. Ngoài ra, gia súc không dễ nuôi ở những khu vực này. .2. Nhà cửa
Bước đầu tiên trong quá trình làm nhà là chọn vị làm nhà là đất và kế tiếp là
hướng nhà “Tạo dựng nơi ăn chốn ở bao giờ cũng là nhu cầu quan trọng nhất
trong đời sống xã hội” .Cũng như nhiều dân tộc ở nước ta, đối với dân tộc Dao,
nhà ở là vấn đề quan trọng trong cả đời sống vật chất và tinh thần.Đối với đồng
bào người Dao cho rằng hướng tác động đến vận mệnh các thành viên trong gia
đình, việc làm nhà phụ thuộc vào mệnh của gia chủ ( hệ can chi ).
Trong quan niệm của đồng bào Dao họ cho rằng chủ nhà là cha, là chồng là
người đàng ông trong gia đình, để chọn được một hướng xây nhà tốt họ phải mời
người già xem giúp hoặc mời thấy cúng quyết định xây nhà tốt.Nguyên tắc quan
trọng nhất để chọn được hướng nhà là lưng tựa núi, mặt hướng đường, không được quay mặt vào núi.
Sau khi chọn được hướng nhà tốt, tiếp là bước chọn đất, người ta tiến hành
thử xem chỗ đất ấy có cho phép con người sinh sống hay không Cách thử phổ
biến nhất là người ta khoanh một chỗ đất đường kính khoảng 20cm (bằng miệng
cái bát tô to) làm sạch, nén chặt rồi để trên đó những hạt gạo nếp chỉ bóc phần vỏ
trấu, đặt thành 3 hàng đại diện cho tổ tiên hàng trên cùng, mọi người trong gia
đình hàng thứ 2 và hàng thứ 3 đại diện cho tài sản, gia súc, gia cầm (nhưng với 39
người Dao Quần Trắng họ đặt thành 3 nhúm gạo nếp chứ không phải là hạt
gạo),sau đó lấy bát úp kín, sáng hôm sau kiểm tra thấy gạo vẫn được để nguyên
theo hàng lối đã xếp, không có kiến tha, không có con vật nào đến ăn là điềm
tốt cho phép dựng nhà và sống được ở chỗ đó. Nhưng đến hôm thử đất gia đình
phải chú ý xem mộng và đoán mộng. Nếu nằm mơ thấy người vác cuốc xẻng, cây
to đổ chắn ngang đường, nhện sa xuống người hoặc thấy hổ, báo nằm ở chỗ đất
thử thì phải bỏ chỗ đất đó mặc dù gạo đặt trong chỗ úp bát vẫn nguyên vẹn.
Việc làm chọn là bước quan trọng và bắt buộc, nếu không chọn đất phù thì
người sinh sống trong nhà sẽ gặp vận xui, bệnh tất, làm ăn thất bại...Trường hợp
dựng nhà trên nền cũ thì không phải trải qua các bước chọn đất, chọn hướng
nhà và thử đất, mà chỉ cần đào và san lại nền cho phù hợp với yêu cầu và quy mô,
cấu trúc của ngôi nhà mới.
Sau khi đã làm các bước chọn hướng nhà, chọn đất và thử đất. Trước khi
chọn đất làm nhà, người Dao đã chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu cần thiết như gỗ, tre
nứa....chuẩn bị nguyên liệu cũng phải tuân theo những nguyên tắc là Khi tre, gỗ,
nứa còn nhiều, người Dao chỉ chọn những cây gỗ tốt để làm nhà, kiêng lấy những
cây gẫy ngọn, cây bị sét đánh, những cây đã đổ, hoặc những cây có nhiều dây leo.
Đồng bào Dao cho rằng những cây này đã được thần ma sử dụng, hoặc làm hỏng
nếu đem về dựng nhà sẽ đem lại tai họa đau ốm cho con cháu trong gia đình.
Khi chặt cây làm nhà đối với những cây dùng làm các bộ phận của khung
nhà như cột, kèo, xà nhà... thì phải chặt vào cuối mùa thu vào những ngày đầu
tháng hoặc cuối tháng âm lịch, tránh chặt cây vào những ngày có nhiều ánh trăng
sáng, đồng bào Dao cho rằng vào thời gian ấy sẽ tránh được mọt, gỗ không bị nẻ,
dễ khô và dùng được lâu năm hơn. Người Dao con cho rằng ngày đi chặt cây làm
nhà phải được chọn kĩ, trong bữa cơm mời anh em đến giúp nhất thiết phải làm lễ
khấn báo tổ tiên để tổ tiên phù hộ và giúp đỡ. 40
Tiếp theo là bước dựng nhà, nhà được dựng khi đã chọn được ngày, giờ,
tháng, năm vào nhà mới. Ngày dựng nhà phụ thường thuộc vào tuổi của chủ
nhà, việc dựng nhà cũng có điều kiêng như: Không trùng với ngày mất của ông
bà, cha mẹ, không trùng với ngày sấm đầu năm... Đồng bào còn kiêng không
dựng nhà vào tháng 3 và tháng 6 âm lịch (dòng họ Bàn của người Dao Coóc
Mùn) lại kiêng làm nhà vào năm Dần, năm Ngọ, tháng Dần, tháng Ngọ), đồng
bào cho rằng đó là những tháng chỉ dựng nhà cho người chết như tảo mộ, cúng
tiền vàng để tổ tiên sửa nhà nên không dựng nhà cho người sống. Chọn ngày vào
nhà mới, đồng bào xem đó là một vô cùng quan trọng nên họ chọn rất cẩn thận, vì
theo đồng bào có ngày xấu, nếu dựng nhà vào ngày đó thì nhà dựng lên sẽ không
có người ở, chỉ có cỏ mọc ở trong nhà.
Vấn đề khó khăn hiện nay bảo tồn các ngôi nhà truyền thông của đồng bào
nơi đây, Nhìn bề ngoài, kiến trúc ngôi nhà trình tường rất đơn gian nhưng khi làm
thì lại hết sức công phu, tốn nhiều thời gian. Vào khoảng những năm 50, 60 của
thế kỷ trước, việc làm nhà trình tường gần như hoàn toàn thủ công bằng sức
người do giao thông, phương tiện, kỹ thuật còn khó khăn, lạc hậu. Đáng nói là
nhiều ngôi nhà còn khá tốt, vững chãi, tường đất có nơi đã bong sơn, lên màu nâu
đen bóng, sờ mát lạnh và rắn như xi măng. Những ngôi nhà này thì ấm đông, mát
hè, rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, những năm gần đây, người dân có xu hướng xây dựng những
ngôi nhà cấp bốn bằng gạch đá. Ưu điểm của những ngôi nhà làm từ gạch đá là
quá trình thi công nhanh hơn, hiện đại hơn. Vì vậy, những ngôi nhà trình tường cổ
đang dần bị mai một. Biện pháp để bảo tồn là các cấp chính quyền nên xây dựng
những khu nhà truyền thống linh hoạt, phục vào nhiều mục đích khác nhau như
du lịch, ăn, ở...vừa giúp đồng bào tu sữa nhà cửa và giữ lại được những ngôi
những ngôi nhà truyền thông của đồng bào dân tộc Dao.
4.3. Trang phục 41
Trên mãnh đất hình chữ S mang tên Việt Nam, có 54 dân tộc anh em đang
cùng sinh sống, thành những cộng đồng đầm đạ bản sắc. một có sắc thái riêng với
những giá trị độc đáo cả về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống đóng góp
vào kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú của cả nước. Một trong những nét văn
hóa đầy thu hút của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam chính là sự đa dạng và đặc
sắc của trang phục truyền thống của từng dân tộc, trong đó có trang phục của dân
tộc Dao đỏ.Vẻ đẹp rực rỡ trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao đỏ luôn là hình ảnh
ấn tượng, khó quên với người đối diện.
Trang phục là một nét đặc trưng để phân biệt người Dao Đỏ với các dân tộc
khác. Bằng sự tinh tế, người Dao Đỏ đã tạo ra những nét đặc trưng riêng trong
cách bài trí trang phục. Những người phục nữ người Dao khi từ rất bé tầm khoảng
độ tuổi lên chín lên mười đều được truyền dạy việc thêu thùa, may vá để làm
những bộ trang phục đẹp cho riêng mình. Trang phục truyền thống của phụ nữ
Dao đỏ bao gồm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi
kèm.Mỗi trang phục có 5 màu cơ bản: đỏ, xanh, trắng, vàng, đen, trong đó chủ
yếu là màu đỏ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc,
may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Trang phục truyền
thống của phụ nữ Dao đỏ được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt
với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ và trắng. Trang phục của nam người Dao đỏ đơn
giản hơn, chỉ có khăn đội đầu, áo ngắn và quần.
Người Dao Tiền là dân tộc có nền văn hóa đặc sắc riêng biệt, trang phục của
họ rất cầu kì tinh tế nhưng lại rất phù hợp tập quán lao động sản xuất. Khác với
người Dao đỏ hoạ tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ thì người Dao Tiền
màu sắc chủ đạo trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế nhưng nhã
nhặn, hài hoà. Trang phục của người Dao Tiền đặc sắc, nổi bật là nhờ nghệ thuật
trang trí và kĩ thuật nhuộm chàm. Nghệ thuật trang trí và kĩ thuật nhuộm là hai
yếu tố cơ bản để làm nên một bộ trang phục đẹp. Công đoạn làm vải như sau, cây 42
bông sau khi mang về nhà thì đun qua nước sôi, ngâm vào nước lạnh rồi vớt ra
đùm thành con. Hiện nay, người Dao Tiền cũng bắt đầu kết hợp trang phục dân
tộc dân tộc với quần áo hiện đại để tiện hơn trong việc sinh hoạt, sản xuất thường ngày.
Những ngày thường, nam giới mặc áo gụ hoặc quần áo nâu, quần bổ đũng,
áo bà ba, hai túi, có thể cắt theo kích thước vải mét hoặc vải vuông. Vào dịp lễ
quan trọng, nam giới mặc áo chàm, đầu đội khăn đen hoặc mũ nồi.Điều đặc biệt
là nghệ thuật trang trí không cầu kỳ, trang phục nam giới đơn giản hơn chỉ có áo
trùng dài chấm đất màu đen, có viền cạp áo bằng vải đỏ to bằng thắt lưng, thắt
lưng áo dài 2m, hai đầu thắt lưng có treo các loại đỏ, trắng, tím, đen mỗi thứ đan
thành hình giống những con sâu to, nhiều màu sắc.
Người Dao là một trong những dân tộc gìn giữ được bản sắc dân tộc, với các
đặc trưng văn hóa từ tiếng nói, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca đến trang
phục truyền thống. Với người Dao Quần chẹt, thì trang phục là thước đo cho nét
đẹp văn hóa có già trị thẩm mĩ đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo phong phú trong nghệ thuật.
Trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt đặc sắc từ quần, áo, yếm,
khăn, mũ... Lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn
thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức hết sức cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một
khối thống nhất không thể tách rời. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ
nữ Dao Quần chẹt phải trãi qua rất nhiều công đoạn hết sức công phu và tỉ mỉ, có
khi mất cả thời tháng trời để hoàn thành được một công đoạn. Trên chiếc áo của
người Dao Quần chẹt họ thêu rất nhiều họa tiếc, hoa văn bằng những đường chỉ
màu rực rỡ tượng trưng cho mặt trời, cây cỏ, hoa lá, nguồn nước với mong muốn
mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chiếc
quần dài thân thường rộng, độ giãn lớn, ống quần hẹp là nét đặc trưng riêng biệt
của người Dao Quần chẹt. Khăn đội đầu có hai loại là khăn thêu và không thêu. 43
Bộ xà tích gồm: Dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như
chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên
trì, đồng thời thể hiện vai trò, địa vị của người mặc trong cộng đồng.
Trang phục truyền thống nam giới của người Dao Quần chẹt rất đơn giản
gồm có Áo cánh ngắn cài cúc, cổ đứng để mặc ngoài và một chiếc quần dài, khăn vấn đầu
Trang phục là một trong những yếu của văn hóa, tạo nên bản sắc của tộc
người Dao Lô Gang. Phục nữ Dao Lo Gang mặc áo dài bốn thân bổ tà trước
ngực, bến trong họ có yếm, họ thêu kèm theo hoa văn, kèm theo những ngôi sao
làm từ bạc và trang thêm bằng cách đính hạt cườm kèm với thắt lưng trắng thêu
nhiều hoa văn đen với các hình thù như cành cây, đầu đội mũ hình mái nhà, quấn
quanh mũ bằng dây hạt cườm đủ màu sắc.
Trang phục phụ nữ của người Dao Thanh Y thường gồm có mũ, khăn đội
đầu, áo dài, yếm, dây lưng, quần dài, quần ngắn và xà cạp: Mũ Phụ nữ Dao Thanh
Y để tóc dài, rẽ ngôi giữa, vấn tóc xung quanh đầu rồi đội một cái mũ hình chóp
cụt trông giống như một cái đấu nhỏ. Ngôi sao này được chạm khắc khá công
phu. Tâm của ngôi sao là một núm lồi giống như núm vú. Đối với người Dao
Thanh Y họ xem khăn đội đầu là điểm nhân quan trọng trong bộ trang phục của
họ. Khăn vuông bằng vải trắng (một vuông vải) . Quần của người phục nữ Dao
Thanh Y được thêu ở đoạn cuối ống giống với phần thêu trên áo để tạo ra một bộ
trang phục mang vẻ đẹp thẩm mỹ và rất tinh tế. Kiểu quần thường mặc là quần
chân què, chỉ dài tới ngang đùi, ống hơi hẹp, dưới gấu không thêu, đũng rộng có
thể cử động linh họat giúp người mặc thoải mái trong nhiều tư thế lao động và các hoạt động sản xuất.
Trang phục truyền thống nam của người Dao Thanh Y họ thường mặc những
chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực và thường cài 5 cúc. Quần rất rộng
đũng, có thể cử động trong mọi tư thế lao động và hoạt động sản xuất. Họ có hai 44
loại áo, áo ngắn có thể là áo cánh, áo 5 thân được đồng bào nhuộm màu nâu hoặc
màu chàm, áo ngắn mặc trong sin hoạt thường nhật còn áo dài là để mặc khi đi
chợ phiên, lễ hội... Quần của đàn ông người Dao Thanh Y được may bằng vải và
được đồng bào nhuộm màu chàm, theo kiểu cạp lá tọa. Xưa kia đàn ông còn dùng
các loại trang sức bằng các chất liệu như bạc, đồng để chế tác thành các đồ đeo
tay, đeo cổ...Một số người để tóc búi tó quấn lên bằng miếng vải và miếng vải ấy
cũng được đồng bào nhuộm thành màu chàm. .4. Ẩm thực
Ẩm thực là nét đặc trưng văn hóa của người Dao, thu hút nhiều khác du lịch
trong và ngoài nước đến tìm hiểu và thưởng thức. Ẩm thực của người Dao được
thể hiện qua ở các cách chế biến món ăn và công đoạn tổ chức các bữa ăn trong
ngày thường và ngày đặc biệt là ngày tết. Đồng bào người Dao họ cho rằng trong
ngày có 2 bữa ăn chính đó là bữa ăn sáng trước khi đi làm và buổi tối, họ còn có
bữa phụ và họ xem buổi ăn trưa là buổi phụ.
Lương thực chính là gạo, bao gồm cả gạo tẻ và gạo nếp. Sau gạo, nguồn
lương thực quan trọng thứ hai là ngô, ngô thường được đồng bào Dao xay thành
bột để nấu cháo đặc. Bên cạch các lương thực chính, khi thiếu đói họ còn tìm các
loại củ giàu tinh bột như củ mài, củ bấu, hoặc các loại bột như bột đao, bột báng để chế biến thức ăn.
Đồng bào Dao có tục chia làm hai mâm bữa ăn. Gian trước bàn thờ được bố
trí bàn ăn cho nam giới và khách. Nữ giới ăn ở gian bên trong và thường được bố
trí ngồi ở một chiếc bàn thấp. Nồi cơm được để ở gần chân cột nhà, giữa khoảng
cách của 2 mâm: Gian ngoài (chỗ ăn của nam giới) và gian trong (chỗ ăn của nữ
giới) được ngăn bằng một miếng liếp nhỏ, thấp. Đối với bữa ăn trong gia đình có
khách, người phục nữ gian trong thi thoảng sẽ đứng dậy quan sát mâm cơm qua
vách ngăn nếu thấy các bát đựng thức ăn đã vơi, họ sẽ chủ động tiếp thêm chứ
không bao giờ để người trong mâm phải đứng dậy lấy hoặc gọi tiếp. Vị trị ngồi 45
của các thành viên cũng được qui định cụ thể. Người lớn tuổi trong nhà được ngồi
phía trên, tiếp đó là các thành viên trong gia đình. Gia đình có khách tuỳ thuộc
vào mối quan hệ thân sơ với gia đình và tuỳ thuộc vào giới tính của khách là nam
hay nữ mà có những cách tiếp đãi khác nhau.
Thức ăn chủ yếu của người dân đồng bào Dao chủ yếu các loại rau rừng và
rau tự trồng. Rau tự trồng thường là ngọn bí, quả bí, rau cải và một số loại đỗ,
khoai. Nguồn rau chủ yếu là các loại măng, nấm, rau rừng và một số các loại lá
cây có tác dụng chữa bệnh gan, thận.
Từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, người Dao có các cách chế biến
khác nhau: món xào của đồng bào người Dao đối với thịt gà, thịt lợn...thường
được đem xào cùng với gừng và nghệ. Lòng gan lợn, thịt chim, thịt chuột đồng,
nhộng được xào khô và kèm theo hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít
rượu. Khi xào người Dao có thể cho thêm các loại hương vị tự nhiên như thảo quả, quê, gừng, sả...
Món luộc: để làm được món luộc, trước tiên cần rửa sạch và cắt thịt thành
những miếng to bằng bàn tay. Sau đó, bỏ vào nồi hoặc các loại chảo, cho nước
vào một lượng vừa đủ rồi bật lửa đun sôi. Nước luộc thịt được đồng bào Dao đem
mang đi nấu canh với các loại rau.
Món hầm: thịt hầm là một trong những món ưa thích của người Dao. Thịt
hầm thường phải có thêm những nguyên liệu kèm theo như đu đủ, khoai sọ, măng
khô,...tùy theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có thể thêm hoặc bớt một số loại
gia vị như rượu, hành, hồ,...
Món nấu (o khấu): trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các
món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt thì rất đa dạng. Họ rất thích ăn thịt
lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà
cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở 46
hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao... Khi bắt được những con cá từ thiên
nhiên họ sẽ nấu canh kèm theo nhiều gia vị để tạo nên những món đặc trưng.
Món rán: khi chảo nóng thì cho mỡ, sau đó kèm theo các nguyên liệu chuẩn
bị từ trước như trứng, đậu phụ hay cá...để vào chảo rán, đến khi chín thì vớt ra.
Điều quan trọng là người nấu cần phải biết quan sát ngọn lửa cho thích hợp và lật
đồ rán cho khỏi bị cháy.
Món nướng: đồng bào Dao có thối quen lấy ít gan có cả mật của lợn kèm
theo thịt nạt, rồi ướp với gia vị quang trọng nhất là muối. Tiếp theo họ sẽ đặt cạnh
than hồng để nướng, khi chín gan họ sẽ thái thành từng miếng vừa, còn mật thì họ
sẽ ngâm vào bát rượu, sau đó chia cho tất cả mọi người cùng thưởng thức.
Nước uống của đồng bào người Dao là nước đun sôi với các loại rễ cây, là
cây rừng hoặc là hạt vối với công dụng làm mát và bổ. Bên cạnh nước đun sôi,
nhiều gia đình có thôi quen trồng chè, nên nước chè cũng là một loại thức uống
phổ biến. Nguời Dao cũng có thối quen uống rượu, nhưng chỉ có đan ông uống và
phụ nữ thì chỉ uống để chữa bệnh hoặc trong các dịp lễ tết quan trọng.
Nền ẩm thực của người Dao không chỉ đơn thuẩn là các món ăn để no bụng,
mà mỗi món ăn, mỗi nguyên liệu còn được chế biến như những vị thuốc, có tác
dụng đối với thức khỏe con người. Mỗi món ăn còn là hôn nuôi sống biết bao thế
người Dao, chính những món ẩm thực đơn giản ấy, bình thường ấy, giản dị ấy đã
làm biết bao du khách trong và ngoài nước phải đến tìm hiểu và thưởng thức để
hiểu hết những tinh tuy trong linh hồn ẩm thực của người Dao. .5. Nhạc cụ
Đối với người Dao, mỗi gia đình thường có một bộ nhạc cụ truyền thống, để
dùng những việc như khi trong bản có lễ cưới sinh, việc tang, những việc trọng
đại trong gia đình hay trong buôn làng và bộ nhạc cụ luôn được các gia đình
người Dao gìn giữ, nâng niu như báu vật. Bộ nhạc cụ truyền thống của người Dao
bao gồm: Kèn, trống, chiêng, thanh la…, trong đó kèn là nhạc cụ chính. 47
Trong bộ nhạc cụ truyền thống của người Dao, kèn là loại nhạc cụ khó học
nhất. Để có một tiếng kèn trong và âm vang xa thì làm thợ làm ra kèn phải tỉ mỉ
và lựa chọn thân kèn bằng những loại gỗ tốt như gỗ nghiến hoặc gỗ lim. Bên trong
kèn thì người làm sẽ đục rỗng, bên ngoài thì họ sẽ đục rỗng, bên ngoài được người
làm chia thành 7 nốt, mỗi đốt dùi một lỗ tương đương, với các nốt nhạc như đồ, rê, mi, pha, son, la, si.
Cùng với kèn, trống cũng là một loại nhạc phổ biến của người Dao, được
làm từ một loại gỗ lúc còn tươi thì mềm, dễ đục đẻo, khi khô thì lại rất nhẹ. Mặt
trống được bưng bằng các loại như da dê hoặc da lợn, có khi là dùng da của con
bê non. Người đánh trống thì các loại dùi bằng gỗ, đuôi dùi thì lại được buộc vải
đỏ trang trí bắt khá bắt mắt.
Bộ chiêng của người Dao còn được gọi với tên khác là não bạt. Chiêng được
chế tác từ đồng thau nguyên chất. Đặc điểm nổi bật cồng chiêng của người Dao
không có núm ở giữa như cồng chiêng của các dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên.
Quai xách của chiêng được người Dao làm bắng vải màu đỏ, có tua để trang trí.
Người chơi chiêng họ dùng các loại gùi được làm từ các loại gồ mềm.
Bộ thanh la cũng là một loại nhạc cụ phổ biến của đồng bào Dao. Thanh la
gồm hai bộ phận, phần lồi lên to gần bằng bát cơm. Ở giữa, có một lỗ nhỏ để sâu
dây buộc, màu đỏ xỏ vào lỗ thắt nút ở phía trong và phía ngoài để người chơi có
thể cầm đánh hai mặt của thanh la vào nhau và tạo nên âm thanh.
Các loại nhạc cụ được người Dao sử dụng trong các dịp quan trọng của cộng
đồng, khi các gia đình trong bản có cưới sinh hay tang lễ, đội nhạc cụ sẽ chơi
những bài phù hợp với các nghi lễ để chia vui hoặc chia buồn cùng gia chủ.
.6. Phương tiện vận chuyển
Gùi là một trong những phương tiện di chuyển phố biến của đồng bào người
Dao, gùi được làm từ các loại cây thuộc họ tre, nứa và mây. Họ gùi mọi thứ như
bó rau, con cá, miếng thịt, còn gà...thậm chí là những đứa được được bế theo ở 48
phía sau lưng. Trong xã hội ngày nay, túi ni lông được sử dụng rộng rãi và tràn
lan, từ sự xuất hiện của các loài gùi ngày càng lùi về phía sau. Tuy nhiên, đối với
đồng bào Dao họ vẫn xem gùi là vật dụng quan trọng, gần gũi và nét đặc trưng
trong văn hóa của của đồng bào người Dao CHƯƠNG 5
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ .1. Tín ngưỡng 49
Đặc điểm tín ngưỡng của dân tộc Dao là tin vào vạn vật hữu linh (tôn giáo
nguyên thuỷ) và chịu nhiều ảnh hưởng của tam giáo (Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo).
Tin vào vạn vật hữu linh, người Dao tin rằng mọi vật từ vật vô tri, vô giác
đến các sinh vật đều có linh hồn, có thần và những linh hồn đó, những thần đó có
quan hệ tương tác với con người, có thể mang lại điều tốt lành cho con người, cho
mùa màng bội thu, cho gia súc gia cầm đầy sân, đầy chuồng, nhưng cũng có thể
làm hại cho con người, mùa màng, gia súc và gia cầm. Muốn được thần linh phù
hộ phải cúng bái các thần linh khi có việc. Con người có 12 hồn hoặc 3 hồn, 7 vía.
Con người đau ốm, bệnh tật là do không có đủ hồn ở trong thân thể. Nguyên nhân
là do ma quái bắt hoặc hồn đi chơi, mải mê với cảnh đẹp mà quên đường về. Lúc
đó người ta phải nhờ thầy cúng bói tìm hồn và cúng đưa hồn về với thân thể của
người ốm. Người Dao tin một số người có ma ngọ hải - là loại ma người sống có
thể làm đau, làm chết người và gia súc.
Thờ cúng tổ tiên, dân tộc Dao thờ cúng tổ tiên. Khi có việc lớn, người Dao
cúng tổ tiên 9 đời, nhưng hàng ngày chỉ cúng 3 đời. Người Dao gọi bàn thờ là
Hùng lầu miến (tiếng Dao Đại Bản). Bàn thờ dân tộc Dao Có nét độc đáo, thường
là một chiếc khám nhỏ, có mái như một ngôi nhà nhỏ đặc trong nhà, bưng kín ba
mặt, mặt còn lại để đặt đồ cúng vào và thắp hương.
Người Dao quan niệm, khi ông bà, cha mẹ chết thì linh hồn được đưa về nơi
quê cha đất tổ ở Dương Châu (Trung Quốc), nhưng linh hồn vẫn đi thăm con
cháu và vẫn làm ăn, hoạt động như ngườisống, cho nên con cháu cần tổ chức cúng
bái và cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khoẻ và làm ăn được tấn tới. .2. Tôn giáo
Ảnh hưởng của tam giáo đối với người Dao thể hiện khá rõ nét. Các thầy
cúng của dân tộc Dao, những bức hoạ, những bức tranh trong cúng bái, những 50
hình mặt nạ hoá trang trong khi múa, những phù phép khi cúng chữa bệnh, bói
toán chuẩn đoán bệnh cho người ốm... tồn tại trong các nghi lễ tôn giáo của người
Dao đều là sản phẩm của Đạo giáo. Biểu hiện của Phật giáo trong tín ngưỡng dân
tộc Dao là quan niệm về hoá kiếp luân hồi, uống nước thiêng chữa bệnh, ăn chay
niệm Phật, tu nhân tích đức, ở hiền gặp lành. Người Dao Áo Dài, người Dao Quần
Trắng ở tỉnh Hà Giang (huyện Bặc. Quang) có thói quen thờ Phật. Người Dao tin
vào số mệnh con người, mỗi người có một số riêng. Người sống lâu, người chết
trẻ, người học giỏi, người học không giỏi, người đẹp trai, xinh gái, người cao,
người thấp... là số do trời quyết - thiên mệnh (Khổng giáo) .3. Lễ hội
Lễ cúng Bàn vương (chẩu đàng): Bàn Vương là nhân vật trong truyện
huyền thoại Piền hàng cấu (truyện kể về Bàn Vương), là ông tổ của các dòng họ
người Dao. Trong Piền hùng cấu có ghi lại rằng con Cháu Dao Vương phải cúng
âm hồn của Bàn Vương thường kì, cứ 2 năm thì cúng nhỏ, 5 năm thì cúng to. Việc
thờ cúng Bàn Vương thường được kết hợp với các dịp cúng tổ tiên, vào các dịp lễ,
tết, ngày rằm, mùng một hàng tháng tại hùng lầu tại nhà tộc trưởng. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp cúng riêng, khi Bàn Vương đòi. Dấu hiệu của Bàn Vương đòi
là trường hợp, con lợn nái trong gia đình thành viên dòng tộc chỉ đẻ hai con lợn
đực. Gia đình sẽ nuôi con lợn đó khoảng một năm sau, nếu một trong hai con lợn
đó chết, hoặc cả hai con cùng chết thì không phải làm lễ cúng Bàn Vương (còn gọi
là Chẩu đàng) nữa. Nếu hai con lợn đó sống bình thường thì người ta làm lễ thông
báo cho Bàn Vương biết về hai con lợn thần, tại nhà trường tộc. Thầy cúng khấn
thông báo cho Bàn Vương và các đời tổ tiên biết đã có hai lợn thần để làm lễ cúng
trả ơn Bàn Vương. Sau lễ cúng thông báo về lợn thần, hai con lợn đó sẽ được đưa
về gia đình tộc trường nuôi đến khi lợn lớn khoảng 50 kg thì làm lễ chẩu đàng.
Lễ Chẩu Đảng thường được tổ chức vào tháng 12 âm lịch. Lễ này cần sử
dụng nhiều thứ đồ phục Vụ cho nghi lễ như rượu, giấy bản, hương, thịt, rau. 51
Những thứ này đều được chuẩn bị trước. Để tổ chức lễ, người ta mời ba thầy
cúng, một số người chuẩn bị đàn cúng và nấu nướng, phục vụ cho thầy cúng khi
thực hiện các nghi lễ. Ba thầy cúng có các nhiệm vụ như sau: thầy thứ nhất (vìn
nhủng vai) có nhiệm vụ cúng trả hai con lợn cho Bàn Vương và các đời tổ tiên,
thầy thứ hai (Sài pành piế), cúng cầu khấn sức khoẻ và các thần lúa, thần chăn
nuôi; thầy thứ ba ( cu sai),làm nhiệm vụ cúng trả các lễ vật, vàng mã cho thần
chăn nuôi, thần lúa gạo, các bậc tổ tiên gần.
Người Dao quan niệm Piền hùng là ma nhà (piáo mánh miến), cai quản số
phận của từng người trong gia đình và cả dòng tộc. Do vậy, nếu cúng Piền hùng
thông qua làm lễ chẩu đàng tốt thì mọi người khoẻ mạnh sống hoà thuận, làm ăn phát đạt.
Tục cấp sắc: Cấp sắc hay lập tịch là một tục lệ rất phổ biến của người Dao.
Tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này. Tên câp Sắc được căn cứ vào đặc điểm là
sau khi trải qua nghi lễ này, người thụ lễ được thầy cúng cấp cho một bản sắc ghi
bằng chữ Nôm Dao Với nội dung nói về lai lịch người thụ lễ, nguyên do thụ lề và
các điều khuyên răn. Còn tên lập tịch Có nghĩa là làm trong sạch, bởi khi làm lễ,
người ta thắp đèn đặt trên vai, trên đầu người thụ lễ, với quan niệm ánh sáng sẽ
xua đuổi, làm tiêu tan mọi chất bản và tội lỗi trong người. Tục cấp sắc có thể thực
hiện trước hoặc sau khi lấy vợ, tuỳ thuộc vào quan niệm của từng nhóm Dao.
Người đàn ông chưa qua cấp sắc thì cộng đồng dân tộc Dao chưa coi là người
trưởng thành, cho nên cộng đồng ứng xử với người chưa cắp sắc như đối với trẻ
con. Cấp sắc có nhiều bậc: bậc 3 đèn, 7 đèn... cao nhất là 12 đèn.
Sau khi thụ lễ cấp sắc, về cuộc sống đời thường người được cấp sắc được
cộng đồng người Dao tôn trọng, do quan niệm rằng, qua cấp sắc con người mới có
tâm, có đạo đức, biết phân biệt phải trái; còn về đời sống tâm linh, sau cấp sắc,
người thụ lễ được cấp tên âm - tên đăng ký với tổ tiên, để khi chết tổ tiên mới
nhận là con cháu Bàn Vương và cho tiễn hồn về Dương Châu (Trung Quốc), 52
người thụ lễ được cấp âm binh và phù phép để có thể làm thầy cúng nếu thích.
Nếu gạt bỏ khía cạnh tín ngưỡng, tục lễ cấp sắc có giá trị giáo dục đạo đức rất cao.
Lễ cúng miếu làng: Một số nhóm Dao cúng miếu làng theo lịch cúng định
sẵn. Người ta cúng miếu làng theo định kỳ vào các ngày mùng 1 tết, ngày 3 - 3,
ngày 15 - 7 âm lịch và cúng cuối năm từ ngày 25 đến 30 tháng 12 âm lịch. Lễ vật
cúng do dân làng đóng góp gồm rượu, gạo, lợn, gà, hương, vàng mã. Miếu được
dựng ở trong rừng cấm, cột gỗ, mái lợp tranh hoặc ngói. Trên đàn cúng đặt 3 bát
hương: bát đặt giữa cúng thân hộ mệnh (canh man) cho từng người dân làng, bát
đặt bên trái cúng thần hộ mệnh gia súc (tạy man), còn bát đặt bên phải cúng ma
trời phù hộ thần lúa gạo và hoa màu (cong man). Ngoài lễ cúng định kỳ hàng năm,
có khi cũng phải cúng miếu làng theo nhu cầu thực tế. Đó là trường hợp ngô lúa,
hoa màu và gia súc của nhiều gia đình bị bệnh dịch không rõ nguyên nhân thì dân
làng tổ chức cúng miếu làng, nhưng chỉ cúng đúng vào bát tạy man và cong man.
Nghi lễ cúng lập thu: Đây là lễ cúng của dòng tộc cho nên thường được tổ
chức tại nhà trưởng tộc vào ngày lập thu. Lễ vật cúng do các gia đình trong dòng
tộc đóng góp theo tấm lòng. Mỗi gia đình phải cử một người đến dự lễ. Người
cúng là ông trưởng tộc. Lễ cúng chia thành hai phần, phần thứ nhất, cúng ma tổ
tiên của dòng tộc và thần nông; phần thứ hai cúng ma mùa thu. Cúng xong người
ta tổ chức ăn uống chung tại nhà tộc trưởng. Trong lúc ăn uống, bà con dòng tộc
bàn bạc công việc sản xuất và giúp nhau trong dòng tộc.
Lễ cúng cơm mới: Lễ cúng cơm mới được một số nhóm Dao (Dao Đỏ, Dao
Áo Dài, Dao Tiền) tổ chức. Có gia đình tổ chức vào tháng 8 – mùa lúa bắt đầu
chín; có gia đình tổ chức vào tháng 9. Người ta gặt lấy ít lúa đầu mùa đem về phơi
khô, giã thành gạo, nấu cơm, xới ra bát, bày lên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra còn có
các món rau, cua, cá, khoai sọ, đậu đũa, gà luộc và nhộng ông.
Lễ cúng hồn lúa (Síp biào vần): Ngày cúng hồn lúa được chọn kĩ. Sao cho
không trùng với ngày sinh của chủ nhà, không trùng với ngày mất của ông bà, 53
không chọn ngày mệnh lợn, mệnh gà. Thông thường đồng bào hay chọn cúng hồn
lửa vào các ngày con rồng, ngày con trầu hoặc ngày con hổ. Mâm cúng được bày
trườc bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng gà luộc, một chén nước, một ngọn đèn, ba
bát hương, ba chén rượu, ba hoặc năm bát cơm nếp và tiền vàng âm phủ. Bên
cạnh mâm cúng nhất thiết đặt một cái sọt, trong đó có một gói bánh giầy, một cụm
lúa nếp tượng trưng cho mẹ lúa và ba nén hương. Sau khu cúng xong, cái sọt
cùng lễ vật được đặt vào trong kho hoặc bồ thóc. Đúng 5 ngày sau lấy bánh trong
sọt ra ăn. Bánh này không chia cho người khác, chỉ để cho người trong gia đình
ăn. Đồng bào quan niệm ăn bánh này người sẽ khoẻ và có khả năng chống các
bệnh tật vì trong bánh tập trung nhiều hồn lúa.
Cúng sau khi gieo trồng thường tổ chức vào tháng 5, tháng 6 hàng năm sau
khi vụ gieo trồng kêt thúc. Có nhóm Dao bày vật cúng và cúng trước bàn thờ tổ
tiên, nhưng cũng có nhóm Dao lập bàn cúng trước cửa chính, nếu ruộng, nương ở
gần nhà. Nếu ruộng, nương xa nhà thì phải mang lễ vật cúng lên nương. Lễ vật
thường có gà luộc, nhà giàu còn có lợn, dê. Nếu cúng lợn, hoặc dê thì phải cúng
cả buồng gan, một miếng thịt, bốn chân và cả cái đầu.
*Ngoài các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nêu trên, dân tộc Dao còn tổ chức
nhiều lễ tiết như: tết Nguyên đán, tết Thanh minh 3 - 3, tết 5 – 5, tết 15 -7, tết 15 -
8, tết Đông chí. Trong các lễ tiết này đáng chú ý là lễ tết 3 – 3. Đây là tết đi tảo
mộ. Người Dao sống du canh, du cư cho nên không có điều kiện trực tiếp chăm
sóc mộ hàng năm, vì vậy vào dịp 3 - 3 đồng bào lập mộ giả gần nhà trưởng họ và
cúng vọng mộ tổ tiên của dòng tộc mình.
Cúng lễ: xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Vạn vật hữu linh và sinh sống
bằng nghề nông, dân tộc Dao có nghi lễ cúng liên quan đến nghề trồng trọt vằ
chăn nuôi. Người ta tin rằng cây lúa và hoa màu cũng cùng mọi vật nuôi đều có
linh hồn, có sống, có chết, biết đâu và biết tức giận. Người ta cũng tin rằng có
thần mưa, thân gió, thần chông coi lúa gạo và thần chăn nuôi . Các vị thần đó có 54
quan hệ tương tác với cuộc sống, con người, cho nên phải tổ chức nghi lễ thờ cúng.
+Nghi lễ cúng của dân tộc Dao gồm có nghi lễ của cộng đồng làng: nghi lễ của
dòng họ và nghi lễ gia đình.
+Nghi lễ cúng cộng đồng làng có nghi lễ cúng diệt trừ sâu bọ và nghi lễ cúng
miếu làng; nghi lễ cúng dòng họ có nghi lễ cúng lập thu, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng mùa gieo cấy.
Lễ cúng diệt trừ sâu bọ: là nghi lễ của làng cầu các thần ma không mang
sâu bọ về phá hại mùa màng của dân làng. Như chúng ta biết, làng người Dao có
hai loại: làng định canh định cư và làng du canh du cư. Người sống du canh du cư
thỉnh thoảng phải chuyển làng đi theo nương - đất sản xuất. Khi di chuyển làng đi,
một số trường hợp, thầy cúng xấu tính do không muốn người khác đến làm ăn
canh tác tại đất làng cũ của mình, cho nên đã dùng phép thuật để đón các loại sâu
bọ về phá hại mùa màng. Việc cúng diệt trừ ma sâu bọ chỉ được tổ chức thực hiện
khi các nương trong làng bị nhiều sâu bọ phá hại và thầy bói cho rằng do con ma
xấu đón sâu bọ về làm hại. Làng có sâu bọ phá hại mùa màng thì hàng năm hoặc
vài ba năm phải cúng một lần đề diệt trừ. Các làng không có ma xấu đón sâu bọ về
làm hại mùa màng thì không cần tổ chức lễ cúng diệt trừ sâu bọ. Lễ cúng diệt trừ
sâu bọ có thể tổ chức cúng to (khoi kềm) hay cúng nhỏ (pháo kềm). Lễ vật cúng
thường có gạo, rượu, gà, lợn. hương, vàng mã.
5.4. Ca múa nhạc dân gian
Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài
hát, thơ ca. Phản ánh quan niệm về các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc vũ trụ,
nguồn gốc loài người, nguồn gốc của người Dao:
- Gồm truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện thơ với nội dung chính: 55
+ Truyện thơ Bàn Hồ dài trên 5000 câu viết ông thủy tổ huyền thoại Bàn Hồ đồng
thời là bài cúng phản ánh quan niệm của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, muôn
vật, nguồn gốc loài người, nguồn gốc của người Dao.
“Thái cực tiên sinh, sinh Bàn cổ
Khai bảo nguyên niên vua ra đời,
Chưa có trời mà đã có đất
Trước có Ngọc Hoàng với Bàn cổ
Tôi ra cùng lứa với Ngọc Hoàng
Ngọc Hoàng ba trăm sáu hóa cách
Bàn cổ ba trăm sáu hóa than”
+ Truyện quả bầu kể rằng: có một nông dân nghèo mưu bắt Thiên lôi để ăn thịt.
Bắt được thiên lôi sơ ý chàng để sống mất nên mới có chuyện ngập thiên hạ làm
chết người và muôn vật chỉ sống sót có hai chị em. Qua nhiều lần thử thách hai chị
em đành lấy nhau sinh ra 360 họ gốc gác của loài người trên trái đất hiện nay. Bàn
Vương thủy tổ của người Dao cũng là một trong 360 họ đó.
+ Truyện Sự tích mặt trời mặt trăng: kể lại rằng xưa có 12 mặt trời, 12 mặt trăng.
Thời ấy rất nóng, mọi sinh hoạt đều phải làm ban đêm. Có lần mặt trời thiêu chết
con trai của một nhà nọ người chồng liền đứng ở bờ biển dương cung bắn rơi 11
mặt trời chỉ để lại một mặt trời, và11 mặt trăng cũng chết theo vỉ mặt trời là chồng,
mặt trăng là vợ. Người vợ tức giận băm nhỏ mặt trời làm vô vàn mảnh tung lên trời
thành các vì sao như ngày nay.
Phán ánh quá trình thiên di đầy gian truân tìm đất làm ăn:
Các truyện thơ Đặng Hành và Bàn Đại Hội. Câu chuyện kể về cuộc hành
trình của hai nguời họ Dao sang Việt Nam tìm đất làm ăn, hai người này đến Việt
Nam (theo truyện đời nhà Lý ?) không biết tiếng nên bị triều đình nghi là kẻ gian,
giam giữ mấy năm. Sau đó nhân trời rét người đó lấy “quá sơn bảng ra đắp” tờ 56
lệnh vua Trung Quốc cấp cho đi tìm đất làm ăn, triều đình thấy vậy thả họ cho họ đi tìm đất làm ăn.
Phản ánh quan hệ xã hội:
Các truyện đề cập mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người chăm làm và kẻ
lười biếng, kết thúc có hậu nói lên ước mơ về cuộc sống ấm no
Truyện người “Người mồ côi” do ông Bàn Văn Tiến ở nhóm Cooc mùn ở Trung
Minh kể. “Chiếc sừng nai”, “Chuyện con cóc” do ông Phùng Chương Chí ở nhóm Dao đỏ ở Thổ Bình kể
Kể về sự tích các loài vật, các hiện tượng tự nhiên xã hội:
Vì sao con chuột ăn lúa, sự tích con ve sầu, sự tích cây bông…
.5. Văn học dân gian
Thơ ca cũng như các sáng tác dân gian khác là món ăn tinh thần không thể
thiếu được với nhân dân lao động Dao. Qua một vài mẩu thơ nhỏ dưới đây có lẽ
đã phản ánh được bước nào tâm hồn và cuộc sống của người Dao trước đây
Tục ngữ của người Dao cũng rất phong phú
“Đường ngọt chết kiến
“Chuối nhà không vun, vun chuối rừng.”
“Có trồng mới có ăn, không trồng bụng đói quanh năm.”
“Gai song nhọn, nhọn từ trong bẹ.”
Người Dao cũng có rất nhiều câu đố:
“Ba anh em vần chung nhau một cái khăn (cái kiềng)”
“Rồng mẹ đẻ ra dím con (cây dứa).”
“Nước qua bên trên thuyền qua bên dưới (máng nước).”
“Dây dài chém không bao giờ đứt. (dòng nước).”
Người Dao chỉ có một số truyện thơ được ghi thành sách bằng chữ Hán (phát âm
theo tiếng Dao) còn phổ biến là truyện kể miệng:
Hai chị em, Con quạ và cái trống, Lò sủ ní, Yêu tinh, Chàng Sùng Sièng…. 57
Ngoài ra còn một số truyện cổ của Trung Quốc lưu truyền trong người Dao.
.6. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí
Về điêu khắc người Dao, họ ưa chuộng bạc và các hoa văn trang trí trên bạc,
các sản phẩm chủ yếu là trang trí trên các áo mũ , vòng cổ , vòng tay
Trên các sản phẩm của người Dao họ trang trí các họa tiết , đơn giản , gắn bó
với những cuộc sống hàng ngày của người Dao , mỗi sản phẩm đều mang họa tiết
khác nhau , đều phụ thuộc vào giá trị của đồ vật
Ý nghĩa của đồ vật đều bắt nguồn từ nhiên ,môi trường sống , lao động sản
xuất Dao đúc kết phản ánh trong các tín ngưỡng, nghi lễ. Họ cho đó là những họa
tiết hoa văn, hình thù quan trọng đối với đời sống nên đưa vào chế tác trên các sản phẩm trang sức bạc.
Một người Dao luôn lao động, kiếm tiền để mua bạc cất giữ. Khi bà con
trong bản cần thì người có sẽ để lại cho nhau không nặng nề lãi lời. Vì thế, bạc
còn trở thành vật gắn kết dòng tộc, xóm giềng.
Ngoài ra, bạc cũng có vai trò khá quan trọng đối với đời sống hằng ngày của
người dân tộc Dao. Bởi theo quan niệm của người Dao, bạc mang giá trị nhân văn,
tín ngưỡng, người đeo bạc sẽ trừ được tà ma, tránh gió và được thần linh phù hộ. KẾT LUẬN
Người Dao là dân tộc 9/54 dân tộc, theo điều tra dân số gần nhất năm 1999
là 620.538 người. Dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, họ cư trú chủ 58
yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ
Việt Nam. Thể chế gia đình theo chế độ phụ hệ với người đàn ông làm chủ gia
đình. Luôn tuân thủ nguyên tắc: Ngoại hôn dòng họ, nội hôn dân tộc và hôn nhân
một vợ một chồng. Các hoạt động kinh tế của họ khá phát triển như hái lượm,
chăn nuôi, thủ công nghiệp,… Xã hội ngày càng cũng được nâng cao hơn dẫn đến
sự dễ bị mai một văn hóa. Nhưng họ vẫn giữ gìn được nét văn hóa bản sắc của dân
tộc mình có thể thấy được qua đời sống vật chất và tinh thần của họ. Họ vẫn giữ
những phong tục tập quán trong quá trình làm nhà từ xưa đến nay, mặc trang phục
truyền thống của dân tộc và vẫn tổ chức được lễ hội truyền thống của dân tộc
mình. Điều này cần phải được giữ gìn trân trọng và phát huy thêm. Ngoài ra người
Dao họ còn sở hữu nền ẩm thức rất là phong phú thu hút được rất nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước tìm hiểu và khám phá như các món sấy khô, ướp chua,
thịt hun khói, cá nướng ăn kèm với xôi ngũ sắc,… Nó đem lại sự phong phú, đa
dạng mới mẻ trong nền ẩm thực nước ta. Trong đó người Dao họ cũng sở hữu
trong những nền âm hưởng rất là hay bằng các nhạc cụ truyền thống được sử dụng
trong các dịp lễ những ngày trọng đại như kèn, nó được làm thể hiện sự điêu luyện
của Dao để nó tạo nên nhưng giai điệu trong và vang xa nhất nó mang lại đời sống
tinh thần bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc mang yếu tố bản địa được trường tồn lưu
truyền qua các đời người Dao khác nhau. Người Dao còn những lễ hội để kết nối
mọi người lại với nhau gắn liền với công việc đời sống của Dao tạo nên nét đẹp
riêng trong nền văn hóa của người Dao.Tóm lại người Dao là một dân tộc tuy
chiếm phần số ít của Việt Nam nhưng họ thể hiện ra những lối sống nét đẹp không
chỉ về con người, về trang phục, lối sống đã làm nổi bật nên nét đẹp văn hóa của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO a 59
1. Các dân tộc ở Việt Nam tập 4 quyển 1 Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao và
Tạng-Miến. ( Vương Xuân Tình chủ biên) ( Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Sự Thật) ( Bản có chỉnh sửa, bổ sung) trang 207-216; 223- 235.
2. Văn hóa các dân tộc Việt Nam ( tái bản lần thứ nhất) Nhà xuất bản giáo dục 1988 trang 127
3. Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội- 1983 trang 156.
4. Hỏi đáp về 54 dân tộc Việt Nam, Chủ biên Đặng Việt Thủy, Nhà xuất
bản quân đội nhân dân trang 73.
5. Nguyễn Ngọc Thanh, Tri thức dân gian của dân tộc Dao trong sử dụng và
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Viện dân tộc học.
6. GS.TS Hoàng Nam, Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam
(Nhà xuất bản khoa học xã hội).
7. Việt Nam Sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em (Nhà xuất bản Đồng Nai). Các đường link:
1. http://www.cema.gov.vn/gioi-thieu/cong-dong-54-dan-toc/nguoi-dao.htm
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Dao
3. https://sites.google.com/site/vanhoa54dantocvietnam/home/nhom-h- mong---dao/dan-toc-dao/tr
4. https://svhttdl.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-
tuc/-/asset_publisher/xqtf4Gcdcef5/content/kinh-nghiem-trong-san-xuat-
nong-nghiep-cua-nguoi-dao-son-ong 60
5. https://www.quochoitv.vn/nghe-trong-bong-det-vai-cua-nguoi-dao-tuyen
6. https://www.yenbai.gov.vn/giam-ngheo/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-
tuc.aspx?ItemID=40&l=Ketquadieutragiamng
7. https://baoquangninh.com.vn/nghe-thu-cong-truyen-thong-cua-nguoi-dao-
thanh-phan-o-binh-lieu-2367088.html
8. http://www.cema.gov.vn/gioi-thieu/cong-dong-54-dan-toc/nguoi-dao.htm
9. https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
ItemID=23343&l=Tintuc#:~:text=Ngh%E1%BB%81%20r%C3%A8n%20c
%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BB%93ng%20b%C3%A0o,c
%E1%BB%A5%20r%C3%A8n%20v%E1%BA%ABn%20r%E1%BA %A5t%20l%E1%BB%9Bn.
10.https://viettourist.vn/blog/dan-toc-dao-o-viet-nam-p2-sinh-hoat-kinh-
te#:~:text=D%E1%BB%A5ng%20c%E1%BB%A5%20s%E1%BA%A3n
%20xu%E1%BA%A5t%20r%E1%BA%A5t,c%C3%B3%20nhi%E1%BB
%81u%20%C4%91%C3%A1%20l%E1%BB%9Fm%20ch%E1%BB %9Fm.
11. https://trangtraiviet.danviet.vn/nong-dan-nguoi-dao-lam-giau-tu-chan-nuoi- va-trong-thao-qua-88811072.htm
12.https://baotintuc.vn/tin-tuc/chi-chan-nuoi-ga-chang-thanh-nien-dan-toc-dao-
thu-tien-ty-moi-nam-20171209130744074.htm
13.http://yenson.tuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-kien/kinh-te/chang-trai-nguoi-
dao-lap-nghiep-tu-nuoi-lon-den.html
14.https://www.baolaocai.vn/bai-viet/346925-doc-dao-hoa-van-tren-bac-cua- nguoi-dao-do 61
15.http://dsvh.sonla.gov.vn/index.php?module=hoso_hv&act=view&id=1048
16.http://www.quankhu3.vn/index.php/Dat-va-nguoi-quan-khu-3/ngh-theu-
trang-ph-c-c-a-ngu-i-dao-ba-ch.html
17.https://thuonghieucongluan.com.vn/doc-dao-lang-nghe-thuoc-nam-truyen-
thong-cua-nguoi-dao-o-ba-vi-v569.html
18.https://danviet.vn/my-tuu-cua-nguoi-dao-do-7777175238.htm
19.https://vietnamnet.vn/giay-ban-trong-nghi-le-tin-nguong-doc-dao-cua-
nguoi-dao-757311.html#:~:text=Gi%E1%BA%A5y%20b%E1%BA%A3n
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di
%20Dao,%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng%20tinh%20th %E1%BA%A7n%20c%E1%BB%A7a
20.https://laocaitourism.vn/vi/detailnews/?t=nghe-lam-trong-cua-nguoi- dao&id=curheri_69
21.https://m.baodantoc.vn/co-gai-nguoi-dao-khoi-nghiep-tu-san-pham-truyen- thong-1606265087112.htm
22.https://dantocmiennui.vn/di-cho-o-xu-nguoi-dao-do/118767.html
23.https://danviet.vn/dac-sac-mon-la-thuoc-tam-cua-nguoi-dao-do-o-ta-phin- 7777477617.htm
24.https://dantocmiennui.vn/nation/dan-toc-dao/14.html
25.http://webdamcuoi.com/pong-tuc-va-le-cuoi-cua-nguoi-dao-o-viet-nam/
https://sites.google.com/site/vanhoa54dantocvietnam/home/nhom-h-
mong---dao/dan-toc-dao/tuc-le-cuoi-xin 62
26.https://baotintuc.vn/tin-tuc/tet-sum-vay-cua-dong-bao-dao-tai-tay-nguyen- 202001250 95742033.htm
27.https://m.baotuyenquang.com.vn/van-hoa/tinh-hoa-van-hoa/huyen-bi-tap- tuc-nguoi-d ao-do-96943.html
28.https://baotintuc.vn/tin-tuc/phu-nu-nguoi-dao-o-lai-chau- 20130620104817397.htm
29.http://lambinh.tuyenquang.gov
.vn/tin-tuc-su-kien/van-hoa-giao-duc/nghi-le- cap-sac-c
ua-nguoi-dao-tien-o-xa-hong-quang-2813.html
30.https://laodong.vn/photo/doc-dao-le-dam-chay-cua-nguoi-dao-tien-o-hoa- binh-10277 86.ldo
31.Theo Lưu Vĩnh (baophapluat.vn), https://phunu.nld.com.vn/diem-den/doc-
dao-nhung-ngoi-nha-trinh-tuong-co-xua-cua-nguoi-dao- 20191127125427931.htm
32.TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO,
http://tckh.daihoctantrao.edu.vn/
33.Vietnam+, https://www.vietnamplus.vn/net-doc-dao-trong-trang-phuc-
truyen-thong-cua-nguoi-dao-do/724607.vnp
34.Minhai, https://dulichhobabe.com/vn/gioi-thieu/trang-phuc-dan-toc/nhom- dan-toc-dao.aspx
35.Hà Phong, http://dantoctongiao.congly.vn/bao-ton-phat-huy-net-dep-trang-
phuc-cua-dan-toc-dao-quan-chet-d2873/
36.HOÀNG HIẾU, https://baolangson.vn/van-hoa/428440-gin-giu-trang-phuc-
nguoi-dao-lo-gang-de-net-dep-khong-bi-phai-nhat.html 63 37.NguyễnSen,
http://www.thuviendongnai.gov.vn/vhdantocdn/Lists/Posts/Post.aspx? ID=20
38.Nguồn : Web Bắc Kạn, http://www.didulich.net/tin-tuc-su-kien/van-hoa-
am-thuc-dan-toc-dao-bac-kan-5002
39.Chẻo Thu, https://vovworld.vn/vi-vn/sac-mau-cac-dan-toc-viet-nam/bo-
nhac-cu-truyen-thong-cua-nguoi-dao-khau-o-huyen-sin-ho-851277.vov
40.Theo Hoàng Anh/baotuyenquang.com.vn
41. https://sites.google.com/site/vanhoa54dantocvietnam/home/nhom-h-
mong---dao/dan-toc-dao/tin-nguong-ton-giao-le-hoi (Tín ngưỡng đa thần, tôn giáo, lễ hội) PHỤ LỤC CÁC HÌNH ẢNH Nguồn: Internet Hình 1 Hình 2 64 Hình 3 Hình 4
Chú thích: Hình 1, 2, 3, 4 một số hình ảnh thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 65
Một số loại tài nguyên của vùng
Bản đồ hành chính của vùng Hình 4 Hình 5
Chú thích: Hình 4, Hình 5 – Một số loại phương tiện vận chuyển của họ
Hình ảnh nương rẫy vùng cao
Hình ảnh ruộng bậc thang
Hình ảnh chăn nuôi của dân tộc Dao 66
Hình ảnh thợ rèn và các thành phẩm 67
Hình ảnh thợ bạc và sản phẩm trang sức của người Dao Đỏ Súng kíp của người Dao Bẩy treo
Thiếu nữ Dao Thanh Phán thêu trang phục Chị Đinh Thị Mùi chưng cất rượu
truyền thống dân tộc ở Ba Chẽ 68
Hoạt động của nghề làm giấy
Hình ảnh hoạt động về nghề thuốc của đồng bào Dao
Hình ảnh của nghề làm trống
Chị Lý Thị Quyên giới thiệu sản phẩm 69
Hình ảnh các phiên chợ của người Dao
- Hình ảnh trưởng bản và già bản: Già bản Bàn Văn Cường
Trưởng bản Triệu Văn Lý (ngoài cùng)
bóc quế cùng các hộ dân Hình a Hình b Hình c Chú thích: Hình a:Đám cưới người Dao Đỏ
Hình b: Đám cưới người Dao Tiền
Hình c:Đám cưới người Dao Quần Trắng c
Gia đình người Dao tại Tây Nguyên
Sinh đẻ và chăm con của người Dao 71
Lễ đám chay của người Dao Tiền:
Lễ cấp sắc của người Dao Tiền Nhà của người Dao
Trang phục của người Dao Đỏ
Trang phục của người Dao Quần Chẹt 72
Trang phục của một số nhóm người Dao khác Cái gùi 73
Bộ nhạc cụ của người Dao
Bữa cơm gia đình người Dao
Lễ cúng Bàn vương của người Dao
Lễ Chẩu Đảng của người Dao
Nghi lễ cấp sắc của đồng bào Dao
Lễ cúng cơm mới của người Dao 74
Lễ cúng làng của người Dao
Lễ cúng hồn lúa của người Dao 75
Độc đáo trên trang sức bằng bạc của người Dao 76